Tải bản đầy đủ (.pdf) (10 trang)

99-NGUYEN QUOC THINH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (214.74 KB, 10 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ TP.HỒ CHÍ MINH
KHOA ĐÀO TẠO SAU ĐẠI HỌC

TIỂU LUẬN TRIẾT HỌC KẾT THÚC HỌC PHẦN

Đề Bài: Khái quát hiểu biết của mình về chủ nghĩa duy vật lịch sử? Nội dung
cốt lõi của chủ nghĩa duy vật lịch sử là nội dung nào? Tại sao? Ý nghĩa lý luận
và giá trị thực tiễn của nội dung cốt lõi này đối với sự nghiệp xây dựng chủ
nghĩa xã hội ở Việt Nam hiện nay?

GVHD
HVTH
MSHV

: TS. BÙI XUÂN THANH
: NGUYỄN QUỐC THỊNH
: 2185803021003

LỚP

: MCONM021A

STT

: 99

NHĨM

: PHI21B

TP HỒ CHÍ MINH, THÁNG 2 NĂM 2022




PHỤ LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU...............................................................................................2
PHẦN NỘI DUNG...........................................................................................2
1.

Khái quát hiểu biết của mình về chủ nghĩa duy vật lịch sử...................2

2.

Nội dung cốt lõi của chủ nghĩa duy vật lịch sử........................................2
2.1. Khái niệm phạm trù về hình thái kinh tế xã hội..................................3
2.2. Sự phát triển của hình thái kinh tế xã hội...........................................3
2.3. Giá trị khoa học của học thuyết hình thái kinh tế xã hội ...................3

3.

Ý nghĩa lý luận và giá trị thực tiễn của Học thuyết Mác về Hình Thái

kinh tế - Xã hội đối với sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam
hiện nay...............................................................................................................4
PHẦN KẾT LUẬN.............................................................................................8

1


PHẦN MỞ ĐẦU
Chủ nghĩa duy vật lịch sử là một trong những thành tựu phát triển lớn nhất của triết học Mác Lênin, nó đã giúp ta nhận thức đúng đắng về tự nhiên và tư duy xã hội của con người vận dụng
phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và phép biện chứng duy vật vào việc nghiên

cứu đời sống xã hội và lịch sử nhân loại. Học thuyết hình thái kinh tế - xã hội là một trong những
nội dung quan trọng nhất của chủ nghĩa duy vật về lịch sử. Ý nghĩa lý luận và giá trị thực tiễn của
học thuyết hình thái kinh tế - xã hội này đối với sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam
PHẦN NỘI DUNG
1.

Khái quát hiểu biết của mình về chủ nghĩa duy vật lịch sử

Chủ nghĩa duy vật lịch sử là một bộ phận hợp thành nên Triết học Mác- Lênin. Đây là khoa học
triết học về xã hội và giải quyết một cách duy vật các vấn đề cơ bản của triết học khi vận dụng nó
vào lịch sử. Trên cơ sở đó các nhà chính trị ln nghiên cứu các quy luật chung về sự phát triển lịch
sử và hình thức thực hiện những quy luật đó trong hoạt động của con người. Hay nói cách khác,
chủ nghĩa duy vật lịch sử là hệ thống quan điểm duy vật biện chứng về xã hội, là kết quả của sự vận
dụng các phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng vào các hiện tượng của đời sống xã
hội, vào nghiên cứu xã hội, nghiên cứu lịch sử xã hội.
Quan niệm duy vật lịch sử ta có có thể nói ngắn gọn gồm những ý sau :
Tồn tại một xã hội quyết định ý thức xã hội, phương thức sản xuất vật chất quyết định các quá trình
sinh hoạt xã hội, chính trị và tinh thần nói chung. Trong sản xuất con người có những quan hệ nhất
định gọi là quan hệ sản xuất. Quan hệ sản xuất phải phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng
sản xuất. Các lực lượng sản xuất phát triển đến một mức độ nhất định sẽ mâu thuẫn gay gắt với
quan hệ sản xuất đã có. Từ chỗ là hình thức phát triển lực lượng sản xuất, các ấy lại kìm hãm sự
phát triển của chúng khi đó sẽ xảy ra cách mạng xã hội thay thế xã hội này bằng một xã hội khác.
Toàn bộ quan hệ sản xuất hợp thành cơ cấu kinh tế của xã hội hay cơ sở hạ tầng trên đó xây dựng
một kiến trúc thượng tầng khi cơ sở hạ tầng thay đổi thì kiến trúc thượng tầng cũng thay đổi ít
nhiều nhanh chóng. Sự phát triển của xã hội là sự thay thế hình thái kinh tế xã hội thấp bằng hình
thái kinh tế xã hội cao hơn.
2.

