Tải bản đầy đủ (.docx) (21 trang)

PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC MÔN TẬP ĐỌC LỚP 4 THEO HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC HỌC SINH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (300.93 KB, 21 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC HÙNG VƯƠNG
KHOA GIÁO DỤC TIỂU HỌC

PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC MÔN TẬP ĐỌC LỚP 4
THEO HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC HỌC SINH.
NĂM HỌC 2021 - 2022

T ê n h ọ c p h ầ n : Dạy học TV ở Tiểu học theo định hướng tiếp cận năng lực
Mã học phần : PRM212
Mã lớp: K19DLCTHA1
Học kì II, năm học 2021-2022

Phú Thọ, tháng 4 năm 2022

Điểm kết
luận của bài

Số
phách

Số
H ọ v à t ê n S V / H V: V Ũ Đ Ì N H C Ẩ N
p h á c h G V H D : Đinh Thị Nguyệt Linh
1


thi
Ghi
bằng
số


Ghi
bằng
chữ

(Do

chấm
thi
ghi)

Họ, tên và
chữ ký của
cán bộ chấm
thi 1

(Do

chấm
thi
ghi)

N g à y, t h á n g , n ă m s i n h : 0 7 / 0 7 / 1 9 7 6
Tên lớp: K19DLCTHA1
Mã lớp:
M ã S V: 2 1 D C T H 0 0 5

Họ, tên và
chữ ký của
cán bộ chấm
thi 2


Họ, tên và chữ ký
của giảng viên thu
bài thi

ĐỀ TÀI
2


PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC MÔN TẬP ĐỌC LỚP 4
THEO HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC HỌC SINH.
NĂM HỌC 2021 - 2022

Mục lục
I. Đặt vấn đề
1. Lí do chọn đề tài
1.1 Cơ sở lí luận
1.2 Cơ sở thực tiễn
2. Phạm vi đề tài
II. Giải quyết vấn đề
1. Thực trạng vấn đề dạy tập đọc hiện nay
2. Các giải pháp thực hiện
3. Kết quả
III. Kết luận
1. Tóm lược giải pháp
2. Phạm vi áp dụng
3. Kiến nghị

I.Đặt vấn đề
3



1. Lí do chọn đề tài
1.1 Cơ sở lí luận
Thơng tư 30/2014/TT-BGDĐT ngày 28/8/2014 của Bộ GD&ĐT về Ban hành
Quy định đánh giá học sinh tiểu học được coi là bước khởi điểm đột phá về thực hiện
NQ số: 29 - NQ/TW ngày 4 tháng 11 năm 2013 “Về đổi mới căn bản, toàn diện giáo
dục và đào tạo, đáp ứng u cầu cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế
thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế”. Sau 2 năm thực hiện
Thông tư 30/2014 được điều chỉnh, bổ sung bởi Thông tư 22/2016/TT-BGDĐT (Văn
bản hợp nhất số 03/VBHN-BGDĐT ngày 28/92016 của Bộ GD&ĐT), về căn bản vẫn
giữ mục tiêu và yêu cầu về đánh giá học sinh trên 3 phương diện, gồm: kiến thức-kĩ
năng, năng lực và phẩm chất; thay cho Thông tư 32/2009/TT-BGDĐT trước đây chủ
yếu trên 2 mặt Kiến thức-kĩ năng và Hạnh kiểm (đạo đức).
Cụ thể Thông tư 22 yêu cầu cần hình thành và phát triển các kĩ năng sau:
a) Tự phục vụ, tự quản: Biết cách tự phục vụ bản thân trong các hoạt động cá
nhân ở trường và ở nhà; Tự giác hoàn thành các cơng việc theo chỉ dẫn và có thói
quen sắp xếp thời gian biểu cho các hoạt động học tập, vui chơi.
b) Hợp tác: Có thói quen tích cực tham gia các hoạt động chung; tự giác hoàn
thành nhiệm vụ cá nhân và giúp đỡ người khác; có kỹ năng giao tiếp tự nhiên, thân
thiện trong hoạt động nhóm.
c) Tự học và giải quyết vấn đề: Có thói quen và phương pháp tự học có
hướng dẫn hoặc khơng có hướng dẫn của người lớn; Biết tự đánh giá sản phẩm do
mình tạo ra và tự điều chỉnh; Biết phát hiện vấn đề và giải quyết nó theo cách riêng
Mục tiêu của số 1 của Thông tư 30/2014 vẫn được Thông tư 22/2016 giữ
ngyên là “Giúp giáo viên điều chỉnh, đổi mới phương pháp, hình thức tổ chức hoạt
động dạy học, hoạt động trải nghiệm ngay trong quá trình và kết thúc mỗi giai đoạn
dạy học, giáo dục; kịp thời phát hiện những cố gắng, tiến bộ của học sinh để động
viên, khích lệ và phát hiện những khó khăn chưa thể tự vượt qua của học sinh để
hướng dẫn, giúp đỡ; đưa ra nhận định đúng những ưu điểm nổi bật và những hạn chế

của mỗi học sinh để có giải pháp kịp thời nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt
động học tập, rèn luyện của học sinh; góp phần thực hiện mục tiêu giáo dục tiểu học”.
Tổ chức dạy học nhằm giúp học sinh hình thành và phát triển năng, phẩm chất
4


