Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Đưa thực tiễn sản xuất vào quá trình đào tạo tại trường Cao đẳng Xây dựng số 1

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (130.11 KB, 6 trang )

ĐƯA THỰC TIỄN SẢN XUẤT VÀO QUÁ TRÌNH ĐÀO TẠO
TẠI TRƯỜNG CAO ĐẲNG XÂY DỰNG SỐ 1
Phạm Quốc Hồn*
TĨM TẮT:
GDNN cịn gặp rất nhiều khó khăn đặc biệt tại các cơ sở GDNN trước đây thuộc quản
lý chuyên môn của Bộ Giáo dục và Đào tạo do việc đào tạo chưa gắn kết với doanh nghiệp
và thị trường lao động. Bài viết dưới đây trình bày, phân tích về thực trạng này đồng thời
chia sẻ kinh nghiệm của Trường Cao đẳng Xây dựng số 1 về triển khai một số giải pháp
nhằm nâng cao hiệu quả đào tạo đặc biệt thông qua việc tăng cường gắn kết đào tạo với thực
tiến sản xuất và doanh nghiệp.
Từ khóa: giáo dục nghề nghiệp,thực trạng, thực tiễn sản xuất, Trường Cao đẳng xây
dựng số 1.

1. Đặt vấn đề
Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 mang lại nhiều cơ hội mới cho các nền kinh
tế, song thách thức cũng không hề nhỏ khi mà các ngành nghề ngày càng địi hỏi
nguồn nhân lực có trình độ và kỹ thuật cao. Vì vậy, cơng tác đào tạo nguồn nhân
lực cũng phải thay đổi để phù hợp với yêu cầu mới. Giáo dục nghề nghiệp (GDNN)
được Đảng, Nhà nước đặc biệt quan tâm, coi đây là một khâu quan trọng trong
việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong thời kỳ cơng nghiệp hóa, hiện đại
hóa đất nước. Nghị quyết 29-NQ/TW nhấn mạnh: “Đối với giáo dục nghề nghiệp,
tập trung đào tạo nhân lực có kiến thức, kỹ năng và trách nhiệm nghề nghiệp.
Hình thành hệ thống giáo dục nghề nghiệp với nhiều phương thức và trình độ đào
tạo kỹ năng nghề nghiệp theo hướng ứng dụng, thực hành, bảo đảm đáp ứng nhu
cầu nhân lực kỹ thuật công nghệ của thị trường lao động trong nước và quốc tế”.
Luật Giáo dục nghề nghiệp được Quốc hội thơng qua ngày 27/11/2014, theo
đó chức năng quản lý nhà nước về đã được sắp xếp, bố trí lại. Điều này giúp cho
công tác quy hoạch mạng lưới các cơ sở GDNN được rõ nét hơn, đồng thời cũng
giúp các cơ sở GDNN xác định được hướng phát triển phù hợp hơn.
Tuy nhiên, trong giai đoạn này, GDNN còn gặp rất nhiều khó khăn, đặc biệt
trong cơng tác tuyển sinh. Ngoài những nguyên nhân khách quan như việc mở


rộng quy mô của các trường đại học, tâm lý ưa chuộng bằng cấp, q trình phân
luồng giáo dục… thì có một nguyên nhân từ chủ quan các cơ sở GDNN, đó là còn
* Trường Cao đẳng Xây dựng số 1

