Tải bản đầy đủ (.pdf) (25 trang)

TIỂU LUẬN môn học KINH tế CHÍNH TRỊ đề tài sự phát triển của chủ nghĩa tư bản độc quyền và những ảnh hưởng đến việt nam trong tiến trình hội nhập

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (248.27 KB, 25 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI
KHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ
****************

TIỂU LUẬN MƠN HỌC
KINH TẾ CHÍNH TRỊ
ĐỀ TÀI: Sự phát triển của Chủ nghĩa tư bản độc quyền và những ảnh
hưởng đến Việt Nam trong tiến trình hội nhập

ĐIỂM

NHẬN XÉT VÀ CHỮ KÝ CỦA GIẢNG VIÊN

Sinh viên thực hiện: Phạm Thị Hường 20191525,
Nguyễn Tiến Được 20196982, Nguyễn Huy Hoàng 20192871
Lớp: 1257000
Giảng viên hướng dẫn: ThS. Nguyễn Thị Phương Dung
Hà Nội, tháng 5 năm 2021


Mục lục
I Mở đầu
1.

Sự cần thiết của đề tài . . . . . . . . . . . . . . . . . . .

3
4

2.
3.



Đối tượng nghiên cứu . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
Phạm vi nghiên cứu . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .

4
4

4.
5.

Phương pháp nghiên cứu . . . . . . . . . . . . . . . . .
Giới thiệu nội dung nghiên cứu . . . . . . . . . . . . . .

5
5

II Nội dung
1

Lý luận của học thuyết kinh tế Mác-Lênin về Chủ nghĩa tư bản độc
quyền
I.
Quá trình phát triển từ thời kỳ Chủ nghĩa tư bản tự do cạnh

7

tranh đến thời kỳ Chủ nghĩa tư bản độc quyền . . . . . . . . .
Năm đặc điểm của Chủ nghĩa tư bản độc quyền . . . . . . . .

7

8

1.
2.

Tích tụ tập trung sản xuất và sự hình thành độc quyền:
Tư bản tài chính và bọn đầu sỏ tài chính: . . . . . . . .

8
9

3.
4.

Xuất khẩu tư bản: . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
Sự hình thành các tổ chức độc quyền quốc tế và phân

9

5.

chia ảnh hưởng kinh tế: . . . . . . . . . . . . . . . . . .
Các cường quốc phân chia lãnh thổ thế giới: . . . . . .

10
10

Sự phát triển của Chủ nghĩa tư bản độc quyền đến hình thái
Chủ nghĩa tư bản độc quyền Nhà nước . . . . . . . . . . . . .


10

II.

III.

2

6

Ảnh hưởng của chủ nghĩa tư bản độc quyền đến sự hội nhập của
Việt Nam
12
I.
Về kinh tế . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 12
II.

Về chính trị . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
1

15


III.
3

Về văn hóa . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .

16


Một số khuyến nghị với tiến trình hội nhập của Việt Nam, trong bối
cảnh Chủ nghĩa tư bản độc quyền đang phổ biến trên toàn thế giới 17
I.
Mục tiêu . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 17
1.
2.
II.

Về kinh tế . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
Về chính trị . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .

17
17

Một số khuyến nghị . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
1.
Đối với Nhà nước . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .

18
18

2.
3.

18
19

Đối với doanh nghiệp . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
Đối với người lao động và người dân nói chung . . . .


III Kết luận

20

2


Phần I
Mở đầu

3


1.

Sự cần thiết của đề tài
Nhà nước tư bản ra đời đó là một tất yếu của lịch sử. Nhà nước tư bản đã

trải qua nhiều hình thái phát triển khác nhau trong đó có Chủ nghĩa tư bản
độc quyền Nhà nước. Sự ra đời phát triển của Chủ nghĩa tư bản độc quyền
Nhà nước là mặt biến đổi quan trọng trong quan hệ quản lý và là đặc điểm
nổi bật của chủ nghĩa tư bản đương đại.
Đầu thế kỷ XX, V.I Lê nin đã chỉ rõ: Chủ nghĩa tư bản độc quyền thành
chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước là khuynh hướng tất yếu. Nhưng chỉ
đến những năm 50 của thế kỷ XX, Chủ nghĩa tư bản độc quyền Nhà nước
mới trở thành một thực thể rõ ràng là một đặc trưng cơ bản của chủ nghĩa tư
bản hiện đại. Hay trong tác phẩm chống Đuy-rinh, Ph. Anghen đã nhận xét:
“Sự cạnh tranh trong nội bộ quốc gia nhường chỗ cho sự độc quyền của một
công ty duy nhất trong nội bộ quốc gia đó. Đại biểu chính thức của Xã hội
Tư Bản Chủ Nghĩa – tức là Nhà nước – cũng buộc phải đảm đương lấy việc

lãnh đạo lấy các tư liệu sản xuất. . . ”
Nghiên cứu vấn đề trên, đề tài: “Sự phát triển của Chủ nghĩa tư bản độc
quyền và hững ảnh hưởng đến Việt Nam trong tiến trình hội nhập” sẽ làm
sáng tỏ hai vấn đề chính:
+ Sự phát triển của Chủ nghĩa tư bản độc quyền.
+ Những ảnh hưởng đến Việt Nam trong tiến trình hội nhập.
Thơng qua đó làm rõ được tầm quan trọng của nhà nước trong việc điều
hành kinh tế. Sự vận dụng cũng như ý nghĩa của sự việc nghiên cứu vấn đề
trên ở Việt Nam.
2.