cũng khơng phải là mới. Tuy nhiên q trình tổ chức dạy học để thể hiện được rõ nét
việc phát huy năng lực cá nhân, tạo điều kiện cho học sinh phát huy được tính sáng
tạo và phối hợp, tương trợ lẫn nhau trong học tập trong mỗi đơn vị kiến thức, mỗi
tiết học, hoạt động giáo dục vẫn cần sự thay đổi và thay đổi cụ thể trong mỗi giáo
viên.
1.2 Cơ sở thực tiễn
Theo từ điển Tiếng Việt: Năng lực là khả năng, điều kiện chủ quan hoặc tự
nhiên sẵn có để thực hiện một hoạt động nào đó. Hoặc: Năng lực là khả năng huy
động tổng hợp các kiến thức, kỹ năng để thực hiện thành công một loại công việc
trong một bối cảnh nhất định. Năng lực gồm có năng lực chung và năng lực đặc thù.
Năng lực chung là năng lực cơ bản cần thiết mà bất cứ người nào cũng cần phải có để
sống và học tập, làm việc. Năng lực đặc thù thể hiện trên từng lĩnh vực khác nhau
như năng lực đặc thù mơn học là năng lực được hình thành và phát triển do đặc điểm
của mơn học đó tạo nên.
Các nhà lí luận và phương pháp học cho rằng:
Dạy học phát triển phẩm chất, năng lực là phương pháp tích tụ dần dần các yếu tố của
phẩm chất và năng lực người học để chuyển hóa và góp phần cho việc hình thành,
phát triển nhân cách.
Dạy học phát triển phẩm chất, năng lực người học được xem như một nội dung giáo
dục, một phương pháp giáo dục như phương pháp dạy học nêu vấn đề, phương pháp
dạy học phát huy tính tích cực của học sinh. Điểm khác nhau giữa các phương pháp
là ở chỗ dạy học phát triển phẩm chất, năng lực người học có yêu cầu cao hơn, mức
độ khó hơn, địi hỏi người dạy phải có phẩm chất, năng lực giảng dạy nói chung cao
hơn trước đây.

Điều quan trọng hơn cả là nếu so sánh với các quan niệm dạy học trước đây, việc dạy
học phát triển phẩm chất, năng lực sẽ làm cho việc dạy và việc học được tiếp cận gần
hơn, sát hơn với mục tiêu hình thành và phát triển nhân cách con người..
Thơng tư 30 ra đời kéo theo sự thay đổi cơ bản, đột phá về cách đánh giá học
sinh. Sự ra đời của thông tư 30 trong bối cảnh mà mọi cái trong trường tiểu học hầu
như vẫn giữ nguyên cái cũ. Thứ nhất là chương trình và sách giáo khoa. Phân mơn
tập đọc được thiết kế theo 4 mảng đó là:
5


+ Bài đọc
+ Chú giải
+ Câu hỏi tìm hiểu bài
+ Yêu cầu học thuộc ( đối với các bài học thuộc lòng )
Với thiết kế như vậy chỉ phù hợp cho việc dạy truyền thụ kiến thức. Học sinh thiếu
chủ động và gặp nhiều khó khăn nếu khơng có sự hướng dẫn của giáo viên. Với yêu
cầu đánh giá học sinh mới nên giáo viên thường phải tổ chức nhiều hoạt động, nhiều
hình thức dạy học địi hỏi cần nhiều thời gian. Nhưng lượng kiến thức không thay
đổi nên nhiều bài dạy tập đọc giáo viên phải kéo dài thời lượng theo quy định. Mặt
khác quy trình dạy một bài tập đọc theo sách giáo khoa hiện hành cũng khó đáp ứng
được yêu cầu cần phát triển về năng lực người học theo cách đánh giá mới. Cụ thể
quy trình đó như sau:
Qui trình dạy mơn tập đọc hiện nay
1. Khởi động
GV có thể sửử̉ dụng nhiều hình thức đa dạng để hoạt động khởi động sát với nội dung
VB đọc và khơi gợi được hứng thú của HS.
+ HS quan sát tranh, nghe một bài hát hoặc xem một video clip có nội dung liên
quan đến chủ đề của VB.
+ HS trả lời câu hỏi hoặc chia sẻ suy nghĩ, cảm xúc về những gì được quan sát,
được nghe, được xem.

+ GV nêu một vấn đề có liên quan đến nội dung của VB để các em suy nghĩ,
trao đổi, thảo luậậ̂n và trình bày trong nhóm và trước lớp.
2. Khám pha:
- Giáo viên giới thiệu bài. Giáo viên ghi tựa
a. Hoạt động 1: Luyện đọc
GV hướng dẫn cả lớp
+ GV giới thiệu, gợi mở về nội dung bài đọc. (Cần lưu ý là chỉ đưa ra một vài chi
tiết ban đầu, khơi gợi hứng thú của HS, chứ khơng tóm tắt nội dung VB.)
+ GV đọc mẫu tồn bài đọc. HS đọc thầm VB trong khi nghe GV đọc mẫu.
+ GV hướng dẫn HS luyện đọc một số từ ngữ có thể khó đọc đối với các em.
+ GV hướng dẫn HS luyện đọc những câu dài.
+ GV chia VB thành các đoạn.
- HS luyện đọc theo nhóm:
+ HS đọc nối tiếp từng đoạn theo nhóm cho đến hết bài.
+ GV giúp đỡ những HS gặp khó khăn khi đọc bài, khen ngợi nhưng HS đọc tiến
bộ.
+ GV gọi 1 – 2 HS đọc lời giải thích nghĩa của một số từ ngữ trong VB.
- GV gọi 1 HS đọc lại toàn bộ VB.
6


.
* Đọc vòng 1: Luyện phát âm đúng.
- Giáo viên chỉ định học sinh đọc nối tiếp nhau từng đoạn của bài.
-Giáo viên ghi lại những từ học sinh phát âm sai phổ biến lên bảng ở phần luyện đọc
đúng, luyện cho học sinh cách phát âm, đọc đúng.
*Đọc vòng 2 : Luyện ngắt nghỉ đúng câu dài kết hợp giải nghĩa từ
-Luyện ngắt nghỉ đúng:
+ Giáo viên chỉ định học sinh đọc nối tiếp từng đoạn của bài, giáo viên lắng nghe
phát hiện những điểm sai của học sinh.

