Tải bản đầy đủ (.doc) (422 trang)

Quản lý đội ngũ giảng viên khối ngành Công nghệ kỹ thuật tại các trường cao đẳng trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh trong bối cảnh hiện nay.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.37 MB, 422 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
HỌC VIỆN QUẢN LÝ GIÁO DỤC


NGUYỄN LONG AN DI

QUẢN LÝ ĐỘI NGŨ GIẢNG VIÊN KHỐI NGÀNH
CÔNG NGHỆ KỸ THUẬT TẠI CÁC TRƯỜNG CAO
ĐẲNG TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRONG BỐI CẢNH HIỆN NAY

LUẬN ÁN TIẾN SĨ QUẢN LÝ GIÁO DỤC

HÀ NỘI - 2022


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
HỌC VIỆN QUẢN LÝ GIÁO DỤC


NGUYỄN LONG AN DI

QUẢN LÝ ĐỘI NGŨ GIẢNG VIÊN KHỐI NGÀNH
CÔNG NGHỆ KỸ THUẬT TẠI CÁC TRƯỜNG CAO
ĐẲNG TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRONG BỐI CẢNH HIỆN NAY
Chuyên ngành: Quản lý giáo dục
Mã số: 9.14.01.14

LUẬN ÁN TIẾN SĨ QUẢN LÝ GIÁO DỤC


Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS HÀ THẾ TRUYỀN

HÀ NỘI - 2022


i
LỜI CAM ĐOAN
Tơi cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu và kết quả nghiên cứu được
trình bày trong luận án là trung thực và chưa từng được công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Mọi sự
trích dẫn đều rõ ràng, minh bạch.
Tôi xin chịu trách nhiệm về những nội dung đã cam đoan trên.
Tác giả luận án

Nguyễn Long An Di


ii
LỜI CẢM ƠN
Hoàn thành luận án này, tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến Ban Giám đốc, Phòng Đào
tạo Sau đại học, Khoa Quản lý, Quý Thầy Cô của Học viện Quản lý Giáo dục đã tận tình giảng dạy,
hướng dẫn và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tác giả trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu.
Đặc biệt, bằng tất cả sự kính trọng, tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến PGS.TS Hà Thế
Truyền đã tận tình giúp đỡ, bồi dưỡng kiến thức, năng lực tư duy, phương pháp nghiên cứu và trực tiếp
hướng dẫn tác giả hoàn thành luận án.
Xin trân trọng cảm ơn các nhà khoa học đã đánh giá, nhận xét, góp ý cho luận án một cách
nghiêm túc, đầy tinh thần trách nhiệm và khoa học để tác giả có thể hồn thành tốt nhất luận án của
mình.
Xin chân thành cảm ơn Ban Giám hiệu, Cán bộ, Giảng viên các Trường cao đẳng trên địa bàn
Thành phố Hồ Chí Minh đã giúp đỡ tác giả trong quá trình khảo sát thực tiễn, cung cấp các tài liệu và
thông tin liên quan, đặc biệt đã tạo điều kiện cho tác giả tiến hành thử nghiệm giải pháp đề xuất của luận

án.
Luận án được hoàn thành cũng nhờ sự giúp đỡ, động viên, hỗ trợ về tinh thần và vật chất của
gia đình, người thân, bạn bè, đồng nghiệp. Tác giả xin cảm ơn tất cả vì sự giúp đỡ nhiệt thành đó.
Dù đã cố gắng hết sức, song luận án không thể tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong nhận được
sự chỉ dẫn cũng như ý kiến đóng góp của q Thầy Cơ và Q vị để luận án có giá trị thực tiễn cao hơn.
Xin trân trọng cảm ơn!
Tác giả luận án

Nguyễn Long An Di


iii
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN................................................................................................................................... i
LỜI CẢM ƠN........................................................................................................................................ ii
MỤC LỤC............................................................................................................................................ iii
DANH MỤC CÁC TỪ NGỮ VIẾT TẮT.......................................................................................... vii
DANH MỤC CÁC BẢNG................................................................................................................ viii
DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ................................................................................................. x
MỞ ĐẦU.......................................................................................................................................... 1
1. Lý do chọn đề tài............................................................................................................................... 1

2. Mục đích nghiên cứu......................................................................................................................... 4
3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu.................................................................................................. 4
4. Giả thuyết khoa học........................................................................................................................... 4
5. Nhiệm vụ nghiên cứu........................................................................................................................ 4
6. Phạm vi nghiên cứu........................................................................................................................... 4
7. Luận điểm bảo vệ.............................................................................................................................. 5
8. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu............................................................................... 5
9. Đóng góp mới của luận án................................................................................................................ 7

10. Cấu trúc luận án............................................................................................................................... 8
CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ ĐỘI NGŨ GIẢNG VIÊN KHỐI NGÀNH
CÔNG NGHỆ KỸ THUẬT TẠI CÁC TRƯỜNG CAO ĐẲNG TRONG BỐI CẢNH HIỆN
NAY.................................................................................................................................................. 9
1.1. Tổng quan nghiên cứu vấn đề................................................................................................. 9

1.1.1. Những nghiên cứu về đội ngũ giảng viên.................................................................................. 9
1.1.2. Những nghiên cứu về quản lý đội ngũ giảng viên................................................................... 14
1.1.3. Những vấn đề đặt ra cho luận án cần giải quyết......................................................................24
1.2. Bối cảnh hiện nay và các khái niệm cơ bản......................................................................... 24
1.2.1. Bối cảnh hiện nay..................................................................................................................... 24
1.2.2. Khái niệm đội ngũ giảng viên, đội ngũ giảng viên khối ngành Công nghệ kỹ
thuật tại các trường cao đẳng............................................................................................................... 27
1.2.3. Khái niệm quản lý, quản lý đội ngũ giảng viên khối ngành Công nghệ kỹ thuật
tại các trường cao đẳng........................................................................................................................ 29

1.3. Lý luận về đội ngũ giảng viên khối ngành Công nghệ kỹ thuật tại các trường cao đẳng
32

1.3.1. Đặc trưng hoạt động sư phạm của giảng viên khối ngành Công nghệ kỹ thuật.....................32
1.3.2. Khung năng lực của giảng viên khối ngành Công nghệ kỹ thuật:..........................................34
1.3.3. Yêu cầu đối với đội ngũ giảng viên khối ngành Công nghệ kỹ thuật tại các trường cao đẳng
trong bối cảnh hiện nay....................................................................................................................... 39
1.4. Lý luận về quản lý đội ngũ giảng viên khối ngành Công nghệ kỹ thuật tại
các trường cao đẳng...................................................................................................................... 41


iv
1.4.1. Cách tiếp cận quản lý đội ngũ giảng viên khối ngành Công nghệ kỹ thuật tại
các trường cao đẳng trong bối cảnh hiện nay..................................................................................... 41

1.4.2. Nội dung quản lý đội ngũ giảng viên khối ngành Công nghệ kỹ thuật tại các trường cao đẳng
trong bối cảnh hiện nay....................................................................................................................... 43
1.4.3. Phân cấp quản lý đội ngũ giảng viên khối ngành công nghệ kỹ thuật tại các trường cao đẳng
trong bối cảnh hiện nay....................................................................................................................... 56
1.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý đội ngũ giảng viên khối ngành Công
nghệ kỹ thuật tại các trường cao đẳng trong bối cảnh hiện nay................................................ 58
1.5.1. Các yếu tố khách quan thuộc về môi trường quản lý và chủ thể quản lý...............................58
1.5.2. Các yếu tố thuộc về đội ngũ giảng viên khối ngành Công nghệ kỹ thuật...............................62
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1.............................................................................................................. 64
CHƯƠNG 2. CƠ SỞ THỰC TIỄN QUẢN LÝ ĐỘI NGŨ GIẢNG VIÊN KHỐI NGÀNH CÔNG
NGHỆ KỸ THUẬT TẠI CÁC TRƯỜNG CAO ĐẲNG TRÊN
ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TRONG BỐI CẢNH HIỆN NAY...........................65

2.1. Khái quát về các trường cao đẳng có giảng dạy khối ngành Công nghệ kỹ thuật trên địa
bàn Thành phố Hồ Chí Minh....................................................................................................... 65
2.2. Tổ chức nghiên cứu thực trạng............................................................................................. 70
2.2.1. Mục đích khảo sát..................................................................................................................... 70

2.2.2. Nội dung khảo sát..................................................................................................................... 70
2.2.3. Mẫu khảo sát............................................................................................................................. 71
2.2.4. Phương pháp khảo sát............................................................................................................... 72
2.2.5. Đánh giá độ tin cậy của thang đo và dữ liệu............................................................................ 74
2.3. Thực trạng đội ngũ giảng viên khối ngành Công nghệ kỹ thuật tại các trường cao đẳng
trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh trong bối cảnh hiện nay................................................ 75
2.3.1. Thực trạng số lượng giảng viên tại các trường cao đẳng trên địa bàn Thành phố
Hồ Chí Minh........................................................................................................................................ 75
2.3.2. Thực trạng cơ cấu đội ngũ giảng viên tại các trường cao đẳng trên địa bàn Thành phố Hồ
Chí Minh.............................................................................................................................................. 77
2.3.3. Thực trạng chất lượng đội ngũ giảng viên tại các trường cao đẳng trên địa bàn Thành phố Hồ
Chí Minh.............................................................................................................................................. 80

2.4. Thực trạng quản lý đội ngũ giảng viên khối ngành Công nghệ kỹ thuật tại các trường
cao đẳng trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh trong bối cảnh
hiện nay.......................................................................................................................................... 94

2.4.1. Thực trạng quy hoạch đội ngũ giảng viên khối ngành Công nghệ kỹ thuật...........................94
2.4.2. Thực trạng tuyển dụng, sử dụng đội ngũ giảng viên khối ngành Công nghệ
kỹ thuật................................................................................................................................................. 95
2.4.3. Thực trạng đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giảng viên khối ngành Công nghệ
kỹ thuật................................................................................................................................................. 98
2.4.4. Thực trạng kiểm tra, đánh giá đội ngũ giảng viên khối ngành Công nghệ
kỹ thuật................................................................................................................................................. 99


v
2.4.5. Thực trạng xây dựng môi trường làm việc, tạo động lực phát triển đội ngũ giảng viên
khối ngành Công nghệ kỹ thuật........................................................................................................ 101
2.4.6. Tương quan của các nhân tố quản lý đội ngũ giảng viên khối ngành Công nghệ
kỹ thuật tại các trường cao đẳng trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh..........................................103
2.4.7. Mơ hình tuyến tính quản lý đội ngũ giảng viên khối ngành Công nghệ kỹ thuật
tại các trường cao đẳng trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh........................................................104

2.5. Thực trạng mức độ tác động của các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý đội ngũ giảng viên
khối ngành Công nghệ kỹ thuật tại các trường cao đẳng trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh
106
2.6. Đánh giá thực trạng quản lý đội ngũ giảng viên khối ngành Công nghệ kỹ thuật tại các
trường cao đẳng trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh trong bối
cảnh hiện nay............................................................................................................................... 109

2.6.1. Những mặt mạnh.................................................................................................................... 109
2.6.2. Những hạn chế........................................................................................................................ 110

2.6.3. Kinh nghiệm về quản lý đội ngũ giảng viên khối ngành Công nghệ kỹ thuật tại
các trường cao đẳng trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh trong bối cảnh hiện nay......................111

2.7. Kinh nghiệm của một số nước về quản lý đội ngũ giảng viên và bài học kinh nghiệm đối
với các trường cao đẳng.............................................................................................................. 112
2.7.1. Kinh nghiệm của một số nước về quản lý đội ngũ giảng viên..............................................112

