CÁC KHUYNH HƯỚNG DỊ BẢN
CỦA ĐỒNG DAO DÂN GIAN VIỆT NAM
VÕ THỊ QUỲNH NHI – TỪ NHƯ QUỲNH
NGUYỄN THỊ LAN – NGUYỄN THỊ NGỌC LAN
Khoa Giáo dục Mầm non
Tóm tắt: Đồng dao là một thể loại trữ tình của văn học dân gian có sự gắn
bó mật thiết với trẻ thơ. Vì những lí do khách quan và chủ quan, đồng dao
dân gian có vơ số dị bản. Sưu tầm những dị bản của đồng dao, chúng tơi tìm
ra được quy luật tạo ra “bản khác” của thể loại. Đó chính là sự thay đổi so
với bản gốc các phương diện hình thức như: từ, cụm từ, kết cấu, nhịp điệu.
Sự thay đổi đó nhiều khi đã kéo theo sự thay đổi về nội dung. Điều này đã
tạo ra những hiệu ứng tích cực khơng chỉ riêng với đời sống văn học dân
gian mà còn với người tiếp nhận, đặc biệt là trẻ thơ.
Từ khóa: Khuynh hướng, dị bản, dân gian, đồng dao, đặc trưng
1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Trong đời sống tinh thần của người Việt từ xa xưa, tiếp nối lời ru của mẹ là những bài
đồng dao giản dị gắn liền với tuổi thơ của mỗi người. Nhiều nhà nghiên cứu cho rằng
đây là một phương pháp giáo dục “không thầy, không sách” nhưng lại rất hiệu quả. Đến
với đồng dao ta được đắm mình vào những câu hát, vần điệu nhẹ nhàng, làm thức dậy
trong ta những xúc cảm trong sáng. Đồng dao giản dị, cô đúc, mộc mạc đã kết nối con
người với quê hương, với cội nguồn dân tộc. Đây cũng là thể loại thể hiện đặc trưng dị
bản của văn học dân gian phóng túng và tự do nhất. Do đó, tìm hiểu và tiếp cận đồng
dao giúp chúng ta có điều kiện hiểu sâu sắc và trọn vẹn hơn về văn học dân gian, về
truyền thống văn hóa Việt Nam, về cội nguồn dân tộc. Trong cuộc sống hiện đại ngày
nay, dù có tiếp nhận bất cứ sản phẩm nghệ thuật nào nhưng khi đến với đồng dao chúng
ta đều cảm nhận được sự ấm áp, gần gũi, thân quen mà đồng dao đem lại.
2. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
2.1. Lí luận về đặc trưng dị bản của đồng dao
Theo “Từ điển Tiếng Việt”, dị bản có nghĩa là văn bản khác với bản gốc, bản đã được
phổ biến rộng rãi của một tác phẩm văn học. Với văn học dân gian, dị bản là một q
trình tự nhiên vì nó khơng hề phụ thuộc vào những khuôn mẫu hay bản ghi xác định nào
cả. Đây là đặc điểm vốn có, tự nhiên của bộ phận văn học này. Cũng như vậy, thể loại
đồng dao có vơ số các dị bản khác nhau, đa dạng và rất phong phú. Những tác phẩm
càng được lan truyền rộng rãi bao nhiêu thì sẽ có nhiều dị bản bấy nhiêu, nó làm nên
một kho tàng văn học dân gian đồ sộ được lưu giữ muôn đời. Những bài đồng dao về
chim, về cá, về hoa, về trái... có ít nhất từ năm đến bảy dị bản.
