Tải bản đầy đủ (.pdf) (9 trang)

Tính giáo dục trong truyện cổ Phật giáo

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (463.57 KB, 9 trang )

TÍNH GIÁO DỤC TRONG TRUYỆN CỔ PHẬT GIÁO
DƯƠNG NỮ UYÊN NHI
Khoa Ngữ Văn
Tóm tắt: Văn học có rất nhiều chức năng, trong đó chức năng giáo dục là
một chức năng quan trọng. Văn học mang những triết lý sâu sắc, những bài
học nhân sinh đến gần hơn với con người. Nó được chuyển tải thơng qua con
đường xúc cảm thẩm mĩ, do đó bài học từ các tác phẩm văn học thường rất
nhẹ nhàng, ý nhị, tinh tế. Hơn thế, đối với mảng truyện cổ Phật giáo thì giá
trị giáo dục lại càng rõ, càng đậm hơn nữa. Gói gọn trong những câu truyện
cổ là những lời giáo huấn mang tính chất đạo đức xã hội và giáo Pháp nhà
Phật. Nghiên cứu vấn đề tính giáo dục của truyện cổ Phật giáo mang lại
những hiệu quả trong việc giảng dạy lý luận văn học ở nhà trường phổ
thông, giúp các em học sinh nắm bắt giá trị giáo dục của văn học, từ đó áp
dụng vào q trình nhận thức và học tập của mình. Đồng thời góp phần tác
động đến sự hình thành nhân cách của học sinh, hướng các em đến sự tự
giáo dục tự hoàn thiện bản thân.
Từ khóa: giáo dục, truyện cổ Phật giáo, văn học

1. MỞ ĐẦU
Có thể thấy, nghiên cứu về Truyện cổ Phật giáo không phải là một vấn đề quá mới mẻ.
Đã có rất nhiều nhà khoa học nghiên cứu về vấn đề này, trong đó có thể kể đến Đặng
Thị Thu Hà với những cơng trình: Type truyện Nhà sư và cơ gái trong truyện cổ Phật
giáo Việt Nam, Tạp chí Nghiên cứu Văn học 11/2011, tr. 94-107, Khảo sát hệ thống
nhân vật tôn giáo trong truyện cổ Phật giáo Việt Nam, Thơng báo Văn hóa 2011-2012,
Nhà xuất bản Tri thức, Hà Nội, 2013, tr. 13-231. Những cơng trình này đã mang lại
hướng tiếp cận truyện cổ Phật giáo dưới góc nhìn văn hóa, đưa ra kết quả khảo sát về hệ
thống nhân vật trong truyện cổ. Ngồi ra cịn cung cấp những type thường có trong
truyện Cổ Phật giáo để bạn đọc dễ tiếp cận và hiểu được giá trị của nó.
Đề tài Những yếu tố văn học dân gian trong truyện cổ Phật giáo của Thích Minh Chiếu
(2014) của Đỗ Thị Thúy đã thể hiện được mối quan hệ tác động qua lại giữa truyện cổ
Phật giáo với văn học dân gian. Đề tài khai thác các yếu tố văn học dân gian qua cốt


truyện, nhân vật, motif của truyện cổ Phật giáo từ đó có cái nhìn mới mẻ về truyện cổ
Phật giáo.
Những cơng trình trên đều được đầu tư nghiên cứu rất công phu và mang lại những hiệu
quả cao khi ứng dụng vào thực tiễn. Tuy nhiên, nghiên cứu về tính giáo dục của truyện cổ
Phật giáo vẫn còn khá mới mẻ và hầu như chưa được khai thác. Do đó, hướng nghiên cứu
về giá trị giáo dục của truyện cổ Phật giáo là một hướng đi mới. Đi sâu nghiên cứu vấn đề
này đòi hỏi sự kế thừa đối với những cơng trình nghiên cứu có liên quan trước đó. Đồng
thời tiếp cận lý luận văn học mà cụ thể là giá trị giáo dục để hồn thành cơng trình. Đặc
Kỷ yếu Hội nghị Khoa học Sinh viên năm học 2016-2017
Trường Đại học Sư phạm, Đại học Huế, tháng 12/2016: tr. 50-58


TÍNH GIÁO DỤC TRONG TRUYỆN CỔ PHẬT GIÁO

51

biệt, những đóng góp riêng, mang tính sáng tạo của cá nhân cũng được chú ý quan tâm.
Việc kế thừa kết hợp với sáng tạo sẽ mang lại hiệu quả trong quá trình nghiên cứu.
Một thực tiễn khách quan khiến cơng trình nghiên cứu: “Tính giáo dục trong truyện cổ
Phật giáo” trở nên cấp thiết đó chính là việc cung cấp cho học sinh cái nhìn cụ thể về
tính giáo dục của văn học nói chung và truyện cổ Phật giáo nói riêng. Nó cung cấp một
cách có hệ thống những bài học bổ ích tích hợp những quan niệm đạo đức xã hội như:
nhân hậu, hiếu thảo; loại bỏ tham lam,... cùng những giáo lý nhà Phật như: Luật nhân
quả, sự vô thường của cuộc đời, vòng luân hồi của kiếp người, bố thí, cúng dường,... Từ
đó, học sinh có một tài liệu tham khảo để áp dụng vào quá trình học lý luận văn học, lấy
ví dụ cho các bài nghị luận xã hội. Hơn thế, các câu truyện cổ Phật giáo góp phần tác
động đến nhân cách của học sinh, làm thay đổi cách nhìn, cách suy nghĩ, cách ứng xử
của các em trong cuộc sống hằng ngày. Vậy, vấn đề cấp thiết đặt ra là đáp ứng cho nhu
cầu hiểu rõ về tính giáo dục của Văn học và phát triển nhân cách cho học sinh.
Phạm vi nghiên cứu của đề tài là khảo sát 20 câu truyện trong tập truyện cổ Phật giáo

