Tải bản đầy đủ (.pdf) (14 trang)

tiểu luận nguồn lao động việt nam trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4 0 – thực trạng và giải pháp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (405.92 KB, 14 trang )

HỌC VIỆN TÀI CHÍNH

Họ và tên: Đỗ Thị Ngọc Mai

Mã sinh viên: 2073403010888

Khóa /Lớp: (tín chỉ) CQ58/21.07LT2

(Niên chế): CQ58/21.11

STT: 10

ID phịng thi: 5810583214

Ngày thi: 01/10/2021

Giờ thi: 15h15

BÀI THI MƠN: KINH TẾ PHÁT TRIỂN
Hình thức thi: Tiểu luận
Mã đề thi: 10/2021

Thời gian thi: 3 ngày
ĐỀ TÀI

Nguồn lao động Việt Nam trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0
– Thực trạng và giải pháp?

download by :



10 – 58.21.07LT2 – Đỗ Thị Ngọc Mai

MỤC LỤC
NỘI DUNG CHÍNH…………………………………………………………………..1
CHƯƠNG I: LÝ LUẬN CHUNG VỀ NGUỒN LAO ĐỘNG VÀ CUỘC CÁC
MẠNG CÔNG NGHỆ 4.0…………………………………………………………….1
1. Lý luận chung về nguồn lao động…………………………………………………...1
1.1. Khái niệm nguồn lao động………………………………………………………...1
1.2. Nhân tố ảnh hưởng đến nguồn lao động…………………………………………...1
1.3. Vai trò nguồn lao động đối với phát triển kinh tế…………………………………2
2. Tổng quan về cuộc cách mạng công nghệ 4.0……………………………………….2
2.1. Định nghĩa…………………………………………………………………………2
2.2. Đặc trưng…………………………………………………………………………..2
3. Tác động của cách mạng công nghệ 4.0 đến nguồn lao động……………………….3
CHƯƠNG II: PHÂN TÍCH, ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG NGUỒN LAO ĐỘNG
Ở VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH CÁCH MẠNG CÔNG NGHỆ 4.0…………..3
1. Thực trạng nguồn lao động ở Việt Nam trong bối cảnh cách mạng cơng nghệ
4.0………………………………………………………………………………………3
.1.1. Tổng quan về tình hình nguồn lao động ở Việt Nam……………………………..3
1.2. Phân tích thực trạng nguồn lao động ở Việt Nam trong bối cảnh cách mạng công
nghệ 4.0………………………………………………………………………………...6
2. Đánh giá thực trạng nguồn lao động ở Việt Nam trong bối cảnh cách mạng công
nghệ 4.0………………………………………………………………………………...7
2.1. Cơ hội……………………………………………………………………………...7
2.2. Những hạn chế và thách thức……………………………………………………...8
CHƯƠNG III: GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG NGUỒN LAO ĐỘNG
Ở VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH CÁCH MẠNG CÔNG NGHỆ 4.0…………..8

download by :



10 – 58.21.07LT2 – Đỗ Thị Ngọc Mai

1. Định hướng trong việc nâng cao chất lượng nguồn lao động ở Việt Nam trong bối
cảnh cách mạng công nghệ 4.0…………………………………………………………8
2. Đề xuất một số giải pháp…………………………………………………………….9
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO…………………………………………...11

download by :


