........................................ _
............................... ∣a
NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO
HỌC VIỆN NGÂN HÀNG
NGUYỄN HUY TÙNG
PHƠI HỢP CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ
VÀ CHÍNH SÁCH TÀI KHĨA Ở VIỆT NAM
- THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
HÀ NỘI - 2018
........................................ _
............................... ∣a
NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO
HỌC VIỆN NGÂN HÀNG
NGUYỄN HUY TÙNG
PHƠI HỢP CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ
VÀ CHÍNH SÁCH TÀI KHĨA Ở VIỆT NAM
- THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP
Chuyên ngành : Tài chính - Ngân Hàng
Mã số
: 8340201
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS LÊ THỊ TUẤN NGHĨA
HÀ NỘI - 2018
⅛
i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan những nội dung của luận văn này hồn tồn khơng có
sự sao chép, tất cả các kết quả nghiên cứu của tác giả khác được sử dụng
trong luận văn đều có chú giải rõ ràng và trung thực.
iii
ii
DANH MỤC
LỜICÁC
CẢMTỪ
ƠNVIẾT TẮT
Em xin bày tỏ lòng biết ơn đối với PGS.TS Lê Thị Tuấn Nghĩa, người
đã tận tình hướng dẫn em trong suốt quá trình nghiên cứu đề tài này.
Em cũng xin gửi lời chân thành cảm ơn đến các thầy cô giáo Học Viện
ngân hàng đã giảng dạy và truyền cho em những kiến thức chuyên ngành của
bậc học sau đại học để em có thể hồn thành luận văn này.
Em cũng xin chân thành cảm ơn các cán bộ, công nhân viên tại Ngân
hàng nhà nước Việt Nam đã tạo điều kiện giúp em hoàn thành luận văn này.
Xin chân thành cảm ơn!
Từ viết tắt
Nội dung từ viết tắt
^CP
Chính phủ
^CPI
Chỉ số giá tiêu dùng
CSTT
Chính sách tiền tệ
DTBB
Dự trữ bắt buộc
ĐVT
Đơn vị tính
ECB
Ngân hàng Trung Ương Châu Au
GDP
Tổng sản phẩm quốc nội
GTCG
Giấy tờ có giá
IMF
Quỹ tiền tệ quốc tê
LPMT
Lạm phát mục tiêu
NDA
Tổng tài sản có trong nước rịng
NFA
Tổng tài sản có nước ngồi rịng
^NH
Ngân hàng
NHNN
Ngân hàng Nhà nước
NHTM
NHTW
Ngân hàng thương mại
Ngân hàng Trung Ương
^^PPI
Chỉ số giá sản xuất
PTA
QĐ
Hiệp định mục tiêu chính sách
Quyết định
TCTD
Tổ chức tín dụng
USD
Đồng đô la
VNĐ
Đồng Việt Nam
ιv
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN.............................................................................................i
LỜI CẢM ƠN................................................................................................. ii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾTTẮT...............................................................iii
DANH MỤC, BẢNG, BIỂU ĐỒ..................................................................vii
MỞ ĐẦU..........................................................................................................1
1. Lý do chọn đề tài......................................................................................... 1
2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu............................................................... 3
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu...............................................................3
4. Phương pháp nghiên cứu.............................................................................3
5. Tổng quan tài liệu nghiên cứu có liên quan................................................ 4
6. Kết cấu luận văn..........................................................................................7
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ Sự PHỐI HỢP CHÍNH SÁCH
TIỀN TỆ VÀ CHÍNH SÁCH TÀI KHỐ....................................................9
1.1. CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ VÀ CHÍNH SÁCH TÀI KHĨA.....................9
1.1.1. Chính sách tiền tệ..................................................................................9
1.1.2. Chính sách tài khóa.............................................................................21
1.2. PHỐI HỢP GIỮA CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ VÀ CHÍNH SÁCH TÀI
KHĨA.............................................................................................................29
1.2.1. Phối hợp về thực hiện mục tiêu........................................................... 29
1.2.2. Phối hợp về sử dụng các công cụ........................................................ 32
1.3. KINH NGHIỆM QUỐC TẾ VỀ PHỐI HỢP GIỮA CHÍNH SÁCH TIỀN
TỆ VÀ CHÍNH SÁCH TÀI KHÓA............................................................... 35
1.3.1. Nhật Bản.............................................................................................. 35
1.3.2. Hàn Quốc.............................................................................................37
1.3.3. Trung Quốc..........................................................................................38
1.3.4. Singapore............................................................................................. 38
v
1.3.5. Vương quốc Anh..................................................................................39
1.3.6. Kinh nghiệm rút ra cho Việt Nam........................................................40
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1..............................................................................41
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VỀ Sự PHỐI HỢP CHÍNH SÁCH TIỀN
TỆ VÀ CHÍNH SÁCH TÀI KHỐ Ở VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 20132017.................................................................................................................42
2.1. TỔNG QUAN NỀN KINH TẾ VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2013 - 2017 42
2.1.1. Tốc độ tăng trưởng kinh tế và lạm phát...............................................42
2.1.2. Tình hình xuất nhập khẩu và dự trữ ngoại hối quốc gia......................43
2.1.3. Tình hình tăng trưởng vốn đầu tư tồn xã hội.....................................47
2.1.4. Tình hình ngân sách nhà nước.............................................................49
2.2. THỰC TRẠNG PHỐI HỢP CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ VÀ CHÍNH
SÁCH TÀI KHĨA Ở VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2013 - 2017........................53
2.2.1. Phối hợp về mục tiêu...........................................................................53