của Yến Ngọc – Thanh Long sưu tầm mang tên: “Một người nghèo lạ”. Đây là tập
truyện cổ Phật giáo chọn lọc những câu truyện hay, ý nghĩa, thể hiện giá trị giáo dục tốt
đẹp. Phương pháp chínhđược sử dụng để nghiên cứu về đề tài là: phân tích, tổng hợp,
logic. Với hệ thống phương pháp và phạm vi nghiên cứu như trên là nền tảng vững chắc
để việc triển khai đề tài được thuận lợi nhất.
Bài báo chú trọng đến tính giáo dục trong truyện cổ Phật giáo ở những điểm sau: truyện cổ
Phật giáo giáo dục con người cách nhìn, cách nghĩ về cuộc sống; truyện cổ Phật giáo giáo
dục con người về mặt đạo đức và lẽ sống và giá trị giáo dục dưới góc nhìn nghệ thuật.
2. TRUYỆN CỔ PHẬT GIÁO GIÁO DỤC CON NGƯỜI CÁCH NHÌN, CÁCH NGHĨ
VỀ CUỘC SỐNG
Có thể nói cách nhìn, cách suy nghĩ là một yếu tố lớn góp phần hình thành nhân sinh
quan, thế giới quan của con người. Văn học nói chung và truyện cổ Phật giáo nói riêng
có khả năng thơng qua con đường cảm xúc để giáo dục hướng nhìn rộng mở, bao quát,
hướng suy nghĩ sâu sắc, tích cực về cuộc sống khách quan. Thông qua các nhân vật, các
cốt truyện hấp dẫn, những bài học nhân sinh được chuyển tải một cách mềm mại, ý nhị
đến với bạn đọc, khiến họ tự cảm nhận, tự giáo dục bản thân.Truyện cổ Phật giáo tác
động đến cách nhìn, cách suy nghĩ về cuộc sống của con người. Những giá trị đạo đức
thấm nhuần Phật pháp là lẽ công bằng của cuộc sống, sự vơ thường của cuộc đời, vịng
ln hồi của kiếp người.
Lẽ công bằng của cuộc sống là bài học đầu tiên mà truyện cổ Phật giáo gửi đến chúng
ta. Không trực tiếp phát biểu khái niệm lẽ công bằng của cuộc sống là gì, cũng khơng
ràng buộc bạn đọc phải tuyệt đối tin vào những điều mà truyện mang lại; nhưng các câu
truyện Phật giáo có khả năng thuyết phục cao nhờ những chi tiết đắt giá trong truyện.
Để rồi, bạn đọc là người tự đúc kết được: cuộc sống công bằng như thế nào dưới ánh
sáng của đạo đức và giáo lý nhà Phật.