Đối tượng nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu tại Việt Nam, cụ thể đi sâu vào những tác động của chủ

nghĩa tư bản độc quyền đến sự hội nhập của Việt Nam về mọi mặt.
3.

Phạm vi nghiên cứu

- Phạm vi thời gian: Nghiên cứu Việt Nam trong bối ảnh thích ứng, hội
nhập với các nước trên thế giới về kinh tế, chính trị - xã hội, văn hóa,...
- Phạm vi khơng gian: Đề tài tập trung nghiên cứu và phân tích về sự phát
4


triển của Chủ nghĩa tư bản độc quyền ở các nước và những tác động đến Việt
Nam trong tiến trình hội nhập.
4.

Phương pháp nghiên cứu

- Phương pháp phân tích nội dung.
- Phương pháp tổng hợp tài liệu.
- Phương pháp nghiên cứu, phân tích tài liệu.

5.

Giới thiệu nội dung nghiên cứu

- Trình bày lý luận của học thuyết kinh tế Mác-Lênin về Chủ nghĩa tư bản
độc quyền.
- Phân tích về sự phát triển của Chủ nghĩa tư bản độc quyền ở các nước
tác động đến kinh tế, chính trị - xã hội, văn hóa,... Việt Nam trong tiến trình
hội nhập.
- Đưa ra những đề xuất, khuyến nghị về tiến trình hội nhập của Việt Nam,
trong bối cảnh Chủ nghĩa tư bản độc quyền đang phổ biến trên toàn thế giới.

5


Phần II
Nội dung

6


Chương 1
Lý luận của học thuyết kinh tế Mác-Lênin
về Chủ nghĩa tư bản độc quyền
I.


Quá trình phát triển từ thời kỳ Chủ nghĩa tư bản tự do
cạnh tranh đến thời kỳ Chủ nghĩa tư bản độc quyền

Từ cuối thế kỷ 19 diễn ra quá trình chuyển từ cạnh tranh tự do sang độc
quyền, q trình này diễn ra có tính quy luật:
- Sự phát triển của lực lượng sản xuất dưới tác động của cách mạng khoa
học kỹ thuật đẩy nhanh q trình tích tụ và tập trung tư bản, dẫn đến tích tụ
tập trung sản xuất, sản xuất tập trung vào các xí nghiệp qui mơ lớn.
- Tác động của các qui luật kinh tế của Chủ nghĩa tư bản đó thúc đẩy mạnh
mẽ q trình tập trung sản xuất:
+ Trước hết là qui luật kinh tế cơ bản (sản xuất giá trị thặng dư), để đạt
mục đích sản xuất ngày càng nhiều giá trị thặng dư cho nhà tư bản thì các
nhà tư bản phải khơng ngừng tích lũy mở rộng sản xuất, nâng cao năng
suất,nâng cao trình độ bóc lột.
+ Tác động của quy luật cạnh tranh để giành lợi thế trong cạnh tranh thì
từng nhà tư bản khơng ngừng tích lũy, mở rộng sản xuất, sản xuất quy mơ
lớn có lợi thế trong cạnh tranh.
- Cạnh tranh diễn ra ngày càng gay gắt, hàng loạt xí nghiệp nhỏ bị xí
nghiệp lớn thơn tính, một số các xí nghiệp nhỏ dưới áp lực của cạnh tranh tự
nguyện sáp nhập lại thành xí nghiệp lớn, chính cạnh tranh đó đẩy mạnh q
trình tập trung sản xuất.
- Khủng hoảng kinh tế (1873 và 1898) nổ ra, hàng loạt các xí nghiệp nhỏ bị
phá sản, một số xí nghiệp thốt ra khỏi khủng hoảng thì tiến hành đổi mới
7


trang thiết bị, máy móc, sử dụng máy móc hiện đại hơn, do đó dẫn đến sản
xuất tập trung.
- Hệ thống tín dụng phát triển tạo điều kiện di chuyển tư bản và tập trung
tư bản, dẫn đến tập trung sản xuất. Khi sản xuất tập trung đến trình độ nhất

định thì dẫn thẳng đến độc quyền và sự ra đời của các tổ chức độc quyền.

II.

Năm đặc điểm của Chủ nghĩa tư bản độc quyền
Lê-nin nghiên cứu chủ nghĩa tư bản độc quyền khái quát 5 đặc điểm sau

đây:
1.

