Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Thực trạng và một số kiến nghị hoàn thiện chính sách pháp luật về giáo dục nghề nghiệp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (132.11 KB, 6 trang )

THỰC TRẠNG VÀ MỘT SỐ KIẾN NGHỊ
HỒN THIỆN CHÍNH SÁCH PHÁP LUẬT
VỀ GIÁO DỤC NGHỀ NGHIỆP
Trần Mạnh Đức*
TÓM TẮT:
Luật Giáo dục nghề nghiệp (GDNN) năm 2014 đã tạo hành lang pháp lý quan trọng
cho phát triển GDNN, nhất là những ngành nghề địi hỏi trình độ, chất lượng cao. Sau gần
5 năm triển khai thực hiện, lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp đã có những chuyển biến tích cực,
từ tổ chức bộ máy quản lý nhà nước, mơ hình đào tạo, liên kết đào tạo; chất lượng đội ngũ
giáo viên, người học… Tuy nhiên, Luật đã bộc lộ những hạn chế, bất cập cần được nghiên
cứu, sửa đổi, bổ sung nhằm đáp ứng kịp thời yêu cầu của thực tiễn, nhất là những địi hỏi
của cuộc Cách mạng cơng nghiệp lần thứ tư (CMCN4) như: hồn thiện hệ thống chính sách,
pháp luật (CSPL) về GDNN; nâng cao hơn nữa chất lượng nguồn nhân lực; đẩy mạnh phân
luồng đào tạo và định hướng nghề nghiệp ở các cấp học; đổi mới mơ hình đào tạo và liên
kết đào tạo…
Từ khóa: Giáo dục nghề nghiệp, chính sách, pháp luật, Cách mạng cơng nghiệp
lần thứ tư.

Chất lượng nguồn nhân lực là một trong những yếu tố quyết định năng lực
cạnh tranh của mỗi quốc gia. Nguồn nhân lực lại phụ thuộc rất lớn vào chất lượng
giáo dục và đào tạo, trong đó có GDNN. Vì vậy, nghiên cứu, nâng cao hơn nữa
chất lượng đào tạo nghề là hướng đi bền vững góp phần bảo đảm nguồn nhân lực
chất lượng cao, “cung cấp” cho thị trường lao động không chỉ trong nước, khu vực
mà cho cả thế giới trong bối cảnh khoa học, công nghệ phát triển nhanh chóng,
Việt Nam tiếp tục gia nhập hàng loạt các Hiệp định thương mại tự do38 với các
nước, các tổ chức quốc tế.
I. Những kết quả đạt được
Tại kỳ họp thứ 8, ngày 27/11/2014, Quốc hội khóa XIII thông qua Luật Giáo
dục nghề nghiệp (GDNN) (thay thế Luật Dạy nghề năm 2006). Luật Giáo dục
nghề nghiệp được ban hành đã tạo cơ sở pháp lý cho việc hình thành hệ thống
GDNN trong tổng thể hệ thống giáo dục quốc dân theo 3 cấp trình độ: sơ cấp,


* Vụ VHGDTNTNNĐ, Văn phòng Quốc hội
38
Trong năm 2018, Việt Nam đã phê chuẩn Hiệp định đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương, gần đây nhất là việc
ký kết Hiệp định Thương mại tự do (EVFTA) và Hiệp định Bảo hộ đầu tư giữa Việt Nam và Liên minh châu Âu (EVIPA), dự kiến
Quốc hội sẽ phê chuẩn các Hiệp định này trong thời gian tới.

