Tải bản đầy đủ (.docx) (128 trang)

1161 phân tích báo cáo tài chính tại CTY CP bibica thực trạng và giải pháp luận văn thạc sỹ (FILE WORD)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.86 MB, 128 trang )


NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
HỌC VIỆN NGÂN HÀNG

NGUYỄN KHÁNH LINH

PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH
TẠI CƠNG TY CỔ PHẦN BIBICA
THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

HÀ NỘI - 2018


NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
HỌC VIỆN NGÂN HÀNG

NGUYỄN KHÁNH LINH

PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH
TẠI CƠNG TY CỔ PHẦN BIBICA
THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP
Chuyên ngành: Kế toán
Mã số: 8340301

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
Người hướng dẫn khoa học: TS. Phan Thị Anh Đào

HÀ NỘI - 2018



LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan Luận văn này là do bản thân tơi tự tìm hiểu và nghiên
cứu từ chính thực tiễn Phân tích báo cáo tài chính tại Công ty cổ phần Bibica,
chua đuợc công bố trong bất cứ một cơng trình nghiên cứu nào. Các số liệu,
nội dung đuợc trình bày trong luận văn là trung thực, chính xác, đuợc trích
dẫn đầy đủ trong danh mục Tài liệu tham khảo.
Tơi xin chịu hồn tồn trách nhiệm nếu có bất kỳ ý kiến khiếu nại nào
liên quan đến nội dung Luận văn.
Hà Nội, ngày...tháng 8 năm 2018
TÁC GIẢ

Nguyễn Khánh Linh


LỜI CẢM ƠN
Với những tình cảm chân thành nhất, em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc
tới các thầy cô giảng viên Học viện Ngân hàng đã giảng dạy, giúp đỡ em
trong suốt quá trình học tập và làm Luận văn. Em xin đặc biệt gửi lời cảm ơn
sâu sắc đến TS. Phan Thị Anh Đào đã tận tình huớng dẫn, chỉ bảo và động
viên em trong quá trình nghiên cứu và hồn thiện Luận văn.
Cùng với đó, em xin trân trọng cảm ơn Ban lãnh đạo và toàn thể nhân
viên Công ty cổ phần Bibica đã hỗ trợ tạo điều kiện trong q trình nghiên
cứu để em hồn thiện Luận văn.
Cuối cùng, em xin cảm ơn gia đình, bạn bè, đồng nghiệp đã tạo điều kiện
thuận lợi để em có thể hồn thành đề tài nghiên cứu của mình.
Do giới hạn kiến thức và khả năng lý luận của bản thân cịn nhiều thiếu
sót, em xin kính mong nhận đuợc sự đóng góp ý kiến của các thầy, cơ giáo và
độc giả để Luận văn đuợc hồn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!

Hà Nội, ngày...tháng 8 năm 2018
TÁC GIẢ

Nguyễn Khánh Linh


MỤC LỤC

MỞ ĐẦU................................................................................................. 1
1. Tính cấp thiết của đề tài......................................................................... 1
2. Tổng quan nghiên cứu của Luận văn..................................................... 2
3. Mục tiêu nghiên cứu...............................................................................5
4. Phuơng pháp nghiên cứu........................................................................5
5. Đối tuợng và phạm vi nghiên cứu..........................................................7
6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của Luận văn......................................... 7
7. Bố cục của Luận văn.............................................................................. 7
CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT VỀ PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI
CHÍNH DOANH NGHIỆP............................................................................8
1.1.

Báo cáo tài chính của doanh nghiệp:............................................8

1.1.1.

Khái niệm Báo cáo tài chính:..................................................8

1.1.2.

Các nội dung Báo cáo tài chính:.............................................8


1.2.

Khái niệm và mục tiêu phân tích Báo cáo tài chính Doanh nghiệp
17

1.2.1.

Khái niệm..............................................................................17

1.2.2.

Mục tiêu................................................................................18

1.3.

Tầm quan trọng của phân tích Báo cáo tài chính.......................20

1.4.

Quy trình phântích báocáo tài chính...........................................21

1.4.1.

Giai đoạn lập kếhoạch:..........................................................21

1.4.2.......................................................................................................... Gia
i đoạn suu tầm, lựa chọn, kiểm tra tài liệu, số liệu:............................21
1.4.3.

Giai đoạn xử lý, tính tốn chỉ tiêu và tiến hành phân tích: ... 22



1.4.4.
1.5.

Giai đoạn lập báo cáo phân tích:..........................................22
Các phương pháp phân tích Báo cáo tài chính........................... 22

1.5.1.

Phương pháp so sánh............................................................23

1.5.2.

Phương pháp tỷ lệ:...............................................................25

1.5.3.

Phương pháp nhân tố............................................................26

1.5.4.

Phương pháp phân tích bằng đồ thị:.....................................27

1.5.5.

Phương pháp Dupont............................................................27

1.6.


Nội dung phân tích Báo cáo tài chính.........................................29

1.6.1.

Phân tích cấu trúc tài chính:.................................................30

1.6.2.