Nội dung cốt lõi của chủ nghĩa duy vật lịch sử


2.1. Khái niệm phạm trù về hình thái kinh tế xã hội:
2


Hình thái kinh tế xã hội là một phạm trù của chủ nghĩa duy vật lịch sử dùng để chỉ xã hội ở một
thời kỳ lịch sử nhất định, có kiểu quan hệ sản xuất đặc trưng cho xã hội đó, phù hợp với một kiểu
xã hội cụ thể, một trình độ nhất định của lực lượng sản xuất và với một kiến thức cao hơn tương
ứng được xây dựng trên những quan hệ sản xuất này.
2.2. Sự phát triển của hình thái kinh tế xã hội:
Các lực lượng sản xuất luôn luôn phát triển không ngừng, đến một giai đoạn nhất định sẽ mâu
thuẫn với những quan hệ sản xuất cũ đã lỗi thời và đòi hỏi phải thay đổi các quan hệ sản xuất ấy
bằng những quan hệ sản xuất mới, tiến bộ hơn. Trong xã hội có giai cấp, sự thay đổi ấy được thực
hiện bằng cách mạng xã hội.
Một khi cơ sở hạ tầng đã thay đổi, thì tồn bộ cấu trúc thượng tầng sớm muộn cũng thay đổi theo.
Hình thái kinh tế xã hội cũ được thay thế bằng một hình thái kinh tế xã hội mới tiến bộ hơn. Như
vậy, lịch sử loài người là lịch sử thay thế của những hình thái kinh tế xã hội khác nhau.
Chủ nghĩa duy vật lịch sử nhằm phát hiện ra những quy luật chung nhất của sự vận động phát triển
của lịch sử, là nguyên nhân dẫn đến sự thay thế các hình thái kinh tế xã hội thấp đến trình độ cao
hơn, vận động theo hình xốy ốc và đỉnh cao của nó là Xã Hội Cộng sản chủ nghĩa, một xã hội
công bằng, tiến bộ, văn minh.
2.3. Giá trị khoa học của học thuyết hình thái kinh tế xã hội :
Trước Mác, chủ nghĩa duy tâm giữ vai trò thống trị trong khoa học xã hội. Sự ra đời học thuyết
hình thái kinh tế xã hội đã đưa lại cho khoa học xã hội một phương pháp nghiên cứu thực sự khoa
học.
Học thuyết đã chỉ ra rõ sản xuất vật chất là cơ sở của đời sống xã hội, phương thức sản xuất quyết
định các mặt của đời sống xã hội. Xã hội không phải là sự kết hợp một cách ngẫu nhiên, máy móc
giữa các cá nhân, mà là một cơ thể sống sinh động, các mặt thống nhất chặt chẽ với nhau, tác động
qua lại lẫn nhau. Trong đó, quan hệ sản xuất là quan hệ cơ bản, quyết định các quan hệ xã hội khác,
là tiêu chuẩn khách quan để phân biệt các chế độ xã hội. Sự phát triển của các hình thái kinh tế xã
hội là một quá trình lịch sử tự nhiên, tức diễn ra theo các quy luật khách quan chứ không phải theo

ý muốn chủ quan. Việc vận dụng sáng tạo học thuyết này vào công cuộc xây dựng, phát triển kinh
tế xã hội đối với Việt Nam là chúng ta đi lên chủ nghĩa xã hội bỏ qua giai đoạn phát triển tư bản
chủ nghĩa.
3


Như vậy nội dung cốt lõi của chủ nghĩa duy vật lịch sử là hình thái kinh tế xã hội. Nó đã vạch ra
những quy luật chung của sự vận động lịch sử xã hội, vạch ra phương pháp khoa học nhận thức và
cải tạo xã hội nó cũng là dung những nội dung chính lí luận của Chủ Nghĩa xã hội học.
3.