52

DƯƠNG NỮ UYÊN NHI


Truyện cổ Phật giáo có một hệ thống những nhân vật tốt hay còn gọi là nhân vật thiện
thường gắn liền với những hành động tốt, có phẩm chất cao quý như: biết giúp đỡ người
khác, hiếu thảo, lương thiện, nhân hậu,... Cụ thể là Tu Lại trong Một người nghèo lạ,
bản tính vốn hiền lành, hiếu đạo lại cịn chính trực, khơng tham lam. Chàng khơng bao
giờ vì những món lợi mà làm trái lương tâm của mình. Dẫu biết, khi săn bắn các con
thú rừng sẽ mang lại một số tiền lớn, thế nhưng: “Chẳng những chàng khơng bắt chúng
mà cịn u mến chúng nữa, nên lâu ngày chúng quen và thường đến gần chỗ hai mẹ
con chàng ở” [4, 6].
Con sư tử Kiên Thệ trong Con sư tử trong Pháp, một con sư tử thích nghe thuyết pháp,
kính trọng các tăng, rất trân quý và tôn trọng chiếc áo cà sa của vị Sa Môn. Khi bị tên
thợ săn cài bẫy giết chết nhưng nó vẫn khơng hề động đến tên thợ ác độc, vì hắn đang
khốc lên mình chiếc áo cà sa: “Lúc ấy, con sư tử Kiên Thệ thấy vị Sa Môn, liền vui
mừng đến liếm chân quấn quýt một bên để nghe thuyết pháp. Người thợ săn dùng tên
độc nhắm bắn” [4, 60]. Con sư tử đau đớn nhưng không hề vồ chết tên thợ săn, vì tên
thợ săn đang khốc lên thân hắn áo của nhà Phật, nếu vồ chết là xúc phạm tam bảo. Con
sư tử trong cơn đau đã khơng sanh ác tâm, khơng gieo nhân ác.
Nhóm nhân vật thiện ln được trời Phật phị trợ, dù có gặp phải tai họa như thế nào thì
cũng được hóa giải. Cuộc sống của nhóm nhân vật này sẽ được sự hoan hỉ: nếu cịn
sống thì phúc đức dồi dào, cuộc sống ấm êm; nếu mất đi thì được sinh vào cõi Niết bàn
vô ưu. Tu Lại sau khi trải qua những khó khăn thì được nhà vua trọng dụng, đời sống đủ
đầy, hạnh phúc. Con sư tử Kiên Thệ sau khi bị giết thì được sinh vào cõi trời.
Ngồi nhóm nhân vật thiện, cịn có nhóm nhân vật ác với những hành động bất nhân,
những cử chỉ, lời nói thâm độc, làm tổn thương người khác. Nhân vật người con dâu trong
“Hại người trở lại hại mình” là một ví dụ rất điển hình. Ả ta là một dâm phụ, bất hiếu với
mẹ chồng, sinh tâm thâm độc khi lập mưu giết mẹ chồng để thoải mái ngoại tình. Với
hành động ác nhân đó, ả ta đã bị rơi vào bẫy do chính mình tự bày ra. Tâm tà với sự tham
lam đã khiến ả chết trong đau đớn, hẳn đó là cái giá mà người con dâu phải trả.
Qua đây, bài họcđược đúc kết là: Cuộc đời có sự thưởng phạt rất công minh, ai làm việc
tốt, gieo nhân lành hẳn được phúc phần báo đáp. Kẻ nào tàn ác,gieo nhân xấu xa ắt hẳn

bị trừng phạt. Con người chúng ta, nói như nhà Phật là phàm sinh vào được kiếp con
người thì phải sống sao cho trọn. Cái nhân quả không thể nào tách rời nhau, chúng luôn
đi kèm, gieo nhân nào ắt gặt quả ấy. Muốn đạt quả tốt, sống đời hoan hỷ thì ngay từ
những suy nghĩ nhỏ nhất cũng cần hướng thiện. Trong hành động cần luôn cân nhắc
trước sau, hễ làm một việc gì cũng đặt cái tâm lên đầu, sống với từ bi và trí tuệ.
Sự vơ thường của cuộc đời là bài học thứ hai mà truyện cổ Phật giáo mang lại. Trong
cuốn “Nhìn lại bản chất con người” có viết: “Khi nhận thấy bản chất vô thường và
không thật của mọi vật thể và biến cố, ta sẽ hóa giải được tất cả mọi lo âu, thắc mắc về
thế giới này,tránh khỏi những tham lam và bám víu vào những gì ln biến động, vơ
thường và khơng thật. Sự qn thấy ấy sẽ đem đến cho ta hạnh phúc, an bình, sự trong
sáng và phẳng lặng trong tâm thức” [5, 65]. Vậy việc nhìn, việc suy nghĩ về cuộc đời


TÍNH GIÁO DỤC TRONG TRUYỆN CỔ PHẬT GIÁO

53

gắn với sự vô thường mang lại ý nghĩa rất lớn cho mỗi chúng ta. Biết được vạn vật luôn
biến động, con người cũng vậy, chúng ta dễ dàng chấp nhận hiện thực cuộc sống. Nó
hướng ta đến lối suy nghĩ tích cực, lối hành động đẹp, bởi chúng ta đang sống trong cõi
vô thường. Biểu hiện cụ thể như sự thông minh của ơng lão trong “Dạy khỉ nói”, ơng đã
hiểu sự vô thường nên vui vẻ nhận tiền của vua để dạy khỉ nói – khi tất cả mọi người
đều run sợ khơng làm được sẽ bị chém đầu. Câu nói của ông lão quả là một triết lý đáng
suy ngẫm: “Nghe chi mà nghe lắm thế! Đức Phật dạy đời là vô thường. Năm nay tôi đã
hơn 70 tuổi, nhà vua cũng vậy, chắc chi vua còn sống được đến 20 năm nữa. Mà vua
chết, tơi chết thì chuyện chi cũng điều xí xóa cả, có chi mà lo!...” [4, 95]. Câu nói đã
khiến con người có hướng nhìn về cuộc sống đầy biến động, biết vui với hiện tại và
chấp nhận với mọi biến thiên của cuộc đời, bởiđời là cõi tạm, vạn vật vơ thường.
Vịng ln hồi của kiếp người biểu hiện qua một loạt các chi tiết: đó là sự đầu thai của
người mẹ thành con chó canh nhà cho người con trai Đế Đô trong “Người mẹ”; đó là sự

