Tải bản đầy đủ (.docx) (135 trang)

1176 phân tích tình hình tài chính tại CTY CP tập đoàn hanaka thực trạng và giải pháp luận văn thạc sỹ (FILE WORD)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.7 MB, 135 trang )


NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

HỌC VIỆN NGÂN HÀNG

VŨ THỊ NGỌC BÍCH

PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH TẠI CƠNG TY
CỔ PHẦN TẬP ĐỒN HANAKA - THỰC TRẠNG
VÀ GIẢI PHÁP

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

HÀ NỘI - 2018


gj . .

.,

NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM

,

, , IgI

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

HỌC VIỆN NGÂN HÀNG



VŨ THỊ NGỌC BÍCH

PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH TẠI CƠNG TY
CỔ PHẦN TẬP ĐOÀN HANAKA - THỰC TRẠNG
VÀ GIẢI PHÁP

Chuyên ngành: Tài chính Ngân hàng
Mã số: 8340201

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. ĐỖ THỊ VÂN TRANG

HÀ NỘI - 2018




LỜI CAM ĐOAN
Tác giả xin cam đoan bản luận văn là cơng trình nghiên cứu khoa học độc
lập của tác giả. Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và có
nguồn gốc rõ ràng.
Tác giả

Vũ Thị Ngọc Bích


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU

CHƯƠNG 1_ TỔNG QUAN VỀ PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH
DOANH NGHIỆP............................................................................................7
1.1. KHÁI QT CHUNG VỀ PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH
DOANH NGHIỆP............................................................................................7
1.1.1. Khái niệm phân tích tình hình tài chính................................................ 7
1.1.2. Sự cần thiết phân tích tài chính trong doanh nghiệp..............................8
1.2.

PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH.................11

1.2.1. Phương pháp so sánh........................................................................... 11
1.2.2. Phương pháp phân tích tỷ lệ................................................................ 12
1.2.3. Phương pháp phân tổ........................................................................... 13
1.2.4. Phương pháp thay thế liên hoàn...........................................................14
1.2.5. Phương pháp số chênh lệch................................................................. 16
1.2.6. Phương pháp cân đối............................................................................17
1.2.7. Phương pháp dự báo............................................................................ 18
1.3. QUY TRÌNH PHÂN TÍCH.....................................................................20
1.3.1. Lập kế hoạch phân tích........................................................................ 20
1.3.2. Thu thập thông tin và xử lýthông tin................................................... 21
1.3.3. Xác định những biểu hiệnđặc trưng..................................................... 24
1.3.4. Phân tích...............................................................................................24
1.3.5. Tổng hợp và dự đốn........................................................................... 24
1.4. TÀI LIỆU PHÂN TÍCH.........................Error! Bookmark not defined.
1.5. NỘI DUNG PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP .. 24
1.5.1. Phân tích cơ cấu vốn (tài sản) và nguồn vốn....................................... 24
1.5.2. Phân tích tình hình và kết quả kinh doanh...........................................28
1.5.3. Phân tích các tỷ số tài chính.................................................................30



1.5.4. Phân tích rủi ro tài chính của doanh nghiệp........................................42
TIỂU KẾT CHƯƠNG 1.................................................................................45
CHƯƠNG 2_ THỰC TRẠNG PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH TẠI
CƠNG TY CỔ PHẦN TẬP ĐỒN HANAKA..............................................46
2.1. TỔNG QUAN VỀ CƠNG TY CỔ PHẦN TẬP ĐỒN HANAKA....46
2.1.1. Q trình hình thành và phát triển của Cơng ty Cổ phần Tập đồn
Hanaka.............................................................................................................46
2.1.2. Ngành nghề kinh doanh của Cơng ty Cổ phần Tập đoàn Hanaka......46
2.1.3 Tổ chức bộ máy quản lý tại Cơng ty Cổ phần Tập đồn Hanaka...........47
2.1.4. Tình hình và kết quả kinh doanh của Cơng ty 3 năm 2015 - 2017......51
2.1.5 Thị trường và thành tích đạt được của Cơng ty......................................53
2.2. THỰC TRẠNG PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH TẠI CƠNG TY
CỔ PHẦN TẬP ĐỒN HANAKA................................................................ 54
2.2.1. Phương pháp phân tích........................................................................ 54
2.2.2. Quy trình phân tích.............................................................................. 54
2.2.4. Nội dung phân tích...............................................................................55
2.3. ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH
TẠI CƠNG TY CỔ PHẦN TẬP ĐỒN HANAKA......................................70
2.3.1. Những kết quả đạt được...................................................................... 70
2.3.2. Những tồn tại....................................................................................... 71
2.3.3. Ngun nhân........................................................................................75
CHƯƠNG 3_ GIẢI PHÁP HỒN THIỆN CƠNG TÁC PHÂN TÍCH TÌNH
HÌNH TÀI CHÍNH TẠI CƠNG TY CỔ PHẦN TẬP ĐOÀN HANAKA.....78
3.1 ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA DOANH NGHIỆP.........................78
3.1.1. Định hướng phát triển doanh nghiệp trong thời gian tới năm 2020, tầm
nhìn đến năm 2025..........................................................................................78


