Tải bản đầy đủ (.docx) (156 trang)

KIỂM TOÁN NỘI BỘTẠI BẢO HIỂM TIỀN GỬI VIỆT NAM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.66 MB, 156 trang )


NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

HỌC VIỆN NGÂN HÀNG

DƯƠNG THỊ THẮM

KIỂM TOÁN NỘI BỘ
TẠI BẢO HIỂM TIỀN GỬI VIỆT NAM

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

HÀ NỘI - 2020


gj , .

. , .

„ .

NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

HỌC VIỆN NGÂN HÀNG

DƯƠNG THỊ THẮM


KIỂM TOÁN NỘI BỘ
TẠI BẢO HIỂM TIỀN GỬI VIỆT NAM

Chuyên ngành: Ke Toán
Mã số: 8340201

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

Người hướng dẫn khoa học: TS. Hoàng Thị Hồng Vân

HÀ NỘI - 2020



. .




1

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan bản luận văn này là cơng trình nghiên cứu độc lập của
bản thân với sự giúp đỡ của giáo viên huớng dẫn. Các số liệu đua ra trong luận văn
là trung thực và có nguồn gốc rõ ràng.
Hà Nội, ngày tháng năm 2020
Tác giả luận văn

Dương Thị Thắm



ii

LỜI CẢM ƠN

Tác giả xin bày tỏ sự cảm ơn tới Học viện Ngân hàng, Khoa Sau đại học
Học viện Ngân hàng, các thầy cô giáo Học viện Ngân hàng đã giúp đỡ tác giả trong
quá trình học tập và nghiên cứu Luận văn.
Tác giả xin bày tỏ sự biết ơn sâu sắc tới TS. Hoàng Thị Hồng Vân - người
hướng dẫn khoa học, đã tận tình hướng dẫn và giúp đỡ tác giả trong suốt quá trình
thực hiện Luận văn.
Tác giả xin trân trọng cảm ơn sự giúp đỡ nhiệt tình và quý báu của các cán
bộ nhân viên Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam trong quá trình thu thập tài liệu và đóng
góp ý kiến để tác giả hoàn thành Luận văn.
Cuối cùng, Tác giả muốn bày tỏ sự cảm ơn tới những người thân trong gia
đình, bạn bè, đồng nghiệp đã động viên, khích lệ Tác giả trong suốt q trình
nghiên cứu và hồn thành Luận văn.
Xin trân trọng cảm ơn


iii

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN.....................................................................................................i
LỜI CẢM ƠN.........................................................................................................ii
DANH MỤC CÁC CHỮVIẾT TẮT......................................................................v
LỜI MỞ ĐẦU.........................................................................................................1
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KIỂM TOÁN NỘI BỘ TRONG CÁC TỔ
CHỨC BẢO HIỂM TIỀN GỬI..............................................................................6

1.1.

Các vấn đề lý luận chung về Kiểm toán nội bộ............................................6

1.1.1.

Khái niệm Kiểm tốn nội bộ.......................................................................... 6

1.1.2.

Vai trị của KTNB.......................................................................................... 8

1.1.3.

Đặc trưng của KTNB..................................................................................... 9

1.2.

Ảnh hưởng đặc điểm hoạt động Bảo hiểm tiền gửi đến tổ chức Kiểm toán

nội bộ..................................................................................................................11
1.2.1.

Khái niệm, đặc điểm của Bảo hiểm tiền gửi.................................................11

1.2.2.

Tổ chức bộ máy kiểm toán nội bộ trong các tổ chức Bảo hiểm tiên gửi......15

1.2.3.


Phương pháp thực hiện kiểm tốn................................................................ 23

1.2.4.

Quy trình thực hiện kiểm toán nội bộ........................................................... 26

1.3.

Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng hoạt động kiểm toán nội bộ.......34

1.4.

Kinh nghiệm quốc tế về hoạt động kiểm toán nội bộ trong các tổ chức bảo

hiểm tiền gửi..........................................................................................................36
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1........................................................................................41
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG KIỂM TOÁN NỘI BỘ TẠI BẢO HIỂM TIỀN
GỬI VIỆT NAM....................................................................................................42
2.1.

Giới thiệu về Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam.................................................. 42

2.1.1.

Quá trình hình thành và phát triển của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam...........42

2.1.2.

Chức năng, nhiệm vụ của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam...............................43


2.1.3.

Cơ cấu tổ chức, mạng lưới hoạt động của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam......45


ιv
v

2.1.4.

Khái quát về kết
DANH
quả hoạt
MỤC
động
CÁC
của
CHỮ
BHTGVN
VIẾT TẮT
trong những năm gần đây qua

một số nghiệp vụ chính........................................................................................ 47
2.2.

Thực trạng kiểm tốn nội bộ tại Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam..................57

2.2.1.


Tổ chức bộ máy Kiểm toán nội bộ tại Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam............57

2.2.2.

Cơ sở pháp lý hoạt động Kiểm toán nội bộ tại Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam .60

2.2.3.

Quy trình Kiểm toán nội bộ tại Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam......................62

2.3.

Đánh giá thực trạng Kiểm toán nội bộ tại Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam......82

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2.......................................................................................90
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP HỒN THIỆN KIỂM TỐN NỘI BỘ TẠI BẢO
HIỂM TIỀN GỬI VIỆT NAM.............................................................................91
3.1...............................Định hướng phát triển của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam 91
3.2.....Giải pháp hồn thiện kiểm tốn nội bộ tại Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam 93
3.2.1................................Định hướng hồn thiện cơng tác KTNB tại Việt Nam 93
3.2.2...............................................................................................................Một số
đề xuất hồn thiện Kiểm tốn nội bộ tại Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam.....95
3.3..........................................................................................Một số khuyến nghị 102
3.3.1........................................................................Đối với cơ quan chức năng 102
3.3.2..........................................................Đối với Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam 103
3.3.3..............................................Về phía các trường đại học và cơ sở đào tạo 105
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3......................................................................................106
KẾT LUẬN..........................................................................................................107
ST
T

1

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................108
Từ viết tắt
Nội dung
BHTG