đầu thai của người cha thành con heo trong nhà vì tham tiếc của cải, người mẹ làm
người yêu của cháu trai vì quá yêu thương cháu mình trong “Dun xưa nghiệp cũ”.
Ngồi ra, vịng ln hồi còn được biểu hiện qua sự đầu thai vào cõi Niết bàn vô ưu của
một bà lão nghèo khổ biết cải tạo vận Nghiệp, bằng cách chuyên tâm niệm Phật, cúng
dường tam bảo. Bài học rút ra là: Con người ta được sinh ra không phải một lần mà là
vô số lần, cuộc đời con người là một cuộc hành trình khép kín “Sinh – Lão – Bệnh –
Tử”, chết đi không phải kết thúc mà là điểm khởi đầu của một hành trình mới. Trong
cuộc sống, ta thường đặt ra một câu hỏi: “Liệu có kiếp sau hay khơng?”, câu hỏi này
xuất phát từ chính tâm lý của con người, ai không ngẫm được sự phủ định biện chứng
của cái chết, thì khó mà sống tốt. Trong kinh Phật, kiếp sau là có thật, kiếp sau con
người lại được sinh ra trong một hình hài mới, hồn cảnh mới và lại tiếp tục làm chủ cái
nghiệp của mình.
Từ những câu chuyện giàu ý nghĩa trên, con người cần nhìn cuộc sống với con mắt bao
quát và có chiều sâu, đặt nó trong một vịng khép kín có tinh quy luật (Sinh – Lão –
Bệnh – Tử). Ngoài ra phải biết rằng mọi việc chúng ta làm điều có sự ảnh hưởng của
luật nhân quả, gieo nhân lành thì gặt quả tốt tươi, gieo nhân xấu thì nhận quả báo. Mọi
việc làm dù nhỏ nhất cũng phải là việc làm tốt, chỉ khi đó, ta mới sống trọn vẹn nhất.
3. TRUYỆN CỔ PHẬT GIÁO GIÁO DỤC CON NGƯỜI VỀ MẶT ĐẠO ĐỨC VÀ LẼ SỐNG
Con người sống cần có đạo đức, đạo đức khiến con người ta có phẩm giá để hịa nhập vào
cộng đồng và nhận được sự tơn trọng của người khác. Đi kèm với đó là lẽ sống, chính là
mục tiêu, phương hướng, kim chỉ nam cho hành động của con người trong cuộc đời.
Phẩm chất đạo đức, lẽ sống đầu tiên là lòng nhân hậu. Trong văn học, lòng nhân hậu
được chú ý chuyển tải như một thông điệp đẹp gởi đến bạn đọc. Với truyện cổ Phật giáo
thì bài học về lịng nhân hậu được gói ghém kỹ trong những câu truyện rất ngắn nhưng
đậm đà dư vị. Lòng nhân hậu được biểu hiện qua những hành động của những nhân vật
là con người và nhân vật là con vật. Những bài học đó nhẹ nhàng thấm sâu vào lòng
người, đáng để suy ngẫm trong cuộc sống.


54


DƯƠNG NỮ UYÊN NHI

Lòng nhân hậu, sự bao dung, vị tha của con vượn chúa trong Chiếc cầu muôn thuở là đã
lấy thân mình ra để làm chiếc cầu cho cả đàn qua sơng thốt nạn. Đặc biệt, vượn chúa
rất cao thượng khi không nề hà cứu giúp kẻ luôn thù ghét mình, vẫn cho kẻ đó cơ hội
sống sót: “Vượn chúa tưởng chừng như dập cả buồng gan, nhưng vẫn cố ráng sức nắm
chặc thân cây để nó sang sơng được an tồn. Rồi vượn chúa mệt lả đi” [4, 77]. Kẻ đó là
con vượn Devadatta – một con vượn luôn tỏ ra ganh ghét với vượn chúa và tìm cách ám
hại, khi thấy vượn chúa lấy thân mình làm cầu, nó xem đây là cơ hội để để giết vượn
chúa. Hành động của vượn chúa, tấm lòng của vượn chúa đã khiến con vượn Devadatta
cảm động và khâm phục vô cùng.
Qua nhân vật vượn chúa, bài học về tấm lòng nhân hậu đã được gởi gắm rất tinh tế.
Những hành động đẹp xuất phát từ tấm lòng nhân hậu ln khiến cho con người ta có khả
năng chinh phục tất cả mọi người. Con người sống trong xã hội phát triển không ngừng
như ngày nay lại càng phải trau dồi lịng nhân hậu từ chính cách con người quan tâm nhau
mỗi ngày, biết tha thứ cho lỗi lầm của nhau, biết hy sinh vì người khác để lịng nhân hậu
đã được tỏa sáng, mang lại hạnh phúc cho xã hội, sự bình yên cho con người.
Phẩm chất đạo đức, lẽ sống thứ hai là chữ hiếu. Từ ngàn đời xưa ơng bà ta có dạy rằng:
“Cơng cha như núi Thái Sơn/Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra/Một lịng thờ mẹ
kính cha/Cho trịn chữ hiếu mới là đạo con”. Vậy, hiếu đạo là một phẩm chất đạo đức
cao đẹp mà con người phải trau dồi. Hiếu ở đây là vâng lời, quan tâm, chăm sóc cha mẹ;
phụng dưỡng đấng sinh thành lúc tuổi già sức yếu. Trong các câu truyện Phật giáo có
hai biểu hiện lớn của chữ hiếu.
Thứ nhất là báo hiếu khi cha mẹ còn trên cõi đời trần tục. Khi cha mẹ còn hiện diện trên
cõi đời, phận làm con phải làm tròn bổn phận chăm sóc, phụng dưỡng bằng tình u
thương. Hãy lấy cái tâm của mình để đáp đền cơng lao mà cha mẹ dành cho ta, phải nhớ
rằng: Công lao của cha mẹ, suốt một đời ta không thể nào đáp đền cho vẹn tồn. Thế
nên, khi cịn có thể hãy ln đối xử thật tốt với cha mẹ của ta, bởi: “Đi khắp thế gian
không ai tốt bằng mẹ/Gánh nặng cuộc đời khơng ai khổ bằng cha”. Lấy ví dụ như Tu