-Học sinh đọc từ chú giải, Giáo viên hướng dẫn học sinh hiểu nghĩa từ.
b. Hoạt động 2 : Tìm hiểu bài
-* Để trả lời các câu hỏi, GV tổ chức cho HS làm việc theo nhiều hình thức: làm
việc cá nhân, làm việc nhóm, làm việc chung cả lớp.
HS làm việc cá nhân và nhóm:
+ Từng em tự trả lời câu hỏi, sau đó trao đổi nhóm thống nhất đáp án.
+ GV gọi 2 – 3 HS đại diện nhóm trả lời câu hỏi. GV và cả lớp nhậậ̂n xét.
- Hình thức làm việc chung cả lớp:
+ Một HS đọc to câu hỏi, cả lớp đọc thầm. (GV có thể nhắắ́c HS đọc lại đoạn văn có
liên quan và tìm câu trả lời.)
+ GV gọi 2 – 3 HS trả lời câu hỏi. GV và cả lớp nhậậ̂n xét, chốt đáp án.
- Sau khi chốt câu trả lời, tuỳ theo đối tượng HS, GV có thể mở rộng câu hỏi liên hệ
thực tế. Chẳng hạn: "Trong câu chuyện Tớ nhớ cậu, kiến và sóc viết thư cho nhau để
thể hiện tình bạn thân thiết. Cịn các em, em thường làm gì để thể hiện tình bạn thân
thiết của mình?".
- Trong khi HS làm việc nhóm, GV cần theo dõi các nhóm, hỗ trợ những HS gặp
khó khăn trong nhóm.
3. Vận dụng: Luyện đọc diễn cảm(đối với văn bản nghệ thuật), hoặc luyện đọc lại
(đối với văn bản phi nghệ thuật)
*Giáo viên hướng dẫn chung toàn bài về giọng đọc, cách nhấn giọng, cao độ, trường
độ...
* Luyện đọc diễn cảm đoạn :
+Đây là hoạt động tiếp nối Trả lời câu hỏi, giúp HS được luyện tậậ̂p từ, luyện câu và
phát triển kĩ năng sửử̉ dụng nghi thức lời nói.
+ HS thảo luậậ̂n nhóm và thực hành đóng vai (nếu nội dung luyện tậậ̂p là thực hành
nghi thức lời nói) hoặc trình bày kết quả làm bài tậậ̂p trong nhóm hoặc trước lớp (nếu
nội dung luyện tậậ̂p là luyện từ và câu).
- Sau phần Luyện tập, GV cho một HS đọc lại toàn VB, cả lớp đọc thầm theo
7



3.Sáng tạo
- Giáo viên đặt câu hỏi về nội dung bài tập đọc học sinh trả lời. (1,2 câu)
-Giáo viên nhận xét tiết học
-Dặn dò về yêu cầu luyện tập và chuẩn bị bài sau.
Như vậy quy trình dạy học hiện hành quá chú trọng về mặt kiến thức. Qua
nhiều năm quan sát giờ dạy tập đọc của đồng nghiệp, tôi thấy giáo viên luôn là người
chủ động tổ chức truyền thụ kiến thức. Học sinh bị cuốn theo sự dẫn dắt của giáo
viên. Hoạt động chủ yếu của học sinh là lắng nghe, suy nghĩ và trả lời rất thụ động.
Các bài tập đọc thường cùng một quy trình, một hình thức tổ chức đơn điệu. Với quy
trình này những giáo viên nào có năng khiếu văn học, có lợi thế về ngôn ngữ, diễn
đạt thường dạy rất trôi chảy và thường được đánh giá tốt. Ngoài ra số lượng học sinh
trong lớp đông cũng là một rào cản đáng kể cho việc tổ chức học sinh hoạt động.
2. Phạm vi đề tài
Qua một thời gian nghiên cứu, áp dụng các hình thức tổ chức dạy học mới của
chương trình VNEN, cùng những kinh nghiệm của bản thân, tơi đã đúc rút một số
kinh nghiệm và xin được chia sẻ cùng đồng nghiệp qua đề tài : MỘT SỐ KINH
NGHIỆM DẠY HỌC MÔN TẬP ĐỌC LỚP 2 THEO HƯỚNG PHÁT TRIỂN
NĂNG LỰC HỌC SINH. Trong đề tài này tôi chủ yếu trình bày quy trình dạy học
một tiết tập đọc với một số hình thức tổ chức trong các phần : luyện đọc, tìm hiểu bài,
với mong muốn góp phần hình thành và phát triển một số năng lực của học sinh lớp 4
theo thông tư 22.
II.Giải quyết vấn đề
1. Thực trạng dạy học phân môn tập đọc hiện nay
Cùng chung với thực trạng chung của dạy tập đọc hiện hành, tình hình dạy
mơn tập đọc ở Trường Tiểu học Quỳnh Bảng cũng gặp khơng ít những khó khăn.
Các giáo viên cũng cố gắng tổ chức lớp học theo hướng tổ chức các hoạt động học
tập để hình thành năng lực cho học sinh. Và qua các tiết chuyên đề ở cụm hay ở
trường một dấu hiệu dễ thấy nhất đó là sự kéo dài thời lượng tiết học theo quy định là
35 – 40 phút. Đó là những tiết đã được đầu tư trau chuốt mà còn bị kéo dài thời gian

thì những tiết thực dạy trên lớp hằng ngày nhiều giáo viên cũng khẳng định là thiếu
8


thời gian cho mơn tập đọc. Ngồi ra cũng cịn một số giáo viên ngại suy nghĩ, ngại
thay đổi nên thường theo quy trình cũ mà dạy. Điều này làm học sinh các lớp đó
thường có kĩ năng kém hơn những lớp khác. Với những lớp giáo viên có vận dụng
những hình thức tổ chức mới vào bài học thì tình hình có khả quan hơn , nhưng sự
hình thành và phát triển năng lực của học sinh cũng chưa có nhiều tiến bộ. Qua quan
sát và khảo sát lớp 4 A thể hiện trong giờ học phân môn tập đọc, nhận thấy:
Về năng lực tự phục vụ, tự quản: Có nhiều học sinh hạn chế khả năng tự phục
vụ như chưa biết mang đủ đồ dùng, sách vở cho môn học như : Sách Tiếng Việt, vở
ghi chung, bút, thước, trước khi bắt đầu tiết học. Nhiều em khả năng tự quản chưa
cao như : không theo dõi khi bạn đọc bài, làm việc riêng trong giờ học...
Về năng lực hợp tác: cịn một nhóm khá lớn số học sinh trong các nhóm chưa
tích cực khi thảo luận nhóm với biểu hiện: không tham gia ý kiến, không lắng nghe ý
kiến bạn, nói nhỏ, khơng hồn thành được nhiệm vụ nhóm giao.
Về năng lực tự học và giải quyết vấn đề: nhiều em có biểu hiện khơng suy nghĩ
khi giáo viên yêu cầu làm việc cá nhân. Chưa biết cách đưa ra sự đánh giá bản thân
và câu trả lời của bạn. Khả năng phát hiện vấn đề mới và trao đổi chia sẻ với lớp còn
nhiều hạn chế.
Nguyên nhân của tình trạng này một mặt đến từ việc chúng ta đang sử dụng
sách giáo khoa được thiết kế với mong muốn cung cấp kiến thức là chính. Ngồi ra
đó là việc nhiều giáo viên ngại sự thay đổi cứ quy trình cũ mà làm hoặc mới cũ một
cách nữa vời. Thói quen của học sinh trong học tập theo quy trình cũ cũng là một
phần khó khăn cho công tác đổi mới phương pháp dạy học.
2. Các biện pháp đã tiến hành để giải quyết vấn đề
Với giai đoạn giao thời như hiện nay, tôi thống nhất với một số yêu cầu sau:
- Về nội dung :Giữ nguyên mục đích, yêu cầu theo chuẩn kiến thức kĩ năng tiểu học
hiện hành ; Giữ nguyên qui trình và thời gian dạy học của phân môn tập đọc hiện