2.7.2. Bài học kinh nghiệm trong quản lý đội ngũ giảng viên tại các trường cao đẳng
đối với Việt Nam............................................................................................................................... 117
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2............................................................................................................ 119
CHƯƠNG 3. GIẢI PHÁP QUẢN LÝ ĐỘI NGŨ GIẢNG VIÊN KHỐI NGÀNH CÔNG
NGHỆ KỸ THUẬT TẠI CÁC TRƯỜNG CAO ĐẲNG TRÊN ĐỊA BÀN
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TRONG BỐI CẢNH HIỆN NAY..........................................120

3.1. Định hướng phát triển kinh tế - xã hội và giáo dục nghề nghiệp của Thành
phố Hồ Chí Minh........................................................................................................................ 120
3.1.1. Định hướng phát triển kinh tế - xã hội Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2021-2025 .......... 120
3.1.2. Định hướng phát triển giáo dục đào tạo, giáo dục nghề nghiệp Thành phố Hồ
Chí Minh giai đoạn 2021-2025.......................................................................................................... 121
3.2. Nguyên tắc đề xuất giải pháp.............................................................................................. 122

3.2.1. Nguyên tắc bảo đảm tính mục tiêu......................................................................................... 122
3.2.2. Nguyên tắc bảo đảm tính hệ thống và tồn diện....................................................................122
3.2.3. Ngun tắc bảo đảm tính thực tiễn......................................................................................... 123
3.2.4. Nguyên tắc đảm bảo tính khả thi, hiệu quả............................................................................ 123
3.3. Đề xuất giải pháp quản lý đội ngũ giảng viên khối ngành Công nghệ kỹ thuật tại các
trường cao đẳng trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh trong bốicảnh hiện nay...............124


vi

3.3.1. Tổ chức hồn thiện và áp dụng chính sách ưu đãi có tính đặc thù của Thành phố Hồ Chí
Minh tạo động lực cho sự phát triển đội ngũ giảng viên khối ngành Công nghệ kỹ thuật.............124

3.3.2. Xây dựng quy hoạch, kế hoạch phát triển đội ngũ giảng viên khối ngành Công nghệ kỹ thuật
tại các trường cao đẳng phù hợp với chiến lược phát triển giáo dục
nghề nghiệp của Thành phố Hồ Chí Minh trong bối cảnh hiện nay................................................128
3.3.3. Giám sát sắp xếp công việc cho đội ngũ giảng viên khối ngành Công nghệ kỹ thuật tại các
trường cao đẳng trên cơ sở mơ tả vị trí việc làm dựa vào khung năng lựcnghề nghiệp.................134

3.3.4. Tổ chức xây dựng hệ thống đánh giá và trả lương cho giảng viên khối ngành Công nghệ kỹ
thuật theo KPIs.................................................................................................................................. 142
3.3.5. Chỉ đạo thiết lập hệ thống quản lý giảng viên dựa vào cơng nghệ thơng tin147

3.3.6. Chỉ đạo xây dựng nhóm giảng viên nghiên cứu và nhóm giảng viên nghiên cứu mạnh dẫn dắt
sự phát triển của đội ngũ giảng viên khối ngành Công nghệ kỹ thuật tại các trường cao đẳng.....150

3.4. Mối quan hệ giữa các giải pháp quản lý đội ngũ giảng viên khối ngành Công nghệ kỹ
thuật tại các trường cao đẳng trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh trong bối cảnh hiện
nay 154

3.5. Khảo nghiệm tính cần thiết và tính khả thi của các giải pháp.........................................156
3.5.1. Mục đích, đối tượng, nội dung, phương pháp khảo nghiệm và cách thức xử lý
kết quả................................................................................................................................................ 156
3.5.2. Khảo nghiệm tính cần thiết của các giải pháp.......................................................................156
3.5.3. Khảo nghiệm tính khả thi của các giải pháp.......................................................................... 159

3.5.4. Mối tương quan giữa tính cần thiết và tính khả thi của các giải pháp..................................161
3.6. Thử nghiệm giải pháp quản lý đội ngũ giảng viên khối ngành Công nghệ kỹ thuật tại các
trường cao đẳng trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh.......................................................... 163
3.6.1. Cơ sở lựa chọn giải pháp thử nghiệm.................................................................................... 163


3.6.2.
3.6.3.
3.6.4.
3.6.5.
3.6.6.
3.6.7.

Mục đích thử nghiệm............................................................................................................. 163
Giả thuyết thử nghiệm............................................................................................................ 163
Mẫu thử nghiệm..................................................................................................................... 163
Tiến trình thử nghiệm............................................................................................................. 164
Tiêu chí và thang đánh giá thử nghiệm.................................................................................. 167

Kết quả thử nghiệm................................................................................................................ 167
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3............................................................................................................ 172
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ............................................................................................. 173
1. Kết luận.......................................................................................................................................... 173

2. Khuyến nghị................................................................................................................................... 174
CÁC CƠNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CƠNG BỐ.......................................177
TÀI LIỆU THAM KHẢO.......................................................................................................... 178
PHỤ LỤC


vii
DANH MỤC CÁC TỪ NGỮ VIẾT TẮT

Chữ viết tắt


Từ ngữ được viết tắt

CBQL

Cán bộ quản lý



Cao đẳng

CMCN 4.0

Cách mạng công nghiệp 4.0

CNKT

CNKT

CNH-HĐH

Cơng nghiệp hóa - hiện đại hóa

CSĐT

Cơ sở đào tạo

DN

Doanh nghiệp


ĐH

Đại học

ĐNGV

Đội ngũ giảng viên

ĐT-BD

Đào tạo - bồi dưỡng

ĐTNN

Đào tạo nghề nghiệp

GD

Giáo dục

GD&ĐT

Giáo dục và đào tạo

GDNN

Giáo dục nghề nghiệp

GV


Giảng viên

KT-XH

Kinh tế - xã hội

LĐTB&XH

Lao động Thương binh và Xã hội

NCKH

Nghiên cứu khoa học

NVSP

Nghiệp vụ sư phạm

PPDH

Phương pháp dạy học

QLĐT

Quản lý đào tạo


viii
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1.


Khung năng lực giảng viên khối ngành CNKT tại các trường
cao đẳng.................................................................................................................... 38

Bảng 2.1.
Bảng 2.2.
Bảng 2.3.

Độ tin cậy và hệ số KMO của thang đo thực trạng ĐNGV khối ngành CNKT tại
các trường cao đẳng.................................................................................................. 74
Độ tin cậy và hệ số KMO của thang đo thực trạng quản lý ĐNGV khối ngành
CNKT tại các trường cao đẳng................................................................................. 75
Kết quả khảo sát về phẩm chất, đạo đức nghề nghiệp của ĐNGV khối ngành
CNKT tại các trường cao đẳng trên địa bàn Thành
phố Hồ Chí Minh...................................................................................................... 85

Bảng 2.4.

Kết quả khảo sát về năng lực chuyên môn của ĐNGV khối ngành CNKT tại các
trường cao đẳng trên địa bàn Thành phố Hồ
Chí Minh................................................................................................................... 86

Bảng 2.5.

Kết quả khảo sát về năng lực dạy học của ĐNGV khối ngành CNKT
tại các trường cao đẳng trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh...................................88

Bảng 2.6.

Kết quả khảo sát về năng lực đánh giá kết quả học tập, rèn luyện người học của

ĐNGV khối ngành CNKT tại các trường cao đẳng
trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh....................................................................... 90

Bảng 2.7.

Kết quả khảo sát về năng lực nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ của
ĐNGV khối ngành CNKT tại các trường cao
đẳng trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh.............................................................. 91

Bảng 2.8.

Kết quả khảo sát về năng lực phát triển nghề nghiệp và các năng lực, phẩm chất
khác của ĐNGV khối ngành CNKT tại các
trường cao đẳng trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh...........................................93

Bảng 2.9.

Kết quả khảo sát thực trạng quy hoạch ĐNGV khối ngành CNKT tại
các trường cao đẳng trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh........................................94

Bảng 2.10.

Kết quả khảo sát thực trạng tuyển dụng, sử dụng ĐNGV khối ngành CNKT tại các
trường cao đẳng trên địa bàn Thành phố Hồ
Chí Minh................................................................................................................... 96

Bảng 2.11.

Kết quả khảo sát thực trạng đào tạo, bồi dưỡng ĐNGV khối ngành CNKT tại các
trường cao đẳng trên địa bàn Thành phố Hồ

Chí Minh................................................................................................................... 98


ix
Bảng 2.12.

Kết quả khảo sát thực trạng kiểm tra, đánh giá ĐNGV khối ngành CNKT tại các
trường cao đẳng trên địa bàn Thành phố Hồ
Chí Minh................................................................................................................. 100

Bảng 2.13.

Kết quả khảo sát thực trạng xây dựng môi trường làm việc, tạo động lực phát
triển ĐNGV khối ngành CNKT tại các trường cao đẳng trên địa bàn Thành phố
Hồ Chí Minh........................................................................................................... 102
Kết quả tương quan của các yếu tố quản lý ĐNGV khối ngành CNKT tại các
trường cao đẳng trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh....................................104
Hồi quy các yếu tố: M_QH, M_TD, M_ ĐT, M_ ĐG, M_ MT............................106

Bảng 2.14.
Bảng 2.15.
Bảng 2.16.

Kết quả khảo sát mức độ tác động của các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý ĐNGV
khối ngành CNKT tại các trường cao đẳng trên
địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh............................................................................ 107

Bảng 2.17.

Hồi quy các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý ĐNGV khối ngành CNKT tại các

trường cao đẳng trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh...........................................108
Bảng mơ tả vị trí việc làm dựa vào khung năng lực nghề nghiệp

Bảng 3.1.

của GV khối ngành CNKT tại trường cao đẳng....................................................137
Bảng 3.2.

Bảng 3.3.

Kết quả khảo nghiệm tính cần thiết của các giải pháp quản lý ĐNGV khối ngành
CNKT tại các trường cao đẳng trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh trong bối
cảnh hiện nay.......................................................................................................... 157
Kết quả khảo nghiệm tính khả thi của các giải pháp quản lý ĐNGV khối ngành
CNKT tại các trường cao đẳng trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh trong bối
cảnh hiện nay.......................................................................................................... 160

Bảng 3.4.

Mối tương quan giữa tính cần thiết và tính khả thi của các giải pháp.....................162

Bảng 3.5.

So sánh điểm trung bình của trước và sau thử nghiệm..........................................167

Bảng 3.6.

Kiểm định so sánh cặp............................................................................................ 168

Bảng 3.7.


So sánh kết quả học tập nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp
vụ của GV năm 2019 và năm 2020........................................................................ 169

Bảng 3.8.

So sánh kết quả thực hiện xây dựng chương trình đào tạo, biên soạn giáo trình/tài
liệu giảng dạy, ngân hàng đề thi của GV năm
2019 và năm 2020................................................................................................... 170

Bảng 3.9.

So sánh kết quả thực hiện nghiên cứu khoa học và thực tập thực
tế tại doanh nghiệp của GV năm 2019 và năm 2020.............................................171


x
DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ DANH
MỤC CÁC SƠ ĐỒ
Sơ đồ 1.1.
Sơ đồ 1.2.

Chuẩn chuyên môn, nghiệp vụ của giảng viên cao đẳng (Theo thông tư số
08/2017/TT-BLĐTB&XH của Bộ LĐTB&XH)......................................................37
Quản lý nguồn nhân lực của Leonard Nadle............................................................ 42

Sơ đồ 1.3.

Các thành tố của nội dung quản lý ĐNGV khối ngành CNKT tại
các trường cao đẳng trong bối cảnh hiện nay........................................................... 43


Sơ đồ 1.4.

Quy trình dự báo quản lý ĐNGV khối ngành CNKT..............................................44

Sơ đồ 1.5.

Yêu cầu quy hoạch quản lý ĐNGV khối ngành CNKT...........................................45

Sơ đồ 1.6.

