Tải bản đầy đủ (.pdf) (25 trang)

Khả năng thanh khoản của các ngân hàng thương mại việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (389.69 KB, 25 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Khả năng thanh khoản của các ngân hàng thương mại Việt Nam

Môn: Phương pháp định lượng trên thị trường tài (BAN506005).
Giáo viên phụ trách: Thầy Lê Văn Lâm.

THÀNH VIÊN:
Nguyễn Tấn Hoàng – 31171022309
Trần Minh Nhật Hằng – 31171022450
Hồng Trọng Bình - 31171020195

download by :


MỤC LỤC
I.

TÓM TẮT ĐỀ TÀI....................................................................................................2

II.

NỘI DUNG................................................................................................................2
1.

2.

3.

4.


Giới thiệu đề tài....................................................................................................2
1.1.

Lý do chọn đề tài............................................................................................2

1.2.

Mục tiêu nghiên cứu.......................................................................................3

1.3.

Tóm tắt sơ bộ về kết quả................................................................................3

1.4.

Đóng góp của của nghiên cứu........................................................................4

Lược khảo nguyên cứu.........................................................................................4
2.1.

Những nghiên cứu ở một số nước trên thế giới..............................................4

2.2.

Những nghiên cứu tại Việt Nam....................................................................6

Phương pháp nguyên cứu.....................................................................................7
3.1.

Mô tả dữ liệu..................................................................................................7


3.2.

Mô hình nguyên cứu......................................................................................8

3.3.

Phương pháp xử lý số liệu..............................................................................8

3.4.

Cách đo lường các biến độc lập.....................................................................8

3.5.

Phương pháp ước lượng và các kiểm định...................................................11

Kết quả ngun cứu............................................................................................11
4.1.

Thống kê mơ tả............................................................................................11

4.2.

Phân tích tương quan....................................................................................12

4.3.

Kiểm định hiện tượng đa cộng tuyến...........................................................13


4.4.

Kiểm định phương sai đồng nhất.................................................................14

4.5.

Phân tích kết quả hồi quy.............................................................................15

5.

Kết luận..............................................................................................................17

6.

Hạn chế của nguyên cứu.....................................................................................18

PHỤ LỤC........................................................................................................................ 18

download by :


I.

TĨM TẮT ĐỀ TÀI

Trong thời kì kinh tế suy thối và có nhiều biến động như hiện nay, thế mạnh của một
ngân hàng khơng chỉ dựa trên tài sản chính mà cịn phải dựa trên khả năng thanh khoản
của mình. Điều này làm cho các ngân hàng phải chú trọng hơn trong khâu thanh khoản,
nghiên cứu này tác giả xem xét khả năng thanh khoản của ngân hàng được đo lường qua:
tốc độ tăng trưởng kinh tế (GDP), quy mô ngân hàng (size), lợi nhuận trên vốn chủ sở

hữu (ROE), nợ xấu (NPL), tỷ lệ vốn (CAP), tỷ lệ dự phịng rủi ro tín dụng (r). Mẫu
nghiên cứu bao gồm 200 quan sát của 10 ngân hàng thương mại trên trang dữ liệu
cafef.vn của thị trường Việt Nam, trong giai đoạn 2013-2017. Kết quả nghiên cứu đã chỉ
ra rằng tỷ lệ vốn có ảnh hưởng cao nhất (hơn 88%) đến khả năng thanh khoản của ngân
hàng. Ngược lại, tỷ lệ dự phòng rủi ro tín dụng có quan hệ ngược biến làm giảm tính
thanh khoản của ngân hàng cao nhất khoảng 27%.
II.

NỘI DUNG

1. Giới thiệu đề tài
1.1.

Lý do chọn đề tài

Cuộc khủng hoảng kinh tế trên toàn thế giới đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển
kinh tế - xã hội của nhiều quốc gia. Để giảm thiểu rủi ro, đa số các ngân hàng thương mại
đã quan tâm đến vấn đề thanh khoản.
Cuộc khủng hoảng cũng cho thấy, những ngân hàng dựa nhiều vào thị trường tiền tệ ngắn
hạn tài trợ cho các tài sản hoạt động của họ có xu hướng gặp rủi ro thanh khoản rất lớn.
Rút kinh nghiệm từ cuộc khủng hoảng trên, đa số các ngân hàng thương mại (NHTM) đã
quan tâm đến vấn đề thanh khoản vì nó chính là vấn đề sống còn của các ngân hàng.
Ở Việt Nam, hơn 20 năm qua, từ khi thực hiện quá trình cải cách, hệ thống ngân hàng
Việt Nam đã có sự phát triển mới cả về số lượng và chất lượng, nhưng vấn đề rủi ro thanh
khoản vẫn chưa được quan tâm đúng mức. Vì vậy, việc nghiên cứu các yếu tố tác động
đến rủi ro thanh khoản tại các ngân hàng thương mại là rất cần thiết để góp phần nâng
cao cơng tác quản trị rủi ro nói riêng và đảm bảo sự sống còn của hệ thống ngân hàng

download by :



Việt Nam nói chung. Trong nhưng năm gần đây có rất nhiều nghiên cứu chọn đề tài này
ở trên thế giới (Nghiên cứu của Aspachs & cộng sự (2005)) cũng như ở Việt Nam
(nghiên cứu của Vũ Thị Hồng (2015)). Những nghiên cứu đó cũng đủ cho thấy tầm quan
trọng của khả năng thanh khoản đối với các ngân hàng là như thế nào. Vì vậy, câu hỏi
vẫn là khả năng thanh khoản của các ngân hàng tác động như thế nào đối với các ngân
hàng? Nghiên cứu này bao gồm 10 ngân hàng thương mại có vốn hóa cao hàng đầu trong
giai đoạn 2013 – 2017 ở Việt Nam.
Tác động của khả năng thanh khoản ảnh hưởng tới thành quả của các ngân hàng thương
mại tại Việt Nam. Với mong muốn kết quả của nghiên cứu này sẽ giúp cho các ngân hàng
thương mại kể cả các công ty phi tài chính tại Việt Nam nhận thấy đước khả năng thanh
khoản bị ảnh hưởng bởi những yếu tố nào và tại sao lại ảnh hưởng, để từ đó đưa ra những
chính sách và chiến lược phát triển phù hợp để năng cao hiệu quả hoạt động của công ty.
1.2.