hành ; Sử dụng phân phối chương trình và sách giáo khoa hiện hành để giảng dạy ;
Về đánh giá HS theo thông tư 22.
- Về phương pháp, kĩ thuật dạy học:
Để tối đa hóa những năng lực các em đạt được thơng qua tiết dạy tập đọc thì tiết dạy
đó cũng phải là một tiết dạy học tích cực. Và phải có bốn đặc trưng sau:
9


- Dạy học thông qua tổ chức các hoạt động của học sinh.
- Dạy học chú trọng rèn luyện phương pháp tự học.
- Tăng cường học cá thể phối hợp với học hợp tác.
- Kết hợp đánh giá của thầy với tự đánh giá của trò.
Như vậy cần chuyển hoạt động dạy học phân môn tập đọc truyền thống hiện
nay là thầy chủ động hướng dẫn học sinh tìm ra tri thức sang tổ chức các hoạt động
học tâp như: học cá nhân, hợp tác nhóm, lớp, đóng vai, diễn tiểu phẩm, trị chơi,
...Qua đó các em chủ động chiếm lĩnh tri thức và hình thành, phát triển các năng lực
cần thiết. Ngoài đánh giá của giáo viên học sinh cũng cần tự đánh giá bản thân
mình, và được bạn bè đánh giá thơng qua hoạt động nhóm.
- Về hình thức :Phối hợp qui trình của tiết dạy phân mơn tập đọc hiện nay với Tiến
trình học tập và qui trình các bước lên lớp của mơ hình Trường học mới có sự biến
thể sáng tạo của giáo viên. Tức là theo qui trình của tiết dạy phân mơn tập đọc hiện
nay giáo viên lồng ghép, thay đổi một số một số hình thức lên lớp mà trong đó giáo
viên vẫn mang tính chủ đạo sang các hoạt động học sinh chủ động học tập.

Sau đây là một số bước tổ chức dạy học trong môn tập đọc nhằm phát triển một
số năng lực của học sinh theo thông tư 22:
Hoạt động dạy

Hoạt động học


Các năng lực được hình
thành và phát triển

* Chuẩn bị tiết học:
GV hoặc lớp trưởng nêu: Mời

+ HS tự giác mang đủ đồ dùng

các bạn mang đồ dùng để học

cần thiết cho tiết tập đọc.

tập đọc

+ HS tự kiểm tra của mình và

+ Tự phục vụ

giám sát đồ dùng của bạn cùng

+ Tự đánh giá mình và giúp

bàn và nhắc nếu bạn thiếu

đỡ bạn

HS tạo nhóm 4. Nhóm trưởng

Rèn năng lực hợp tác


*Ơn bài cũ
YC HS tạo nhóm và đọc

điều khiển mỗi bạn đọc 1
10


đoạn.
+ Báo cáo kết quả đọc

Năng lực đánh giá

tiên của mỗi chủ điểm )
+ GV giới thiệu tranh và yêu

+ HS quan sát và 1-2 em nêu.

+ rèn năng lực tự suy nghĩ

cầu học sinh nêu những hình

+ HS khác nêu ý kiến đánh giá

ảnh em thấy trong bức tranh
2. Giới thiệu bài học
Có thể giáo viên nêu hoặc

câu trả lời của bạn
+ HS ghi tên bài học vào vở


+ phát hiện vấn đề; rèn kĩ

mạnh dạn cho học sinh xung

ghi chung

năng giao tiếp

phong giới thiệu bài học
3. Luyện đọc
Yêu cầu HS khá đọc toàn bài

+ Một HS đọc tốt đọc toàn

+ năng lực tự quản ( theo dõi

bài... cả lớp quan sát sách GK

bạn đọc và sách giáo khoa).

đọc thầm

Tạo thói quen đọc bài ở nhà

1. Giới thiệu chủ điểm
( đối với các bài tập đọc đầu

YC chia đoạn

để được đọc mẫu ở lớp

HS quan sát toàn bài và tự chia Rèn năng lực tự học, tự giải
đoạn... nêu kết quả cho lớp

quyết vấn đề

YC luyện đọc vòng một. Theo

nhận xét thống nhất
Từng nhóm học sinh đọc nối

+ Năng lực hợp tác nhóm

nhóm 2 ( 2 em cùng bàn tạo

tiếp từng đoạn của bài

Tự quản, giao tiếp

thành một nhóm)
-Học sinh phát hiện từ khó đọc
trong bài và giúp đỡ bạn đọc
cho đúng.
+ YC nêu từ bạn đọc chưa

-Học sinh báo cáo cho giáo

đúng. GV ghi bảng

viên những từ khó đọc mà các
em chưa đọc đúng.


+ Qua cáo cáo của các em giáo + HS đọc sai luyện đọc từ
viênghi lại những từ học sinh
phát âm sai phổ biến lên bảng
ở phần luyện đọc đúng, gạch
dưới điểm sai trong các từ ngữ
đó và hướng dẫn cho lớp cách
đọc.
YC luyện đọc vịng 2
( theo nhóm 2 )
-Luyện ngắt nghỉ đúng:

+Từng nhóm học sinh đọc nối
11


Giáo viên đưa câu dài, đọc

tiếp lần 2 từng đoạn của bài .

