Tải bản đầy đủ (.pdf) (212 trang)

Vai trò của nhà nước trong việc đảm bảo an sinh xã hội ở việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.47 MB, 212 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ

NGUYỄN THỊ NHUNG

VAI TRÒ CỦA NHÀ NƢỚC TRONG
VIỆC ĐẢM BẢO AN SINH XÃ HỘI Ở VIỆT NAM

LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ CHÍNH TRỊ

Hà Nội - Năm 2021


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ

NGUYỄN THỊ NHUNG

VAI TRÒ CỦA NHÀ NƢỚC TRONG
VIỆC ĐẢM BẢO AN SINH XÃ HỘI Ở VIỆT NAM
Chuyên ngành: Kinh tế chính trị
Mã số: 9310102.01

LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ CHÍNH TRỊ

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học:

1. PGS. TS. Phạm Thị Hồng Điệp
2. TS. Lê Thị Hồng Điệp

Hà Nội - Năm 2021




LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tơi. Các tài liệu, số
liệu, trích dẫn trong luận án là trung thực, có nguồn gốc rõ ràng. Những kết luận
khoa học của Luận án chưa từng được ai cơng bố trong bất kỳ cơng trình nào khác.

Tác giả luận án

Nguyễn Thị Nhung


MỤC LỤC

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT.................................................................................... i
DANH MỤC BẢNG ................................................................................................. ii
DANH MỤC BIỂU ĐỒ ............................................................................................ ii
MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1
Chƣơng 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ PHƢƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU ...........................................................................................................7
1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu ..........................................................................7
1.1.1. Nhóm các cơng trình nghiên cứu về đảm bảo an sinh xã hội ...........................7
1.1.2. Nhóm các cơng trình nghiên cứu về thể chế, pháp luật, chính sách về an sinh
xã hội ...........................................................................................................................9
1.1.3. Nhóm các cơng trình nghiên cứu về an sinh xã hội trong nền kinh tế thị
trường và vai trò của Nhà nước trong việc đảm bảo an sinh xã hội .........................11
1.1.4. Kết quả đạt được và những vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu ...........................19
1.2. Phương pháp nghiên cứu....................................................................................21
1.2.1. Phương pháp luận và cách tiếp cận nghiên cứu ..............................................21
1.2.2. Phương pháp nghiên cứu cụ thể ......................................................................22

Tiểu kết chƣơng 1 ....................................................................................................26
Chƣơng 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ KINH NGHIỆM THỰC TIỄN VỀ VAI TRÒ
CỦA NHÀ NƢỚC TRONG VIỆC ĐẢM BẢO AN SINH XÃ HỘI ...................27
2.1. Những vấn đề chung về an sinh xã hội ..............................................................27
2.1.1. Khái niệm và vai trò của an sinh xã hội ..........................................................27
2.1.2. Đảm bảo an sinh xã hội ...................................................................................32
2.2. Một số vấn đề cơ bản về vai trò của Nhà nước trong việc đảm bảo an sinh
xã hội ........................................................................................................................35
2.2.1. Khái niệm vai trò của Nhà nước trong việc đảm bảo an sinh xã hội ..............35
2.2.2. Nội dung vai trò của Nhà nước trong việc đảm bảo an sinh xã hội ................38
2.2.3. Những yếu tố ảnh hưởng đến vai trò của Nhà nước trong đảm bảo an sinh
xã hội ........................................................................................................................46


2.2.4. Tiêu chí đánh giá vai trị của Nhà nước trong việc đảm bảo an sinh xã hội ...50
2.3. Kinh nghiệm quốc tế về vai trò của Nhà nước trong việc đảm bảo an sinh xã hội
và bài học cho Việt Nam ...........................................................................................52
2.3.1. Kinh nghiệm của Nhật Bản .............................................................................52
2.3.2. Kinh nghiệm của Hàn Quốc ............................................................................58
2.3.3. Bài học cho Việt Nam .....................................................................................64
Tiểu kết chƣơng 2 ....................................................................................................67
Chƣơng 3 THỰC TRẠNG VAI TRÒ CỦA NHÀ NƢỚC TRONG VIỆC ĐẢM
BẢO AN SINH XÃ HỘI Ở VIỆT NAM ...............................................................68
3.1. Khái quát tình hình kinh tế, xã hội ở Việt Nam giai đoạn 2011 – 2020 và các
nhân tố ảnh hưởng đến vai trò của Nhà nước trong việc đảm bảo an sinh xã hội ở
Việt Nam ...................................................................................................................68
3.1.1. Khái quát tình hình kinh tế, xã hội ở Việt Nam giai đoạn 2011 -2020 ...........68
3.1.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến vai trò của Nhà nước trong việc đảm bảo an sinh
xã hội ở Việt Nam .....................................................................................................72
3.2. Thực trạng vai trò của Nhà nước trong việc đảm bảo an sinh xã hội ở Việt Nam

giai đoạn 2010 đến 2020 ...........................................................................................79
3.2.1. Lựa chọn mơ hình an sinh xã hội và xây dựng thể chế trong việc đảm bảo an
sinh xã hội .................................................................................................................79
3.2.2. Thực hiện xử lý mối quan hệ Nhà nước – thị trường – xã hội trong việc đảm
bảo an sinh xã hội ......................................................................................................95
3.2.3. Kiểm tra, giám sát, đảm bảo tính cơng khai, minh bạch trong việc đảm bảo an
sinh xã hội ...............................................................................................................109
3.3. Đánh giá tình hình thực hiện vai trò của Nhà nước trong việc đảm bảo an sinh
xã hội ở Việt Nam ...................................................................................................116
3.3.1. Những thành công của Nhà nước trong việc đảm bảo an sinh xã hội ở
Việt Nam ................................................................................................................116
3.3.2. Những hạn chế và nguyên nhân dẫn đến hạn chế vai trò của Nhà nước trong
việc đảm bảo an sinh xã hội ở Việt Nam từ 2011 đến nay .....................................123
Tiểu kết chƣơng 3 ..................................................................................................145