Mục tiêu nghiên cứu

Mục tiêu nghiên cứu tổng hợp:
Bài nghiên cứu được thực hiện nhằm cung cấp bằng chứng thực nghiệm về khả năng
thanh khoản của các Ngân hàng thương mại ở Việt Nam.
Mục tiêu chi tiết:
Bài nghiên cứu được thực hiện nhằm cung cấp bằng chứng thực nghiệm về tác động của
khả năng thanh khoản của các Ngân hàng thương mại ở Việt Nam bằng cách trả lời các
câu hỏi sau:
Thứ nhất, các biến độc lập GDP, Size, ROE, r, NPL, CAP sẽ tác động như thế nào đến
khả năng thanh khoản của các ngân hàng thương mại?
Thứ hai, đo lường các biến phụ thuộc và các biến độc lập được đề cập trong bài nguyên
cứu.

download by :



1.3.

Tóm tắt sơ bộ về kết quả

- Bài nghiên cứu sử dụng dữ liệu bảng được thu thập từ Báo cáo tài chính hằng năm của
10 ngân hàng thương mại theo danh sách thống kê của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
cho đến hiện nay, giai đoạn từ năm 2013 đến năm 2017.
- Để phân tích kết quả hồi quy, tác giả tiến hành hồi quy mơ hình nghiên cứu bằng
Phương pháp ước lượng bình phương bé nhất – OLS cho kết quả:
+ ROE tỉ lệ thuận với khả năng thanh khoản là 0.1836
+ r tỉ lệ nghịch với khả năng thanh khoản là 0.27 (27%)
+ CAP tỉ lệ thuận với khả năng thanh khoản là 0. 8864948
+ GDP tỉ lệ nghịch với khả năng thanh khoản là 0.0179343
+ Size tỉ lệ thuận với khả năng thanh khoản là 0 .0212951
+ NPL tỉ lệ thuận với khả năng thanh khoản là 0.2266387
1.4.

Đóng góp của của nghiên cứu

Qua bài nghiên cứu tác giả mong muốn làm rõ tầm quan trọng của khả năng thanh khoản
đối với các ngân hàng thương mại và những yếu tố tác động lên nó, qua đó là gửi một
thông điệp tới các nhà quả trị của các ngân hàng cần chú trọng hơn nữa đến khả năng
thanh khoản của ngân hàng mình vì chúng là một trong những yếu tố thúc đẩy và mang
lại kết quả cho ngân hàng trong thời kì kinh tế có nhiều biến động như hiện nay. Chúng ta
đang ở trong khoảng thời gian mà nền kinh tế có nhiều thay đổi và các ngân hàng được
phân loại là một lĩnh vực chuyên sâu về kinh tế, họ chỉ có thể cải thiện kết quả của họ
dựa trên khả năng thanh khoản của họ.


download by :


2. Lược khảo nguyên cứu
2.1.

Những nghiên cứu ở một số nước trên thế giới

Thanh khoản ngân hàng đã trở thành một đề tài thú vị trong lĩnh vực ngân hàng và tài
chính sau cuộc khủng hoảng tài chính tồn cầu năm 2007 – 2008. Các học giả hàn lâm
trên thế giới cũng nhấn mạnh tầm ảnh hưởng của tính thanh khoản đối với các ngân hàng.
DeYoung & Jang (2016) tuyên bố rằng tiêu chuẩn Basel III tương đương với phân tích
Tirole (2011) về việc tính thanh khoản ngân hàng tập trung vào ba lĩnh vực chính.
Tạo sự thanh khoản và giám sát được ủy quyền là một trong những vai trị chính của các
ngân hàng được chỉ ra bởi lý thuyết trung gian tài chính (Berger & Bouwman, 2009;
Diamond,1984). Berger và Bouwman (2009); Diamond (1984); Holmstrom và Tirole
(1998) giải thích rằng ngân hàng cách cung cấp đủ tiền cho nhu cầu rút tiền của họ như
một cách để tạo tính thanh khoản. Ngoài ra, các ngân hàng chuyển đổi rủi ro bằng cách
mở rộng tiền gửi không rủi ro sang tài chính cho vay rủi ro trong khi kiếm được lợi nhuận
từ các chức năng chuyển rủi ro. Như vậy, vai trò thanh khoản của các ngân hàng yêu cầu
các ngân hàng duy trì một lượng thanh khoản hợp lý để thực hiện nghĩa vụ của họ kịp
thời. Các ngân hàng đảm bảo tạo thanh khoản nhanh chóng và nhất quán bằng cách
phòng ngừa chống lại sự thiếu hụt thanh khoản như duy trì tiền và các khoản tương
đương tiền.
Một nghiên cứu của Berger và Bouwman (2009) đã áp dụng mơ hình mà họ đã phát triển
trên mẫu của các ngân hàng Hoa Kỳ từ giai đoạn 1993-2003. Họ báo cáo rằng tính thanh
khoản của ngân hàng khơng ngừng tăng lên trong suốt thời gian nghiên cứu của họ. Họ
tiết lộ thêm rằng tính thanh khoản có liên quan đến quy mơ ngân hàng và nó liên quan
tích cực đến giá trị ngân hàng. Hỗ trợ phát hiện này, Delechat et al. (2012) đã sử dụng
mẫu 100 ngân hàng từ Trung ương Khu vực Mỹ và kết luận rằng tính thanh khoản ngân

hàng và tạo ra thanh khoản có liên quan đến quy mơ ngân hàng, vốn hóa và lợi nhuận.
Nghiên cứu gần đây của Bonner et al. (2015) sử dụng dữ liệu từ 30 quốc gia khác nhau và
tìm thấy rằng mối tương quan của bộ đệm thanh khoản ngân hàng (ví dụ: tài sản lưu động

download by :