2.2.2. Phối hợp về công cụ............................................................................61
2.3. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ PHỐI HỢP CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ VÀ
CHÍNH SÁCH TÀI KHĨA Ở VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2013 - 2017..........77
2.3.1. Những kết quả đạt được...................................................................... 77
2.3.2. Những hạn chế.....................................................................................78
2.3.3. Nguyên nhân của những hạn chế.........................................................80
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2..............................................................................82
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP PHỐI HỢP CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ VÀ
CHÍNH SÁCH TÀI KHỐ TẠI VIỆT NAM............................................ 83
3.1. ĐỊNH HƯỚNG KINH TẾ VĨ MÔ Ở VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2018 2020.................................................................................................................83
3.1.1. Về tăng trưởng kinh tế.........................................................................83
3.1.2. Về quản lý nền tài chính quốc gia....................................................... 84
vi
3.2. CÁC GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG SỰ PHỐI HỢP CHÍNH SÁCH TIỀN
TỆ VÀ CHÍNH SÁCH TÀI KHĨA Ở VIỆT NAM........................................86
3.2.1. Tăng cường sự phối hợp thực hiện mục tiêu chính sách tiền tệ và chính
sách tài khóa trong dài hạn..............................................................................86
3.2.2. Tăng cường sự phối hợp về công cụ thực hiện của các chính sách....90
3.2.3. Tăng cường cơng tác thơng tin............................................................ 94
3.2.4. Hoàn thiện nền tảng kỹ thuật...............................................................98
3.2.5. Tăng cường phối hợp với các chính sách vĩ mơ khác......................... 99
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3............................................................................100
KẾT LUẬN..................................................................................................101
TÀI LIỆU THAM KHẢO..........................................................................103
vii
DANH MỤC, BẢNG, BIỂU ĐỒ
Bảng 2.1. Tốc độ phát triển vốn đầu tư phát triển toàn xã hội giai đoạn 20122016 so với năm trước (Theo giá hiện hành).................................................. 48
Bảng 2.2. Phối hợp về mục tiêu của chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ
giai đoạn 2013 - 2017......................................................................................58
Bảng 2.3. Một số chỉ tiêu phối hợp chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ
giai đoạn 2013 - 2017......................................................................................60
Bảng 2.4. Tổng hợp các công cụ sử dụng trong CSTT và CSTK giai đoạn
2013 - 2017.....................................................................................................61
Bảng 2.5. Tình hình điều hành lãi suất của NHNN năm 2013........................62
Bảng 2.6. Các quy định về trần lãi suất cho vay.............................................63
Bảng 2.7. Hoạt động nghiệp vụ thị trường mở từ 2013-2015.........................67
Bảng 2.8. Các văn bản quy định lãi suất cho vay ngắn hạn tối đa đối với các
lĩnh vực ưu tiên năm 2014 - 2015...................................................................68
Bảng 2.9. Lãi suất cho vay phổ biến của các TCTD đối với khách hàng năm
2016-2017....................................................................................................... 75
Hình 1.1. Đồthị cơchế tác động của nghiệp vụ thị trường mở [3]...............15
Hình 1.2. Đồthị cơchế tác động của chính sách tái chiết khấu....................17
Hình 1.3. Đồthị cơchế tác động của dữ trữ bắt buộc...................................19
Biểu đồ 2.1. Tốc độtăng trưởng kinh tế và CPI giai đoạn 2011-2017..........42
Biểu đồ 2.2. Cán cân thương mại Việt Nam giai đoạn 2013-2016.................44
Biểu đồ 2.3. Cơ cấu xuất khẩu của Việt Nam theo khu vực xuất khẩu...........45
Biểu đồ 2.3. Tình hình thu NSNN...................................................................49
Biểu đồ 2.4. Cơ cấu thu theo lĩnh vực và thu theo sắc thuế năm 2016...........50
Biểu đồ 2.5. Tình hình thu, chi Ngân sách nhà nước......................................51
viii
Biểu đồ 2.6. Diễn biến lãi suất điều hành của NHNN từ 2012 - 2014............66
Biểu đồ 2.7. Tỷ lệ trúng thấu trái phiếu chính phủ do KBNN phát hành nửa
đầu năm 2016..................................................................................................73
1
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
về mặt lý luận thì chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ là hai công
cụ ổn định kinh tế vĩ mô quan trọng ở mọi quốc gia và có mối liên hệ phụ
thuộc lẫn nhau. Chính sách vĩ mơ nói chung, trong đó chính sách tài khóa và
chính sách tiền tệ nói riêng đều là công cụ quan trọng trong điều hành, quản
lý kinh tế vĩ mô của bất kỳ một quốc gia nào. Để đạt được các mục tiêu kinh
tế vĩ mô tối ưu gồm tăng trưởng và ổn định giá cả, hai chính sách này cần
được phối hợp và bổ sung cho nhau. Sự phối hợp sẽ được điều chỉnh nhằm
ứng phó linh hoạt hơn đối với các chu kỳ của nền kinh tế. Hai chính sách này
tuy có những khuôn khổ thực thi riêng nhưng khi phối hợp hài hòa lại tạo ra
hiệu quả rất lớn trong việc thực hiện các mục tiêu kinh tế quan trọng. Quá
trình cụ thể hóa các mục tiêu được thực hiện thơng qua các cơng cụ chính
sách. CSTK có hai cơng cụ chính là chi tiêu chính phủ và thuế, cịn CSTT lại
có nhiều công cụ hơn bao gồm, lãi suất chiết khấu (cửa sổ chiết khấu), nghiệp
vụ thị trường mở và dự trữ bắt buộc. Các công cụ này thông qua một cơ chế
truyền dẫn nhất định tác động đến mục tiêu chính sách. việc kết hợp giữa hai
chính sách này nhằm mục đích đạt được các mục tiêu chung là tăng tính hiệu
lực của chính sách và khắc phục độ trễ và tăng tính linh hoạt của chính sách
và giúp ổn định kỳ vọng của nền kinh tế.