10 – 58.21.07LT2 – Đỗ Thị Ngọc Mai

NỘI DUNG CHÍNH
CHƯƠNG I: LÝ LUẬN CHUNG VỀ NGUỒN LAO ĐỘNG VÀ CUỘC CÁC
MẠNG CÔNG NGHỆ 4.0
1. Lý luận chung về nguồn lao động
1.1. Khái niệm nguồn lao động: Nguông lao động là một bộ phận của dân số
trong độ tuổi quy định, thực tế có tham gia lao động và những người khơng có việc
làm, đang tích cực tìm kiếm việc làm.
Theo Bộ luật Lao động của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2014) độ
tuổi lao động được quy định đối với nữ là 15-55 tuổi, đối với nam từ 15-60 tuổi.
Trong thống kê Việt Nam hiện nay có khái niệm: Lao động trong độ tuổi và lao
động ngoài độ tuổi. Sử dụng lao động dưới độ tuổi lao động cần tuân thủ quy định của
pháp luật.
Nguồn lao động được xét trên hai khía cạnh: Số lượng lao động bao gồm số
người và thời gian làm việc; chất lượng lao động bao gồm sức khỏe, chuyên môn và
tác phong làm việc giúp đánh giá khả năng lao động có hiệu quả của người lao động.
Khái niệm trên đây mới phản ánh về mặt lượng chưa nói lên mặt chất lượng lao
động. Chất lượng lao động của nguồn lao động được đánh giá thông qua các yếu tố

làm cho lao động hiệu quả hơn.
1.2. Nhân tố ảnh hưởng đến nguồn lao động
Các nhân tố ảnh hưởng đến số lượng của nguồn lao động: Sự biến động dân số
(bao gồm biến động dân số tự nhiên và biến động dân số cơ học), quy định của Nhà
nước về độ tuổi lao động, tỷ lệ tham gia lao động (điều này phụ thuộc vào tập quán,
truyền thống, trình độ phát triển của mỗi quốc gia).
Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng của nguồn lao động bao gồm: Giáo dục –
đào tạo và việc cải thiện chất lượng giáo dục – đào tạo; vấn đề ni dưỡng, chăm sóc
sức khỏe, mơi trường sống; các chính sách sử dụng lao động; yêu cầu của xã hội đối
với lao động…
1.3. Vai trò của nguồn lao động đối với phát triển kinh tế
1

download by :


10 – 58.21.07LT2 – Đỗ Thị Ngọc Mai

Nguồn lao động có vai trị hai mặt:
Một mặt, nguồn lao động là nhân tố đầu vào không thể thiếu được của bất kỳ quá
trình kinh tế, xã hội nào. Đây là nhân tố quyết định việc tổ chức và sử dụng có hiệu
quả các nguồn lực khác của nền kinh tế.
Mặt khác, với tư cách là một bộ phận của dân số, nguồn lao động lại chính là yếu
tố tham gia tiêu dùng các sản phẩm và dịch vụ do chính con người sản xuất ra, thơng
qua đó trở thành nhân tố “tạo cầu” của nên kinh tế phát triển.
2. Tổng quan về cuộc cách mạng công nghệ 4.0
2.1. Định nghĩa: Cách mạng công nghệ 4.0 là thời đại của kết nối sản xuất một
cách thơng minh, nơi mà máy móc và các sản phẩm có thể tương tác với nhau tự động
mà khơng cần có sự vận hành của bàn tay con người.
Cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 là sự kết hợp của công nghệ trong các lĩnh vực

vật lý, số hóa và sinh học, vốn tạo ra những khả năng hồn tồn mới và có tác động
sâu sắc đối với các hệ thống chính trị, xã hội, kinh tế của thế giới.
2.2. Đặc trưng
Trong cách mạng 4.0, các nhà máy thông minh sẽ xuất hiện ngày càng nhiều.
Những nhà máy này sẽ được trang bị những bộ cảm biến và các hệ thống tự động, nơi
mà toàn bộ việc sản xuất các sản phẩm sẽ được số hoá và tự động hoá. Việc sản xuất
như thế nào, sản xuất bao nhiêu, phân phối đến ai đều sẽ được tính tốn tự động.
Các công nghệ số đang phát triển mạnh gần đây cùng với việc ứng dụng các công
nghệ hiện đại như điện tốn đám mây, trí tuệ nhân tạo, dữ liệu lớn, Internet kết nối vạn
vật (IoT), công nghệ in 3D, công nghệ nano, công nghệ sinh học... Đặc biệt, sự ra đời
và sử dụng ngày càng nhiều các thiết bị thơng minh mà điển hình là điện thoại thơng
minh và mạng xã hội khiến việc thu thập dữ liệu trở nên dễ dàng hơn bao giờ hết.
Thêm vào đó, sự phát triển của trí tuệ nhân tạo khiến máy tính giờ đây khơng chỉ có
khả năng tính tốn mà cịn có cả trí thơng minh như con người. Do vậy, q trình tính
tốn và phân tích dữ liệu hồn tồn có thể được thực hiện bằng máy tính một cách tự
động mà vẫn đảm bảo chính xác.
3. Tác động của cách mạng công nghệ 4.0 đến nguồn lao động
2

download by :