Phân tích tình hình thanh tốn và khả năng thanh tốn.......36

1.6.3.

Đánh giá khái qt tình hình tài chính của doanh nghiệp: ....

38
1.6.4.

Phân tích khả năng sinh lời..................................................41

1.6.5.

Phân tích dịng tiền thơng qua Báo cáo lưu chuyển tiền tệ ...

42
1.6.6.

Phân tích các chỉ tiêu liên quan đến cơng ty niêm yết chứng

khốn.......................................................................................................43
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH

TẠI CƠNG TY CỔ PHẦN BIBICA...........................................................46
2.1.

Tổng quan về ngành bánh kẹo tại Việt Nam.............................. 46

2.2.

Tổng quan về q trình hình thành và phát triển của Cơng ty cổ

phần Bibica..................................................................................................47
2.2.1.

Q trình hình thành và phát triển của cơng ty cổ phần Bibica
47

2.2.2.

Đặc điểm sản xuất kinh doanh, cơ cấu tổ chức quản lý của


2.3.

Thực trạng phân tích báo cáo tài chính tại Cơng ty cổ phần Bibica
54

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

2.3.1. Công tác tổ chức phân tích tài chính tại cơng ty cổ phần
Bibica.......................................................................................................54
2.3.2. Phương pháp phân tích báo cáo tài chính tại cơng ty cổ phần

Bibica.......................................................................................................55
2.3.3. Nội dung phân tích tài chính tại công ty cổ phần Bibica....55
2.4.

Nhận xét về công tác phân tích BCTC tại cơng ty Bibica:.........70

2.4.1. Ưu điểm................................................................................70
2.4.2. Nhược điểm..........................................................................71
2.4.3. Ngun nhân........................................................................72
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP HỒN THIỆN PHÂN TÍCH BÁO CÁO
TÀI CHÍNH TẠI CƠNG TY CỔ PHẦN BIBICA..................................... 74
3.1.

Xu hướng phát triển ngành bánh kẹo Việt Nam......................... 74

3.2.

Định hướng phát triển, hoạt động kinh doanh của công ty.........75

3.3.

Giải pháp hồn thiện phân tích BCTC tại cơngty Bibica...........78

3.3.1.

Hồn thiện về nhân sự phân tích Báo cáotàichính...............78

3.3.2.

Hồn thiện về phương pháp phân tích:................................79


3.3.3.

Hồn thiện về nội dung phân tích:.......................................85

KẾT LUẬN.............................................................................................94
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO..............................................95
PHỤ LỤC............................................................................................... 96
Chữ viết tắt

Ý nghĩa

BBC

Công ty cổ phần Bibica

BCĐKT

Bảng cân đối kế tốn

BCTC

Báo cáo tài chính


CP

Chi phí

DN


Doanh nghiệp

DT

Doanh thu

GV

Giá vốn

HHC

Cơng ty cổ phần bánh kẹo Hải Hà

KDC

Công ty cổ phần Kinh Đô

LN

Lợi nhuận

NV

Nguồn vốn

SXKD

Sản xuất kinh doanh


TS

Tài sản

TSCĐ

Tài sản cố định

TNDN

Thu nhập doanh nghiệp

VCSH

Vốn chủ sở hữu


TÊN BẢNG

TRANG

Bảng 1.1: Bảng phân tích cơ cấu và sự biến động tài sản

30

Bảng 1.2: Bảng phân tích cơ cấu và sự biến động nguồn vốn

34


Bảng 1.3: Bảng phân tích mối quan hệ giữa TS và NV
35
DANH MỤC BẢNG, BIỂU, SƠ ĐỒ
Bảng 1.4: Bảng đánh giá khái quát tình hình tài chính

39

Bảng 1.5: Bảng đánh giá khái qt tình hình huy động vốn

40

Bảng 1.6: Bảng đánh giá khái quát mức độ độc lập tài chính của DN

41

Bảng 2.1: Phân tích theo chiều ngang và chiều dọc phần Tài sản
Bảng cân đối kế tốn năm 2016 - 2017

56

Bảng 2.2: Phân tích theo chiều ngang và chiều dọc phần Nguồn vốn
Bảng cân đối kế tốn năm 2016 - 2017

59

Bảng 2.3: Phân tích mối quan hệ giữa Tài sản và Nguồn vốn

61

Bảng 2.4: Phân tích Báo cáo kết quả hoạt động SXKD năm 2017


62

Bảng 2.5: Phân tích tình hình thanh tốn và khả năng thanh tốn

65

Bảng 2.6: Phân tích khả năng sinh lời

68

Bảng 2.7: Phân tích dựa trên số chỉ tiêu năm 2017

69

Bảng 3.1: Kế hoạch kinh doanh năm 2018 công ty Bibica

75

Bảng 3.2: Kế hoạch đầu tu năm 2018 công ty Bibica

78

Bảng 3.3: Phân tích các chỉ số liên quan đến cơng ty niêm yết

86

Bảng 3.4: So sánh các chỉ số liên quan đến công ty niêm yết giữa
công ty BBC, KDC, HHC năm 2017