3.1.2. Sự cần thiết phải hồn
DANH

thiệnMỤC
phân VIẾT
tích tình
TẮT
hình tài chính tại Cơng ty Cổ
phần Tập đồn Hanaka....................................................................................80
3.1.3. Định hướng phân tích tình hình tài chính tại Cơng ty Cổ phần Tập đồn
Hanaka............................................................................................................ 82
3.2. GIẢI PHÁP HỒN THIỆN PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH TẠI
CƠNG TY CỔ PHẦN TẬP ĐỒN HANAKA..............................................83
3.2.1. Hồn thiện phương pháp phân tích......................................................83
3.2.2. Hồn thiện tài liệu phân tích................................................................84
3.2.3. Hồn thiện nội dung phân tích.............................................................85
3.2.4. Hồn thiện quy trình phân tích............................................................ 98
3.3 KIẾN NGHỊ............................................................................................ 100
KẾT LUẬN...................................................................................................101
PHỤ LỤC

Viết tắt

Ngun nghĩa

BCĐKT

Bảng cân đơi kê tốn

^CP

Chi phí


CPQLDN
CPTC

Chi phí quản lý doanh nghiệp
Chi phí tài chính

CPTNDN

Chi phí thuê thu nhập doanh nghiệp

ĐBTC

Địn bẩy tài chính

DTT

Doanh thu thn

GVHB

Giá vơn hàng bán

HTK

Hàng tồn kho

LNST

Lợi nhuận sau th


TSBQ

Tài sản bình qn

TSCĐ

Tài sản cơ định

TSDH
TSNH

Tài sản dài hạn
Tài sản ngăn hạn

TTS

Tổng tài sản


VCSHBQ

Vơn chủ sở hữu bình qn



DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 2.1: Tình hình và kết quả kinh doanh Cơng ty Cổ phần Tập đồn
Hanaka năm 2015 - 2017................................................................................51
Bảng 2.3: Phân tích tình hình biến động nguồn vốn giai đoạn 2015 - 2017 .. 56
Bảng 2.4: Phân tích tình hình biến động tài sản giai đoạn 2015 - 2017..........58

Bảng 2.5: Kết quả hoạt động kinh doanh Công ty Cổ phần Tập đoàn Hanaka
năm 2015 - 2017..............................................................................................61
Bảng 2.6: Phân tích rủi ro tài chính của Cơng ty...........................................62
Bảng 2.7: Phân tích các khoản phải thu năm 2015 - 2017.............................64
Bảng 2.8: Phân tích các khoản nợ phải trả năm 2015 - 2017........................66
Bảng 2.9: Phân tích tình hình đầu tu và nguồn tự tài trợ của Công ty...........67
Bảng 2.11: Đánh giá việc quản lý, sử dụng vốn công ty.................................69
Bảng 3.1: Phân tích tính tự chủ về tài chính của Cơng ty............................... 86
Bảng 3.2: Phân tích tính ổn định của nguồn tài trợ.......................................86
Bảng 3.3: Các khoản nợ phải trả so với các khoản nợphải thu......................88
Bảng 3.4: Phân tích các chỉ tiêu phản ánh khả năng thanh tốn.....................89
Bảng 3.5: Phân tích hiệu quả quản lý và sử dụng tài sản...............................90
Bảng 3.7: Phân tích các nhân tố ảnh huởng đến ROE...................................97
Sơ đồ 2.1: Sơ đồ Bộ máy quản lý của Công ty Cổ phần tập đoàn Hanaka .... 50
Sơ đồ 3.3: Sơ đồ phân tích ROA năm 2017 bằng mơ hình Dupont................95
Sơ đồ 3.4: Sơ đồ phân tích ROA năm 2017 bằng mơ hình Dupont................96


1

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp nói chung và phân tích tình
hình tài chính nói riêng là nhu cầu thiết yếu của các nhà quản trị doanh
nghiệp, nhà đầu tu, tổ chức tài chính tín dụng, ngân hàng, cơ quan thuế ... đặc
biệt trong nền kinh tế thị truờng mà đặc trung là tính cạnh tranh. Có thể nói
hầu hết các quyết định trong hoạt động kinh doanh, đầu tu và tài chính có
hiệu quả đều xuất phát từ các phân tích khoa học và khách quan.
Hệ thống báo cáo tài chính của doanh nghiệp là những thơng tin cực kỳ
quan trọng bởi các báo cáo tài chính là bức tranh phản ánh tổng hợp về tình

hình
tài chính, hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp trong một thời gian
cụ thể. Chúng thể hiện khối luợng thông tin khá lớn và trình bày một cách hợp
lý, theo mẫu biểu thống nhất và những nguyên tắc nhất định, nhằm cung cấp
cho
nguời sử dụng nhận thức đúng sức mạnh về tài chính, khả năng thanh toán,
mức
độ rủi ro, doanh lợi đạt đuợc của những hoạt động trong kỳ báo cáo, trên cơ sở
đó có những giải pháp hữu hiệu thúc đẩy doanh nghiệp phát triển, hoặc có các
quyết định đúng đắn về đầu tu, cho vay, về mua bán hàng hóa.
Tuy nhiên, các con số thể hiện trên báo cáo tài chính chua thể hiện hết
những
nội dung mà những nguời sử dụng báo cáo quan tâm. Do vậy, để các thông tin
trên
hệ thống báo cáo tài chính biết “nói” việc sử dụng kỹ thuật phân tích để thuyết
minh thêm các mối quan hệ chủ yếu chua đuợc đề cập tròn báo cáo tài chính
nhằm
thỏa mãn yêu cầu của từng đối tuợng quan tâm là một nhu cầu thiết yếu.
Cũng nhu các doanh nghiệp khác, Cơng ty Cổ phần Tập đồn Hanaka
trong những năm qua đã khơng ngừng đổi mới, hồn thiện, nâng cao nghiệp
vụ trong mọi hoạt động nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh. Trong
đó, cơng tác phân tích tình hình tài chính đã đuợc coi trọng, từng buớc phát
triển và đã đạt đuợc một số kết quả nhất định. Tuy nhiên, việc phân tích này