Chƣơng 4 ĐỊNH HƢỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN VAI TRÒ CỦA
NHÀ NƢỚC TRONG VIỆC ĐẢM BẢO AN SINH XÃ HỘI Ở VIỆT NAM .146
4.1. Bối cảnh và định hướng hồn thiện vai trị của Nhà nước trong việc đảm bảo an
sinh xã hội ở Việt Nam hiện nay .............................................................................146
4.1.1. Bối cảnh quốc tế và trong nước tác động đến việc nâng cao vai trò của Nhà
nước trong việc đảm bảo an sinh xã hội ở Việt Nam hiện nay ...............................146
4.1.2. Định hướng, mục tiêu phát huy vai trò của Nhà nước trong đảm bảo an sinh
xã hội thời gian tới ..................................................................................................154
4.1.3. Nguyên tắc thực hiện vai trò của Nhà nước trong việc đảm bảo an sinh xã hội
ở Việt Nam ..............................................................................................................156
4.2. Những giải pháp chủ yếu nhằm hoàn thiện vai trò của Nhà nước trong việc đảm
bảo ASXH ở Việt Nam trong thời gian tới .............................................................158
4.2.1. Nâng cao nhận thức về vai trò của Nhà nước trong việc đảm bảo ASXH ...158
4.2.2. Hồn thiện mơ hình an sinh xã hội ở Việt Nam theo hướng tiếp cận quyền

con người đến năm 2030 .........................................................................................161
4.2.3. Tiếp tục hoàn thiện hệ thống luật pháp theo hướng tinh gọn, giảm chồng
chéo; tăng cường sự tham gia của cộng đồng cư dân, doanh nghiệp vào q trình
hoạch định chính sách .............................................................................................162
4.2.4. Nhà nước cần tháo gỡ những vướng mắc về tổ chức quản lý, cơ chế tài chính
đầu tư cho an sinh xã hội theo mơ hình mới ...........................................................166
4.2.5. Huy động, sử dụng hiệu quả các nguồn lực đảm bảo an sinh xã hội ............168
4.2.6. Nhà nước cần đổi mới và nâng cao hiệu quả hoạt động giám sát, đảm bảo tính
cơng khai, minh bạch của cơ quan Nhà nước , của tổ chức, các nhân trong việc đảm
bảo an sinh xã hội ....................................................................................................173
Tiểu kết chƣơng 4 ..................................................................................................175
KẾT LUẬN ............................................................................................................177
DANH MỤC CÁC CƠNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN
LUẬN ÁN .................................................................................................. 179
TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................................180
PHỤ LỤC


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
Nguyên nghĩa

STT Từ viết tắt
1

ASXH

An sinh xã hội

2


BHXH

3

BHTN

Bảo hiểm thất nghiệp

4

BHYT

Bảo hiểm y tế

5

NXB

Nhà xuất bản

6

TGXH

Trợ gi p xã hội

7

ILO


Tổ chức lao động quốc tế

8

KTTT

Kinh tế thị trường

9

NLĐ

Người lao động

ảo hiểm xã hội

i


DANH MỤC BẢNG

TT

Bảng

Nội dung

1

Bảng 2.1


2

Bảng 3.1

Tỷ lệ trích đóng các khoản BH bắt buộc

87

3

Bảng 3.2

Mức đóng HYT tự nguyện năm 2018, 2019 và năm 2020

89

4

Bảng 3.3

Tỷ lệ lao động trong các thành phần kinh tế

97

5

Bảng 3.4

Số người tham gia BHXH (BHXH, BHYT, BHTN)


98

6

Bảng 3.5

7

Bảng 3.6

8

Bảng 3.7

9

Bảng 3.8

10

Bảng 3.9

11

Bảng 3.10

12

Bảng 3.11


13

Bảng 3.12

Mức độ bảo phủ của bảo hiểm hưu trí ở Hàn Quốc
giai đoạn 1985 – 2010

Các chỉ tiêu phát triển chủ yếu của kinh doanh bảo
hiểm (nhân thọ, phi nhân thọ)
Kinh phí thực hiện các chương trình mục tiêu phịng
ngừa rủi ro và việc làm
Tỷ lệ nghèo của Việt Nam từ năm 2010 đến năm
2020 (%)
Chi BHXH, BHYT so với kế hoạch đặt ra ở Việt Nam
giai đoạn 2016 – 2018
Chi TGXH thường xuyên
Số lượng văn bản hướng dẫn thực hiện chính sách
pháp luật ASXH ban hành giai đoạn 2016 – 2018
Mức độ tuân thủ BHXH ở Việt Nam
Đánh giá của chuyên gia và cán bộ cơ quan Nhà nước
về mức độ phù hợp của mơ hình ASXH

Trang
64

101

104


105

106
106
114
115
117

Đánh giá của cán bộ cơ quan Nhà nước và chuyên gia
14

Bảng 3.13

về xây dựng thể chế, pháp luật trong việc đảm bảo

118

ASXH ở Việt Nam giai đoạn 2010 – 2020
15

Bảng 3.14

Tỷ lệ lao động có việc làm trên dân số ở Việt Nam giai
đoạn 2016 – 2020

ii

119



TT

Bảng

Nội dung

Trang

16

Bảng 3.15

Mức độ bao phủ tiềm năng về BHXH ở Việt Nam

120

17

Bảng 3.16

Số người tham gia và độ bao phủ BHYT của Việt Nam

121

Đánh giá của cán bộ cơ quan Nhà nước và chuyên gia
18

Bảng 3.17

về tuyên truyền của Nhà nước trong việc đảm bảo


122

ASXH ở Việt Nam thời gian qua
Đánh giá của chuyên gia và về công tác kiểm tra, giám
19