10 – 58.21.07LT2 – Đỗ Thị Ngọc Mai

Cách mạng công nghệ 4.0 dẫn đến thay đổi phương thức sản xuất, phương thức
phân phối, trao đổi, tiêu dùng dẫn đến thay đổi cơ câu tổ chức của xã hội cũng như quy
mơ, tính chất, cơ cấu của nguồn lao động… Phần lớn cơng việc sẽ được tự động hóa,
nguồ lao động sẽ dịch chuyển sang xu hướng kỹ thuật cao.
Trong cuộc Cách mạng công nghệ 4.0, lao động giá rẻ không còn là lợi thế cạnh
tranh của các quốc gia trên thế giới. Hàng loạt nghề cũ mất đi, thị trường lao động

quốc tế sẽ phân hóa giữa nhóm lao động có kỹ năng thấp và nhóm lao động có kỹ năng
cao. Đồng thời, làm giảm nhu cầu sử dụng lao động có kỹ năng thấp và nhu cầu về lao
động có trình độ và kỹ năng cao là một u cầu tất yếu
CHƯƠNG II: PHÂN TÍCH, ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG NGUỒN LAO
ĐỘNG Ở VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH CÁCH MẠNG CÔNG NGHỆ 4.0
1. Thực trạng nguồn lao động ở Việt Nam trong bối cảnh cách mạng công nghệ
4.0
1.1. Tổng quan về tình hình nguồn lao động ở Việt Nam
Việt Nam hiện là quốc gia sở hữu lực lượng lao động dồi dào với gần 55 triệu lao
động từ 15 tuổi trở lên (quý I/2020). Đại bộ phận lao động của chúng ta là lao động trẻ
nằm trong độ tuổi từ 15 đến 49 tuổi chiếm trên 74% lực lượng lao động, trong đó lao
động từ 15 tuổi đến 24 tuổi chiếm 14% và lao động từ 25 đến 49 tuổi chiếm 60%
(Nguồn GSO). Cơ cấu lao động Việt Nam hiện vẫn đang ở trong thời kỳ dân số vang
và chúng ta vẫ đucợ xem là quốc gia có lợi thế về số luongj lao động. Tuy nhiên chúng
ta đang mất dần đi lợi thế này khi chuẩn bị bước vào thời kỳ già hóa dân số. Lao động
từ 50 tuổi trở lên đang bắt đầu tăng nhanh từ mức 12,4% vào năm 2000 gấp hơn 2 lần
26,7% vào năm 2017. (nguồn GSO). Theo dự báo của các tổ chức quốc tế, Việt Nam
sẽ bước vào thời kỳ già hóa dân số trong khoảng 15 đến 20 năm nữa. Khi không còn
lợi thế về số lượng lao động, chúng ta phải dựa vào chất lượng của lao động. Cơ câu
lao động về giới của Việt Nam hiện nay khá cân bằng với khoảng 48% lao động nữ và
52% lao động là nam.
Nếu nhìn vào bảng 1 và hình 1 có thể thấy đại bộ phận lao động Việt Nam làm
việc trong ngành nông, lâm nghiệp và thủy sản. Cơ cấu chuyển dịch lao động theo
ngành diễn ra rất chậm. Cụ thể vào năm 2005, tỷ lệ lao động trong lĩnh nông, lân, thủy
3

download by :


10 – 58.21.07LT2 – Đỗ Thị Ngọc Mai


sản; công nghiệp và xây dụng; dịch vụ lần lượt là 51,1%, 17,6% và 27,1%. Tính đến
năm 2017, tức là sau 12 năm; mặc dù đã có sự dịch chuyển lao động sang khu vực
công nghiệp, xây dụng và dịch vụ nhưng lao động trong kĩnh vực nông nghiệp vẫn ở
mức cao 40,2%.