- tiền gửi, tài sản lưu động - tổng tài sản) với các khoản nợ tiền gửi, tập trung thị trường
và quy mô ngân hàng yếu hơn ở các nước có quy định thanh khoản ngân hàng. Họ kết
luận rằng quy định thanh khoản đóng vai trị thay thế cho quản lý thanh khoản chủ động
của các ngân hàng. Cho thấy các quy định thanh khoản giúp các ngân hàng kiểm sốt,
chấp nhận rủi ro. Như vậy, nó sẽ giúp giảm thiểu hành vi chấp nhận rủi ro cao của các
ngân hàng, đặc biệt là quy định thanh khoản cung cấp một chuẩn mực mà một ngân hàng
nên duy trì ở bất kỳ giai đoạn cụ thể nào.
Ủng hộ quan điểm này, Bonner (2016) đã xem xét ảnh hưởng của bảo hiểm thanh khoản
theo quy định tỷ lệ trên 17 ngân hàng ở Hà Lan và kết luận rằng quy định thanh khoản có
tác dụng thực sự, khiến các ngân hàng tăng đầu tư vào trái phiếu chính phủ và giảm đầu
tư vào các khoản vay. Do đó, tiêu chuẩn thanh khoản tương đối kiểm soát các ngân hàng
chấp nhận rủi ro hành vi, tuy nhiên, mặt khác nó có thể có tác động tiêu cực đến lợi
nhuận của các ngân hàng, vì các khoản vay đã được xác định là nguồn thu chính của ngân
hàng. Ngồi ra, điều này có thể dẫn đến sự tập trung tài sản và cuối cùng khiến các ngân
hàng phải chịu rủi ro thanh khoản.
Mối quan hệ giữa tính thanh khoản của ngân hàng và hành vi chấp nhận rủi ro của họ đã
được giải thích rằng liên quan đến vấn đề cơ quan. Vấn đề cơ quan trong ngân hàng tồn
tại do chức năng giám sát của các ngân hàng gây ra xung đột giữa các nhà quản lý ngân
hàng, các chủ sở hữu ngân hàng và thông tin bất cân xứng. Andreou et al. (2016) đã
nghiên cứu thực nghiệm tác động của khả năng quản lý đối với ngân hàng tạo ra thanh
khoản và hành vi chấp nhận rủi ro. Phát hiện của họ đã cho thấy rằng khả năng quản lý
cao hơn của ngân hàng ngân hàng tạo ra nhiều thanh khoản và chấp nhận rủi ro nhiều
hơn. Khan và cộng sự. (2017) phát hiện ra rằng các ngân hàng có rủi ro thanh khoản tài

trợ thấp sẽ có nhiều rủi ro hơn.
2.2.

Những nghiên cứu tại Việt Nam

Bài nghiên cứu “Các yếu tố tác động đến tỷ lệ thanh khoản tại các ngân hàng thương mại
Việt Nam” của tác giả TS. Nguyễn Thị Mỹ Linh - Tạp chí Ngân hàng - Số 9.- Tr. 22 - 26.
2016 kiểm định sự tác động của các yếu tố đến tỷ lệ thanh khoản của 19 ngân hàng

download by :


thương mại Việt Nam trong giai đoạn 2007 – 2014, sử dụng phương pháp định lượng với
kỹ thuât phân tích hồi quy dữ liệu bảng. Kết quả nghiên cứu cho thấy rủi ro tín dụng ngân
hàng (LLP), khả năng sinh lợi ngân hàng (ROA), tỷ lệ vốn ngân hàng (CAP), lãi suất
biên (IRM), quy mô ngân hàng (SIZE) tác động ngược chiều đến tỷ lệ thanh khoản của
ngân hàng (LA).
Bài nghiên cứu của tác giả Nguyễn Hoàng Phong, Phan Thị Thu Hà “Các yếu tố tác động
đến thanh khoản ngân hàng – thực tiễn nghiên cứu tại Việt Nam” sử dụng cả phương
pháp dữ liệu bảng tĩnh và dữ liệu bảng động nhằm phân tích các yếu tố tác động đến
thanh khoản của 32 ngân hàng thương mại Việt Nam trong giai đoạn 2006 – 2015. Thanh
khoản ngân hàng được đo lường bằng tỷ lệ tài sản thanh khoản trên tổng tài sản và tỷ lệ
tài sản thanh khoản trên vốn huy động ngắn hạn. Các yếu tố tác động được chia thành các
nhóm gồm yếu tố bên trong ngân hàng, yếu tố kinh tế vĩ mô và yếu tố điều kiện thị
trường. Kết quả ước lượng cho thấy các tỷ lệ thanh khoản ngân hàng có mối tương quan
thuận với tỷ lệ vốn chủ sở hữu, mức độ tập trung thị trường, lãi suất liên ngân hàng, tăng
trưởng kinh tế và có mối tương quan nghịch với quy mơ ngân hàng, tỷ lệ dư nợ cho vay.
Bên cạnh đó, nghiên cứu còn phát hiện ra thấy tỷ lệ thanh khoản của ngân hàng cũng chịu
sự tác động của độ trễ thanh khoản kỳ trước.
Nghiên cứu “Các nhân tố tác động đến rủi ro thanh khoản của hệ thống ngân hàng thương

mại Việt Nam” do tác giả Trương Quang Thông - Phát triển kinh tế. - 2013. - Số 276.- Tr.
50 – 62 nhằm nhận diện những nguyên nhân của rủi ro thanh khoản đối với hệ thống
NHTM VN. Dữ liệu nghiên cứu được thu thập từ báo cáo thường niên của 27 NHTM VN
từ năm 2002 đến năm 2011. Rủi ro thanh khoản được sử dụng trong mơ hình là “Khe hờ
tài trợ” và các biến độc lập, tức các nhân tố tác động đến rủi ro thanh khoản, được chia
thành 2 nhóm: Nhóm các nhân tố bên trong, và nhóm các nhân tố bên ngồi ngân hàng.
Kết quả ước lượng các mơ hình cho thấy rủi ro thanh khoản ngân hàng không những phụ
thuộc vào các yếu tố bên trong hệ thống ngân hàng như quy mô tổng tài sản, dữ trự thanh
khoản, vay liên ngân hàng, và tỉ lệ vốn tự có trên nguồn vốn mà cịn chịu sự tác động của
các biến kinh tế vĩ mô, tức những yếu tố bên ngoài hệ thống.