Kỷ yếu Hội nghị Khoa học Sinh viên năm học 2016-2017
Trường Đại học Sư phạm, Đại học Huế, tháng 12/2016: tr. 42-49
CÁC KHUYNH HƯỚNG DỊ BẢN CỦA ĐỒNG DAO DÂN GIAN VIỆT NAM
43
Tính dị bản khẳng định đặc tính mở của thể loại này. Trong q trình lưu hành, đồng
dao khơng tồn tại dưới hình thức văn bản. Tuy nhiên, những người tiếp nhận đồng dao
đã tạo nên trạng thái động cho tác phẩm. Họ đã biến những bài đồng dao theo cách
riêng của chính mình, để phù hợp với mục đích của họ. Hiện nay, dưới hình thức văn
bản sưu tầm, chúng ta thấy đồng dao được cố định bởi chữ viết. Mặc dù được cố định
hóa, đồng dao vẫn cịn mang đặc tính mở. Có thể nói, đặc tính này quyết định đến tính
dị bản của đồng dao nói riêng và văn học dân gian nói chung. Các “bản khác” của cùng
một tác phẩm đồng dao sưu tầm được từ trong đời sống tương tự nhau về chủ đề và các
nội dung chính. Ví dụ như:
Bản 1:
“Lạy trời mưa xuống
Lấy nước tôi uống
Lấy ruộng tôi cày
Cho đầy nồi cơm
Tôi đơm cho dễ
Tôi lễ ông trời”
Bản 2:
“Lạy trời mưa xuống,
Lấy nước tôi uống,
Lấy ruộng tôi cày,
Lấy đầy bát cơm,
Lấy rơm đun bếp.
Lấy tệp bánh chưng,
Lấy ung hũ rượu.”
Ta thấy rằng hai bài đồng dao trên cùng một chủ đề đó là nói về ước mong thời tiết
thuận lợi, mong mỏi trời cho mưa xuống để người dân sinh hoạt, ăn uống. Do vậy, chắc
chắn hai bài đồng dao này là dị bản của nhau. Sự xuất hiện một bản mới bên cạnh bản
gốc cho thấy tác phẩm văn học không bao giờ khép kín mà ln ln có chỗ cho sự tiếp
nhận sáng tạo của độc giả.
Làm nên tính dị bản của đồng dao có nhiều ngun nhân. Ngồi yếu tố tự nhiên, lịch sử,
văn hóa vùng miền thì chủ thể diễn xướng là nguyên nhân cốt lõi. Về cơ bản, đồng dao
là sáng tác của trẻ con – đối tượng có những đặc điểm riêng về khả năng ghi nhớ, xúc
cảm, năng lực sáng tạo. Ghi nhớ không trọn vẹn những sáng tác vốn được lưu truyền
bằng phương thức truyền miệng, tính ngẫu hứng trong q trình chơi... sẽ giúp trẻ hình
thành nên những dị bản đồng dao vừa quen vừa lạ.
2.2. Các khuynh hướng dị bản của đồng dao
Trong q trình thực hiện đề tài, chúng tơi đã tiến hành khảo sát ở các huyện, thị trấn và
các vùng ven tại địa bàn Thừa Thiên Huế như Tứ Hạ, Phong Điền và trung tâm Thành
phố Huế. Ngoài ra chúng tơi cịn tiến hành chuyến đi thực tế ở Quảng Bình (Đồng Hới,
Lệ Thủy, Ba Đồn)… Đồng thời, chúng tơi cịn tìm đến những người gốc Bắc Bộ, Lâm
Đồng, Đà Lạt đang sinh sống ở Huế để thu thập những tư liệu liên quan đến những dị
bản đồng dao đặc trưng cho các vùng miền mà họ đã từng sinh ra và lớn lên. Quá trình
khảo sát thực tế được chúng tơi chuẩn bị một cách kĩ lưỡng, có phương pháp, kế hoạch
rõ ràng nhằm đưa ra những thông số hợp lí, khoa học. Những dị bản đồng dao được
chúng tôi sưu tầm và tổng hợp qua chuyến đi thực tế sẽ là những dẫn chứng hết sức
thuyết phục cho những lí luận mà chúng tơi đưa ra trong đề tài này.
Với điều kiện và thời gian cho phép, trong q trình đi khảo sát thực tế chúng tơi sưu
44
VÕ THỊ QUỲNH NHI và cs.
tầm được tất cả 41 bài đồng dao thuộc về hai mảng đồng dao cho trẻ hát, đồng dao cho
trẻ hát – chơi với nhiều dị bản khác nhau của chúng qua các vùng miền. Trong đó đồng
dao cho trẻ hát có 26 bài chiếm tổng số 63,4 % các bài đồng dao sưu tầm. Đồng dao cho
trẻ hát – chơi có 15 bài chiếm tổng số 36,6% các bài đồng dao sưu tầm. Có tất cả 104 dị
bản của 41 bài đồng dao. Trong đó có bài đồng dao có 1 dị bản. Đây là một ví dụ:
Ai làm gì đó!