Nhiệm vụ, quyền hạn của các chủ thể quản lý ĐNGV khối ngành CNKT tại các
trường cao đẳng......................................................................................................... 58
Hệ thống công nghệ thông tin quản lý ĐNGV theo chỉ số đánh

Sơ đồ 3.1.

giá thực hiện công việc (KPIs)............................................................................... 148
Sơ đồ 3.2.

Mối quan hệ giữa các giải pháp quản lý ĐNGV khối ngành CNKT tại các trường
cao đẳng trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh trong bối cảnh hiện nay.........155

DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 2.1.

Mô tả mẫu nghiên cứu định lượng......................................................................... 72

Biểu đồ 2.2.


Tỉ lệ HSSV/GV của 05 trường cao đẳng được chọn khảo sát (người)......................76

Biểu đồ 2.3.

Cơ cấu ĐNGV theo giới tính (%)........................................................................... 77

Biểu đồ 2.4.

Cơ cấu ĐNGV theo độ tuổi (%)............................................................................. 77

Biểu đồ 2.5.

Cơ cấu ĐNGV theo thâm niên công tác (%).......................................................... 78

Biểu đồ 2.6.

Cơ cấu ĐNGV theo biên chế (cơ hữu/thỉnh giảng) (%)........................................79

Biểu đồ 2.7.

Cơ cấu ĐNGV theo nhiệm vụ giảng dạy (%)........................................................ 79

Biểu đồ 2.8.

Thực trạng ĐNGV theo trình độ chuyên môn (%)................................................80

Biểu đồ 2.9.

Thực trạng ĐNGV theo nghiệp vụ sư phạm (%)...................................................81


Biểu đồ 2.10. Thực trạng ĐNGV theo trình độ ngoại ngữ (%)......................................................... 82
Biểu đồ 2.11. Thực trạng ĐNGV theo trình độ tin học (%).............................................................. 83
Biểu đồ 2.12. Thực trạng ĐNGV theo trình độ kỹ năng nghề (%)...................................................84
Biểu đồ 2.13. Thực trạng ĐNGV theo trình độ lý luận chính trị (%)...............................................84
Biểu đồ 2.14. Ma trận đồ thị phân tán............................................................................................. 105
Biểu đồ 2.15. Phân phối của các yếu tố........................................................................................... 105


11
MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài
Ở bất kỳ quốc gia nào, đội ngũ nhà giáo ln đóng vai trị là nòng cốt của sự nghiệp giáo dục, là
lực lượng quan trọng hàng đầu trong đổi mới giáo dục, bởi vì họ là nhân tố biến các mục tiêu giáo dục
thành hiện thực. UNESCO/ILO đã nói về vị thế quan trọng của nhà giáo như sau: “Sự tiến bộ trong giáo
dục phụ thuộc phần lớn vào trình độ và năng lực của đội ngũ nhà giáo nói chung và phẩm chất về mặt
nhân văn, sư phạm và kỹ thuật của các cá nhân nhà giáo”. [0103, điều 4]
Bối cảnh toàn cầu hóa, hội nhập quốc tế cùng những tác động của cuộc CMCN 4.0 hiện nay
đang ảnh hưởng đến mọi mặt của đời sống KT - XH và có tác động trực tiếp tạo ra những cơ hội lẫn thách
thức đến hệ thống GDNN. Đòi hỏi hệ thống GDNN cần phải đổi mới về chương trình; phương thức tổ
chức đào tạo; hình thức tổ chức thi, kiểm tra đánh giá; quản lý, phát triển đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản
lý cơ sở GDNN; chuẩn hóa, tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết bị đào tạo; tăng cường ứng dụng CNTT
công tác quản lý và dạy - học; gắn kết với doanh nghiệp trong đào tạo và nghiên cứu khoa học, v.v…
Trong các nội dung trên, nội dung đổi mới quản lý đội ngũ nhà giáo trong các cơ sở GDNN là nhiệm vụ
then chốt và là điều kiện đảm bảo thực hiện thắng lợi công cuộc đổi mới. Vì đội ngũ nhà giáo quyết định
việc hiện thực hóa mọi chủ trương đường lối giáo dục của Đảng và Nhà nước, quyết định sự phát triển quy
mô cũng như chất lượng của GDNN.
Nghị quyết số 29/NQ-TW, ngày 04/11/2013 của Ban Chấp hành Trung ương khóa XI về “Đổi
mới căn bản và toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng u cầu cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều
kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế” đã xác định rõ: “Phát triển đội

ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý, đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục và đào tạo” là một trong những nhiệm
vụ, giải pháp then chốt [0001]. Đây là tư duy mang tầm chiến lược, thể hiện quan điểm toàn diện, khách
quan, khoa học của Đảng đối với việc phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao trong công tác đào tạo của
ngành giáo dục. Bởi hơn lúc nào hết, quản lý phát triển đội ngũ nhà giáo vững mạnh, toàn diện, vừa hồng
vừa chuyên là yêu cầu cấp thiết của giáo dục Việt Nam hiện nay. Mục tiêu đặt ra cho ngành giáo dục là
xây dựng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục được chuẩn hoá, đảm bảo chất lượng, đủ về số
lượng, đồng bộ về cơ cấu, đặc biệt chú trọng nâng cao bản lĩnh chính trị, phẩm chất, lối sống, lương tâm,
kỹ năng nghề của nhà giáo; thông qua việc quản lý, phát triển đúng định hướng và có hiệu quả sự nghiệp
giáo dục để nângcao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực, đáp ứng những đòi hỏi ngày càng cao của sự
nghiệp cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Nghị quyết số 23-NQ/TW ngày 22/03/2018 của Ban chấp hành Trung ương đã xác định: “Đến
năm 2030, Việt Nam hồn thành mục tiêu cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa, cơ bản trở thành nước cơng
nghiệp theo hướng hiện đại; thuộc nhóm 3 nước dẫn đầu khu vực Asean về cơng nghiệp, trong đó một số
ngành cơng nghiệp có sức cạnh tranh quốc tế và tham gia sâu vào chuỗi giá trị toàn cầu” [0003]. Để
thực hiện được mục tiêu đó, một trong những nhiệm vụ cấp thiết và quan trọng là đào tạo nguồn nhân lực,
đặc biệt là nhân lực CNKT chất lượng cao, có đủ năng lực và phẩm chất đáp ứng được nhu cầu của thị
trường lao động. Với chủ trương này, nguồn nhân lực chất lượng cao, đặc biệt là nguồn nhân lực CNKT,
đang là nhu cầu cần thiết của cả nước nói chung và Thành phố Hồ Chí Minh nói riêng. Chính vì thế, công
tác đào tạo nguồn nhân lực CNKT chất lượng cao đặt ra cho các cơ sở GDNN, đặc biệt là các trường cao
đẳng vai trò to lớn trong việc quyết định chất lượng đào tạo. Trong đó, ĐNGV khối ngành CNKT là nhân
tố quyết định, mang tính nịng cốt trong quá trình đào tạo nhân lực CNKT chất lượng cao cho xã hội.
Cuộc CMCN 4.0 đã đặt ra nhiều cơ hội cũng như thách thức đối với các ngành CNKT của Việt
Nam. Đã có nhiều cuộc hội thảo được tổ chức để bàn luận về sự ảnh hưởng của CMCN 4.0 đối với giáo
dục Việt Nam nói chung và GDNN nói riêng mà đặc biệt là các ngành thuộc khối ngành CNKT để xác
định, đề xuất những vấn đề nào cần ưu tiên tập trung giải quyết. Trong số đó có thể kể đến Hội thảo được


tổ chức bởi Trường Đại học Việt Nhật thuộc ĐH Quốc12gia Hà Nội phối hợp với Trường ĐH Nguyễn Tất
Thành và Hội Cơ học Việt Nam tổ chức ngày 27/10/2018 với chủ đề “CMCN 4.0 - Cơ hội và thách thức
với các ngành CNKT”.

Luật Giáo dục nghề nghiệp (2014) [0056] được ban hành với những thay đổi tích cực cũng tạo
nên những thời cơ thuận lợi để phát triển GDNN cho các trường cao đẳng nói chung và các trường cao
đẳng có đào tạo khối ngành CNKT nói riêng đồng thời cũng đặt ra những thách thức, yêu cầu cao đối với
đào tạo nguồn nhân lực. Chất lượng đào tạo của trường cao đẳng có nhiều yếu tố tác động, song chất
lượng ĐNGV trường cao đẳng đóng vai trị quyết định. Vì vậy, để đào tạo nguồn nhân lực CNKT chất
lượng cao đáp ứng nhu cầu xã hội trước hết ĐNGV khối ngành CNKT phải được quản lý để đảm bảo số
lượng, cơ cấu và nâng cao chất lượng đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ. Quản lý ĐNGV khối ngành CNKT là
góp phần phát triển nguồn nhân lực khối ngành CNKT chất lượng cao, là phát triển lực lượng“nguồn” để
đào tạo nguồn nhân lực khối ngành CNKT trực tiếp lao động, đáp ứng yêu cầu phát triển KT-XH, là yếu tố
theo chốt để thực hiện thành công mục tiêu đổi mới GDNN hiện nay mà Đảng và Nhà nước đặc biệt quan
tâm.
Quản lý ĐNGV và đặc biệt là ĐNGV khối ngành CNKT tại các trường cao đẳng là nhiệm vụ hết
sức quan trọng, vì ĐNGV khối ngành CNKT có vai trị tiên phong, trực tiếp giảng dạy, tác động tích cực
đến HSSV góp phần nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực khối ngành CNKT đáp ứng yêu cầu phát
triển KT- XH. Do đó, quản lý ĐNGV khối ngành CNKT khơng những là việc làm vừa có tính cấp thiết
vừa mang tính chiến lược lâu dài, phải xem đây là khâu đột phá, là yếu tố then chốt để thực hiện thành
công mục tiêu đổi mới GDNN hiện nay mà Đảng và Nhà nước đang đặc biệt quan tâm.
Là thành phố lớn nhất của Việt Nam về dân số và quy mơ đơ thị hóa, “Thành phố Hồ Chí Minh
ln khẳng định vai trị là một trung tâm kinh tế, tài chính, thương mại, dịch vụ của cả nước; một trong
ba vùng kinh tế trọng điểm lớn nhất nước đồng thời là động lực cho công cuộc phát triển KT-XH ở địa
bàn Nam Bộ và cả nước theo chiến lược CNH-HĐH” [0088]. Thành phố Hồ Chí Minh là một trong hai
thành phố có quy mơ GDNN lớn nhất trong cả nước. Lãnh đạo Thành phố Hồ Chí Minh ln quan tâm và
có nhiều giải pháp nhằm nâng cao chất lượng ĐNGV để thực hiện đổi mới GDNN. Đây vừa là thuận lợi
để thúc đẩy GDNN Thành phố Hồ Chí Minh phát triển mạnh mẽ, dẫn đầu trong cả nước; nhưng cũng vừa
là thách thức trong việc đòi hỏi phải có ĐNGV khối ngành CNKT chất lượng cao, đáp ứng đủ đạo đức - tri
thức - kỹ năng để góp phần đào tạo nguồn nhân lực khối ngành CNKT có chất lượng cao góp phần xây
dựng Thành phố Hồ Chí Minh ngày càng phát triển bền vững. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đã đạt
được, hiện nay công tác quản lý ĐNGV khối ngành CNKT tại các trường cao đẳng trên địa bàn Thành phố
Hồ Chí Minh vẫn cịn một số hạn chế, bất cập dẫn đến chất lượng ĐNGV khối ngành CNKT tại các
trường cao đẳng trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh chưa thể đáp ứng yêu cầu phát triển nguồn nhân lực

khối ngành CNKT cho Thành phố Hồ Chí Minh nói riêng và cả nước nói chung.
Từ những lý do trên, tác giả lựa chọn đề tài “Quản lý đội ngũ giảng viên khối ngành Công
nghệ kỹ thuật tại các trường cao đẳng trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh trong bối cảnh hiện nay”
để nghiên cứu nhằm tìm ra những giải pháp quản lý ĐNGV khối ngành CNKT tại các trường cao đẳng
trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh góp phần nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực khối
ngànhCNKT, đáp ứng yêu cầu phát triển KT-XH của Thành phố Hồ Chí Minh và đổi mới GDNN trong
bối cảnh hiện nay.

2. Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu lý luận và thực tiễn quản lý ĐNGV khối ngành CNKT tại các trường cao đẳng, từ đó
đề xuất các giải pháp quản lý ĐNGV khối ngành CNKT tại các trường cao đẳng trên địa bàn Thành phố
Hồ Chí Minh trong bối cảnh hiện nay.

3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu
3.1. Khách thể nghiên cứu: ĐNGV khối ngành CNKT tại các trường cao đẳng.


3.2. Đối tượng nghiên cứu: Quản lý ĐNGV khối13ngành CNKT tại các trường cao đẳng trên địa bàn
Thành phố Hồ Chí Minh trong bối cảnh hiện nay.

4. Giả thuyết khoa học
Quản lý ĐNGV khối ngành CNKT tại các trường cao đẳng trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh
cịn bộc lộ một số bất cập trong quy hoạch, tuyển dụng, sử dụng, đào tạo, bồi dưỡng, đánh giá, bổ nhiệm
và thực hiện chính sách đãi ngộ dẫn đến ĐNGV khối ngành CNKT còn thiếu về số lượng, cơ cấu chưa
đồng bộ, chất lượng chưa đạt chuẩn. Vì vậy, nếu đề xuất được các giải pháp quản lý ĐNGV khối ngành
CNKT tại các trường cao đẳng trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh theo tiếp cận quản lý nguồn nhân lực,
tiếp cận năng lực, theo hướng chuẩn hóa phù hợp với điều kiện KT-XH và định hướng phát triển GDNN
Thành phố Hồ Chí Minh sẽ góp phần phát triển và nâng cao chất lượng ĐNGV khối ngành CNKT, từ đó
nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực khối ngành CNKT cho Thành phố Hồ Chí Minh đáp ứng yêu
cầu đổi mới GDNN trong bối cảnh hiện nay.


5. Nhiệm vụ nghiên cứu
5.1. Nghiên cứu cơ sở lý luận về quản lý ĐNGV khối ngành CNKT tại các trường cao đẳng trong
bối cảnh hiện nay.

5.2. Khảo sát, đánh giá thực trạng quản lý ĐNGV khối ngành CNKT tại các trường cao đẳng trên
địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh trong bối cảnh hiện nay.

5.3. Đề xuất các giải pháp quản lý ĐNGV khối ngành CNKT tại các trường cao đẳng trên địa bàn
Thành phố Hồ Chí Minh trong bối cảnh hiện nay.

5.4. Tổ chức khảo nghiệm và thử nghiệm để xác định tính cần thiết và tính khả thi của các giải
pháp đề xuất trong luận án.

6. Phạm vi nghiên cứu
6.1. Nội dung nghiên cứu: luận án tập trung nghiên cứu đề xuất các giải pháp quản lý ĐNGV
khối ngành CNKT tại các trường cao đẳng trên địa bàn Thành phốHồ Chí Minh.

6.2. Thời gian nghiên cứu: từ năm 2017 đến năm 2020.
6.3. Địa bàn nghiên cứu: gồm 05 trường cao đẳng có giảng dạy các ngành thuộc khối ngành
CNKT trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh gồm các trường: (1) Trường Cao đẳng Điện lực Thành phố
Hồ Chí Minh, (2) Trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh, (3) Trường Cao đẳng Kỹ
nghệ II, (4) Trường Cao đẳng Công nghệ Thủ Đức, (5) Trường Cao đẳng Lý Tự Trọng.

7. Luận điểm bảo vệ
7.1. Quản lý ĐNGV khối ngành CNKT tại các trường cao đẳng trên địa bàn Thành phố Hồ Chí
Minh là khâu then chốt để nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực khối ngành CNKT, đáp ứng yêu
cầu phát triển KT-XH của Thành phố Hồ Chí Minh và đổi mới GDNN trong bối cảnh hiện nay.

7.2. Quản lý ĐNGV khối ngành CNKT tại các trường cao đẳng trên địa bàn Thành phố Hồ Chí

Minh hiện nay cịn có những bất cập: ĐNGV khối ngành CNKT còn thiếu về số lượng, cơ cấu chưa đồng
bộ, chất lượng chưa đạt chuẩn, chưa thực sự mang tính đặc thù phù hợp với điều kiện KT-XH của Thành
phố Hồ Chí Minh, ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo nguồn nhân lực khối ngành CNKT.

7.3. Quản lý ĐNGV khối ngành CNKT tại các trường cao đẳng cần tác động đồng bộ đến các
khâu của quá trình quản lý như: quy hoạch, phát triển; tuyển dụng, sử dụng; đào tạo, bồi dưỡng; đánh giá;
xây dựng môi trường làm việc, tạo động lực phát triển ĐNGV khối ngành CNKT tại các trường cao đẳng
theo hướng chuẩn hóa về trình độ, năng lực.

7.4. Thực hiện đồng bộ các giải pháp quản lý ĐNGV khối ngành CNKT tại các trường cao đẳng
trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh theo tiếp cận quản lý nguồn nhân lực, tiếp cận năng lực, theo hướng


chuẩn hóa sẽ khắc phục được những hạn chế, nâng 14
cao chất lượng ĐNGV khối ngành CNKT tại các
trường cao đẳng nói chung và Thành phố Hồ Chí Minh nói riêng.

8. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
8.1. Phương pháp luận
8.1.1. Tiếp cận hệ thống
Trường cao đẳng là một bộ phận trong GDNN của hệ thống giáo dục quốc dân. Do đó các vấn
đề liên quan đến GDNN cần được nghiên cứu trong mối quan hệ tác động qua lại với hệ thống giáo dục
quốc dân mà đặc biệt là giáo dục phổ thông và giáo dục ĐH. ĐNGV khối ngành CNKT là chủ thể của quá
trình dạy - họctại các trường cao đẳng, vì vậy quản lý ĐNGV khối ngành CNKT phải gắn liền với việc
thực hiện mục tiêu GDNN, yêu cầu đổi mới quản lý, phương pháp và hình thức tổ chức dạy học tại các
trường cao đẳng trong bối cảnh hiện nay. Bên cạnh đó cơng tác quản lý ĐNGV khối ngành CNKT tại các
trường cao đẳng cũng là một hệ thống bao gồm nhiều khâu, nhiều nội dung, nhiều thành tố có quan hệ
biện chứng với nhau và với việc phát triển các hoạt động khác của GDNN nói chung và GD cao đẳng nói
riêng.


8.1.2. Tiếp cận thực tiễn
Tiếp cận thực tiễn trong nghiên cứu luận án để tìm hiểu mối quan hệ biện chứng giữa phát triển
KT-XH với phát triển GDNN để làm rõ các yêu cầu mới của xã hội đối với nguồn nhân lực khối ngành
CNKT. Qua đó xem xét được các yêu cầu mới của xã hội đối với ĐNGV khối ngành CNKT tại các trường
cao đẳng, đảm bảo cho công tác đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng được nhu cầu của thực tiễn và phù hợp
với đặc thù của Thành phố Hồ Chí Minh trong bối cảnh hiện nay.

8.1.3. Tiếp cận theo chuẩn
Tiếp cận theo chuẩn trong nghiên cứu luận án này nhằm nhận biết được các yêu cầu của chuẩn
chuyên môn, nghiệp vụ, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp và tiêu chuẩn đạo đức nghề nghiệp của ĐNGV
khối ngành CNKT tại các trường cao đẳng, từ đó có các đề xuất bổ sung, cụ thể hóa chuẩn đồng thời tìm
các giải pháp quản lý ĐNGV khối ngành CNKT tại các trường cao đẳng sao cho phù hợp với đặc thù của
Thành phố Hồ Chí Minh và đáp ứng các yêu cầu trong bối cảnh hiện nay.

8.1.4. Tiếp cận quản lý nguồn nhân lực
Đây là cách tiếp cận chính để nghiên cứu luận án. Tiếp cận quản lý nguồn nhân lực nhằm xác
định nội dung quản lý ĐNGV khối ngành CNKT tại các trường cao đẳng bao gồm: quy hoạch; tuyển
dụng, sử dụng; đào tạo, bồi dưỡng; kiểm tra, đánh giá; xây dựng môi trường làm việc, tạo động lực phát
triển ĐNGV khối ngành CNKT.

8.1.5. Tiếp cận năng lực
Tiếp cận năng lực để xác định khung năng lực giảng viên khối ngành CNKT tại các trường cao
đẳng cần có để hoàn thành tốt nhiệm vụ trong bối cảnh hiện nay. Cách tiếp cận này liên quan mật thiết đến
tiếp cận quản lý nguồn nhân lực. Khung năng lực giảng viên khối ngành CNKT tại các trường cao đẳng
được xây dựng trên cơ sở chuẩn chuyên môn, nghiệp vụ của giảng viên cao đẳng, tiêu chuẩn chức danh
nghề nghiệp giảng viên GDNN và đặc trưng hoạt động sư phạm của GVkhối ngành CNKT.

8.2. Phương pháp nghiên cứu
8.2.1. Nhóm các phương pháp nghiên cứu lý luận
Nhóm các phương pháp nghiên cứu lý luận gồm: các phương pháp phân tích, so sánh, tổng hợp,

hệ thống hóa, khái quát hóa các chủ trương, đường lối của Đảng, pháp luật và chính sách của nhà Nhà
nước, các thông tư quy định của Bộ GD-ĐT, Bộ LĐTB-XH, các văn bản của UBND các tỉnh/thành phố,
các cơng trình nghiên cứu và tài liệu khoa học có liên quan để hệ thống hóa các khái niệm, hình thành luận
điểm lý luận cơ bản, chỉ ra các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý ĐNGV khối ngành CNKT tại các trường cao


đẳng trong bối cảnh hiện nay.

15

8.2.2. Nhóm các phương pháp nghiên cứu thực tiễn
Nhóm các phương pháp nghiên cứu thực tiễn gồm: phương pháp quan sát, điều tra bằng phiếu
hỏi, xin ý kiến chuyên gia (bằng phiếu hỏi và phỏng vấn), thử nghiệm nhằm mục đích khảo sát và đánh
giá thực trạng ĐNGV khối ngành CNKT tại các trường cao đẳng trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh về
số lượng, cơ cấu, chất lượng, phẩm chất đạo đức, năng lực; thực trạng quản lý ĐNGV khối ngành CNKT
tại các trường cao đẳng trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh về quy hoạch; tuyển dụng, sử dụng; đào tạo,
bồi dưỡng; đánh giá; xây dựng môi trường làm việc, tạo động lực phát triển ĐNGV khối ngành CNKT tại
các trường cao đẳng trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh.
Từ đó xác định những khó khăn và bất cập, những thời cơ và thách thức của thực trạng để đề
xuất các giải pháp quản lý ĐNGV khối ngành CNKT tại các trường cao đẳng trên địa bàn Thành phố Hồ
Chí Minh đáp ứng yêu cầu trong bối cảnh hiện nay; đồng thời khẳng định được tính cần thiết và tính khả
thi của các giải pháp đã đề xuất trong luận án.

8.2.3. Các phương pháp hỗ trợ khác
Các phương pháp hỗ trợ khác gồm: sử dụng phương pháp thống kê toán học để phân tích, so
sánh. Sử dụng phần mềm tin học SPSS, Excel, v.v… để xử lý các kết quả điều tra, khảo sát.

9. Đóng góp mới của luận án
9.1. Về lý luận
Bổ sung và làm phong phú cơ sở lý luận về quản lý ĐNGV khối ngành CNKT tại các trường cao

đẳng trong bối cảnh hiện nay theo tiếp cận quản lý nguồn nhân lực, tiếp cận năng lực và tiếp cận theo
chuẩn.

