Tải bản đầy đủ (.pdf) (10 trang)

Xu thế cải cách chương trình đào tạo quốc tế tại các nước trên thế giới – cơ hội và thách thức liên kết đào tạo quốc tế tại trường Đại học Ngoại thương Cơ sở II – tại Thành phố Hồ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (524.49 KB, 10 trang )

278

XU THẾ CẢI CÁCH CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO QUỐC TẾ TẠI
CÁC NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI – CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC LIÊN
KẾT ĐÀO TẠO QUỐC TẾ TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI
THƯƠNG CƠ SỞ II – TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TREND OF CHANGING INTERNATIONAL TRAINING PROGRAMS IN
COUNTRIES ON THE WORLD - CHALLENGES AND OPPORTUNITIES
OF INTERNATIONAL EDUCATION PROGRAMS AT FOREIGN TRADE
UNIVERSITY - HOCHIMINH CAMPUS
ThS. Huỳnh Đăng Khoa – Bộ môn Nghiệp Vụ

TĨM TẮT
Bài viết đã trình bày khái qt chung về liên kết đào tạo quốc tế ở bậc giáo dục
đại học, sự cần thiết cải cách chương trình đào tạo và giới thiệu về xu thế cải cách
chương trình đào tạo tại các nước trên thế giới. Trên cơ sở phân tích những thách
thức, khó khăn, cơ hội của chương trình đào tạo quốc tế hiện đang triển khai tại trường
Đại học Ngoại thương Cơ sở II – tại Thành phố Hồ Chí Minh trong bối cảnh tồn cầu
hóa – quốc tế hố và xu thế cải cách chương trình đào tạo trên thế giới. Tác giả đã đề
xuất một số nhóm giải pháp cần thiết để nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực
của các chương trình liên kết quốc tế đang được triển khai tại đây bao gồm: Nâng cao
trình độ đội ngũ quản lý chương trình; Cải cách chất lượng chương trình đào tạo; Đầu
tư cơ sở vật chất trang thiết bị phục vụ đào tạo và nghiên cứu; Tăng cường kết hợp
với các doanh nghiệp; Chủ động đáp ứng các tiêu chí và tổ chức kiểm định chương
trình.
Từ khố: Chương trình đào tạo quốc tế; Cải cách chương trình
Abstract
This paper provides an overview of international education programs,
importance of curriculum reform and introduction a curriculum reform on the world.
Based on the analysis of challenges, difficulties, opportunities for enhancement of
international education programs at Foreign Trade University - Hochiminh campus




279

for globalization and reforming training programs in the world. The author have
proposed a number of necessary solutions to improve the quality of programs,
including: Improving program operator teams; Training curriculum reform; Investing
in material facilities and equipment service of training and scientific research;
Cooperation with research institutions and enterprises; Actively match the criteria
and organize the accreditation of the training program.
Keywords: International education programs; Training programs reforms
1. Đặt vấn đề
Quyết định số 711/QĐ-TTg về phê duyệt “Chiến lược phát triển giáo dục 2011
– 2020” của Thủ tướng Chính phủ đã chỉ ra một số tồn tại của lĩnh vực này như: “Nội
dung chương trình, phương pháp dạy và học, công tác thi, kiểm tra, đánh giá chậm
được đổi mới. Nội dung chương trình cịn nặng về lý thuyết… nhà trường chưa gắn
chặt với đời sống kinh tế, xã hội; chưa chuyển mạnh sang đào tạo theo nhu cầu xã
hội; chưa chú trọng giáo dục kỹ năng sống, phát huy tính sáng tạo, năng lực thực hành
của học sinh, sinh viên”. Để giải quyết những vấn đề có liên quan này đối với hệ
thống giáo dục đại học của Việt Nam, phương pháp tiếp cận nhanh nhất đó là tổ chức
các chương trình giáo dục liên kết đối với các trường đại học ở các nước tiên tiến.
Liên kết đào tạo quốc tế vừa góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, vừa tăng
vị thế của các trường đại học trong bối cảnh hội nhập.
Ưu điểm nổi bật nhất của các chương trình liên kết đào tạo quốc tế là tạo một
môi trường và cơ hộ cho người học có thể tiếp cận với các chương trình giáo dục có
chất lượng của nước ngồi; chi phí theo chương trình học thường ít hơn so với đi du
học tại nước ngoài, chỉ vào khoảng 30 - 40% chi phí học tập tại nước ngồi. Bên cạnh
đó, việc sở hữu bằng cấp của các trường liên kết ở nước ngồi cũng giúp cho học viên
có thêm nhiều thế mạnh hơn, đặc biệt là khả năng ngoại ngữ lưu loát.
Tuy nhiên, theo bài nghiên cứu của tác giả Nguyễn Thị Bình (2017) khi tác giả