Khù khà khù khị
Ai làm gì đó!
A là chú chó
Đang ngủ khị khị
Cút ca cút kít
Ai làm gì đó
A là chuột chit
Dùng răng cắn gỗ
Hớ hớ ha ha
Ai làm gì đó
A ra là bé
Đang cười rất to
Ai làm gì đó
Mỗi sáng gọi to
Gáy ị ó o
Ra là gà trống
Ai làm gì đó
Cái tai nho nhỏ
Cái mỏm xinh xinh
Ủn à ủn ỉn
A là lợn con
Ai làm gì đó
Cục ta cục tác
Mười quả trứng trịn
Là chị gà mái
Ai làm gì đó
Hay đu hay chèo
A là anh mèo
Leo cây thoăn thoắt.
Bản một là bài đồng dao quen thuộc của trẻ em tỉnh Lâm Đồng. Bản hai là một biến thể
khác của trẻ em Hà Đông. Cả hai bài đồng dao trên đều phát triển trên cấu trúc câu hỏi:
Ai làm gì đó? Dựa theo cấu trúc câu hỏi đó, những khám phá về tự nhiên đã xuất hiện.
Bên cạnh đó, có bài đồng dao có 2 dị bản (Bà còng đi chợ trời mưa), 3 dị bản (Chi chi
chành chành), 4 dị bản (Lộn cầu vồng), 5 dị bản (Thả đỉa ba ba), 6 dị bản (Kéo cưa lừa
xẻ), 7 dị bản (Rồng rắn lên mây). Thậm chí có trường hợp lên tới 9 dị bản (Dung dăng
dung dẻ), 10 dị bản (Nu na nu nống).
Các dị bản đồng dao được sưu tầm có chủ thể diễn xướng là trẻ con. Dựa trên kết quả sưu
tầm đó, chúng tơi sẽ phân tích, khái qt về các hình thức dị bản của đồng dao dân gian.
2.2.1. Thay đổi từ hoặc cụm từ
Từ hoặc cụm từ chỉ là những yếu tố hình thức rất nhỏ trong chỉnh thể tác phẩm. Tuy
nhiên đây cũng chính là nhân tố làm nên tính dị bản của đồng dao dân gian. Sự thay đổi
đó khơng mang tính quy luật mà chỉ là sự ngẫu hứng. Tuy nhiên, điều đó cũng tạo nên
những giá trị thẩm mỹ nhất định.
Theo thống kê của chúng tôi, trong tất cả 104 dị bản của 41 bài đồng dao, có 39
trường hợp có sự thay đổi về từ. Sự thay đổi đó chủ yếu diễn ra đối với các từ loại
như: danh từ, động từ, tính từ, số từ... Đây là ví dụ về sự thay đổi tính từ:
CÁC KHUYNH HƯỚNG DỊ BẢN CỦA ĐỒNG DAO DÂN GIAN VIỆT NAM
Bản 1:
Bà cịng đi chợ trời mưa,
cái tơm cái tép đi đưa bà cịng,
đưa bà qua qng đường đơng,
đưa bà về tận ngõ trong nhà bà.
Tiền bà trong túi rơi ra,
tép tôm nhặt được trả bà mua rau.
(Nguồn: Quảng Trạch, Quảng Bình)
45
Bản 2:
Bà cịng đi chợ trời mưa,
cái tơm cái tép đi đưa bà còng,
đưa bà qua quãng đường trơn
đưa bà về tận ngõ trong nhà bà.
Tiền bà trong túi rơi ra,
tép tôm nhặt được trả bà mua rau.
(Nguồn: Lâm Hà, Đà Lạt)
Cả 2 bài đồng dao trên đều nói đến nội dung bà cịng đi chợ lúc trời đổ mưa và tính chất
của con đường vào lúc trời mưa. Tuy nhiên, đã có sự thay đổi tính từ chỉ tính chất của
con đường. Điều này đã làm nên tính dị bản của nó. Ở dị bản 1, đường được miêu tả
thơng qua tính từ ‘đơng’, gợi sự đơng đúc của ngữ cảnh. Đến với dị bản thứ 2, con
đường hiện lên cùng với tính từ ‘trơn’ ý chỉ con đường này rất khó đi, rất trơn trượt và
dễ vấp ngã.