Về mặt thực tiễn thì thời gian qua việc phối hợp giữa chính sách tiền tệ
và chính sách tài khóa ở Việt Nam đã đạt được nhiều bước tiến đáng kể. Kể từ
sau khủng hoảng tài chính tồn cầu (2008), Việt Nam đã xây dựng được các
mục tiêu phối hợp tương đối đồng bộ và đúng hướng, phù hợp với bối cảnh
kinh tế xã hội từng thời kỳ: sử dụng chính sách tài khóa (CSTK) thắt chặt và
chính sách tiền tệ (CSTT) thắt chặt để chống lạm phát; sử dụng CSTK mở
rộng và CSTT mở rộng nhằm kích thích nền kinh tế, ngăn chặn đà suy giảm
2
kinh tế. CSTK phối hợp chặt chẽ với CSTT hướng tới mục tiêu ổn định kinh
tế vĩ mô, tạo điều kiện phát triển sản xuất kinh doanh, thúc đẩy tăng trưởng và
hỗ trợ quá trình tái cấu trúc hệ thống ngân hàng. Trước những diễn biến phức
tạp của nền kinh tế, trong thời gian qua, CSTT được điều hành linh hoạt, thận
trọng và liên tục được điều chỉnh cho phù hợp với diễn biến kinh tế vĩ mô
trong từng giai đoạn, cịn CSTK được hồn thiện theo hướng bảo đảm thống
nhất, minh bạch và công bằng. Để tăng cường công tác phối hợp, Bộ Tài
chính và Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã ký kết Quy chế phối hợp công tác
và trao đổi thông tin (ngày 29/2/2012). Quyết định số 1317/QĐ-TTg về phê
duyệt Đề án cải cách cơ chế phối hợp trong quản lý và điều hành kinh tế vĩ
mô đã được ban hành ngày 6/8/2013 và sau đó, ngày 2/12/2014, các cơ quan
gồm Bộ Kế hoạch và Đầu tư, NHNN, Bộ Tài chính, Bộ Cơng thương đã ban
hành Quy chế phối hợp trong quản lý và điều hành kinh tế vĩ mô. Cùng với
việc tạo lập khuôn khổ pháp lý cho cơ chế phối hợp vĩ mô, trên thực tế, CSTK
và CSTT cũng từng bước được phối hợp nhịp nhàng.
Tuy đạt được nhiều thành tựu nhưng việc phối hợp CSTK và CSTT vẫn
còn tồn tại nhiều hạn chế. Việc phối hợp CSTK và CSTT mới chỉ hướng đến
việc giải quyết từng mục tiêu kinh tế vĩ mô ưu tiên trong từng thời điểm chứ
chưa thực sự có sự phối hợp để giải quyết đồng bộ tất cả các mục tiêu vĩ mô.
Chưa xây dựng được cơ sở khoa học trong việc quyết định lựa chọn CSTT
hay CSTK là công cụ sẽ phát huy được tác động nhiều nhất đến tổng cầu/
hoặc liều lượng tác động của từng công cụ đến tổng cầu bao nhiêu là hợp lý
trong từng tình hình kinh tế cụ thể, nhất là trong bối cảnh suy thối kinh tế
hoặc lạm phát,.... Do đó, trong giai đoạn cơ cấu lại nền kinh tế gắn với đổi
mới mô hình tăng trưởng Việt Nam cần xây dựng nền tài chính quốc gia lành
mạnh, đảm bảo giữ vững an ninh tài chính, ổn định kinh tế vĩ mơ, tài chính tiền tệ, tạo điều kiện thúc đẩy tăng trưởng kinh tế gắn với đổi mới mơ hình
3
tăng trưởng và tái cấu trúc nền kinh tế. Điều này địi hỏi phải có sự phối hợp
nhịp nhàng hơn giữa chính sách tiền tệ và chính sách tài khóa của quốc gia.