nghiên cứu về cơng tác phát triển chương trình đào tạo, đặc biệt là trong mảng liên
kết quốc tế trong các trường đại học ở Việt Nam chưa được chú trọng đúng mức,
chưa có nhiều trường đầu tư chun sâu vào cơng việc này, chương trình đào tạo
thường là sẽ nhập khẩu hồn toàn từ các trường đối tác cùng khối ngành thường có


280

nhiều mơn học giống nhau, khơng có đặc thù của từng trường, có trường tổ chức dạy
những mơn mà nhà trường có thế mạnh về giảng viên giảng dạy chứ không phải dạy
những môn học mà xã hội và học viên cần; có một số chương trình đào tạo q tập
trung vào lý thuyết; có chương trình lại q tập trung vào trang bị kỹ năng thực hành,
khơng có nền tảng kiến thức vững dẫn đến người người học khó có thể chọn con
đường học thuật nếu muốn học ở bậc học cao hơn,...
Do đó, từ những yêu cầu cấp thiết, thực trạng trên cho thấy công tác liên kết đào
tạo quốc tế của các trường đại học hiện nay cần phải đổi mới để tiệm cận hơn với nhu
cầu thực tế.
2. Cơ sở lý thuyết
2.1. Chương trình đào tạo liên kết quốc tế
Theo Bộ giáo dục và đào tạo (2002) quy định về chương trình đào tạo liên kết
quốc tế là hành vi các chủ thể quan hệ quốc tế đáp ứng lợi ích hay nguyện vọng của
nhau, khơng chống đối nhau. Đặc điểm cơ bản của chương trình liên kết quốc tế là
có 2 chủ thể tham gia trở lên và có sự tham gia của yếu tố quốc tế. Trong phạm vi
hợp tác của các trường đại học, chương trình liên kết quốc tế là hoạt động chủ thể
thuộc một trường đại học hợp tác với chủ thể thuộc quốc gia khác nhằm mục đích
đáp ứng nguyện vọng của nhau. Hay nói một cách khác chương trình liên kết quốc tế
của trường đại học là những hoạt động có sự kết hợp giữa cá nhân/tập thể của một
trường đại học với cá nhân, tổ chức nước ngoài nhằm thực hiện những nội dung mà
hai bên thỏa thuận.
2.2. Vai trò của liên kết quốc tế đối với các trường đại học

Các thông tin từ bài nghiên cứu của tác giả Nguyễn Thị Hồng Trang (2016) đã
chỉ ra một số vai trị chính của hoạt động liên kết giáo dục giữa các trường Đại học
Việt Nam với các trường Đại học, các tổ chức giáo dục của các nước tiên tiến.
Đầu tiên, khi thị trường giáo dục là một thị trường cạnh tranh như hiện nay thì
hoạt động liên kết, hợp tác quốc tế là hoạt động cần thiết để giúp các trường đại học
tại Việt Nam nâng cao khả năng cạnh tranh của mình.
Thứ hai, hoạt động liên kết quốc tế có vai trị quan trọng trong việc định hướng
sự phát triển của các trường đại học theo hướng hiện đại, tiếp cận nền giáo dục đại
học tiên tiến trong khu vực và trên thế giới.


281

Thứ ba, liên kết hợp tác quốc tế giúp các trường đại học thiết lập được nhiều
hình thức hợp tác đa dạng, phong phú với các chương trình, dự án hợp tác đào tạo,
hợp tác nghiên cứu khoa học, hợp tác song phương và đa phương...
Thứ tư, hoạt động liên kết hợp tác quốc tế mang lại nhiều lợi ích thiết thực đối
với sự phát triển của các trường đại học nói riêng và nền giáo dục đại học của các
quốc gia nói chung.
Bên cạnh đó, hoạt động hợp tác liên kết quốc tế cịn đóng vai trị tích cực trong
việc xây dựng định hướng và đổi mới giáo dục, nghiên cứu khoa học và triển khai
ứng dụng để phục vụ sự nghiệp đổi mới và cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
2.3. Một số xu hướng cải cách chương trình đào tạo tại các nước trên thế giới –
kinh nghiệm cho các chương trình liên kết quốc tế
2.3.1. Xu hướng cải cách chương trình đào tạo ở Mỹ
Theo tác giả Ming, F.Y. (2006) thì xu thế cải cách chương trình đào tạo tại Mỹ
theo hướng đẩy mạnh cơng tác giáo dục đạo đức và giáo dục giá trị lối sống, kỹ năng
sống. Bên cạnh đó, chính phủ chủ động hướng dẫn, các tổ chức và xã hội tích cực
tham gia vào các hoạt động đào tạo. Xu hướng phát triển hài hòa thống nhất và đa
dạng về cấu trúc chương trình đào tạo và đánh giá chương trình đào tạo. Ngồi ra, họ