Bảo hiểm tiền gửi

2

BHTGVN

Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam

3

HTKSNB

Hệ thống kiểm soát nội bộ

4

HĐQT

Hội đồng quản trị

5

KSNB


Kiểm sốt nội bộ

6

KTNB

Kiểm tốn nội bộ

7

QLTP&CT

Quản lý thu phí và chi trả

8

TC - KT

Tài chính - kế tốn


9

TGĐ

Tổng Giám đốc

10


TSC

Trụ sở chính

11

CTNY

Cơng ty niêm yết

12

UBKT

Ủy ban kiểm tra

13

DN

Doanh nghiệp

14

QTDN

Quản trị doanh nghiệp

15


DNNN

Doanh nghiệp Nhà nước

16

KTVNB

Kiểm toán viên nội bộ



vi

DANH MỤC BẢNG BIỂU VÀ SƠ ĐỒ

Bảng 2.1 Số lượng tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi giai đoạn năm 2011-2019..52

Biểu đồ 2.1 Số liệu thu phí BHTG từ giai đoạn 2010 đến 2019..............................49
Biểu đồ 2.2 Quy mô quỹ dự phòng nghiệp vụ/tổng số dư tiền gửi được bảo hiểm
giai đoạn 2010-2019...............................................................................................54

Sơ đồ 1.1 Tổ chức bộ máy Kiểm tốn nội bộ dựa trên quy mơ của bộ phận Kiểm
toán......................................................................................................................... 20
Sơ đồ 1.2 Tổ chức bộ máy Kiểm toán nội bộ theo cấu trúc tổ chức........................21
Sơ đồ 1.3 Tổ chức bộ phận KTNB theo chức năng song song với cấu trúc doanh
nghiệp...................................................................................................................... 22
Sơ đồ 1.4 Tổ chức KTNB theo khu vực địa lý hoạt động....................................23
Sơ đồ 2.1 Cơ cấu tổ chức của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam.................................46
Sơ đồ 2.2 Cơ cấu tổ chức bộ phận kiểm toán nội bộ của BHTGVN....................58



1

LỜI MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu
Trong bối cảnh hiện nay cùng với sự phát triển mạnh mẽ của thị trường tài
chính nói chung và hệ thống ngân hàng nói riêng thì sự gia tăng rủi ro trong hoạt
động ngân hàng ngày càng cao, ảnh hưởng không nhỏ đến niềm tin của người dân
vào hệ thống ngân hàng. Vì vậy, để giảm thiểu những rủi ro đó, xây dựng một quy
trình KTNB hiệu quả là điều hết sức cần thiết cho BHTGVN. BHTGVN cũng nhận
thức được tầm quan trọng của KTNB đối với sự phát triển bền vững của tổ chức.
Mặc dù vậy, những tồn tại trong hoạt động của BHTGVN như công tác tuyển dụng
và thu hút người lao động; việc quản lý rủi ro trong hoạt động BHTG; những hạn
chế của thủ tục kiểm toán trong các hoạt động của BHTG, việc giám sát theo dõi
KTNB nhằm có những điều chỉnh phù hợp với những thay đổi của hoạt động
BHTG chưa được đề cao...cho thấy bộ phận KTNB hoạt động chưa thực sự hiệu
quả. Chính vì vậy, việc nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tế vận hành KTNB là một
yêu cầu cấp thiết.
BHTGVN được thành lập theo Quyết định số 218/1999/QĐ-TTg, ngày
09/11/1999 của Thủ tướng Chính phủ và đi vào hoạt động từ ngày 07/7/2000. Sau
20 năm hoạt động, BHTGVN đã khẳng định được vai trò trong việc bảo vệ người
gửi tiền và góp phần đảm bảo sự phát triển an tồn của hệ thống ngân hàng, ổn định
an ninh chính trị và đời sống xã hội. Đây là tổ chức duy nhất ở Việt Nam triển khai
hoạt động BHTG nhằm bảo vệ quyền lợi của người gửi tiền, hỗ trợ các tổ chức tín
dụng gặp khó khăn, kiểm sốt và phịng ngừa rủi ro trong hoạt động ngân hàng.
BHTGVN là một định chế tài chính đặc biệt trong hệ thống tài chính quốc gia, cùng
với các cơ quan giám sát tài chính quốc gia thực hiện nhiệm vụ kiểm sốt hợp nhất
liên quan tới rủi ro quốc gia, bảo vệ quyền lợi hợp pháp của người gửi tiền, góp

phần ổn định hệ thống tài chính ngân hàng. Vai trị của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam
là một kênh quan trọng giúp Chính phủ giám sát rủi ro góp phần bảo đảm an toàn
hoạt động ngân hàng càng thể hiện rõ nét là một kênh quan trọng giúp Chính phủ


2

giám sát rủi ro, góp phần đảm bảo an tồn hoạt động ngân hàng và an ninh quốc gia.
Tuy nhiên, để phát huy hơn nữa vai trò và hiệu quả hoạt động BHTG, đáp ứng đuợc
yêu cầu nhiệm vụ mới, một số vấn đề sau cần đuợc tiếp tục nghiên cứu và triển khai:
Một là để đảm bảo an toàn hoạt động ngân hàng, một số tổ chức, trong đó có
tổ chức BHTG, đuợc giao nhiệm vụ triển khai các nghiệp vụ tiếp cận trực tiếp
và/hoặc gián tiếp hoạt động ngân hàng. Vì có cùng mục tiêu là đảm bảo an toàn
hoạt động ngân hàng, nên trong cách thức tiếp cận của các tổ chức khó tránh khỏi
sự trùng lắp, dễ dẫn đến lãng phí nguồn lực vào cùng một hoạt động trong khi
nguồn lực cho hoạt động kiểm tra và giám sát ngân hàng còn rất hạn chế. Điều đó
đặt ra vấn đề cần nghiên cứu tìm giải pháp, có cơ chế phối hợp, phân định đối
tuợng, nội dung, hình thức tiếp cận, trao đổi thơng tin v.v... giữa các cơ quan trong
hệ thống giám sát an toàn tài chính quốc gia để tránh chồng chéo, đáp ứng mục tiêu
kiểm soát rủi ro và hỗ trợ ngân hàng hiệu quả nhất;
Hai là hoạt động BHTG cần phải đuợc triển khai trên cơ sở pháp lý vững
chắc. Hiện nay, các tổ chức tham gia BHTG ở Việt Nam hầu hết là các tổ chức tín
dụng đuợc điều chỉnh bởi Luật Các tổ chức tín dụng và các Luật khác có liên quan,
trong đó, văn bản pháp lý cao nhất điều chỉnh hoạt động BHTG mới chỉ ở mức
Nghị định. Điều này làm hạn chế vai trò của tổ chức BHTG trong việc bảo vệ quyền
lợi của nguời gửi tiền. Để hoạt động BHTG thực sự phát huy vai trò bảo vệ quyền
lợi của nguời gửi tiền, góp phần đảm bảo cho hệ thống tài chính phát triển an tồn
và bên vững, hoạt động BHTG cần đuợc quy định thành Luật. Trên cơ sở đó, nguời
gửi tiền sẽ đuợc bảo vệ triệt để và đầy đủ hơn, không chỉ thông qua việc chi trả tiền
gửi mà cịn bảo vệ tích cực hơn thông qua việc tổ chức BHTG thực hiện các nghiệp