304


xa rời thực tiễn sản xuất. Điều này dễ nhận thấy nhất là tại các trường cao đẳng,
trung cấp trước đây thuộc quản lý của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Việc ít tham gia vào
hoạt động nghề nghiệp dẫn đến cả thầy và trò đều thiếu kiến thức, kỹ năng thực
tế; sinh viên sau tốt nghiệp buộc phải được đào tạo lại trong một khoảng thời gian
nhất định mới có thể bắt kịp với thực tế sản xuất.
2. Thực trạng
Như đã nêu trên, tại các cơ sở GDNN (đặc biệt là các trường trước đây
thuộc quản lý chuyên môn của Bộ Giáo dục và Đào tạo) đội ngũ nhà giáo có kinh
nghiệm thực tiễn từ hoạt động nghề nghiệp còn rất hạn chế. Đa số giáo viên,
giảng viên được tuyển dụng là các sinh viên khá, giỏi từ các trường đại học. Họ,
sau một thời gian ngắn tập sự, liền trực tiếp tham gia giảng dạy, do đó kỹ năng
“nghề” cịn rất yếu.
Chính bởi kỹ năng “nghề” của đội ngũ giảng dạy cịn yếu nên chương trình
đào tạo, nội dung bài giảng cịn mang nặng tính hàn lâm, coi trọng lý thuyết, đặt
nhẹ tính ứng dụng thực hành và hầu như khơng có tính cập nhật thực tế sản xuất.
Theo đó, phương pháp giảng dạy cũng khơng được đổi mới, vẫn duy trì lối mịn
truyền thống là truyền đạt kiến thức.
Hiện nay, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đã có quy định về chế độ
làm việc của nhà giáo GDNN (Thơng tư số 07/2017/TT-BLĐTBXH). Theo đó, mỗi
năm giáo viên phải dành 4 tuần thực tập tại doanh nghiệp hoặc cơ quan chuyên
môn. Tuy nhiên, việc triển khai quy định này còn nhiều lúng túng. Chất lượng và
hiệu quả của thời gian thực tế còn nhiều vấn đề còn phải xem xét. Việc phối hợp
giữa các cơ sở GDNN với các doanh nghiệp để đảm bảo chất lượng thời gian thực

tế nghề nghiệp của các giáo viên còn chưa tốt. Nhiều giáo viên đi thực tế chỉ mang
tính hình thức, chỉ nhằm đảm bảo hồn thành thời gian theo quy định.
Xa rời thực tế còn thể hiện ở cơ cấu ngành, nghề đào tạo của các trường. Có
những ngành nghề hiện khơng cịn hoặc cịn rất ít nhu cầu đào tạo từ xã hội. Vấn
đề đổi mới cơ cấu ngành, nghề đào tạo để đáp ứng gần hơn nhu cầu thực tế cũng
là khó khăn lớn đối với các cơ sở GDNN. Để có thể bổ sung hoạt động GDNN địi
hỏi phải có đội ngũ giáo viên, giảng viên chuyên ngành, chuyên nghề. Việc tuyển
mới giáo viên vấp phải rào cản từ lượng lớn giáo viên hiện đang dư thừa từ các
ngành, nghề cũ khơng cịn nhu cầu đào tạo.
Bên cạnh đó, tồn tại một thực tế nữa trong các cơ sở GDNN mà có thể nhận
ra rõ sự xa rời thực tiễn, đó là vấn đề tự chủ về cơ cấu tổ chức, tự chủ về tài chính
cịn rất yếu và mang tính thụ động. Mơ hình “doanh nghiệp” trong Nhà trường
hầu như khơng có hoặc cịn rất manh nha. Phân tích tài chính của các cơ sở GDNN
305


cho thấy nguồn thu chủ yếu của các đơn vị này là từ ngân sách và học phí. Nguồn
thu từ dịch vụ cịn rất ít, chủ yếu là từ cho thuê cơ sở vật chất chứ không phải từ
hoạt động nghề nghiệp của thầy và trò.
Vấn đề sống còn của các cơ sở GDNN là cần phải thâm nhập thực tế, theo sát
thực tế và tự đổi mới mình.
3. Một số giải pháp đã áp dụng tại Trường Cao đẳng Xây dựng số 1
Nhận thức được tầm quan trọng của việc bám sát yêu cầu thực tiễn, ngay từ
năm 2016 khi còn thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo quản lý, trường Cao đẳng Xây
dựng số 1 đã áp dụng một số biện pháp nhằm cải thiện thực trạng cũng như tạo
định hướng phát triển trong thời gian tiếp theo. Cụ thể như sau:
3.1. Triển khai phân công giáo viên đi thực tế nghề nghiệp
Khuyến khích các giáo viên, đặc biệt các giáo viên tham gia giảng dạy các
môn học, mô đun chuyên môn, đăng ký đi thực tế nghề nghiệp với thời gian từ 1
đến 3 tháng, có trường hợp kéo dài đến 6 tháng.