cịn đẩy mạnh theo hướng nghiên cứu khoa học kỹ thuật liên hệ với các ngành xã hội
nhân văn. Cuối cùng, hoạt động cải cách dựa trên nền tảng của các chương trình giáo
dục trước đây bằng cách kết hợp việc cải cách chương trình đào tạo trước đây để tiến
hành cải cách một cách toàn diện.
2.3.2. Xu hướng cải cách chương trình đào tạo tại Đức
Theo các dữ liệu từ bài nghiên cứu của tác giả Feng, Z.X., (2005) về đổi mới
cải cách các chương trình giảng dạy khoa học tổng hợp tại Đức đã cho thấy trong
những năm gần đây chính phủ Đức đã phát động chương trình đại học tài năng và
chính phủ đã chi những khoản tiền khổng lồ để hỗ trợ xây dựng và phát triển các
trường đại học cao cấp, khuyến khích nghiên cứu khoa học phát triển cơng nghệ.
Đặc điểm của các trường đại học của Đức được kết hợp rất chặt chẽ với các
doanh nghiệp. Sinh viên học tập tại trường khoảng 3 đến 4 năm còn thực tập trong
một Công ty, cơ sở sản xuất hoặc ở nước ngoài với thời gian khoảng 6 tháng. Luận
văn tốt nghiệp tập trung vào ứng dụng và thường được yêu cầu phải hoàn thành tại


282

doanh nghiệp.
Hiên nay, tác giả Feng, Z.X., (2005) nhận định xu hướng cải cách chương trình
đào tạo tại Đức đang diễn ra theo hướng chương trình đào tạo được tổ chức đa dạng
hóa mơi trường học tập, các tổ chức giáo dục mở rộng sang các lĩnh đời sống thường
ngày; chương trình đào tạo tập trung vào khả năng tiếp thu kiến thức trên giảng đường
và thực hành tại các doanh nghiệp; chương trình đào tạo theo hướng khích lệ, khuyến
khích học tập và phát huy năng lực hợp tác; đánh giá lại vai trò của giảng viên và học
viên; phát triển đào tạo các khả năng sở trường của học viên.
2.3.3. Xu hướng cải cách chương trình đào tạo tại Úc
Xia, W., (2006) khi nghiên cứu về đặc điểm, khó khăn và vấn đề cải cách
chương trình đào tạo đương đại của Úc đã có một số những vấn đề nổi bật đối với
nền giáo dục của quốc gia thuộc Châu Đại Dương này, gồm có các cấp học gồm giáo

dục đại học hoặc dạy nghề (TAFE), Associate's Degree, đại học (bao gồm cả bằng
học sĩ danh dự), thạc sĩ và tiến sĩ. Nước Úc có dân số ít và có thể coi là một nước
thực hiện cơng nghiệp hóa giáo dục, thu hút nhiều sinh viên tại các nước khác nhau
trên thế giới đến theo học. Số lượng sinh viên quốc tế lớn và thu học phí cao hơn
nhiều so với sinh viên trong nước. Mỗi năm quỹ hỗ trợ giáo dục của chính phủ Úc rất
lớn và được phân bổ để hỗ trợ giáo dục đại học, hỗ trợ nghiên cứu khoa học và tài trợ
cấp học bổng cho các sinh viên trong và ngoài nước.
Hiện nay, hoạt động cải cách chương trình đào tạo của Úc đang triển khai theo
hướng phát triển nội dung chương trình đào tạo mang tính đa dạng hóa và mở rộng
các chương trình đào tạo theo các ngành mang tính thời đại; dân chủ hóa chế độ quản
lý chương trình đào tạo, phân quyền quản lý chương trình đào tạo; xây dựng mơ hình
mục tiêu chương trình để đào tạo nhân tài có tính chun nghiệp cao; phương thức tổ
chức chương trình đào tạo kết hợp tính phổ biến với chọn lọc.
2.3.4. Xu hướng cải cách chương trình đào tạo tại Nhật Bản
Nhật Bản là một trong những quốc gia mang dậm dấu ấn của văn hố Á Đơng,
nhưng lại chịu ảnh hưởng rất nhiều bởi nền văn minh phương Tây nên trong bài
nghiên cứu của mình, tác giả Feng, X.G., (2006) khi nghiên cứu về văn hoá Nhật Bản
và xu hướng cải cách giáo dục đã chỉ ra những hướng đi mà Nhật Bản đang hướng
đến nhằm cải cách chương trình đào tạo bậc đại học của mình. Đầu tiên, chương trình


