Tải bản đầy đủ (.docx) (10 trang)

Khảo sát nghiên cứu lý do đi làm của người lao động

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (84.9 KB, 10 trang )

Khảo sát nghiên cứu lý do đi làm của người lao động
I.Lý do đi làm
Chúng em đã thực hiện điều tra 50 người với mục đích tìm ra lý do tại sao họ đi
làm. Chúng em đưa ra 9 lý do phổ biến tại sao mà người ta đi làm, đó là :
-

Kiếm tiền

-

Sự độc lập

-

Sự cơng nhận và khẳng định của xã hội

-

Mục tiêu việc làm mở rộng giao tiếp, mối quan hệ

-

Mục tiêu tích lũy kinh nghiệm và thực hành

-

Mục tiêu khám phá những trải nghiệm mới

-

Để nhận được sự tôn trọng



-

Thành công và hạnh phúc

-

Mức độ hài lịng với cơng việc

Vì tình hình dịch bệnh thế nên chúng em lựa chọn hình thức điều tra
online : gg form và phỏng vấn online
Qua đó chúng em rút ra được 5 lý do chính tại sao mọi người đi làm
Với độ tuổi từ 18-30, chiếm đa số, Kiếm tiền, tích lũy kinh nghiệm, thực hành
và khám phá những trải nghiệm mới là 3 lý do chủ yếu được lứa tuổi này lựa
chọn, bởi vì họ cịn trẻ, chưa có nhiều kinh nghiệm thực tế khơng những thế cịn
có tinh thần vô cùng nhiệt huyết hăng say mong muốn khám phá những điều
mới trong cuộc sống.
Với độ tuổi từ 30-55, tuy chiếm thiểu số, Giống như độ tuổi đã nêu ở trên thì
kiếm tiền cũng là lý do quan trọng nhất, ở tuổi này, họ cần chính chắn, cần sự
ổn định, sự độc lập để lo cho cuộc sống của bản thân mình và thêm nữa chúng
ta có thể thấy sự khác biệt rằng họ đi làm vì mở rộng giao tiếp, mối quan hệ.
1. Kiếm tiền


Như cơ và các bạn có thể thấy, Đi làm để kiếm tiền là mục đích hàng đầu của
tất cả chúng ta và lý do này chiếm 98% lựa chọn của mọi người. Khơng có một
ai chỉ đi làm đề chỉ thỏa mãn niềm đam mê. Tiền thúc đẩy phần lớn những
người làm việc. Mọi người làm việc để kiếm sống, và cố gắng để ln có đầy đủ
những bữa ăn, cũng như thanh tốn các hóa đơn. Nghiên cứu cho thấy tiền là
yếu tố chính thúc đẩy mọi người thức dậy vào buổi sáng để đi làm. Không thể

đánh giá thấp tầm quan trọng của tiền bạc. Hiệu ứng kỳ diệu của tiền bạc đã
được thử nghiệm vào những năm 1900 bởi một nhà tư vấn quản lý nổi tiếng tên
là Frederick Taylor. Anh ấy đã làm một số thí nghiệm để kiểm tra tác động của
tiền đối với con người. Ông đảm bảo những người làm việc với năng suất tốt
hơn sẽ nhận được mức lương cao hơn. Thử nghiệm của ông với nhân viên đã
chứng minh rằng tiền có thể là địn bẩy rất hữu ích trong việc tạo động lực cho
mọi người. Mặc dù thực tế, động lực bên trong của một người là điều tối quan
trọng; tiền được chứng minh là sẽ khuyến khích mọi người làm nhiều hơn.
2. Mục tiêu việc làm mở rộng giao tiếp, mối quan hệ
Lý do này đạt 78% với 39 lượt vote
Đây là một trong những lý do quan trọng sẽ giúp cho chúng ta năm bắt được
rất nhiều cơ hội thành cơng đối với sự nghiệp của chính mình. Vì thế mà các
bạn cần phải xác định được những môi trường làm việc nào tốt nhất, đánh giá
dựa trên sự phù hợp và tính chất có thể mở rộng để đầu quân. Môi trường làm
việc tốt là môi trường mang tính hiện đại, khi làm việc trong đó có thể mang tới
cho bạn những hứng thú mới mẻ mà tất cả những sự cống hiến của bạn đều cảm
thấy xứng đáng. Có nghĩa là bạn khơng phải chịu những áp lực và cảm giác
chán nản, khơng có bất cứ sức ép cơng việc nào có thể làm khó được bạn. Mơi
trường này cịn giúp cho bạn có thể mở rộng được các mối quan hệ xã hội tốt
đẹp và cơ hội mới để phát triển sự nghiệp của mình