Tích tụ tập trung sản xuất và sự hình thành độc quyền:

- Cạnh tranh thúc đẩy tích tụ tập trung tự bản dẫn đến tập trung sản xuất,
sản xuất tập trung được biểu hiện là:
+ Số lượng công nhân trong các xí nghiệp quy mơ lớn chiếm tỷ trọng lớn
trong tổng lực lượng lao động xã hội, số lượng sản phẩm sản xuất ra trong
các xí nghiệp qui mơ lớn chiếm một tỷ trọng lớn trong tổng sản phẩm xã hội.
+ Sản xuất tập trung vào một số xí nghiệp quy mơ lớn thì chúng có khuynh
hướng liên minh thỏa thuận với nhau, dẫn đến hình thành tổ chức độc quyền.
Vậy: Tổ chức độc quyền là liên minh các xí nghiệp qui mô lớn nắm trong tay hầu
hết việc sản xuất và tiêu thụ một hoặc một số loại sản phẩm, chúng có thể quyết định
được giá cả độc quyền nhằm thu được lợi nhuận độc quyền cao.
- Quá trình hình thành của độc quyền diễn ra từ thấp đến cao, từ lưu
thông đến sản xuất và tái sản xuất, cụ thể:
+ Cartel là hình thức độc quyền trong lưu thơng ở trình độ thấp nó quyết
định về mặt hàng và giá cả.
+ Cyndicate là hình thức độc quyền trong lưu thơng ở trình độ cao hơn
Cartel, nó quyết định về mặt hàng ,giá cả và thị phần
+ Trust là hình thức độc quyền sản xuất, nó quyết định ngành hàng, qui
mơ đầu tư.

+ Consortium là hình thức độc quyền liên ngành tái sản xuất từ cung ứng
vật tư - sản xuất - tiêu thụ.

8


2.

Tư bản tài chính và bọn đầu sỏ tài chính:
- Sự hình thành độc quyền trong ngân hàng và vai trị mới của Ngân hàng:

Cùng với sự hình thành độc quyền trong cơng nghiệp thì trong ngân hàng
cũng diễn ra cạnh tranh quyết liệt, hàng loạt ngân hàng nhỏ bị các ngân hàng
lớn thơn tính, một số ngân hàng nhỏ tự nguyện sáp nhập lại thành ngân hàng
lớn, một số ngân hàng lớn thì có xu hướng liên minh, thỏa thuận với nhau
hình thành độc quyền trong ngân hàng. Khi độc quyền trong ngân hàng ra
đời thỡ ngõn hàng cú một vai trò mới, thể hiện: Giữa tư bản ngân hàng và tư
bản công nghiệp thâm nhập vào nhau thông qua chế độ tham dự bằng việc
mua cổ phiếu để các công ty cử người vào Hội đồng Quản trị của ngân hàng,
giám sát hoạt động của ngân hàng và ngược lại thì ngân hàng cử người vào
Hội đồng Quản trị của các công ty. Sự dung nhập giữa tư bản ngân hàng và
tư bản công nghiệp bằng cách trên làm xuất hiện một loại tư bản mới gọi là
tư bản tài chính.
- Tư bản tài chính và đại diện cho nó là bọn đầu sỏ tài chính, chúng lũng
đoạn cả về kinh tế và chính trị:
+ Về kinh tế: Bằng cổ phiếu khống chế để nắm công ty mẹ, chi phối các
công ty con, các chi nhánh.
+ Về xã hội: Bằng sức ép tập đoàn để nắm giữ các vị trí quan trọng trong
bộ máy nhà nước.
3.


Xuất khẩu tư bản:

Xuất khẩu tư bản là đưa tư bản ra nước ngoài để kinh doanh nhằm thu lợi
nhuận cao:
- Trong giai đoạn cạnh tranh tự do, xuất khẩu tư bản chủ yếu là tư bản
hàng hóa, tức là đưa hàng ra nước ngoài để thực hiện giá trị.
- Trong giai đoạn độc quyền, xuất khẩu tư bản chủ yếu là tư bản hoạt
động từ những nước phát triển đến những nước đang phát triển hoặc kém
phát triển ở những quốc gia nhân công, nguyên liệu rẻ, hậu quả xuất khẩu
tư bản là dẫn đến nền kinh tế phụ thuộc, cạn kiệt tài nguyên.

9


4.

Sự hình thành các tổ chức độc quyền quốc tế và phân chia ảnh hưởng
kinh tế:

Xu hướng tồn cầu hóa diễn ra cạnh tranh quyết liệt, cạnh tranh giữa các
quốc gia, các tập đồn, dẫn đến hình thành các liên minh kinh tế quốc tế rất
đa dạng (liên minh về thương mại, thuế quan, sản xuất,. . . ). Các liên minh
này phân chia nhau khu vực ảnh hưởng kinh tế.
5.

Các cường quốc phân chia lãnh thổ thế giới:
- Do sự hoạt động của quy luật phát triển không đều trong giai đoạn độc

quyền thì một nước đang phát triển có thể đuổi kịp, vượt một nước đó phát

triển.
- Sự phát triển không đều về kinh tế dẫn đến không đều về quân sự, chính
trị làm thay đổi tương quan lực lượng và đã phân chia lại lãnh thổ thế giới
dẫn đến xung đột quân sự đó là nguyên nhân dẫn đến hai cuộc chiến tranh
thế giới.

III.