283

tập trung vào việc đào tạo khả năng học tập độc lập và tư duy độc lập. Bên cạnh đó,
chương trình tập trung vào nền giáo dục học đường, giảng dạy trên lớp. Xây dựng
phát triển chương trình đào tạo, tổ chức đào tạo và thực hiện đào tạo mang tính linh
hoạt. Cuối cùng, chương trình chú trọng đến thiết lập chương trình đào tạo mang tính
cá nhân hóa, đa dạng hóa và tích hợp hóa.
2.3.5. Xu hướng cải cách chương trình đào tạo tại Trung Quốc
Trung Quốc và Việt Nam có nhiều điểm tương đồng về việc xây dựng hệ thống

giáo dục cũng như các điều kiện liên quan do sự tương đồng về thể chế chính trị Xã
hội chủ nghĩa. Tuy nhiên, để phát triển giáo dục bậc đại học và sau đại học đáp ứng
hội nhập và những chuẩn mực quốc tế, thì hiện nay hoạt động cải cách chương trình
đào tạo đang diễn ra rất triệt để và nhanh chóng. Cụ thể, hiện nay Chính phủ Trung
Quốc đang xây dựng chương trình đào tạo mang tính tổng hợp, định hướng cho con
người, kết hợp chương trình đào tạo trong và ngồi nước, mục đích đào tạo thơng
minh. Bên cạnh đó, họ cịn đang thiết lập một hệ thống đánh giá đa chiều trong cải
cách chương trình đào tạo. (Hua, H.W., 2014)
Thông qua các đặc điểm của mỗi hệ thống giáo dục tiên tiến trên thế giới đang
cải cách nền giáo dục của mình sao cho tiệm cận với xu thế tồn cầu hố, đổi mới và
phù hợp với với các yêu cầu thế giới đặt ra, chúng ta có thể thấy xu thế chung của
hoạt động cải cách chương trình đào tạo trên thế giới đang diễn ra theo các hướng
sau:
Thứ nhất, tích hợp chương trình đào tạo mang tính khoa học với xã hội nhân
văn;
Thứ hai, mở rộng xác định, lựa chọn các mục tiêu cho chương trình đào tạo;
Thứ ba, xây dựng chương trình đào tạo mang tính tồn cầu hóa;
Thứ tư, chú trọng nâng cao chương trình đào tạo lý thuyết cơ bản;
Thứ năm, kết hợp mang tính thống nhất và linh hoạt trong chương trình đào
tạo;
Thứ sáu, tăng cường giáo dục về đạo đức lối sống cho học viên, sinh viên;
Thứ bảy, chú trọng việc đào tạo tính cách cho học viên, sinh viên.
Thứ tám, hướng đến nền giáo dục phát triển tôn trọng sinh mạng trong cuộc
sống của con người.


284

Thứ chín, mở rộng phạm vi cải cách chương trình đào tạo, đi sâu vào nội dung
khoa học;