Xuất phát từ lý do trên, tôi đã chọn đề tài “Phối hợp giữa chính sách
tiền tệ và chính sách tài khóa ở Việt Nam - thực trạng và giải pháp'’” làm đề
tài cho luận văn thạc sỹ của mình.
2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu
Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là hoàn thiện sự phối hợp giữa chính
sách tiền tệ và chính sách tài khóa ở Việt Nam trong thời gian tới để phát huy
hiệu quả cao nhất của các chính sách này tới ổn định kinh tế vĩ mô và thúc
đẩy tăng trưởng bền vững.
Nhiệm vụ cụ thể:
- Hệ thống hóa những vấn đề lý luận về chính sách tiền tệ, chính sách
tài khóa và sự phối hợp giữa chính sách tiền tệ và chính sách tài khóa.
- Đánh giá thực trạng sự phối hợp giữa chính sách tiền tệ và chính sách
tài khóa ở Việt Nam trong thời gian qua.
- Đề xuất giải pháp nhằm hồn thiện sự phối hợp giữa chính sách tiền tệ
và chính sách tài khóa ở Việt Nam trong thời gian tới.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: sự phối hợp giữa chính sách tiền tệ và chính
sách tài khóa.
Phạm vi nghiên cứu:
- Về khơng gian: đề tài nghiên cứu ở Việt Nam.
- Về thời gian: khảo sát thực trạng trong giai đoạn từ 2013 - 2017 và
định hướng giải pháp tới năm 2020.
4. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp thu thập thông tin thứ cấp:
Thông tin thứ cấp được tác giả thu thập tại bàn, thơng qua tìm đọc sách
4
báo, tạp chí, chuyên ngành, mạng internet,...
Luận văn sử dụng các số liệu thứ cấp bên trong thông qua thu thập từ các
bảng thống kê, báo cáo, tài liệu nội bộ của Ngân hàng nhà nước Việt Nam có
liên quan tới đề tài nghiên cứu.
Đề tài còn sử dụng thêm dữ liệu thứ cấp bên ngoài là các số liệu từ các
bài báo, tạp chí chun ngành và các cơng trình nghiên cứu có liên quan như
luận án, luận văn thạc sỹ, đề tài nghiên cứu khoa học, các bài viết trên tạp chí
chun ngành,..
- Phương pháp phân tích thơng tin
Đề tài nghiên cứu có sử dụng một số phương pháp nghiên cứu như: phương
pháp phân tích, tổng hợp, so sánh, đánh giá.. nhằm đánh giá thực trạng.
5. Tổng quan tài liệu nghiên cứu có liên quan
CSTT và CSTK là hai chính sách vĩ mơ quan trọng, do đó, đã có nhiều
nghiên cứu trước đây liên quan tới sự phối hợp giữa CSTT và CSTK. Điển
hình như các nghiên cứu sau đây:
Nguyễn Thị Thúy Diệu (2013), Chính sách tài khóa, chính sách tiền tệ
có tác động đến tăng trưởng kinh tế? - nghiên cứu trường hợp tại Việt Nam,
luận văn thạc sỹ, Trường Đại học Kinh tế Tp. Hồ Chí Minh. Luận văn đã
Xem xét CSTK và CSTT có tác động đáng kể đối với sự tăng trưởng kinh tế
trong trường hợp nghiên cứu tại Việt Nam hay không. Luận văn sử dụng
phương pháp nghiên cứu định lượng, kiểm tra ảnh hưởng của CSTK và CSTT
lên tăng trưởng kinh tế. Nhằm đo lường tác động của CSTK và CSTT đối với
tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam, tác giả thực hiện mơ hình nghiên cứu với giả
định là tăng trưởng kinh tế chịu ảnh hưởng của các biến kinh tế vĩ mơ như:
cung tiền, chi tiêu Chính phủ và xuất khẩu. Ở đây, biến cung tiền đại diện cho
CSTT; biến chi tiêu Chính phủ đại diện cho CSTK.
Phạm Thị Phượng (2012), Tăng Cường Hiệu Quả Phối Hợp Giữa
Chính Sách Tiền Tệ Và Chính Sách Tài Khóa Để Kiềm Chế Lạm Phát Ở Việt
Nam, luận văn thạc sỹ, Đại học Quốc Gia Hà Nội. Trình bày lý luận về việc
5
phối hợp giữa chính sách tiền tệ và chính sách tài khóa trong việc kiềm chế
lạm phát. Thực trạng về hiệu quả phối hợp giữa chính sách tiền tệ và chính
sách tài khóa trong việc kiềm chế lạm phát ở Việt Nam giai đoạn 2006-2011:
lạm phát và nguyên nhân lạm phát tại Việt Nam giai đoạn 2006-2011; thực
trạng việc phối hợp giữa chính sách tiền tệ và chính sách tài khóa để kiểm chế
lạm phát ở Việt Nam giai đoạn 2006-2011. Giải pháp tăng cường hiệu quả
phối hợp giữa chính sách tiền tệ và chính sách tài khóa để kiềm chế lạm phát
ở Việt Nam.