Lại trong Một người nghèo lạ dù có nghèo đến mấy thì khi đi chợ cũng mua cho mẹ ít
thịt ăn cho bổ, cịn mình thì ăn cơm trắng; ln nghe lời mẹ mình; u thương mẹ và
khơng muốn lấy vợ vì sợ mẹ mình bị chia sớt bớt tình thương.
Thứ hai là báo hiếu khi cha mẹ đã qua đời, một số người vẫn nghĩ, chỉ khi cha mẹ cịn
sống trên đời thì mới có thể báo hiếu, nó khơng sai, nhưng khơng hồn tồn chính xác.
Lý do bởi cuộc đời là một vòng luân hồi, khi cha mẹ ta mất đi, họ kết thúc cuộc sống
hiện tại và bước vào cuộc sống mới. Hiếu đạo là khi biết tụng kinh niệm Phật, cúng
dường Tam Bảo để linh hồn cha mẹ được siêu thốt, nếu có đầu thai thì được làm
người, sống đời bình an hoặc được siêu sinh đến cõi niết bàn vô ưu. Những người con
trong các câu truyện cổ đã làm được điều này. Đế Đô trong Người mẹ đã cầu nguyện
cho linh hồn mẹ mình thốt khỏi thân con chó tội nghiệp, được siêu sinh được vào cõi
an lành. Người phú ông đã thỉnh các vị Tăng thuyết pháp cho thân cha mình được đầu
thai khỏi kiếp làm súc vật,...


TÍNH GIÁO DỤC TRONG TRUYỆN CỔ PHẬT GIÁO

55

Qua đây, truyện cổ Phật giáo muốn mạnh rằng: Nếu muốn sau này con cái yêu thương,
muốn con cái kính trọng chúng ta thì ngay hơm nay ta phải có hiếu với cha mẹ, bởi đời
này có luật nhân quả. Khơng một ai bất hiếu với cha mẹ mà lại có những đứa con hiếu
đạo, bởi lưới trời lồng lộng, nhân quả là tất yếu.Ngộ ra điều này mong mọi người tự tu
dưỡng bản thân. Hiếu đạo là bổn phận, trách nhiệm và cũng là một đặc ân của phận làm
con, thật may mắn khi ai có được đặc ân này: “Cịn cha còn mẹ, còn tất cả”.
Phẩm chất đạo đức, lẽ sống thứ ba là nghệ thuật cho và nhận (cúng dường, bố thí). Đó là
nghệ thuật mà con người thực hành để cho đi những gì mình có dù đó là những thứ vật
chất cao sang, hay là những nắm cơm nhỏ bé. Khi cho đi, đồng thời con người ta cũng
nhận lại từ đó những niềm vui, sự hoan hỷ,...
Phật dạy rằng: “Đời này ưa thích bố thí thực phẩm cho mọi người thì đời sau sanh ở chỗ