Bảng 3.18

sát đảm bảo tính cơng khai, minh bạch của Nhà nước

123

đối với đảm bảo ASXH
20

Bảng 3.19

Mức độ bao phủ thực tế về HXH ở Việt Nam

130

Phân bố phần trăm lao động chính và phi chính thức
21

Bảng 3.20

theo hình thức BHXH và vị trí việc làm của Việt Nam

131


năm 2016
22

Bảng 3.21

23

Bảng 3.22

Mức độ bao phủ thực tế về BHTN ở Việt Nam
Khó khăn khi người dân xin hỗ trợ từ phía Nhà nước
về ASXH

133
136

Đánh giá của các chuyên gia và cán bộ cơ quan Nhà nước
24

Bảng 3.23

về nguyên nhân dẫn tới hạn chế vai trò của Nhà nước

140

trong việc đảm bảo ASXH ở Việt Nam thời gian qua
Kết quả phỏng vấn đại diện các hộ gia đình về hiểu biết
25


Bảng 3.24

chính sách pháp luật về ASXH thơng qua các nguồn

140

thơng tin của ba tỉnh Hà Nội, Thanh Hóa và Cà Mau
Kết quả phỏng vấn đại diện các hộ gia đình về hiểu
26

Bảng 3.25

biết về chính sách, pháp luật ASXH của ba tỉnh thành

141

Hà Nội, Thanh Hóa và Cà Mau
27

Bảng 3.26

28

Bảng 4.1

Khả năng tham gia

HXH tự nguyện của các hộ gia

đình ở 3 tỉnh thành Hà Nội, Thanh Hóa, Cà Mau

Tình hình dân số và dự báo tình hình dân số ở Việt Nam

iii

142
150


DANH MỤC BIỂU ĐỒ

TT

Biểu đồ

1

Biểu đồ 3.1

2

Biểu đồ 3.2

3

Biểu đồ 3.3

Số người đóng cho một người hưởng BHXH

100


4

Biểu đồ 3.4

Tỷ lệ TGXH so với tổng dân số ở Việt Nam

107

5

Biểu đồ 3.5

6

Biểu đồ 3.6

Nội dung
Tình hình tăng trưởng kinh tế của Việt Nam giai
đoạn từ 2011 – 2020
Tỷ lệ tầng lớp trung lưu trên dân số hàng năm giai
đoạn 2010 – 2020

So sánh mức chuẩn TGXH, chuẩn nghèo nông thôn và
mức sống tối thiểu giai đoạn 2008 – 2018
Tỷ lệ nữ và nam là đối tượng BHXH bắt buộc
được tham gia BHXH bắt buộc đến năm 2020

Trang
69


71

108

132

hỉ số đánh giá cảm nhận về tham nhũng trong
7

iểu đồ 3.7:

khu vực công ở Việt Nam theo Tổ chức Minh
bạch Quốc tế (TI)

iv

143


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong thế giới đương đại, đảm bảo an sinh xã hội (ASXH) thực chất là giải
quyết hài hòa giữa mục tiêu tăng trưởng kinh tế và giải quyết các vấn đề xã hội,
hướng tới tiến bộ cơng bằng và vì con người. Tại điều 22 trong “Tuyên bố thế giới
về nhân quyền” (năm 1948) của Liên hợp quốc đã cho rằng: “mỗi người, với tư
cách là thành viên của xã hội, đều có quyền được đảm bảo ASXH và quyền này phải
được hiện thực hóa thơng qua nỗ lực quốc gia và hợp tác quốc tế, và phải phù hợp
với cơ cấu tổ chức và nguồn lực của từng quốc gia, phù hợp với các quyền kinh tế,
xã hội và văn hóa khơng thể tách rời đối với nhân phẩm và quyền được phát triển
tính cách tự do của cá nhân đó. Như vậy, đảm bảo ASXH là vấn đề có tính chiến

lược, rất quan trọng trong tổng thể quản lý phát triển quốc gia để xây dựng một xã
hội ổn định, phát triển hài hịa, bao trùm, khơng có sự loại trừ sẽ tạo động lực thúc
đẩy tăng trưởng kinh tế và phát triển bền vững đất nước. Đảm bảo ASXH cũng
chính là thể hiện bản chất và tính ưu việt của một chế độ. Bất kỳ một quốc gia nào
muốn phát triển nhanh và bền vững phải gắn kết chặt chẽ giữa quản lý phát triển
kinh tế với đảm bảo ASXH cho người dân. Ở đây vai trò của Nhà nước trong đảm
bảo ASXH cho người dân ngày càng quan trọng. Nhà nước bằng quyền lực của
mình trong việc sử dụng các cơng cụ, giải pháp về cơ chế, chính sách, pháp luật,
thiết chế tổ chức quản lý để tác động, điều chỉnh, th c đẩy, điều tiết, xử lý các vấn
đề ASXH phát sinh từ thực tiễn trong quá trình quản lý phát triển xã hội theo hướng
bền vững, đảm bảo quyền ASXH của người dân trong từng giai đoạn phát triển đất
nước. Tức là vai trò quản lý phát triển ASXH bền vững là vấn đề có tính chiến lược,
có vị trí quan trọng trong tổng thể quan lý phát triển quốc gia. Song vai trị của Nhà
nước khơng chỉ dừng lại quản lý phát triển ASXH. Nhà nước cịn có vai trị phục vụ
nhân dân trong đảm bảo ASXH. Đại hội XIII của Đảng chủ trương “Xây dựng nền
hành chính Nhà nước phục vụ nhân dân, dân chủ, pháp quyền, chuyên nghiệp, hiện
đại, trong sạch, vững mạnh, công khai, minh bạch”. Do đó, cần thiết phải “Tiếp tục

1


đổi mới tổ chức và hoạt động của Chính phủ theo hướng tinh gọn, hiệu lực, hiệu
quả”. Nhà nước với vai trò vừa là chủ thể quản lý vừa là Nhà nước phục vụ nhân
dân trong đảm bảo ASXH chính là một trong những khía cạnh của xây dựng chính
phủ kiến tạo phát triển nói chung. Đây là vấn đề rất mới cả về lý luận và thực tiễn
trong việc phát huy vai trò của Nhà nước trong đảm bảo ASXH.
Quản lý đảm bảo ASXH bằng cơ chế, chính sách, pháp luật, thiết chế tổ chức
Nhà nước là một trong những công cụ hữu hiệu để Nhà nước khắc phục những thất
bại thị trường và cải thiện công bằng. Nhà nước sẽ giải quyết khía cạnh ASXH
trong việc khắc phục thất bại thị trường như: cung cấp dịch vụ y tế công cộng, giảm

thiểu ô nhiễm môi trường, cung cấp dịch vụ

HXH và các dịch vụ xã hội cơ bản.