+ Năng lực hợp tác nhóm

mẫu, học sinh nghe giáo viên

Trong khi đọc, nhóm cần phát

Tự quản, giao tiếp

đọc phát hiện ra chỗ cần ngắt


hiện những câu dài khó đọc.

nghỉ.

Báo cáo cho giáo viên những
câu dài khơng có dấu câu khó
ngắt nghỉ mà các em phát
hiện.
+ HS giơ tay

+ Rèn năng lực tự đánh giá

+ Sau hai lượt đọc GV có thể

bản thân

nêu : Ai thấy mình thực hiện
tốt hoạt động đọc vừa rồi
YC học sinh đọc chú giải

+ HS tự đọc cá nhân

+ Rèn khả năng tự học

+ hoặc 1 em đọc to

+ Rèn tự quản

+ hoặc hai học sinh cùng bàn ,
một em nêu từ một em nêu


+ Rèn hợp tác, giao tiếp

nghĩa ( mỗi em nêu 1 từ )
4. Tìm hiểu bài
YC làm việc cá nhân

+ HS tự đọc câu hỏi và đọc

+ Rèn năng lực tự học tự

thầm tìm câu trả lời ( 2 phút)
YC chia sẻ kết quả trong nhóm + Nhóm trưởng điều hành các

quản và giải quyết vấn đề
+Rèn năng lực hợp tác nhóm

4.

bạn trả lời câu hỏi: Nhóm

và tự quản. Phát triển giao

trưởng đọc câu hỏi và yêu cầu

tiếp, thân thiện trong nhóm.

từng bạn trả lời. Sau mỗi câu
trả lời yêu cầu các bạn nhận
xét bổ sung.

( Lưu ý: Nhóm trưởng cần linh
hoạt, câu nào dễ nên chọn bạn
yếu hơn, câu khó chọn bạn
YC HS chia sẻ trước lớp

giỏi hơn)
+ GV tự điều hành
+ Hoặc chọn một HS điều

+ Rèn khả năng tự quản

+ GV làm trọng tài và đưa ra

khiển lớp báo cáo kết quả theo

( theo dõi và đánh giá câu trả

những kết quả đúng, ghi một

các bước: nêu câu hỏi... gọi

lời của bạn)

số từ lên bảng .

bạn trả lời... gọi bạn nhận xét,

+ Rèn khả năng tích cực tham

bổ sung...có thể nêu ý kiến cá


gia hoạt động chung.

nhân... mời ý kiến của giáo

+ Rèn khả năng giao tiếp

viên
12


+ Hoặc giao cho mỗi nhóm
trả lời 1 câu hỏi. Đại diện
nhóm nêu câu hỏi và câu trả
lời của nhóm ...rồi xin ý kiến
YC rút nội dung hoặc ý nghĩa

các bạn... xin ý kiến giáo viên.
+ HS nêu ... lắng nghe và nhận

của bài học

xét bạn

Năng lực đánh giá bạn

+ HS ghi nội dung vào vở
5. Luyện đọc diễn cảm
+Giáo viên giới thiệu đoạn cần
luyện đọc, đưa lên bảng

+ GV đọc mẫu

+ HS lắng nghe

+ YC HS nêu giọng đọc và
những từ cần nhấn giọng

+ HS nêu giọng đọc và các từ

+ Năng lực phát hiện vấn đề

GV gạch chân từ trên bảng
+ YC HS luyện đọc theo cặp

cần nhấn.
+ 2 em cùng bàn luyện đọc

Năng lực hợp tác, lắng nghe

đơi
+ Gọi HS đọc
+ YC học thuộc lịng

cho nhau nghe.
+ 2-3 em đọc.. lớp nhận xét
+ HS tự đọc cá nhân ( 2 -3

Năng lực lắng nghe, đánh giá
Năng lực tự học, tự quản


( với các bài có yêu cầu)
+ gọi HS đọc thuộc

phút) một đoạn
+ HS bình thường đọc mức
tối thiểu. HS giỏi hơn có thể
đọc cả bài.

6.
GV nêu một vài câu hỏi về nội

+ HS trả lời

dung, ý nghĩa hoặc liên hệ
giáo dục qua bài học
+ YC nhận xét tiết học ..

+ HS nhận xét tiết học

+ năng lực đánh giá

+ 2 HS tự do trả lời

+ Rèn khả năng lên kế hoạch

Bổ sung sau khi HS trả lời
+ YC HS : em sẻ làm gì ở nhà
sau khi học bài này ?
GV dặn dò... nêu YC chuẩn bị


cá nhân.

bài sau

Trong tiến trình bài học giáo viên cần chú ý một số bước quan trọng sau:
a)Khởi động
- Trong khi các em tự kiểm tra bài cũ giáo viên đến từng nhóm một để lắng nghe các
nhóm kiểm tra.
13


Giáo viên quan sát và dựa vào đánh giá của học sinh đưa ra nhận xét ở phần bài cũ.
b) Khám phá :
- Phần giới thiệu, ghi tựa giáo viên thực hiện bình thường như phương pháp cũ. Giới
thiệu bài cần ngắn ngọn gây hứng thú cho học sinh tiếp xúc với văn bản sẽ đọc. Hoặc
thỉnh thoảng mạnh dạn cho HS giới thiệu.
- Học sinh ghi tựa bài. Giáo viên đưa ra yêu cầu cần đạt của bài học, học sinh đọc yêu
cầu. nhằm cho học sinh nắm bắt sơ lược về mục đích, yêu cầu mà bài học mà các học
sinh cần tìm hiểu. Yêu cầu bài học giáo viên đưa ra chính là yêu cầu bài học trong
chuẩn kiến thức kĩ năng.
b.1.Hoạt động 1: Luyện đọc đúng
- GV hướng dẫn cả lớp
+ GV giới thiệu, gợi mở về nội dung bài đọc. (Cần lưu ý là chỉ đưa ra một vài chi tiết
ban đầu, khơi gợi hứng thú của HS, chứ khơng tóm tắt nội dung VB.)
+ GV đọc mẫu toàn bài đọc. HS đọc thầm VB trong khi nghe GV đọc mẫu.
+ GV hướng dẫn HS luyện đọc một số từ ngữ có thể khó đọc đối với các em.
+ GV hướng dẫn HS luyện đọc những câu dài.
+ GV chia VB thành các đoạn.
- HS luyện đọc theo nhóm:
+ HS đọc nối tiếp từng đoạn theo nhóm cho đến hết bài.