3. Phương pháp nghiên cứu
Nghiên cứu được tác giả thực hiện bằng phương pháp định tính, cụ thể là
phương pháp nghiên cứu tại bàn thông qua các dữ liệu thứ cấp.
(1) Phương pháp thu thập dữ liệu: Để thực hiện bài nghiên cứu này, tác giả đã
sử dụng các phương pháp tra cứu các thông tin từ các bài báo khoa học của của học
giả có uy tín trên thế giới về xu hướng cải cách hệ thống giáo dục của các nền kinh
tế tiên tiến trên thế giới; phân tích những điểm mạnh, điểm yếu của từng hệ thống
giáo dục và cách họ thực hiện hoạt động đổi mới để phát triển và tăng trưởng trong
xu thế mới. Song song đó, tác giả cũng tìm hiểu thực trạng triển khai của các chương
trình đào tạo liên kết bậc đại học tại trường Đại học Ngoại thương Cơ sở II, tại
TPHCM thông qua các các dữ liệu, tài liệu công bố từ các chương trình liên kết đang
triển khai.
(2) Phương pháp phân tích dữ liệu: Thơng qua những nguồn dữ liệu uy tín thu
thập được, tác giả tiến hành phân tích, so sánh đối chiếu với những thực trạng hoạt
động quản lý, triển khai các chương trình đào tạo liên kết quốc tế tại trường Đại học
Ngoại thương Cơ sở II tại TPHCM với các chương trình đào tạo quốc tế đang được
các quốc gia tiên tiến trên thế giới triển khai trong thời gian gần đây. Qua đó tác giả
rút ra các bài học kinh nghiệm và trên cơ sở đó đề xuất một số giải pháp; khuyến nghị
Ban điều hành chương trình tận dụng được các yếu tố mới mà các nền giáo dục tiên
tiến đang triển khai nhằm nắm bắt tốt các cơ hội để tăng trưởng và phát triển bền
vững trong tương lai.
4. Thực trạng triển khai chương trình
Hiện nay tại trường Đại học Ngoại thương Cơ sở II tại TPHCM đang triển
khai một số chương trình liên kết đào tạo như sau: Cử nhân Quản trị Marketing
Northampton (Anh Quốc); Cử nhân Kinh doanh Bedfordshire (Anh Quốc); Cử nhân
Quản trị kinh doanh Angelo State (Hoa Kỳ); Cử nhân Quản trị kinh doanh
Bloomsburg (Hoa Kỳ).
Hầu hết ở các chương trình liên kết của nhà trường đều đã được cấp phép triển
khai đúng quy định; đạt chứng nhận kiểm định chất lượng theo tiêu chuẩn quốc tế với



285

chương trình đào tạo đa dạng, phù hợp với năng lực, nguyện vọng của sinh viên khi
theo học ở mỗi chương trình. Tất cả các chương trình đều được giảng dạy bởi đội ngũ
giảng viên nước ngoài và các giảng viên tại Việt Nam đủ các tiêu chuẩn về yêu cầu
giảng viên giảng dạy do các trường đối tác yêu cầu về năng lực giảng dạy và tư vấn
học thuật cho sinh viên.
Bên cạnh đó, sinh viên khi tham gia chương trình cịn được tạo các điều kiện
thuận lợi để tham gia các câu lạc bộ học thuật, hoạt động ngoại khoá, giao lưu sinh
viên quốc tế nhằm tạo một môi trường học tập năng động, tiếp cận với thực tế xã hội
đồng thời phát triển toàn diện các kỹ năng mềm: Thuyết trình, hùng biện, làm việc
nhóm,...
Ngồi ra, các chương trình đào tạo liên kết quốc tế được thiết kế khi liên kết
đào tạo cũng là các chương trình đang được sử dụng giảng dạy tại các trường Đại học
đối tác tại Anh Quốc, Hoa Kỳ và Canada. Điều này đã tạo thuận lợi cho sinh viên khi
tốt nghiệp có thể nhận bằng cấp quốc tế và được cơng nhận trên tồn thế giới với chi
phí học tập thấp hơn so với du học trực tiếp.
Tuy nhiên bên cạnh đó, các chương trình liên kết vẫn cịn gặp một số trở ngại
chính chủ yếu nằm ở phần cơ sở vật chất, diện tích giảng đường, các khu vực tiện ích
gần như không thể mở rộng theo tiêu chuẩn của các đối tác nước ngoài do đặc thù
của cơ sở nên cũng dẫn đến một số bất tiện về sinh hoạt, học tập cho sinh viên thuộc
các chương trình hệ liên kết.
5. Đề xuất giải pháp – kiến nghị
Liên kết hợp tác quốc tế đóng vai trị tích cực trong việc xây dựng định hướng
và đổi mới giáo dục, nghiên cứu khoa học và triển khai các ứng dụng tiên tiến. Quá
trình này mang đến cho các trường đại học Việt Nam nhiều kinh nghiệm quý giá
trong việc đổi mới tư duy, phương thức quản lý giáo dục, lựa chọn phương hướng và
cải tiến hệ thống, quy trình đào tạo, đồng thời tiếp cận gần hơn với các nền giáo dục
tiên tiến trên thế giới. Từ các xu hướng cải cách của các nền giáo dục tiên tiến trên

thế giới kết hợp với thực trạng hiện tại đang triển khai tại trường Đại học Ngoại
thương Cơ sở II tại TPHCM đã tạo ra một số cơ hội và thách thức với các chương
trình đang triển khai. Từ đó, địi hỏi các chương trình phải càng hồn thiện hơn nữa
để có thể đáp ứng tốt các xu thế cải cách giáo dục đang diễn ra và nâng cao chất lượng