Ngoài ra, để đảm bảo công bằng xã hội, Nhà nước có thể triển khai các chương
trình mục tiêu quốc gia, các chính sách chống nghèo đói, các chính sách cứu nguy
khi có thảm họa bất ngờ.
Khi khu vực tư nhân, tổ chức xã hội đang cung cấp một số lĩnh vực ASXH
hiệu quả và phù hợp theo cơ chế thị trường, thì Nhà nước giữ vai trị chủ đạo kiến
tạo nền thể chế để tạo điều kiện cho các chủ thể phát huy lợi thế. Ngay cả khi khơng
có thất bại thị trường thì Nhà nước hoạt động với tư cách là người quản lý kinh tế,
xã hội bằng các chính sách của mình cũng có thể gây ra những vấn đề trong quá
trình thực hiện các chức năng Nhà nước.

ởi vì, có những chính sách Nhà nước

mang lại lợi ích cho một số nhóm đối tượng nhưng lại có thể gây ra thiệt hại cho
một số nhóm khác. Vì vậy, Nhà nước cần sử dụng các công cụ thị trường để định
hướng mục tiêu xã hội nhưng khơng có nghĩa Nhà nước làm thay thị trường, mà chỉ
bổ sung những khiếm khuyết và xử lý những thất bại thị trường. Ở hầu hết các quốc
gia trên thế giới, Nhà nước đều can thiệp vào việc đảm bảo ASXH với các mức độ
khác nhau. Ngay ở một quốc gia, sự can thiệp của Nhà nước vào ASXH cũng khác
nhau trong từng giai đoạn lịch sử. Như vậy, sự tham gia của Nhà nước vào đảm bảo
ASXH cả mức độ quản lý và phục vụ ở mức độ nhất định chính là một trong những
cách giúp Nhà nước giải quyết thất bại thị trường và thực hiện công bằng xã hội.

2


Về mặt lý thuyết, vai trò của Nhà nước trong việc đảm bảo ASXH là một chủ

đề thu hút sự quan tâm nghiên cứu của nhiều học giả. Làm rõ hơn vai trò của Nhà
nước trong việc đảm bảo ASXH trên phương diện lý thuyết là yếu cầu cấp thiết, là
cơ sở cung cấp luận cứ khoa học và căn cứ thực tiễn cho việc đề xuất giải pháp
hoàn thiện vai trò của Nhà nước đối với đảm bảo ASXH ở Việt Nam.
Về mặt thực tiễn, Việt Nam trải qua hơn 30 năm đổi mới đã đạt được những
biến đổi sâu sắc về kinh tế - xã hội. Kinh tế tăng trưởng nhanh, cơ cấu kinh tế
chuyển dịch theo hướng hợp lý, thu nhập bình quân đầu người ngày càng tăng, đời
sống của người dân từng bước được nâng cao. Trong quá trình phát triển kinh tế,
Nhà nước Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản đã thể hiện vai trò quan
trọng trong việc điều tiết nhằm khắc phục thất bại thị trường và hướng theo mục
tiêu đã định. Một trong những nhiệm vụ trung tâm và quan trọng nhất để phát triển
bền vững và ổn định đất nước đó là đảm bảo hài hịa giữa phát triển kinh tế và công
bằng xã hội. Đảm bảo ASXH là nhân tố đảm bảo định hướng xã hội chủ nghĩa. Thời
gian qua, Nhà nước Việt Nam đã có những thành cơng nhất định trong xây dựng hệ
thống chính sách, pháp luật, thực thi về việc đảm bảo ASXH. Tuy nhiên, Việt Nam
đang phải đối mặt với nhiều thách thức cũng do nhiều nguyên nhân khách quan và
chủ quan khác nhau. Kinh tế thị trường (KTTT) định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt
Nam đang hình thành và phát triển. Trong q trình đó, nền kinh tế Việt Nam khơng
tránh khỏi những thất bại và khuyết tật thị trường như tình trạng phân hóa giàu
nghèo, lạm phát, thất nghiệp, đời sống một bộ phận dân cư gặp khó khăn...Bên cạnh
đó, năng lực của Nhà nước còn bộc lộ nhiều hạn chế trong q trình xây dựng và
hồn thiện thể chế KTTT, trong hoạch định và thực thi các chính sách đảm bảo
ASXH. Trong giai đoạn phát triển mới, Việt Nam thực hiện chiến lược phát triển
kinh tế - xã hội theo hướng kết hợp hài hoà giữa tăng trưởng kinh tế bao trùm và
thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội, bảo vệ mơi trường trên cơ sở đẩy mạnh q
trình đổi mới mơ hình tăng trưởng theo chiều sâu, tái cơ cấu nền kinh tế theo hướng
cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng hơn. Đồng
thời trong q trình đó sẽ phải đối mặt với rất nhiều rủi ro xã hội do cải cách thể
chế, do mặt trái, khiếm khuyết và trục trặc của cơ chế thị trường (sự thất bại của thị