nào, thực phẩm tự đến, sức khỏe và sắc đẹp hoàn hảo, thơng minh biện tài, tuổi thọ dài
lâu. Nếu bố thí cho súc sinh thì phước báo gấp trăm lần. Bố thí cho Nhất xiển đề thì
phước báo gấp trăm ngàn lần. Bố thí cho Pháp sư giảng pháp Đại thừa, trình bày những
trạng bí mật của Như Lai, giúp đại chúng phát khởi trí tuệ thì hưởng được phước báo vơ
lượng. Bố thí cho Đức Phật, Bồ - tát thì hưởng phước báo vơ tận. Lại nữa, bố thí cho ba
đối tượng này cũng hưởng được phước báo vô tận; đó là: thứ nhất, chư Phật; thứ hai,
cha mẹ; thứ ba, người bệnh. Chỉ cần bố thí một bữa ăn, phước báo đã vơ lượng rồi,
huống gì thường xun bố thí thì phước báo làm sao cùng tận được.” [2, 30].
Phẩm chất đạo đức, lẽ sống thứ tư làbuông bỏ là tự giải thoát.Phật dạy rằng: Đời là bể
khổ, muốn thốt khỏi bể khổ chỉ có một phương pháp là buông bỏ. “Nhưng theo Đức
Phật, buông bỏ thực sự là quyết tâm thốt khỏi ln hồi: đó là bng bỏ khổ, những
hồn cảnh khơng tốt đẹp, và những ngun nhân của chúng.” [1, 17].
Cái con người cần bng bỏ chính là: Tham, Sân, Si, Ái dục. Chính những thứ đó là
nguyên nhân khiến con người suốt đời khổ đau. Lúc nào thân ta khơng cịn bị cái của
cải, cái sắc đẹp, cái tính hiếu chiến,... chi phối thì con người ta có được tâm thanh tịnh,
bình an.
Cái tham thể hiện ở sự ham muốn khơng có điểm dừng đối với các món hời, các của cải,
danh tiếng trước mắt. Vì tham lam mà làm nên những điều trái lương tâm như tên học
nghề búng sạn trong Nên cẩn trọng lời nói vì ham nổi tiếng để mọi người biết đến, nhà
Vua trọng dụng mà đã búng sạn vào tai Đức Phật, khiến Ngài nhập diệt. Chỉ vì lịng
tham mà giết chết Đức Phật – Một hành động bất nhân, hắn đáng bị trừng phạt.
Sân chính là là nóng giận, khi con người ta không được thỏa mãn một ham muốn gì đó
thì sân nỗi dậy. Sân là ngọn lửa lớn có khả năng thiêu đốt nhân tâm.Si chính là si mê,
mê muội. Không phân biệt thật giả, không nhận ra sai đúng, phải trái, không nhận ra
đâu là chánh, đâu là tà. Si cũng chính là cái gốc của tội lỗi. Nó làm chúng sanh đắm
chìm trong bể khổ, mn đời khó thốt ra. Hành động nóng giận, gây xích mích, khơng
chịu lắng nghe của sư A Nan trong Khơng đau ruột bằng là một biểu hiện của Sân, nó
khiến tình đồng mơn của sư A Nan và A Thù rơi vào cảnh chia cắt, đáng buồn.



56

DƯƠNG NỮ UYÊN NHI

Ái dục chính là mê đắm nhan sắc, thích cái đẹp, thích sự thỏa mãn khối lạc. Vì ái dục
mà bỏ qua luân lý, bỏ mặc giáo điều. Ái dục làm con người ta mất đi lý trí, vương vào
vịng nghiệp ác khó dứt. Đó là sự mê đắm của công chúa Vô Song trong Người đẹp gieo
cầu trước một vị Sa Môn: “Công chúa như người trong mê, nàng cịn biết nói sao khi
lịng mình đã vướng một mối tình bâng quơ. Nàng nghe danh Thái tử đã lâu, không ngờ
hôm nay nàng được gặp và nàng đã yêu nhưng nay nàng mới biết nàng yêu như thể chỉ
tự mình đem mn mối tơ thương, quấn bậy giữa hư khơng, hư khơng đâu có dính
mắc?” [4, 53]. Dẫu biết là không thể nhưng lửa ái dục khôngtàn, khiến Vô Song lún
càng sâu vào những hành động oan trái. Đó là những lần trêu đùa, chọc ghẹo đàn bà,
con gái đẹp của Ca Lưu Đà Di – mặc dầu đã đi tu nhưng ái dục thấm vào con người của
sư như một thói quen, thấy người đẹp là buông lời tán tỉnh, tâm không tĩnh, ý không dứt
ân ái phàm trần: “Sư khó lịng tự chủ khi thấy bóng mỹ nhân.” [4, 120]. Trên đây là
những biểu hiện của ái dục trong các câu truyện cổ Phật giáo, nó đã cung cấp cho ta cái
nhìn khái qt về ái dục.
Vậy, khi vất bỏ Tham, Sân, Si, Ái dục con người ta nhận được gì, điều ta nhận được là
niềm vui, sự hạnh phúc. Khi A Nan bỏ sân, tình cảm giữa hai đồng mơn A Thù và A
Nan tốt hơn. Khi bỏ Ái dục, công chúa Vô song giác ngộ được nhiều thứ, hoan hỉ với
cuộc sống, cịn Ca Lưu Đà Di thì vãng sanh vào cõi Niết bàn vô ưu.
Muốn vật bỏ Tham – Sân – Si – Ái thì con người cần rèn luyện chánh tâm, ln ln
kiên nhẫn, khơng hề nà khó khăn, tránh xa mọi cám dỗ. Truyện Lỗi không phải tại thầy
thuốc vị thầy thuốc đã nói với người bệnh nhân rằng: “Sỡ dĩ bệnh của anh không lành
không phải lỗi do tôi, cũng không phải tại thuốc không hay, mà lỗi tại anh. Vì bệnh của
anh là trọng bệnh cần phải ăn nhiều chim trĩ mới lành, chứ mới ăn một con mà mong
lành bệnh sao được...” [4, 73]. Câu nói của thầy thuốc cho thấy con người muốn thoát
khỏi khổ đau phải kiên trì, đừng thấy khó mà nản lịng như câu: “Chớ thấy sóng cả mà
ngả tay chèo”.