Sự phát triển của Chủ nghĩa tư bản độc quyền đến hình
thái Chủ nghĩa tư bản độc quyền Nhà nước

Chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước đó xuất hiện từ cuối thế kỷ 19 đầu
thế kỷ 20 ở một số nước Tây Âu có nền kinh tế phát triển và nó phát triển
nhanh chóng trở thành phổ biên từ sau thế chiến thứ hai.
- Sự phát triển của chủ nghĩa tư bản ngày càng làm tăng thêm tính chất
gay gắt các mâu thuẫn nội tại của chủ nghĩa tư bản mà trước hết là mâu
thuẫn cơ bản của chủ nghĩa tư bản (Lực lượng sản xuất xã hội hóa với chế độ
tư hữu tư nhân tư bản chủ nghĩa). Do trình độ phát triển của lực lượng sản
xuất xã hội hóa tất yếu địi hỏi một hình thức vận động mới của quan hệ sản
xuất tư bản chủ nghĩa phù hợp. Vậy quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa được
điều chỉnh đó là hình thức sở hữu của Nhà nước tư bản chủ nghĩa.
- Sự phát triển mạnh mẽ của cuộc cách mạng khoa học công nghệ hiện
đại, công nghệ mới làm xuất hiện những ngành nghề mới, đó làm đảo lộn cơ
cấu kinh tế truyền thống để tái cơ cấu kinh tế thì cần phải có một lượng tư

10


bản khổng lồ đầu tư vào lĩnh vực xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật (đường
xá, viễn thông,. . . ) vì vậy cần có sự đầu tư của tư bản nhà nước.

- Sự phát triển của sản xuất xã hội hóa dựa trên cơ sở phân cơng chun
mơn hóa và tiến bộ khoa học kỹ thuật tất yếu địi hỏi cần có sự phối hợp các
hoạt động chung có tính xã hội. Nhà nước nhân danh xã hội điều phối, kiểm
sốt các q trình trên (với tư cách người nhạc trưởng).
- Xu thế quốc tế hóa và hội nhập kinh tế thế giới: Cạnh tranh quốc tế diễn
ra để giành nơi đầu tư, thị trường. . . khi bành trướng thế lực ra nước ngoài
thỡ vấp phải hàng rào lợi ích quốc gia vì vậy nhà nước phải can thiệp để điều
hịa lợi ích.

11


Chương 2
Ảnh hưởng của chủ nghĩa tư bản độc
quyền đến sự hội nhập của Việt Nam
I.

Về kinh tế
Từ sau cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới vào những năm 30 của thế kỉ

XX và rõ nhất là sau chiến tranh thế giới thứ hai, chủ nghĩa tư bản độc quyền
chuyển thành chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước. Bắt đầu từ những năm
30 của thế kỉ XX, sự phát triển mạnh mẽ của cuộc cách mạng khoa học - cơng
nghệ đã dẫn tới tồn cầu hóa kinh tế và chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước
chuyển thành chủ nghĩa tư bản độc quyền xuyên quốc gia.
Bước vào thời kỳ đổi mới, nhận thức được vị trí, vai trị của kinh tế có vốn
đầu tư nước ngồi đối với sự phát triển của đất nước, Đảng Cộng sản Việt
Nam ln nhất qn chính sách phát triển kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài
trong đường lối phát triển kinh tế nhiều thành phần. Trong Báo cáo của Ban
Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam về phương hướng, mục

tiêu chủ yếu phát triển kinh tế - xã hội trong 5 năm 1986 - 1990, trong chính
sách đối với kinh tế có vốn đầu tư nước ngồi, Đảng nhấn mạnh: “Chúng ta
hoan nghênh những tổ chức kinh tế của nước ngoài quan hệ trực tiếp với các
tổ chức kinh tế Việt Nam để mở rộng quy mô hợp tác, thỏa mãn lợi ích của
cả hai bên, theo chính sách và luật pháp của Nhà nước ta”.
Như vậy, ngay từ những năm đầu của thời kỳ đổi mới, Đảng đã nhanh
chóng đưa ra các chính sách phù hợp để thu hút và tạo điều kiện cho kinh
tế có vốn đầu tư nước ngồi hoạt động ở nước ta, khơng chỉ trong lĩnh vực
sản xuất mà cả trong các lĩnh vực dịch vụ quan trọng, thiết yếu phục vụ nền
kinh tế nước nhà.
12


Đại hội IX (năm 2001) đã tổng kết, trong thời gian qua chúng ta đã có quan
hệ thương mại với hơn 140 nước, quan hệ đầu tư với gần 70 nước và vùng
lãnh thổ, thu hút được nhiều nguồn vốn đầu tư từ nước ngoài.Bất chấp bối
cảnh khủng hoảng do COVID-19 tác động mạnh đến chuỗi cung ứng tồn
cầu, tính đến cuối năm 2020, tổng vốn đăng ký cấp mới, điều chỉnh và góp
vốn mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài (FDI) vào Việt Nam vẫn đạt con
số 28,53 tỉ USD.
Cộng với số vốn đăng ký mới, lũy kế đến cuối tháng 12.2020, cả nước có
33.070 dự án đầu tư nước ngồi cịn hiệu lực với tổng vốn đăng ký 384 tỉ
USD; vốn thực hiện ước đạt 231,86 tỉ USD, bằng 60,4% vốn đăng ký còn hiệu
lực. Với tốc độ tăng trưởng vốn đầu tư FDI hằng năm ổn định ở mức 10,4%
trong giai đoạn từ năm 2013-2019, Việt Nam trong thập kỷ qua được đánh
giá là một trung tâm quan trọng thu hút nguồn vốn FDI của thế giới.
Trên nền tảng đó, giai đoạn vừa qua, Việt Nam đã tích cực, chủ động trong
đàm phán và ký kết các Hiệp định thương mại tự do mới với các đối tác. Tính
đến tháng 04/2019, Việt Nam đã tham gia thiết lập 16 Hiệp định thương mại
tự do với 56 quốc gia và nền kinh tế trên thế giới. K hi các cam kết Hiệp