3. Mục tiêu tích lũy kinh nghiệm và thực hành
Lý do này nhận được 36 lượt vote, 72%
Sau yếu tố tiền lương, có những người chấp nhận một mơi trường làm việc
nào đó với mục tiêu hàng đầu chính là tích lũy kỹ năng và kinh nghiệm. Trường
hợp này thường có ở sinh viên mới ra trường. Họ muốn có một bước đêm thật
tốt để chiếm lĩnh những đỉnh cao trong công việc lâu dài và đương nhiên bao
gồm cả một chế độ trả lương tốt nhất.Chính vì thế, họ không ngại ngăn việc
đảm nhận những dạng công việc mà phải dùng cơng sức trí tuệ nhiều hơn gấp

nhiều lần đồng lương mà họ nhận được. Khơng tính đến sự thật thơi về lương vì
bù lại họ lại có rất nhiều điều kiện để có thể tích lũy kiến thức, kinh nghiệm đối
với cơng việc của mình và đồng thời thích nghi với những biến động lớn của xã
hội thời buổi kinh tế hiện đại. Những công việc thường giúp cho người là thực
hiện được mục tiêu tích lũy kinh nghiệm và đẩy mạnh hoạt động thực hành, áp
dụng kiến thức vào thực tế như công việc thực tập, công việc tình nguyện, thử
việc khơng lương, thử việc lương thấp
4. Sự độc lập
32 vote, 64%
Tiền không phải là lý do duy nhất để làm việc. Làm việc cũng có thể giúp
bạn độc lập hơn và kiểm soát cuộc sống của chính mình nhiều hơn. Khi bạn làm
việc, bạn đang học hỏi những điều mới, có thêm kỹ năng và kết bạn, tạo dựng
mối quan hệ với những người mà bạn gặp qua cơng việc của mình.
5. Mục tiêu khám phá những trải nghiệm mới
28 lượt vote, 56%
Cơng việc có lẽ chiếm dụng của con người nhiều thời gian nhất. Mỗi con
người đều đảnh ra ba phần tử của cuộc đời mình cho cơng việc. Chính vì thế mà
người ta phải tận dụng hết mọi điều kiện của công việc để đem đến những lợi


ích thiết thực nhất cho cuộc sống. Nhờ công việc, chúng ta có thể tiến thân đến
những vị trí đỉnh cao, nhờ cơng việc, chúng ta có chi phí để đảm bảo cho nhu
cầu cuộc sống luôn tươm tất và đầy đủ. Do đó, để có được những niềm hạnh
phúc và sự đủ đầy đó, chúng ta buộc phải đáp ứng được những địi hỏi của cơng
việc u cầu Bạn càng đáp ứng được nhiều thi sự thành công trong công việc
của bạn càng cao. Một tinh thần khám phá, tìm tơi và chinh phục những con
đường mới, hướng đi mới và phương pháp mới chính là yếu tố cần thiết để bạn
xây dựng được một nền tảng thành công trong cuộc sống của mình.
Như vậy chúng ta có thể khẳng định rằng, một mục tiêu cũng vô cùng quan
trọng mà chúng ta phải ghi nhớ khi thực hiện công việc đó chính là làm sao để