110


trung cấp, cao đẳng và các chương trình đào tạo nghề nghiệp khác cho người lao
động. Đồng thời, góp phần hữu hiệu cho việc đáp ứng nhu cầu nhân lực trực tiếp
trong sản xuất, kinh doanh và dịch vụ, nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế
trong quá trình hội nhập.
Kể từ năm 2014 đến nay, công tác giáo dục, đào tạo nghề đã được quan tâm,
chú trọng, nhất là những ngành nghề địi hỏi trình độ cao. Hệ thống các văn bản
quy phạm pháp luật được ban hành khá đầy đủ. Bộ máy quản lý nhà nước về
GDNN được thống nhất từ trung ương đến địa phương; mạng lưới cơ sở GDNN
phát triển rộng khắp cả nước, đa dạng về loại hình, trình độ đào tạo và mơ hình
hoạt động. Đội ngũ nhà giáo phát triển nhanh cả về sớ lượng và chất lượng với
trình độ chun mơn, nghiệp vụ sư phạm, kỹ năng nghề, trình độ tin học, ngoại
ngữ từng bước được chuẩn hóa. Phương pháp dạy và học đã được đổi mới theo
hướng phát huy tính chủ động, tích cực, độc lập, năng động, tăng thời gian tự rèn
luyện tay nghề và làm việc theo nhóm của học sinh, sinh viên. Các doanh nghiệp,
đơn vị sử dụng lao động đã tham gia sâu hơn trong công tác kiểm tra, thi đánh giá
như xây dựng ngân hàng đề thi và tham gia hội đồng thi. Việc tổ chức đào tạo đã
dần chuyển sang đào tạo theo hình thức tích lũy tín chỉ... Quan trọng nhất là đã có
sự thay đổi về nhận thức của gia đình và học sinh, sinh viên trong công tác hướng
nghiệp. Đạt được những kết quả đó là nhờ cơng tác tun truyền, phổ biến chủ
trương, đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước về GDNN được tiến hành kịp
thời, thường xuyên và có trọng tâm, trọng điểm.

Để đáp ứng được yêu cầu của cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0, công tác đào
tạo nguồn nhân lực nói chung và GDNN nói riêng bắt buộc phải đổi mới từ tư duy
đến hành động, từ hoạt động đào tạo đến quản trị nhà trường, nhằm tạo ra những
lao động có năng lực làm việc trong môi trường sáng tạo và sức cạnh tranh cao.
Xu thế hội nhập kinh tế quốc tế tất yếu kéo theo tính cạnh tranh trong thị trường
lao động. Nguồn nhân lực chất lượng cao dồi dào sẽ góp phần tăng hàm lượng
chất xám, tăng tính cạnh tranh giữa các sản phẩm, dịch vụ trong nước, giữa các
sản phẩm, dịch vụ cùng loại ở ngồi nước. Đồng thời, thúc đẩy tính cạnh tranh
nguồn nhân lực của thị trường lao động, thúc đẩy sự phát triển kinh tế-xã hội của
đất nước.
Tuy nhiên, nhìn nhận một cách cơng bằng thì Việt Nam nằm trong số nhóm
quốc gia thiếu hụt nguồn lao động chất lượng cao, lao động giản đơn vẫn chiếm vị
trí chủ đạo và lao động chưa qua đào tạo vẫn còn khá phổ biến. Điều đó cho thấy,
khả năng sẵn sàng ứng phó của GDNN tại Việt Nam vẫn cịn tụt hậu so với các
nước trong khu vực. Cạnh tranh giữa Việt Nam với các nước trên thế giới trong
việc cung cấp nguồn lao động chất lượng cao đòi hỏi chất lượng GDNN phải được
cải thiện đáng kể theo hướng tiếp cận được các chuẩn của khu vực và thế giới.
Điều đó đồng nghĩa với việc phải sớm hồn thiện chính sách, pháp luật về GDNN.
111


II. Thực trạng chính sách, pháp luật về giáo dục nghề nghiệp
Mặc dù chính sách, pháp luật về GDNN đã được ban hành khá đầy đủ (từ
Luật, Nghị định, Thông tư, Thơng tư liên tịch...), nhưng khơng đồng bộ, tính khả
thi chưa cao. Tiến độ ban hành văn bản hướng dẫn thi hành Luật vẫn còn chậm;
một số nội dung chưa có văn bản quy phạm pháp luật điều chỉnh; thậm chí nhiều
chính sách khơng triển khai được nên nhiều văn bản mới được ban hành nhưng
đã phải sửa đổi, bổ sung; “tuổi thọ” của các quy định không cao do khả năng dự
liệu chưa có tầm nhìn dài hơi...
Chất lượng nguồn nhân lực lao động Việt Nam còn nhiều hạn chế. Tỷ lệ lao

