Tải bản đầy đủ (.doc) (104 trang)

Pháp luật về quản lý chất thải từ các nông trại chăn nuôi ở việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (486.04 KB, 104 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT

DƯƠNG THỊ HÀ PHƯƠNG

PH¸P LUậT Về QUảN Lý CHấT THảI Từ
CáC NÔNG TRạI CHĂN NUÔI ở VIệT
NAM

LUN VN THC S LUT HC

H NI - 2021


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT

DƯƠNG THỊ HÀ PHƯƠNG

PH¸P LUậT Về QUảN Lý CHấT THảI Từ
CáC NÔNG TRạI CHĂN NUÔI ở VIệT NAM
Chuyờn ngnh: Lut Kinh t
Mó s: 8380101.05

LUN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

Người hướng dẫn khoa học: TS. LÊ KIM NGUYỆT

HÀ NỘI - 2021



LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan Luận văn là công trình nghiên cứu của
riêng tơi. Các kết quả nêu trong Luận văn chưa được cơng bố trong
bất kỳ cơng trình nào khác. Các số liệu, ví dụ và trích dẫn trong
Luận văn đảm bảo tính chính xác, tin cậy và trung thực. Tơi đã
hồn thành tất cả các mơn học và đã thanh tốn tất cả các nghĩa vụ
tài chính theo quy định của Khoa Luật Đại học Quốc gia Hà Nội.
Vậy tôi viết Lời cam đoan này đề nghị khoa Luật xem xét để
tơi có thể bảo vệ Luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
NGƯỜI CAM ĐOAN

Dương Thị Hà Phương


MỤC LỤC
Trang
Trang phụ bìa
Lời cam đoan
Mục lục
Danh mục các từ viết tắt
Danh mục các bảng, hình
MỤC LỤC4
MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1.............................................................................................................................................7
MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ CHẤT THẢI TỪ CÁC NÔNG TRẠI CHĂN NUÔI VÀ PHÁP LUẬT VỀ QUẢN
LÝ CHẤT THẢI TỪ CÁC NÔNG TRẠI CHĂN NUÔI.....................................................................7
1.1. Một số vấn đề lý luận về chất thải từ các nông trại chăn nuôi và quản lý chất thải từ các nông
trại chăn nuôi ở Việt Nam......................................................................................................7
1.1.1. Khái niệm, phân loại....................................................................................................................7

1.1.2. Ảnh hưởng của chất thải chăn nuôi đến môi trường và con người...........................................8
1.1.3. Khái niệm nông trại chăn nuôi và quản lý chất thải từ các nông trại chăn nuôi.....................12
1.2. Một số vấn đề lý luận về pháp luật quản lý chất thải từ các nông trại chăn nuôi......................16
1.2.1. Khái niệm pháp luật về quản lý chất thải từ các nông trại chăn ni......................................16
1.2.2. Đặc điểm và vai trị của pháp luật về quản lý chất thải từ các nông trại chăn nuôi................18
1.2.3. Nội dung pháp luật về quản lý chất thải từ các nông trại chăn nuôi.......................................20
1.2.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến pháp luật về quản lý chất thải từ các nông trại chăn nuôi...........22
1.3. Pháp luật về quản lý chất thải chăn nuôi của một số quốc gia trên thế giới và một số gợi mở
cho Việt Nam........................................................................................................................24
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1..........................................................................................................................31
CHƯƠNG 2...........................................................................................................................................32
THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ QUẢN LÝ CHẤT THẢI TỪ CÁC NÔNG TRẠI CHĂN NUÔI Ở VIỆT NAM. .32
2.1. Các quy định của pháp luật về quản lý chất thải từ các nông trại chăn nuôi.............................32
2.1.1. Các quy định về giảm thiểu, phân loại, thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải từ các nông trại
chăn nuôi..............................................................................................................................32
2.1.2. Trách nhiệm đánh giá tác động môi trường, đăng ký kế hoạch bảo vệ môi trường của chủ
các dự án liên quan đến chất thải từ các nông trại chăn nuôi...........................................38


2.1.3. Các quy định về chính sách ưu đãi đối với các doanh nghiệp đầu tư vào chăn nuôi và quản lý
chất thải từ các nông trại chăn nuôi....................................................................................42
2.2. Các quy định pháp luật về tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật môi trường liên quan đến chất thải
từ các nông trại chăn nuôi...................................................................................................44
2.3. Trách nhiệm pháp lý của các chủ thể thực hiện các hành vi vi phạm pháp luật có liên quan đến
quản lý chất thải từ các nơng trại chăn ni ở Việt Nam...................................................46
2.3.1. Trách nhiệm hành chính............................................................................................................46
2.3.2. Trách nhiệm dân sự...................................................................................................................50
2.3.3. Trách nhiệm hình sự..................................................................................................................52
2.4. Trách nhiệm của các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền trong quản lý chất thải từ các nông trại
chăn nuôi ở Việt Nam..........................................................................................................53

2.4.1. Trách nhiệm của cơ quan có thẩm quyền chung......................................................................53
2.4.2. Trách nhiệm của cơ quan có thẩm quyền chuyên môn............................................................55
2.5. Thực tiễn thực hiện pháp luật về quản lý chất thải từ các nông trại chăn nuôi ở Việt Nam.....56
2.6. Đánh giá pháp luật quản lý chất thải từ các nông trại chăn nuôi ở Việt Nam............................60
2.6.1. Kết quả đạt được.......................................................................................................................60
2.6.2. Hạn chế, vướng mắc của pháp luật về quản lý chất thải từ các nông trại chăn nuôi ở Việt
Nam......................................................................................................................................62
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2..........................................................................................................................66
CHƯƠNG 3...........................................................................................................................................67
GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN VÀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VỀ QUẢN LÝ CHẤT THẢI
TỪ CÁC NÔNG TRẠI CHĂN NUÔI Ở VIỆT NAM....................................................................67
3.1. Quan điểm hoàn thiện pháp luật về quản lý chất thải từ các nông trại chăn nuôi ở Việt Nam 67
3.2. Một số giải pháp hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật về quản lý chất
thải từ các nông trại chăn nuôi ở Việt Nam........................................................................74
3.2.1. Một số giải pháp hoàn thiện quy định của pháp luật...............................................................74
3.2.2. Một số giải pháp nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật về quản lý chất thải từ các nông trại
chăn nuôi ở Việt Nam..........................................................................................................83
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3..........................................................................................................................87
KẾT LUẬN..............................................................................................................................................88
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.......................................................................................................89



DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Kí hiệu viết tắt

Nguyên nghĩa

BVMT


Bảo vệ môi trường

ĐTM

Đánh giá tác động môi trường

Nghị định số 155/2016/NĐ-CP

Nghị định số 155/2016/NĐ-CP ngày 18/11/2016
của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm
hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường

Nghị định số 38/2015/NĐ-CP

Nghị định số 38/2015/NĐ-CP ngày 24/4/2015
của Chính phủ về quản lý chất thải và phế liệu

QCVN

Quy chuẩn Việt Nam

TCVN

Tiêu chuẩn Việt Nam

UBND

Ủy ban nhân dân



DANH MỤC CÁC BẢNG, HÌNH

Số hiệu

Tên bảng

Trang

Bảng 1.1

Quy định về nước thải xả ra môi trường của Nhật Bản

28

Bảng 2.1

Hiện trạng xử lý chất thải tại các trang trại chăn ni

Error:
Refere
nce
source
not
found

Hình 1.1

Dịng chảy sinh dưỡng và sự phát tán các yếu tố gây ô Error:
nhiễm môi trường từ một số trang trại chăn nuôi lợn ở Refere
Việt Nam

nce
source
not
found


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Phát triển chăn ni theo hướng tập trung và chun mơn hóa cao đang
là một trong những nội dung quan trọng trong quá trình cơng nghiệp hóa sản
xuất nơng nghiệp của nước ta trong thời kỳ phát triển mới. Trong những năm
qua, ngành chăn nuôi nước ta phát triển theo hướng tập trung, nâng cao quy
mô và đã đạt được những kết quả đáng ghi nhận, đáp ứng cơ bản nhu cầu thực
phẩm ngày càng cao của xã hội. Cùng với quá trình cơng nghiệp hóa - hiện
đại hóa đất nước, ngành chăn ni nước ta đang có những dịch chuyển nhanh
chóng từ chăn nuôi nhỏ lẻ sang chăn nuôi quy mô lớn. Việc phát triển chăn
nuôi theo phương thức sản xuất hàng hóa quy mơ trang trại trong những năm
gần đây đã góp phần khai thác tốt hơn các tiềm năng và lợi thế của địa
phương như: đất đai, lao động, huy động nguồn vốn của nhân dân, góp phần
chuyển đổi tích cực cơ cấu cây trồng, vật nuôi. Trang trại chăn nuôi phát triển
giúp chủ trang trại và các lao động trong trang trại nâng cao thu nhập, tạo
thêm việc làm cho nhiều lao động trên địa bàn, góp phần xóa đói, giảm nghèo
ở vùng nơng thơn, tạo ra xu thế và nhu cầu hợp tác mới trong sản xuất ở khu
vực nông thôn.
Tuy nhiên, chăn nuôi theo hướng trang trại và các làng nghề chăn ni
mang tính hàng hóa được hình thành và phát triển đã tạo ra một lượng chất
thải rất lớn, việc xử lý chất thải chăn nuôi không triệt để gây sức ép đến môi
trường khiến cho vấn đề vệ sinh môi trường trở thành một vấn đề cấp thiết
cần được sự quan tâm của các cấp, các ngành và tồn xã hội. Chất thải chăn
ni tác động đến môi trường và sức khỏe con người trên nhiều khía cạnh:

Gây ơ nhiễm nguồn nước mặt, nước ngầm, mơi trường khí, mơi trường đất và
các sản phẩm nơng nghiệp. Đây chính là nguyên nhân gây ra nhiều căn bệnh
về hơ hấp, tiêu hóa do trong chất thải chứa nhiều vi sinh vật gây bệnh. Tổ

1


chức y tế thế giới (WHO) đã cảnh báo, nếu khơng có biện pháp thu gom và xử
lý chất thải chăn nuôi một cách thỏa đáng sẽ ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe
con người, vật nuôi và gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng. Đặc biệt là các
virus biến thể từ các dịch bệnh như: lở mồm long móng, dịch bệnh tai xanh ở
lợn có thể lây lan nhanh chóng và có thể cướp đi sinh mạng của rất nhiều
người. Cùng với đó, lĩnh vực BVMT trong chăn ni vẫn còn là một lĩnh vực
mới được quan tâm; chất thải là chất thải hữu cơ dễ phân hủy trong môi
trường tự nhiên nên chưa thu hút được sự chú ý cao trong nghiên cứu khoa
học và quản lý nhà nước so với các lĩnh vực khác.
Để góp phần thực hiện hiệu quả công tác quản lý chất thải từ các nơng
trại chăn ni ở Việt Nam thì việc đi sâu nghiên cứu, phân tích các quy định
của pháp luật về quản lý chất thải từ các nông trại chăn ni ở Việt Nam, từ
đó đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật về quản lý
chất thải từ các nông trại chăn nuôi là việc làm cần thiết. Chính vì vậy, tác giả
đã chọn nghiên cứu đề tài “Pháp luật về quản lý chất thải từ các nông trại
chăn nuôi ở Việt Nam” làm luận văn thạc sĩ luật học.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Ở nước ta hiện nay đã có một hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật
từ luật đến dưới luật điều chỉnh vấn đề quản lý chất thải chăn nuôi như: Luật
Bảo vệ môi trường số 55/2014/QH13 ngày 23/6/2014, Luật Bảo vệ môi
trường số 72/2020/QH14 được Quốc hội thơng qua ngày 17/11/2020 và có
hiệu lực thi hành từ 01/01/2022, Luật Chăn nuôi số 32/2018/QH14 ngày
19/11/2018, Nghị định 38/2015/NĐ-CP ngày 24/4/2015 của Chính phủ về

quản lý chất thải và phế liệu, Nghị định 155/2016/NĐ-CP ngày 18/11/2016
của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực
BVMT, … Ngoài các quy định chung nêu trên, hiện nay cịn có một số các
quy chuẩn kỹ thuật quốc gia liên quan tới hoạt động quản lý chất thải chăn