định thương mại tự do (FTA) bước vào giai đoạn cắt giảm thuế sâu, đặc biệt
các FTA với Hoa Kỳ, EU có hiệu lực, sẽ thúc đẩy xuất khẩu mạnh hơn, đem
đến nhiều cơ hội mở rộng thị trường cho hàng hóa của Việt Nam, đồng thời
giúp đa dạng hóa thị trường nhập khẩu, tránh phụ thuộc vào các thị trường
nguyên liệu truyền thống.
Thống kê cho thấy, đến nay Việt Nam đã tham gia ký kết 13 Hiệp định
thương mại tự do (FTA) gồm 7 FTA ký kết với tư cách là thành viên ASEAN
và 6 FTA ký kết với tư cách là một bên độc lập và hiện đang đàm phán 3 FTA
gồm Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP), FTA với Khối
thương mại tự do châu Âu (EFTA), FTA Việt Nam-Israel.
Cơ hội lớn nhất là mở rộng thị trường nhờ cắt giảm thuế và dỡ bỏ rào cản
thương mại để tham gia sâu hơn vào chuỗi sản xuất và cung ứng toàn cầu.
Kết quả cho thấy, nếu như năm 2007, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của
Việt Nam là 111,3 tỷ USD (trong đó xuất khẩu là 48,5 tỷ USD và nhập khẩu
là 62,7 tỷ USD), thì tới năm 2015 tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt
Nam đã tăng khoảng 3 lần đạt 328 tỷ USD (trong đó nhập khẩu là 165,6 tỷ
USD và xuất khẩu là 162,4 tỷ USD). Đến năm 2018, tổng kim ngạch xuất nhập
13


đạt 480,17 tỷ USD lập kỉ lục về kim ngạch xuất nhập khẩu. Cán cân thương
mại của Việt Nam năm 2018 đạt thặng dư 6,8 tỷ USD, cao gấp 3,2 lần mức
thặng dự năm 2017 (trong đó xuất khẩu đạt 243,48 tỷ USD, nhập khẩu đạt
236,69 tỷ USD, tăng 11,1%.
Tuy nhiên nước ta vẫn gặp một số rào cản mà nước lớn đưa ra. Mặc dù
số lượng các vụ điều tra liên quan đến PVTM trên thế giới ngày càng giảm,
song đối với hàng hóa Việt Nam lại có xu hướng gia tăng. Thống kê cho thấy,
mỗi năm chúng ta thiệt hại hơn 14 triệu USD do hàng xuất khẩu bị trả lại.
Vụ kiện chống phá giá cá basa xuất khẩu vào thị trường Mỹ kéo dài 17 năm,
với 14 lần rà soát thuế. Trong giai đoạn 2002 - 2007, Việt Nam liên tục bị áp

mức thuế chống phá giá chung rất cao 63,88% và áp mức thuế cho bị đơn tự
nguyện ở mức 47,02% (giai đoạn 2002 - 2005), khiến xuất khẩu cá basa lao
đao, giá cá giảm mạnh, nhiều hộ dân bỏ nuôi cá basa.
Nhiều vấn đề liên quan đến an sinh xã hội, như:
1- Phát sinh các bất cập về lao động, việc làm: mặc dù khu vực doanh
nghiệp có vốn FDI đang tạo việc làm cho gần 10 triệu lao động nhưng một
tình trạng khá phổ biến diễn ra ở nhiều doanh nghiệp FDI là sa thải người
lao động trên 35 tuổi... Điều này dẫn đến nhiều hệ lụy, nhất là vấn đề an sinh
xã hội, tìm kiếm, bố trí việc làm mới cho người lao động, tạo tâm lý bất an và
các vấn đề tiêu cực khác.
2- Tác động tiêu cực đến môi trường: nhiều dự án FDI không tuân thủ
nghiêm các quy định về bảo vệ môi trường, dẫn đến những tác động tiêu cực
đến mơi trường như gia tăng ơ nhiễm, xói mịn và suy kiệt tài nguyên thiên
nhiên.
3- Thất thu thuế: để chạy đua về số lượng FDI, nhiều khi các địa phương
và ngay cả Chính phủ đã có lúc “trải thảm đỏ” quá mức với những ưu đãi
về thuế, giá thuê đất, giá điện,. . . bóp méo thị trường cạnh tranh, tạo bất lợi
cho các doanh nghiệp trong nước, chưa kể cịn có tình trạng một bộ phận
doanh nghiệp FDI chuyển giá, trốn thuế VAT, khai thấp lợi nhuận để trốn
thuế doanh nghiệp.