Nguyễn Thị Hiếu (2015), Sự tác động của chính sách tiền tệ và chính
sách tài khóa đến tăng trưởng kinh tế Nghiên cứu thực nghiệm tại Việt Nam,
luận văn thạc sỹ, Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh. Luận văn đã hệ
thống hóa những vấn đề cơ bản và cốt lõi về chính sách tiền tệ và chính sách
tài khóa cũng như sự tác động của hai chính sách này đến tăng trưởng kinh tế
trên phương diện lý thuyết cũng như trong thực tế ở một số nước trên thế giới.
Đánh giá hiệu quả tương đối của CSTT và CSTK đến tăng trưởng kinh tế ở
Việt Nam. Nghiên cứu sự tác động của CSTT và CSTK đến tăng trưởng kinh
tế ở Việt Nam qua đó tìm ra những giải pháp để góp phần nâng cao hiệu quả
điều hành CSTT và CSTK hiện nay và trong những năm tiếp theo. Bài nghiên
cứu sử dụng các phương pháp thống kê, tổng hợp, mô tả, so sánh và phân tích
để nghiên cứu các lý thuyết và thực trạng của CSTT, CSTK và sự tác động
của 2 chính sách đến tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam.
PGS,TS. Tô Kim Ngọc và PGS.,TS. Lê Thị Tuấn Nghĩa (2014), Phối
hợp chính sách tiền tệ và chính sách tài khóa ở Việt Nam, Tạp chí Ngân hàng
nhà nước. Bài nghiên cứu đã phân tích sự phối hợp chính sách tiền tệ và chính
sách tài khóa ở Việt Nam trong việc thực hiện mục tiêu kinh tế vĩ mô trong
các giai đoạn khác nhau của nền kinh tế. Bài nghiên cứu đã chỉ ra những vấn
đề nảy sinh chủ yếu trong thực tế phối hợp hai chính sách, bao gồm: Cân đối
ngân sách chưa lành mạnh; CSTT và chính sách tài khóa chưa có sự phối hợp
trong việc hoạch định và thực hiện mục tiêu chính sách ở tầm ngắn hạn và dài
6
hạn; Thiếu nền tảng kỹ thuật làm căn cứ cho sự phối hợp chính sách; Việc
cung cấp thơng tin và trách nhiệm giải trình của các cơ quan chính sách chưa
được thiết lập một cách chính thức. Bài nghiên cứu cũng đề xuất một số kiến
nghị như: Cân đối ngân sách cần lành mạnh và tích cực để đảm bảo tính bền
vững của ngân sách; NHNN và Bộ Tài chính cần có sự phối hợp trong việc
xác định mục tiêu vĩ mô ưu tiên trong từng thời kỳ và phải tuân thủ điều phối
chung cho mục tiêu đó; Thiết lập cơ chế cho việc cung cấp thông tin, minh
bạch kỳ vọng chính sách và trách nhiệm giải trình của các cơ quan chính sách.
Ts. Vũ Đình Ánh (2011), Chỉnh sách tài khóa và sự phối hợp với chính
sách tiền tệ - một số bài học từ giai đoạn 2006-2010. Bài nghiên cứu đã phân
tích thực trạng phối hợp chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ giai đoạn
2006 - 2010. Trong đó, bài nghiên cứu đưa ra các kiến nghị nhằm tăng cường
phối hợp hai chính sách này trong thời gian tới.
Lê Trang (2012), Phối hợp giữa chính sách tài khóa và chính sách tiền
tệ trong quản lý vĩ mô ở Việt Nam, Ngân hàng nhà nước. Nghiên cứu của tác
giả đã phân tích thực trạng phối hợp hai chính sách này thời gian qua. Bên
cạnh đó, tác giả đã chỉ ra những hạn chế trong sự phối hợp này.
Nguyễn Thu Cúc (2013), Phối hợp chính sách tài khóa và chính sách tiền
tệ: Thực trạng và một số đề xuất, Tạp chí Tài chính. Bài nghiên cứu đã đánh giá
những vấn đề phức tạp phát sinh trong kết hợp hai chính sách này đó là sự lựa
chọn chính sách và phương thức vận hành: Thứ nhất, CSTK thắt chặt thể hiện ở
việc giảm đầu tư công, bên cạnh việc thu hẹp danh mục và quy mô đầu tư để tái
cấu trúc lại đầu tư cơng đang dẫn đến tình trạng tồn tại nhiều sản phẩm và cơng
trình hay dự án dở dang. Thứ hai, với CSTT thắt chặt, các DN tiếp cận nguồn
vốn khó khăn, mặc dù cơ chế nới lỏng tín dụng đã được áp dụng cuối năm 2011,
nhưng vẫn chưa được thực hiện triệt để trong thực tế. Thứ ba, khó khăn khi hội
nhập sâu vào nền kinh tế thế giới với khoản nợ nước ngoài, mặc dù đang ở mức
vừa phải, đòi hỏi ngân sách nhà nước phải gánh chịu khi đồng tiền của các chủ
nợ hay đối tác cung cấp ODA có hồn lại với lãi suất ưu đãi có xu hướng mạnh
7
lên so với đồng Việt Nam. Thứ tư, tính phức tạp của việc phối hợp hai loại chính
sách này cịn do mức độ đòi hỏi cao trong liên kết và phối hợp giữa nhiều cơ
quan khác nhau trong hoạch định và thực hiện. Thứ sáu, CSTT và CSTK chưa
có sự phối hợp nhịp nhàng trong việc hoạch định và thực hiện mục tiêu chính
sách ở tầm ngắn hạn và dài hạn,....