3


trường); Sự phát triển không đồng đều giữa các vùng vẫn tồn tại một thời gian dài, nhất
là vùng dân tộc thiểu số và miền n i, vùng đặc biệt khó khăn; Khủng hoảng kinh tế và
tài chính khu vực, tồn cầu có nguy cơ xẩy ra với cường độ mạnh hơn, chu kỳ ngắn
hơn sẽ tác động không nhỏ đến Việt Nam; Hơn nữa Việt Nam cịn phải thích ứng với
các vấn đề già hoá dân số nhanh nhất thế giới và ứng phó với biến đổi khí hậu, dịch
bệnh tồn cầu…Đó là thách thức lớn Nhà nước phải đối mặt xét từ vai trò của Nhà
nước vừa là chủ thể quản lý vừa là Nhà nước phục vụ trong việc đảm bảo ASXH.
Xuất phát từ những vấn đề lý luận và thực tiễn nêu trên, việc nghiên cứu về
vai trò của Nhà nước trong đảm bảo ASXH ở Việt Nam là yêu cầu cấp thiết trong
bối cảnh hiện nay. Chính vì các lý do trên, đề tài: “Vai trò của Nhà nước trong việc
đảm bảo an sinh xã hội ở Việt Nam” được chọn để nghiên cứu trong luận án này.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1. Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu các vấn đề lý luận và thực tiễn về vai trò của Nhà nước trong
việc đảm bảo ASXH từ đó đề xuất giải pháp nhằm hồn thiện vai trị của Nhà nước
trong việc đảm bảo ASXH ở Việt Nam trong thời gian tới.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được mục đích trên, luận án sẽ thực hiện các nhiệm vụ cụ thể sau:
- Hệ thống hóa và bổ sung, làm rõ hơn những vấn đề lý thuyết cũng như
nghiên cứu kinh nghiệm quốc tế về vai trò của Nhà nước trong việc đảm bảo
ASXH.
- Phân tích thực trạng và đánh giá vai trị của Nhà nước trong việc đảm bảo
ASXH ở Việt Nam.
- Đề xuất phương hướng và những giải pháp nhằm hoàn thiện vai trò của Nhà
nước trong việc đảm bảo ASXH ở Việt Nam.
Câu hỏi nghiên cứu của đề tài:
Trên cơ sở mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu nêu trên, luận án sẽ đi sâu tìm hiểu

để trả lời những câu hỏi nghiên cứu sau:
- Vai trò của Nhà nước trong việc đảm bảo ASXH gồm những nội dung gì và
những yếu tố nào tác động đến vai trò của Nhà nước trong việc đảm bảo ASXH?

4


- Thực trạng vai trò của Nhà nước trong việc đảm bảo ASXH ở Việt Nam
được thực hiện như thế nào?
- Có những giải pháp gì để hồn thiện vai trò của Nhà nước trong việc đảm
bảo ASXH ở Việt Nam?
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đảm bảo ASXH là một vấn đề rộng lớn liên quan đến nhiều lĩnh vực khác
nhau; Luận án này nghiên cứu vai trò của Nhà nước trong việc đảm bảo ASXH trên
nền tảng mối quan hệ giữa Nhà nước và thị trường trong việc đảm bảo ASXH theo
cách tiếp cận của chuyên ngành Kinh tế chính trị.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi về thời gian: Luận án nghiên cứu vai trò của Nhà nước trong việc
đảm bảo ASXH ở Việt Nam từ 2011 đến 2020. Tác giả dựa trên cơ sở Chiến lược
phát triển kinh tế xã hội 2011 - 2020 của Việt Nam.
- Phạm vi nội dung: Luận án nghiên cứu vai trò của Nhà nước trong việc đảm
bảo ASXH ở Việt Nam thể hiện 3 nội dung sau: lựa chọn mơ hình ASXH và xây
dựng thể chế trong việc đảm bảo ASXH; thực hiện xử lý mối quan hệ Nhà nước –
thị trường – xã hội trong việc đảm bảo ASXH; kiểm tra, giám sát đảm bảo tính cơng
khai, minh bạch trong việc đảm bảo ASXH. Vai trò của Nhà nước trong việc đảm
bảo ASXH được đánh giá ở 03 nhóm chính sách sau: nhóm chính sách ASXH
hướng tới phòng ngừa rủi ro (việc làm, giảm nghèo); nhóm chính sách ASXH nhằm
giảm thiểu rủi ro: hình thức bảo hiểm dựa trên nguyên tắc đóng - hưởng (BHXH);
và nhóm chính sách ASXH khắc phục rủi ro: ASXH khơng dựa trên đóng góp

(TGXH)
- Phạm vi về khơng gian: Luận án nghiên cứu trên địa bàn cả nước song để
đánh giá hạn chế và nguyên nhân dẫn đến hạn chế, luận án sử dụng số liệu khảo sát
phỏng vấn ở 3 tỉnh, thành phố là: Hà Nội, Thanh Hóa và Cà Mau đại diện cho 03
miền Bắc, Trung, Nam đại diện cho 3 các khu vực kinh tế: thành thị, nông thôn và
vùng sâu vùng xa.

5


4. Đóng góp mới của luận án
Luận án bổ sung và làm mới một số khía cạnh lý luận về ASXH, đảm bảo
ASXH, vai trò của Nhà nước trong việc đảm bảo ASXH dưới góc độ kinh tế chính
trị. Cụ thể là: (1) làm nổi bật hơn khái niệm ASXH, đảm bảo ASXH theo cách tiếp
cận dựa trên quyền con người; (2) Làm rõ hơn khái niệm vai trò của Nhà nước trong
việc đảm bảo ASXH và xây dựng được khung lý thuyết để phân tích nội dung, các
yếu tố ảnh hưởng và tiêu chí đánh giá về vai trị của Nhà nước trong việc đảm bảo
ASXH. Đặc biệt, luận án đã làm rõ vai trò của Nhà nước trong việc đảm bảo ASXH
trên nền tảng mối quan hệ giữa Nhà nước và thị trường trong việc đảm bảo ASXH.
Luận án đã nghiên cứu kinh nghiệm vai trò của Nhà nước trong việc đảm bảo
ASXH của Nhật Bản, Hàn Quốc và rút ra bài học cho Việt Nam, trong đó quan
trọng nhất là bài học: Nhà nước khuyến khích sự tham gia của khu vực tư nhân vào
cung ứng ASXH và phát huy truyền thống văn hóa phương Đơng trong tính tương
trợ, đùm bọc lẫn nhau của gia đình, cộng đồng.
Trên cơ sở phân tích thực trạng vai trị của Nhà nước trong việc đảm bảo
ASXH ở Việt Nam giai đoạn 2011 – 2020, luận án đã khẳng định một số thành tựu
quan trọng đồng thời chỉ ra những hạn chế và xác định nguyên nhân dẫn đến hạn
chế vai trò của Nhà nước trong việc đảm bảo ASXH ở Việt Nam.
Luận án đã nêu lên các nguyên tắc để thực hiện vai trò của Nhà nước trong
việc đảm bảo ASXH ở Việt Nam. Từ đó, luận án đã đề xuất các nhóm giải pháp