2


nuôi đã được ban hành như: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về điều kiện trại
chăn ni lợn an tồn sinh học QCVN 01-14:2010/BNNPTNT; Quy chuẩn kỹ
thuật quốc gia về điều kiện trại chăn ni gia cầm an tồn sinh học QCVN 0115:2010/BNNPTNT, Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải chăn ni QCVN 62-MT:2016/BTNMT… đã góp phần chuẩn hóa cơng tác quản lý chất
thải chăn ni tại Việt Nam.
Đề tài pháp luật về quản lý chất thải nói chung và chất thải chăn ni
nói riêng đã được các học giả quan tâm nghiên cứu. Trong phạm vi nghiên
cứu của đề tài, luận văn đã tiếp cận một số cơng trình nghiên cứu tiêu biểu đã
được cơng bố như: Đề tài khoa học cấp trường, trường Đại học Luật Hà Nội,
Hoàn thiện pháp luật về quản lý chất thải, Nguyễn Văn Phương (chủ nhiệm
đề tài), Lưu Ngọc Tố Tâm (thư ký), Vũ Thu Hạnh, Vũ Duyên Thủy, Đặng
Hoàng Sơn (2008); Luận án tiến sĩ sinh học “Nghiên cứu vi sinh vật để xử lý
chất thải chăn nuôi dạng rắn”, Phạm Bích Hiên, trường Đại học Khoa học Tự
nhiên, 2012; Bài giảng Quản lý chất thải chăn nuôi của tác giả Bùi Hữu
Đồn, Nxb Nơng nghiệp, trường Đại học Nơng nghiệp Hà Nội, 2011; bài viết
“Chính sách pháp luật về quản lý chất thải nhằm bảo đảm phát triển bền
vững ở Việt Nam”, Nguyễn Văn Phương, Tạp chí Luật học, trường Đại học
Luật Hà Nội, Số 12/2013; bài viết “Pháp luật về kiểm sốt ơ nhiễm mơi
trường do hoạt động của làng nghề gây ra ở Việt Nam”, Lê Kim Nguyệt,
Tạp chí Dân chủ và Pháp luật, số tháng 12/2014; bài viết Hiện trạng ô
nhiễm môi trường chăn nuôi quy mơ trang trại và đề xuất giải pháp quản lý
tồn diện chất thải chăn nuôi, Nguyễn Thế Hinh, 2017; bài viết “Pháp luật
môi trường ở Việt Nam hiện nay”, Lê Kim Nguyệt, Tạp chí Khoa học Xã hội

Việt Nam, số 03/2018; bài viết “Chương trình quản lý chất thải chăn nuôi
tổng hợp (IWM) của Dự án LCASP”, Bản tin chuyên đề khoa học Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn số 02-2019, Nguyễn Thế Hinh, 2019;...

3


Có thể thấy, mặc dù đã có nhiều cơng trình nghiên cứu, luận án, bài viết
nhưng những cơng trình này chủ yếu đề cập đến pháp luật về môi trường và
quản lý chất thải nói chung hoặc quản lý chất thải chăn ni dưới góc độ các
yếu tố kỹ thuật, nghiên cứu về ô nhiễm môi trường chăn nuôi,... mà chưa đi
sâu vào nghiên cứu về pháp luật quản lý chất thải từ các nông trại chăn nuôi.
Hơn nữa, trong Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 và các văn bản hướng dẫn
thi hành chưa có các quy định về quản lý chất thải từ các nông trại chăn nuôi
được tập hợp trong một chương độc lập. Vấn đề này được ban hành xen kẽ
trong các quy định về quản lý chất thải và nằm rải rác ở những văn bản pháp
luật do nhiều cơ quan khác nhau ban hành dẫn đến q trình thực thi khó
tránh khỏi những vướng mắc, trở ngại. Mặt khác, từ khi các văn bản pháp luật
điều chỉnh vấn đề quản lý chất thải từ các nơng trại chăn ni được ban hành
chưa có một cơng trình khoa học nào nghiên cứu, đánh giá một cách tổng
quát, chuyên sâu pháp luật về quản lý chất thải từ các nơng trại chăn ni.
Chính vì vậy, học viên lựa chọn đề tài “Pháp luật về quản lý chất thải
từ các nông trại chăn nuôi ở Việt Nam” với mong muốn có một cơng trình
khoa học phân tích và tổng hợp một cách hệ thống các quy định của pháp luật
hiện hành về quản lý chất thải từ các nơng trại chăn ni ở Việt Nam; từ đó
đưa ra một số kiến nghị sửa đổi, hoàn thiện pháp luật về quản lý chất thải từ
các nông trại chăn ni cho phù hợp với thực tế, góp phần để hoạt động quản
lý chất thải chăn nuôi được thực hiện hiệu quả hơn trong thời gian tới.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là hệ thống các quy định pháp luật

hiện hành của Việt Nam về quản lý chất thải từ các nông trại chăn nuôi và thực
tiễn thi hành pháp luật quản lý chất thải từ các nông trại chăn nuôi ở Việt Nam.
Phạm vi nghiên cứu của luận văn: Pháp luật về quản lý chất thải là một
phạm trù nghiên cứu rộng, do vậy luận văn chỉ nghiên cứu những vấn đề pháp
lý về quản lý chất thải từ các nông trại chăn nuôi và không nghiên cứu các