vụ giám sát, kiểm tra, hỗ trợ tài chính, tiếp nhận xử lý, . đối với tổ chức nhận tiền
gửi. Những cơng cụ đó nếu đuợc quy định rõ ràng và đầy đủ trong Luật sẽ giúp cho
BHTGVN có cơ sở thực hiện bảo vệ tốt hơn quyền lợi của nguời gửi tiền.
2. Tổng quan các cơng trình nghiên cứu có liên quan đến đề tài nghiên cứu
Trong thực tế đã có rất nhiều nghiên cứu liên quan đến hoạt động kiểm toán
nội bộ tại các doanh nghiệp trong và ngồi nuớc nói chúng và tại BHTGVN nói
riêng. Các nghiên cứu bao gồm các giáo trình, luận án tiến sỹ, luận văn, đề tài và


3

các bài báo liên quan đến đề tài luận văn. Có thể kể đến các cơng trình nghiên cứu
tiêu biểu sau:
Nguyễn Nhu Mạnh (2017) có đề cập đến hồn thiện hệ thống kiểm toán nội
bộ tại các ngân hàng thuơng mại ở Việt Nam. Tuy nhiên đề tài này chỉ đua ra đuợc
những thực tế về tình hình áp dụng quy trình kiểm tốn nội bộ trong phạm vi tại các
ngân hàng thuơng mại;
Lê Đình Phuơng Uyên (2010) đề cập đến Hồn thiện quy trình kiểm tốn nội
bộ tại các doanh nghiệp kinh doanh Bảo hiểm nhân thọ Việt Nam. Đề tài đã chỉ ra
những uu nhuợc điểm của quy trình kiểm tốn nội bộ tại các doanh nghiệp Bảo
hiểm nhân thọ Việt Nam và phuơng huớng hoàn hiện, tuy nhiên để tài chỉ tập trung
nghiên cứu trong phạm vi loại hình kinh doanh Bảo hiểm nhân thọ tại Việt Nam;
Nguyễn Hồng Giang (2017) có đề cập đến thực trạng hoạt động kiểm toán
nội bộ tại Việt Nam và điều kiện kiểm tốn nội bộ hoạt động hiệu quả. Thơng qua
khảo sát thực tiễn về kiểm toán nội bộ, tác giả đã nêu ra tình trạng phổ biến hiện
nay ở nuớc ta là KTNB hồn tồn hình thành dựa trên nền tảng cơng các kiểm tra kế
tốn truớc đây. Các quy định về KTNB cũng đuợc dựa trên các quy định về kiểm
tra kế tốn. Tác giả từ đó đã đua ra những hạn chế còn tồn tại của KTNB trong
doanh nghiệp, đồng thời đặt ra những vấn đề đề cao huớng giải quyết phù hợp, tuy
nhiên những vấn đề tác giả nêu lên chỉ nói chung chung đến doanh nghiệp, trong

khi việc thực hiện hoạt động KTNB phụ thuộc rất nhiều vào quy mô, tổ chức, phạm
vi hoạt động của từng doanh nghiệp.
Phạm Thị Thanh Bình và các cộng sự (2010) đề cập đến vấn đề Hệ thống
bảo hiểm tiền gửi trong tái cấu trúc hệ thống tài chính sau khủng hoảng và ứng dụng
đối với Việt Nam. Đề tài đã nghiên cứu thực tiễn hệ thống tài chính và hệ thống
BHTG trên thế giới qua cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008, kinh nghiệm quốc tế
về tái cấu trúc hệ thống tài chính và BHTG hậu khủng hoảng. Đây là một đề tài
mang tính vĩ mơ, mà trong đó BHTG là một mắt xích quan trọng. Từ đó, tác giả đã
đề xuất những giải pháp điều hành chính sách nói chung nhằm ổn định hệ thống tài
chính trong q trình tồn cầu hóa. Tuy nhiên, đề tài khơng đi sâu phân tích lĩnh
vực BHTG cụ thể với các nghiệp vụ hoạt động tại BHTGVN.


4

Các nghiên cứu trên được thực hiện tại các doanh nghiệp nói chung.Chưa có
đề tài nào nghiên cứu chuyên sâu về hoạt động KTNB tại BHTGVN. Đồng thời qua
thời gian tìm hiểu thực tế, tác giả nhận thấy hoạt động KTNB tại BHTGVN vẫn còn
nhiều vấn đề chưa hợp lý cần phải hoàn thiện. Đây là lý do tác giả chọn đề tài
“Kiểm toán nội bộ tại bảo hiểm tiền gửi Việt Nam” cho Luận văn Thạc sỹ.
3. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
Đề tài tập trung nghiên cứu một số nội dung sau:
Một là, làm rõ lý luận liên quan đến Kiểm toán nội bộ trong Bảo hiểm tiền gửi.
Hai là, đánh giá thực trạng tổ chức hoạt động Kiểm toán nội bộ tại Bảo hiểm
tiền gửi Việt Nam.
Ba là, đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện việc tổ chức hoạt động Kiểm
toán nội bộ tại Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam.
4. Câu hỏi nghiên cứu
Nghiên cứu được thực hiện để trả lời cho các câu hỏi nghiên cứu sau:
1. Đặc điểm BHTG có ảnh hưởng như thế nào đến tổ chức Kiểm toán nội bộ?