14


II.

Về chính trị
Cùng với sự phát triển của các cơng ty độc quyền xun quốc gia và tồn

cầu hóa nền kinh tế thế giới, chủ nghĩa tư bản tổ chức ra quỹ tiền tệ quốc

tế, Ngân hàng thế giới và các thỏa thuận về thuế quan. Do nhu cầu điều
chỉnh quan hệ thương mại nên ngay từ năm 1948, các nước tư bản đã tổ chức
ra hiệp đinh chung về thuế quan(GATT). Sau đó do tiến trình khu vực hóa
được xúc tiến mạnh mẽ nên đã dẫn đến sự ra đời của Cộng đồng kinh tế
châu Âu(EEC).
Cho đến nay, Việt Nam là thành viên của 63 tổ chức quốc tế và có quan
hệ với hơn 500 tổ chức phi chính phủ trên thế giới. Việt Nam đã hoạt động
tích cực với vai trò ngày càng tăng tại Liên hợp quốc (ủy viên ECOSOC, ủy
viên Hội đồng chấp hành UNDP, UNFPA và UPU...), phát huy vai trị thành
viên tích cực của phong trào Khơng liên kết, Cộng đồng các nước có sử dụng
tiếng Pháp, ASEAN ... Có thể nói ngoại giao đa phương là một điểm sáng
trong hoạt động ngoại giao thời đổi mới. Những kết quả đạt được trong mối
quan hệ đan xen này đã củng cố và nâng cao vị thế quốc tế của đất nước, tạo
ra thế cơ động linh hoạt trong quan hệ quốc tế, có lợi cho việc bảo vệ độc lập
tự chủ và an ninh cũng như công cuộc xây dựng đất nước
Nếu như trong giai đoạn 1986-1990, trước khi đất nước bước vào thời kỳ
mở cửa, hội nhập tồn diện, tăng trưởng GDP bình quân chỉ đạt 4,4%/năm
thì thời kỳ từ 1991-2011 tăng trưởng GDP bình quân đạt từ 6 - 8%.
Cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch theo hướng tích cực, phát huy vai trị
của khu vực cơng nghiệp-xây dựng và dịch vụ. Chất lượng tăng trưởng kinh
tế được cải thiện, trình độ công nghệ sản xuất được nâng lên. Kết quả là nước
ta thoát khỏi khủng hoảng kinh tế - xã hội và ra khỏi danh sách các nước kém
phát triển sau 30 năm đổi mới.
Tuy nhiên tiến trình tồn cầu hóa đang đứng trước nhiều thách thức mới
khi các diễn đàn đa phương có sự tham gia của một số siêu cường kinh tế
(như WTO, Liên hợp quốc, APEC, G20, G7, v.v.) bộc lộ khơng ít bất đồng
và gặp khó khăn trong việc tìm tiếng nói chung; vai trị của các thể chế đa
phương và luật lệ, quy định thương mại quốc tế phổ cập (đặc biệt là WTO) có
phần suy giảm trong khi xuất hiện các sáng kiến, định chế kinh tế - tài chính
mới (như Sáng kiến Vành đai và Con đường, AIIB, v.v.). Bản thân WTO vẫn

15


chưa xử lý được những vấn đề quan trọng liên quan đến thương mại như an
ninh lương thực, biến đổi khí hậu, hay những mất cân đối thương mại tồn
cầu. Liên kết kinh tế khu vực, tiểu vùng và song phương có xu hướng được
đẩy mạnh hơn so với liên kết kinh tế toàn cầu và liên khu vực.
Những bất ổn kinh tế vĩ mô ở các nền kinh tế chủ chốt và bất bình đẳng
trong thương mại quốc tế làm gia tăng chủ nghĩa dân tộc và xu hướng bảo
hộ.

III.

Về văn hóa

Sau hơn 30 năm thực hiện cơng cuộc đổi mới, đất nước ta đã đạt được
nhiều thành tựu có ý nghĩa quan trọng trên các lĩnh vực; đời sống của nhân
dân không ngừng được cải thiện; quan hệ đối ngoại của Đảng không ngừng
được mở rộng và tăng cường đi vào chiều sâu, thiết thực. Những thành tựu
to lớn ấy có vai trị đóng góp to lớn tích cực của truyền thông đối ngoại.
Quán triệt và thực hiện tốt nhiệm vụ truyền thông đối ngoại của Đảng
và Nhà nước, trong những năm qua, công tác truyền thông đối ngoại đã đạt
được nhiều kết quả quan trọng, góp phần tuyên truyền chủ trương đường
lối của Đảng chính sách pháp luật của Nhà nước và các hoạt động đối ngoại,
hội nhập quốc tế, tạo môi trường, điều kiện thuận lợi và sự ủng hộ của cộng
đồng quốc tế trong phát triển kinh tế - xã hội, đấu tranh bảo vệ chủ quyền và
các lợi ích chính đáng của nước ta; nâng cao hình ảnh, uy tín của Việt Nam
trên trường quốc tế, tăng cường nguồn lực cho phát triển đất nước.
Nhà nước đã chủ động tuyên truyền hội nhập quốc tế về văn hóa, tiếp
thu tinh hoa văn hóa nhân loại. Chủ động mở rộng hợp tác văn hóa với các