4


loại chất thải khác. Phân tích các quy định của pháp luật đối với lĩnh vực quản
lý chất thải từ các nơng trại chăn ni ở Việt Nam, từ đó rút ra kết luận làm cơ
sở cho việc đề ra những phương hướng và giải pháp trong thời gian tới.
4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Một là, làm sáng tỏ các khái niệm cơ bản về chất thải chăn nuôi, quản
lý chất thải từ các nông trại chăn nuôi, pháp luật về quản lý chất thải từ các
nông trại chăn nuôi ở Việt Nam.
Hai là, nghiên cứu nhu cầu điều chỉnh pháp luật, các yếu tố tác động
đối với hoạt động quản lý chất thải từ các nông trại chăn ni ở Việt Nam.
Ba là, phân tích, đánh giá pháp luật về quản lý chất thải từ các nông trại
chăn ni ở Việt Nam, từ đó tìm ra những điểm tích cực, những mặt cịn hạn
chế, vướng mắc của pháp luật hiện hành.
Bốn là, đề xuất phương hướng và các giải pháp hoàn thiện pháp luật và
nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật về quản lý chất thải từ các nông trại chăn
nuôi ở Việt Nam.
5. Phương pháp nghiên cứu đề tài
Luận văn dựa trên phương pháp luận của chủ nghĩa Mác – Lênin, lý
luận chung về Nhà nước và pháp luật, các quan điểm của Đảng, Nhà nước về
BVMT nói chung và pháp luật về quản lý chất thải chăn ni nói riêng.
Để giải quyết các vấn đề do đề tài đặt ra, người viết đã sử dụng những
phương pháp nghiên cứu sau:

- Phương pháp phân tích, tổng hợp, logic, so sánh,... được sử dụng khi
nghiên cứu tại chương 1: Một số vấn đề lý luận về chất thải từ các nông trại
chăn nuôi và pháp luật về quản lý chất thải từ các nông trại chăn ni.
- Phương pháp hệ thống, đánh giá, bình luận, đối chiếu,... được sử dụng
khi nghiên cứu tại chương 2: Thực trạng pháp luật về quản lý chất thải từ các
nông trại chăn nuôi ở Việt Nam.

5


- Phương pháp tổng hợp, chứng minh, quy nạp,... được sử dụng khi
nghiên cứu tại chương 3: Giải pháp hoàn thiện và nâng cao hiệu quả thực hiện
pháp luật về quản lý chất thải từ các nông trại chăn nuôi ở Việt Nam.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn
Ý nghĩa lý luận: Với những nội dung được trình bày, luận văn sẽ góp
phần hồn thiện hệ thống lý luận về quản lý chất thải chăn nuôi và pháp luật
về quản lý chất thải từ các nông trại chăn nuôi ở Việt Nam hiện nay.
Ý nghĩa thực tiễn: Là một đề tài nghiên cứu các quy định của pháp luật
về lĩnh vực quản lý chất thải chăn ni, tác giả hi vọng luận văn có giá trị
tham khảo nhất định, trước hết đối với những người quan tâm về vấn đề quản
lý chất thải chăn nuôi ở góc độ pháp lý và là nguồn tham khảo hữu ích trong
việc nghiên cứu, giảng dạy, học tập môn học Luật Mơi trường.
Dựa trên những phân tích tổng hợp về pháp luật quản lý chất thải từ các
nông trại chăn nuôi ở Việt Nam, một số kiến nghị của đề tài có giá trị tham
khảo đối với các cơ quan xây dựng và tổ chức thực hiện pháp luật về BVMT,
pháp luật về quản lý chất thải nói chung và pháp luật về quản lý chất thải từ
các nông trại chăn ni nói riêng.
7. Cơ cấu của luận văn
Ngồi phần Mở đầu, Kết luận, Danh mục tài liệu tham khảo, Luận văn
được trình bày thành 03 chương, với nội dung chính là:

Chương 1: Một số vấn đề lý luận về chất thải từ các nông trại chăn
nuôi và pháp luật về quản lý chất thải từ các nông trại chăn nuôi.
Chương 2: Thực trạng pháp luật về quản lý chất thải từ các nông trại
chăn nuôi ở Việt Nam.
Chương 3: Giải pháp hoàn thiện và nâng cao hiệu quả thực hiện pháp
luật về quản lý chất thải từ các nông trại chăn nuôi ở Việt Nam.

6


CHƯƠNG 1
MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ CHẤT THẢI TỪ CÁC NÔNG TRẠI
CHĂN NUÔI VÀ PHÁP LUẬT VỀ QUẢN LÝ CHẤT THẢI TỪ
CÁC NÔNG TRẠI CHĂN NUÔI
1.1. Một số vấn đề lý luận về chất thải từ các nông trại chăn nuôi và
quản lý chất thải từ các nông trại chăn nuôi ở Việt Nam
1.1.1. Khái niệm, phân loại
Cùng với sự phát triển kinh tế - xã hội, nhu cầu tiêu dùng hàng hóa,
nguyên vật liệu, năng lượng, … không ngừng gia tăng đã khiến vấn đề chất
thải trở thành vấn nạn lớn không chỉ với riêng nước ta mà cịn trên tồn cầu.
Theo cách hiểu thơng thường, chất thải được hiểu là những chất khơng cịn sử
dụng được nữa, được con người thải ra trong các hoạt động khác nhau.
Từ điển Tiếng Việt của Viện Ngôn ngữ học định nghĩa: “Chất thải là
rác thải và những đồ vật bị bỏ đi nói chung”. Khoản 12 Điều 3 Luật Bảo
vệ môi trường năm 2014 cũng đã đưa ra định nghĩa về chất thải: “Chất thải
là vật chất được thải ra từ sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, sinh hoạt hoặc
hoạt động khác”.
Khoản 1 Điều 59 Luật Chăn nuôi năm 2018 định nghĩa về chất thải
chăn nuôi:“Chất thải chăn nuôi bao gồm chất thải rắn có nguồn gốc hữu cơ,
nước thải chăn ni, khí thải và chất thải khác”.