Tỷ lệ lao động đã qua đào tạo của chúng ta đạt thấp và đucợ cải thiện theo thời
gian. Năm 2009, tỷ lệ lao động đã qua đào tạo chiếm 14,6% trên tổng số lao động.
Tính đến năm 2016, ước tính cũng chỉ có trên 20% lao động đã qua đào tạo (bảng 2).
Bên cạnh đó sự mất cân đối nhất định trong cơ cấu đào tạo, trong đó tỷ lệ lao động
4

download by :


10 – 58.21.07LT2 – Đỗ Thị Ngọc Mai

được đào tạo trình độ đại học trở lên tăng nhanh hơn so với các loại hình đào tạo khác,
trong khi số lao động được đào tạo dưới hình thức dạy nghề, trung cấp chuyên nghiệp
và cao đẳng tăng chậm hoặc không đáng kể. Sự mất cân đối không chỉ xảy ra đối với
cơ cấu đào tạo mà còn tồn tại trong hệ thống các trường đào tạo, mất cân đối về ngành
nghề.

Theo bảng 3 tỷ lệ thất nghiệp và tỷ lệ thiếu việc làm đã giẩm theo thời gian.
Trong đó tỷ lệ thất nghiệp và tỷ lệ thiếu việc làm chung giảm tương ứng 2,38% và
5,10% năm 2008 xuống còn 2,24% và 1,62% năm 2017. Đáng chú ý là thất nghiệp
nhóm lao động trẻ, đặc biệt là thanh niên từ 15 đến 24 tuổi và nhóm lao động có trình
độ đại học trở lên là rất cao. Tỷ lệ thất nghiệp ở bộ phận thanh niên hiện ở mức trên
7% so với múc thất nghiệp chung là 2,19% cao gấp gần 3 lần. Số người thất nghiệp có
trình độ đại học hiện ở mức 126 nghìn người (tại thời điểm quý 2 năm 2018), bằng

tổng số người thất nghiệp có trình độ cao đẳng và trung cấp. Từ số liệu mới nhất của
Tổng cục thống kê có thể thấy rằng năng suất trung bình của Việt Nam tính đến thời
điểm năm 2017 mới chỉ ước đạt 93,2 triệu đồng (số liệu chưa điều chỉnh theo giá so
sánh của năm 2010). Năng suất của lao động trong ngành nông, lâm nghiệp và thuỷ
5

download by :


10 – 58.21.07LT2 – Đỗ Thị Ngọc Mai

sản đạt thấp kỷ lục, chỉ ở mức 35,6 triệu đồng (năm 2017), bằng gần 1/3 so với năng
suất lao động bình quân của tất cả các nhóm ngành.
1.2. Phân tích thực trạng nguồn lao động Việt Nam trong bối cảnh cách mạng
công nghệ 4.0
Nguồn lao động của Việt Nam tương đối dồi dào nhưng chủ yếu là lao động tay
nghề thấp, vì vậy dễ dàng bị thay thế bởi máy móc. Những cơng việc mang tính chất
rập khn, lặp lại đơn giản mà đa phần lao động chưa qua đào tạo Việt Nam đang đảm
nhận sẽ dần được thay thế bởi máy móc trong tương lai.
Với cách mạng cơng nghệ 4.0, Việt Nam có nhiều cơ hội về phát triển trên các
lĩnh vực sản xuất, dịch vụ, nông nghiệp, ngân hàng, tài chính... Sự phát triển và áp
dụng các thành tựu mới về cơng nghệ sẽ góp phần trực tiếp cải thiện đời sống kinh tế xã hội trên nhiều lĩnh vực. Mặt khác, việc áp dụng công nghệ số đã và đang giúp tạo
công ăn, việc làm cho một số lĩnh vực ngành, nghề mới ở Việt Nam như lái xe công
nghệ, dịch vụ nhà cho thuê (Airbnb), kinh doanh trực tuyến..., qua đó, góp phần tích
cực vào việc nâng cao chất lượng và cải thiện đời sống của một nhóm người lao động.
Tuy nhiên, việc áp dụng công nghệ số và q trình robot hóa sẽ dẫn tới tình trạng
mất việc làm nghiêm trọng đối với người lao động. Những việc làm có nguy cơ bị loại
bỏ hoặc cắt giảm mạnh bao gồm: Công việc lặp đi, lặp lại; các giao dịch mà nhân viên
không cần bằng cấp, chỉ dựa trên quy trình chuẩn như các giao dịch tài chính...
Theo dự báo của Tổ chức Lao động Quốc tế (2019), trong 10 năm tới Việt Nam