2

cũng chưa được thực hiện thường xuyên và đầy đủ, bên cạnh đó mới chỉ dừng
lại ở những phân tích giản đơn, chủ yếu tập trung vào tính tốn các chỉ tiêu
chung mà chưa cụ thể hóa được mặt mạnh, mặt yếu của công ty cũng như

giúp nhận biết nhanh chóng những khâu yếu kém trong cơng tác tài chính,
đầu tư và sản xuất kinh doanh của công ty.
Xuất phát từ nhận thức về tầm quan trọng của công tác phân tích tình
hình tài chính và thực trạng phân tích tình hình tài chính tại Cơng ty Cổ phần
Tập đồn Hanaka, tác giả đã lựa chọn đề tài nghiên cứu “Phân tích tình hình
tài chính tại Cơng ty Cổ phần Tập đoàn Hanaka - Thực trạng và giải
pháp” cho Luận văn thạc sỹ.
2. Tổng quan về vấn đề nghiên cứu
Phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp là cơ sở quan trọng giúp nhà
quản trị và các nhà đầu tư ra quyết định chính xác. Việc phân tích tình hình tài
chính giúp doanh nghiệp và các đối tượng quan tâm thấy được hoạt động sản
xuất kinh doanh, tình hình tài chính của doanh nghiệp. Từ đó đánh giá được
tiềm năng, hiệu quả sản xuất kinh doanh cũng như rủi ro và triển vọng phát
triển trong tương lai của doanh nghiệp. Trong thời gian qua đã có rất nhiều
các cơng trình, luận văn thạc sỹ, luận văn cao học nghiên cứu về phân tích
tình hình tài chính và hồn thiện phân tích tình hình tài chính của các tập
đồn, các cơng ty, cụ thể như sau:
Luận văn thạc sỹ “Hoàn thiện phân tích báo cáo tài chính tại Cơng ty Cổ
phần may Thanh Trì”, tác giả Nguyễn Mai Chi, 2017, Đại học Kinh tế Quốc
dân. Đề tài đã mang lại những đóng góp mới về mặt lý luận và học thuật. Đề
tài làm rõ được lý luận về phân tích tài chính doanh nghiệp, về hệ thống chỉ
tiêu phân tích, đồng thời nêu được thực trạng phân tích báo cáo tài chính tại
doanh nghiệp và đưa ra ý kiến đề xuất về hồn thiện quy trình phân tích và
nội dung phân tích tình hình tài chính tại Cơng ty CP May Thanh Trì.


3

Luận văn thạc sĩ iiHoan thiện phân tích báo cáo tài chính tại Cơng ty Cổ
phần tập đồn Hịa Phát”, tác giả Vương Thị Thúy, 2017, Đại học kinh tế

quốc dân.Tác giả đã khái quát được lý luận cơ bản liên quan đến việc phân
tích báo cáo tài chính trong doanh nghiệp. Luận văn đã đưa ra những ý kiến
có tính ứng dụng vào tập đồn Hịa Phát về vấn đề áp dụng mơ hình Dupont.
Luận văn thạc sĩ "Hồn thiện phân tích báo cáo tài chính tại Cơng ty Cổ
phần Cơng nghệ mơi trường Tồn Á”, tác giả Kim Đình Hải, 2017, Đại học
Kinh tế Quốc dân. Luận văn đã khái quát được lý luận về phân tích báo cáo
tài chính trong doanh nghiệp, đưa ra được thực trạng phân tích báo cáo tài
chính tại Cơng ty Cổ phần Cơng nghệ mơi trường Tồn Á, từ đó đưa ra được
nhận xét về cơng tác phân tích báo cáo tài chính và đưa ra được giải pháp
thích hợp về tài liệu phân tích và nội dung phân tích.
Đề tài: "Hồn thiện cơng tác phân tích tình hình tài chính tại Tổng cơng
ty xây dựng cơng trình giao thơng 5” tác giả Trần Thị Phương Thảo chuyên
ngành Kế toán, kiểm toán, năm 2016. Đề tài đã đưa ra những vấn đề lý luận
cơ bản về phân tích tình hình tài chính, từ đó đi sâu tìm hiểu thực trạng phân
tích tại chính tại Tổng cơng ty xây dựng cơng trình giao thông 5, đồng thời tác
giả đã đưa ra những nhận xét và giải pháp về tổ chức công tác phân tích và
phương pháp phân tích hiệu quả của việc sử dụng và quản lý vốn.
Đề tài: "Hồn thiện cơng tác phân tích tình hình tài chính tại Ngân hàng
thương mại cổ phân Sài Gòn Hà Nội” tác giả Lê Diệu Linh chun ngành Kế
tốn, kiểm tốn và phân tích năm 2016. Tác giả đã trình bày một cách có hệ
thống những vấn đề lý luận cơ bản về phân tích tài chính, thực trạng phân tích
tình hình tài chính tại Ngân hàng thương mại cổ phân Sài Gòn Hà Nội cùng
với những ý kiến đề xuất về phương pháp phân tích.
Luận án tiến sĩ "Hồn thiện phân tích tình hình tài chính của các cơng ty
chứng khốn Việt Nam ”, tác giả Nguyễn Thị Cẩm Thúy, 2013, Đại học Kinh