88


Bảng 3.5: Phân tích Báo cáo lưu chuyển tiền tệ công ty Bibica
TÊN BIỂU ĐỒ

90
TRANG

Biểu đồ 2.1: Doanh thu công ty Bibica các năm 2013 - 2017

63

Biểu đồ 2.2: LN sau thuế công ty Bibica các năm 2013 - 2017

63

Biểu đồ 2.3: So sánh doanh thu - lợi nhuận kế hoạch năm 2017

70

Biểu đồ 3.1: Thị phần bánh kẹo Việt Nam năm 2014

75

Biểu đồ 3.2: Biểu đồ cơ cấu tài sản ngắn hạn năm 2017

80

Biểu đồ 3.3: Biểu đồ phân tích tình hình thanh tốn và khả năng

thanh tốn

81

Biểu đồ 3.4: Biểu đồ phân tích kế hoạch và thực hiện kinh doanh
82

năm 2017 Bibica
TÊN SƠ ĐỒ
Sơ đồ1.1: Mơ hình phân tích bằng phương pháp Dupont

TRANG
28, 83

Sơ đồ 2.1: Cơ cấu tổ chức công ty cổ phần Bibica

53

Sơ đồ 2.2. Tổ chức bộ máy kế tốn cơng ty Bibica

54



1

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Những năm gần đây, cùng với sự phát triển của nền kinh tế và sự gia
tăng trong quy mô dân số với cơ cấu trẻ, bánh kẹo là một trong những ngành

có tốc độ tăng truởng khá cao và ổn định tại Việt Nam. Trong khi các cơ sở
sản xuất nhỏ lẻ đang bị thu hẹp dần do vốn ít, quy trình sản xuất cịn thủ cơng
dẫn đến khơng đảm bảo các nhu cầu an toàn thực phẩm và hiệu quả sản xuất
kinh doanh thì các cơng ty bánh kẹo lớn trong nuớc ngày càng khẳng định
đuợc vị thế của mình trên thị truờng với nhiều sản phẩm đa dạng, chất luợng
tốt, mẫu mã đẹp, phù hợp với khẩu vị của nguời Việt Nam, cạnh tranh tốt với
hàng nhập khẩu.
Tuy nhiên, trong nền kinh tế thị truờng, đặc biệt là trong xu thế hội nhập
về kinh tế nhu hiện nay, sự cạnh tranh diễn ra hết sức gay gắt. Các doanh
nghiệp bánh kẹo nội địa muốn tồn tại, đứng vững trên thị truờng, sản phẩm
của mình cạnh tranh đuợc với sản phẩm của các doanh nghiệp nội địa khác và
doanh nghiệp nuớc ngoài thì cần phải xây dựng chiến luợc kinh doanh cụ thể
ngắn hạn và dài hạn cho mình dựa trên việc phân tích các hoạt động tài chính
của doanh nghiệp.
Làm đuợc điều này thì việc phân tích các Báo cáo tài chính trong doanh
nghiệp đã đóng góp một phần khơng nhỏ. Đây là một công cụ hữu hiệu giúp
cho doanh nghiệp theo dõi tình hình tài chính và kết quả hoạt động, thực hiện
những biện pháp điều chỉnh nhằm đạt đuợc mục tiêu mong muốn. Cơng tác
này địi hỏi phải vận dụng một hệ thống các phuơng pháp khoa học vào việc
tính tốn, phân tích từ đó giúp cho đối tuợng sử dụng thông tin thống kê, nắm
rõ thực trạng tài chính, an tồn tài chính, dự đốn các chi tiêu tài chính cũng
nhu các rủi ro tài chính trong tuơng lai để từ đó đua ra các quyết định đúng
đắn nhằm tối đa hóa lợi ích của mình.


2

Công ty Cổ phần Bibica là một công ty chuyên sản xuất kinh doanh về
các sản phẩm bánh kẹo của Việt Nam. Hiện nay, công ty đang trên đà phát
triển mạnh mẽ tuy nhiên lại phải đối mặt với nhiều khó khăn từ việc cạnh