sẽ phải đối mặt với sự thay thế lao động khi ứng dụng công nghệ số, dẫn đến sự thay
đổi về mơ hình sản xuất, văn hóa kinh doanh, mơ hình tổ chức… Có tới 70% số việc
làm ở mức rủi ro cao (có xác suất bị thay thế trên 70%), 18% có rủi ro trung bình (có
xác suất bị thay thế từ 30-70%) và 12% có rủi ro thấp (có xác suất bị thay thế dưới
30%). Điều này đòi hỏi các doanh nghiệp phải xử lý, thích ứng với sự thay đổi này.
Khi tự động hóa thay thế con người trong tồn bộ nền kinh tế, người lao động sẽ
bị dư thừa và điều đó làm trầm trọng hơn khoảng cách giữa lợi nhuận so với đồng vốn
và lợi nhuận so với sức lao động. Trong khi sự đổi mới công nghệ thường dẫn đến
năng suất cao hơn và thịnh vượng hơn thì tốc độ thay đổi cũng sẽ tạo ra một áp lực lớn
do sự dịch chuyển của nguồn lực lao động. Cách mạng công nghệ 4.0 yêu cầu nguồn
6

download by :


10 – 58.21.07LT2 – Đỗ Thị Ngọc Mai

lao động có chất lượng ngày càng cao, trong khi đó, nguồn lao động chất lượng cao
của Việt Nam hiện nay lại thiếu hụt cả về số lượng và kỹ năng tay nghề. Cách mạng
công nghệ 4.0 là cuộc cách mạng số nhưng nhân lực chất lượng cao trong các ngành
công nghệ thông tin, kỹ thuật máy tính, tự động hóa… của Việt Nam đang quá ít.
2. Đánh giá thực trạng nguồn lao động Việt Nam trong bối cảnh cách mạng công
nghệ 4.0
2.1. Cơ hội
Cách mạng công nghiệp 4.0 mở ra rất nhiều cơ hội làm việc mới, hứa hẹn khả
năng gia tăng năng suất và nâng cao thu thập cho người lao động. Cụ thể:
Thứ nhất, Việt Nam hiện vẫn là quốc gia có lợi thế về số lượng lao động trẻ và
lao động giá rẻ. Tuy nhiên lợi thế về lao động giá rẻ sẽ mất dần đi khi chúng ta dân số
dần bị già hoá. Do vậy về mặt dài hạn, tăng trưởng cần dựa vào sự gia tăng của chất
lượng lao động. Thứ hai, nhiều nhà phân tích cho rằng những cơ hội việc làm mới sẽ