nhằm nâng cao vai trị của Nhà nước trong việc đảm bảo ASXH trong thời gian tới.
5. Kết cấu của luận án
Để thực hiện mục tiêu và các nhiệm vụ của đề tài, ngoài phần Mở đầu, Kết
luận, Tài liệu tham khảo và phụ lục luận án được triển khai thành 4 chương sau đây:
Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu
Chương 2: Cơ sở lý luận và kinh nghiệm thực tiễn về vai trò của Nhà nước
trong việc đảm bảo an sinh xã hội
Chương 3: Thực trạng vai trò của Nhà nước trong việc đảm bảo an sinh xã
hội ở Việt Nam
Chương 4: Định hướng và giải pháp hoàn thiện vai trò của Nhà nước trong
việc đảm bảo an sinh xã hội ở Việt Nam
6


Chƣơng 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu
Trong khoa học kinh tế chính trị, ASXH là chủ đề mà các nhà nghiên cứu
quan tâm ở nhiều khía cạnh như đặc điểm hệ thống ASXH (bảo hiểm nghề nghiệp,
thất nghiệp, y tế, giáo dục, lương hưu…) và chính sách của Nhà nước trong việc
thực hiện ASXH. Có nhiều cơng trình nghiên cứu liên quan đến vấn đề này, có thể
khái quát thành nhóm vấn đề sau:
1.1.1. Nhóm các cơng trình nghiên cứu về đảm bảo an sinh xã hội
Thuật ngữ ASXH có nguồn gốc từ các nước Latinh. Vấn đề này được nhiều
nhà nghiên cứu trên thế giới không ngừng bổ sung và hoàn thiện khái niệm ASXH,
đảm bảo ASXH:
Tác giả Joseph Matthews Attorney (2012) trong cuốn “ASXH, y tế và lương
hưu chính phủ” (Social Security, Medicare and Govermnent Pensions) đã nghiên

cứu những lý thuyết về ASXH, chăm sóc y tế, nhà ở xã hội, tiền lương hưu. Tác giả
chỉ ra để đảm bảo ASXH phải đảm bảo y tế tốt nhất. Đặc biệt, ơng đã gợi ý những
chính sách về ASXH cho những người có cơng với đất nước. Trên cơ sở đó, ơng
đưa ra những cách thức khác nhau để đảm bảo y tế.
Valerie Schmit (2010) trong bài “Tầm quan trọng của bảo trợ xã hội, khái
niệm tầng bảo trợ xã hội, ví dụ quốc gia ở châu Á”(Importance of Social
Protection, Social Protection Floor Concept, Country Examples in Asia) cho rằng
ASXH bao gồm BHXH và bảo trợ xã hội. Ông chỉ ra bảo trợ xã hội cho các đối
tượng khác nhau thì có những tầng hỗ trợ khác nhau. Từ đó, ơng cho rằng trong giai
đoạn hiện nay các quốc gia cần phải điều chỉnh mức đóng - hưởng khi tham gia
BHXH trước tình trạng già hóa dân số, quỹ tài chính quốc gia bị thâm hụt; đồng
thời phải điểu chỉnh ASXH bắt đầu từ việc điều chỉnh hệ thống pháp luật, cơ chế và
chính sách. Sự điều chỉnh này phụ thuộc vào ngân sách của chính phủ và mục tiêu
phát triển của từng nước.

7


Ở Việt Nam cũng đã có nhiều cơng trình nghiên cứu về ASXH nhưng nghiên cứu
về vấn đề đảm bảo ASXH chưa nhiều. Các nhà nghiên cứu tiếp cận vấn đề này ở nhiều
lĩnh vực khác nhau: triết học, xã hội học và kinh tế học...
Tác giả Đông Thị Hồng (2015) với Luận án tiến sĩ Kinh tế chính trị “Đảm bảo
ASXH trên địa bàn thành phố Hà Nội” đưa ra khái niệm ASXH và đảm bảo ASXH.
Đặc điểm của đảm bảo ASXH trên địa bàn thành phố Hà Nội gồm: Đối tượng thụ
hưởng ASXH rất đa dạng và phong phú, vì vậy việc bao phủ ASXH hết sức khó
khăn; hủ thể tham gia đảm bảo ASXH trên địa bàn chủ yếu là Nhà nước và các tổ
chức xã hội; Lực lượng thực thi là các cơ quan nghiên cứu, hoạch định chính sách
ASXH; Nguồn lực tài chính đảm bảo ASXH ở thành phố mặc dù được quan tâm và
có thuận lợi hơn khu vực nơng thơn nhưng vẫn cịn gặp nhiều khó khăn trong q
trình huy động, giải ngân; hính sách đảm bảo ASXH trên địa bàn Hà Nội thường

bị lạc hậu nhanh hơn các địa bàn khác do tác động của quá trình phát triển khu chế
xuất, khu công nghiệp và khu đô thị lớn. Tác giả cũng chỉ ra mối quan hệ giữa đảm
bảo ASXH với phát triển kinh tế trên địa bàn thành phố Hà Nội vừa có tính thống
nhất, vừa có sự mâu thuẫn. Từ đó, tác giả đưa ra nội dung đảm bảo ASXH trên đại
bàn Hà Nội gồm: đảm bảo ASXH thông qua trụ cột