có thể tích lũy kinh nghiệm thật nhiều. Muốn vậy, bạn cần lên kế hoạch rõ ràng,
cụ thể cho những khám phá mới mẻ và đương nhiên đường bao giờ ngại khó mà
đầu hàng nhé Đừng nghĩ cơng việc của mình chỉ cần giới hạn đến đó, nó chỉ cần
những kỹ năng nhất định cụ thể để thực hiện là đủ rồi. Nếu nghĩ như vậy đồng
nghĩa với việc bạn đang tự giới hạn cơ hội mở rộng sự phát triển của mình. Mà
khơng có bất cứ mục tiêu nào là lại giới hạn sự thành công của con người cả.
Ngay cả khi bạn chủ động khám phá nền văn hóa của các quốc gia trên thế giới,
hoặc gặp gỡ nhiều người mới, học hỏi những điều mới. Chúng ta tưởng chừng
như chẳng hề có liên quan gì tới cơng việc kế tốn của bạn nhưng kỳ thực sự
khám phá mới mẻ đầy tích cực của bạn trong cuộc sống sẽ giúp bạn có được
những quan điểm sống và làm việc tích cực và mở rộng hơn. Vậy là khám phá
những điều mới mẻ là một mục tiêu không phải hàng đầu nhưng nhất định
không nên thiếu trong kế hoạch công việc của bạn. Nó khơng chỉ giúp bạn mở
rộng kiến thức mà cịn giúp bạn hiểu màu sắc hơn về cuộc đời cũng như việc áp
dụng sự khám phá của mình trong việc đưa ra những quan điểm đúng đắn về
công việc.
II. Đề xuất cho người sử dụng lao động tạo động lực cao khi họ làm việc


*Động lực lao động là gì?
Có nhiều định nghĩa khác nhau về động lực lao động. Tuy nhiên, định
nghĩa được dùng phổ biến nhất khi nhắc đến động lực lao động là: “ Động
lực lao động là yếu tố kích thích con người nỗ lực làm việc trong điều kiện
cho phép tạo ra năng suất, chất lượng, hiệu quả cao nhất”. Động lực lao
động giúp người lao động sẵn sàng và say mê làm việc hơn. Nhờ vậy, các
doanh nghiệp mới có thể thu được lợi ích lớn nhất.
1.Động lực lao động bên ngoài
Động lực lao động bên ngoài là những yếu tố bên ngoài khiến nhân viên
hành động hướng tới hồn thành nhiệm vụ hoặc mục tiêu cơng việc. Chúng
thường là hình phạt hoặc phần thưởng. Chỉ khi gắn liền trách nhiệm với lợi ích

cá nhân thì hiệu quả công việc mới được nâng lên. Đây là điều mà bất cứ người
sử dụng lao động nào cũng cần phải nắm được.
Động lực lao động bên ngoài thường sẽ do người lao động yêu cầu với người sử
dụng lao động. Nếu hai bên đạt được thoả thuận và đồng ý với nhau thì người
lao động mới bắt đầu làm việc. Trong quá trình này người sử dụng lao động
cũng nên đưa ra các hình phạt hoặc phần thưởng để tạo thêm động lực lao động
bên ngoài cho người lao động. Hình phạt sẽ thúc đẩy nhân viên hành động để
tránh hình phạt, trong khi phần thưởng sẽ thúc đẩy họ làm việc để được nhận
phần thưởng.