được tạo ra trong cách mạng 4.0. Đặc biệt nhu cầu đối với những lao động có khả năng
kết hợp giữa máy móc với những kiến thức về kỹ thuật điện tử, điều khiển và thông
tin. Sự tăng lên của cầu lao động trong những ngành dịch hứa hẹn sẽ góp phần tăng thu
nhập cho người lao động. Thứ ba, cách mạng công nghiệp 4.0 tạo ra áp lực và đồng
thời là cơ hội để lao động phải Việt Nam không ngừng nâng cao trình độ, kỹ năng
cũng như tạo áp lực đổi mới lên hệ thống giáo dục đào tạo để có thể đáp ứng nhu cầu
về nhân lực trong thời kỳ mới. Để đáp ứng được những yêu cầu công việc mới đòi hỏi
sự nỗ lực của bản thân người lao động và đặc biệt sự đổi mới và phát triển của hệ
thống giáo dục đào tạo. Thứ tư , năng suất lao động trong cách mạng 4.0 có xu hướng
được cải thiện do việc giảm nhu cầu sử dụng lao động là con người mà thay bằng máy
móc và robots. Người lao động lúc này được sử dụng một cách hiệu quả hơn và chỉ
cho những công việc mà thực sự địi hỏi sự có mặt của con người.
Như vậy nếu Việt Nam có thể tận dụng được những lợi thế này do cách mạng
cơng nghiệp 4.0 mang lại thì đó sẽ là cú huých rất lớn giúp người lao động có được
những cơng việc làm tốt hơn, giúp cải thiện năng suất và thu nhập của họ.
2.2. Những hạn chế và thách thức
Cách mạng công nghiệp 4.0 mang lại rất nhiều thách thức đối với các quốc gia
7

download by :


10 – 58.21.07LT2 – Đỗ Thị Ngọc Mai

nói chung và đặc biệt đối với các quốc gia đang phát triển như Việt Nam nói riêng.
Một là, thiếu hụt lao động có trình độ và kỹ năng phù hợp. Trong bối cảnh cách
mạng công nghiệp 4.0, các công ty sẽ gia gia tăng nhu cầu sử dụng lao động có trình
độ có khả năng tích hợp các kiến thức về cơng nghệ, tự động hố, thơng tin. Hai là,
thách thức trong chuyển dịch cơ cấu lao động, tăng năng suất lao động và thu nhập cho
người lao động. Ba là, thách thức trong việc gia tăng bất bình đẳng giữa các tầng lớp

lao động. Bất bình đẳng nổi lên giữa các tầng lớp lao động do cơ cấu lao động thay đổi
và những bộ phận lao động kém thích nghi với công nghệ mới sẽ bị đào thải. Bốn là,
thách thức đặt ra đối với hệ thống giáo dục đào tạo. Việt Nam là nền giáo dục đào tạo
của chúng ta cịn ở trình độ thấp và chậm được đổi mới. Mặc dù công cuộc đổi mới
giáo dục nước nhà đã được tiến hành từ khá lâu nhưng chưa đạt được những thành tựu
khả quan. Năm là , Việt Nam chưa có sự chuẩn bị đáng kể nào trước thời đại của công
nghệ số. Theo báo cáo mới nhất của diễn đàn kinh tế thế giới đánh giá sự sẵn sàng của
các quốc gia trước tương lai của nền sản xuất thế giới thì Việt Nam nằm trong các
quốc gia “Nascent countries”, tức là thuộc nhóm các quốc gia sơ khai, đứng ở thứ
hạng cuối cùng và chưa có chuẩn bị tốt cho cuộc cách mạng này. Do vậy, trong thời
gian tới nếu Việt Nam có những chiến lược đúng đắn, chúng ta có nhiều cơ hội cải
thiện năng lực đổi mới và sẵn sàng hơn trước kỷ nguyên số. Sáu là, việc nhận thức về
cách mạng cồn nghệ 4.0 trong giới quản lý cũng như một số lao động còn hạn chế, mơ
hồ dẫn đến việc khơng có được chiến lược phát triển nguồn nhân lực đúng mức, lộ
trình vận hành, thực hiện chưa hiệu quả, thiếu chuyên nghiệp và tính khoa học.
Nói tóm lại, cuộc cách mạng cơng nghệ 4.0 đã ảnh hưởng sâu sắc đến Việt Nam
trên mọi phương diện, tạo ra rất nhiều cơ hội, thách thức trong quá trình phát triển kinh
tế, xã hội, hội nhập quốc tế. Trên tinh thần tiếp thu có chọn lọc những thành công
trong việc đào tạo nguồn lao động từ các nước trên thế giới trước bối cảnh cách mạng
công nghệ 4.0 đã tạo ra hững đột phá mới cho nhân loại, Việt Nam tích cực hơn nữa
trong việc tiếp cận xây dựng nguồn lao động chất lượng cao.
CHƯƠNG III: GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG NGUỒN LAO ĐỘNG
Ở VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH CÁCH MẠNG CÔNG NGHỆ 4.0
1. Định hướng trong việc nâng cao chất lượng nguồn lao động ở Việt Nam
trong bối cảnh cách mạng công nghệ 4.0
8

download by :