Các chất thải chăn ni được tạo ra trong q trình chăn nuôi gia súc,
gia cầm, bao gồm:
- Chất thải của bản thân gia súc, gia cầm như phân, nước tiểu, lông,
vảy, da và các phủ tạng loại thải của gia súc, gia cầm …
- Nước thải từ quá trình tắm gia súc, rửa chuồng hay rửa dụng cụ và
thiết bị chăn nuôi, nước làm mát hay từ các hệ thống dịch vụ chăn nuôi…

7


- Thức ăn thừa, các vật dụng chăn nuôi, thú y bị loại ra trong q trình
chăn ni.
- Bệnh phẩm thú y, xác gia súc, gia cầm chết.
- Bùn lắng từ các mương dẫn, hố chứa hay lưu trữ và chế biến hay xử
lý chất thải.
Từ các định nghĩa và dựa vào các tiêu chí khác nhau, chất thải chăn
ni có thể được phân loại thành các nhóm:
Căn cứ vào trạng thái tồn tại của chất thải, chất thải chăn ni được
phân thành 03 loại: chất thải rắn có nguồn gốc hữu cơ, nước thải chăn ni,
khí thải.
Căn cứ vào mức độ tác động của chất thải đến môi trường xung quanh,
chất thải chăn nuôi được phân thành 02 loại: chất thải thơng thường và chất
thải nguy hại.
Có thể thấy, chất thải chăn nuôi nếu không được xử lý hiệu quả sẽ là
một trong những nguồn gây ô nhiễm lớn cho môi trường, làm ảnh hưởng đến
sự sinh trưởng, phát triển của gia súc, gia cầm và đời sống, sức khỏe của con
người. Vì vậy, cần phải có biện pháp thích hợp để xử lý và quản lý chất thải
chăn nuôi nhằm khống chế ô nhiễm, tận dụng nguồn chất thải giàu hữu cơ vào
mục đích phát triển kinh tế.
1.1.2. Ảnh hưởng của chất thải chăn nuôi đến môi trường và con

người
Bên cạnh những mặt thuận lợi và những hiệu quả đáng kể mà ngành chăn
ni mang lại thì hoạt động chăn nuôi đã và đang phát sinh nhiều yếu tố tiêu cực
ảnh hưởng trực tiếp và gián tiếp đến chất lượng cuộc sống người dân cũng như
chất lượng môi trường. Lượng lớn chất thải bao gồm rác thải, phân gia súc gia
cầm, nước thải, mùi hôi … phát sinh từ các hoạt động chăn nuôi đã trở thành vấn

8


đề bức xúc và nan giải cho chính quyền địa phương và cộng đồng dân cư.


Ảnh hưởng của chất thải chăn nuôi đối với môi trường

Chất thải chăn nuôi chưa được xử lý thải trực tiếp ra môi trường
(nghĩa là đổ trực tiếp trên đất, ao, kênh, mương, sơng ngịi) tích tụ vượt quá
khả năng tiếp nhận của khu vực đất hay nước, dẫn đến việc các chất hữu cơ,
mầm bệnh và dư lượng hóa chất từ chất thải chăn nuôi gây ô nhiễm nghiêm
trọng cho đất, nước mặt và nước ngầm, cũng như chất lượng khơng khí tại
khu vực tiếp nhận đó [78].
- Ơ nhiễm nước: Ơ nhiễm nước thường xảy ra thông qua nhiều con
đường như xả thải trực tiếp chất thải rắn và nước thải chăn nuôi chưa qua xử
lý một cách thích hợp vào mơi trường. Lượng chất thải này chảy vào nguồn
nước, ngấm vào tầng nước ngầm, được trải đều trên đất và lắng đọng các chất
gây ơ nhiễm khơng khí trên bề mặt nước gây ô nhiễm cả nước mặt và nước
ngầm ở nhiều cấp độ khác nhau. Các phù du sinh vật, rong tảo phát triển dẫn
đến giảm dinh dưỡng và oxy trong nước, phá hủy môi trường sinh thái nước.
Việc ô nhiễm nguồn nước dẫn đến việc nhiều hộ dân khơng có nước sinh
hoạt; là một trong những nguyên nhân gây ra các bệnh tiêu chảy, tả, lỵ, mẩn

ngứa, ghẻ lở, … ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe cộng đồng.
- Ô nhiễm đất: Chất thải động vật từ các cơ sở chăn nuôi thải trực tiếp
trên đất nông nghiệp mà không có một kế hoạch quản lý dinh dưỡng thích
hợp đã gây ra vấn đề quá tải phân cho đất, rối loạn độ phì của đất, gây phì
dưỡng và ơ nhiễm đất. Các chất độc xâm nhập vào đất sẽ tiêu diệt nhiều lồi
sinh vật có ích như giun, vi sinh vật, nhiều lồi động vật khơng xương sống,
ếch nhái … làm cho mơi trường đất bị giảm tính đa dạng sinh học và phát
sinh nhiều sâu bọ phá hoại cây trồng. Bên cạnh nồng độ cao các chất dinh
dưỡng, phân vật ni có nguồn gốc chăn ni cơng nghiệp thường chứa nhiều
kim loại khác nhau như đồng (Cu), kẽm (Zn), Cadimi (Cd), … trong q trình
trao đổi chất khơng tiêu hóa hết bài tiết ra ngồi có thể khiến đất bị ô nhiễm

9


kim loại nặng và mất khả năng sản xuất nông nghiệp (thơng thường phải thay
đổi mục đích sử dụng đất trong một giai đoạn nhất định vì hàm lượng kim loại
nặng xâm nhập vào đất nông nghiệp và tồn lưu trong các loại nơng sản, có hại
cho con người và vật ni nếu sử dụng).
- Ơ nhiễm khơng khí: Q trình phân hủy và mục rữa của các chất hữu
cơ trong phân, nước tiểu động vật và thức ăn thừa tạo ra các khí CO 2, CH4,
NH3, N2O, H2S, vi khuẩn, nội độc tố, các hợp chất hữu cơ bay hơi, các chất có
mùi hơi và những phân tử hạt mịn. Ở những khu vực chăn ni có chuồng trại
thơng thống kém thường dễ tạo ra các khí độc ảnh hưởng trực tiếp, gây phát
tán dịch bệnh, các bệnh nghề nghiệp cho công nhân chăn nuôi và ảnh hưởng
tới sức khỏe của người dân xung quanh khu vực chăn nuôi.
Sommer & Jensen đã đưa ra mơ hình về mối quan hệ giữa chăn nuôi và
các yếu tố ô nhiễm môi trường theo hình 1.1.