động trong độ tuổi đã qua đào tạo cịn thấp, lao động có tay nghề cao thiếu hụt,
chưa đáp ứng được nhu cầu của thị trường lao động và hội nhập. Công tác dự báo,
đánh giá chất lượng nguồn nhân lực cịn chưa làm tốt.
Cơng tác phân luồng học sinh sau khi tốt nghiệp trung học cơ sở, trung học
phổ thông vào học nghề gặp nhiều khó khăn: đến nay chỉ có khoảng 8% -10% số
học sinh tốt nghiệp trung học cơ sở tham gia học GDNN. Tỷ lệ này còn thấp so
với mục tiêu đã đề ra trong Chỉ thị số 10-CT/TW39 cũng như các mục tiêu phân
luồng đến năm 2020 trong Quyết định số 522/QĐ-TTg ngày 14/5/2018. Bên cạnh
đó, phân luồng học sinh cịn nặng về phân loại học sinh, chưa đúng với bản chất
của phân luồng. Định hướng nghề nghiệp ở cấp phổ thơng cịn nhiều bất cập nên
chất lượng đầu vào học sinh học nghề kém hơn do chỉ những học sinh yếu, kém
thì mới thơi học văn hóa và đi học nghề; khó thu hút và đào tạo được lao động
nghề có chất lượng cao.
Vẫn còn tình trạng chờng chéo, phân tán, trùng lắp ngành, nghề đào tạo. Hệ
thống đào tạo còn yếu ở một số trường trung cấp và cao đẳng nghề, chỉ có một số
trường được bứt phá, có chiến lược dài hơi cho đào tạo nghề nhưng chủ yếu tập
trung ở các trường được đầu tư từ nguồn vốn ngân sách nhà nước. Vì vậy, thực tế
hiện nay mặc dù chính quyền các cấp đã tập trung nhiều cho đào tạo nghề nghiệp
nhưng tỷ trọng tham gia vào thị trường lao động không nhiều.
Việc sáp nhập cơ sở GDNN ở một số địa phương cịn mang tính hành chính,
cơ học, chưa có ngun tắc sáp nhập cụ thể. Bên cạnh đó, cịn chưa có cơ chế bảo
đảm hiệu quả hoạt động của các cơ sở GDNN sau sắp xếp. Ngoài ra, việc tổ chức
giảng dạy kiến thức văn hóa trung học phổ thơng tách khỏi đào tạo nghề nghiệp
có nhiều bất cập…
39
- Chỉ thị số 10-CT/TW đặt ra mục tiêu là “đến năm 2020 phấn đấu có ít nhất 30% học sinh sau khi tốt nghiệp trung học cơ
sở đi học nghề”; - Quyết định số 522/QĐ-TTg ngày 14/5/2018 đặt ra mục tiêu phấn đấu đến năm 2020, ít nhất 30% học sinh
tốt nghiệp trung học cơ sở tiếp tục học tập tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp đào tạo trình độ sơ cấp, trung cấp; đối với các địa
phương có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn đạt ít nhất 25%; ít nhất 40% học sinh tốt nghiệp trung học phổ thông tiếp
tục học tập tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp đào tạo trình độ cao đẳng; đối với các địa phương có điều kiện kinh tế - xã hội đặc

biệt khó khăn đạt ít nhất 30%.