2. Những vấn đề còn tồn tại trong Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam? Quy trình
kiểm tốn nội bộ và định hướng hoàn thiện như thế nào?
5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: là thực trạng tài chính cùng hiệu quả, hiệu
năng của các nghiệp vụ trong doanh nghiệp.
Phạm vi nghiên cứu:
Không gian: Đề tài được thực hiện trên phạm vi toàn hệ thống BHTGVN.
Thời gian: Đề tài giới hạn thời gian nghiên cứu từ năm 2015 đến năm 2019.
6. Phương pháp nghiên cứu
Một là, Tổng quan các nghiên cứu trong và ngoài nước, các lý thuyết về
kiểm toán nội bộ trong các Tổ chức bảo hiểm tiền gửi để từ đó tìm ra khoảng trống
nghiên cứu.
Hai là, Khảo sát thực trạng Kiểm toán nội bộ tại Bảo hiểm tiền gửi Việt
Nam, thông qua nghiên cứu các văn bản, quy định, phỏng vấn các nhân viên bộ
phận kiểm toán nội bộ và các đơn vị được kiểm toán.


5

Ba là, Tổng hợp kết quả khảo sát thực hiện phân tích, so sánh, đánh giá thực
trạng kiểm tốn nội bộ tại Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam làm cơ sở đưa ra các đề xuất
hồn thiện.
7. Đóng góp của đề tài
về mặt lý luận: Luận văn đã hệ thống hóa cơ sở lý luận về KTNB trong các
tổ chức BHTG. Từ đó, làm rõ những đặc điểm của hoạt động BHTG tác động tới
KTNB trong Tổ chức BHTG.
về mặt thực tiễn: Thơng qua phân tích thực trạng KTNB tại BHTGVN,
Luận văn đã đánh giá kết quả đạt được và những hạn chế của KTNB tại BHTGVN;
qua đó đề xuất một số giải pháp hồn thiện quy trình KTNB của BHTGVN. Những
giải pháp này sẽ giúp hoạt động KTNB tại BHTGVN trong thời gian tới hiệu quả

hơn.
8. Ket cấu của đề tài nghiên cứu
Ngoài phần mở đầu, phần kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, Luận văn
gồm 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận về Kiểm toán nội bộ tại các tổ chức BHTG.
Chương 2: Thực trạng Kiểm toán nội bộ tại BHTGVN.
Chương 3: giải pháp hoàn thiện Kiểm toán nội bộ tại BHTGVN.


6

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KIỂM TOÁN NỘI BỘ TRONG CÁC TỔ
CHỨC BẢO HIỂM TIỀN GỬI
1.1. Các vấn đề lý luận chung về Kiểm toán nội bộ
1.1.1. Khái niệm Kiểm toán nội bộ
Hoạt động Kiểm toán nội bộ (KTNB) được hình thành và phát triển trước
tiên ở nước Mỹ, sau này mới phát triển sang các khu vực khác trên thế giới. KTNB
xuất hiện từ khá sớm từ trước những năm 1900. Ban đầu trong doanh nghiệp,
KTNB mới chỉ dừng ở mức hoạt động tự kiểm tra của các cá nhân với chính hoạt
động của mình. Sau đó, hoạt động KTNB được mở rộng hơn nữa với việc kiểm tra
đánh giá hoạt động của các đơn vị trong tồn hệ thống như các cơng ty con, chi
nhánh. Các doanh nghiệp ngành đường sắt của Mỹ được coi là một trong những
doanh nghiệp tiên phong trong áp dụng KTNB. KTNB được mở rộng sang các lĩnh
vực khác của quản lý vào những năm 50 của thế kỷ XX. Các nhà quản lý cao cấp
của các doanh nghiệp ngành đường sắt cần có sự bảo đảm là các nhà ga trên toàn
liên bang đều phản ánh đúng thu chi. KTNB làm được điều này vì họ hiểu rõ cơ chế
thu chi của ngành đường sắt trong khi các KTV bên ngồi khơng thể thực hiện được
một cách đầy đủ vì họ tiến hành kiểm toán cho từng đơn vị riêng lẻ.
Viện KTNB (IIA) được thành lập năm 1941 đánh dấu một bước phát triển
của hoạt động KTNB. Đây được coi là sự xác lập chính thức hoạt động KTNB tại

Hoa Kỳ. Tuy nhiên, việc đưa ra định nghĩa về KTNB làm cơ sở phát triển hoạt động
KTNB có độ trễ tương đối so với tính cấp thiết của việc thực hiện KTNB trong các
doanh nghiệp tại Hoa Kỳ vào những năm 1941-1942. Tháng 6 năm 1978 Chuẩn
mực thực hành Kiểm toán chuyên nghiệp cho KTVNB (Standard of Professional
Practice of Internal Auditing) được IIA ban hành. KTNB là một trong ba loại hình
kiểm tốn khi phân theo bộ máy tổ chức và chủ thể thực hiện. Chính vì vậy, xu
hướng phát triển và bản chất của KTNB mang những đặc trưng chung của hai loại


7

hình kiểm tốn đó là kiểm tốn độc lập và kiểm tốn Nhà nước được hình thành
trước đó.
Tại Việt Nam, ngày 28/10/1997, Bộ Tài chính đã ban hành Quyết định số
832-TC/QĐ/CĐKT về quy chế KTNB áp dụng cho các doanh nghiệp, Thơng tư của
Bộ tài chính số 171/1998/TT-BTC ngày 22/12/1998 hướng dẫn thực hiện kiểm toán
nội bộ tại doanh nghiệm Nhà nước được bàn hành và đưa vào áp dụng thực tế tại
nhiều doanh. Từ những cơ sở pháp lý trên KTNB thực hiện các nhiệm các nhiệm
vụ: Kiểm toán, đánh giá, quản lý và giám sát cho tất cả các cơ quan và tổ chức công
để đảm bảo hiệu quả hoạt động, quản trị của đơn vị. Đây là những văn bản pháp lý
đầu tiên của Việt Nam về KTNB. Tuy nhiên, do nhận thức chưa đầy đủ và quan
điểm thiếu nhất quán, nên ở thời gian đó, Văn bản này đã không được triển khai
một cách nghiêm túc.
Trong những năm gần đây, KTNB đã được quan tâm nhiều hơn, trước những
bất cập trong kiểm tra, kiểm soát các hoạt động tài chính Nhà nước, tài chính doanh
nghiệp, việc đòi hỏi yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế của nền kinh tế thị trường,
kiểm soát nội bộ, KTNB đã chính thức đưa vào quy định. Cụ thể, Luật Kế tốn sửa
đổi có hiệu lực kể từ ngày 01/01/2017, lần đầu tiên quy định về KTNB. Mới đây
nhất ngày 22/01/2019, Chính phủ ban hành Nghị định số 05/2019/NĐ-CP quy định
về KTNB, trong đó có một số quy định về KTNB trong doanh nghiệp.