Những bài học đạo đức đã được rút ra và bằng cảm nhận của riêng mình, mỗi người sẽ
tự đưa ra những kinh nghiệm sống. Đây là điểm tựa cho suy nghĩ và hành động để con
người sống tốt, sống đẹp và sống xứng đáng.
4. GIÁ TRỊ GIÁO DỤC DƯỚI GĨC NHÌN NGHỆ THUẬT
Nghệ thuật đầu tiên đáng lưu ý là xây dựng tuyến nhân vật tương phản. Trong các tác
phẩm văn học, xây dựng nhân vật chính là một điều rất quan trọng. Thơng qua nhân vật,
những tư tưởng tình cảm sẽ được thể hiện. Với truyện cổ Phật giáo, tuyến nhân vật được
xây dựng mang tính tương phản rất cao. Có tuyến nhân vật thiện, có tuyến nhân vật ác.
Tuyến nhân vật thiện ln được miêu tả với ngoại hình đoan chính, tính tình hiền lành,
cử chỉ, hành động ln hướng đến sự tốt đẹp, phẩm giá cao quý: nhân hậu, hiếu thảo, tu
tâm,... Tuyến nhân vật Ác ln có suy nghĩ, hành động gian manh, tính tình bất hịa,
ln tham, sân si, mê đắm sắc dục. Với hai tuyến nhân vật này, truyện cổ Phật giáo đã
khái quát lên được một xã hội với đa dạng các loại người, tốt có, xấu có. Đặc biệt, với


TÍNH GIÁO DỤC TRONG TRUYỆN CỔ PHẬT GIÁO

57

những nhân vật thiện thì ln gặp những may mắn, đời sống có hướng phát triển tốt,...
Những nhân vật ác thì gặp phải quả báo, trời đất khơng dung tha,...
Từ đó, người đọc cảm thấy mến yêu các nhân vật thiện hướng hành động của bản thân
theo cái đẹp, cái thiện. Trái lại, thấy khinh ghét những kẻ xấu xa, biết lên án, phê phán
và tránh xa những điều đó.
Nghệ thuật thứ hai là tạo xung đột truyện lôi cuốn, hấp dẫn. Trong Từ điển thuật ngữ
Văn học thì: “Thuật ngữ xung đột thường được dùng khi nói đến tác phẩm kịch và tự sự
tức là những nghệ thuật tạo hình năng động. Là cơ sở và lực thúc đẩy của hành động,
xung đột quy định những giai đoạn chính của sự phát triển cốt truyện, trình bày, khai
đoạn, thắt nút, phát triển, đỉnh điểm(cao trào), kết thúc(mở nút). Các xung đột thường
xuất hiện dưới dạng những va chạm, tức là những đụng độ trực tiếp, sự chống đối giữa

các thế lực hoạt động được mô tả trong tác phẩm” [6, 297].
Trong truyện cổ Phật giáo, xung đột truyện được xây dựng vô cùng hấp dẫn, nó khiến
các câu truyện Phật giáo được đẩy lên đến cao trào. Đó là sự xung đột giữa hoàn cảnh
cách xử lý của con người: Tu Lại vốn nghèo khó nhưng khi nhìn thấy của cải vẫn khơng
sinh lịng tham, mặc dầu đứng trước sự bạo tàn của vua, ý muốn giết mình nhưng Tu
Lại khơng những khơng ốn trách mà cịn lo lắng cho nghiệt báo của vua. Con vượn đầu
đàn dẫu biết con vượn Devadatta muốn giết mình nhưng vẫn giúp nó qua sơng an tồn.
Xung đột cịn xảy ra trong cảnh con dâu muốn giết mẹ chồng trong Hại người trở lại
hại mình đó là xung đột giữa cái thiện với cái ác. Xung đột giữa hiện tại và quá khứ là
cảnh người mẹ kiếp trước là một mệnh phụ, kiếp này là một con chó giữ nhà, suốt ngày
chăm chăm giữ của,...
Thơng qua các xung đột truyện, những câu truyện cổ Phật giáo tạo ra hiệu ứng hấp dẫn cho
bạn đọc, làm bạn đọc đi từ ngạc nhiên này đến ngạc nhiên khác. Những mâu thuẫn, xung
đột được giải quyết một cách tài tình, mang giá trị giáo dục rất cao. Đó là gợi cho cho người
ta cái nhìn bao dung, thơng thái trước tất cả mọi hoàn cảnh. Hướng con người đến các giá
trị đạo đức, lấy giá trị đạo đức để đối nhân xử thế. Hơn thế, xung đột truyện hấp dẫn đã
khiến bạn đọc có những giây phút suy đốn, phán xét, tự nhận thức và tự giáo dục.
Nghệ thuật xuyên không gian, thời gian được sử dụng nhiều trong truyển cổ Phật giáo.
Thời gian trong Truyện cổ Phật giáo thường không phải đơn giản một chiều mà đa
chiều và mở rộng. Thời gian kéo dài từ quá khứ đến hiện tại và tương lai: tiền kiếp, hiện
tại, kiếp sau. Khơng gian thì có trên trời, trần gian, âm phủ... Những nét nghệ thuật này
góp phần tạo nên sự kỳ ảo cho câu truyện, tác động đến sự cảm nhận của bạn đọc.
Khiến không gian trở nên rộng lớn, thời gian kéo dài vơ hạn từ đó con người cảm nhận
thấy sự vô thường của đời người, sự luân hồi, luật nhân quả, rồi tự răn mình tu thân.
Khi khơng gian được mở rộng ở cả ba cõi: trời, trần gian, địa ngục; thời gian kéo dài từ
quá khứ, hiện tại đến tương lai thì các câu truyện Phật giáo được khốc lên mình một
chiếc áo nhiệm màu, kỳ thú. Nó như một cuộc du hành của kiếp người, có liên quan đến
nhân quả luân hồi. Cõi trời là nơi mà mọi muộn phiền, âu lo, toan tính đều bị loại bỏ,
chỉ còn lại những niềm vui, hạnh phúc. Mặt đất là nơi mà niềm vui cũng hiển diện, nỗi