download by :


3. Phương pháp nguyên cứu
3.1.

Mô tả dữ liệu

Dữ liệu được lấy từ báo cáo tài chính và báo cáo trên WB hoặc IMF của 10 ngân hàng
thương mại Việt Nam, bao gồm: Ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương Việt Nam
Vietcombank (VCB); Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam BIDV; Ngân hàng Nông
nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam Agribank; Ngân hàng Thương mại cổ phần
Công thương Việt Nam Vietinbank; Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu ACB; Ngân
hàng Thương mại cổ phần Sài Gòn – Hà Nội SHB; Ngân hàng Thương mại cổ phần Kỹ
Thương Việt Nam Techcombank; Ngân hàng thương mại Siam SCB; Ngân hàng Thương
mại cổ phần Hàng hải Việt Nam Maritime Bank và Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh
Vượng VP Bank.
Các dữ liệu theo từng quý trong năm trong khoảng thời gian từ 1/1/2013 đến 31/12/2017.
Các BCTC có thể lấy từ website: />Số liệu từ cơ sở dữ liệu của Ngân hàng Thế Giới (WB) và Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) hoặc

Tổng cục thống kê từ năm 2010 đến nay để phục vụ cho việc định lượng GDP và lạm
phát.
Trong số 10 ngân hàng trên thì có 8 ngân hàng là đầy đủ dữ liệu, 2 ngân hàng còn lại
thiếu dữ liệu, dữ liệu bất cân xứng. Cụ thể là ngân hàng SCB thiếu dữ liệu của các quý 2,
4 năm 2013; quý 2,4 năm 2014; quý 2, 4 năm 2015; quý 3,4 năm 2016; quý 1,4 năm
2017. Ngân hàng Maritime Bank thiếu dữ liệu của năm 2013; quý 1,3,4 năm 2014; năm
2015.
3.2.

Mơ hình ngun cứu

Khả năng thanh khoản = y = f (tỷ lệ vốn, quy mô ngân hàng, ROE, tốc độ tăng trưởng
kinh tế, tỉ lệ dự phòng rủi ro tín dụng, nợ xấu).
Trong đó: khả năng thanh khoản là biến phụ thuộc. Tỷ lệ vốn, quy mô ngân hàng, nợ xấu,
ROE, tốc độ tăng trưởng kinh tế, tỉ lệ dự phịng rủi ro tín dụng là các biến độc lập.

download by :


- Các dữ liệu thứ cấp bao gồm:
+ Tài sản thanh khoản
+ Tổng tài sản
+ Vốn chủ sở hữu
+ Tổng tài sản
+ Lợi nhuận sau thuế
+ Tốc độ tăng trưởng GDP
+ Giá trị trích lập dự phịng rủi ro tín dụng
+ Tổng cho vay
+ Tỷ lệ nợ xấu
+ Tổng dư nợ

3.3.

Phương pháp xử lý số liệu

Sử dụng phần mềm Microsoft Excel để nhập các dữ liệu thứ cấp và thực hiện tính tốn
trực tiếp.
Sử dụng phần mềm STATA để phân tích và kiểm định mơ hình hồi quy dữ liệu bảng.
3.4.

Cách đo lường các biến độc lập

a. Tỷ lệ vốn (CAP)
Tỷ lệ vốn của ngân hàng được đo lường bằng tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản ngân
hàng.
CAP được những cơ quan giám sát kiểm soát với mục đích bảo vệ lợi ích cho người gửi
tiền nhằm duy trì niềm tin của người dân đối với hệ thống ngân hàng. Ngân hàng có CAP
cao chứng tỏ đây là một ngân hàng có khả năng tài chính tốt trong các hoạt động huy
động, cho vay và đảm bảo vấn đề chi trả. Các hoạt động của ngân hàng đối mặt với rất
nhiều rủi ro và có thể dẫn đến phá sản bởi ảnh hưởng của các rủi ro này. Khi đó, một

download by :


ngân hàng có vốn chủ sở hữu lớn sẽ bù đắp vào các khoản thiệt hại mà rủi ro này gây
nên, giúp ngân hàng thốt khỏi khó khăn. Trong trường hợp ngân hàng mất khả năng chi
trả cho khách hàng thì phần vốn chủ sở hữu sẽ được sử dụng để thực hiện điều đó. Điều
đó chứng tỏ, CAP và khả năng thanh khoản có mối quan hệ cùng chiều với nhau. Tức là
khi tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản ngân hàng càng tăng thì khả năng thanh khoản
của ngân hàng càng tăng và ngược lại.
b. Quy mô ngân hàng (SIZE)