Có nhiều quan điểm khác nhau về KTNB, có thể kể đến một số quan điểm
được định nghĩa như sau: theo Liên đồn Kế tốn quốc tế (IFAC), khái niệm về
KTNB: iiKTNB là một hoạt động đánh giá được lập ra trong doanh nghiệp như là
một dịch vụ cho doanh nghiệp đó, có chức năng kiểm tra, đánh giá và giám sát tính
phù hợp và hiệu quả của hệ thống kế toán và kiểm soát nội bộ ”
Theo chuẩn mực KTNB của IIA: “Kiểm toán nội bộ là hoạt động đảm bảo
và tư vấn độc lập, khách quan được thiết kế nhằm gia tăng giá trị và giải quyết các
hoạt động của tổ chức. KTNB giúp tổ chức đạt được các mục tiêu đề ra thông qua
việc áp dụng các phương pháp có hệ thống và quy tắc nhằm đánh giá và nâng cao
hiệu quả quản lý rủi ro, kiểm sốt và các quy trình quản trị ”.


8

Theo ACCA: “KTNB Là hoạt động kiểm tra và đánh giá được thiết lập trong
một tổ chức nhằm mục đích quản trị nội bộ đơn vị. KTNB có chức năng kiểm tra,
đánh giá sự phù hợp và hiệu lực của hệ thống kế toán và hệ thống kiểm toát nội bộ”.
Tại Điều 39 Luật Ke toán số 88/2015/QH13 đuợc Quốc hội ban hành ngày
20/11/2015 định nghĩa: “KTNB là việc kiểm tra, đánh giá, giám sát tính đầy đủ,
thích hợp và hữu hiệu của kiểm soát nội bộ ”.
Từ những phân tích và nhận định trên, có thể khái qt về KTNB nhu sau:
“KTNB là một hoạt động độc lập có chức năng kiểm tra, đánh giá, xác nhận và tư
vấn nhằm trợ giúp cho nhà quản lý, cải thiện các hoạt động của một tổ chức bằng
một cách tiếp cận có hệ thống trong phạm vi tổ chức đó. Các tổ chức có thể là các
đơn vị hoạt động sản xuất kinh doanh vì lợi nhuận nhưng cũng có thể là đơn vị phi
lợi nhuận”.
1.1.2. Vai trò của KTNB
Từ khái niệm về KTNB có thể thấy, KTNB có vai trị ngăn chặn rủi ro, đảm
bảo mọi hoạt động của tổ chức tuân thủ theo các quy trình hay quy định nội bộ và
các quy định của pháp luật nhằm đảm bảo đạt đuợc mục tiêu của tổ chức. Cụ thể

nhu sau:
Một là KTNB có vai trị giảm bớt rủi ro trong hoạt động của tổ chức. Mỗi tổ
chức hoạt động đều có những rủi ro khác nhau phụ thuộc vào đặc điểm riêng của
từng tổ chức đó. Do đó, việc xây dựng bộ phận KTNB hiệu quả có thể giúp đơn vị
phát hiện và ngăn chặn các rủi ro có thể phát sinh trong quá trình hoạt động.
Hai là KTNB có vai trị bảo đảm độ tin cậy của thơng tin. Trong quá trình ra
quyết định, nhà quản lý cần sử dụng nhiều nguồn thông tin khác nhau nhu thông tin
tài chính, thơng tin phi tài chính, thơng tin nội bộ, thơng tin từ các đối tuợng bên
ngồi.... Để những thông tin này trở nên phù hợp và đáng tin cậy cho quá trình ra
quyết định, việc thiết kế các thủ tục kiểm sốt để sàng lọc thơng tin là điều cần thiết.
Từ đó, nguời quản lý sẽ có những thông tin hữu dụng để sử dụng cho việc ra quyết
định của mình.
Ba là KTNB giúp đảm bảo tính tn thủ của các hoạt động trong tổ chức. Bất
kỳ tổ chức nào khi hoạt động đều phải thực hiện theo các quy định của pháp luật


9

hiện hành. Ngoài ra, bản thân các tổ chức đều có những quy định, quy chế riêng để
đảm bảo việc hoạt động đuợc diễn ra trơn tru, hiệu quả. Nếu các quy định này
không đuợc thực hiện, hoạt động của tổ chức có thể sẽ bị gián đoạn hoặc có những
ảnh huởng nghiêm trọng. Các thủ tục kiểm sốt thích hợp là cơ sở để tạo lập, thực
hiện và duy trì ý thức chấp hành pháp luật, nội quy và quy chế của tổ chức, xây
dựng nền tảng phát triển bền vững của tổ chức đó.
Bốn là KTNB góp nâng cao hiệu quả hoạt động và hiệu năng quản lý. Đây là
mục tiêu cơ bản của KTNB. Nhìn chung, các q trình kiểm sốt trong đơn vị đuợc
thiết lập đều nhằm ngăn ngừa sự lặp lại không cần thiết các nghiệp vụ gây ra sự
lãng phí trong hoạt động và sử dụng kém hiệu quả các nguồn lực trong tổ chức đó.
Do đó KTNB giúp nhà quản lý sẽ đánh giá đuợc khả năng đạt đuợc các mục tiêu đã
đặt ra, kết hợp với cơ chế giám sát thuờng xuyên hoặc định kỳ KTNB sẽ giúp tăng

hiệu năng của công tác quản lý.
1.1.3. Đặc trưng của KTNB
KTNB phát triển nhằm đáp ứng nhu cầu đa dạng của quản lý. Môi truờng
kinh doanh càng thay đổi thì hoạt động KTNB càng phải huớng đến những yêu cầu
của quản lý hiện đại. Nhu vậy, có thể xem xét đến các đặc trung của kiểm tốn nội
bộ hiện đại trên các góc độ sau:
Mục tiêu: KTNB truớc hết là một loại hình kiểm tốn nên KTNB cũng hình
thành từ u cầu của quản lý và phục vụ cho yêu cầu quản lý. KTNB có chức năng
đo luờng, đánh giá các hoạt động của đơn vị kể cả hoạt động kiểm soát. Nhu vậy,
KTNB đuợc coi là một loại giám sát tách biệt đuợc sử để đánh giá các hoạt động
trong một tổ chức.
Chức năng: Là kiểm tra, đánh giá, xác nhận và tu vấn. Chức năng này sẽ
đuợc cụ thể và chú trọng trong từng loại hình kiểm tốn khác nhau, với từng tổ chức
khác nhau. Quá trình thực hiện chức năng của KTNB có thể đuợc thực hiện đối với
các hoạt động tài chính và hoạt động phi tài chính.
Phương thức thực hiện: KTNB là hoạt động nội kiểm có tính độc lập tuơng
đối trong một tổ chức. Các tổ chức này không chỉ là các đơn vị hoạt động kinh
doanh mà có thể là các đơn vị phi lợi nhuận. Theo xu huớng hiện đại, hoạt động