4

tế Quốc dân. Đề tài đã mang lại những đóng góp mới về mặt lý luận liên quan

đến phân tích tình hình tài chính của các cơng ty chứng khốn Việt Nam. Đề
tài đã đi sâu tìm hiểu thực trạng phân tích tình hình tài chính của các cơng ty
chứng khốn Việt Nam. Từ đó, đua ra đánh giá và đề xuất tương ứng về tổ
chức, nội dung, phương pháp và chỉ tiêu phân tích.
Luận án tiến sĩ “Phân tích tài chính trong các doanh nghiệp giao thơng
đường bộ Việt Nam ”, tác giả Phạm Xuân Kiên, 2014, Đại học Kinh tế Quốc
dân. Đề tài đã trình bày một cách có hệ thống cơ sở lý luận về phân tích tài
chính trong các doanh nghiệp. Từ đó đi sâu tìm hiểu thực trạng phân tích tài
chính trong các doanh nghiệp giao thông đường bộ, đưa ra những nhận xét rất
cụ thể về những ưu điểm và tồn tại tại các doanh nghiệp giao thơng đường bộ.
Trên cơ sở đó, tác giả đã đưa ra những kiến nghị phù hợp và có giá trị thực
tiễn để hồn thiện phân tích tài chính trong các doanh nghiệp giao thơng
đường bộ ở Việt Nam.
Sau khi nghiên cứu các cơng trình trên, tác giả nhận thấy, các cơng trình
đã hệ thống hóa được những vấn đề chung nhất về phân tích tình hình tài
chính doanh nghiệp và thấy được thực trạng phân tích tình hình tài chính của
doanh nghiệp, đưa ra được những kết quả đạt được cũng như những tồn tại,
đồng thời cũng đưa ra một số giải pháp nhằm hồn thiện cơng tác phân tích
tài chính tại các doanh nghiệp. Tuy nhiên, trong thời gian qua chưa có một
nghiên cứu cụ thể về cơng tác phân tích tình hình tài chính tại Cơng ty Cổ
phần Tập đồn Hanaka. Để có cái nhìn khách quan và đúng đắn về cơng tác
phân tích tình hình tài chính của cơng ty, tác giả chọn đề tài nghiên cứu
“Phân tích tình hình tài chính tại Cơng ty Cổ phần Tập đoàn Hanaka Thực trạng và giải pháp”.
3. Mục đích nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu và hệ thống những vấn đề lý luận và thực tiễn về hệ


5

thống báo cáo tài chính và hồn thiện cơng tác phân tích tình hình tài chính

doanh nghiệp.
Bên cạnh đó thơng qua việc tìm hiểu và đánh giá thực trạng cơng tác
phân
tích tình hình tài chính tại Cơng ty Cổ phần Tập đoàn Hanaka, tác giải đề xuất
một
số giải pháp cơ bản nhằm hồn thiện và nâng cao hiệu quả cơng tác phân tích
tình
hình tài chính tại Cơng ty Cổ phần Tập đồn Hanaka góp phần giúp ban lãnh
đạo
cơng ty có quyết định kinh doanh chính xác, kịp thời và các đối tuợng quan
tâm
có cái nhìn đúng đắn về tình hình tài chính, hiệu quả hoạt động của cơng ty.
Dựa trên mục tiêu nghiên cứu tác giả đặt ra các câu hỏi nghiên cứu cơ
bản nhu sau:
- Câu hỏi về mặt lý luận: Phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp là
gì? Phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp dựa trên nguồn số liệu nào?
Thu thập số liệu đó từ đâu, bằng phuơng pháp nào? Phân tích tình hình tài
chính doanh nghiệp bao gồm những nội dung gì? Phân tích tình hình tài chính
doanh nghiệp dùng để làm gì? Cho ai? Khi nào cần phân tích tình hình tài
chính doanh nghiệp?
- Câu hỏi thực tiễn: Hiện tại Công ty phân tích tình hình tài chính doanh
nghiệp nhu thế nào? Cơng ty sử dụng phuơng pháp gì để phân tích? Nội dung
phân tích nhu thế nào? Kết quả đạt đuợc ra sao? Những vấn đề tồn tại là gì?
Những giải pháp để hồn thiện cơng tác phân tích tình hình tài chính tại Cơng
ty Cổ phần Tập đồn Hanaka là gì? Những điều kiện thực hiện các giải pháp
này là gì?
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tuợng nghiên cứu của đề tài: Cơng tác phân tích tình hình tài chính
tại
Cơng ty Cổ phần Tập đồn Hanaka.

- Phạm vi nghiên cứu: Luận văn tập trung nghiên cứu thực trạng phân
tích
tình hình tài chính tại Cơng ty Cổ phần Tập đoàn Hanaka (năm 2015 - 2017)



6

đề xuất giải pháp.
5. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp: Quan sát, điều tra, thống kê,
khảo sát.
- Phương pháp phân tích xử lý dữ liệu: Phương pháp chi tiết các chỉ tiêu
kết
hợp với các phương pháp so sánh, loại trừ, phương pháp liên hệ cân đối và sử
dụng mơ hình Dupont trong q trình nghiên cứu phân tích.
6. Kết cấu của luận văn
Phần mở đầu
- Chương 1: Tổng quan về phân tích tình hình tài chính trong doanh
nghiệp
- Chương 2: Thực trạng phân tích tình hình tài chính tại Cơng ty Cổ
phần
Tập đồn Hanaka
- Chương 3: Giải pháp hồn thiện cơng tác phân tích tình hình tài chính
tại
Cơng ty Cổ phần Tập đồn Hanaka.
Kết luận