Nội dung: Giáo viên chủ động đề xuất nội dung trải nghiệm thực tế. Các nội
dung thực tế thường là các vấn đề cần bổ sung vào nội dung giảng dạy hoặc những
nội dung các thầy, cơ cịn yếu về kỹ năng.
Địa điểm: Các cơ sở sản xuất theo lĩnh vực nghề nghiệp.
Quyền lợi: Giáo viên được hưởng nguyên các chế độ như khi đi giảng dạy.
Quy trình thực hiện: Giáo viên xây dựng đề cương thực tế, được thông qua
hội đồng xét duyệt các cấp từ bộ môn, khoa đến Nhà trường. Sau thời gian thực
tế, giáo viên xây dựng báo cáo kết quả thực tế và phải được đánh giá qua hội đồng
nghiệm thu các cấp.
Sau khoảng thời gian 3 năm thực hiện triển khai công tác thực tế nghề nghiệp
của giáo viên, Nhà trường đã có những đúc kết những điểm đạt và chưa đạt. Cụ
thể như sau:
Những điểm đạt được:
- Cá nhân các giáo viên bước đầu xây dựng được mối quan hệ với doanh
nghiệp, có thêm các kỹ năng nghề nghiệp;
- Có những giáo viên đã tạo thêm thu nhập ngay từ trong quá trình đi thực
tế và trở thành cộng tác viên chuyên môn lâu dài với các doanh nghiệp;
- Những nội dung giáo viên đi thực tế đã góp phần làm sinh động bài giảng,
thực tế hóa những nội dung lý thuyết khơ khan, góp phần nâng cao chất lượng
dạy và học.
306


Những điểm tồn tại:
- Việc đi thực tế nghề nghiệp được quy định đối với nhà giáo GDNN, vì vậy
giáo viên tất cả các khoa, kể cả các giảng dạy lý luận, khoa học cơ bản đều đăng ký
thực hiện. Chính vì vậy, hiệu quả chưa thực sự rõ rệt.
- Tồn tại những giáo viên thực hiện quá trình đi thực tế nghề nghiệp một
cách hình thức với tâm lý chỉ để đảm bảo khối lượng, do đó kết quả không thực
sự như mong muốn.

3.2. Nhà trường ký kết với các doanh nghiệp trong q trình dạy và học
những mơn học chuyên môn
Nhà trường ký kết với một số doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp của
chính các cựu sinh viên của trường với nội dung liên kết đào tạo sinh viên giai
đoạn trước và trong quá trình thực tập tốt nghiệp.
Mỗi sinh viên sẽ được hai người hướng dẫn trong q trình học tập các mơn
học thực tập tốt nghiệp, trong đó có một người là giáo viên của Nhà trường, một
người là cán bộ kỹ thuật của doanh nghiệp.
Hàng tuần hai người hướng dẫn trao đổi với nhau về nhiệm vụ mà sinh viên
cần thực hiện. Sinh viên sẽ được trực tiếp làm chuyên môn dưới sự hướng dẫn của
cán bộ kỹ thuật. Việc đánh giá kết quả thực tập sẽ được thống nhất giữa hai người
hướng dẫn.
Kết quả:
- Hầu hết các sinh viên có hứng thú với môn học, kết quả học tập được đánh
giá theo từng công việc cụ thể trên công trường nên đảm bảo độ chính xác và
khuyến khích người học cố gắng trong học tập.
- Sinh viên không những được tiếp cận môi trường nghề nghiệp thực tế ngay
trong quá trình đào tạo, nhiều em cịn có thu nhập của bản thân khi được doanh
nghiệp giao việc trong thời gian học tập tại doanh nghiệp và đạt kết quả công việc
tốt.
- Việc giáo viên cùng đồng hành với sinh viên mình hướng dẫn trong q
trình thực tế nghề nghiệp tại doanh nghiệp khơng những giải quyết việc tăng
cường hướng dẫn, kiểm tra, giám sát quá trình học tập, thực tập của sinh viên mà
còn tăng cơ hội nâng cao nghiệp vụ của bản thân thông qua hoạt động thực tế tại
doanh nghiệp.
3.3. Nhà trường đã thành lập các trung tâm tham gia hoạt động sản xuất
Năm 2018, Nhà trường thành lập các Trung tâm trực tiếp tham gia hoạt động
307