10 – 58.21.07LT2 – Đỗ Thị Ngọc Mai

Phát triển lực lượng sản xuất ở Việt Nam hiện nay trên cơ sở nhận thức đúng về
cơ hội và thách thức của cách mạng công nghiệp lần thứ tư. Cần thống nhất quan điểm
coi cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư là thời cơ quan trọng để chúng ta hội nhập
sâu hơn và hiệu quả hơn vào nền kinh tế toàn cầu.
Hiện thực hóa phương châm chỉ đạo “con người là mục tiêu”, là tâm điểm có ý
nghĩa quyết định sự phát triển của lực lượng sản xuất ở Việt Nam hiện nay. Quan điểm
này được hiểu trên 2 khía cạnh: người lao động vừa là xuất phát điểm của mọi chiến
lược phát triển, vừa là mục tiêu của sự phát triển lực lượng sản xuất hiện đại.
2. Đề xuất một số giải pháp
CMCN 4.0 đã và đang ảnh hưởng trực tiếp đến phát triển kinh tế xã hội, nhất là
việc làm, đời sống của người lao động Việt Nam. Trong thời gian tới, Nhà nước cần có
chủ trương, chính sách mang tính tổng thể, mạnh mẽ và tạo đột phá hơn nữa để có thể
nắm bắt được cơ hội, vượt qua thách thức, chủ động tham gia có hiệu quả vào cuộc
cách mạng này. Trên cơ sở phân tích thực trạng lao động Việt Nam, những cơ hội và
thách thức của cách mạng 4.0 đối với lao động, đề xuất một số giải pháp giúp lao động
nước ta tận dụng được những cơ hội và vượt qua những thách thức đặt ra như sau:
Thứ nhất, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực thông qua đổi mới giáo dục và
nâng cao chất lượng đào tạo là khâu then chốt. trong đó chú trọng nâng cao chất lượng
đào tạo nghề, nâng cao trình độ cơng nghệ thơng tin và tiếng Anh ở các bậc học theo
hướng hội nhập quốc tế, phát triển đội ngũ lao động có trình độ cao, ngày càng làm
chủ được khoa học - cơng nghệ, có kỹ năng lao động, tác phong làm việc công nghiệp,
ý thức kỷ luật lao động theo xu hướng công nghiệp hiện đại.
Hai là, điều chỉnh, cơ cấu lại lực lượng lao động. Quan tâm, giải quyết và phân
luồng “mạnh” lực lượng lao động vào tuổi; đào tạo và đào tạo lại người lao động đang
làm việc nhưng có nguy cơ mất việc, sa thải.
Thứ ba, cách mạng 4.0 không chỉ ảnh hưởng đến cơ cấu việc làm và sự phát triển
về mặt kinh tế mà còn làm nổi lên những vấn đề xã hội và bất bình đẳng. Vì vậy việc
cần có những chính sách và thiết lập quỹ hỗ trợ cho nguời lao động, đặc biệt là tầng

lớp lao động nghèo và lao động nữ, vốn là những tầng lớp lao động dễ bị tổn thương
nhất trước thời đại của kinh tế số để giúp đỡ những lao động này chuẩn bị và ứng phó
9

download by :