10

KTNB có thể được thược hiện thơng qua th ngồi các chuyên gia. Các chuyên gia
có thể là người của doanh nghiệp kiểm tốn hoặc Cơng ty mạng lưới (là lãnh đạo
hoặc nhân viên, bao gồm cả cộng tác viên), hoặc người bên ngồi có đủ điều kiện
về chun mơn, nghiệp vụ theo Chuẩn mựckiểm toán số 620 (Ban hành kèm theo
Thơng tư 214/2012/TT-BTC ngày 06/12/2012 của Bộ Tài chính).
Chủ thể thực hiện: Người thực hiện KTNB phải có trình độ nghiệp vụ tương
xứng, không những am hiểu về kiểm tốn mà cịn am hiểu các lĩnh vực chun mơn
nghiệp vụ của đơn vị được kiểm toán.

Khách thể: Khách thể của KTNB tương đối đa dạng, có thể là những thực thể
kinh tế độc lập, cũng có thể là các đơn vị phụ thuộc. Khách thể của kiểm toán nội
bộ có thể là các đơn vị thành viên, các bộ phận, phịng ban hoặc thậm chí là các cá
nhân thực hiện nhiệm vụ, tác nghiệp.
Cách thức tiếp cận: cách thức tiếp cận của KTNB là cách thức tiếp cận có hệ
thống; các phương pháp thực hiện công việc theo đúng các quay định về trách
nhiệm nghề nghiệp trong việc nhận định, phân tích đánh giá, ghi chép và thơng báo
kết quả. Tuy nhiên, có một điểm thay đổi lớn trong KTNB hiện đại, đó là việc
chuyển hướng tiếp cận kiểm toán. Cách tiếp cận truyền thống của KTNB là cách
tiếp cận tuân thủ nay được chuyển thành tiếp cận theo phương pháp dựa trên đánh
giá rủi ro. Khi tiếp cận theo phương pháp kiểm toán tuân thủ, nhà quản lý thường kỳ
vọng các KTVNB bộ ngăn chặn, phát hiện và sửa chữa các hoạt động vi phạm quy
chế của đơn vị. Hơn thế nữa, nhà quản lý cũng kỳ vọng KTVNB có thể phát hiện ra
những lỗ hổng của các quy chế của đơn vị.
Tuy nhiên phương pháp này chỉ phù hợp khi mơi trường kinh doanh ít thay
đổi. Khi môi trường kinh doanh thay đổi, KTVNB sử dụng phương pháp dựa trên
đánh gái rủi ro. KTVNB cần đánh giá tính hiệu lực và tin cậy của mơi trường kiểm
soatstrong việc quản lý rủi ro. KTVNB cũng cần xác định liệu sự tuân thủ các quy
chế nội bộ, các quy định về tài chính có đủ để hóa giải các rủi ro không. Nếu không,
KTVNB sẽ kiến nghị theo hướng sửa đổi các quy chế nội bộ.
Cơ sở pháp lý: KTNB đo lường đánh giá các hoạt động dựa trên hệ thống


11

pháp lý có hiệu lực, các nội quy, quy chế chung, các quy chế tài chính và các quy
chế khác. Nhu vậy, cơ sở pháp lý của kiểm toán nội bộ tuơng đối linh hoạt, tùy
thuộc vào loại hình kiểm toán mà KTNB thực hiện.
1.2. Ảnh hưởng đặc điểm hoạt động Bảo hiểm tiền gửi đến tổ chức Kiểm toán
nội bộ.

1.2.1. Khái niệm, đặc điểm của Bảo hiểm tiền gửi
• Khái niệm Bảo hiểm tiền gửi

Khái niệm về BHTG đuợc hình thành từ rất lâu trên thế giới. Mỹ là quốc gia
đầu tiên áp dụng cơng cụ này. Theo đó, sau nhiều lần thử nghiệm, đồng thời truớc
thực tiễn bối cảnh những năm 1930 ở Mỹ, nhiều ngân hàng dồn dập gặp khó khăn,
phải đóng cửa, cơng cụ BHTG đã đuợc khởi xuớng và chính thức áp dụng ở cấp
Liên bang từ 01/01/1934 tới nay. Kinh nghiện và thành công của cơng cụ BHTG ở
Mỹ đã nhanh chóng đuợc nhiều quốc gia và châu lục trên toàn cầu áp dụng. Tới
nay, có trên 100 quốc gia và vùng lãnh thổ đã triển khai công cụ BHTG. Ngày
06/5/2002, Hiệp hội BHTG quốc tế ra đời, đánh dấu sự thành công của cơng cụ
BHTG trong nỗ lực giải quyết khó khăn của ngân hàng, thúc đẩy phổ cập nhiều hơn
và chuẩn hóa hoạt động BHTG.
Theo Luật BHTG số 06/2012/QH13 ngày 18/6/2012: iiBHTG là sự bảo đảm
hoàn trả tiền gửi cho người được BHTG trong hạn mức trả tiền bảo hiểm khi tổ
chức tham gia BHTG lâm vào tình trạng mất khả năng chi trả tiền gửi cho người
gửi tiền hoặc phá sản”
Theo Hiệp hội BHTG Quốc tế (IADI), " BHTGJ được hiểu làmột hệ thống
được thiết lập để bảo vệ người gửi tiền khỏi những tổn thất về tiền gửi được bảo
hiểm của họ trong trường hợp tổ chức nhận tiền gửi khơng thể hồn thành các
nghĩa vụ nợ theo cam kết đối với người gửi tiền”.
Nhu vậy, có thể hiểu BHTG là một cam kết công khai của tổ chức BHTG về
việc sẽ hoàn trả một phần hoặc toàn bộ tiền gửi đuợc bảo hiểm (bao gồm cả gốc và
lãi) cho nguời gửi tiền khi tổ chức tham gia BHTG đuợc cơ quan chức năng xác
định là mất khả năng thanh toán hoặc chấm dứt hoạt động. BHTG là một cam kết
công khai giữa ba chủ thể là tổ chức BHTG, tổ chức tham gia BHTG và nguời đuợc
BHTG. Cụ thể:


12


Tổ chức BHTG: Là tổ chức tài chính nhà nước, hoạt động khơng vì mục tiêu
lợi nhuận, thực hiện chính sách bảo hiểm tiền gửi, góp phần duy trì sự ổn định của
hệ thống các tổ chức tín dụng, đảm bảo sự phát triển an toàn, lành mạnh của hoạt
động ngân hàng.
Tổ chức tham gia BHTG: Tổ chức tham gia BHTG là tổ chức tín dụng, chi
nhánh ngân hàng nước ngoài thành lập và hoạt động theo Luật các tổ chức tín dụng
được nhận tiền gửi của cá nhân. Các tổ chức này khi tham gia BHTG có trách
nhiệm phải đóng phí BHTG cho tổ chức BHTG và được u cầu tổ chức BHTG
chi trả tiền bảo hiểm cho người được BHTG tại tổ chức đó khi phát sinh nghĩa vụ
trả tiền bảo hiểm.
Người được BHTG: Người được bảo hiểm là cá nhân có tiền gửi được bảo
hiểm tại tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi. Các cá nhân này khơng phải đóng góp
tài chính cho tổ chức BHTG nhưng họ có quyền nhận được khoản tiền bảo hiểm đối
với khoản tiền gửi được bảo hiểm của mình.
Có thể hiểu, Bảo hiểm tiền gửi là sự bảo đảm hoàn trả tiền gửi cho người
được bảo hiểm tiền gửi trong hạn mức trả tiền bảo hiểm khi tổ chức tham gia bảo
hiểm tiền gửi lâm vào tình trạng mất khả năng chi trả tiền gửi cho người gửi tiền
hoặc phá sản...
Trong thực tế, mục đích cụ thể của mỗi hệ thống bảo hiểm tiền gửi có khác
nhau nhưng tựu chung đều nhằm đạt được mục đích sau:
-

Bảo vệ số đơng người gửi tiền, đối tượng có tiền gửi ít hạn chế trong tiếp
cận thông tin về quản trị, điều hành và tình hình hoạt động của các tổ chức huy
động tiền gửi.

-

Góp phần đảm bảo cho hệ thống tài chính quốc gia ổn định và tạo điều kiện

cho các giao dịch tài chính có hiệu quả hơn bằng cách phịng, tránh đổ vỡ ngân hàng.

-

Góp phần xây dựng một thị trường có tính cạnh tranh và bình đẳng cho
các tổ chức tài chính có quy mơ và trình độ phát triển khác nhau.

-

Quy định rõ trách nhiệm, quyền hạn của người gửi tiền, tổ chức tài chính,
Chính phủ và giảm thiểu gánh nặng tài chính cho người đóng thuế trong trường hợp
có tổ chức tín dụng đổ bể.
• Đặc điểm của Bảo hiểm tiền gửi


13

về tính chất hoạt động: Hiện nay trên thế giới có hơn 100 quốc gia có hệ
thống bảo hiểm tiền gửi hoạt động. Bảo hiểm tiền gửi là loại hình chính sách cơng
(điều này cũng khác với một số loại hình bảo hiểm thương mại) với vai trị cơ bản là
bảo vệ người gửi tiền, bảo đảm an sinh xã hội góp phần bảo đảm sự phát triển an
tồn và lành mạnh của hệ thống tài chính quốc gia. Sử dụng công cụ bảo hiểm tiền
gửi là thể hiện sự hội nhập trong quá trình phát triển kinh tế.
Thực tiễn trên thế giới đã chứng minh, ở bất cứ quốc gia nào, hệ thống
BHTG hoạt động hiệu quả thì những bất ổn trong hệ thống ngân hàng giảm xuống.
Trong nền kinh tế thị trường, sự phát triển mạnh mẽ của hệ thống tài chính ngân
hàng ln tiềm ẩn nguy cơ rủi ro cao. Cân bằng lợi ích giữa một bên là sự phát triển
của hệ thống tài chính ngân hàng và một bên là bảo vệ lợi ích của người tiêu dùng
nói chung và người gửi tiền nói riêng là u cầu ln được đặt ra với bất cứ Chính
phủ nào. Công cụ bảo hiểm tiền gửi là sự lựa chọn của rất nhiều quốc gia vì những

lợi ích đối với xã hội và nền kinh tế. Bảo hiểm tiền gửi khơng chỉ có vai trị trong
bối cảnh hoạt động ngân hàng ở trạng thái bình thường và phát triển mà nó có vai
trị đặc biệt trong trường hợp xảy ra khủng hoảng hoặc có nguy cơ xảy ra khủng
hoảng tài chính. Đó cũng là ngun nhân lý giải tại sao hàng loạt hệ thống bảo hiểm
tiền gửi ở các quốc gia châu Á ra đời sau khi xảy ra cuộc khủng hoảng tài chính ở
khu vực châu Á năm 1997. Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam (BHTGVN) được Chính
phủ thành lập năm 2000 có trụ sở chính tại Hà Nội. Theo đó, BHTGVN là một tổ
chức tài chính nhà nước hoạt động khơng vì mục tiêu lợi nhuận, với vai trị bảo vệ
người gửi tiền, góp phần bảo đảm sự phát triển an toàn và lành mạnh của hoạt động
ngân hàng. Ở Việt Nam, hoạt động bảo hiểm tiền gửi có sự khác biệt với các loại
hình bảo hiểm khác.
Năm vừa qua, thế giới đã chứng kiến cuộc khủng hoảng kinh tế trầm trọng
nhất trong vòng 80 năm qua. Nhiều nền kinh tế lớn trên thế giới bị "chao đảo" đặc
biệt nhiều tổ chức tài chính, ngân hàng thậm chí có lịch sử phát triển lâu đời với quy
mơ lớn đã bị đổ vỡ. Trong bối cảnh đó, tổ chức BHTG của nhiều quốc gia điển hình
là ở Mỹ đã có đóng góp hiệu quả, tích cực trong việc bảo vệ người gửi tiền, xử lý đổ
vỡ bảo đảm ổn định xã hội.