nước, thực hiện đa dạng hóa các hình thức văn hóa đối ngoại, đưa các quan
hệ quốc tế về văn hóa đi vào chiều sâu, đạt hiệu quả thiết thực, tiếp thu có
chọn lọc tinh hoa văn hóa thế giới, làm phong phú thêm văn hóa dân tộc.
Chủ động đón nhận cơ hội phát triển, vượt qua thách thức để giữ gìn, hồn
thiện bản sắc văn hóa dân tộc, hạn chế, khắc phục những ảnh hưởng tiêu
cực, mặt trái của tồn cầu hóa về văn hóa.

16


Chương 3
Một số khuyến nghị với tiến trình hội
nhập của Việt Nam, trong bối cảnh Chủ
nghĩa tư bản độc quyền đang phổ biến
trên toàn thế giới
I.

Mục tiêu

1.

Về kinh tế

- Phát triển kinh tế - xã hội hài hoà giữa các vùng đô thị và nông thôn. Mở rộng, phát triển kinh tế nhanh và bền vững, đẩy mạnh công nghiệp hóa,
hiện đại hóa.
- Phát triển kinh tế tri thức, nâng cao trình độ khoa học, cơng nghệ của các
ngành, lĩnh vực; nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả, sức cạnh tranh
của nền kinh tế.
- Xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ, tham gia có hiệu quả vào mạng
sản xuất và chuỗi giá trị tồn cầu từ đó thu hút nguồn lực đầu tư nước ngồi.

2.

Về chính trị

- Xây dựng hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh; phát huy dân chủ
và sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc.
- Giữ vững ổn định chính trị - xã hội, độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn
vẹn lãnh thổ, trật tự, an toàn xã hội.
- Xây dựng đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, đa phương hóa, đa dạng
hóa, chủ động và tích cực hội nhập quốc tế.
17


- Giữ vững mơi trường hịa bình, ổn định, tạo điều kiện thuận lợi cho sự
nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
- Nâng cao vị thế, uy tín của Việt Nam trong khu vực và trên thế giới.

II.
1.

Một số khuyến nghị
Đối với Nhà nước

- Hồn thiện hệ thơng pháp luật và nâng cao năng lực thực thi pháp luật.
Khẩn trương rà sốt, bổ sung, hồn thiện luật pháp trực tiếp liên quan đến
hội nhập kinh tế quốc tế, phù hợp với hiến pháp, tuân thủ đầy đủ, đúng đắn
các quy luật kinh tế thị trường và các cam kết hội nhập quốc tế; nội luật hóa
theo lộ trình phù hợp những điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên,
trước hết là luật pháp về thương mại điện tử, đầu tư, sở hữu trí tuệ và chuyển
giao cơng nghệ.

- Nâng cao nhận thức và năng lực pháp lý, đặc biệt là luật pháp quốc tế,
thương mại quốc tế, trước hết là các bộ chủ chốt các ngành và chính quyền
các cấp, cán bộ làm cơng tác tố tụng, đội ngũ luật sư và những người trực
tiếp làm công tác hội nhập quốc tế.
- Tăng cường công tác quản lí đối với hoạt động mua bán - sáp nhập của
doanh nghiệp , trên cơ sở phát huy nội lực, bảo đảm tính độc lập, tự chủ của
nền kinh tế, phù hợp với các cam kết quốc tế.
- Nâng cao hiệu quả hoạt động của Ban chỉ đạo quốc gia về hội nhập kinh
tế và các ban chỉ đạo liên ngành về hội nhập kinh tế quốc tế, hội nhập quốc
tế trong lĩnh vực chính trị, quốc phong – an ninh, hội nhập quốc tế trong lĩnh
vực văn hóa – xã hội, giáo dục, khoa học – công nghệ,...
2.

Đối với doanh nghiệp

- Thực hiện nghiên cứu, chuyển giao, đổi mới, hồn thiện cơng nghệ để
nâng cao năng lực cạnh tranh.
- Tìm hiểu và mở rộng thị trường xuất khẩu, đồng thời tuyên truyền về
chất lượng hàng xuất khẩu của Việt Nam, góp phần hỗ trợ thành cơng tiêu
thụ sản phẩm của Việt Nam trong các hệ thống siêu thị tại nước ngoài.

18


- Đổi mới tư duy kinh doanh thích nghi với bối cảnh mới, tích cực tìm
hiểu, nắm bắt thơng tin và linh hoạt trong việc tiếp cận, tận dụng cơ hội, tìm
hiểu thơng tin, chuẩn bị cho mình một tâm thế cạnh tranh khu vực và quốc
tế, có tư duy sáng tạo, đổi -mới và sự nhạy bén trong kinh doanh, có kế hoạch
xây dựng năng lực, đặc biệt về thương hiệu hay uy tín và chất lượng để làm
ăn quy mô và dài hạn trong tương lai.