GS.TS. Trần Thọ Đạt, TS. Hà Quỳnh Hoa (2014), Phối hợp chính sách
tiền tệ và chính sách tài khóa nhằm thực hiện mục tiêu kinh tế vĩ mô đến năm
2015, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân. Nghiên cứu của tác giả đã nghiên
cứu thực trạng nền kinh tế và mục tiêu của chính sách tiền tệ và chính sách tài
khóa ở Việt Nam thời gian qua. Bài nghiên cứu đã nghiên cứu thực tế thực
hiện chính sách tài khóa và tiền tệ thời gian qua ở Việt Nam. Tác giả nhận
thấy thực tiễn ở Việt Nam, CSTK và CSTT đã có sự phối hợp với nhau ngày
càng tốt hơn trong giai đoạn 2001-2011, đặc biệt là trong giai đoạn sau khủng
hoảng 2008-2011. Cơ sở lý thuyết của sự phối hợp hai chính sách được thể
hiện trong mơ hình IS-LM, CSTT tác động đến sự dịch chuyển của đường
LM, CSTK ảnh hưởng tới đường IS. Tác giả đã tiến hành phân tích định
lượng và đề xuất phương án phối hợp CSTK và CSTT cho năm 2014 và 2015.
PGS.,TS. Nguyễn Việt Hùng và PGS.,TS. Hà Quỳnh Hoa - Trường
ĐH Kinh tế Quốc dân, ThS. Nguyễn Vân Trường - Vụ CSTT, NHNN (2017),
Phối hợp chính sách tiền tệ và tài khóa ở Việt Nam giai đoạn 2001-2015. Bài
viết đánh giá thực trạng và đo lường mức độ phối hợp giữa chính sách tài
khóa (CSTK) và chính sách tiền tệ (CSTT) ở Việt Nam thời kỳ 2001 - 2015
thơng qua ước tính chỉ số phản ánh mức độ phối hợp của hai chính sách này
theo cách tiếp cận STA (Set Theoretic Approach). Bài viết đồng thời thực
hiện đề xuất phương án phối hợp CSTT và CSTK nhằm đạt được mục tiêu
tăng trưởng.
6. Ket cấu luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, phụ lục, nội dung luận
văn được kết cấu thành 3 chương:
8
Chương 1: Cơ sở lý luận về sự phối hợp giữa chính sách tiền tệ và
chính sách tài khóa
Chương 2: Thực trạng sự phối hợp giữa chính sách tiền tệ và chính
sách tài khóa tại Việt Nam giai đoạn 2013 - 2017
Chương 3: Giải pháp hoàn thiện sự phối hợp giữa chính sách tiền tệ và
chính sách tài khóa tại Việt Nam thời gian tới
9
CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ SỰ PHỐI HỢP CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ VÀ
CHÍNH SÁCH TÀI KHỐ
1.1. CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ VÀ CHÍNH SÁCH TÀI KHĨA
1.1.1. Chính sách tiền tệ
1.1.1.1. Khái niệm
CSTT là một trong những chính sách kinh tế của quốc gia, nó được xây
dựng và khởi động từ NHTW. NHTW thực hiện CSTT thông qua các công cụ
của mình nhằm thực hiện các mục tiêu kinh tế vĩ mơ của quốc gia.
Chính sách tiền tệ đóng vai trị là một bộ phận quan trọng và không thể
thiếu trong hệ thống chính sách kinh tế vĩ mơ cũng như trong q trình điều
hành vĩ mơ của Nhà nước. Tuy nhiên, tuỳ theo trình độ phát triển kinh tế và
góc độ nghiên cứu, ta có thể định nghĩa Chính sách tiền tệ theo nghĩa rộng và
Chính sách tiền tệ theo nghĩa hẹp; Chính sách tiền tệ của ngân hàng Trung
ương và Chính sách tiền tệ quốc gia.
Có thể hiểu CSTT là chính sách kinh tế vĩ mơ, thơng qua các cơng cụ
của mình, NHTW chủ động thay đổi cung ứng tiền hoặc lãi suất (lãi suất liên
ngân hàng mục tiêu) nhằm đạt được các mục tiêu kinh tế xã hội đề ra hoặc
theo định nghĩa CSTT lấy từ luật NHNN Việt Nam 2010 (Tại khoản 1 điều
3): “CSTT quốc gia là các quyết định về tiền tệ ở tầm quốc gia của cơ quan
nhà nước có thẩm quyền, bao gồm quyết định mục tiêu ổn định giá trị đồng
tiền biểu hiện bằng chỉ tiêu lạm phát, quyết định sử dụng các công cụ và biện
pháp để thực hiện mục tiêu đề ra
1.1.1.2. Mục tiêu của chính sách tiền tệ
a. Mục tiêu cuối cùng
Tùy vào tình hình kinh tế xã hội của mỗi quốc gia khác nhau mà mỗi
nước sẽ theo đuổi những mục tiêu khác nhau, nhưng chủ yếu thường là mức
10
tăng trưởng kinh tế, công ăn việc làm, tỷ lệ lạm phát, xuất nhập khẩu .. .Do
lạm phát cao ảnh hưởng xấu đến các chỉ tiêu kinh tế vĩ mô nên ở hầu hết các
nước, kiểm soát lạm phát là mục tiêu hàng đầu và dài hạn của CSTT:
Thứ nhất; Mục tiêu ổn định giá cả
Keynes cho rằng: việc tăng nhanh cung tiền tệ sẽ làm cho mức giá cả
tăng kéo dài với tỷ lệ cao, do vậy gây nên lạm phát.