7


CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN VỀ PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH
DOANH NGHIỆP
1.1. KHÁI QT CHUNG VỀ PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH
DOANH NGHIỆP
1.1.1. Khái niệm phân tích tình hình tài chính
Phân tích tài chính doanh nghiệp là một q trình kiểm tra, xem xét các
số liệu về tài chính hiện hành và trong quá khứ của doanh nghiệp nhằm mục
đích đánh giá thực trạng tài chính, dự tính các rủi ro và tiềm năng tương lai
của một doanh nghiệp, trên cơ sở đó giúp cho nhà phân tích ra các quyết định
tài chính có liên quan tới lợi ích của họ trong doanh nghiệp đó [6].
Phân tích tình hình tài chính là một hệ thống các phương pháp nhằm
đánh giá tình hình tài chính và kết quả kinh doanh của doanh nghiệp trong
một thời gian hoạt động nhất định. Trên cơ sở đó, giúp cho các nhà quản trị
doanh nghiệp đưa ra các quyết định phù hợp trong quá trình kinh doanh [1].
Quan tâm tới Báo cáo tài chính của doanh nghiệp thường bao gồm rất
nhiều các đối tượng khác nhau. Mỗi đối tượng đều sử dụng thơng tin về phân
tích tình hình tài chính của doanh nghiệp dưới các góc độ khác nhau và cho
nhiều mục đích khác nhau. Bởi vậy, việc thường xun tiến hành phân tích
tình hình tài chính sẽ giúp cho các đối tượng quan tâm thấy rõ hơn bức tranh
về thực trạng hoạt động tài chính, xác định đầy đủ và đúng đắn hơn những
nguyên nhân, mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến tình hình tài chính của
doanh nghiệp, từ đó họ đưa ra quyết định đúng đắn hơn.
Tóm lại, các đối tượng quan tâm đến các thơng tin từ phân tích tình hình
tài chính của doanh nghiệp dưới nhiều góc độ khác nhau và vì nhiều mục đích
khác nhau. Do vậy, việc phân tích tình hình tài chính là rất cần thiết và mang


8


lại nhiều ý nghĩa cho các đối tượng quan tâm đến báo cáo tài chính cả bên
trong và bên ngồi doanh nghiệp.
1.1.2. Sự cần thiết phân tích tài chính trong doanh nghiệp
Phân tích tài chính là tổng thể các phương pháp được sử dụng để đánh
giá tình hình tài chính đã qua và hiện tại, giúp cho nhà quản lý đưa ra được
quyết định quản lý chuẩn xác và đánh giá được doanh nghiệp, từ đó giúp
những đối tượng quan tâm đi tới những dự đốn chính xác về mặt tài chính
của doanh nghiệp, qua đó có các quyết định phù hợp với lợi ích kinh tế của
họ. Có rất nhiều đối tượng quan tâm và sử dụng thông tin kinh tế tài chính của
doanh nghiệp. Mỗi đối tượng lại quan tâm theo giác độ và với mục tiêu khác
nhau. Do nhu cầu thơng tin tài chính doanh nghiệp rất đa dạng, địi hỏi phân
tích tài chính phải được tiến hành bằng nhiều phương pháp khác nhau để từ
đó đáp ứng nhu cầu của các đối tượng quan tâm.
Trong điều kiện hiện nay, phân tích tài chính khơng cịn bị giới hạn ở các
dữ liệu tài chính nữa mà đã có thêm các dữ liệu kinh tế và thị trường chứng
khoán, do vậy số đối tác quan tâm, sử dụng các báo cáo tài chính và thơng tin
từ kết quả phân tích tài chính doanh nghiệp cũng ngày càng mở rộng và tăng
lên. Ngoài đối tượng quan trọng là chủ doanh nghiệp, họ bao gồm.
- Các cơ quan chức năng của nhà nước, cơ quan thuế;
- Các nhà cho vay, như các ngân hàng thương mại, các định chế tài
chính,
những người mua tín phiếu, các doanh nghiệp khác, các cơng ty mẹ v.v...;
- Các cổ đông hiện tại và cổ đông tương lai;
- Những người tham gia vào hoạt động của doanh nghiệp, bao gồm cả
những người làm công ăn lương;
- Các đối thủ cạnh tranh của doanh nghiệp v.v...
* Phân tích tài chính đối với các chủ doanh nghiệp.
Là chủ doanh nghiệp, hơn ai hết họ là người rất quan tâm đến những
thông