9.2. Về thực tiễn
Cung cấp bức tranh thực trạng về ĐNGV khối ngành CNKT, thực trạng quản lý ĐNGV khối
ngành CNKT và thực trạng mức độ tác động của các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý ĐNGV khối ngành
CNKT tại các trường cao đẳng trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh trong bối cảnh hiện nay.
Đề xuất các giải pháp quản lý ĐNGV khối ngành CNKT tại các trường cao đẳng trên địa bàn
Thành phố Hồ Chí Minh trong bối cảnh hiện nay góp phần nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực
khối ngành CNKT, đáp ứng yêu cầu phát triển KT-XH của Thành phố Hồ Chí Minh.
Kết quả nghiên cứu của luận án sẽ là tài liệu tham khảo hữu ích cho các cơ quan quản lý GDNN,
UBND các Tỉnh/Thành phố, các nhà hoạch định chính sách xây dựng các quy định và chế độ, chính sách
đối với ĐNGV khối ngành CNKT phù hợp với yêu cầu phát triển GDNN của địa phương trong bối cảnh
hiện nay; các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng, các trường đại học sư phạm kỹ thuật phát triển khung năng lực và
tổ chức đào tạo, bồi dưỡng GV khối ngành CNKT tại các trường cao đẳng nói riêng và các cơ sở GDNN
nói chung.

10. Cấu trúc luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận và khuyến nghị, tài liệu tham khảo và các phụ lục, luận án được
trình bày trong 03 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận về quản lý đội ngũ giảng viên khối ngành Công nghệ kỹ thuật tại các
trường cao đẳng trong bối cảnh hiện nay
Chương 2: Cơ sở thực tiễn quản lý đội ngũ giảng viên khối ngành Công nghệ kỹ thuật tại các
trường cao đẳng trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh trong bối cảnh hiện nay.
Chương 3: Giải pháp quản lý đội ngũ giảng viên khối ngành Công nghệ kỹ thuật tại các trường
cao đẳng trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh trong bối cảnh hiện nay.


16
CHƯƠNG 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ ĐỘI NGŨ GIẢNG VIÊN KHỐI NGÀNH CÔNG NGHỆ KỸ
THUẬT TẠI CÁC TRƯỜNG CAO ĐẲNG
TRONG BỐI CẢNH HIỆN NAY

1.1. Tổng quan nghiên cứu vấn đề
1.1.1. Những nghiên cứu về đội ngũ giảng viên
1.1.1.1 Những nghiên cứu ở nước ngoài
Trong mọi thời đại, vai trị của người GV ln được đánh giá cao. Khơng chỉ có Robert
J.Marzano xác định GV là yếu tố tác động mạnh mẽ nhất đến thành tích học tập của người học [0099],
Peter A.Hall và Alisa cũng đã khẳng định: trong giáo dục, năng lực của GV là sức mạnh quan trọng nhất,
hay “GV được xem như là chìa khóa của chất lượng và sự thành công trong giáo dục ở bất kỳ hệ thống
giáo dục của bất kỳ xã hội nào” [0096]. Chính vì vậy, nhiều tác giả đã nghiên cứu và đề xuất nhiều nội
dung lý luận nhằm phát triển năng lực của GV, làm thế nào để người GV phát huy tốt nhất vai trị của
mình đối với người học.
Năm 2012, UNESCO và ILO với tác phẩm “Vị thế nhà giáo”, Ủy ban Quốc gia về các Tiêu
chuẩn chuyên môn nhà giáo đã phát hành một bản yêu cầu mang tính nguyên tắc định hướng nghề nghiệp
đầu tiên: Nhà giáo cần phải biết và có thể làm gì? (What teachers Should Know and Be Able to do?) Nhà
giáo cần có những năng lực cốt lõi được hịa trộn đó là kiến thức, kỹ năng, phẩm chất, thái độ và niềm tin
[0087].
OsDonnel (1986) Modular Design in TAFE caurses, NSW, Sydnel. Raja Roy Singh, (1991),
Education for the Twenty - first Century Asia - Pacific Perspectives, Unesco Principal egional office for
Asiaand the Pacific Bangkok: GV cần phải biết và có thể làm gì với 5 vấn đề cốt lõi là: (1) GV phải tận
tâm với học sinh và việc học; (2) GV phải làm chủ môn học, biết cách dạy mơn học của mình và liên hệ
với các bộ mơn khác; (3) GV phải có trách nhiệm trong giảng dạy, quản lý kiểm tra, đánh giá việc học
của học sinh; (4) GV phải thường xuyên suy nghĩ sáng tạo, phát triển kinh nghiệm nghề nghiệp; (5) GV
phải là thành viên đáng tin cậy của cộng đồng học tập, biết cộng tác với đồng nghiệp, hợp tác với cha
mẹ học sinh [0095].
Chất lượng GV là chủ đề được các nhà khoa học giáo dục ở các nước trên thế giới quan tâm
nghiên cứu, đến nay đã có nhiều cơng trình được công bố. Theo kết quả nghiên cứu của các thành viên
OECD (Tổ chức Hợp tác Phát triển ChâuÂu) chất lượng GV gồm các nội dung sau: (1) Kiến thức phong

phú về phạm vi chương trình và nội dung bộ mơn mình giảng dạy; (2) Kỹ năng sư phạm, kể cả việc có
được “kho kiến thức” về phương pháp giảng dạy, về năng lực sử dụng những phương pháp đó; (3) Có tư
duy phản ánh trước mỗi vấn đề và có năng lực tự phê bình, nét rất đặc trưng của nghề dạy học; (4) Biết
cảm thông và cam kết tôn trọng phẩm giá của người khác; (5) Có năng lực quản lý, kể cả trách nhiệm
quản lý trong và ngoài lớp [0066].
Robert A. Slullo đã cung cấp các thông tin làm thế nào để có thể trở thành một GV đầy cảm
hứng; bàn về nhiều nội dung rất hữu ích như: Phẩm chất của một GV giỏi (niềm đam mê học tập, học
tập suốt đời, lời nói đi đơi với việc làm), cách quản lý xung đột hay quản lý thời gian,... và bàn đến một
số vấn đề khá thú vị như: “Thuyết lựa chọn” (Choice Theory) hay những nội dung liên quan đến việc
“truyền cảm hứng cho sinh viên của bạn” “truyền cảm hứng nghề nghiệp cho đồng nghiệp” [0102]
Trong “Cẩm nang thực hành nguồn nhân lực tốt trong nghề dạy học”, tổ chức Lao động quốc tế
(ILO) đã rút ra được những kinh nghiệm thực tiễn trong quản lý nguồn nhân lực giáo dục ở các nước
thành viên và đưa ra nhiều ví dụ, bài học kinh nghiệm có thể áp dụng đối với tất cả các trường học và hệ
thống giáo dục, cũng như có thể điều chỉnh để thích ứng với sự khác biệt về nguồn lực sẵn có, về văn hóa,


17 một cách hiệu quả như: tuyển dụng và việc làm
dân tộc, giới tính, chính trị,... để quản lý đội ngũ giáo viên
của giáo viên dựa trên nguyên tắc cơ hội bình đẳng, khơng phân biệt đối xử và dựa trên khả năng chuyên
môn; điều kiện làm việc, bao gồm cả quyền được nghỉ phép và phát triển sự nghiệp; vai trị và trách nhiệm
nghề nghiệp của giáo viên; mơi trường làm việc, thời gian và khối lượng công việc, quy mô lớp học, tỉ lệ
học sinh - giáo viên; và các vấn đề về sức khỏe và an toàn; những yêu cầu của giáo viên về khen thưởng,
tiền lương và các chính sách ưu đãi; các vấn đề an ninh xã hội; đối thoại xã hội và các quan hệ lao động
trong nghề dạy học; những vấn đề liên quan đến đào tạo ban đầu, đào tạo nâng cao và bồi dưỡng đội ngũ.
Khẳng định rằng, nghề dạy học là nghề quan trọng nhất và những nhà giáo dục phải là những người làm
cơng việc hằng ngày của mình một cách đầy nhiệt huyết và hiệu quả; tinh thần làm việc của đội ngũ là hết
sức quan trọng [0097].
1.1.1.2 Những nghiên cứu ở trong nước
Về việc lập kế hoạch bồi dưỡng GV, tác giả Ngô Minh Thực cho rằng, đây là một nội dung hết
sức quan trọng trong quản lý bồi dưỡng GV ở trường CĐ hiệnnay. Kế hoạch giúp cơng tác quản lý có cái

nhìn tổng thể, tồn diện, định hướng, bố trí, sắp xếp các hoạt động trong công tác bồi dưỡng GV. Mặt
khác, công tác quản lý thơng qua lập kế hoạch có thể nhìn thấy tương lai. Có thể nói, biện pháp lập kế
hoạch bồi dưỡng GV là một trong những biện pháp hàng đầu, mang tính xương sống trong quản lý bồi
dưỡng GV CĐ hiện nay. Tác giả đã trình bày và phân tích các bước trong việc lập kế hoạch bồi dưỡng GV
CĐ trong giai đoạn đổi mới căn bản toàn diện giáo dục hiện nay [0079].
Về vấn đề đổi mới nội dung chương trình đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm dạy nghề cho
giáo viên dạy nghề theo tiếp cận năng lực thực hiện, tác giả Vũ Xuân Hùng trình bày quan niệm về năng
lực thực hiện; phân tích về nội dung của chương trình bồi dưỡng hiện hành và trên cở sở đó đề xuất đổi
mới nội dung chương trình bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm dạy nghề. Nội dung bồi dưỡng nghiệp vụ sư
phạm dạy nghề theo tiếp cận năng lực thực hiện được thiết kế, xây dựng thành 2 mơ đun, tích hợp trọn vẹn
kiến thức, kỹ năng, thái độ, bảo đảm hình thành và phát triển tốt nhất năng lực thực hiện cho người học
[0039].
Trong bài viết “Một số giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động nghiên cứu khoa học của đội
ngũ giảng viên trường cao đẳng nghề Cần Thơ” tác giả Đào Minh Mẫn đã đưa ra Khung năng lực nghiên
cứu khoa học của giảng viên trường cao đẳng nghề gồm: năng lực chung (năng lực tư duy sáng tạo kĩ
thuật; năng lực tư duy phản biện; năng lực giao tiếp, hợp tác và làm việc nhóm; năng lực thuyết trình) và
năng lực chun biệt (năng lực phát hiện vấn đề NCKH; năng lực lựa chọn và sử dụng các phương pháp
NC về NCKH; năng lực xây dựng đề cương NCKH; năng lực phân tích, chọn lọc tài liệu khoa học phục
vụ NCKH; năng lực thiết kế bộ công cụ điều tra, khảo sát và xử lí số liệu; năng lực thiết kế/cải tiến sản
phẩm NCKH; năng lực tổ chức thử nghiệm/thí nghiệm; năng lực viết báo cáo tổng kết đề tài NCKH; năng
lực triển khai kết quả NC của đề tài NCKH). Qua đó tác giả đã đề xuất một số giải pháp nâng cao hoạt
động nghiên cứu khoa học của giảng viên Trường Cao đẳng Nghề Cần Thơ gồm: (i) Xây dựng tiêu chí
đánh giá hoạt động nghiên cứu khoa học của giảng viên Trường Cao đẳng Nghề Cần Thơ; (ii) Định
hướng tăng cường vai trị của quản lí khoa học và cơng nghệ trong phát triển hoạt động nghiên cứu
khoa học của giảng viên Trường Cao đẳng Nghề Cần Thơ;
(iii) Phát triển quan hệ hợp tác với các trường đại học, cao đẳng, viện nghiên cứu trong hoạt động nghiên
cứu khoa học của giảng viên Trường Cao đẳng Nghề Cần Thơ [0049].
Tác giả Ngô Thị Nhung trong bài viết về “Phát triển năng lực dạy học tích hợp DNHT cho giáo
viên dạy nghề” đã nêu khái niệm và những yếu tố cơ bản của dạy học tích hợp (DHTH) trong đào tạo
nghề qua đó xác định những năng lực DHTH của GV dạy nghề và đề xuất 02 biện pháp phát triển năng

lực DHTH cho GV dạy nghề gồm đào tạo năng lực DHTH cho sinh viên sư phạm kỹ thuật (SPKT) tại các
trường ĐHSPKT và bồi dưỡng năng lực DHTH cho ĐNGV dạy nghề tại các cơ sở dạy nghề [0051].
Trong bài viết “Đổi mới công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giảng viên các trường cao đẳng