Ý nghĩa lý luận và giá trị thực tiễn của Học thuyết Mác về Hình Thái kinh tế - Xã hội đối

với sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam hiện nay:
Học thuyết Mác về hình thái kinh tế xã hội ra đời là một cuộc cách mạng trong toàn bộ quan niệm
về lịch sử xã hội. Nó chỉ ra rằng động lực của lịch sử chính là hoạt động thực tiễn của con người
dưới tác động của quy luật khách quan,cũng nhấn mạnh vai trò quyết định xét đến cùng của nhân tố
cơ sở hạ tầng của kinh tế, song không bao giờ coi nhân tố kinh tế là nhân tố duy nhât quyết định
trong lịch sử.
Trong các quy luật khách quan, học thuyết Mác khẳng định quy luật về sự phù hợp của quan hệ sản
xuất phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất là quy luật phổ biến tác động trong mọi
xã hội, làm cho xã hội loài người phát triển từ thấp đến cao, chỉ ra rằng quá trình lịch sử tự nhiên
của sự phát triển xã hội chẳng những diễn ra bằng con đường phát triển tuần tự mà còn bao hàm cả
trường hợp bỏ qua một hình thái kinh tế xã hội nhất định trong những hoàn cảnh lịch sử cụ thể nhất
định.
Sự vận động, phát triển và thay thế nhau của các hình thái kinh tế xã hội trong lịch sử được qui
định bởi mối quan hệ biện chứng giữa các yếu tố cấu thành nên nó, sự hình thành nêu ra những quy
luật phổ biến của xã hội đó là quy luật về sự phù hợp của quan hệ sản xuất với trình độ phát triển
lực lượng sản xuất, quy luật về mối quan hệ của của cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng, những
tác động trong xã hội có đối kháng giai cấp trong đó đặc biệt là đấu tranh giai cấp.

Trước hết học thuyết hình thái kinh tế xã hội, chỉ rõ rằng sản xuất vật chất là cơ sở của sự tồn tại và
phát triển xã hội. Xã hội muốn phát triển thì phải có q trình sản xuất và tái sản xuất, cũng như vai
trò của đời sống vật chất trong đời sống xã hội. Do đó sự phát triển của các hình thái kinh tế xã hội
là một quá trình phát triển lịch sử tự nhiên.
Trong thực tế thì xã hội lồi người vận động và phát triển liên tục không ngừng từ thấp đến cao và
đã, sẽ trải qua năm hình thái kinh tế xã hội như: Công xã nguyên thủy, Chiếm hữu nô lệ, Phong
kiến, Tư bản chủ nghĩa và Cộng sản chủ nghĩa mà thời kỳ quá độ của nó là Chủ nghĩa xã hội.

4


Lịch sử nhân loại đã chứng minh rằng hàng loạt quốc gia trên thế giới do những điều kiện thuận lợi
nhất định nên đã bỏ qua một vài hình thái kinh tế xã hội nào đó để vượt lên một hình thái kinh tế
xã hội cao hơn. C.Mác gọi đây là khả năng rút ngắn, là một quá trình lịch sử đặc thù. Quy luật kế
thừa của lịch sử loài người ln cho phép cộng đồng nào đó, trong những điều kiện nhất định, do
tác động của nhân tố bên trong và bên ngồi có thể bỏ một giai đoạn phát triển nhất định để vươn
tới trình độ tiên tiến của nhân loại. Lịch sử đã chứng minh, sự giao lưu, hợp tác với các trung tâm
phát triển cao về sản xuất vật chất kỹ thuật, văn hóa, chính trị… cho phép một số nước kém phát
triển hơn đi tắt. Tuy nhiên, nếu rút ngắn một cách nóng vội, bất chấp quy luật khách quan sẽ rơi vào
tình trạng trì trệ, khủng hoảng và cuối cùng là sự sụp đổ của một loạt nước xã hội chủ nghĩa trong
đó có Liên Xơ.
Học thuyết hình thái kinh tế xã hội là cơ sở lý luận để chúng ta nghiên cứu mô hình xây dựng Chủ
Nghĩa Xã hội ở Việt Nam. Nhận thức và vận dụng đúng nguyên tắc này giúp ta tăng cường hệ
thống chun chính vơ sản, phát huy quyền làm chủ của nhân dân, củng cố và hoàn thiện Nhà nước
kiểu mới thích ứng với sự phát triển đa dạng của các thành phần kinh tế định hướng đi lên xã hội
chủ nghĩa, tạo điều kiện giải phóng sức lao động, đẩy nhanh phát triển của lực lượng sản suất, trong
đó sản xuất kết hợp với tăng cường dân chủ nhân dân dưới sự lãnh đạo của Đảng. Mô hình mà
chúng ta xây dựng kết hợp đồng thời kiến trúc thượng tầng lẫn cơ sở hạ tầng mới, phù hợp với đặc
điểm riêng và những đặc thù của Việt Nam. Hiện nay, nước ta đang quá độ lên chủ nghĩa xã hội
trong hồn cảnh quốc tế có nhiều biến đổi, cuộc cách mạng khoa học công nghệ đang diễn ra mạnh