112


Khoảng cách giữa GDNN và nhu cầu của thị trường lao động ngày càng lớn.
Sự chuyển dịch mơ hình, cơ cấu kinh tế khiến cho cung và cầu trong lao động thay
đổi, trong khi các ngành đào tạo trong nhà trường chưa bắt kịp được xu thế sử
dụng lao động của doanh nghiệp.
Chưa có chính sách, cơ chế sử dụng đội ngũ cán bộ kỹ thuật trong doanh
nghiệp tham gia vào công tác đào tạo GDNN. Phương pháp dạy nghề chưa gần
với hoạt động sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp. Phương tiện dạy nghề,
cơ sở vật chất phục vụ cho đào tạo nghề quá lạc hậu so với trang thiết bị kỹ thuật
của cơ sở sản xuất nên học viên sau khi được tuyển dụng, các cơ sở sản xuất kinh
doanh phải đào tạo lại.
Đối với các ngành nghề đặc thù như nghệ thuật, y khoa, giáo trình, giáo án,
phương pháp, thời gian giảng dạy chưa phù hợp. Đối với giáo viên tham gia giảng
dạy các môn nghệ thuật phải có bằng cấp, chứng chỉ đạt chuẩn đang là rào cản đối
với sự phát triển của các ngành đào tạo nghệ thuật.
III. Đề xuất và kiến nghị
1. Một số đề xuất nhằm hồn thiện chính sách, pháp luật về giáo dục
nghề nghiệp
Việc thay đổi phải bắt đầu từ tư duy của những người trong cuộc, sẵn sàng
tiếp nhận những thành tựu khoa học công nghệ; xây dựng mô hình đào tạo mở,
tạo cơ hội tương tác nhiều hơn cho cả người dạy và người học; đồng thời gia tăng
sự kết nối, chia sẻ thơng tin, lợi ích cũng như trách nhiệm giữa cơ quan quản lý, cơ
sở đào tạo và doanh nghiệp sử dụng lao động. Để giải quyết những bất cập trong
GDNN và hồn thiện chính sách, pháp luật về GDNN trong đó có sửa đổi Luật
Giáo dục nghề nghiệp, các văn bản hướng dẫn theo hướng như sau:
- Phân định cụ thể, rõ ràng trách nhiệm của Bộ Lao động - Thương binh và

Xã hội, của Bộ Giáo dục và Đào tạo và của các địa phương trong quản lý nhà nước
về GDNN.
- Có cơ chế tạo điều kiện và phát huy vai trò tự chủ của các cơ sở GDNN; liên
thông giữa các cơ sở GDNN với các cơ sở giáo dục đại học theo chuẩn của Khung
trình độ Quốc gia Việt Nam. Đồng thời, các cơ sở GDNN được cấp giấy chứng
nhận về kiến thức văn hóa để học viên có cơ hội học lên trình độ cao hơn.
- Có chính sách để phát huy vai trò của doanh nghiệp, địa phương trong
GDNN; đưa GDNN gắn với nhu cầu thị trường lao động. Có cơ chế thu hút cán
bộ kỹ thuật trong doanh nghiệp tham gia vào cơng tác đào tạo DN.
- Rà sốt tổng thể hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về GDNN. Hiện
nay, Đề mục pháp điển về Giáo dục nghề nghiệp đã được hoàn thiện và Thủ tướng
113


Chính phủ đã phê duyệt Đề mục này, cho đăng tải công khai trên Cổng thông tin
điện tử pháp điển. Đề nghị tận dụng kết quả pháp điển này phục vụ cho cơng tác
rà sốt, hệ thống hóa và hồn thiện quy định về GDNN.
- Rà soát tổng thể đội ngũ nhà giáo giáo dục nghề nghiệp để thực thiện
chuẩn hóa và xây dựng lộ trình chuẩn hóa để đáp ứng mục tiêu đào tạo nghề đến
năm 2020.
- Rà soát và điều chỉnh việc xây dựng các chương trình đào tạo trình độ sơ
cấp, theo hướng linh hoạt, tăng tính thực hành; chỉnh sửa các danh mục thiết bị đã
ban hành theo hướng tiếp cận với các nước trong khu vực; áp dụng tiêu chuẩn cơ
sở vật chất, thiết bị đào tạo theo chuẩn khu vực, quốc tế.
2. Một số kiến nghị
- Chính phủ sớm ban hành quy hoạch mạng lưới GDNN toàn quốc, làm căn
cứ cho các tỉnh, thành phố xây dựng quy hoạch tại địa phương.
- Cơ quan quản lý nhà nước là Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chủ
động phối hợp với các bộ, ngành, địa phương thu thập thông tin về nhu cầu đào
tạo, sử dụng lao động của doanh nghiệp theo ngành, nghề và nhu cầu tuyển dụng