trạnh với các hãng bánh kẹo nội địa và ngoại nhập. Để có thể đứng vững, duy
trì vị thế của mình trên thị truờng cũng nhu tăng thêm sức cạnh trạnh với các
thương hiệu khác, công ty Bibica cần đua ra đuợc các chiến luợc kinh doanh
ngắn hạn và dài hạn của mình. Trong bối cảnh đó, việc phân tích tình hình tài
chính nói chung và đặc biệt là phân tích báo cáo tài chính của công ty là một
việc làm cần thiết đối với nhà quản trị công ty Bibica cũng như các nhà đầu tư
cần nắm được những thơng tin hữu ích cho các quyết định đầu tư của mình.
Để làm rõ những vấn đề trên, tác giả chọn đề tài “Phân tích Báo cáo tài
chính tại Cơng ty cổ phần Bibica - Thực trạng và giải pháp ” để làm đề tài
Luận văn Thạc sĩ Chuyên ngành Kế toán.
2. Tong quan nghiên cứu của Luận văn
Phân tích báo cáo tài chính của doanh nghiệp đóng vai trị quan trọng
trong cơng tác quản trị doanh nghiệp. Việc phân tích báo cáo tài chính sẽ giúp
các doanh nghiệp và các cơ quan thấy được rõ thực trạng hoạt động tài chính,
kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh trong kỳ của doanh nghiệp, từ đó giúp
cho các nhà quản trị đánh giá khả năng sinh lời và triển vọng phát triển của
doanh nghiệp để đưa ra các quyết định kinh doanh và phát triển phù hợp.
Thời gian qua đã có rất nhiều đề tài, luận văn Thạc sỹ nghiên cứu về
phân tích báo cáo tài chính của các tập đồn, cơng ty. Mỗi đề tài đều có
những quan điểm cụ thể về những vấn đề liên quan đến phân tích tài chính.
- Đối với đề tài Phân tích báo cáo tài chính các doanh nghiệp nói chung:
+ Nguyễn Thành Tuấn (2013), Phân tích báo cáo tài chính tại cơng ty cổ
phần thực phẩm Bích Chi, Luận văn thạc sỹ, Trường Đại học Kinh tế quốc
dân, Hà Nội.


3

+ Nguyễn Thị Xuyến (2014), Phân tích báo cáo tài chính của ngân hàng
cổ phần Quân đội, Luận văn thạc sỹ, Truờng đại học kinh tế, Đại học quốc gia

Hà Nội.
+ Gaurang Patel (2010), A report on analysis of financial statements of
Ashok Leyland, N. R. Insititute of business management, GLS Campus,
Ahmedabad, India.
- Đối với đề tài Phân tích báo cáo tài chính cơng ty cổ phần Bibica:
+ Nguyễn Thị Hà (2015), Phân tích tài chính cơng ty cổ phần Bibica,
Luận văn thạc sỹ, Truờng đại học kinh tế, Đại học quốc gia Hà Nội.
+ Nguyễn Ngọc Lan (2015), Phân tích báo cáo tài chính cơng ty Bibica,
Đại học Kinh tế Đà Nang.
Sau khi nghiên cứu một số đề tài, tác giả nhận thấy các đề tài trên đã hệ
thống hóa đuợc những vấn đề lý luận liên quan đến phân tích Báo cáo tài
chính, vận dụng vào phân tích tại từng công ty cụ thể đồng thời đua ra được
đề xuất nhằm khắc phục và hồn thiện cơng tác phân tích báo cáo tài chính
của cơng ty. Tuy nhiên, các đề tài cũng có một số tồn tại sau:
+ Luận văn của tác giả Nguyễn Thành Tuấn đã đi sâu và nghiên cứu tình
hình tài chính của doanh nghiệp thơng qua các chỉ tiêu trên báo cáo tài chính
như doanh thu, chi phí, lợi nhuận,... Phân tích các báo cáo như Bảng cân đối
kế toán, Báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh, Báo cáo lưu chuyển
tiền tệ. Tuy nhiên, tác giả chưa có sự so sánh với các doanh nghiệp cùng
ngành nên khơng so sánh được tình hình tài chính của cơng ty so với các cơng
ty khác, do vậy, kết quả đánh giá cịn mang tính chủ quán;
+ Luận văn của tác giả Nguyễn Thị Xuyến đã phân tích được tình hình
tài chính của cơng ty dựa trên các chỉ số cơ bản, các báo cáo tài chính của
doanh nghiệp, đặc biệt, luận văn đã phân tích được dấu hiệu rủi ro và an tồn
vốn của ngân hàng từ đó đưa ra các nhận xét để hồn thiện hơn về cơng tác