+ GV giúp đỡ những HS gặp khó khăn khi đọc bài, khen ngợi nhưng HS đọc tiến bộ.
+ GV gọi 1 – 2 HS đọc lời giải thích nghĩa của một số từ ngữ trong VB.
- GV gọi 1 HS đọc lại toàn bộ VB
* Đọc vịng 1 tích hợp với luyện đọc từ khó (luyện phát âm).
- Lớp chia thành nhóm 4 ( 2 bàn 1 nhóm ) nhóm trưởng điều khiển và phân cơng các
bạn trọng nhóm đọc. Từng nhóm học sinh đọc nối tiếp từng đoạn của bài dưới sự điều
hành của nhóm trưởng. Khi đọc xong bài một lượt các em tự nhận xét về cách đọc
của mỗi bạn theo yêu cầu đọc đúng. Phát hiện từ các bạn đọc sai yêu cầu bạn đọc lại
cho đúng.
Trong lúc học sinh đọc, giáo viên quan sát có thể đi đến từng nhóm lắng nghe những
điểm các em đọc chưa đúng, những từ các em sai nhiều để lát nữa hướng dẫn các em
cách phát âm.
- Học sinh báo cáo cho giáo viên về kết quả đọc của nhóm. Những từ khó đọc của
nhóm mình. Giáo viên ghi lại những từ học sinh phát âm sai phổ biến lên bảng ở phần
luyện đọc đúng, gạch dưới điểm sai trong các từ ngữ đó và hướng dẫn cho lớp cách
đọc. (bước này thực hiên theo cách thông thường)
14


Trước khi thực hiện đọc nối tiếp lần 1: Giáo viên cần đưa u cầu cụ thể cho các
nhóm. Ví dụ : Để luyện đọc đúng bài thầy yêu cầu các em phải đọc to, rõ ràng, ngắt
nghỉ dấu chấm, dấu phẩy. Khi các bạn đọc các em khác lắng nghe và nhận xét các
bạn đọc đúng yêu cầu chưa. Tìm xem những từ khó đọc giúp các bạn đọc đúng.
( Sau khi HS nắm rõ yêu cầu các bước thì các tiết sau GV có thể khơng cần nêu yêu
cầu này nữa )
* Đọc vòng 2 : Luyện ngắt nghỉ đúng câu dài kết hợp giải nghĩa từ chú giải.
- Luyện ngắt, nghỉ đúng : ( Đây là bước khó, đối với sách VNEN đã có sẵn câu dài
HS chỉ cần luyện còn sách hiện hành HS phải phát hiện.)
- Từng nhóm học sinh đọc nối tiếp lần 2 từng đoạn của bài.
Giáo viên lưu ý học sinh đọc đúng như yêu cầu lần đọc 1 và chú ý những từ khó thầy

vừa hướng dẫn đọc. Trong khi đọc nhóm tiếp tục giúp đỡ bạn mình đọc đúng, và phát
hiện những câu dài khó đọc có trong bài, đặc biệt ở những câu mà việc ngắt nghỉ
không dựa vào dấu câu mà ngắt theo cụm từ rõ nghĩa.
- Các nhóm báo cáo tình hình đọc của nhóm mình. Nêu những câu dài nhóm thấy khó
xác định chỗ ngắt nghỉ cho giáo viên.
- Giáo viên đưa câu dài, đọc mẫu, học sinh nghe giáo viên đọc và phát hiện ra chỗ
cần ngắt nghỉ, từ ngữ cô nhấn giọng. Giáo viên gạch chéo sau tiếng cần ngắt nghỉ.
Gạch chân dưới từ cần nhấn giọng. Học sinh luyện đọc câu dài.
b.2. Hoạt động 2 : Tìm hiểu bài
- Học sinh tự tìm hiểu nội dung bài học thông qua câu hỏi giáo viên đưa ra. Thông
qua đọc (đọc thầm, đọc lướt) để trả lời câu hỏi trong sánh giáo khoa theo các hình
thức thảo luận nhóm.
- Các nhóm báo cáo kết quả. GV điều khiển hoặc một HS giỏi
- Giáo viên sơ kết ngắn gọn, nhấn mạnh ý chính và có thể ghi bảng những từ ngữ
hình ảnh chi tiết nổi bật cẩn nhớ của đọan văn, của khổ thơ.
Khi giao nhiệm vụ thảo luận tìm hiểu nội dung bài tập đọc. Giáo có thể tiến hành
bằng nhiều hình thức : Có thể nêu miệng các câu hỏi hoặc ghi câu hỏi ở bảng phụ
hoặc giao nhiệm vụ thông qua phiếu thảo luận. Đối với những câu hỏi ở sách giáo
khó dễ thì giáo viên có thể u cầu các nhóm giở sách giáo khoa và thảo luận các câu
15


hỏi trong bài. Đối với câu hỏi khó mà giáo viên cần chình sửa cho học sinh dễ làm
hơn thì giáo viên nên in thành phiếu học tập phát cho các nhóm .
Theo tơi học tập đọc hiện nay thì chúng ta không cần học sinh phải suy luận
nhiều. Không cần các em phải biết nhiều kiến thức mà chủ yếu là kĩ năng để các em
tự tìm ra kiến thức đó. Do đó để các nhóm thảo luận tìm hiểu nội dung bài được tốt
giáo viên không nên đưa câu hỏi q khó. Nếu có những câu khó thì giáo viên có thể
sửa lại thành câu dễ trả lời hơn, có thể đổi thành câu hỏi dạng trắc nghiệm để học sinh
trả lời. VD: Trong tiết tập đọc lớp 2 bài “ Những hạt thóc giống ” ta có thể thay đổi