Quy mô ngân hàng được định lượng bằng lấy những logarit tự nhiên của tổng tài sản
ngân hàng.
Một trong các rủi ro mà ngân hàng phải đối mặt là rủi ro thanh khoản và đây là rủi rỏ lớn
nhất ngân hàng phải giải quyết trong ngắn hạn. Theo thực tế cho thấy, ngân hàng có quy
mơ vốn càng lớn, càng vững thì sẽ vượt qua các rủi ro thanh khoản tốt hơn các ngân hàng
khác. Ở biến này tồn tại hai quan điểm trái ngược nhau, một của Akhtar & c.s và Ahmed
& c.s, một của Abdullah & Khan. Tuy nhiên, đối với thực trạng Việt Nam ta sẽ theo quan
điểm của Abdullah & Khan, nghĩa là ngân hàng có quy mơ ngân hàng càng lớn thì khả
năng thanh khoản càng cao và ngược lại.
c. Khả năng sinh lợi của ngân hàng (ROE)
ROE được tính bằng cách lấy lợi nhuận sau thuế / vốn chủ sở hữu. Tỷ số ROE cao chứng
tỏ ngân hàng này đang sử dụng tài sản một cách hiệu quả và ổn định, việc này giúp cho
ngân hàng có thể điều hành tốt các hoạt động kinh doanh từ đó kiểm sốt được các rủi ro
của ngân hàng trong đó có cả rủi ro thanh khoản. Điều đó chứng tỏ, tỷ số ROE càng cao
thì thanh khoản của ngân hàng càng tốt.
d. Tốc độ tăng trưởng kinh tế (GDP)
Trong trường hợp này được đo lường bằng tốc độ tăng trưởng của GDP.
Biến này được xem xét cụ thể trong nền kinh tế. Khi nền kinh tế gặp khủng hoảng hay
suy thoái, các ngân hàng sẽ có xu hướng giữ nhiều tài sản thanh khoản vì hoạt động cho
vay sẽ gặp nhiều rủi ro lớn. Còn trong một nền kinh tế tăng trưởng tốt, ngân hàng sẽ sử

download by :


dụng nhiều hơn tài sản thanh khoản để cho vay vì hoạt động huy động sẽ gặp khó bởi các
nhà đầu tư có xu hướng đầu tư vào các hoạt động khác có suất sinh lợi cao hơn. Với các
kết quả trên, ta có thể thấy, tốc độ tăng trưởng kinh tế có mối quan hệ ngược chiều với
khả năng thanh khoản của ngân hàng.
e. Tỷ lệ dự phòng rủi ro tín dụng
Dự phịng rủi ro tín dụng là giá trị được trích lập để dự phịng những tổn thất do khách

hàng không thực hiện nghĩa vụ trả nợ theo cam kết. Được tính bằng giá trị trích lập dự
phịng rủi ro tín dụng/tổng cho vay.
Ngân hàng trích lập dự phịng rủi ro tín dụng nhằm phản ánh đúng thực chất của chất
lượng tài sản (giá trị còn lại của tài sản trên bảng cân đối kế toán). Trong nghiên cứu của
Chung-Hua Shen et al, (2009) dự phòng rủi ro tín dụng trên tổng dư nợ được sử dụng để
kiểm định tác động của chúng đến rủi ro tín dụng của ngân hàng và rủi ro tín dụng đến
lượt nó sẽ tác động đến lợi nhuận và thanh khoản ngân hàng.
f. Nợ xấu (NPL)
Được tính bằng bằng tỷ lệ nợ xấu trên tổng nợ
Nợ xấu là một yếu tố ảnh hưởng đáng kể tới khả năng thanh khoản của ngân hàng. Việc
ngân hàng phải gánh các khoản nợ xấu sẽ làm thiếu chi phí để duy trì các hoạt động khác
của ngân hàng. Cho nên khi nhiều khoản vay trong tổng tài sản ngân hàng chuyển thành
nợ xấu sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến khả năng thanh khoản của ngân hàng và hơn thế
nữa sẽ làm giảm lợi nhuận của ngân hàng. Vậy nợ xấu có tác động tiêu cực hay ngược
chiều với khả năng thanh khoản của ngân hàng.
Bảng 3.1: Giải thích và đo lường các biến độc lập
ST



T

hiệu

1

CAP

Tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản ngân hàng


BCTC

2

Size

Logarit của tổng tài sản

BCTC

Giải thích hoặc cơng thức đo lường các biến

download by :

Nguồn số liệu
để tính


3

ROE

Lợi nhuận sau thuế/tổng vốn chủ sở hữu

4

GDP

Đo lường bằng tốc độ tăng trưởng của GDP


5

R

Giá trị trích lập dự phịng rủi ro tín dụng/tổng cho vay

6

NPL

3.5.

Tỷ lệ nợ xấu/ tổng dư nợ

BCTC
Báo cáo trên
WB hoặc IMF
BCTC
BCTC

Phương pháp ước lượng và các kiểm định

Bài nguyên cứu sử dụng dữ liệu bảng để trình bày các số liệu của các biến được đề cập
trong bài làm. Việc sử dụng dữ liệu bảng sẽ thể hiện được sự tác động của các yếu tố lên
tỷ lệ thanh khoản của các ngân hàng thương mại Việt Nam một cách chính xác nhất với
độ biến thiên cao, thơng tin chính xác và độ tin cậy tốt hơn.
Để phân tích kết quả hồi quy đa biến của mơ hình, nhóm đã sử dụng phương pháp ước
lượng bình phương bé nhất OLS (phương pháp phổ biến nhất hiện tại). Q trình phân
tích dữ liệu và hồi quy của mơ hình nghiên cứu được thực hiện trên nền tảng của phần
mền stata 13.0 theo các bước sau:

Bước một, nhóm tiến hành chạy lệnh summarize để thực hiện thống kê mô tả nhằm xác
định độ lệch chuẩn (Std. Dev), giá trị lớn nhất (Max), giá trị nhỏ nhất (Min) và giá trị
trung bình (Mean) của các biến sử dụng trong mơ hình ngun cứu.
Bước hai, nhóm cho chạy ma trận hệ số tương quan bằng hàm corr để xem xét sự tác
động giữa các biến độc lập với nhau, đồng thời xem xét giữa các biến độc lập các xảy ra
trường hợp đa cộng tuyến khi chạy mô hình hay khơng.
Bước ba, nhóm cho chạy mơ hình hồi quy tuyến tính bằng phương pháp OLS bởi câu
lệnh regress trong phần mềm stata nhằm xác định kết quả để giải thích các yếu tố tác
động đến tỷ lệ thanh khoản của các ngân hàng thương mại Việt Nam.

download by :


Bước bốn, nhóm cịn thực hiện một vài chẩn đón với đa cộng tuyến bằng hệ số phóng đại
phương sai (vif) và kiểm định phương sai đồng nhất bằng White test (bằng câu lệnh estat
imtest, white). Ngoài ra, để khắc phục heteroskedasticity nhóm cịn sử dụng sai số tiêu
chuẩn vững (robust standard errors).
4. Kết quả nguyên cứu
Trong phần này, nhóm sẽ lần lượt trình bày kết quả thu được từ các bước đã nêu trên.
4.1.