9

tin được cung cấp thông qua kết quả của phân tích tài chính doanh nghiệp
(được
gọi là phân tích tài chính nội bộ), như kết quả cuối cùng của hoạt động kinh
doanh, kết quả của việc quản lý và sử dụng vốn, khả năng sinh lời, khả năng
thanh toán, rủi ro tài chính doanh nghiệp v.v... Những thơng tin nói trên sẽ là

sở để các chủ doanh nghiệp lựa chọn, cân nhắc để đưa ra các quyết định đúng
đắn về quản lý trong tương lai, như quyết định về đầu tư, về tài trợ, về phân bổ
vốn và sử dụng vốn, về giải quyết tình hình cơng nợ, về phân chia và sử dụng
lợi
nhuận, điều chỉnh cơ cấu sản xuất kinh doanh, mở rộng thị trường, liên doanh
liên kết v.v...
* Phân tích tài chính đối với các cơ quan chức năng của nhà nước, cơ
quan thuế:
Theo chế độ tài chính hiện hành, các doanh nghiệp nhà nước, các doanh
nghiệp liên doanh, cổ phần có vốn của nhà nước đều quản lý và sử dụng một
lượng tài sản và tiền vốn nhất định thuộc sở hữu nhà nước, do đó các cơ quan
chức năng của nhà nước, như cơ quan tài chính, cơ quan chủ quản đều quan
tâm đến những thông tin về tình hình phân bổ và sử dụng vốn, tình hình đầu
tư,
khả năng tạo vốn, khả năng sinh lời, tình hình bảo tồn vốn v.v...; Với cơ quan
thuế, vấn đề quan tâm với họ còn rộng hơn, cụ thể như kết quả hoạt động kinh
doanh, việc thực hiện các nghĩa vụ với nhà nước, như thuế giá trị gia tăng,
thuế
thu nhập, thuế vốn, thuế đất, thuế tài nguyên và các khoản phải nộp khác...
* Phân tích tài chính đối với các nhà cho vay, các chủ nợ của doanh

nghiệp, các cổ đông hiện tại và cổ đông tương lai:
Hiện nay, vốn vay và nợ phải trả chiếm tỉ trọng lớn trong tổng số nguồn
vốn của doanh nghiệp. Do vậy các nhà cho vay, như các ngân hàng thương
mại, các định chế tài chính, những người mua tín phiếu, trái phiếu, các nhà
bán chịu cho doanh nghiệp đều rất quan tâm đến kết quả hoạt động kinh
doanh, khả năng sinh lời, khả năng thanh toán, khả năng trả nợ vay, hiệu quả


10

sử dụng vốn, thu nhập của cổ phiếu, tỉ suất lợi nhuận trên vốn cổ đông, tỉ lệ
trả lãi cổ phần, tỉ giá thị truờng trên thu nhập của mỗi cổ phiếuv.v...
* Phân tích tài chính doanh nghiệp đối với những người tham gia vào
hoạt động của doanh nghiệp, bao gồm cả những người làm công ăn lương:
Là những nguời trực tiếp tham gia vào hoạt động của doanh nghiệp, do đó
quyền
lợi của họ gắn liền và tuỳ thuộc vào kết quả hoạt động kinh doanh của doanh
nghiệp. Họ quan tâm đến kết quả hoạt động kinh doanh, khả năng sinh lời, tình
hình đầu tu, khả năng thanh tốn (đặc biệt là thanh toán nhanh) v.v... Đối với
các
doanh nghiệp cổ phần, nguời huởng luơng cũng quan tâm đến hiệu quả sử
dụng
vốn cổ đông cũng giống với sự quan tâm của cổ đơng của doanh nghiệp.
* Phân tích tài chính đối với các đối thủ cạnh tranh:
Hoạt động trong điều kiện của kinh tế thị truờng, đặc biệt trong xu
huớng hội nhập và tồn cầu hố, cạnh tranh ngày càng trở nên khốc liệt. Trên
cùng một thị truờng, nhiều doanh nghiệp cùng sản xuất và kinh doanh mặt
hàng (sản phẩm) giống nhau, ví dụ xe máy, ơtơ, bia, đồ dùng gia dụng v.v...,
do đó các đối thủ cạnh tranh rất muốn biết những thơng tin liên quan đến tình
hình tài chính của doanh nghiệp khác, nhu kết quả sản xuất kinh doanh, khả

năng sinh lời, khả năng thanh tốn, tình hình đầu tu, tình hình và khả năng tạo
vốn thơng qua phát hành tín phiếu, trái phiếu v.v...
Từ những vấn đề phân tích ở trên, có thể rút ra kết luận rằng, có rất nhiều
đối
tuợng quan tâm đến các báo cáo tài chính và những thơng tin đuợc rút ra từ
phân
tích
tài chính của doanh nghiệp. Những thơng tin có đuợc qua phân tích tài chính
doanh
nghiệp là cơ sở quan trọng để họ sử dụng trong việc đua ra các quyết định có
liên
quan tới những mục đích khác nhau, nhu:
- Quyết định có liên quan đến yêu cầu quản lý doanh nghiệp;
- Quyết định chấp nhận hay từ chối cho vay, bán chịu;
- Quyết định mua hay bán tín phiếu của doanh nghiệp;


11

- Quyết định chuyển đổi quyền sở hữu doanh nghiệp (sát nhập, cổ phần,
liên doanh, giải thể v.v...) v.v...
Chính vì những ý nghĩa tác dụng nói trên nó đã khẳng định sự cần thiết
của phân tích tài chính doanh nghiệp.
1.2. PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH
Các phuơng pháp phân tích tình hình tài chính là một hệ thống các công
cụ, biện pháp nhằm tiếp cận, nghiên cứu các sự kiện, hiện tuợng, các mối
quan hệ bên trong, bên ngoài, các luồng dịch chuyển và biến đổi các hoạt
động đầu tu tài chính và các hoạt động khác, các chỉ tiêu nhằm đánh giá tình
hình hoạt động đầu tu, hoạt động tài chính, hoạt động kinh doanh và các hoạt
động khác của doanh nghiệp để từ đó đua ra những quyết định hợp lý [6].