-

Chính sách đãi ngộ cơng bằng

Rất nhiều nhân viên quan tâm đến sự công bằng trong các đãi ngộ của công ty.
Điều này thể hiện đầu tiên ở việc thanh toán tiền lương nhân viên. Bạn phải đưa
ra một mức lương mà các nhân viên cảm thấy hợp lý, tùy theo năng lực của mỗi


người và trả thêm cho các cơng việc ngồi giờ. Khi đó các nhân viên sẽ xác
định rõ mục tiêu về thu nhập và tự mình có động lực, kế hoạch để đạt được mục
tiêu đã đề ra cũng như buộc nhân viên phấn đấu để đạt được các mục tiêu mà
nhà quản lý đã vạch ra. Phương án này thực sự mang lại hiệu quả cao và thường
được áp dụng để tạo động lực cho nhân viên kinh doanh. Ngoài ra, các nhà quản
lý cần đưa ra các đãi ngộ về lương, thưởng rõ ràng, công khai và công bằng cho
các nhân viên từ cũ đến mới, từ cấp cao đến cấp thấp.
-

Ghi nhận những nhân viên xứng đáng


Nghiên cứu đã chỉ ra rằng tiền bạc chiếm 25% và sự công nhận là 17% tác động
trực tiếp đến động lực của mỗi người. Theo nghiên cứu của Adrian Gostick và
Chester Elton, các nhà quản lý thành công nhất thường xuyên cho nhân viên của
họ sự công nhận trong suốt quá trình làm việc. Thực tế đã chỉ ra rằng các nhà
quản lý nhận ra kết quả kinh doanh tốt lên đáng kể khi họ công nhận nỗ lực, kết
quả cơng việc của nhân viên trong các hình thức khen ngợi mang tính xây dựng
chứ khơng phải là tiền thưởng. Do đó, các nhà quản lý thường kết hợp hình thức
khen ngợi và ghi nhận sự thành công của các nhân viên nhằm đem đến cho họ
những động lực lớn nhất để hồn thành các cơng việc của mình cũng như tạo
một mơi trường làm việc tích cực, hiệu quả.
-

Đào tạo, nâng cao kỹ năng cho nhân viên

Cách tốt nhất để tạo động lực cho nhân viên làm việc hiệu quả đó là tổ chức đào
tạo nhân sự cho nhân viên thường xuyên. Với những kỹ năng được trang bị, đào
tạo sẽ giúp các nhân viên hồn thành cơng việc được tốt hơn đồng thời tăng khả
năng thu hút và giữ chân nhân tài ở lại với doanh nghiệp. Để nâng cao kỹ năng
cho nhân viên, bạn có thể cung cấp tài liệu, nguồn lực để họ tự nghiên cứu học
tập, hoặc tổ chức các đợt tập huấn để giúp họ phát triển năng lực được hiệu quả
hơn. Những sáng kiến của các nhân viên liên quan trực tiếp đến kết quả kinh


doanh của doanh nghiệp bởi họ là những người trực tiếp sản xuất các sản phẩm
hay thiết kế các dịch vụ, là những người tham gia giao dịch với khách hàng và
giải quyết vấn đề hàng ngày. Như vậy, các nhà quản lý cần cân nhắc và lựa chọn
những nhân viên ưu tú, trung thành để có những các kế hoạch đào tạo, nâng cao
kỹ năng hiệu quả mà không lãng phí tài nguyên, nguồn lực của doanh nghiệp.
-


Phân quyền cho nhân viên

Một trong các kỹ năng tạo động lực cho nhân viên mà các nhà quản trị cần phải
có đó là “phân quyền”. Có nghĩa là cho phép nhân viên của mình tự đưa ra các
quyết định và chịu trách nhiệm về phạm vi quyền hạn đã được trao. Khi được
phân quyền, nhân viên của bạn sẽ có cơ hội phát huy tài năng, năng lực của
mình đồng thời nhìn nhận được vai trị và trách nhiệm của mình về cơng việc
được giao. Từ đó họ sẽ cống hiến hết mình cho doanh nghiệp cũng như chứng
minh năng lực của mình đối với cấp trên. Tuy nhiên hình thức trao quyền được
dựa trên sự tin tưởng, vì thế bạn phải có niềm tin vào khả năng của nhân viên
cũng như chấp nhận với rủi ro không may đem lại. Hình thức trao quyền này
thường được áp dụng đối với các nhân viên ưu tú, có tiềm năng vì vậy đây là
một trong các cách tạo động lực cho nhân viên chuyên nghiệp và hiệu quả.
2. Động lực lao động bên trong
Động lực lao động bên trong xuất phát từ sự hài lịng cá nhân về chính cơng
việc đang làm. Là sự thỏa mãn khi cá nhân thực hiện tốt một công việc hay đạt
mục tiêu đề ra, khi cá nhân thấy rằng cơng việc của mình có đóng góp lớn cho
doanh nghiệp.
Thông thường động lực này chỉ xuất hiện ở những cá nhân u thích và đam mê
với cơng việc. Động lực lao động bên trong sẽ có ý nghĩa hơn động lực lao động
bên ngồi vì nó là sự yêu thích là niềm đam mê riêng của cá nhân mà không liên