Thống kê mô tả

Thống kê mô tả là một trong các bước cơ bản để phân tích dữ liệu. Bước này giúp người
đọc có một cái nhìn tổng quan nhất về các biến mà mơ hình đề cập đến. Những thông tin
được cung cấp trong phần này là tên các biến phân tích, số quan sát của từng biến, giá trị
lớn nhất, giá trị nhỏ nhất, giá trị trung bình, độ lệch chuẩn. Bảng 4.1 mơ tả chi tiết các đặc
tính cơ bản của các biến trong mơ hình:
Bảng 4.1 Thống kê mơ tả các biến trong mơ hình ngun cứu.
Biến


Số quan sát

Liquid

Độ

lệch Giá trị trung Giá trị nhỏ Giá trị lớn

chuẩn

bình

nhất

nhất

200

0.1679793

0.1681763

0

0.7500203

GDP

200


0.8236053

6.114

4,76

7.65

Size

200

0.6778721

14.24893

12,21502

15.07978

Roe

200

0.1105586

0.092604

-0.3596482


0.4826594

r

200

0.1115295

0.0448112

0

0.7585576

NPL

200

0.0290351

0.0182332

0

0.3667459

Cap

200


0.2308015

0.1410707

0

0.9964937

Nguồn: kết quả tổng hợp từ phần mền stata 13.0
Nhìn vào bảng 4.1, ta thấy giá trị trung bình của biến liquid (tỷ lệ thanh khoản) rất thấp.
Điều này chứng tỏ trong giai đoạn 2017-2019, các ngân hàng thương mại Việt Nam có xu

download by :


hướng ít nắm giữ các tài sản có tính thanh khoản, hiểu một cách rõ ràng hơn thì tính
thanh khoản của các ngân hàng thương mại Việt Nam chưa thực sự cao. Điều này cũng
dễ hiểu, vì hiện tại hệ thống các ngân hàng thương mại Việt Nam đang trong quá trình
hội nhập và cạnh tranh cho nên sẽ chú trọng đến hoạt động cấp tín dụng. Cho nên các
ngân hàng thường tập trung cấp tính dụng hơn là nắm giữ các tài sản thanh khoản. Và
cũng chứng minh hoạt động cấp tín dụng vẫn là hoạt động mang lại nguồn thu số một cho
ngân hàng.
4.2.

Phân tích tương quan

Kết quả từ ma trận tương quan giữa các biến sẽ cho chúng ta thấy được mối quan hệ giữa
các biến với nhau đồng thời xem xét vấn đề đa cộng tuyến có xảy ra hay khơng. Cụ thể,
ma trận tương quan được thể hiện như sau:

Bảng 4.2 Ma trận tương quan
Liquid

GDP

Size

ROE

R

NPL

CAP

Liquid 1.0000
GDP

-0.0248

1.0000

Size

-0.7681

0.0764

1.0000


ROE

-0.5093

0.0689

0.6307

1.0000

r

0.7384

0.0515

-0.7711

-0.5714

1.0000

NPL

-0.1071

-0.1234

0.1597


0.1983

-0.1617

1.0000

CAP

0.8933

0.0513

-0.8784

-0.6485

0.8754

-0.1840

1.0000

Nguồn: kết quả từ phân tích của phần mềm stata.

download by :


4.3.

Kiểm định hiện tượng đa cộng tuyến


Mục đích của bước này để kiểm tra xem hiện tượng đa cộng tuyến có xảy ra trong mơ
hình ngun cứu của nhóm hay khơng. Nhóm sử dụng ước lượng nhân tử phóng đại
phương sai (VIF) để kiểm định. Cụ thể như sau:
Giả thuyết kiểm định:
Ho: Không tồn tại hiện tượng đa cộng tuyến trong mơ hình ngun cứu.
H1: Có tồn tại hiện tượng đa cộng tuyến trong mơ hình ngun cứu.
Chi tiết: nếu Vif của một biến độc lập lớn hơn 10, ta sẽ bác bỏ giả thuyết Ho, nghĩa là
hiện tượng đa cộng tuyến có xảy ra trong mơ hình ngun cứu với một hoặc nhiều biến
độc lập tùy theo kết quả và ngược lại với trường hợp nhỏ hơn 10. Kết quả thu được từ
phân tích của phần mềm stata như sau:
Bảng 4.3 Kết quả kiểm định hiện tượng đa cộng tuyến
Biến

VIF

CAP

8.21

R

4.78

Size

4.28

ROE


1.82

GDP

1.10

NPL

1.07

Mean VIF

3.54
Nguồn: kết quả từ phân tích của phần mềm stata 13.0.

Bảng 4.3 trình bày kết quả VIF với số liệu lấy được từ phân tích của phần mềm stata
13.0. Ta thấy khơng có vif của biến độc lập nào vượt quá 10 nên ta kết luận giả thuyết Ho

download by :


được chấp nhận điều này đồng nghĩa trong mơ hình nguyên cứu không xảy ra hiện tượng
đa cộng tuyến.
4.4.