lao động hằng năm để từ đó có định hướng phát triển GDNN đúng nhu cầu xã hội.
- Sửa đổi, bổ sung quy định về thời gian đào tạo, tiêu chuẩn đối với người
thỉnh giảng ở lĩnh vực nghệ thuật.
- Xây dựng các chuẩn đầu ra dựa trên tiêu chuẩn nghề phù hợp với Khung
trình độ quốc gia, tập trung vào các nghề trọng điểm, các nghề có trong danh mục
của hội thi tay nghề ASEAN.
- Đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền về GDNN, góp phần xóa bỏ tư
duy “đại học là con đường duy nhất bước vào đời” trong xã hội nói chung, ở phụ
huynh và học sinh nói riêng; tạo sự chuyển biến sâu sắc trong nhận thức về tầm
quan trọng của GDNN đối với toàn xã hội.
- Mở rộng hợp tác quốc tế: Khuyến khích các cơ sở GDNN trong nước mở
rộng hợp tác, liên kết đào tạo với các cơ sở đào tạo ở nước ngoài; hợp tác nghiên
cứu khoa học; thu hút các nhà đầu tư nước ngoài phát triển cơ sở GDNN, hợp tác
đào tạo, mở văn phòng đại diện tại Việt Nam; tăng cường hợp tác quốc tế nhất là
với các quốc gia có nền cơng nghiệp phát triển trong việc triển khai các dự án ODA
trong lĩnh vực dạy nghề; thực hiện đám phán với các nhóm nước trong ASEAN để
tiến tới cơng nhận văn bằng, chứng chỉ và kỹ năng nghề giữa các nước./.
114


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Quốc hội khóa XIII (2014): Luật Giáo dục nghề nghiệp số 74/2014/QH13
2. Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp (2016): Báo cáo tổng kết công tác năm 2016 và kế hoạch
triển khai nhiệm vụ quản lý Nhà nước về giáo dục nghề nghiệp năm 2017
3. Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp (2017): Báo cáo tổng kết công tác năm 2017 và kế hoạch
triển khai nhiệm vụ quản lý Nhà nước về giáo dục nghề nghiệp năm 2018
4. Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp (2018): Báo cáo tổng kết công tác năm 2018 và kế hoạch
triển khai nhiệm vụ quản lý Nhà nước về giáo dục nghề nghiệp năm 2019
5. Trần Thị Thu Hà: Xây dựng hệ thống đảm bảo chất lượng: Một trong những giải pháp đổi
mới quản trị nhà trường. />6. T. Anh (2019): Điều chỉnh chính sách pháp luật giáo dục nghề nghiệp. Nguồn: https://

www.giaoduc.edu.vn/dieu-chinh-chinh-sach-phap-luat-giao-duc-nghe-nghiep.htm
7. Nguyễn Thúy Hiền (2019): Xung quanh quy định đào tạo năng khiếu nghệ thuật hiện
nay: Quá nhiều bất cập cần sớm sửa đổi. />artmid/568/articleid/20454/xung-quanh-quy-dinh-dao-tao-nang-khieu-nghe-thuat-hiennay160qua-nhieu-bat-cap-can-som-sua160doi
8. Hồng Kiều: Bàn cách phát triển giáo dục nghề nghiệp trong bối cảnh Cách mạng 4.0.
/>
115



×