4

phân tích báo cáo tài chính của ngân hàng. Tuy nhiên, luận văn lại chua phân

tích đuợc Báo cáo luu chuyển tiền tệ và các chỉ số đặc trung ngành dẫn đến
thiếu sót trong việc nghiên cứu.
+ Cơng trình nghiên cứu của tác giả Gaurang Patel đã phân tích các Báo
cáo tài chính của cơng ty: Bảng cân đối kế toán, Báo cáo kết quả hoạt động
kinh doanh, Báo cáo luu chuyển tiền tệ theo cả chiều ngang và chiều dọc,
phân tích cụ thể các chỉ số cơ bản của tài chính. Phuơng pháp phân tích khơng
chỉ là so sánh và tỷ lệ mà tác giả cịn phân tích bằng phuơng pháp biểu đồ cột,
đuờng và biểu đồ tròn. Bên cạnh đó, các chỉ số điểm cổ phiếu cũng đã đuợc
phân tích khái quát, chua cụ thể, rõ ràng. Tuy nhiên, tác giả chua đua ra đuợc
nhiều nhận xét về tình hình tài chính của cơng ty cũng nhu các giải pháp để
hồn thiện và nâng cao cơng tác phân tích tài chính tại doanh nghiệp.
+ Luận văn của tác giả Nguyễn Thị Hà đã phân tích khá đầy đủ những
chỉ tiêu cơ bản của cơng tác phân tích báo cáo tài chính cơng ty Bibica về
phân tích các báo cáo tài chính và phân tích các chỉ số. Tuy nhiên chua phân
tích và so sánh đuợc với các doanh nghiệp cùng ngành cũng nhu phân tích các
chỉ số liên quan đến cơng ty niêm yết.
+ Cơng trình nghiên cứu của tác giả Nguyễn Ngọc Lan tiến hành phân
tích Báo cáo tài chính theo cách tiếp cận chủ yếu vẫn là phân tích báo cáo tài
chính và các chỉ số. Bên cạnh đó, tác giả đã có sự so sánh công ty Bibica và
Công ty Kinh đô về các chỉ số nợ, địn bẩy nợ và ngân quỹ/nợ từ đó đua ra
các nhận xét. Việc phân tích các chỉ số của cơng ty niêm yết đã đuợc tiến
hành nhung cịn thô sơ và chua đua ra đuợc các giải pháp cho cơng ty.
Ngồi ra, đa phần các cơng trình nghiên cứu về Phân tích báo cáo tài
chính tại doanh nghiệp thuờng đứng trên góc độ bên ngồi, là nguời thứ ba để
xem xét và phân tích vấn đề dẫn đến đua ra các ý kiến, nhận xét chủ quan của
tác giả, chua khai thác đuợc khía cạnh chính doanh nghiệp phân tích báo cáo


5


tài chính của doanh nghiệp mình.
Chính vì vậy, tác giả mong muốn đề tài “Phân tích Báo cáo tài chính tại
Công ty cổ phần Bibica - Thực trạng và giải pháp” góp phần khắc phục
những hạn chế của những nghiên cứu nêu trên và làm phong phú thêm tài liệu
liên quan đến nội dung phân tích báo cáo tài chính nói chung và phân tích báo
cáo tài chính của Cơng ty Bibica nói riêng.
3. Mục tiêu nghiên cứu
Thứ nhất, hệ thống hóa những vấn đề lý luận chung liên quan đến Báo
cáo tài chính, phân tích Báo cáo tài chính, cơng tác phân tích báo cáo tài chính
trong doanh nghiệp.
Thứ hai, khảo sát thực trạng về:
- Cơng tác phân tích báo cáo tài chính tại cơng ty cổ phần Bibica
- Đánh giá, nêu ra những uu điểm, nhuợc điểm trong cơng tác phân tích
báo cáo tài chính tại cơng ty cổ phần Bibica
Thứ ba, đề xuất các giải pháp, kiến nghị nhằm hồn thiện, nâng cao hiệu
quả phân tích báo cáo tài chính tại cơng ty cổ phần Bibica trong thời gian tới.
4. Phương pháp nghiên cứu
- Cơ sở lý luận: Đề tài nghiên cứu dựa trên các văn bản quy phạm pháp
luật là Luật, nghị định, thông tu của Chính phủ về báo cáo tài chính
doanh
nghiệp và giáo trình, sách báo, website đáng tin cậy liên quan đến phân
tích
báo cáo tài chính doanh nghiệp.
- Phuơng pháp luận: Duy vật biện chứng, duy vật lịch sử gắn với thực
tiễn và tôn trọng các quy luật khách quan.
- Nguồn dữ liệu và phuơng pháp thu thập dữ liệu:
a. Dữ liệu thứ cấp:
- Dữ liệu về cơ sở lý luận phân tích báo cáo tài chính doanh nghiệp lấy



6

- Thông tin thu thập từ website của Công ty cổ phần Bibica gồm: Báo
cáo tài chính, báo cáo thường niên các năm 2016, 2017, lịch sử hình
thành



phát triển của Công ty, định hướng phát triển của Công ty trong tương
lai;
- Các chỉ tiêu tài chính cơ bản của Cơng ty cổ phần Bibica được chính
cơng ty tính tốn trong q trình phân tích Báo cáo tài chính;
- Hệ thống Báo cáo tài chính các năm 2016, 2017 được lấy từ website
của hai công ty cùng ngành: Công ty cổ phần Kinh Đô và Công ty cổ
phần
bánh kẹo Hải Hà. Tác giả chọn hai Công ty này để so sánh vì đây là các
thương hiệu uy tín của Việt Nam hoạt động trong lĩnh vực sản xuất,
cung

cấp

các sản phẩm bánh kẹo, chiếm thị phần lớn trên thị trường bánh kẹo
Việt.
Để thuận tiện cho việc so sánh, tác giả đã lấy ký hiệu mã chứng khốn
của từng cơng ty làm ký hiệu để lập những Bảng, Biểu và sử dụng để tiến
hành phân tích:
+ BBC: Cơng ty Cổ phần Bibica;
+ KDC: Công ty cổ phần Kinh Đô;
+ HHC: Công ty cổ phần bánh kẹo Hải Hà.
b. Dữ liệu sơ cấp:

- Các chỉ tiêu tài chính bổ sung của Cơng ty cổ phần Bibica, các chỉ số
phân tích Báo cáo lưu chuyển tiền tệ được sử dụng dựa trên hệ thống
Báo

cáo

tài chính của Công ty qua các năm 2016, 2017;
- Các chỉ tiêu tài chính bổ sung của cơng ty, các chỉ số phân tích Báo cáo
lưu chuyển tiền tệ sẽ được tác giả tính tốn dựa trên hệ thống Báo cáo


7

nghiên cứu dưới dạng lời văn kết hợp với các bảng biểu, sơ đồ, biểu đồ, đồ thị
phân tích.
Ngồi ra, luận văn sử dụng các phương pháp toán học, hệ thống hóa kết
hợp với lý luận cơ bản của khoa học của chuyên ngành Kế toán - Kiểm toán,
đặc biệt là các phương pháp, kỹ thuật phục vụ cho Phân tích BCTC như:
phương pháp so sánh, phương pháp tỷ lệ, phương pháp Dupont,..
5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Phân tích báo cáo tài chính tại Cơng ty cổ phần
Bibica
Phạm vi nghiên cứu: Phân tích các báo cáo tài chính của Cơng ty Bibica
giai đoạn 2016 - 2017
6. Ỷ nghĩa khoa học và thực tiễn của Luận văn
- Về mặt lý luận: Luận văn đã tổng quan những vấn đề lý luận chung liên
quan đến phân tích Báo cáo tài chính trong doanh nghiệp.
- Về mặt thực tiễn: Luận văn đưa ra thực trạng, đánh giá thực trạng cơng
tác phân tích báo cáo tài chính tại cơng ty cổ phần Bibica. Trên cơ sở đó
đề

xuất các giải pháp hồn thiện cơng tác phân tích báo cáo tài chính tại
cơng

ty

cổ phần Bibica.
7. Bố cục của Luận văn
Ngồi Lời mở đầu và Kết luận, nội dung chính của Luận văn gồm 3
chương:
Chương 1: Khái quát về phân tích báo cáo tài chính doanh nghiệp;
Chương 2: Thực trạng phân tích báo cáo tài chính tại Cơng ty cổ phần
Bibica;
Chương 3: Giải pháp hồn thiện phân tích báo cáo tài chính tại Cơng ty


8

CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT VỀ PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI
CHÍNH DOANH NGHIỆP
1.1.
1.1.1.

Báo cáo tài chính của doanh nghiệp:
Khái niệm Báo cáo tài chính:

Báo cáo tài chính (BCTC) là các báo cáo tổng hợp được kế toán viên lập
dựa vào phương pháp kế toán tổng hợp số liệu từ các sổ sách kế tốn, theo các
chỉ tiêu tài chính tại những thời điểm hoặc thời kỳ nhất định. Báo cáo tài
chính được trình bày dưới dạng bảng biểu, cung cấp các thơng tin về tình
hình tài chính, tài sản, nguồn vốn, tình hình kinh doanh và các luồng tiền

của doanh nghiệp đáp ứng các yêu cầu cho những người sử dụng thơng tin tài
chính biết được thực trạng tài chính và tình hình sản xuất kinh doanh của
doanh nghiệp và có thể đưa ra các quyết định phù hợp.
BCTC là căn cứ quan trọng trong việc phân tích, nghiên cứu, phát hiện
những khả năng tiềm tàng và là căn cứ quan trọng đề ra các quyết định về
quản lý, điều hành hoạt động SXKD hoặc đầu tư của chủ sở hữu, các nhà đầu
tư, các chủ nợ hiện tại và tương lai của DN.
BCTC còn là những căn cứ quan trọng để xây dựng các kế hoạch kinh tế
- kỹ thuật, tài chính của DN là những căn cứ khoa học để đề ra hệ thống các
biện pháp xác thực nhằm tăng cường quản trị doanh nghiệp, không ngừng
nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, tăng
lợi nhuận cho doanh nghiệp.
1.1.2.

Các nội dung Báo cáo tài chính:

Hệ thống Báo cáo tài chính của doanh nghiệp gồm 4 báo cáo sau:
- Bảng cân đối kế toán;
- Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh;
- Báo cáo lưu chuyển tiền tệ;
- Bản thuyết minh báo cáo tài chính.


9

Ngoài ra, để phục vụ cho yêu cầu quản lý kinh tế tài chính, yêu cầu chỉ
đạo của các đối tuợng sử dụng báo cáo mà các công ty, doanh nghiệp có thể
quy định lập và sử dụng thêm các báo cáo tài chính kế tốn nội bộ khác. Tuy
nhiên, phạm vi nghiên cứu của đề tài chỉ đề cập đến các báo cáo cơ bản đã
nêu trên.