Q trình khảo sát cũng giúp chúng tơi nhận ra một khuynh hướng phổ biến. Xét về tần
suất thay đổi, danh từ và động từ là hai từ loại có nhiều thay đổi hơn cả. Ví dụ như
bài đồng dao “Chặt cây dừa”:
Bản 1:
Trồng cây dừa
Chừa cây mận
Tấn cây đào
Cây nào cao
Cây nào thấp
Cây nào rậm
Chặt bớt đi
(Lệ Thủy – Quảng Bình)
Bản 2:
Chặt cây dừa
Chừa cây mạng
Cây tầm phổng
Cây mía lau
Cây nào cao
Cây nào thấp
...
Chặt cây chuối
Cây chuối cây chuối
Cây nào thúi
Chặt bớt đi
(Lâm Hà – Lâm Đồng)
Quan sát hai trường hợp trên chúng ta dễ dàng nhận ra sự thay đổi về động từ
(những từ chúng tôi gạch chân) và danh từ (những từ được in nghiêng).
2.2.2. Thay đổi kết cấu
Từ kết quả sưu tầm, ghi chép các dị bản cho chúng tơi thấy hình thức tồn tại tự do, phóng
khống của tác phẩm đồng dao dân gian. Có những đồng dao được mở rộng về kết cấu, lại
có những đồng dao thì kết cấu thu hẹp lại. Để có cái nhìn khách quan về hiện tượng này,
chúng tơi trích dẫn ngun văn các “bản khác” của bài đồng dao “Rình rình ràng ràng”:
46
VÕ THỊ QUỲNH NHI và cs.
Dị bản 1:
Rình rình ràng ràng
Ba gian chiếu trải
Dệt vải cho bà
Vải hoa vải trắng
Ðến mai trời nắng
Ðem vải ra phơi.
Rình rình ràng ràng
Ba gian chiếu trải
Dệt vải cho bà
Vải hoa vải trắng
Ðến mai trời nắng
Ðem vải ra phơi.
Dị bản 2:
Rềnh rềnh ràng ràng
Ba gang chiếu trải
Xích lại cho gần
Một người hai chân
Hai người ba chân
Ba người sáu chân
Bốn người tám chân
Chân gầy chân béo
Dệt vải cho bà
Vải hoa vải trắng
Đến mai trời nắng
Đem vải ra phơi
Đến mốt đẹp trời
Đem ra may áo
Rềnh rềnh ràng ràng
Ở dị bản 1 và 2 đều nói về sự việc trời nắng đem vải ra phơi, nhưng ở dị bản 2 có kết
cấu mở rộng hơn. Với kết cấu đó, chủ thể diễn xướng đã giải thích cụ thể hơn về việc để
dệt nên tấm vải cần sự làm việc hợp tác của nhiều người, không phân biệt chân gầy hay
chân béo, đến ngày đẹp trời hay đến những dịp nào đó quan trọng sẽ đem may thành áo.
Kết cấu mở rộng đồng nghĩa với việc sẽ có nhiều thơng tin hơn, cho dù thơng tin đó có
nghĩa hay vơ nghĩa nhưng nó đều góp phần làm cho những trò chơi, câu hát trở nên vui
nhộn, hấp dẫn hơn.
Dù kết cấu mở rộng hay thu hẹp thì mỗi bài đồng dao trên đều là những bài được trẻ yêu
thích. Nội dung trong mỗi bài đồng dao được trẻ biến tấu cho phù hợp với đặc điểm lứa
tuổi khả năng ghi nhớ của từng độ tuổi.
2.2.3. Thay đổi cơ cấu nhịp điệu
Trong đồng dao dân gian, nhịp điệu là yếu tố quan trọng. Do đó, làm cho nhịp điệu thay
đổi sẽ tạo nên các dị bản cho đồng dao dân gian. Bài “Xỉa cá mè” qua những vùng miền
khác nhau đã gắn với những cơ cấu nhịp điệu riêng biệt:
Bản 1:
Xỉa cá mè
Đè cá chép
Chân nào đẹp
Thì đi bn men
Chân nào đen
Ở nhà làm chó
Ai mua men?
Mua men gì?