18 những nội dung đào tạo, bồi dưỡng gồm: Trình
khu vực Tây Nguyên” tác giả Lữ Thị Hải Yến đã xác định
độ chuyên môn; Kỹ năng nghiệp vụ sư phạm; Tiềm lực và phương pháp nghiên cứu khoa học; Ngoại ngữ;
Tin học (Năng lực ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học); Kiến thức lý luận chính trị; Kiến thức
quản lý. Qua đó tác giả đề xuất 03 giải pháp quản lý đào tạo, bồi dưỡng và xây dựng cơ chế quản lý đội
ngũ giảng viên cụ thể như sau: Thứ nhất, xây dựng kế hoạch phát triển đội ngũ giảng viên một cách tổng
thể nhằm giải quyết sự bức xúc về thiếu hụt giảng viên hiện tại, đảm bảo cho sự phát triển liên tục của đội
ngũ giảng viên; Thứ hai, đổi mới cơ chế quản lý đội ngũ giảng viên; Thứ ba, tăng quyền chủ động cho các
trường cao đẳng là xu hướng tất nhiên, phù hợp với sự vận động của nền kinh tế thị trường. [0090]
Một số bài viết khác được đăng trên các tạp chí khoa học có liên quan đến nghiên cứu về đội
ngũ giảng viên như: bài viết “Kinh nghiệm gắn kết với doanh nghiệp trong đào tạo, bồi dưỡng, đánh giá
kĩ năng nghề cho giáo viên tại Trường Cao đẳng nghề Cơ khí Nơng nghiệp” của tác giả Lê Chí Dũng
[0031]; bài viết “Nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên dạy nghề hàn theo quan điểm tích hợp tại
Trường Cao đẳng nghề Cơng nghiệp Thanh Hóa” của các tác giả Nguyễn Tiến Long - Phạm Thị Thu
Huyền - Lê Hồng Phong - Nguyễn Đức Minh [0048]; bài viết “Quản lý đào tạo giáo viên dạy nghề đáp
ứng nhu cầu xã hội” của tác giả Hoàng Thị Minh Phương [0053]; bài viết “Các yếu tố ảnh hưởng đến
phát triển năng lực dạy học của đội ngũ giáo viên thực hành ở trường cao đẳng nghề trong bối cảnh hiện
nay” của tác giả Nguyễn Trọng Sơn [0063]; bài viết “Một số biện pháp nâng cao năng lực dạy học tích
hợp cho đội ngũ giáo viên dạy nghề Trường Cao đẳng nghề Công nghiệp Thanh Hóa” của tác giả Lê Thị
Thịnh, Lê Huy Tùng [0067]; bài viết “Một số vấn đề về bồi dưỡng năng lực nghiên cứu khoa học - công
nghệ cho giảng viên cao đẳng nghề vùng Đồng bằng sông Cửu Long” củatác giả Lê Thị Thơ [0068].
Theo tác giả Trần Khánh Đức cấu trúc mơ hình nhân cách nghề nghiệp của nhà giáo GDNN nói
chung và GV cao đẳng nói riêng gồm có 04 thành tố gồm: (i) Xu hướng nghề nghiệp; (ii) Trình độ chun
mơn nghiệp vụ và kinh nghiệm nghề nghiệp; (iii) Đặc điểm tâm lý; (iv) Đặc điểm sinh học. Bốn thành tố
này kết hợp với nhau, tạo nên những phẩm chất và năng lực nghề nghiệp của nhà giáo GDNN nói chung

và GV cao đẳng nói riêng và giữa chúng có mối quan hệ tác động qua lại mật thiết. Tác giả cũng nêu
những yêu cầu đặt ra đối với người GV trong xã hội hiện đại và khẳng định để có thể đáp ứng được những
yêu cầu đó đội ngũ nhà giáo GDNN nói chung và GV cao đẳng nói riêng cần rèn luyện năng lực, phẩm
chất của một nhà chuyên môn - nghiệp vụ giỏi; một nhà sư phạm tâm huyết, nhà hoạt động văn hóa xã hội
tích cực và là một nhà quản lý giáo dục hiệu quả. Đây đồng thời là những cấu phần cơ bản của Khung
năng lực nhà giáo GDNN [0036].
Luận án tiến sĩ “Những tương quan trong việc bồi dưỡng năng lực sư phạm cho giảng viên các
trường Cao đẳng Kinh tế tỉnh Thái Nguyên” của tác giả Nguyễn Thị Minh Thu đã xác định những tương
quan trong việc bồi dưỡng năng lực sư phạm cho giảng viên các trường Cao đẳng Kinh tế tỉnh Thái
Nguyên. Qua khảo sát, đánh giá năng lực sư phạm của giảng viên trong năm trường Cao đẳng Kinh tế tại
tỉnh Thái Nguyên, bao gồm các mặt như: chuẩn bị cho giảng dạy, quản lý lớp học, trình bày bài giảng và
đánh giá sinh viên. Trong đó một số năng lực được đánh giá cao, một số năng lực cần được nâng cao và
cải thiện. Luận án đã đề xuất một chương trình phát triển năng lực để bồi dưỡng năng lực sư phạm cho
giảng viên các trường cao đẳng Kinh tế tỉnh Thái Nguyên. [0070]
Luận án tiến sĩ “Quản lý bồi dưỡng giảng viên cao đẳng đáp ứng đổi mới giáo dục hiện nay”
của tác giả Ngô Minh Thực đã đề xuất và khẳng định sự cần thiết, hiệu quả của 05 biện pháp lý bồi dưỡng
giảng viên cao đẳng khu vực Đông Bắc, đó là: (i) Nâng cao nhận thức của cán bộ quản lí và GV về vị trí,
tầm quan trọng và yêu cầu bồi dưỡng nâng cao chất lượng GV cao đẳng đáp ứng đổi mới giáo dục hiện
nay; (ii) Lập kế hoạch bồi dưỡng GV CĐ; (iii) Đổi mới chỉ đạo hoạt động bồi dưỡng GV; (iv) Đổi mới
kiểm tra, đánh giá hoạt động bồi dưỡng GV; (v) Tăng cường các điều kiện, tạo động lực và xây dựng mơi
trường thuận lợi cho đội ngũ GV tích cực tham gia hoạt động bồi dưỡng. Các biện pháp mang tính khoa
học, có hiệu quả trong việc quản lý bồi dưỡng giảng viên trường cao đẳng đáp ứng đổi mới giáo dục hiện


nay [0080]

19

Luận án tiến sĩ “Bồi dưỡng năng lực nghiên cứu khoa học - công nghệ cho giảng viên cao đẳng
nghề vùng đồng bằng sông Cửu Long” của tác giả Lê Thị Thơ đã xây dựng được quy trình bồi dưỡng

năng lực nghiên cứu khoa học - công nghệ của giảng viên cao đẳng nghề vùng đồng bằng sông Cửu Long
gồm các giai đoạn: Xác định nhu cầu bồi dưỡng; xác định mục tiêu bồi dưỡng; thiết kế chương trình và
xác định nội dung bồi dưỡng; thực hiện nội dung bồi dưỡng; đánh giá quá trình bồi dưỡng thể hiện rõ ràng
về mục tiêu, nội dung, chương trình, hình thức, cách thức thực hiện và tổ chức thực nghiệm nhằm đánh
giá hiệu quả qui trình trong bồi dưỡng nghiên cứu khoa học - công nghệ cho giảng viên cao đẳng nghề
theo hướng tiếp cận năng lực [0069].
Luận án tiến sĩ “Phát triển kỹ năng dạy học phân hóa cho đội ngũ giảng viên các trường cao
đẳng” của tác giả Phạm Đức Khiêm đã đánh giá được thực trạng kỹ năng dạy học phân hóa của đội ngũ
giảng viên và thực trạng phát triển kỹ năng dạy học phân hóa cho giảng viên các trường cao đẳng hiện
nay, chỉ ra được những ưu điểm, tồn tại hạn chế về kỹ năng dạy học phân hóa và phát triển kỹ năng dạy
học phân hóa cho giảng viên trường cao đẳng. Qua đó tác giả đề xuất được 03 biện pháp phát triển kỹ
năng dạy học phân hóa cho giảng viên trường cao đẳng bao gồm: (i) Nâng cao chất lượng, hiệu quả công
tác đào tạo, bồi dưỡng kỹ năng dạy học phân hóa cho đội ngũ giảng viên; (ii) Tăng cường việc hướng dẫn,
tư vấn về phát triển kỹ năng dạy học phân hóa cho giảng viên trường cao đẳng; (iii) Đảm bảo các điều
kiện để hỗ trợ việc phát triển kỹ năng dạy học phân hóa cho đội ngũ giảng viên trường cao đẳng. Các biện
pháp có cơ sở lý luận - thực tiễn và có tính khả thi cao; có thể áp dụng thuận lợi trong hoạt động phát triển
năng lực dạy học phân hóa cho đội ngũ giảng viên các trường cao đẳng [0042].
Những cơng trình nghiên cứu trên đã khẳng định vị trí, vai trị quyết định chất lượng giáo dục
đào tạo của ĐNGV; đã nghiên cứu, đánh giá thực trạng về quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng và sử dụng
ĐNGV qua đó đề xuất những biện pháp góp phần nâng cao chất lượng ĐNGV. Kết quả nghiên cứu của
những cơng trình này có giá trị làm tư liệu khoa học để chúng tôi tham khảo.

1.1.2. Những nghiên cứu về quản lý đội ngũ giảng viên
1.1.2.1. Những nghiên cứu ở ngoài nước
Hiện nay, các quốc gia trên thế giới ngày càng nhận thức sâu sắc vai trò của phát triển giáo dục
đào tạo đối với sự phát triển của mỗi quốc gia, dân tộc. Trong mối quan tâm đó, việc nghiên cứu vấn đề
quản lý phát triển ĐNGV được coi làtrung tâm của sự phát triển. Điều này được thể hiện qua việc ngày
càng có nhiều cơng trình của nhiều tác giả trên thế giới nghiên cứu về vấn đề quản lý, phát triển ĐNGV
dưới nhiều góc độ và khía cạnh khác nhau.
Dưới góc độ bàn về quản lý phát triển đội ngũ giáo viên nói chung, năm 1985, trong nghiên cứu

về“Những vấn đề quản lý trường học”, 3 tác giả P.V.Zimi, M.I.Konđakôp, N.I.Saxerđôtôp đã đi sâu nghiên
cứu vấn đề lãnh đạo công tác giảng dạy và giáo dục trong nhà trường, coi đó là khâu then chốt trong hoạt
động quản lý của hiệu trưởng. Bên cạnh đó, các tác giả cũng đã tập trung vào nghiên cứu một số vấn đề về
quản lý ở các nhà trường sư phạm, theo các tác giả việc làm tốt quản lý ở các nhà trường này sẽ trực tiếp
đào tạo được đội ngũ giáo viên cả về số lượng và chất lượng. Để thực hiện được điều này, các tác giả nhấn
mạnh: “Đối với công tác đào tạo ở các trường sư phạm, để đào tạo được đội ngũ giáo viên tốt theo tiêu
chuẩn nhất định thì mỗi nhà trường cần chăm lo xây dựng và bồi dưỡng đội ngũ giáo viên. Cán bộ lãnh
đạo nhà trường phải biết lựa chọn đội ngũ giáo viên bằng nhiều nguồn khác nhau và bồi dưỡng họ trở
thành những GV tiêu biểu nhất so với các nhà trường khác” [0091].
Theo Peter A.Hall và Alisa, nhà quản lý giữ vai trò hết sức quan trọng trong việc xây dựng năng
lực cho GV với vai trò là “người đưa ra gợi ý” (Prompter) và “người tạo ra thách thức” (challenger), đặc
biệt là thuyết phục GV có quan niệm tích cực về sự thay đổi: thay đổi về chương trình, khối lượng cơng
việc, nhận thức… [0096].