Kiểm định phương sai đồng nhất

Phương sai không đồng nhất hay phương sai thay đổi khơng làm mất đi tính nhất qn và
tính chất khơng chênh lệch của ước lượng OLS. Nhưng các ước lượng này khơng cịn
phương sai nhỏ nhất hay là ước lượng hiệu quả nhất và từ đó dễ đưa ra các kết luận sai

lầm cho các kiểm định vì các phương sai khơng được tính từ các cơng thức OLS thơng
thường. Ở đây, nhóm sử dụng hàm “estat imtest, white” trong phần mềm stata 13.0 để
kiểm định, cụ thể:
Giả thuyết kiểm định:
Ho: Có xảy ra phương sai đồng nhất.
H1: Không xảy ra phương sai đồng nhất
Chi tiết: Nếu p-value nhỏ hơn mức ý nghĩa 5% thì giải thuyết Ho sẽ bị bác bỏ, giả thuyết
H1 được chấp nhận đồng nghĩa với phương sai khơng đồng nhất hay có xảy ra hiện tượng
phương sai thay đổi trong mơ hình nguyên cứu và ngược lại. Kết quả thu được từ phân
tích của phần mềm của stata như sau:
Bảng 4.4 Kết quả kiểm định phương sai đồng nhất
Chi2 (27)

125.59

Prob > chi2

0.0000

Nguồn: kết quả từ phân tích của phần mềm stata 13.0.
Từ bảng 4.4, ta thấy p-value (Prob > chi2) = 0.0000 < 0.05, vậy ta bác bỏ giả thuyết Ho.
Từ đó, ta kết luận trong mơ hình ngun cứu khơng xảy ra hiện tượng phương sai đồng
nhất hay mơ hình có hiện tượng phương sai thay đổi.
Để khắc phục hiện tượng phương sai khơng đồng nhất (heteroskedasticity), nhóm đã sử
dụng sai số tiêu chuẩn vững (robust standard errors).

download by :


4.5.


Phân tích kết quả hồi quy

 Mơ hình cơ sở
Nhóm tiến hành phân tích hồi quy để trả lời cho câu hỏi “các yếu tố ảnh hưởng tới khả
năng thanh khoản của ngân hàng là gì?” (các yếu tố bao gồm: tỷ lệ vốn, quy mô ngân
hàng, khả năng sinh lợi của ngân hàng, tốc độ tăng trưởng kinh tế, tỷ lệ dự phịng rủi ro
tín dụng, nợ xấu). Mơ hình có dạng như sau:
Liquidi,t = α0 + β1CAPi,t + β2SIZEi,t + β3ROEi,t + β4GDPi,t + β5ri,t + β6NPLi,t
 Kết quả từ phần mền stata 13.0
Bảng 4.5 Kết quả hồi quy mơ hình
Biến
CAP

OLS

Kỳ vọng

Liquid
0.8864948***

+

(0.000)
SIZE

0.0212951*

+


(0.304)
ROE

0.1836245**

+

(0.01)
GDP

-0.0179343***

-

(0.009)
r

-0.273757*

-

(0.101)
NPL

0.2266387*

-

(0.226)


download by :


Nguồn: kết quả từ phân tích của phần mềm stata 13.0.
Trong đó: biến phụ thuộc – Liquid (khả năng thanh khoản); biến độc lập bao gồm CAP
(tỷ lệ vốn), Size (quy mô ngân hàng), ROE (khả năng sinh lợi của ngân hàng), GDP (tốc
độ tăng trưởng kinh tế), r (tỷ lệ dự phịng rủi ro tín dụng), NPL (nợ xấu).
Ngồi ra, Các bậc tự do (***), (**), (*) lần lượt tương đương với các mức ý nghĩa 1%,
5%, 10%; giá trị p-value được trình bày trong dấu ngoặc đơn.
Vốn an toàn của các ngân hàng thương mại được thể hiện bởi biến độc lập CAP. Từ
việc tham khảo các nguyên cứu trước, nhóm kỳ vọng CAP sẽ tác động cùng chiều lên khả
năng thanh khoản của ngân hàng thương mại. Theo kết quả hồi quy của phương pháp
OLS, ở mức ý nghĩa 1%, ta chấp nhận biến CAP có tác động lên khả năng thanh khoản
của ngân hàng (p-value = 0.000 < 1%), và với hệ số hồi quy dương (0.8864948), tác động
của CAP lên Liquid là tác động cùng chiều, khi vốn an toàn (tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên
tổng tài sản) ngân hàng càng tăng thì khả năng thanh khoản của ngân hàng càng tăng và
ngược lại. Kết luận này phù hợp với kỳ vọng ban đầu của nhóm đã đưa ra với biến CAP.
Quy mơ ngân hàng (Size) được nhóm kỳ vọng sẽ có tác động cùng chiều với khả năng
thanh khoản theo quan điểm của Abdullah & Khan. Theo kết quả từ phương pháp OLS
thì trong giai đoạn 2013 – 2017, quy mô ngân hàng không ảnh hưởng đến khả năng thanh
khoản của ngân hàng thương mại, p-value = 0.304 lớn hơn mọi mức ý nghĩa mà ta xét.
Lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE) cao chứng tỏ ngân hàng này đang sử dụng tài sản
một cách hiệu quả và ổn định, việc này giúp cho ngân hàng có thể điều hành tốt các hoạt
động kinh doanh từ đó kiểm sốt được các rủi ro của ngân hàng trong đó có cả rủi ro
thanh khoản. Điều đó chứng tỏ, tỷ số ROE càng cao thì thanh khoản của ngân hàng càng
tốt và kết quả (p-value = 0.01) thu được với mức ý nghĩa 5% phù hợp với kỳ vọng này.
Bên cạnh những yếu tố nội tại thì các yếu tố vĩ mơ cũng tác động đến kể đến khả năng
thanh khoản của các ngân hàng thương mại Việt Nam và yếu tố được nguyên cứu trong
mơ hình này là tốc độ tăng trưởng kinh tế được thể hiện bởi biến độc lập GDP. Kỳ vọng
ban đầu cho biến này là có sự tác động ngược chiều lên khả năng thanh khoản của ngân


download by :


hàng. Và từ kết quả hồi quy mơ hình với mức ý nghĩa 1% thì kỳ vọng ban đầu của nhóm
hồn tồn đúng, p-value = 0.009 < 1%. Theo kết quả, hệ số hồi quy của GDP là 0.0179343, hiểu một cách cụ thể thì khi chỉ số GDP tăng lên 1 đơn vị thì khả năng thanh
khoản của ngân hàng thương mại giảm 0.0179343 đơn vị.
Cũng giống như biến Size, thì hai biến r và NPL đại diện cho tỷ lệ dự phịng rủi ro tín
dụng và nợ xấu trong giai đoạn 2013 – 2017 cũng không tác động đến khả năng thanh
khoản của ngân hàng thương mại. Cụ thể, p-value của hai biến lần lượt là 0.101 và 0.226
đều không được chấp nhận với mọi mức ý nghĩa.
Vậy, mơ hình được viết như sau:
Liquid = -0.16 + 0.89CAP + 0.18ROE - 0.018GDP
(0.084)