1.1.2.1. Bảng cân đối kế tốn:
a. Khái niệm:
Theo thơng tu 200/2014/TT-BTC do Bộ Tài chính ban hành ngày
22/12/2014 huớng dẫn chế độ kế toán doanh nghiệp: “Bảng cân đối kế toán là
Báo cáo tài chính tổng hợp, phản ánh tổng qt tồn bộ giá trị tài sản hiện có
và nguồn hình thành tài sản đó của doanh nghiệp tại một thời điểm nhất định.
Số liệu trên Bảng cân đối kế toán cho biết tồn bộ giá trị tài sản hiện có của
doanh nghiệp theo cơ cấu của tài sản và cơ cấu nguồn vốn hình thành các tài
sản đó. Căn cứ vào Bảng cân đối kế tốn có thể nhận xét, đánh giá khái qt
tình hình tài chính của doanh nghiệp”.
b. Ý nghĩa:
Bảng cân đối kế toán là bảng cân đối giữa tài sản và nguồn hình thành tài
sản của doanh nghiệp cuối kỳ hạch toán. Số liệu trên Bảng cân đối kế tốn
cho biết tồn bộ giá trị tài sản hiện có của doanh nghiệp theo cơ cấu tài sản,
nguồn vốn và cơ cấu nguồn hình thành các tài sản đó. Căn cứ vào Bảng cân
đối kế tốn, ta có thể nhận xét, đánh giá khái qt tình hình tài chính của
doanh nghiệp.
c. Cơ sở lập Bảng cân đối kế toán:
- Căn cứ vào sổ kế toán tổng hợp;
- Căn cứ vào sổ, thẻ kế toán chi tiết hoặc Bảng tổng hợp chi tiết;
- Căn cứ vào Bảng cân đối kế toán năm truớc (để trình bày cột đầu năm).
d. Các chỉ tiêu Báo cáo:


10

- Phần Tài sản phản ánh toàn bộ giá trị tài sản hiện có của doanh nghiệp
đến cuối kỳ hạch tốn đang tồn tại dưới các hình thái và trong tất cả các
giai
đoạn, các khâu của quá trình sản xuất kinh doanh.

+ Tài sản ngắn hạn (Mã số 100)
Tài sản ngắn hạn phản ánh tổng giá trị tiền, các khoản tương đương tiền
và các tài sản ngắn hạn khác có thể chuyển đổi thành tiền, có thể bán hay sử
dụng trong vịng khơng q 12 tháng hoặc một chu kỳ kinh doanh bình
thường của doanh nghiệp tại thời điểm báo cáo, gồm: Tiền, các khoản tương
đương tiền, các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn, các khoản phải thu ngắn hạn,
hàng tồn kho và tài sản ngắn hạn khác.
+Tài sản dài hạn (Mã số 200)
Chỉ tiêu này phản ánh trị giá các loại tài sản không được phản ánh trong
chỉ tiêu tài sản ngắn hạn. Tài sản dài hạn là các tài sản có thời hạn thu hồi
hoặc sử dụng trên 12 tháng tại thời điểm báo cáo, như: Các khoản phải thu dài
hạn, tài sản cố định, bất động sản đầu tư, các khoản đầu tư tài chính dài hạn
và tài sản dài hạn khác.
+ Tổng cộng tài sản (Mã số 270)
Là chỉ tiêu tổng hợp phản ánh tổng trị giá tài sản hiện có của doanh
nghiệp tại thời điểm báo cáo, bao gồm tài sản ngắn hạn và tài sản dài hạn.
Mã số 270 = Mã số 100 + Mã số 200.
- Phần Nguồn vốn phản ánh nguồn hình thành các loại tài sản của doanh
nghiệp theo từng nguồn hình thành tài sản của đơn vị, nguồn vốn đi
vay,...

Tỷ

lệ và kết cấu của từng nguồn vốn trong tổng số nguồn vốn hiện có phản
ánh
tính chất hoạt động và thực trạng tài chính của doanh nghiệp.
+ Nợ phải trả (Mã số 300)


11


+ Nợ ngắn hạn (Mã số 310)
Là chỉ tiêu tổng hợp phản ánh tổng giá trị các khoản nợ còn phải trả có
thời hạn thanh tốn khơng q 12 tháng hoặc dưới một chu kỳ sản xuất, kinh
doanh thông thường, như: Các khoản vay và nợ thuê tài chính ngắn hạn, phải
trả người bán, thuế và các khoản phải nộp Nhà nước, phải trả người lao động,
chi phí phải trả, phải trả nội bộ, doanh thu chưa thực hiện, dự phòng phải
trả. tại thời điểm báo cáo.
+ Nợ dài hạn (Mã số 330)
Là chỉ tiêu tổng hợp phản ánh tổng giá trị các khoản nợ dài hạn của
doanh nghiệp bao gồm những khoản nợ có thời hạn thanh tốn cịn lại từ 12
tháng trở lên hoặc trên một chu kỳ sản xuất, kinh doanh thông thường tại thời
điểm báo cáo, như: Khoản phải trả người bán, phải trả nội bộ, các khoản phải
trả dài hạn khác, vay và nợ thuê tài chính dài hạn. tại thời điểm báo cáo.
+ Vốn chủ sở hữu (Mã số 400 = Mã số 410 + Mã số 430)
+ Vốn chủ sở hữu (Mã số 410)
Là chỉ tiêu tổng hợp phản ánh các khoản vốn kinh doanh thuộc sở hữu
của cổ đơng, thành viên góp vốn, như: Vốn đầu tư của chủ sở hữu, các quỹ
trích từ lợi nhuận sau thuế và lợi nhuận sau thuế chưa phân phối, chênh lệch
đánh giá lại tài sản, chênh lệch tỷ giá.
+ Nguồn kinh phí và quỹ khác (Mã số 430)
Là chỉ tiêu tổng hợp phản ánh tổng số kinh phí sự nghiệp, dự án được
cấp để chi tiêu cho hoạt động sự nghiệp, dự án (sau khi trừ đi các khoản chi
sự nghiệp, dự án); Nguồn kinh phí đã hình thành tài sản cố định tại thời điểm
báo cáo.
+ Tổng cộng nguồn vốn (Mã số 440)
Phản ánh tổng số các nguồn vốn hình thành tài sản của doanh nghiệp tại
thời điểm báo cáo. Mã số 440 = Mã số 300 + Mã số 400.