286

liên kết đào tạo quốc tế. Muốn được như vậy, chương trình cần phải nghiên cứu, ứng
dụng một số cách thức, phương pháp:
Tăng cường khảo sát nhu cầu đào tạo về số lượng, ngành nghề và ngưỡng đầu
vào về trình độ nhân lực.
Quản lý tốt việc thực hiện kế hoạch, mục tiêu, nội dung, chương trình và
phương pháp đào tạo trong quá trình liên kết đào tạo.
Nâng cao năng lực đội ngũ quản lý chương trình phù hợp với yêu cầu, quy mơ,
tính chất hoạt động của từng chương trình liên kết đào tạo.
Tăng cường đầu tư, hoàn thiện hệ thống cơ sở vật chất, điều kiện phục vụ công
tác đào tạo và phục vụ giá trị gia tăng cho sinh viên.
Nhanh chóng tiến hành đáp ứng các tiêu chuẩn và kiểm định các chương trình
đào tạo theo chuẩn của các tổ chức kiểm định có uy tín của thế giới. Đồng thời tổ
chức phối hợp tốt giữa các bộ phận trong công tác kiểm tra, đánh giá kết quả đào tạo
song song giữa các đối tác chương trình.
6. Kết luận
Quốc tế hoá và liên kết quốc tế vừa là mục tiêu nhưng cũng là động lực và
biện pháp để các nước trên thế giới có thể thay đổi chương trình đào tạo, cải cách
giáo dục, với các ngành đào tạo chưa cải cách kịp theo xu hướng toàn cầu hóa sẽ gặp
phải nhiều bất cập và khó khăn trong đào tạo nguồn nhân lực. Đứng trước những
thách thức và cơ hội tồn cầu hóa các chương trình liên kết đào tạo quốc tế tại trường
Đại học Ngoại thương – CSII - TPHCM cũng cần phải tiếp tục đẩy mạnh cơng tác
cải cách chương trình đào tạo để bắt kịp với xu thế đào tạo nguồn nhân lực hội nhập

quốc tế. Bài viết đã tổng quan về xu thế cải cách chương trình đào tạo trong bối cảnh
quốc tế, nêu ra các thách thức; cơ hội và đưa ra các nhóm giải pháp cải cách chương
trình đào tạo nhằm nâng cao trình độ cho nguồn nhân lực và tạo việc làm bền vững
cho học viên.


287

TÀI LIỆU THAM KHẢO
Chính phủ (2012), Quyết định số 711/QĐ-TTg về phê duyệt “Chiến lược phát
triển giáo dục 2011 – 2020” của Thủ tướng Chính phủ, Hà Nội
Nguyễn Thị Bình (2017), Vấn đề khoa học giáo dục và sự cần thiết phải thay
đổi cách nghĩ, cách làm về giáo dục,Tạp chí Quản lý giáo dục, 22 (tháng 3/2017), 14.
Bộ Giáo dục và Đào tạo (2002), Vụ Quan hệ quốc tế, Hướng dẫn về quan hệ
quốc tế trong giáo dục và đào tạo, NXB Giáo dục.
Nguyễn Thị Hồng Trang (2016), Tầm quan trọng của hợp tác quốc tế với các
trường đại học tại Việt Nam.
Ming, F.Y., (2006), Hiện trạng và xu thế cải cách chương trình dạy học của
Mỹ và Anh
Feng, Z.X., (2005), Đánh giá cải cách chương trình giảng dạy khoa học tổng
hợp của Đức.
Xia, W., (2006), Đặc điểm, khó khăn và vấn đề cải cách chương trình đào tạo
đương đại của Úc
Feng, X.G., (2006), Văn hóa Nhật Bản và cải cách chương trình giáo dục
đương đại.
Hua, H.W., (2014), Quốc tế hóa giáo dục cơ hội thách thức của giáo dục đại
học TQ. Trường Đại học Tây An, Phòng hợp tác Quốc tế




×