HXH,

HYT; đảm bảo

ASXH thông qua trợ cấp, TGXH và xóa đói giảm nghèo; đảm bảo ASXH bằng việc
giải quyết việc làm cho người lao động. Đồng thời, tác giả đưa ra những điều kiện
chủ yếu sau đây để thực hiện đảm bảo ASXH ở thành phố Hà Nội: nhận thức của
người dân về sự cần thiết đảm bảo ASXH; năng lực đổi mới và hồn thiện cơ chế,
chính sách đảm bảo ASXH trên địa bàn thành phố; khả năng huy động, sử dụng
hiệu quả nguồn lực tài chính để đảm bảo ASXH trên địa bàn thành phố,... Luận án
đã nghiên cứu về kinh nghiệm về đảm bảo ASXH ở các quốc gia như Trung Quốc,
Ấn Độ, Đức và một địa phương trong nước như thành phố Hồ hí Minh, Đà Nẵng;
Từ đó đưa ra bài học kinh nghiệm đảm bảo ASXH trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Ở chương 3, tác giả đề cập đến thực trạng đảm bảo ASXH đồng thời chỉ ra những
điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội ảnh hưởng đến đảm bảo ASXH trên địa bàn.
Trên cơ sở đó, đánh giá thực trạng đảm bảo ASXH trên địa bàn thành phố Hà Nội

8


từ năm 2008 đến nay. Dựa những thành công và hạn chế, tác giả đưa ra những giải
pháp đảm bảo ASXH trên địa bàn gồm: Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động các
tổ chức chính trị, đồn thể xã hội và người dân tham gia tích cực vào việc đảm bảo
ASXH; Huy động và sử dụng hiệu quả các nguồn tài chính cho đảm bảo ASXH.

Tổ chức ILO của Việt Nam với cơng trình “ áo cáo ASXH thế giới 2020 -2022”
đã đưa ra năm thơng điệp chính như sau: Đại dịch ovid - 19 đã tạo nên sự bất bình
đẳng sâu sắc về diện bao phủ ASXH và chế độ hưởng ASXH tại tất cả các quốc gia;
Đại dịch ovid - 19 tạo động lực th c đẩy các quốc gia triển khai các hành động chính
sách quyết liệt chưa từng có tiền lệ về ASXH; Trong bối cảnh phục hồi kinh tế - xã hội
chưa chắc chắn, ưu tiên chi tiêu cho ASXH tiếp tục đóng vai trò quan trọng thiết yếu;
Các quốc gia đang đứng trước những ngã rẽ khác nhau trên con đường định hướng
phát triển của hệ thống ASXH; Xây dựng hệ thống ASXH bao phủ toàn dân và đảm
bảo quyền tiếp cận đế an sinh cho mọi người là yếu tố cốt lõi của phương pháp tiếp
cận lấy con người làm trung tâm nhằm tiến tới cơng bằng xã hội. Từ đó, cơng trình
đã chỉ ra tình hình ASXH trên thế giới có tiến triển, những chưa đạt kỳ vọng.
Tóm lại, các cơng trình đã đề cập đến khái niệm ASXH, đảm bảo ASXH và chỉ
ra các bộ phận cấu thành của ASXH. Từ đó chỉ ra vai trị và chức năng của ASXH.
1.1.2. Nhóm các cơng trình nghiên cứu về thể chế, pháp luật, chính sách về an sinh
xã hội
Tác giả Peter A. Diamond và Peter R. Orszag (2005) trong cuốn“Tiết kiệm
ASXH: cách tiếp cận cân bằng” (Saving Social Security: A alanced Approach), đã
nghiên cứu về tiết kiệm ASXH. Trong nghiên cứu này, hai tác giả chỉ ra ASXH
không chỉ là chương trình của chính phủ mà cịn có sự tham gia của tư nhân. Các
tác giả cho rằng khi cải cách ASXH phải bắt đầu từ cải cách tài chính, thể chế và từ
những người khơng đồng tình các chương trình, chính sách ASXH cũ.
Duane Swank (2014) trong chương 3 cuốn sách“Các quốc gia trong nền kinh
tế toàn cầu” (States in the Global Economy), có bài viết tiêu đề: “Giảm phúc lợi?
tồn cầu hóa, các thể chế kinh tế chính trị, và hệ thống Nhà nước phúc lợi hiện đại”.
Tác giả đã chỉ ra sự tác động của tồn cầu hóa đối với việc cắt giảm phúc lợi xã hội

9


của các quốc gia. Đồng thời khẳng định các thể chế kinh tế khác nhau sẽ có những

chế độ phúc lợi xã hội khác nhau; Những mơ hình Nhà nước phúc lợi khác nhau thì
việc tồn cầu hóa cũng sẽ tác động khác nhau tới việc cắt giảm phúc lợi xã hội. Quan
trọng nhất, theo tác giả, mối quan hệ giữa quốc tế hóa và Nhà nước phúc lợi về cơ
bản được định hình bởi các tổ chức kinh tế, tổ chức chính trị của quốc gia. Đặc biệt là
sự can thiệp của các hiệp hội ( hiệp hội ngành nghề) cũng ảnh hưởng đến cắt giảm
phúc lợi của các quốc gia.
Trong chương 4 của cuốn“Các quốc gia trong nền kinh tế tồn cầu” (States
in the Global Economy ), có bài viết “Tồn cầu hóa và mở rộng ASXH ở Đông Á”,
M. Ramesh (2014) cho rằng các quốc gia ở Đông Á phải đối mặt những thách thức
về việc mở rộng ASXH trong cuộc cạnh tranh toàn cầu. Cụ thể, ông cho rằng ở
quốc gia tiêu biểu là Hàn Quốc, Singapore và Đài Loan đã hội nhập nhanh chóng
với nền kinh tế tồn cầu. Tuy nhiên, khơng có bằng chứng cho thấy rằng điều này
đã cản trở sự phát triển của chương trình ASXH ở những quốc gia này. Theo ơng,
các chương trình ASXH có sự thay đổi là do chính trị trong nước. Với Hàn Quốc và
Đài Loan, đưa ra các sáng kiến về ASXH và chính sách ASXH để củng cố hệ thống
chính trị dân chủ cịn non trẻ. Singapore, ngược lại, có điều kiện ổn định và thịnh
vượng kể từ những năm 1970 và chính phủ nước này cũng thấy rằng không thực sự
cần thiết phải thay đổi các chính sách ASXH hiện có.
Cuốn sách “ASXH Bắc Âu trong cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu và bài
học cho Việt Nam” của tác giả Đinh