12

Chỉ tiêu “Tổng cộng Tài sản

Chỉ tiêu “Tổng cộng Nguồn vốn

Mã số 270”

Mã số 440”

1.1.2.2.

(1.1)

Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh

a. Khái niệm:
Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh phản ánh tình hình và kết quả
hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, bao gồm kết quả từ hoạt động kinh
doanh chính và kết quả từ các hoạt động tài chính và hoạt động khác của
doanh nghiệp.
Khi lập Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh tổng hợp giữa doanh
nghiệp và đơn vị cấp duới khơng có tu cách pháp nhân hạch toán phụ thuộc,
doanh nghiệp phải loại trừ tồn bộ các khoản doanh thu, thu nhập, chi phí
phát sinh từ các giao dịch nội bộ.
b. Ý nghĩa:
Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh là một báo cáo tài chính tổng hợp
phản ánh tổng qt tình hình và kết quả hoạt động kinh doanh của doanh
nghiệp bao gồm kết quả hoạt động kinh doanh thông thuờng và kết quả khác
trong một kỳ nhất định.

c. Cơ sở lập Báo cáo:
- Căn cứ Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của năm truớc.
- Căn cứ vào sổ kế toán tổng hợp và sổ kế toán chi tiết trong kỳ dùng cho
các tài khoản từ loại 5 đến loại 9.
d. Các chỉ tiêu Báo cáo:
- Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ (Mã số 01):
Chỉ tiêu này phản ánh tổng doanh thu bán hàng hóa, thành phẩm, bất
động sản đầu tu, doanh thu cung cấp dịch vụ và doanh thu khác trong năm
báo cáo của doanh nghiệp. Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là luỹ kế số phát
sinh bên Có của Tài khoản 511 “Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ”


13

trong kỳ báo cáo.
- Các khoản giảm trừ doanh thu (Mã số 02):
Chỉ tiêu này phản ánh tổng hợp các khoản được ghi giảm trừ vào tổng
doanh thu trong năm, bao gồm: Các khoản chiết khấu thương mại, giảm giá
hàng bán, hàng bán bị trả lại trong kỳ báo cáo. Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này
là luỹ kế số phát sinh bên Nợ TK 511 “Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch
vụ” đối ứng với bên Có các TK 521 “Các khoản giảm trừ doanh thu” trong kỳ
báo cáo.
- Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ (Mã số 10):
Chỉ tiêu này phản ánh số doanh thu bán hàng hóa, thành phẩm, bất động
sản đầu tư, doanh thu cung cấp dịch vụ và doanh thu khác đã trừ các khoản
giảm trừ (chiết khấu thương mại, giảm giá hàng bán, hàng bán bị trả lại) trong
kỳ báo cáo, làm căn cứ tính kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
Mã số 10 = Mã số 01 - Mã số 02.
- Giá vốn hàng bán (Mã số 11):
Chỉ tiêu này phản ánh tổng giá vốn của hàng hóa, BĐS đầu tư, giá thành

sản xuất của thành phẩm đã bán, chi phí trực tiếp của khối lượng dịch vụ hồn
thành đã cung cấp, chi phí khác được tính vào giá vốn hoặc ghi giảm giá vốn
hàng bán trong kỳ báo cáo. Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là luỹ kế số phát
sinh bên Có của Tài khoản 632 “Giá vốn hàng bán” trong kỳ báo cáo đối ứng
bên Nợ của Tài khoản 911 “Xác định kết quả kinh doanh”.
- Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ (Mã số 20):
Chỉ tiêu này phản ánh số chênh lệch giữa doanh thu thuần về bán hàng
hoá, thành phẩm, BĐS đầu tư và cung cấp dịch vụ với giá vốn hàng bán phát
sinh trong kỳ báo cáo. Mã số 20 = Mã số 10 - Mã số 11.
- Doanh thu hoạt động tài chính (Mã số 21)
- Chiphí tài chính (Mã số 22)


×