mẽ, vấn đề quốc tế hóa, tồn cầu hóa có ảnh hưởng khơng nhỏ đến cơng cuộc xây dựng, phát triển
kinh tế và hội nhập quốc tế của nước ta. Tuy là một quốc gia chưa qua giai đoạn phát triển Tư Bản
Chủ nghĩa, song với những điều kiện lịch sử trong nước và quốc tế hiện tại việc quá độ lên Chủ
nghĩa Xã hội bỏ qua giai đoạn phát triển Tư Bản Chủ nghĩa hồn tồn có thể thực hiện được. Điều
đó, hồn tồn phù hợp với quy luật lịch sử- tự nhiên của học thuyết Mác về sự vận động phát triển
của các hình thái kinh tế xã hội
Nếu quay ngược lại dòng thời gian chúng ta sẽ nhìn thấy sự sụp đổ của hệ thống các nước Xã hội
Chủ nghĩa ở Đông Âu và Liên Xô trước đây, chủ yếu là do trong công cuộc cải tạo và xây dựng đất
nước đã mắc phải một số sai lầm về chủ quan, không vận dụng đúng các quy luật khách quan về
hình thái kinh tế xã hội cụ thể là: tuyệt đối hóa trong nhận thức, vận dụng và điều chỉnh cơ chế
5


không phù hợp với sự vận động và biến đổi của thế giới. Trong kinh tế, duy trì quá lâu tình trạng
sản xuất nhỏ, xây dựng Quan hệ sản xuất mới khơng phù hợp với trình độ của lực lượng sản xuất
dẫn đến kiềm hãm sự phát triển kinh tế, gây khủng hoảng kinh tế… dẫn đến hệ thống Xã hội Chủ
Nghĩa trên thế giới lâm vào tình trạng thối trào. Đó là cái giá đắt mà những người cộng sản đã
phải trả, và cũng là bài học xương máu mà Đảng Cộng Sản Việt nam đã rút ra để tiến hành hoạch
định và thực hiện đường lối đổi mới từ đại hội Đảng lần thứ VI (năm 1986) đến nay.
Con đường đi lên chủ nghĩa xã hội của nước ta đã trải qua nhiều giai đoạn thăng trầm, đầy khó
khăn thậm chí đã rơi vào giai đoạn khủng hoảng trầm trọng về kinh tế do việc vận dụng chưa đúng
các quy luật khách quan, nhất là về phạm trù hình thái Kinh Tế - xã hội.
Thật vậy, trước thời kỳ đổi mới quan điểm con đường đi lên Xã hội Chủ Nghĩa của nước ta là quá
độ thẳng trực tiếp từ sản xuất nhỏ lên Chủ Nghĩa Xã hội, bỏ qua giai đoạn phát triển Tư bản chủ
nghĩa. Tức là khơng có trung gian, khơng chấp nhận kinh tế hàng hóa, phủ nhận kinh tế thị trường,
bỏ qua kinh tế nhiều thành phần, phủ nhận những bước đi mà chủ Nghĩa Tư Bản khi chiến thắng
chế độ phong kiến đã từng thực hiện, trong khi đó Lực lượng Sản xuất chúng ta còn yếu kém, lạc
hậu… Kết quả trong thời gian dài đất nước lâm vào tình trạng khủng hoảng kinh tế, xã hội trầm
trọng. Bài học kinh nghiệm xương máu ấy đã được Đảng ta đánh giá trong đại hội VII một trong
những sai lầm là bệnh chủ quan duy ý chí, vi phạm quy luật khách quan và đã phân tích những biểu