Men vàng
Bản 2:
Xỉa cá mè
Đè cá chép
Tay nào đẹp
Thì đi bẻ ngơ
Tay nào to
Thì đi dỡ củi
Tay nào nhỏ
Đi hái đậu đen
Tay lọ lem
CÁC KHUYNH HƯỚNG DỊ BẢN CỦA ĐỒNG DAO DÂN GIAN VIỆT NAM
Đem ra ngõ khác
Ai mua men?
Mua men gì?
Men bạc
Men bạc vác ra ngõ này
Một quan bán chăng?
Chừng chừng chẳng bán!
Hai quan bán chăng?
Chừng chừng chẳng bán!
Ba quan bán chăng?
Chừng chừng chẳng bán!
Bốn quan bán chăng?
Chừng chừng chẳng bán!
Năm quan bán chăng?
Chừng chừng chẳng bán!
Sáu quan bán chăng?
Chừng chừng chẳng bán!
Bảy quan bán chăng?
Chừng chừng chẳng bán!
Tám quan bán chăng?
Chừng chừng chẳng bán!
Chín quan bán chăng?
Chừng chừng chẳng bán!
Mười quan bán chăng?
Chừng chừng bán vậy!
Tơi gửi địn gánh
Tơi đi ăn cỗ
Đi lấy phần về cho tôi
Nào phần đâu?
Phần tôi để gốc đa
Chó ăn mất cả!
Tơi xin địn gánh
Địn gánh gì?
Địn gánh tre!
Làm bè chó ỉa!
Địn gánh gỗ?
Bổ ra thơi!
Địn gánh lim?
Chìm xuống ao
Đào chẳng thấy
Lấy chẳng được!
Xin cây mía
Ra vườn mà đẵn.
Ê ê xấu xấu
Mau đi về
Rửa tay cho sạch.
47
48
VÕ THỊ QUỲNH NHI và cs.
Bài đồng dao thứ nhất được viết theo hình thức hợp thể. Dịng thơ thay đổi liên tục về
số lượng âm tiết, có khi ba âm tiết, có khi bốn, lại có khi sáu âm tiết. Sự chuyển biến
không ngừng này thể hiện nhịp điệu cảm xúc nhanh chậm của chủ thể diễn xướng và tốc
độ diễn ra trò chơi. Nhưng ở bản 2, ta lại thấy nhịp điệu khác. Đặc điểm của bài đồng
dao này là đều đặn về âm nhạc. Hơn nữa, nhịp điệu của nó nhanh hơn, thể hiện sự vui
tươi, nhí nhảnh của trẻ nhỏ.
Khuynh hướng thay đổi nhịp điệu còn tiếp tục diễn ra ở những bài đồng dao khác như
bài “Tay trắng tay đen”, “Chặt cây dừa”... Như vậy, cùng với sự thay đổi từ, cụm từ, kết
cấu, sự thay đổi về cơ cấu nhịp điệu là những yếu tố rõ nét, góp phần cho ta thấy rõ
những hình thức dị bản của đồng dao. Qua đó sẽ góp phần giúp chúng ta hiểu rõ được
bản chất đặc trưng của đồng dao dân gian. Một khi nắm được những quy luật dị bản trên
chúng ta có thể có hướng sáng tạo thêm nhiều dị bản đồng dao khác nữa nhằm bảo tồn
và làm giàu thêm kho tàng đồng dao Việt Nam.
Ba khuynh hướng dị bản chúng tôi đề cập ở trên nghiêng về bình diện thi pháp thể loại
đồng dao. Sự thay đổi từ, cụm từ, kết cấu, nhịp điệu có khi khơng tạo ra sự thay đổi của
nội dung tác phẩm nhưng có khi lại xảy ra trường hợp ngược lại. Kết quả sưu tầm, ghi
chép cho thấy có 65 bài đồng dao trên tổng số 41 bài đồng dao có thay đổi về nội dung
trong những dị bản của nó. Ví dụ :
Ve vẻ vè ve
Cái vè nói ngược
Non cao đầy nước
Đáy biển đầy cây
Dưới đất lắm mây
Trên trời lắm cỏ
Người thì có mỏ
Chim thì có mồm
Thẳng như lưng tôm
Cong như cán cuốc
Thơm nhất là ruốc
Hôi nhất là hương
Đặc như ống bương
Rỗng như ruột gỗ
Chó thì hay mổ
Gà hay liếm la
Xù xì quả cà
Trơn như quả mít
....