Theo Karl Marx: “lạm phát là hiện tượng tiền giấy tràn ngập các kênh
lưu thông tiền tệ, vượt quá nhu cầu của nền kinh tế thực làm cho tiền tệ bị mất
giá và phân phối lại thu nhập quốc dân”. Khi lạm phát tăng sẽ ảnh hưởng
nghiêm trọng đến nền kinh tế, làm cho nền kinh tế phát triển quá nóng dễ lâm
vào khủng hoảng, đời sống của người dân khó khăn. [3]
Các NHTW thường lượng hố mục tiêu này bằng chỉ số CPI. NHTW sẽ
cam kết thực hiện chỉ tiêu CPI để ổn định giá trị tiền tệ trong dài hạn. Tuy
nhiên, theo đuổi mục tiêu ổn định giá cả không đồng nghĩa với tỷ lệ lạm phát
bằng 0. Những nghiên cứu cho thấy khi cố gắng duy trì lạm phát ở gần mức 0,
nền kinh tế dễ rơi vào tình trạng giảm phát gây hậu quả cịn nghiêm trọng
hơn, đó làm nền kinh tế suy thối. Một mức lạm phát vừa phải được chứng
minh là có ảnh hưởng tích cực tới mức tăng trưởng kinh tế.
Thứ hai; Mục tiêu tăng trưởng kinh tế
Từ quan niệm K.Marx ta có thể hiểu: tăng trưởng kinh tế là sự gia tăng
của tổng sản phẩm, dịch vụ xã hội và thu nhập của các hộ gia đình và chính
phủ. Tỷ lệ tăng trưởng kinh tế là chỉ số phản ánh mức tăng lên của GDP năm
nay so với GDP năm trước khi cả hai cùng được tính trên cơ sở mức giá của
năm trước. Một nền kinh tế tăng trưởng quá nóng thường kéo theo lạm phát
cao, một nền kinh tế suy thoái thường kéo theo giảm phát, cả hai trường hợp
này đều bất lợi. [14]
Một sự tăng trưởng kinh tế ổn định sẽ góp phần tạo ra một mơi trường
11
kinh doanh thuận lợi, trên cơ sở đó các doanh nghiệp có thể đưa ra một kế
hoạch kinh doanh đúng đắn, đẩy mạnh đầu tư, tạo công ăn việc làm và tăng
thu nhập cho người lao động. Thông qua CSTT mà thay đổi lãi suất, qua đó
tác động đến tiết kiệm và đầu tư, từ đó tác động đến tăng trưởng kinh tế.
Thứ ba; Mục tiêu việc làm cao
Việc làm cao là mục tiêu của tất cả các chính sách kinh tế vĩ mơ, trong
đó có CSTT, việc làm cao có ý nghĩa quan trọng bởi vì:
- Thiếu cơng ăn việc làm dẫn đến dư thừa lao động và các nguồn lực
(nhà máy đóng cửa, máy móc thiết bị bỏ không), giảm tốc độ tăng trưởng,
giảm sản lượng, hậu quả là giảm GDP.
- Thất nghiệp gây nên tình trạng căng thẳng cho cá nhân và gia đình,..
gia tăng các tệ nạn xã hội như trộm, cướp,..
Ở các nước phát triển tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên vào khoảng từ 4,5-6%.
Hiển nhiên mục tiêu tăng trưởng kinh tế và việc làm cao có mối quan hệ mật
thiết bởi các doanh nghiệp đầu tư vốn càng nhiều, mở rộng sản xuất thì thất
nghiệp càng giảm nhưng trước hết các chính sách có thể hướng về mục tiêu thúc
đẩy tăng trưởng kinh tế bằng cách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư trực tiếp và
người dân tiết kiệm, trên cơ sở đó sẽ đạt được mục tiêu việc làm cao.
Thứ tư; Mục tiêu ổn định thị trường tài chính
Thị trường tài chính là nơi tạo ra nguồn vốn cho phát triển kinh tế, luân
chuyển vốn từ nơi thừa sang nơi thiếu, giúp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn
trong nền kinh tế. Với vai trò quan trọng như vậy, sự ổn định của thị trường
tài chính có ý nghĩa rất lớn đối với nền kinh tế các quốc gia. NHTW với khả
năng tác động tới khối lượng tín dụng và lãi suất có thể đem lại sự ổn định
cho thị trường tài chính.
Thứ năm; Mục tiêu ổn định lãi suất
Lãi suất là một biến số kinh tế vĩ mô quan trọng trong nền kinh tế, ảnh
12
hưởng tới quyết định chi tiêu, tiết kiệm và đầu tư của các tổ chức và cá nhân.