- Đầu tư xây dựng nguồn nhân lực chất lượng cao rất quan trọng, là yếu
tố không thể thiếu.
- Đáp ứng được các điều kiện, tiêu chuẩn của thị trường nhập khẩu, đáp
ứng các tiêu chí xuất xứ theo cam kết.
-> Có được những ưu đãi về thuế.
-> Phát huy được hiệu quả, phát triển thị trường xuất khẩu của doanh
nghiệp.
3.

Đối với người lao động và người dân nói chung

- Cần phải rèn luyện để có những phẩm chất, thói quen tốt của một lối
sống văn minh như: tuân thủ kỷ luật, có trách nhiệm với tập thể, biết chăm
lo cho công việc chung, biết nhường nhịn, biết tôn trọng người khác, tôn
trọng bản thân mình.
- Cần nỗ lực, rèn luyện, phấn đấu, nâng cao trình độ học vấn, tay nghề,
khẳng định năng lực... để thăng tiến, nâng cao thu nhập và rèn luyện cho
mình tác phong làm việc chuyên nghiệp, đáp ứng yêu cầu, đòi hỏi trong xu
thế phát triển hiện nay.
- Cần nâng cao kiến thức cũng như nhận thức về phát luật để có lịng tự
tơn và niềm tự hào về dân tộc.

19


Phần III
Kết luận

20



Nhìn chung, về bản chất chủ nghĩa tư bản độc quyền là một nấc thang
phát triển mới của chủ nghĩa tư bản, trong đó nhà nước được coi là một
doanh nghiệp độc quyền duy nhất chi phối hầu hết các hoạt động sản xuất
và phân phối hàng hóa trong nền kinh tế. Nhà nước sẽ kiểm soát mọi hoạt
động kinh tế, thương mại và các cơ sở sản xuất được tổ chức và quản lý như
doanh nghiệp Nhà nước (bao gồm cả q trình tích lũy vốn, lao động tiền
lương và quản lý tập trung). Các hoạt động trong nền kinh tế được hoạch
định và điều phối bởi các cơ quan lập kế hoạch kinh tế và các cơ quan chính
phủ được tập trung hóa (các cơ quan được tổ chức theo thực tiễn quản lý
kinh doanh). Sự ra đời của chủ nghĩa tư bản độc quyền vẫn không làm thay
đổi được bản chất của chủ nghĩa tư bản. Bản thân quy luật lợi nhuận độc
quyền cũng chỉ là một hình thái biến tướng của quy luật giá trị thặng dư.
Trong thời kỳ đổi mới đó, nước ta đã khơng ngừng thay đổi để nắm bắt
những cơ hội mà chủ nghĩa tư bản độc quyền mang lại. Đảng đã nhanh
chóng đưa ra các chính sách phù hợp để thu hút và tạo điều kiện cho kinh
tế có vốn đầu tư nước ngồi hoạt động ở nước ta. Bên cạnh đó cũng tích cực
chủ động đàm phán và ký kết các Hiệp định thương mại tự do mới với các
đối tác. Thị trường ngày càng được mở rộng nhờ sự cắt giảm thuế quan và
dỡ bỏ hàng rào thương mại để tham gia sâu hơn vào chuỗi sản xuất và cung
ứng toàn cầu. Nước ta cũng đã chủ động mở rộng hợp tác văn hóa với các
nước, tiếp thu có chọn lọc tinh hoa văn hóa thế giới, làm phong phú thêm
văn hóa dân tộc. Hội nhập đã mang lại cho chúng ta rất nhiều cơ hội, nhưng
bên cạnh đó cũng có khơng ít thách thức mà chúng ta cần vượt qua như ô
nhiễm môi trường, cạn kiệt tài nguyên, phai nhạt bản sắc dân tộc,...
Tại Việt Nam hiện nay, vai trò của nhà nước cần phải chú trọng. Nước ta
đang trong thời kì đổi mới tồn diện về mọi mặt. Vì vậy Nhà nước Trung
ương cần tập trung xây dựng, hoàn thiện thể chế kinh tế xã hội, tổ chức thực
hiện kế hoạch, chiến lược phát triển chung trong cả nước, khắc phục mọi mặt
hạn chế trong việc thi hành các nhiệm vụ đã đặt ra, tăng cường vai trò điều

tiết vĩ mô của nhà nước. Hiệu quả quản lý Nhà nước đối với các lĩnh vực nói
chung trong cơ chế thị trường có điều tiết theo định hướng xây dựng Nhà
nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa phụ thuộc vào việc vận dụng một cách
đông bộ và hợp lý các biện pháp, phương pháp quản lý phù hợp. Có như
vậy, Việt Nam mới xây dựng tốt mơ hình kinh tế thị trường định hướng xã
21


hội chủ nghĩa .

22


Danh mục tài liệu tham khảo
Giáo trình Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin
Sleader.vn
Lyluanchinhtri.vn
hcmcpv.org.vn
khotrithucso.com
laodong.vn
Nhandan.com
/>
23


Phân công nhiệm vụ
Nguyễn Tiến Được: Xây dựng sườn bài, chương 1 nội dung
Phạm Thị Hường: Phần mở đầu, chương 2 nội dung
Nguyễn Huy Hoàng: Phần kết luận, chương 3 nội dung


24


×