Bài đồng dao này thực hiện đúng vai trò là phương thức tái hiện hiện thực đời sống.
Đây là kết quả của hình thức diễn xướng truyền miệng dưới con mắt đa chiều của trẻ
thơ. Như chúng ta đã biết, nhìn một cách tổng quát, hệ thống đồng dao Việt Nam như
một cuốn phim hiện thực về thiên nhiên và xã hội với nền kinh tế nông nghiệp lâu đời.
CÁC KHUYNH HƯỚNG DỊ BẢN CỦA ĐỒNG DAO DÂN GIAN VIỆT NAM
49
Từ những con vật, đồ vật, con người quen thuộc đến những khung cảnh sinh hoạt đậm
chất thôn quê hay những kinh nghiệm dân gian vô cùng quý báu trong cuộc sống sản
xuất... đều được đồng dao thể hiện một cách trong sáng, ngộ nghĩnh. Tiếp xúc với bài
đồng dao trên, chúng ta dễ dàng nhận ra những thông tin về những sự vật, hiện tượng tự
nhiên đơn giản thô sơ qua những lời diễn giải rất mộc mạc.
Nhưng đến dị bản khác của bài đồng dao, chúng ta lại được thăm xứ Huế với vùng đất
Phong Điền mới mẻ, một vùng quê nổi tiếng với nghề chài lưới với những đặc trưng của
nó như tàu, ghe với tính chất: “Mồng mười nước nhảy/Ghe nổi thì đẩy/ Ghe cạn thì
chèo”. Đó là kinh nghiệm q báu về hiện tượng nước lên xuống của người dân nơi đây.
Hơn nữa, bài đồng dao này còn vẽ nên cuộc sống hàng ngày của họ, một cuộc sống
thăng trầm, vất vả nhưng đầy lạc quan và niềm tin vào cuộc sống.
Qua cả hai bản trên, ta thấy được các dị bản đồng dao đã có những bước chuyển về nội
dung mang đậm sắc thái vùng miền. Với việc thay đổi nội dung, các dị bản đồng dao
không chỉ thỏa mãn nhu cầu vui chơi của trẻ mà nó cịn cung cấp cho người tiếp nhận
một lượng tri thức lớn về hiện tượng tự nhiên, xã hội cũng như đặc trưng của từng vùng
miền. Thơng qua đó, kho tàng đồng dao trở nên giàu hơn, đẹp hơn.
3. KẾT LUẬN
Xã hội không ngừng vận động và phát triển. Nền văn học không ngừng vươn xa với
những thành tựu mới. Những thể loại, những tác phẩm văn học mới ra đời đem theo
luồng gió mới làm thỏa mãn thị hiếu của độc giả. Nhưng khơng vì thế mà chúng ta phủ
nhận những thành tựu của thể loại đồng dao - thể loại dân gian mang giá trị văn hóa sâu
sắc từ xa xưa cho đến ngày nay. Việc lưu giữ và sưu tầm những tác phẩm đồng dao,
những dị bản đồng dao không bao giờ trở nên vơ nghĩa. Ngược lại, chúng cịn có ý
nghĩa to lớn trong công cuộc bảo tồn và lưu giữ những nét truyền thống từ xa xưa của
đất nước chúng ta.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]
[2]
[3]
Nguyễn Nghĩa Dân (2005). Đồng dao Việt Nam, NXB Văn hóa thơng tin biên tập và
cơng ty sách Việt Nam, Hà Nội.
Trần Gia Linh (2005). Kho tàng Đồng dao Việt Nam, NXB Giáo dục Hà Nội.
Lã Thị Bắc Lý (2014). Văn học thiếu nhi với giáo dục trẻ em lứa tuổi Mầm Non,
NXB Đại học Sư Phạm.
VÕ THỊ QUỲNH NHI - TỪ NHƯ QUỲNH
SV lớp MN 4D, khoa Giáo dục mầm non, trường Đại học Sư phạm – Đại học Huế
ĐT: 0120 389 6341, Email:
NGUYỄN THỊ LAN
SV lớp MN 4B, khoa Giáo dục mầm non, trường Đại học Sư phạm – Đại học Huế
NGUYỄN THỊ NGỌC LAN
SV lớp MN 4A, khoa Giáo dục mầm non, trường Đại học Sư phạm – Đại học Huế