sản xuất, bao gồm: Trung tâm Tư vấn xây dựng, Trung tâm Thí nghiệm và kiểm
định xây dựng; Trung tâm Kỹ thuật Hạ tầng đô thị.
Đây là các đơn vị thuộc trường nhưng hồn tồn tự chủ về tài chính. Đây
cũng là nơi để các giáo viên tham gia vào các hoạt động sản xuất, qua đó có thêm
các kỹ năng nghề nghiệp đồng thời tăng thu nhập. Tuy nhiên, việc tham gia của các
giáo viên cịn rất ít do các hoạt động này còn chưa lồng ghép vào các hoạt động
giảng dạy và các giáo viên còn ngại thay đổi.
4. Một số đề xuất
Hiện nay phần lớn các giáo viên tham gia đào tạo nghề nhưng không tham
gia các hoạt động sản xuất do vậy chưa giỏi nghề. Để giải quyết vấn đề này, chúng
tôi xin đề xuất một số giải pháp sau:
- Cần xây dựng đội ngũ giáo viên vừa có phương pháp sư phạm vừa giỏi
nghề. Giáo viên trước khi giảng dạy cần phải trải qua quá trình sản xuất của nghề,
ngồi các kiến thức đã được học ở trường đại học, giáo viên cần phải có các kỹ
năng cơ bản và nâng cao của nghề.
- Các cơ sở giáo dục cần xem xét lại việc tổ chức đào tạo, cần tăng hơn nữa
thời gian thực hành, thực tập tại xưởng trường và tại nơi sản xuất.
- Thành lập các doanh nghiệp, các đơn vị sản xuất nghề nghiệp trong trường,
đưa các công việc thực hành sản xuất vào nội dung các môn học thực tập nghề
nghiệp. Việc tham gia của thầy và trị vào cơng việc sản xuất được tính là thời gian
giảng dạy, học tập. Học tập thông qua công việc thực tế sẽ tăng thêm hứng thú cho
sinh viên đồng thời tăng thêm thu nhập cho giáo viên.
- Ký kết với các doanh nghiệp trong việc liên kết đào tạo, nhờ đó thầy và trị
có thể tham gia vào q trình sản xuất của doanh nghiệp; Nhà trường tận dụng
được cơ sở vật chất, trang thiết bị hiện đại của doanh nghiệp ứng dụng vào giảng
dạy và học tập; Giáo viên và sinh viên được tiếp cận trực tiếp với các công nghệ
hiện đại trong sản xuất, đảm bảo sinh viên sau khi tốt nghiệp có khả năng thích
nghi ngay với thực tiễn sản xuất.
- Ký kết với các đối tác ngoài nước trong việc đào tạo người lao động đi xuất
khẩu nghề. Qua đó, tận dụng được các tiến bộ cơng nghệ trong thực tiễn sản xuất

của nghề nghiệp do đối tác cung cấp.
- Cử các giáo viên đi thực tập sinh cho các đối tác nước ngoài nhằm xây dựng
đội ngũ giáo viên nghề nắm vững các tiến bộ khoa học, công nghệ, giỏi ngoại ngữ
và được trải nghiệm qua thực tiễn sản xuất nghề nghiệp tại các nền sản xuất tiên
tiến hơn.
308


5. Kết luận
- Chất lượng nguồn nhân lực là một yếu tố vô cùng quan trọng trong việc
thúc đẩy nền kinh tế phát triển;
- GDNN có vai trị to lớn trong việc tạo ra nguồn nhân lực có kiến thức, kỹ
năng và thái độ phù hợp với sự phát triển kinh tế trong thời kỳ mới;
- Có nhiều nguyên nhân dẫn đến hệ thống GDNN còn chưa đáp ứng được
vai trị của mình, trong đó có một ngun nhân chủ quan từ chính đội ngũ giáo
viên đó là: cịn nhiều giáo viên, giảng viên đào tạo nghề nhưng chưa giỏi nghề;
- Các cơ sở GDNN cần phải thay đổi từ cơ chế chính sách, cách thức tổ chức
giảng dạy, nội dung chương trình đào tạo… và phải tạo ra mơi trường hoạt động
sản xuất cho giáo viên và học sinh tham gia trực tiếp vào đó. Cần phải xây dựng
đội ngũ giáo viên giỏi nghề và giỏi dạy./.

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Ban chấp hành trung ương khóa XI. (2013). Ngh2013).
2. Quốc hội. (2014). Luật Giáo dục nghề nghiệp 2014 (Luật số: 74/2014/QH13)
3. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội. (2017). Thơng tư 29/2017/TT-BLĐTBXH ngày
15/12/2017 từ cơ chế chính sách, cách thức tổ chức“Quy đ7/TT-BLĐTBXH ngày 15/12/2017
từ cơ chế chính sách.
4. />5. />epi

309




×