20
Trong “Action research as a form of staff development
in higher education
- Nghiên cứu hành động như một hình thức phát triển đội ngũ nhân viên trong GDĐH” của tác giả David
Kember và Lyn Gow năm 1992 đã bàn trực tiếp về phát triển ĐNGV các trường đại học. Với cách tiếp
cận theo quan điểm thực tiễn, coi các hoạt động thực tiễn là cơ sở quan trọng để phát triển ĐNGV, tác giả
cho rằng: để phát triển ĐNGV đại học cần cố gắng cải thiện hoạt động giảng dạy của ĐNGV thông qua
các hành động lập kế hoạch; biên soạn đề cương chi tiết; tổ chức các mối quan hệ với sinh viên và tài
liệu học tập; sử dụng các phương pháp và hình thức dạy học; đánh giá kết quả học tập của sinh viên...
[0098].
Nghiên cứu việc đào tạo giáo viên là yếu tố quan trọng để phát triển đội ngũ giáo viên ở các
quốc gia, trong cơng trình nghiên cứu của nhóm cơng tác “Giáo dục là một ngành chuyên trách” của
diễn đàn giáo dục và kinh tế Carnergie (Mỹ) các tác giả đã đề xuất 6 kiến nghị khác nhau, trong đó có
kiến nghị “Chínhphủ chuẩn bị cho việc đào tạo giáo viên thế kỉ XXI”. Trong kiến nghị này đã chỉ ra
được các nội dung cơ bản liên quan đến quản lý phát triển đội ngũ giáo viên như: Khái quát về thời đại

của sự biến động, những thử thách và thời cơ đối với người giáo viên; Nhà trường của thế kỉ XXI là nhà
trường đáp ứng tốt 7 vấn đề cụ thể gồm: Ý tưởng mới; Mục tiêu dạy học chuyên nghiệp; Các tiêu chuẩn
mới về dạy học chất lượng cao; Cải cách cơ cấu giáo dục sư phạm; Giáo viên dân tộc ít người; Khuyến
khích, thành tích và hiệu ích kinh tế; Tiền lương và phúc lợi giáo viên [0047, tr.9].
Đi sâu vào nghiên cứu chỉ ra các chức năng cơ bản của ĐNGV trong thế kỉ XXI, trong 2 cơng
trình “Staff Development for Higher Education Institutions - Phát triển đội ngũ GV cho giáo dục đại
học” của tác giả Victor Minichiello viết năm 2008 [0100]; “How to Become a Lecturer - Làm thế nào
để trở thành người GV” [0092] của tác giả Catherine Armstrong viết năm 2010 đều xem ĐNGV là lực
lượng quyết định đến chất lượng đào tạo của một trường đại học. Một trường đại học danh tiếng là
trường đại học có một ĐNGV xuất sắc. Đồng thời, các tác giả cũng đều cho rằng, GV đại học trong thế
kỉ XXI có 3 chức năng cơ bản là nhà giáo, nhà khoa học và nhà cung ứng dịch vụ cho xã hội. Dựa
trên cơ sở chỉ ra 3 chức năng này, các tác đã đưa ra được những yêu cầu cơ bản để phát triển ĐNGV,
nhất là hình thành cho họ phẩm chất, năng lực nhằm thực hiện tốt các chức năng đó.
Bên cạnh các cơng trình nghiên cứu trên cịn có thể kể đến một số cơng trình tiêu biểu khác như:
Learning to teach (Richard I.Arends, 1998), Education portal and distance learning project (Andrew
Scryner, 2004), Information technology training Programs for students and teachers (Hary Kwa, 2004)…
Nhìn chung, khi đề cập đến quản lý, phát triển ĐNGV, ngoài sự thống nhất về nội dung các nhiệm vụ với
quản lý phát triển nguồn nhân lực, các nghiên cứu đều dành sự quan tâm đặc biệt đến chất lượng và năng
lực của GV. Với việc phát triển của các phương tiện công nghệ dạy học hiện đại, nội dung kiến thức các
ngành khoa học ngày càng phong phú… dẫn đến yêu cầu cấp thiết phải đổi mới nội dung, phương pháp
giáo dục, vai trị của ĐNGV. Các cơng trình nghiên cứu đã nhấn mạnh: Trong q trình xây dựng, phát
triển ĐNGV khơng chỉ quan tâm đến việc nâng cao chất lượng ĐNGV mà còn phải chú trọng thúc đẩy sự
phát triển bền vững, thích ứng nhanh của mỗi GV và cả đội ngũ, quan tâm cách thức bồi dưỡng theo mô
đun, kèm theo đó là chính sách giảm giờ dạy trên lớp của GV, coi trọng cơ cấu quan hệ vềchức danh
giữa tỉ lệ giáo sư với trợ giảng và trợ lý [0030,tr.22].
Daniel R. Beerens - tác giả cuốn “Evaluating Teachers for Professional Growth: Creating a
culture of Motivation and learning - Đánh giá giáo viên để phát triển nghề nghiệp: Tạo ra văn hóa Động
lực và học tập” cho rằng: Tính động trong tăng trưởng và ln ln mới là tiêu chí trung tâm của đội ngũ
nhà giáo hiện nay. Ông chủ trương tạo ra một nền văn hóa về sự thúc đẩy và thường xuyên học tập của
đội ngũ giảng viên, coi đó là giá trị mới, chính yếu của nhà giáo [0093].

Michael Fullan và Andy Hargreaves đã xác định các phương diện của sự phát triển giáo viên
trong cuốn “Teacher development and educational change - Phát triển giáo viên và thay đổi giáo dục”
(1992): Phát triển tâm lý; phát triển chuyên môn, nghiệp vụ; phát triển chu kỳ nghề nghiệp [0030, tr.25].


21Strategic Staff Development in Higher Education
Theo Blackwell R, Blackmore P trong quyển “Towards
- Hướng đến phát triển đội ngũ giảng viên chiến lược trong giáo dục đại học” (2003), phát triển đội ngũ
không nằm trong chiến lược của các trường đại học; các tác giả đưa ra nhiều giải pháp khác nhau về phát
triển đội ngũ: Xây dựng các khoa thành những cộng đồng học tập và đào tạo GV, khuyến khích việc dạy
học dựa trên các kết quả nghiên cứu; đưa cơng nghệ thơng tin vào q trình bồi dưỡng đội ngũ và tạo các
điều kiện hỗ trợ việc phát triển đội ngũ [0094].
Theo tổng kết của UNESCO, trong nền giáo dục hiện đại, vai trò của người GV đã có thay đổi
theo các phương hướng sau đây: (a) Đảm nhận nhiều chức năng hơn so với trước, có trách nhiệm lớn hơn
trong việc lựa chọn nội dung dạy học và giáo dục; (b) Chuyển mạnh từ chỗ truyền thụ kiến thức sang tổ
chức việc học của học sinh, sử dụng đến mức tối đa những nguồn tri thức trong xã hội; (c) Coi trọng việc
cá biệt hóa trong học tập, thay đổi tính chất trong quan hệ thầy trò; (d) Yêu cầu rộng rãi hơn những
phương tiện dạy học hiện đại, do đó yêu cầu trang bị thêm những kiến thức và kỹ năng cần thiết; (e) Yêu
cầu hợp tác rộng rãi và chặt chẽ hơn với các giáo viên cùng trường, thay đổi cấu trúc trong mối quan hệ
giữa giáo viên với nhau; (g) Yêu cầu thắt chặt hơn các mối quan hệ với cha mẹ học sinh và cộng đồng,
góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống; (h) Yêu cầu giáo viên tham gia các hoạt động rộng rãi ngoài nhà
trường; (i) Giảm bớt và thay đổi uy tín truyền thống trong quan hệ với học sinh, nhất là đối với học sinh
lớn và với cha mẹ học sinh. Đối với GV đại học, Hội nghị quốc tế về giáo dục đại học thế kỉ XXI “Tầm
nhìn và hành động” (1998) đã nêu lên những năng lực cần có của một GV đại học mẫu mực như sau: 1)
Có kiến thức và thơng hiểu về các cách khoa học khác nhau của SV; 2)Có kiến thức, năng lực và thái dộ
về mặt theo dõi và đánh giá SV, nhằm giúp họ tiến bộ; 3) Tự nguyện hồn thiện bản thân trong ngành
nghề của mình; biết ứng dụng những tiêu chí nghề nghiệp và ln ln cập nhật những thành tựu mới
nhất;
4) Biết ứng dụng những kiến thức về công nghệ thông tin vào môn học, ngành học của mình; 5) Có khả
năng nhận biết được những tín hiệu của “thị trường” bên ngồi về nhu cầu của giới chủ đối với những

người tốt nghiệp; 6) Làm chủ được những thành tựu mới về dạy và học, từ cách dạy học mặt giáp mặt
đến cách dạy học từ xa;
7) Chú ý đến những quan điểm và mong ước của “khách hàng”, tức là của những đối tác và SV khác
nhau; 8) Hiểu được những tác động của những nhân tố quốc tế và đa văn hóa đối với những chương trình
đào tạo; 9) Có khả năng dạy những loại SV khác nhau, thuộc những nhóm khác nhau về độ tuổi, môi
trường kinh tế - xã hội, dân tộc…và biết cách làm việc với số giờ nhiều hơn trong ngày; 10) Có khả năng
bảo đảm các giờ giảng chính khóa, xêmina hoặc tại xưởng với một số lượng SV đơng hơn; 11) Có khả
năng hiểu được những “chiến lược thích ứng” về nghề nghiệp của các cá nhân. GV đại học có thể căn cứ
vào những yêu cầu này mà chọn một số lĩnh vực cần thiết nhất đối với mình để đi sâu. Khuyến cáo 21
điểm về chiến lược phát triển giáo dục hiện đại của tổ chức UNESCO chỉ rõ: “Thầy giáo phải được đào
tạo để trở thành những nhà giáo dục nhiều hơn là những chuyên gia truyền đạt kiến thức” (điểm 18) và
đặc biệt là chương trình đào tạo GV cần triệt để sử dụng các thiết bị và phương pháp dạy học mới nhất”
[0035, tr.162-163].
Nhìn chung, những cơng trình nghiên cứu đều coi quản lý, phát triển ĐNGV là một trong những
điều kiện cơ bản đảm bảo chất lượng và sự phát triển của nền giáo dục, quan điểm và nhận thức về vị trí,
vai trị của ĐNGV ngày càng đúng đắn, tồn diện hơn. Đồng thời, các nghiên cứu cũng đưa ra nhiều giải
pháp khác nhau để quản lý phát triển ĐNGV như: Xây dựng chuẩn nghề nghiệp, các tiêu chí, yêu cầu,
phương pháp kiểm tra đánh giá ĐNGV, v.v...