hiện cụ thể của căn bệnh trong một số lĩnh vực. Nóng vội trong cải tạo Xã Hội Chủ nghĩa, xóa bỏ
ngay nền kinh tế nhiều thành phần; có lúc đẩy mạnh quá mức việc xây dựng cơng nghiệp nặng; duy
trì lâu cơ chế quản lý tập trung quan liêu, bao cấp; có nhiều chủ trương sai trong việc cải cách giá
cả tiền lương; công tác tư tưởng và tổ chức cán bộ phạm nhiều khuyết điểm nghiêm trọng.
Nguyên nhân cơ bản mà Đảng ta đã chỉ ra đó là về mặt nhận thức, sự yếu kém lạc hậu về tư duy lý
luận dẫn đến việc nhận thức và vận dụng các quy luật đang hoạt động trong thời kỳ quá độ, từ đó
cho ra đời những chủ trương chính sách thiếu căn cứ khoa học, xa rời với thực tế. Sai lầm chủ quan
duy ý chí.
Những sai lầm nêu trên đã đưa Xã Hội Việt Nam rơi vào khủng hoảng. Thực tế, người lao động
khơng cịn động lực trực tiếp về lợi ích để phấn đấu, không phát huy, tạo môi trường thuận lợi để
khai thác hết tiềm năng, thế mạnh của các thành phần kinh tế nên sức sản xuất vật chất gây ra đình
trệ, kìm hãm làm cho đời sống nhân dân cực kỳ khó khăn, xã hội rối ren, phức tạp, người dân mất
6


niềm tin vào nhà nước. Nhìn nhận vấn đề trên, có thể kết luận chủ yếu do khả năng yếu kém trong
nhận thức thực tiễn, yếu kém trong nghiên cứu Chủ Nghĩa Mác-Lênin nên mơ hình xây dựng Chủ
nghĩa Xã hội đã bị chệch hướng so với mơ hình được Lênin và Chủ tịch Hồ Chí Minh xây dựng.
Từ đại hội Đảng lần thứ VI đến nay đảng ta thực hiện đường lối đổi mới đất nước, con đường đi lên
chủ nghĩa xã hội cũng được đổi mới và xác định ngày càng rõ nét và đúng đắn phù hợp với quá
trình lịch sử - tự nhiên đặc thù của nước ta. Đại hội VIII của Đảng ta chỉ ra rằng “con đường đi lên
chủ nghĩa xã hội ở nước ta ngày càng xác định rõ hơn” đến đại hội Đảng lần thứ IX của Đảng thì
cho rằng “ Chúng ta nhận thức ngày càng rõ hơn về con đường đi lên Chủ Nghĩa Xã Hội ở nước ta”
và khẳng định “con đường đi lên của nước ta là sự phát triển quá độ lên Chủ Nghĩa Xã hội bỏ qua
chế độ tư bản chủ nghĩa, tức là bỏ qua việc xác lập vị trí thống trị của quan hệ sản xuất và kiến trúc
thượng tầng tư bản chủ nghĩa…”. Như vậy, chúng ta không bỏ qua những thành tựu về khoa học
công nghệ và cơ sở vật chất, tiếp tục chọn lọc kế thừa và điều chỉnh để phát triển thành quả đó ngày
càng tốt hơn; khơng được bỏ qua kinh tế hàng hóa thị trường, khơng được bỏ qua những thành tựu
kinh nghiệm mà chủ nghĩa tư bản đạt được; đặc biệt khơng để mất vai trị lãnh đạo của Đảng cộng
sản và vai trò quản lý điều hành của nhà nước vô sản, đại hội IX của Đảng còn nêu rõ những nội

dung và nhiệm vụ cụ thể mà con đường đi lên Chủ Nghĩa Xã hội ở nước ta phải thực hiện đó là
phải trải qua một thời kỳ quá độ lâu dài và nhiều chặn đường, tiếp tục đẩy mạnh Cơng Nghiệp Hóa
– Hiện Đại Hóa. Phát triển nền kinh tế thị trường theo định hướng Xã Hội Chủ nghĩa; Tiếp tục thực
hiện đường lối kinh tế đối ngoại mở cửa. Gắn chặt việc xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ với chủ
động hội nhập kinh tế quốc tế; thực hiện thắng lợi nội dung, nhiệm vụ đấu tranh giai cấp trong điều
kiện kinh tế thị trường định hướng Xã Hội Chủ nghĩa; đảm bảo tuyệt đối sự lãnh đạo của Đảng
cộng sản, xem đó là nhân tố quyết định giữ vững định hướng Xã hội chủ nghĩa; phát triển lực lượng
sản xuất, phải gắn liền với đảm bảo tiến bộ và công bằng xã hội, phát triển văn hóa giáo dục, đào
tạo con người, xây dựng và phát triển nguồn nhân lực, xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến
đậm đà bản sắc dân tộc; kết hợp phát triển kinh tế - xã hội với quốc phòng an ninh và đảm bảo cho
được kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo, cùng với kinh tế tập thể trở thành nền tảng kinh tế quốc
dân.
Có như vậy chúng ta mới có thể tạo ra sự biến đổi về chất của Xã Hội, trên tất cả các lĩnh vực dù
biết rằng đó là một sự nghiệp rất khó khăn phức tạp trải qua một thời kỳ quá độ lâu dài với nhiều
7