quan gì đến lợi ích. Người sử dụng lao động nếu biết cách tạo động lực lao động
này thì sẽ thu được nhiều thành quả hơn hẳn. Tuy nhiên, hầu hết động lực lao
động bên trong đều bắt nguồn và đi kèm với động lực bên ngồi.

-

Khen ngợi, khuyến khích mọi nỗ lực, thành công của nhân viên


Là một người quản lý, bạn hãy nhớ luôn khen ngợi nhân viên về hiệu quả làm
việc tốt ngay cả khi họ chỉ mới làm được một nửa. Khi đó, các nhân viên sẽ
thấy rằng bạn trân trọng và công nhận những nỗ lực mà họ đã bỏ ra. Hãy tạo
động lực cho nhân viên bằng cách này thông qua việc khen ngợi, tuyên dương
và khuyến khích nhân viên hàng tuần hoặc hàng tháng. Bên cạnh đó, bạn cần
xây dựng chương trình dành cho nhân viên một cách thân thiện cũng như trao
tặng phần thưởng tháng để khuyến khích họ như: Một món quà gift coupon,
khen thưởng nhân viên giỏi nhất tháng. Cách tạo động lực cho nhân viên này
tuy đơn giản nhưng thực sự mang lại hiệu quả cao, góp phần tối ưu hiệu suất lao
động cũng như tạo động lực để nhân viên làm việc tốt hơn.
-

Lắng nghe những mối quan tâm cá nhân của nhân viên

Những mối bận tâm của nhân viên sẽ ảnh hưởng lớn đến năng suất lao động của
mỗi người. Vì vậy, các nhà quản lý cần biết lắng nghe các ý kiến, sự giãi bày
của từng nhân viên để có những giải pháp phù hợp để gỡ bỏ các “nút thắt” này.
Lắng nghe, tập trung và tôn trọng nhu cầu của nhân viên không chỉ giúp tạo
động lực cho nhân viên mà còn tăng khả năng làm việc nhóm hiệu quả cũng như
tạo được mối quan hệ hòa đồng, tin tưởng giữa nhân viên và cấp quản lý.
- Cân bằng cuộc sống, công việc của nhân viên
Quan tâm đến đời sống của nhân viên là điều cần thiết giúp các nhà quản lý tập
trung và có các phương án tạo động lực hiệu quả cho mỗi nhân viên của mình.
Một hành động nhỏ sẽ tạo ra sự khác biệt lớn trong cuộc sống của nhân viên,


đơn giản như đưa ra lời khuyên, ý kiến hay cách nhìn nhận của mình về vấn đề
nhân viên đang gặp phải trong cuộc sống. Việc giúp đỡ các khó khăn trong cuộc
sống của nhân viên không chỉ tạo sự yên tâm để họ làm việc mà còn cho nhân

viên thấy mình được quan tâm, từ đó sẽ hết mình cống hiến cho doanh nghiệp.
Ngoài ra, nhà quản lý nên khuyến khích nhân viên của mình nêu ra các ý kiến,
đề xuất, phản hồi về cơng việc cũng như chính sách doanh nghiệp. Cách làm
việc của từng nhân viên sẽ giúp doanh nghiệp đi lên tốt hơn, vì vậy hãy cho họ
các cơ hội bày tỏ ý kiến, tiếng nói của mình trong quá trình làm việc.
-