14

về sự điều chỉnh của pháp luật: Với chức năng và vai trị mang tính chất đặc
thù, hoạt động của bảo hiểm tiền gửi ở Việt Nam không chịu sự điều chỉnh của Luật
Kinh doanh bảo hiểm mà Chính phủ đã có nghị định riêng điều chỉnh hoạt động bảo
hiểm tiền gửi.
về cơ chế bảo hiểm: Ở các loại hình bảo hiểm thuơng mại khác khi chủ thể
tham gia bảo hiểm sẽ xuất hiện mối quan hệ trực tiếp giữa một bên là đối tuợng bảo
hiểm và một bên là đối tuợng đuợc bảo hiểm. Còn ở bảo hiểm tiền gửi thì khác,
mặc dù nguời gửi tiền là nguời đuợc huởng lợi trực tiếp từ chính sách bảo hiểm tiền
gửi nhung không xuất hiện mối quan hệ trực tiếp về bảo hiểm tiền gửi giữa nguời

gửi tiền và tổ chức BHTG trừ truờng hợp xảy ra đổ vỡ của tổ chức tín dụng. Theo
quy định, bất cứ một tổ chức (tín dụng hoặc khơng phải là tổ chức tín dụng nhung
có hoạt động ngân hàng trừ ngân hàng chính sách hoặc tiết kiệm buu điện - gọi là tổ
chức tham gia bảo hiểm tiền gửi) nào có hoạt động huy động tiền gửi của dân cu thì
phải tham gia bảo hiểm tiền gửi một cách bắt buộc và phải đóng phí trên tổng số du
tiền gửi theo tỷ lệ do pháp luật quy định. Mặc dù là nguời đuợc huởng lợi từ chính
sách bảo hiểm tiền gửi, nhung nguời gửi tiền khơng phải đóng phí bảo hiểm tiền
gửi, trách nhiệm đóng phí thuộc về tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi (điều này là
một điểm khác biệt so với các loại hình bảo hiểm thuơng mại khác). Trong truờng
hợp tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi bị giải thể hoặc phá sản thì BHTG sẽ thay
mặt Chính phủ đứng ra chi trả tiền gửi cho nguời gửi tiền với mức bảo hiểm là 75
triệu đồng cho mỗi khoản tiền gửi tại một tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi. Số
tiền vuợt quá 75 triệu đồng nguời gửi tiền sẽ đuợc nhận trong quá trình thanh lý tổ
chức tham gia bảo hiểm tiền gửi với thứ tự uu tiên theo quy định của pháp luật về
giải thể hoặc phá sản.
Về đối tượng tham gia bảo hiểm tiền gửi: Là các tổ chức tín dụng hoặc
khơng phải là tổ chức tín dụng nhung có hoạt động ngân hàng. Đối tuợng tham gia
của các loại hình bảo hiểm thuơng mại là các tổ chức hoặc cá nhân.
Cơ chế tham gia: Cơ chế tham gia là bắt buộc còn đối với các loại hình khác
thì có thể thỏa thuận.
Hình thức pháp lý tham gia: Ở BHTG đó là sự bắt buộc của các tổ chức tham


15

gia bảo hiểm tiền gửi mà không thông qua hợp đồng bảo hiểm. Cịn ở các loại
hình
bảo hiểm thương mại khác thì thơng thường phải thơng qua hợp đồng bảo hiểm.
Nội dung bảo hiểm: Ở bảo hiểm tiền gửi là sự bắt buộc theo những quy định
của pháp luật còn ở các loại hình bảo hiểm khác thì có thể do sự lựa chọn của chủ

thể về nội dung tham gia bảo hiểm.
Ngoài sự khác biệt cơ bản nêu trên, giữa bảo hiểm tiền gửi và các loại hình
bảo hiểm thương mại khác cịn có những khác biệt về mơ hình tổ chức, về cách thức
tổ chức hoạt động...
Tóm lại, bảo hiểm tiền gửi là cơng cụ tài chính được Chính phủ sử dụng để
bảo vệ người gửi tiền, góp phần bảo đảm sự phát triển an toàn lành mạnh của hoạt
động ngân hàng. Bảo hiểm tiền gửi là chỗ dựa "niềm tin" cho dân đối với hệ thống
tài chính ngân hàng quốc gia, góp phần thúc đẩy q trình huy động vốn để phát
triển kinh tế đất nước. Chính vì vai trị như vậy nên Chính phủ rất chú trọng việc
xây dựng và phát triển hệ thống bảo hiểm tiền gửi tại Việt Nam đặc biệt trong bối
cảnh nền kinh tế nước ta hội nhập ngày càng sâu rộng vào nền kinh tế toàn cầu.
1.2.2. Tổ chức bộ máy kiểm toán nội bộ trong các tổ chức Bảo hiểm tiên gửi
Institute of Internal Auditors (IIA) là tổ chức nghề nghiệp dành cho kiểm
toán viên nội bộ, thành lập năm 1941 có trụ sở chính tại Hoa Kỳ. Sự ra đời của IIA
đã chính thức đánh dấu sự hữu hiệu của hoạt động KTNB trên thế giới. IIA có sự
hiện diện và được công nhận tại hơn 190 quốc gia và lãnh thổ trên thế giới, hiện
đang là tổ chức thiết lập,xây dựng hệ thống chuẩn mực cho công tác thực hiện và
triển khai hoạt động KTNB trên thế giới. Thông lệ thực hành và các Chuẩn mực
KTNB Quốc tế (IPPF) do Uỷ ban Chuần mực Kiểm toán nội bộ Quốc tế (IIASB)
được áp dụng rộng rãi trên thế giới, là kim chỉ nam cho hoạt động KTNB. IIA là tổ
chức duy nhất cấp bằng chuyên môn KTNB quốc tế (CIA-Certified Internal Auditor).
Theo IIA, KTNB là một chức năng độc lập trong nội bộ đơn vị. KTNB có
được tính độc lập cao nhất khi báo cáo hành chính cho người chịu trách nhiệm cao
nhất, trong việc điều hành đơn vị (CEO) và báo cáo trách nhiệm chuyên môn cho cơ
quan giám sát định hướng (HĐQT) thông qua một chức năng chuyên trách như Uỷ


×