DƯƠNG NỮ UYÊN NHI

58

đau cũng tồn tại song song. Địa ngục là nơi tối tăm, u uẩn, đầy tiếng khóc than. Con
người nếu biết tu thân, tích đức, cúng dường tam bảo, quy y Phật pháp thì được sinh vào
cõi trời hoan hỷ, vơ ưu. Con người nếu cịn mang nghiệp, cịn nợ với đời, với người thì
sanh vào cõi trần gian. Còn nếu con người sống mà gây nhiều tội ác,khơng chịu tu tính
thì khi chết đi bị đày vào cõi địa ngục với những đòn roi đau đớn, có kẻ vì tội nghiệp
nặng nề mà mn vạn kiếp sau khơng được siêu sinh.
Lấy ví dụ như bà lão trong Bán nghèo, vì biết cúng dường tam bảo, tẩy rửa bụi trần,
thành kính niệm Phật mà khi mất đi được siêu sinh vào cõi trời. Tên học nghề búng sạn
vì tội giết Phật mà bị đọa vào địa ngục A Tì,...
Kết thúc truyện có hậu là nét nghệ thuật thứ tư. Câu truyện cổ Phật giáo đều có một cái
kết rất đẹp, rất có hậu. Người tốt thì được bình an, đời sống như ý, kẻ ác thì gặp quả
báo. Người đọc thích thú khi con vượn chúa anh hùng, nhân hậu trong Chiếc cầu muôn
thuở được nhà vua chăm sóc đến khi lành bệnh, đứa con dâu ác độc mưu đồ giết mẹ
chồng bị lửa thiêu đốt, chết trong đau đớn,... Kết truyện là một thông điệp nhân sinh mà
tất cả mọi người đọc truyện cổ Phật giáo cảm nhận được, người đọc có cảm giác thỏa
mãn sau khi truyện kết thúc, nhờ đó khả năng giáo dục càng tăng lên.
4. KẾT LUẬN
Có thể nói rằng: truyện cổ Phật giáo mang giá trị giáo dục vô cùng cao cả. Nó chuyển
tải những bài học có giá trị đến với mỗi một bạn đọc qua con đường cảm xúc thẩm mỹ.
Tính giáo dục khơng những được chuyển tải qua nội dung mà còn qua giá trị nghệ thuật.
Những bài học ảnh hưởng đến nhân cách của con người trong truyện cổ Phật giáo thật
ấn tượng. Nội dung đơn giản được đẩy lên cao trào bằng những xung đột hấp dẫn, thủ
pháp nghệ thuật đặc sắc, ý nghĩa. Những bài học về: nhân quả, luân hồi, buông bỏ tham
sân, hiếu đạo, cúng dường,... trở nên thật mềm mại và ý nhị qua lớp ngôn ngữ được
chọn lựa kỹ càng, nghệ thuật trần thuật hấp dẫn, cao trào xung đột tuyệt vời và kết thúc

có hậu. Chính giá trị nội dung và nghệ thuật đó đã khiến truyện cổ Phật giáo vươn cành
bén rễ trong tâm hồn muôn người, trở thành những bài học luân lí bất tử.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]
[2]
[3]
[4]
[5]
[6]

Thubeten Chodron (2014). Đừng quá tin mọi điều bạn nghĩ - sống với từ bi và trí tuệ,
NXB Thanh Hóa, TP Hồ Chí Minh.
Thích Giác Quả (2011). Kinh nhân quả luân hồi, NXB Thuận Hóa, Huế.
Phương Lựu (2005). Tuyển tập, tập 1, Lí luận văn học cổ điển Phương Đơng, NXB
Giáo dục.
Yến Ngọc – Thanh Long (2008). Một người nghèo lạ, NXB Văn hóa thơng tin.
Hoang Phong (2012). Nhìn lại bản chất con người, NXB Phương Đơng, TP Hồ Chí Minh.
Lê Bá Hán - Trần Đình Sử - Nguyễn Khắc Phi (1992). Từ điển thuật ngữ Văn học,
NXB Giáo dục, Hà Nội.

DƯƠNG NỮ UYÊN NHI
SV lớp Văn 3A, khoa Ngữ văn, trường Đại học Sư phạm – Đại học Huế
ĐT: 0163 926 9245, Email:



×