Thúc đẩy tinh thần tạo động lực cho nhân viên

Trong suốt quá trình làm việc, các nhà điều hành không thể tránh khỏi việc cấp
dưới buồn chán với công việc hiện tại. Trong trường hợp này, vai trò của quản
lý càng được chú trọng và nâng cao nhất là kỹ năng tạo động lực cho nhân viên.
Gắn kết quan hệ giữa các nhân viên với nhau là một trong các cách tạo động lực
cho nhân viên thường được các doanh nghiệp chú trọng và áp dụng. Doanh
nghiệp có thể tự tổ chức các buổi ngoại khóa, du lịch để tăng cường tinh thần
kết nối, hợp tác giữa các nhóm, phịng ban với nhau.
Khi nhân viên được chào hỏi, làm quen và kết nối, họ sẽ dễ dàng xây dựng các
mối quan hệ hợp tác bền vững và lâu dài trong công việc cũng như trong cơng
sở. Ngồi ra, nếu nhân viên rơi vào bế tắc, hãy giúp họ tìm ra các lối đi mới,
hướng đến một sự thỏa mãn cao hơn thậm chí là cân nhắc việc thăng chức cho
họ dựa trên những cấp bậc thành tựu đã đạt được. Một trong những cách thúc
đẩy tinh thần, tạo động lực cho nhân viên không thể bỏ qua đó là xây dựng trách
nhiệm cho nhân viên. Hãy làm cho mọi nhân viên thấy được tác động công việc
của từng người đối với phần việc của những đồng nghiệp xung quanh và sự ảnh
hưởng tới toàn bộ hoạt động của doanh nghiệp. Khi đó các nhân viên sẽ có tinh
thần tự giác và có trách nhiệm trong cơng việc của mình hơn.


-


Tạo môi trường làm việc năng động

Áp lực từ môi trường làm việc là một trong những nguyên nhân khiến căng
thẳng và chán nản của nhân viên khi làm việc vì vậy, nhiệm vụ của các nhà
quản lý đó là phải giải phóng áp lực và căng thẳng cho nhân viên. Để thư giãn
và khuyến khích tinh thần cho nhân viên của mình, các nhà quản lý có thể tổ
chức các hoạt động giải trí ngay trong giờ làm như: Tổ chức quiz, trò chơi giữa
giờ… Những hoạt động giải lao này không chỉ làm giảm bớt căng thẳng mà còn
thúc đẩy nhân viên tập trung tinh thần làm việc. Ngồi ra, bạn có thể tạo động
lực cho nhân viên bằng việc làm mới, trang trí lại văn phịng, tạo không gian
thoải mái, tươi mới, thúc đẩy tinh thần làm việc mỗi ngày cho nhân viên như:
Sử dụng áp phích treo tường để truyền cảm hứng, sử dụng sticker, trang trí
khơng gian làm việc bằng các lọ hoa, bình nước, cốc...với những họa tiết trang
trí độc đáo, thú vị kích thích sự sáng tạo. Bằng các hình thức này, bạn có thể giữ
cho nhân viên của mình ln hứng khởi, có tinh thần cao độ khi họ làm việc
cũng như thư giãn.
Như vậy, việc tạo động lực cho nhân viên khơng chỉ nhằm thúc đẩy năng suất
lao động mà cịn là một trong những yếu tố giúp doanh nghiệp thu hút và giữ
chân nhân tài. Với các cách tạo động lực cho nhân viên mà nhóm em đưa ra hi
vọng là sẽ giúp ích cho các bạn sau này trở thành nhà quản lý có thể có những
chiến lược quản lý nhân sự hiệu quả giúp doanh nghiệp của mình sở hữu một
nguồn nhân lực dồi dào và ln hồn thành tốt các nhiệm vụ được giao.



×