câu hỏi 3 “ Theo em vì sao người trung thực là người đáng quý?” Bằng câu hỏi dạng
trắc nghiệm sau: “Các em hãy chọn đáp án a , b, c đúng với câu hỏi sau:
a. Vì người trung thực bao giờ cũng nói thật, khơng vì lợi ích của mình mà nói dối,
làm hỏng việc chung
b. Vì họ thích nghe nói thật, nhờ đó làm được nhiều điều có lợi cho dân cho nước
c. vì người trung thực dám bảo vệ sự thật, bảo vệ người tốt
d. Vì tất cả những điều trên.
Với việc đổi câu hỏi như trên thì việc học sinh tự học theo nhóm sẽ có kết quả hơn.Và
khơng mất nhiều thời gian.
3. : Luyện đọc diễn cảm (đối với văn bản nghệ thuật), hoặc luyện đọc lại (đối với văn
bản phi nghệ thuật)
Sau khi tìm hiểu bài (học sinh hiểu nội dung bài học giáo viên cho học sinh xác định
giọng đọc của bài)
Cụ thể:
- Gọi học sinh khá giỏi đọc nối tiếp, lớp nhận xét để tìm giọng đọc hay.
- Giáo viên gợi ý để học sinh :
+ Xác định giọng đọc
+ Tìm một số từ ngữ cần nhấn giọng để biểu đạt cảm xúc cụ thể của bài.
- Giáo viên kết luận chung về cách đọc: (VD: Toàn bài đọc với giọng thế nào? Cần
nhấn giọng ở những từ ngữ gợi tả gì?...)
* Luyện đọc diễn cảm đoạn :
+ Cho học sinh chọn đoạn văn hay cần đọc diễn cảm. Giáo viên đọc mẫu yêu cầu học
sinh nghe và xác đinh giọng đọc đoạn của thầy. Những từ ngữ cần nhấn giọng.
16


+ Yêu cầu học sinh nhắc lại những từ cần nhấn giọng, giáo viên gạch chân từ trên
bảng.
- Luyện đọc nhóm : Nhóm trưởng tiếp tục điều khiển nhóm đọc.
- Thi đọc diễn cảm.

Đối với bài tập đọc có yêu cầu học thuộc lòng, sau khi hướng dẫn học sinh đọc diễn
cảm, giáo viên dành thời gian thích hợp cho học sinh tự học (thuộc một đoạn hoặc cả
bài). Gọi học sinh đọc đạt mức yêu cầu tối thiểu, sau đó gọi học sinh khá giỏi đọc ở
mức cao hơn.
c) vận dụng
- Giáo viên đặt câu hỏi về nội dung bài tập đọc học sinh trả lời. (1,2 câu)
- Học sinh nhận xét tiết học theo mục đích yêu cầu mà giáo viên đã đưa ra đầu
tiết học.
- Giáo viên nhận xét, dặn dò về yêu cầu luyện tập và chuẩn bị bài sau.


VÍ DỤ VỀ MỘT TIẾT HỌC CỤ THỂ:
TRỐNG ĐỒNG ĐÔNG SƠN
I. YÊU CÀU CẦN ĐẠT:
1. Kiến thức, kĩ năng
Hiểu ND: Bộ sưu tập trống đồng Đông Sơn rất phong phú, độc đáo, là niềm tự
hào của người Việt Nam (trả lời được các câu hỏi trong SGK).
Đọc trôi trảy, rành mạch bài tập đọc. Bước đầu biết đọc diễn cảm một đoạn phù
hợp với nội dung tự hào, ca ngợi.
2. Năng lực
NL giao tiếp và hợp tác, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL ngôn ngữ, NL
thẩm mĩ.
3. Phẩm chất
Giáo dục niềm tự hào về nền văn hố có từ lâu đời
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
GV: Tranh minh hoạ
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Khởi động:

- TBHT điều khiển các bạn chơi trị
chơi Hộp q bí mật
+ Kể tóm tắt nội dung câu chuyện Bốn + 1 HS kể
anh tài
+ Ca ngợi 4 anh em Cẩu Khây có tài
+ Nêu nộii dung, ý nghĩa câu chuyện
năng đã đoàn kết diệt trừ yêu tinh,
mang lại ấm no cho bản làng
17


- GV dẫn vào bài mới – Ghi tên bài
2. Hoạt động khaám phá
Luyện đọc
- Gọi 1 HS đọc bài
- 1 HS đọc bài, cả lớp đọc thầm
- GV lưu ý giọng đọc: Toàn bài đọc với
giọng cảm hứng tự hào, ca ngợi
- Lắng nghe
- Nhóm trưởng điều hành cách chia
- GV chốt vị trí các đoạn
đoạn
- Bài chia làm 2 đoạn.
+ Đoạn 1: Từ đầu … hươu nai có gạc.
+ Đoạn 2: Phần cịn lại.
- Nhóm trưởng điều hành nhóm đọc
nối tiếp trong nhóm lần 1 và phát hiện
các từ ngữ khó (nền văn hố, bộ sưu
tập, sắp xếp, vũ công, hươu nai, thuần
hậu nhân bản, ...)

- Lưu ý sửa lỗi đọc và ngắt nghỉ cho - Luyện đọc từ khó: Đọc mẫu -> Cá
nhân -> Lớp
các HS
- Giải nghĩa các từ: đọc chú giải
- HS đọc nối tiếp lần 2 theo điều khiển
- Các nhóm báo cáo kết quả đọc
- 1 HS đọc cả bài
3. Luyện tập thực hành
Tìm hiểu bài:
- Gọi HS đọc các câu hỏi cuối bài.
- 1 HS đọc
- HS tự làm việc nhóm 4 trả lời các câu
hỏi - TBHT điều hành các nhóm trả
lời, nhận xét
+ Trống đồng Đông Sơn đa dạng như + Đa dạng cả về hình dáng, kích cỡ
lẫn phong cách trang trí, sắp xếp hoa
thế nào?
văn …
+ Hoa văn trên mặt trống đồng được + Giữa mặt trống là hình ngơi sao
nhiều cánh, hình trịn đồng tâm, hình
tả như thế nào?
vũ cơng nhảy múa, chèo thuyền, hình
chim bay, hươu nai có gạc …
+ Những hoạt động nào của con người + Lao động, đánh cá, săn bắn, đánh
trống, thổi kèn, cầm vũ khí bảo vệ quê
được miêu tả trên trống đồng?
hương, tưng bừng nhảy múa mừng
chiến công, cảm tạ thần linh, ghép đơi
+ Vì sao có thể nói hình ảnh con nam nữ
người chiếm vị trí nổi bật trên hoa văn + Vì những hình ảnh về hoạt động của