Để thực hiện đuợc các mục đích, phân tích tài chính thuờng sử dụng một
hệ thống các phuơng pháp khác nhau, nhu phuơng pháp đánh giá các kết quả
kinh tế, phuơng pháp tính (xác định) mức độ ảnh huởng của từng nhân tố đến
kết quả kinh tế, phuơng pháp tuơng quan v.v...
1.2.1. Phương pháp so sánh
Đây là phuơng pháp luôn đuợc sử dụng trong phân tích tài chính doanh
nghiệp, đồng thời đuợc sử dụng trong nhiều giai đoạn của q trình phân tích.
Đây là phuơng pháp đuợc sử dụng rộng rãi phổ biến trong phân tích kinh
tế nói chung, phân tích tài chính nói riêng. Khi sử dụng phuơng pháp so sánh
cần chú ý những vấn đề sau đây:
Thứ nhất: Điều kiện so sánh
- Một là phải có (tồn tại) ít nhất hai chỉ tiêu hoặc hai đại luợng thì mới

thể so sánh đuợc;
- Hai là các chỉ tiêu, các đại luợng khi so sánh với nhau phải có cùng
một nội dung kinh tế và cùng một tiêu chuẩn biểu hiện.
Thứ hai: Xác định gốc để so sánh


12

Gốc so sánh được tùy thuộc vào mục đích của phân tích. Gốc so sánh có
thể xác định tại từng thời điểm, cũng có thể xác định trong từng kỳ, cụ thể:
- Khi xác định xu hướng và tốc độ phát triển của chỉ tiêu phân tích thì
gốc so sánh được xác định là trị số của chỉ tiêu phân tích ở một thời điểm
trước, một kỳ trước hoặc hàng loạt kỳ trước. Lúc này sẽ so sánh chỉ tiêu ở
thời điểm này với thời điểm trước, giữa kỳ này với kỳ trước, năm nay với năm
trước hoặc hàng loạt kỳ trước.
- Khi đánh giá tình hình thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ đặt ra thì gốc so
sánh là trị số kế hoạch của chỉ tiêu phân tích. Khi đó, tiến hành so sánh giữa

thực tế với kế hoạch của chỉ tiêu.
- Khi xác định vị trí của doanh nghiệp thì gốc so sánh được các định là
giá trị trung bình của ngành hay chỉ tiêu phân tích của đối thủ cạnh tranh.
Thứ ba: Kỹ thuật so sánh
Kỹ thuật so sánh thường được sử dụng là so sánh bằng số tuyệt đối, so
sánh bằng số tương đối.
- So sánh bằng số tuyệt đối để thấy được sự biến động về số tuyệt đối
của chỉ tiêu phân tích
- So sánh bằng số tương đối để thấy được thực tế so với kỳ gốc chỉ tiêu
tăng, giảm bao nhiêu %
1.2.2. Phương pháp phân tích tỷ lệ
Một tỷ lệ tốn học là sự biểu hiện một mối quan hệ giữa một lượng này
với một lượng khác. Tuy nhiên, trong phân tích tài chính, một tỷ lệ được sử
dụng cần gắn với một ý nghĩa kinh tế cụ thể. Một tỷ lệ muốn có ý nghĩa kinh
tế nào đó thì các yếu tố cấu thành nó phải thể hiện mối quan hệ có nghĩa.
Trong phân tích tài chính, những cẩn trọng tốn học cần được tính đến
khi sử dụng số tỷ lệ. Chẳng hạn, một tỷ lệ nhỏ hơn 1, khi tăng lên một lượng
bằng nhau ở cả 2 đại lượng trong tỷ lệ thì tỷ lệ đó tăng lên và ngược lại. Cịn


13

nếu tỷ số bằng 1 thì khi tử số và mẫu số cùng tăng lên một luợng, tỷ số vẫn
không đổi. Nếu tử số và mẫu số thay đổi với một luợng khơng bằng nhau thì
tỷ lệ tăng lên, giảm đi hay không đổi tùy thuộc vào huớng và luợng thay đổi.
Bởi vậy, khi dùng tỷ lệ trong phân tích tài chính doanh nghiệp, để thấy đuợc
xu huớng biến động của tỷ lệ thực sự phản ánh một kết quả tốt hơn hay kém
hơn, các nhà phân tích cần phải hiểu biết các yếu tố tham gia cấu thành tỷ lệ
và những giả định thay đổi của các yếu tố này đến số tỷ lệ. Vì một số tỷ lệ chỉ
phản ánh mỗi quan hệ giữa hai yếu tố mà không thấy đuợc độ lớn của mỗi

yếu tố. Do vậy, có những biến đổi của một tỷ lệ có vẻ thể hiện xu huớng tốt
nhung thực tế lại hoàn toàn khác và nguợc lại.
Mặt khác, một tỷ lệ nói chung khó có thể đánh giá là tốt hay xấu, thuận
lợi
hay khơng thuận lợi, nhung nếu so sánh nó với các số tỷ lệ truớc đây của cùng
một doanh nghiệp, so sánh với một chuẩn mực đã định truớc, so sánh với cùng
một tỷ lệ của các doanh nghiệp khác trong cùng lĩnh vực hoạt động hoặc so
sánh
với tỷ lệ của ngành mà doanh nghiệp đang hoạt động trong ngành đó, có thể có
đuợc những chỉ dẫn đáng chú ý hay một kết luận quan trọng.
1.2.3. Phương pháp phân tổ
Một hiện tuợng kinh tế do nhiều bộ phận cấu thành. Nếu chỉ nghiên cứu
hiện tuợng kinh tế qua chỉ tiêu tổng hợp thì khơng thể hiểu sâu sắc hiện tuợng
kinh tế đó. Do vậy, cần có những chỉ tiêu chi tiết để nghiên cứu từng bộ phận,
từng mặt cụ thể của hoạt động sản xuất kinh doanh, hay nói cách khác, phải
sử dụng phuơng pháp phân tổ. Phân tổ là phân chia sự kiện nghiên cứu, các
kết quả kinh tế thành nhiều bộ phận, nhiều tổ theo những tiêu thức nhất định.
Thơng thuờng trong phân tích, nguời ta có thể phân chia các kết quả kinh tế
theo các tiêu thức sau:
Phân chia theo thời gian: tháng, quý, năm. Kết quả kinh doanh bao giờ
cũng là một quá trình diễn ra trong một thời gian nhất định. Trong mỗi