(0.07)

(0.007)

5. Kết luận
Từ các kết quả phân tích ở trên, tác giả đưa ra những kết luận của bài nghiên cứu và
những khuyến nghị cho các ngân hàng thương mại tại Việt nam có những chính sách phù
hợp để nâng cao khả năng thanh khoản của mình.
Bài nghiên cứu sử dụng dữ liệu bảng cân bằng được lấy từ Báo cáo tài chính và Báo cáo
thường niên của 10 ngân hàng thương mại trên thị trường Việt Nam trong giai đoạn 2013
– 2017 để nghiên cứu tác động của khả năng thanh khoản tới kết quả kinh doanh của
ngân hàng. Kết quả nghiên cứu cho thấy:
- Thứ nhất, các ngân hàng thương mại Việt Nam chú trọng vào GDP, ROE, CAP nhiều
để có khả năng thanh khoản tốt hơn.
- Tỷ lệ vốn (CAP) có ảnh hương lớn nhất đến khả năng thanh khoảng của ngân hàng (hơn

88%) điều này cho thấy ngân hàng nào có tỷ lệ vốn càng lớn thì khả năng thanh khoản
càng cao.
 Khuyến nghị

download by :


Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng các ngân hàng thương mại Việt Nam đang dần chú trọng
vào khả năng thanh khoản. Kết quả thực nghiệm này chỉ ra rằng các nhà quản trị ngân
hàng nên đầu tư và chú trọng vào khả năng thanh khoản vì nó có vai trò quan trọng mang
lại kết quả kinh doanh cho ngân hàng và còn là một yếu tố quyết định sự sinh tờn của
ngân hàng.
Vì vậy, việc chú trọng vào khả năng thanh khoản sẽ giúp gia tăng tốc độ phát triển của
doanh nghiệp theo hương bền vững phù hợp với xu hướng công nghệ 4.0.
Tại Việt Nam, thị trường Việt Nam hiện đang phát triển và đang tiền ẩn rất nhiều rủi ro.
Vì vậy các ngân hàng nên chú trọng vào sự an toàn trong kinh doanh thay vì chạy đua
theo lợi nhuận. Có nhiều ngân hàng vì ham lợi nhuận mà phải phá sản, đó là những bài
học quý báu để các ngân hàng hay tổ chức kinh doanh làm gương nên chú trọng vào uy
tin chất lượng thay vì lợi nhuận. Nên cho vay thích hợp, đúng đối tượng để giảm dự
phòng rủi ro, nợ xấu từ đó gia tăng khả năng thanh khoản của ngân hàng giúp ngân hàng
tồn tại và phát triển bền vững.
6. Hạn chế của nguyên cứu
Trong quá trình thu thập dữ liệu, phân tích cũng như viết bài, nhóm đã mắc phải một số
hạn chế mang tính đặc thù như sau:
Thứ nhất, đề tài nguyên cứu của nhóm liên quan đến các ngân hàng thương mại ở Việt
Nam nên việc lấy số liệu để tính tốn gặp khó khăn. Có một vài ngân hàng không công
khai đầy đủ số liệu của các hoạt động trong ngân hàng như Agribank, Maritime bank…
dẫn đến việc thu thập dữ liệu không đầy đủ ảnh hưởng một phần đến mức độ chính xác
của kết quả phân tích.
Thứ hai, bài ngun cứu của nhóm cịn tồn tại một số hạn chế bắt nguồn từ các sai số đo

lường nên kết quả thu được chỉ mang tính tương đối. Việc chọn khoản thời gian nguyên
cứu khác nhau đã làm cho kết quả bài ngun cứu của nhóm khơng đồng nhất với các bài
nguyên cứu cùng đề tài khác cho nên nhóm ít có sự so sánh giữa các bài nguyên cứu với
nhau.

download by :


 Định hướng:
Bài nguyên cứu còn tồn tại nhiều hạn chế tuy nhiên nhóm sẽ tìm thêm những dữ liệu bị
thiếu từ nhiều nguồn tin cậy khác nhau và mở rộng cỡ mẫu để hoàn thành bảng dữ liệu
một cách đầy đủ nhất, đồng thời tìm hiểu thêm các phương pháp khác ngồi phương pháp
OLS để phân tích ra một kết quả tiệm cận với thực tế nhất.
PHỤ LỤC
Kết quả thống kê mô tả:

Nguồn: Kết quả từ phần mềm stata 13.0.
Kết quả ma trận tương quan:

Nguồn: Kết quả từ phần mềm stata 13.0.

download by :


Kết quả hồi quy theo phương pháp OLS:

Nguồn: Kết quả từ phần mềm stata 13.0.
Kết quả kiểm định hiện tượng đa cộng tuyến:

Nguồn: Kết quả từ phần mềm stata 13.0.


download by :


Kết quả kiểm định phương sai đồng nhất:

Nguồn: Kết quả từ phần mềm stata 13.0.
Kết quả hồi quy của mô hình khi dùng sai số tiêu chuẩn vững:

download by :


Nguồn: Kết quả từ phần mềm stata 13.0.
NHẬN XÉT:
-

Có nỗ lực trong thu thập dữ liệu.

-

Hiểu và xử lý được các kiểm định bằng Stata.

-

Phần viết tương đối ổn nhưng cịn một vài lỗi trình bày
khơng đáng có.

ĐIỂM: 8 + 1 = 9

download by :



×