Hình 1.1. Dịng chảy sinh dưỡng và sự phát tán các yếu tố gây ô nhiễm môi

trường từ một số trang trại chăn nuôi lợn ở Việt Nam
(Nguồn: Phạm Bích Hiên (2012), Nghiên cứu vi sinh vật để xử lý chất thải
chăn nuôi dạng rắn, Luận án tiến sĩ sinh học, trường Đại học Khoa học Tự nhiên)

Chất thải chăn nuôi cũng là một trong những nhân tố chính góp phần
tạo ra khí nhà kính. Các nhà nghiên cứu ước tính chăn ni gây ra 18% khí

10


gây hiệu ứng nhà kính làm cho nhiệt độ trái đất tăng lên, lớn hơn cả phần do
giao thông vận tải gây ra. Theo báo cáo của Tổ chức Nông Lương thế giới
(FAO), chất thải của gia súc toàn cầu tạo ra 65% lượng Nitơ oxit (N 2O) trong
khí quyển. Đây là loại khí có khả năng hấp thụ năng lượng mặt trời cao gấp
296 lần so với khí CO2. Động vật ni cịn thải ra 9% lượng khí CO2 tồn cầu,
37% lượng khí Methane (CH4) – loại khí có khả năng giữ nhiệt cao gấp 23 lần
khí CO2. Các khí CO2, CH4, N2O là 3 loại khí hàng đầu gây hiệu ứng nhà kính
và làm tăng nhiệt độ trái đất [30, 39].
• Ảnh hưởng của chất thải chăn ni đối với con người
Các chuồng trại chăn nuôi, các nguồn chất thải chăn nuôi là nguồn phát
sinh tác nhân gây bệnh trực tiếp hoặc gián tiếp đến sức khỏe con người và vật
nuôi. Phân, nước thải từ các cơ sở chăn nuôi và xác gia súc, gia cầm chết
(thường do các nguyên nhân bệnh lý) có chứa các loại mầm bệnh như ký sinh
trùng (trứng, ấu trùng giun sán), các vi sinh vật gây hại (khuẩn E.coli,
Salmonella, Shigella, …) và một số loại virus gây bệnh (ví dụ như H5N1,
H1N1) có thể được truyền sang người và gây ra các bệnh nghiêm trọng hoặc
dịch bệnh. Các mầm bệnh và độc tố có thể được lưu giữ trong đất trong thời
gian dài hay lan truyền trong môi trường nước và không khí, gây nguy hiểm
cho người, vật ni và khu hệ sinh vật trên cạn hay dưới nước. Nhiều loại
bệnh như tả, lỵ, thương hàn, … từ động vật bị bệnh lây truyền sang người qua

thực phẩm, qua con đường “phân – miệng” hoặc qua việc giết mổ gia súc bị
nhiễm bệnh. Các khí thải H2S, NH3, CH4, CO2, … phát sinh từ phân, nước thải
động vật, quá trình thối rữa thức ăn thừa và xác động vật gây mùi hôi thối khó
chịu, kích thích trung khu hơ hấp của con người và vật ni [35]. Các khí độc
này tùy theo nồng độ mà gây cho người mệt nhọc, đau đầu, khó thở, co giật
và có thể tử vong. Với gia súc có thể làm giảm lượng thức ăn tiêu thụ, có hiện
tượng thần kinh khơng bình thường, giảm tốc độ sinh trưởng.

11


Không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe con người và động vật, chất thải
chăn ni cịn ảnh hưởng đến nền kinh tế: Chất thải chăn nuôi gia súc chứa
hàm lượng dinh dưỡng tương đối cao, nếu được xử lý đúng cách có thể trở
thành nguồn phân bón hữu cơ tốt thay thế phân vô cơ. Điều này không chỉ tiết
kiệm chi phí sản xuất đáng kể cho nơng dân mà cịn giúp duy trì độ phì của
đất và làm giảm thối hóa đất.
Như vậy, có thể thấy, chất thải chăn nuôi nếu không được quản lý đúng
cách không chỉ gây ô nhiễm môi trường ở nhiều mức độ khác nhau, gây lãng
phí nguồn tài ngun phân bón tốt mà cịn gây thiệt hại cho xã hội vì tốn kém
cho việc dọn sạch, phục hồi các hệ sinh thái bị hư hại và môi trường ô nhiễm
tại địa phương. Khi một hệ sinh thái đã bị hư hại, đa dạng sinh học bị mất đi,
môi trường bị ô nhiễm và y tế cơng cộng bị ảnh hưởng thì vơ cùng khó khăn
và tốn kém để khôi phục.
1.1.3. Khái niệm nông trại chăn nuôi và quản lý chất thải từ các
nông trại chăn ni
Để chỉ các hình thức tổ chức sản xuất tập chung, các nước đều có ngơn
từ riêng dùng để biểu đạt như Farm, farm stedd, farm house (Anh); Ferme
(Pháp); … khi chuyển sang tiếng Việt dịch là trang trại hay nông trại. Theo
FAO (1997), nông trại là một mảnh đất mà trên đó nơng hộ thực hiện hoạt

động sản xuất nông nghiệp phục vụ cho sinh kế của họ.
Trong từ điển tiếng Việt, nông trại (hay trang trại – từ đồng nghĩa)
được hiểu một cách khái quát là: “trại lớn sản xuất nông nghiệp”. Trong các
tài liệu nghiên cứu, các trang trại thường gắn với ngành sản xuất nông, lâm,
ngư nghiệp gọi là “nông trại”, “lâm trại”, “ngư trại” để phân biệt chuyên
ngành sản xuất của các trang trại. Căn cứ vào lĩnh vực sản xuất, nông trại
được phân loại thành các nhóm nơng trại chun ngành: (i) Nơng trại trồng
trọt; (ii) Nông trại chăn nuôi.