chặn đường để thực hiện bằng những mục tiêu cuối cùng là ước nguyện của cả dân tộc: Xây dựng
thành cơng Chủ nghĩa Xã hội theo mơ hình đã được xác định trong cương lĩnh Đảng lần thứ VII.
Đó là một xã hội “Do nhân dân lao đông làm chủ: Có một nền kinh tế phát triển cao, dựa trên lực
lượng sản xuất hiện đại và chế độ công hữu về các Tư liệu Sản xuất chủ yếu; Có nền văn hóa tiên
tiến, đậm đà bản sắc dân tộc; Con người được giải phóng khỏi áp bứt bốc lột, bất cơng, làm theo
năng lực, hưởng theo lao động. Có cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc; có điều kiện phát triển toàn
diện cá nhân. Các dân tộc trog nước bình đẳng, đồn kết và giúp đỡ nhau cùng tiến bộ; có quan hệ
hữu nghị và hợp tác với nhân dân tất cả các nước trên thế giới. Từ cương lĩnh ấy thì đại hội IX của
Đảng xác định mục tiêu chung cụ thể trước mắt cần đạt tới của thời kỳ quá độ là “độc lập dân gắn
liền với Chủ Nghĩa Xã Hội, dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh… một
nước Xã Hội Chủ Nghĩa phồn vinh, nhân dân hạnh phúc” và từng bước cơ bản đưa nước ta trở
thành một nước công nhiệp theo hướng hiện đại.
Thời đại ngày nay vẫn là thời đại quá độ lên chủ nghĩa xã hội trên phạm vi tồn thế giới và theo

quy luật tiến hóa của lịch sử; loài người nhất định sẽ tiến tới chủ nghĩa xã hội.
Với kế quả đạt được qua gần bốn mươi năm kể từ đại hội lần thứ VI (năm 1986), nước ta đổi mới,
những tiền đề khách quan và chủ quan như trên nhờ sự lảnh đạo sáng suốt và tài tình của Đảng
cộng sản Việt nam, con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta nhất định sẽ đạt được thành công
như mong đợi.
KẾT LUẬN
Học thuyết hình thái kinh tế - xã hội là một học thuyết khoa học. Trong điều kiện hiện nay nó vẫn
cịn giữ nguyên giá trị. Nó đã vạch ra những quy luật chung của sự vận động lịch sử xã hội, vạch ra
phương pháp khoa học nhận thức và cải tạo xã hội, cũng như của công cuộc xây dựng đất nước
hiện đại ở Việt Nam.
Lí luận về hình thái kinh tế - xã hội đã chỉ ra con đường đi lên chủ nghĩa xã hội là một tất yếu
khách quan và chính nó đã đề ra những hướng đi đúng đắn cũng là phương pháp luận khoa học để
ta phân tích cơng cuộc xây dựng đất nước hiện nay, luận chứng được tất yếu của định hướng xã hội
chủ nghĩa ở Việt Nam.

8


Tài liệu tham khảo:
1. Tài liệu học tập Triết Học – Trường ĐH kinh tế Tp.HCM (lưu hành nội bộ)
2. “ Giáo trình Triết học” (Của BGD&ĐT dung cho SĐH các ngành KHXH & NV
không chuyên ngành triết học)
3. Giáo trình Triết học (Dung cho học viên cao học và nghiên cứu sinh khơng thuộc
chun ngành Triết học), Nxb. Chính trị - Hành chính, Hà Nội, xuất bản lần thứ nhất
2008.
4. 2. C.Mác và Ph. Ăngghen tồn tập, NXB Chính trị quốc gia
5. 3. Bộ Giáo dục và Đào tạo, Giáo trình Triết học Mác Lênin, NXB. CTQG
6. 4. Bộ Giáo dục và Đào tạo, Giáo trình Kinh tế chính trị Mác – Lênin, NXB.CTQG
7. Đại hội Đảng lần thứ VI (tháng 12/1986) nguồn Wikipedia.
8. Đại hội Đảng lần thứ VII (tháng 06/1991) nguồn Wikipedia.

9. Đại hội Đảng lần thứ VIII (tháng 07/1996) nguồn Wikipedia.
10. Đại hội Đảng lần thứ IX (tháng 04/2001) nguồn Wikipedia.

9



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×