Lãi suất biến động thất thường sẽ gây khó khăn cho các tổ chức và cá nhân
trong việc dự tính chi tiêu hay lập kế hoạch kinh doanh. Do đó, ổn định lãi
suất là một mục tiêu quan trọng mà các NHTW hướng tới nhằm góp phần ổn
định mơi trường kinh tế vĩ mơ.
Thứ sáu; Mục tiêu ổn định tỷ giá hối đối
Trong điều kiện mở cửa kinh tế, các luồng hàng hoá và tiền vốn gắn
liền với việc chuyển đổi giữa đồng nội tệ và ngoại tê. Việc ngăn ngừa những
biến động mạnh và bất thường trong tỷ giá sẽ giúp các hoạt động kinh tế đối
ngoại được hiệu quả hơn, ngoài ra tỷ giá còn ảnh hưởng tới khả năng cạnh
tranh của hàng hố trong nước với nước ngồi về mặt giá cả.
b. Mục tiêu trung gian
NHTW không thể sử dụng các cơng cụ của mình để tác động trực tiếp và
ngay lập tức đến mục tiêu cuối cùng. Anh hưởng của CSTT chỉ xuất hiện sau
một thời gian nhất định. Ở các nước phát triển, tác động của CSTT lên tăng
trưởng kinh tế phải mất một năm, còn lên lạm phát phải đến hai năm. Đối với
những nước đang phát triển độ trễ sẽ ngắn hơn. Do vậy, NHTW muốn đợi các
dấu hiệu về lạm phát, tỷ giá, thất nghiệp và tăng trưởng để điều chỉnh các cơng
cụ của mình thì sẽ quá trễ. Để khắc phục được hạn chế này, NHTW cần xác định
mục tiêu trung gian trước khi đạt được mục tiêu cuối cùng. Gọi là mục tiêu trung
gian bởi vì NHTW khơng kiểm sốt trực tiếp được các chỉ tiêu này, nó nằm ở
giữa mục tiêu hoạt động và mục tiêu cuối cùng.
Tiêu chí để chọn chỉ tiêu mục tiêu trung gian là:
Phải đo lường được: chỉ tiêu của mục tiêu trung gian phải đo lường
được chính xác và nhanh chóng, điều này là cần thiết vì chỉ tiêu trung gian chỉ
có ích đối với NHTW nếu nó báo hiệu được tình trạng CSTT nhanh hơn mục
tiêu cuối cùng
13
NHTW phải kiểm sốt được: vì nếu NHTW khơng kiểm soát được
một chỉ tiêu trung gian, dù biết chỉ tiêu bị lệch hướng thì NHTW cũng khơng
làm gì được, điều này là phản tác dụng và làm cho mọi cố gắng của NHTW
trở nên khơng có mục đích.
Có mối liên hệ chặt chẽ đối với mục tiêu cuối cùng: do khả năng ảnh
hưởng đến các mục tiêu cuối cùng là rất quan trọng nên chỉ tiêu trung gian
phải dự báo được những diễn biến của mục tiêu cuối cùng. [14]
Các chỉ tiêu của mục tiêu trung gian bao gồm chỉ tiêu cung tiền (MS)
hoặc chỉ tiêu lãi suất thị trường (i). NHTW không thể cùng một lúc tác động
cả hai chỉ tiêu trên vì hai chỉ tiêu trên khơng thể dung hịa với nhau nên
NHTW chỉ có thể tác động vào một trong hai.
Chỉ tiêu mức cung tiền và chỉ tiêu lãi suất có những mặt ưu nhược điểm
riêng như: Lãi suất thị trường là lãi suất danh nghĩa được đo lường nhanh
chóng và chính xác nhưng nó khơng phản ánh đúng lượng phí vay thực tế. Phí
vay thực tế (lãi suất thực tế) này được đo lường chính xác hơn bằng cách lấy
lãi suất danh nghĩa - tỷ lệ lạm phát (i r = I - πe) và lãi suất thực tế thì khó đo
lường vì chúng ta khó xác định được lạm phát dự tính. Cịn đối với chỉ tiêu
tổng lượng tiền cung ứng, việc cố định mức tăng của tổng lượng tiền cho
phép lãi suất biến động đáp ứng những thay đổi của tiêu dung và đầu tư mà
không xuất phát từ lý do lãi suất, do đó giảm sự biến động của tổng cầu. Vì
thế mục tiêu tổng lượng tiền thích hợp với một nền kinh tế có tổng cầu biến
động mạnh bởi các lý do ngoài lãi suất. Thực tế, các nước ưu tiên tăng trưởng
sẽ chú trọng mục tiêu trung gian là lãi suất, còn các nước ưu tiên mục tiêu ổn
định giá cả sẽ chú trọng mục tiêu trung gian là tổng lượng tiền cung ứng.
c. Mục tiêu hoạt động
Mục tiêu hoạt động bao gồm các chỉ tiêu phản ứng tức thời với sự điều
chỉnh của công cụ CSTT. Các tiêu chuẩn lựa chọn chỉ tiêu hoạt động cũng