con người là những hình ảnh nổi rõ
trống đồng?
nhất trên hoa văn. Những hình ảnh
khác chỉ góp phần thể hiện con người
– con người lao động làm chủ, hòa
18


mình với thiên nhiên; con người nhân
hậu; con người khao khát cuộc sống
+ Vì sao trống đồng là niềm tự hào hạnh phúc, ấm no.
chính đáng của người VN ta?
+ Trống đồng Đơng Sơn đa dạng, hoa
văn trang trí đẹp, là một cổ vật quý giá
phản ánh trình độ văn minh của người
Việt cổ xưa, là một bằng chứng nói lên
rằng dân tộc VN là một dân tộc có một
- Nội dung của bài?
nền văn hóa lâu đời, bền vững.
+ HS đọc trả lời câu hỏi hoàn chỉnh và Nội dung: Bài văn ca ngợi bộ sưu tập
các câu nêu nội dung đoạn, bài.
trống đồng Đông Sơn rất phong phú,
đa dạng với hoa văn đặc sắc, là niềm
tự hịa chính đáng của người Việt
Nam.
- HS ghi nội dung bài vào vở
Luyện đọc diễn cảm - Học thuộc
lòng
- Yêu cầu HS nêu giọng đọc toàn bài, - 1 HS nêu lại
nêu giọng đọc toàn bài

- 1 HS đọc toàn bài
- Yêu cầu đọc diễn cảm đoạn 2 của bài - Nhóm trưởng điều khiển:
+ Đọc diễn cảm trong nhóm
+ Thi đọc diễn cảm trước lớp
- Lớp nhận xét, bình chọn.
- GV nhận xét chung
4. Hoạt động vận dụng
- Ban học tập lên làm việc
+ Tìm hiểu thơng tin thêm về trống
đồng Đông Sơn, trống đồng Ngọc Lũ.
ĐIỀU CHỈNH- BỔ SUNG
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................
3. Hiệu quả của đề tài
Qua quá trình áp dụng những hình thức tổ chức dạy học mới, tôi thấy năng lực
của học sinh được cải thiện rõ rệt. Cùng với quá trình hình thành và phát triển năng
lực học sinh với các mơn học khác, phân mơn tập đọc đã góp phần không nhỏ vào
kết quả đánh giá năng lực của HS lớp 4 A cuối năm học :
Cụ thể: Tổng số HS 37 em
Các năng
lực

Tự phục
vụ, tự
quản

Tỷ lệ

Hợp tác


19

Tỷ lệ

Tự học,
giải
quyết

Tỉ lệ


Loại
vấn đề
Tốt
Đạt
Cần cố gắng

20
17

54%
46 %

22
15

59.5 %
40.5 %

19

18

51.4%
48.6 %

III. Kết luận
1. Tóm lược các giải pháp
Tóm lại, để một tiết học tập đọc phát huy được năng lực học sinh, giáo viên
cần linh hoạt và áp dụng các phương phương pháp dạy học mới, nhất là những thành
tố ưu việt của chương trình Trường học mới. Trong từng bước lên lớp, giáo viên cố
gắng tạo điều kiện cho học sinh được hoạt động theo các hình thức: cá nhân, nhóm,
lớp. Phát huy vai trị của từng cá nhân kích thích tiềm năng trong các em thơng qua
sự hợp tác trong nhóm, làm việc cá nhân. Trong các phần của bài tập đọc tơi đã kết
hợp giữa quy trình dạy học cũ và quy trình mới ( VNEN) mạnh dạn đưa thêm một số
hình thức tổ chức mới vào trong bước luyện đọc đúng và đọc - hiểu.
2. Phạm vi áp dụng
Đề tài đã được áp dụng trong lớp 4A và một số lớp trong khối 4 của trường và
trường bạn. Có thể nhân rộng vì dễ áp dụng và phù hợp với Học sinh mọi vùng
miền. Có thể vận dụng để dạy phân môn tập đọc của các khối 2,3 với một số điều
chỉnh cho phù hợp.
3. Kiến nghị
Trong quá trình giảng dạy phân môn tập đọc hiện nay, tôi thấy mất khá nhiều
thời gian cho tiết học, vì vậy rất mong muốn có sự điều chỉnh về lượng kiến thức
sách giáo khoa. Điều chỉnh hình thức trình bày một số câu hỏi khó để giáo viên
khơng cần phải tách câu hỏi hay trình bày trắc nghiệm, in ấn phiếu gây tốn kém.
Ngồi ra khi tham gia dự giờ khơng nên đặt nặng vấn đề kiến thức học sinh học được
qua tiết học mà cần nhìn nhận xem học sinh làm gì để tìm ra kiến thức, những năng
lực, phẩm chất nào được hình thành, phát triển. Điều này sẽ kích thích được giáo viên
sáng tạo và đổi mới, trách tư tưởng an toàn trong tiết dạy.
20



Trên đây là một số kinh nghiệm của bản thân qua q trình thực hiện dạy phân
mơn tập đọc lớp 4. Mong nhận được sự góp ý chân thành của quý cấp lãnh đạo và của
các bạn đồng nghiệp.



Tài liệu tham khảo
- NQ số: 29 - NQ/TW ngày 4 tháng 11 năm 2013 “Về đổi mới căn bản, toàn diện
giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều
kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế”.
- Thông tư 30/2014/TT-BGDĐT ngày 28/8/2014 của Bộ GD&ĐT về Ban hành
Quy định đánh giá học sinh tiểu học.
- Thông tư 22/2016/TT-BGDĐT (Văn bản hợp nhất số 03/VBHN-BGDĐT ngày
28/92016 của Bộ GD&ĐT).
- Chuẩn kiến thức kĩ năng lớp 4
- Sách Hướng dẫn học Tiếng Việt chương trình VNEN
- Sách Tiếng Việt 4. ( sách Học sinh và sách Giáo viên ).
Phú Thọ,ngày 24 tháng 04 năm 2022
Người viết

VŨ ĐÌNH CẨN

21



×