14

khoảng thời gian khác nhau, sự kiện kinh tế chịu sự tác động của các nhân tố
và những nguyên nhân ảnh huởng khác nhau. Do vậy, việc phân tích theo thời
gian giúp nhà phân tích đánh giá chính xác kết quả kinh doanh, từ đó có thể
đua ra các biện pháp cụ thể trong từng khoảng thời gian cho phù hợp.
Phân chia theo địa điểm và phạm vi kinh doanh. Kết quả hoạt động

kinh doanh do nhiều bộ phận, theo phạm vi và địa điểm phát sinh khác nhau
tạo nên. Việc phân tích chi tiết này nhằm đánh giá kết quả kinh doanh của
từng bộ phận, phạm vi và địa điểm khác nhau từ đó khai thác các mặt mạnh,
khắc phục những mặt yếu của từng bộ phận và phạm vi hoạt động khác nhau.
Phân chia theo các bộ phận cấu thành của chỉ tiêu phân tích. Các chỉ
tiêu kinh tế thuờng đuợc chi tiết thành các bộ phận cấu thành. Việc nghiên
cứu chi tiết giúp ta đánh giá chính xác các bộ phận cấu thành của chi tiêu
phân tích.
1.2.4. Phương pháp thay thế liên hoàn
Phuơng pháp thay thế liên hồn (cịn gọi là phuơng pháp thay thế kiểu
mắt xích) đuợc sử dụng để xác định (tính) mức độ ảnh huởng của từng nhân
tố đến kết qủa kinh tế khi các nhân tố ảnh huởng này có quan hệ tích số,
thuơng số hoặc kết hợp cả tích và thuơng với kết quả kinh tế. Nội dung và
trình tự của phuơng pháp này nhu sau:
- Trước hết, phải biết đựơc số luợng các nhân tốt ảnh huởng, mối quan
hệ của chung với chỉ tiêu phân tích, từ đó xác định đuợc cơng thức tính của
chỉ tiêu.
- Thứ hai, cần sắp xếp thứ tự các nhân tố theo một trình tự nhất định:
Nhân tố số luợng xếp truớc, nhân tố chất luợng xếp sau; truờng hợp có nhiều
nhân tố số luợng cùng ảnh huởng thì nhân tố chủ yếu xếp truớc nhân tố thứ
yếu xếp sau và khơng đảo lộn trình tự này.
- Thứ ba, tiến hành lần luợt thay thế từng nhân tố một theo trình tự nói


15

trên - Nhân tố nào được thay thế, nó sẽ lấy giá trị thực tế từ đó, cịn các nhân
tố chưa được thay thế phải giữ nguyên giá trị ở kỳ gốc hoặc kỳ kế hoạch Thay thế xong một nhân tố, phải tính ra kết quả cụ thể của lần thay thế đó, lấy
kết quả này so với (trừ đi) kết quả của bước trước nó thì chênh lệch tính được
chính là kết quả do ảnh hưởng của nhân tố vừa được thay thế.

- Cuối cùng, có bao nhiêu nhân tố phải thay thế bấy nhiêu lần và tổng
hợp
ảnh hưởng của các nhân tố phải bằng với đối tượng cụ thể của phân tích (chính

chênh lệch giữa thực tế với kế hoạch hoặc kỳ gốc của chỉ tiêu phân tích).
Để làm rõ các vấn đề lý luận ở trên, có thể lấy một số ví dụ khái qt
như sau:
Ví dụ: Giả định chỉ tiêu A cần phân tích; A tuỳ thuộc vào 3 nhân tố ảnh
hưởng, theo thứ tự a, b và c; các nhân tố này có quan hệ tích số chỉ tiêu A, từ
đó chỉ tiêu A được xác định cụ thể như sau:
A = a.b.c
Ta quy ước thời kỳ kế hoạch được ký hiệu là số 0 (số khơng) cịn kỳ thực
tế được ký hiệu bằng số 1 (số một) - Từ quy ước này, chỉ tiêu A kỳ kế hoạch
và kỳ thực tế lần lượt được xác định như sau:
A0 = a0 . b0 . c0 và
A1 = a1 . b1 . c1
Đối tượng cụ thể của phân tích được xác định là:
AA = A1 - A0
Chênh lệch nói trên có thể được giải thích bởi ảnh hưởng của ba nhân tố
cụ thể là a, b và c; bằng phương pháp thay thế liên hoàn, mức độ ảnh hưởng
của từng nhân tố lần lượt được xác định như sau:
- Thay thế lần 1: Thay thế nhân tố a:
Aa = a1 . b0 . c0 - aŋ . b0 . c0

Aa là ảnh hưởng của nhân tố a.


×