12


Khoản 1 Điều 2 Thông tư số 02/2020/TT-BNNPTNT ngày 28/02/2020
của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định “trang trại chuyên
ngành được xác định theo lĩnh vực sản xuất như trồng trọt, chăn nuôi, lâm
nghiệp, nuôi trồng thủy sản, diêm nghiệp và tỷ trọng giá trị sản xuất của lĩnh
vực chiếm trên 50% cơ cấu giá trị sản xuất của trang trại trong năm”.
Như vậy, có thể hiểu nơng trại chăn ni là một loại hình trang trại,
trong đó hoạt động sản xuất chủ yếu là các hoạt động chăn ni theo hình
thức chăn ni trang trại. Tư liệu sản xuất thuộc quyền sở hữu hoặc quyền sử
dụng của một người chủ độc lập. Sản xuất được tiến hành với quy mô ruộng
đất và các yếu tố sản xuất tập trung đủ lớn cùng phương thức tổ chức quản lý
sản xuất tiến bộ và trình độ kỹ thuật cao, hoạt động tự chủ để sản xuất ra các
loại sản phẩm hàng hóa phù hợp với yêu cầu đặt ra của cơ chế thị trường.
Trong những năm qua, các nông trại chăn nuôi không ngừng phát triển
và tăng nhanh về số lượng cũng như chất lượng, đáp ứng cơ bản nhu cầu thực
phẩm ngày càng cao của xã hội, góp phần khơng nhỏ cho sự phát triển kinh tế
- xã hội. Bên cạnh những thành tựu đạt được, việc tăng trưởng nhanh và mạnh
các nông trại chăn nuôi tạo ra lượng chất thải rất lớn, hàng triệu tấn mỗi năm,
gây sức ép lớn cho môi trường sinh thái và là một trong những nguyên nhân

gây ra hiệu ứng nhà kính nếu khơng được quản lý một cách có hiệu quả.
Khái niệm quản lý chất thải được định nghĩa lần đầu tiên tại Thông tư số
1590/1997/TTLT-BKHCNMT-BXD ngày 03/4/1997 về các biện pháp cấp bách
trong quản lý chất thải rắn ở các đơ thị và khu cơng nghiệp, theo đó “Quản lý
chất thải là các hoạt động nhằm kiểm sốt tồn bộ quá trình từ khâu sản sinh
chất thải đến thu gom, vận chuyển, xử lý (tái chế, tái sử dụng), tiêu hủy (thiêu
đốt, chôn lấp) chất thải và giám sát các địa điểm tiêu hủy chất thải”.
Luật Bảo vệ môi trường năm 2014 ghi nhận “Quản lý chất thải là q
trình phịng ngừa, giảm thiểu, giám sát, phân loại, thu gom, vận chuyển, tái

13


sử dụng, tái chế và xử lý chất thải”. Xuất phát từ đặc tính của chất thải dù ít
hay nhiều ln chứa đựng những yếu tố khơng có lợi cho môi trường và sức
khỏe con người, việc quản lý chất thải là một quy trình khép kín. Những
hoạt động này địi hỏi phải có sự gắn kết chặt chẽ và tuần tự nhằm tiêu hủy
triệt để sự nguy hại của chất thải từ giai đoạn phát sinh đến giai đoạn xử lý,
tiêu hủy hoàn toàn.
Như vậy, từ những khái niệm về quản lý chất thải nói chung, có thể đưa
ra một khái niệm về quản lý chất thải từ các nông trại chăn nuôi như sau:
Quản lý chất thải từ các nông trại chăn nuôi là sự kết hợp kiểm sốt
tồn bộ hoạt động từ khi phát sinh đến thu gom, lưu giữ, vận chuyển, xử lý,
tái chế, tái sử dụng bằng những biện pháp tốt nhất nhằm ngăn ngừa những
hậu quả nguy hiểm của chất thải từ các nông trại chăn nuôi đối với môi
trường và sức khỏe cộng đồng, thỏa mãn các yếu tố về kinh tế, kỹ thuật, bảo
tồn tài nguyên thiên nhiên, giữ gìn cảnh quan đô thị và hạn chế tất cả các vấn
đề môi trường liên quan.
Qua khái niệm này có thể thấy, quản lý chất thải từ các nông trại chăn
nuôi ở Việt Nam được thể hiện ở các khía cạnh sau:



Chủ thể thực hiện quản lý chất thải từ các nông trại chăn nuôi

Cũng giống như hoạt động quản lý chất thải nói chung, việc quản lý
chất thải từ các nơng trại chăn ni được thực hiện bởi hai nhóm chủ thể là
nhà nước và tổ chức, cá nhân.
Nhà nước thực hiện quản lý chất thải từ các nông trại chăn nuôi thơng
qua hoạt động của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong BVMT. Đây là
hệ thống cơ quan được tổ chức từ Trung ương đến địa phương, chịu trách
nhiệm hướng dẫn, tổ chức thực hiện và giám sát thực hiện các hoạt động quản
lý chất thải từ các nông trại chăn nuôi của các tổ chức và cá nhân trong xã hội
thông qua việc ban hành các quy chuẩn kỹ thuật về chất thải chăn nuôi, quy

14


định trách nhiệm của các chủ thể trong xử lý chất thải chăn nuôi; tiến hành
việc thanh tra, kiểm tra, kiểm soát việc thực hiện các quy định về quản lý chất
thải và xử lý các vi phạm pháp luật đối với nội dung này.
Cùng với Nhà nước, quản lý chất thải từ các nơng trại chăn ni cịn
được thực hiện bởi các tổ chức, cá nhân trong xã hội. Đó là các chủ nguồn
thải (tổ chức, cá nhân sở hữu nông trại chăn nuôi); chủ thu gom, vận chuyển
chất thải; cộng đồng dân cư. Nhóm chủ thể này thực hiện quản lý chất thải từ
các nông trại chăn nuôi thông qua việc áp dụng các biện pháp để giảm thiểu
chất thải chăn nuôi, phân loại, thu gom, xử lý, tái chế, tái sử dụng chất thải
chăn nuôi hay giám sát việc thực hiện quản lý chất thải chăn nuôi của các chủ
nguồn thải … Hiệu quả quản lý chất thải từ các nông trại chăn nuôi phụ thuộc
không nhỏ vào mức độ và khả năng thực hiện các hoạt động quản lý của
nhóm chủ thể này.