10 – 58.21.07LT2 – Đỗ Thị Ngọc Mai

tốt hơn với cách mạng 4.0 nhằm giảm thiểu tình trạng bất bình đẳng và chênh lệch
vùng miền do ảnh hưởng của cách mạng cuộc cách mạng này.
Thứ tư, cần làm tốt công tác phân tích và dự báo thị trường lao động. Cần nhận
diện được tác động của cách mạng công nghiệp 4.0 đến sự thay đổi của cơ cấu lao
động, nhận diện được cụ thể các ngành nghề mới có nhu cầu sử dụng lao động và
những ngành nghề dần biến mất để chủ động lập kế hoạch, định hướng nghề nghiệp
cho người lao động, là cơ sở cho công tác phân luồng và định hướng cho hoạt động
giáo dục đào tạo.
Thứ năm, từng bước hoàn thiện và thực hiện tốt các chính sách bảo hiểm xã hội,
bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, chính sách tiền lương bảo đảm đời sống cho
người lao động. Chú trọng chăm lo xây dựng đời sống văn hóa - tinh thần, nhất là quan
tâm tới các dịch vụ văn hóa, thể thao, chăm sóc sức khỏe cho người lao động nhằm
nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho người lao động.
Thứ sáu, đổi mới cơ chế và chính sách để thúc đẩy phát triển mạnh mẽ doanh
nghiệp khởi nghiệp sáng tạo, thúc đẩy hoạt động nghiên cứu khoa học và phát triển
công nghệ của doanh nghiệp, chú trọng cơ chế về tài chính, thuế nhằm khuyến khích
doanh nghiệp đầu tư cho lĩnh vực đổi mới công nghệ, nhất là đối với công nghệ thông
tin và công nghệ tiên tiến khác. Học tập kinh nghiệm ứng phó của các nước khác, đặc
biệt là các nước đi trước trong CMCN 4.0, có thể giúp Việt Nam tránh được những
vấn đề mà các nước đó gặp phải trong việc quản lý, ban hành chính sách đáp ứng các
yêu cầu đặt ra đối với cuộc CMCN 4.0.

Cuối cùng, để có sự chuẩn bị tốt hơn cho cách mạng 4.0, cần làm tốt công tác
tuyền thông và nâng cao nhận thức của cộng đồng doanh nghiệp, người lao động và cả
xã hội về tầm quan trọng của cách mạng 4.0 cũng như những tác động của nó đến tổng
thể nền kinh tế để mỗi cá nhân, mỗi doanh nghiệp ý thức được, chủ động chuẩn bị cho
mình những điều kiện cần thiết và đáp ứng những đòi hỏi mới của thực tiễn.
Cuộc cách mạng công nghệ 4.0 là một xu thế tất yếu của nhân loại. Tuy nhiên để
ứng phó tốt nhất với những biến đổi trong thời đại mới đó là mỗi lao động, mỗi doanh
nghiệp, mỗi cơ sở đào tạo và Chính Phủ Việt Nam cần chủ động chuẩn bị và nỗ lực hết
mình nhằm đón nhận những thời cơ và vượt qua những thách thức. Nếu khơng chúng
ta có thể sẽ đứng nguy cơ tụt hậu nhanh hơn và xa hơn bao giờ hết.
10

download by :


10 – 58.21.07LT2 – Đỗ Thị Ngọc Mai

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. THS. Đặng Thị Thanh Bình - Trường Đại học Thương Mại - Lao động việt nam
trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0: những cơ hội và thách thức đặt ra.
2. Lê Thị Anh Đào - Đại học Khoa học – Đại học Huế - Phát triển nguồn nhân lực
chất lượng cao ở Việt Nam trong bối cảnh Cách mạng cơng nghệ 4.0.
3. Giáo trình Kinh tế phát triển – TS Đinh Văn Hải và TS Lương Thị Thủy - năm 2014
– Nhà xuất bản Tài Chính.
4. Nguyễn Thị Liên (2020) - “Phát triển lực lượng sản xuất hiện đại ở Việt Nam trong
điều kiện cách mạng công nghiệp lần thứ tư”.
5. Nguyễn Thắng (2019) - Cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 và tác động đến Việt
Nam.
6. Bình, Đ. T. (2018). Cách mạng cơng nghiệp 4.0: Những thách thức đặt ra cho các
doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Phú Thọ. Phát triển kinh tế địa phương: Cơ hội, thách

thức và định hướng phát triển trong bối cảnh tồn cầu hóa và cách mạng cơng nghiệp
4.0. Hà Nội: Đại học kinh tế quốc dân.
7. Website:
8. Báo cáo của Tổng cục thống kê.

11

download by :



×