1.1.2.2. Những nghiên cứu ở trong nước
Nghiên cứu thực trạng và định hướng phát triển đội ngũ giáo viên dạy nghề đáp ứng yêu cầu hội
nhập quốc tế, trong bài viết “Đổi mới nội dung chương trình đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm dạy
nghề cho giáo viên dạy nghề theo tiếp cận năng lực thực hiện” tác giả Vũ Xuân Hùng cho rằng, trong thời


gian qua, cùng với việc phát triển mạng lưới cơ sở dạy22
nghề, đội ngũ giáo viên dạy nghề cũng được phát
triển tương ứng. Tuy nhiên, đội ngũ giáo viên dạy nghề hiện nay còn thiếu về số lượng, hạn chế về chất
lượng, chưa đáp ứng được yêu cầu hội nhập quốc tế ngàycàng sâu rộng. Do vậy, việc phát triển đội ngũ
giáo viên dạy nghề trở thành mối quan tâm, là một trong những đột phá được đề ra trong Chiến lược phát

triển dạy nghề thời kỳ 2011 - 2020 của Chính phủ. Tác giả đã đánh giá thực trạng và đề xuất những định
hướng phát triển đội ngũ giáo viên dạy nghề đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế [0040].
Tác giả Huỳnh Thanh Ngân trong bài viết “Phát triển nghề nghiệp đội ngũ giảng viên trường
cao đẳng kinh tế - kĩ thuật theo tiếp cận năng lực” đã đề xuất 05 giải pháp gồm: (i) Tổ chức quán triệt vai
trò, sự cần thiết phát triển nghề nghiệp đội ngũ GV trường CĐKT-KT theo tiếp cận năng lực; (ii) Xây
dựng khung năng lực GV trường CĐKT-KT phù hợp với yêu cầu phát triển nguồn nhân lực trong bối cảnh
hiện nay; (iii) Cải tiến công tác quy hoạch, tuyển dụng sử dụng ĐNGV bám sát các tiêu chí phát triển năng
lực; (iv) Tổ chức hoạt động đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực cho đội ngũ GV theo tiếp cận năng lực;
(v) Đổi với hoạt động đánh giá, xếp loại GV [0050].
Trong bài viết “Biện pháp quản lý phát triển đội ngũ giáo viên và CBQL các trường CĐ nghề
vùng kinh tế trọng điểm miền Trung”, tác giả Nguyễn Hồng Tây trình bày về một số đề xuất giải pháp
quản lý phát triển đội ngũ giáo viên và CBQL nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển các trường CĐ nghề tại
vùng kinh tế trọng điểm miền Trung (gồm Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình
Định). Các biện pháp bao gồm: Phân tích cơng việc và xác định chuẩn năng lực cho từng vị trí cơng việc;
xây dựng kế hoạch phát triển đội ngũ giáo viên và CBQL; đặt ra những yêu cầu cần có trong quá trình
tuyển dụng, đào tạo, bồi dưỡng, phát triển và phân công công việc cho giáo viên và CBQL; đánh giá hiệu
quả làm việc của giáo viên và CBQL [0064].
Trong bài viết “Các giải pháp quản lý phát triển ĐNGV CĐ nghề đáp ứng nhu cầu đào tạo nhân
lực vùng Đồng bằng sông Cửu Long” tác giả Nguyễn Mỹ Loan đề xuất bảy giải pháp quản lý phát triển
đội ngũ giảng viên cao đẳng nghề nhằm đáp ứng nhu cầu đào tạo nhân lực của vùng Đồng bằng sông Cửu
Long. Cụ thể, tác giả đưa ra các giải pháp về quản lý phát triển đội ngũ giảng viên về tăng cường giáo dục
chính trị tư tưởng, vai trị trách nhiệm của đội ngũ giảng viên; quy hoạch phát triển đội ngũ giảng viên; đổi
mới tuyển dụng và sử dụng đội ngũ giảng viên hợp lý; đào tạo, bồi dưỡng giảng viên, quan hệ hợp tác với
các cơ sở sản xuất kinh doanh dịch vụ; thực hiện chế độ chính sách tạo động lực làm việc cho giảng viên
và tăng cường kiểm tra đánh giá tổ chức quản lý phát triển đội ngũ giảng viên [0046].
Trong bài viết “Phát triển đội ngũ giảng viên trường cao đẳng du lịch nha trang trong bối cảnh
hội nhập” tác giả Nguyễn Doãn Thành đã đánh giá thực trạng phát triển đội ngũ giảng viên Trường Cao
đẳng Du lịch Nha Trang và đề xuất 07 giải pháp phát triển đội ngũ giảng viên Trường Cao đẳng Du lịch
Nha Trang trong bối cảnh hội nhập gồm: (i) Tăng cường giáo dục, củng cố, nâng cao nhận thức cho đội
ngũ giảng viên về vị trí, vai trị của họ đối với Nhà trường nói chung, sự phát triển của Nhà trường nói

riêng, từ đó xác định trách nhiệm tự đào tạo bản thân về mọi mặt để đáp ứng yêu cầu phát triển Nhà
trường trong giai đoạn mới; (ii) Quy hoạch phát triển đội ngũ giảng viên; (iii) Đổi mới tuyển chọn và sử
dụng hợp lí đội ngũ giảng viên; (iv) Đào tạo và bồi dưỡng giảng viên; (v) Quan hệ hợp tác với doanh
nghiệp; (vi) Thực hiện chế độ, chính sách tạo động lực làm việc cho giảng viên; (vii) Tăng cường kiểm
tra, đánh giá tổ chức quản lí phát triển đội ngũ giảng viên [0065, tr. 12-17].
Một số bài viết khác được đăng trên các tạp chí khoa học có liên quan đến nghiên cứu về quản lý
phát triển đội ngũ giảng viên như: bài viết “Những yếu tố cơ bản để phát triển đội ngũ giảng viên trường
cao đẳng nghề” của tác giả Phạm Duy Bảy [0006]; bài viết “Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục đặt ra
một số yêu cầu về quy hoạch phát triển đội ngũ giảng viên các trường cao đẳng trong giai đoạn hiện nay”
của tác giả Trần Công Chánh [0017]; bài viết “Thực trạng và giải pháp phát triển nguồn nhân lực GV
Trường Cao đẳng Sơn La trong giai đoạn hiện nay” của tác giả Nguyễn Bá Duy, Trương Thị Lan Anh
[0032]; bài viết “Các hướng tiếp cận phát triển nguồn nhân lực chủ yếu để phát triển đội ngũ giảng viên


23 [0043]; bài viết “Phát triển đội ngũ giáo viên
trường cao đẳng kĩ thuật” của tác giả Nguyễn Đăng Lăng
các trường cao đẳng nghề trong giai đoạn hiện nay” của tác giả Trần Văn Quyến [0059]; bài viết “ Một
số vấn đề lý luận về phát triển đội ngũ giảng viên các trường cao đẳng nghề trong bối cảnh mới” của tác
giả Bùi Đức Tú [0081].
Vụ Nhà giáo, Tổng cục GDNN đã nghiên cứu, đánh giá thực trạng đội ngũ nhà giáo GDNN,
định hướng phát triển đội ngũ nhà giáo GDNN giai đoạn 2021- 2025 và đề xuất 06 giải pháp đổi mới công
tác xây dựng và phát triển đội ngũ nhà giáo GDNN gồm: (i) Hoàn thiện cơ chế, chính sách phát triển đội
ngũ nhà giáo; (ii) Đổi mới công tác tổ chức đào tạo, bồi dưỡng nhà giáo; (iii) Đổi mới công tác quản lý đội
ngũ nhà giáo; (iv) Tập trung nguồn nhân lực phát triển đội ngũ nhà giáo; (v) Đẩy mạnh hợp tác doanh
nghiệp trong đào tạo, bồi dưỡng nhà giáo; (vi) Tăng cường hợp tác quốc tế trong việc phát triển đội ngũ
nhà giáo. [0089]
Luận án tiến sĩ “Phát triển đội ngũ giảng viên trường cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật trong bối
cảnh hiện nay” của tác giả Trần Công Chánh đã xây dựng cơ sở lý luận về phát triển ĐNGV trường CĐ
kinh tế - kỹ thuật trong bối cảnh hiện nay, đánh giá thực trạng ĐNGV trường CĐ kinh tế - kỹ thuật, phân
tích làm rõ tình hình phát triển ĐNGV từ thực tiễn sinh động ở các trường (thành công, hạn chế, nguyên

nhân của những thành công và hạn chế về phát triển ĐNGV) và đề xuất các giải pháp để phát triển ĐNGV
trường CĐ kinh tế - kỹ thuật, đồng thời đề xuất triển khai thử nghiệm tác dụng thực tiễn của giải pháp tổ
chức đào tạo, bồi dưỡng GV theo chuẩn chức danh nghề nghiệp và năng lực thực hiện nhiệm vụ GV góp
phần nâng cao chất lượng ĐNGV trường CĐ kinh tế - kỹ thuật trong bối cảnh hiện nay [0018]. Tác giả
Nguyễn Mỹ Loan trong luận án tiến sĩ đề tài “Quản lý phát triển
ĐNGV trường CĐ nghề đáp ứng nhu cầu đào tạo nhân lực vùng đồng bằng sơng Cửu Long” đã khẳng
định vai trị của ĐNGV trường CĐ nghề trong đào tạo nhân lực có kỹ năng cao đáp ứng nhu cầu phát triển
kinh tế - xã hội của địa phương, vùng. Phân tích, đánh giá thực trạng và xác định các nhân tố mới ở đồng
bằng sơng Cửu Long. Qua đó đề xuất các giải pháp nhằm tác động đến các chủ thể quản lý và các khâu
của quá trình quản lý từ khâu lập kế hoạch; tổ chức tuyển chọn và sử dụng; đào tạo và bồi dưỡng; quan hệ
hợp tác với các cơ sở sản xuất kinh doanh - dịch vụ; thực hiện chế độ chính sách; kiểm tra đánh giá nhằm
phát triển ĐNGV CĐ nghề đạt chuẩn, đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu và đảm bảo chất lượng, đáp ứng
nhu cầu đào tạo nhân lực vùng đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2020 [0047].
Luận án tiến sĩ “Phát triển đội ngũ giảng viên các trường cao đẳng Giao thơng vận tải trong
thời kỳ cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập quốc tế” của tác giả Nguyễn Văn Lâm đã
phân tích và đánh giá được thực trạng phát triển ĐNGV, chỉ ra những tồn tại, hạn chế của ĐNGV và công
tác phát triển ĐNGV của các trường cao đẳng GTVT; trên cơ sở đó, đề xuất 5 giải pháp phát triển ĐNGV
của các trường cao đẳng GTVT gồm: (i) Quy hoạch phát triển đội ngũ giảng viên; (ii) Đổi mới công tác
tuyển chọn, sử dụng đội ngũ giảng viên; (iii) Tăng cường đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực thực hiện
nhiệm vụ của đội ngũ giảng viên; (iv) Tăng cường kiểm tra, đánh giá năng lực thực hiện nhiệm vụ của đội
ngũ giảng viên; (v) Thực hiện chính sách đãi ngộ, tạo động lực cho việc nâng cao năng lực của đội ngũ
giảng viên [0045].
Luận án tiến sĩ “Quản lý phát triển đội ngũ GV các trường CĐ y tế trên địa bàn Thành phố Hà
Nội hiện nay” của tác giả Bùi Văn Tuấn đã phân tích, luận giải,làm sáng tỏ những vấn đề lý luận; đồng
thời, chỉ rõ những nhân tố tác động đến quản lý phát triển ĐNGV các trường CĐYT trên địa bàn Thành
phố Hà Nội hiện nay. Từ việc phân tích cơ sở lý luận và thực tiễn, luận án đã đề xuất 5 biện pháp quản lý
phát triển ĐNGV các trường CĐYT trên địa bàn Thành phố Hà Nội hiện nay, cụ thể: (1) Tăng cường giáo
dục nâng cao nhận thức cho cán bộ, GV các trường CĐ y tế về vị trí, vai trị, ý nghĩa của phát triển ĐNGV
đối với chất lượng đào tạo trong tình hình mới; (2) Đổi mới việc xây dựng quy hoạch phát triển ĐNGV
phù hợp với nhu cầu đào tạo nguồn nhân lực y tế và đặc điểm, điều kiện cụ thể của từng nhà trường; (3)

Thực hiện có hiệu quả các hoạt động tuyển dụng và sử dụng, đào tạo và bồi dưỡng ĐNGV ngành y đáp


×