• Mục đích của quản lý chất thải từ các nông trại chăn nuôi
Mục đích của quản lý chất thải nói chung và quản lý chất thải từ các
nơng trại chăn ni nói riêng là phịng ngừa nguy cơ gây ơ nhiễm mơi trường
và bảo vệ sức khỏe cộng đồng, khắc phục ô nhiễm và phục hồi mơi trường.
• Nội dung của quản lý chất thải từ các nông trại chăn nuôi
Nội dung của quản lý chất thải từ các nông trại chăn nuôi mà chủ thể
thực hiện phải phù hợp với từng giai đoạn cụ thể của quá trình quản lý. Chất
thải chăn ni phải được quản lý trong tồn bộ q trình phát sinh, giảm
thiểu, phân loại, thu gom, vận chuyển, tái sử dụng, tái chế và tiêu hủy. Từ giai
đoạn đầu tiên của hoạt động phát thải chất thải chăn nuôi là quản lý tại nguồn.
Ở giai đoạn này, chủ thể quản lý phải nắm bắt tồn bộ các thơng tin về chất
thải chăn nuôi như: nguồn phát sinh, lượng phát sinh, thành phần của chất thải
chăn nuôi phát sinh. Chất thải chăn nuôi phải được phân loại, giảm thiểu và
xử lý tại nguồn bởi chủ nguồn thải trước khi xả thải ra nguồn tiếp nhận hoặc
sử dụng làm phân bón, thức ăn chăn nuôi. Một số chất thải chăn nuôi sau khi

15


được xử lý, tái chế được vận chuyển đến nơi sử dụng.
Từ khái niệm và đặc điểm trên, có thể nhận thấy, quản lý chất thải từ
các nông trại chăn ni có sự khác biệt so với hoạt động quản lý các loại chất
thải khác. Xuất phát từ đặc trưng của chất thải chăn nuôi chủ yếu là các chất
thải hữu cơ dễ phân hủy trong môi trường tự nhiên, nếu được thu gom và xử
lý hiệu quả sẽ là nguồn tài nguyên tái tạo có giá trị cao cho sản xuất nông
nghiệp. Do vậy, hoạt động quản lý chất thải từ các nông trại chăn nuôi chủ
yếu tập trung vào khâu xử lý tại nguồn phát thải. Các chủ nguồn thải (tổ chức,
cá nhân sở hữu cơ sở chăn ni trang trại) có trách nhiệm xử lý các chất thải
chăn nuôi đáp ứng quy chuẩn kỹ thuật quốc gia trước khi xả thải ra nguồn tiếp
nhận hoặc sử dụng làm phân bón, thức ăn chăn ni. Cịn đối với các loại chất

thải khác, hoạt động quản lý chất thải địi hỏi quy trình khắt khe hơn từ khâu
phân loại, thu gom, bảo quản, vận chuyển đến khâu xử lý, tiêu hủy.
1.2. Một số vấn đề lý luận về pháp luật quản lý chất thải từ các
nông trại chăn nuôi
1.2.1. Khái niệm pháp luật về quản lý chất thải từ các nông trại chăn nuôi
Môi trường là hệ thống các yếu tố vật chất tự nhiên và nhân tạo được
tạo lập xung quanh con người, chi phối đời sống con người, đảm bảo sự tồn
tại và phát triển của con người. Trong mối quan hệ với môi trường, bên cạnh
những tác động tích cực, bằng sự gia tăng quy mơ dân số và sự phát triển các
hình thái kinh tế, con người đã tác động tiêu cực đến môi trường, khiến cho
môi trường tự nhiên bị tàn phá và ô nhiễm. Trước tình hình đó, pháp luật mơi
trường ra đời nhằm giải quyết những thách thức giữa môi trường và phát
triển, không chỉ nhằm bảo vệ các nguồn tài nguyên thiên nhiên, bảo đảm sự
phát triển bền vững của môi trường mà còn ngăn ngừa, hạn chế những tác
động xấu của các loại chất thải đến môi trường và sức khỏe con người. Nói
cách khác, hệ thống pháp luật mơi trường bao hàm trong nó các quy định điều

16


chỉnh 2 vấn đề cơ bản sau:
i) Bảo tồn và sử dụng hợp lý các nguồn tài nguyên thiên nhiên;
ii) Kiểm sốt, ngăn ngừa ơ nhiễm mơi trường.
Trong đó, các quy định về quản lý chất thải từ các nông trại chăn nuôi
là một bộ phận của pháp luật môi trường, nằm trong mảng thứ hai của hệ
thống pháp luật môi trường, bao gồm hệ thống các quy phạm pháp luật điều
chỉnh mối quan hệ giữa các chủ thể liên quan đến chất thải chăn nuôi với cơ
quan quản lý Nhà nước về môi trường và giữa chủ thể tiến hành hoạt động
liên quan đến chất thải chăn nuôi với nhau trong quy trình quản lý chất thải
chăn ni nhằm BVMT và sức khỏe cộng đồng.

Pháp luật quản lý chất thải từ các nông trại chăn nuôi là tổng thể
những quy phạm pháp luật do Nhà nước ban hành, thừa nhận nhằm điều
chỉnh những mối quan hệ phát sinh trong quá trình con người tiến hành các
hoạt động liên quan đến việc phòng ngừa, giảm thiểu, phân loại, thu gom,
vận chuyển, lưu giữ, xử lý, tái chế, tái sử dụng chất thải chăn nuôi với giới
hạn điều chỉnh là các nông trại chăn nuôi trên lãnh thổ Việt Nam.
Như vậy, có thể thấy, pháp luật quản lý chất thải từ các nông trại chăn
nuôi là một bộ phận của pháp luật môi trường; điều chỉnh mối quan hệ giữa
các chủ thể tiến hành hoạt động có liên quan đến chất thải chăn nuôi với cơ
quan quản lý Nhà nước về môi trường và mối quan hệ giữa các chủ thể tiến
hành hoạt động có liên quan đến chất thải chăn ni với nhau. Các quan hệ
này chính là những quan hệ phát sinh trong quá trình tiến hành các hoạt động
quản lý Nhà nước về chất thải từ các nông trại chăn nuôi (quan hệ phát sinh từ
hoạt động quy hoạch quản lý chất thải từ các nông trại chăn nuôi, hoạt động
thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm hoạt động xử lý chất thải chăn nuôi,…) và
các quan hệ phát sinh trong quá trình thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải từ
các nông trại chăn nuôi, bồi thường thiệt hại do tác hại của chất thải chăn nuôi

17


×