ông Tuấn (2013) nghiên cứu lịch sử hình

thành và các định nghĩa khác nhau về ASXH. Từ đó tác giả sử dụng khái niệm về
ASXH của ILO. Tác giả cũng nghiên cứu lịch sử hình thành và phát triển của hệ thống
ASX; đồng thời chỉ ra những thách thức trong cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu đối
với ASXH ở các nước Bắc Âu. Tác giả đã khái quát chung về những điều chỉnh chính
sách ASXH ở các nước Bắc Âu trong và sau khủng hoảng kinh tế toàn cầu. Dựa trên
cơ sở phân tích thực trạng hệ thống ASXH ở Việt Nam, cơng trình nghiên cứu đã rút ra
những bài học kinh nghiệm trong việc xây dựng chính sách ASXH.

Cuốn sách “Bàn về chính sách ASXH với người nơng dân sau khi thu hồi đất

10


để phát triển các khu công nghiệp (nghiên cứu tại Bắc Ninh)” của tác giả Nguyễn
Văn Nhường, Nguyễn Thành Độ (2011) nghiên cứu về chính sách ASXH đối với
nơng dân sau khi thu hồi đất. Tác giả trình bày và phân tích thực trạng thực thi
chính sách ASXH đối với nông dân sau khi thu hồi đất để phát triển khu cơng
nghiệp ở Bắc Ninh. Từ đó, đưa ra các giải pháp xây dựng chính sách ASXH đối với
người nơng dân từ thực tế ở Bắc Ninh.
Tác giả Mai Ngọc ường (2015) trong bài “ASXH 25 năm đổi mới: Thành tựu
và những vấn đề đặt ra”, đã nêu lên thành quả của Việt Nam sau 25 năm xây dựng
hệ thống ASXH gồm: xây dựng hệ thống pháp luật, xây dựng được những chính
sách BHXH,chính sách trợ giúp việc làm, xóa đói giảm nghèo… ên cạnh đó, tác
giả chỉ ra những bất cập mà ASXH chưa giải quyết được. Đó là, hệ thống văn bản
pháp luật chưa chặt chẽ, còn chồng chéo; nguồn tài chính cũng như năng lực tổ
chức thực hiện chính sách ASXH cịn gặp nhiều khó khăn. Ngân sách chi cho
ASXH bị thâm hụt. Năng lực quản lý yếu kém, chưa áp dụng phương thức quản lý
hiện đại.
Trong “Chiến lược ASXH 2011 - 2020”,

ộ Lao động - Thương binh và Xã

hội đã phân tích thực trạng ASXH ở Việt Nam giai đoạn 2001 - 2010. Chiến lược
đã chỉ ra những tồn tại của hệ thống ASXH: Thứ nhất, quan điểm và nhận thức về
ASXH chưa đầy đủ. Thứ hai, chính sách ASXH chưa hồn thiện. Thứ ba, chỉ số bao
phủ ASXH còn thấp. Thứ tư, cơ chế tài chính cịn chưa chặt chẽ. Thứ năm, cơng tác
thực thi, kiểm tra, giám sát cúa Nhà nước về ASXH còn thiếu hiệu quả. Từ những
tồn tại trên đề tài cũng chỉ ra những giải pháp nâng cao hệ thống ASXH ở Việt Nam

bao gồm: hồn thiện hệ thống chính sách việc làm; hồn thiện chính sách hỗ trợ
người dân tham gia BHXH và BHYT; hồn thiện hệ thống chính sách TGXH.
1.1.3. Nhóm các cơng trình nghiên cứu về an sinh xã hội trong nền kinh tế thị
trường và vai trò của Nhà nước trong việc đảm bảo an sinh xã hội
Các tác giả Martin Gonzalez - Eiras và Dirk Niepelt (2008) trong bài “Tương
lai của ASXH” (The furture of social security) đã phân tích đến lý thuyết ASXH của
ismarck (Đức) và Beveridge (Anh). Đồng thời, cơng trình chỉ ra cơ sở cũng như
điều kiện để áp dụng hai mơ hình ASXH này vào thực tế quốc gia.

11

ên cánh đó,


Các tác giả cho rằng các quốc gia phải dựa trên điều kiện tự nhiên, kinh tế, chính tri,
xã hội khi xây dựng mơ hình ASXH và phát triển hệ thống ASXH.
Tác giả J. Ignacio Conde - Ruiz (2003) trong cuốn “ASXH theo mơ hình gì:
Beveridgean

hay

Bismarckian”

(What

Social

Security:

Beveridgean


or

Bismarckian) đã đưa ra nhận xét: các nước xây dựng mơ hình ASXH theo lý thuyết
Beveridge sẽ có có sự bất bình đẳng thu nhập cao hơn so với những nước xây dựng
mơ hình ASXH theo lý thuyết Bismarck. Các quốc gia xây dựng mô hình ASXH
theo thuyết everidge có xu hướng chi trả lương hưu trí thấp hơn các quốc gia các
quốc gia theo thuyết ismarck. Đồng thời, tác giả cũng cho rằng, xây dựng mơ hình
ASXH theo thuyết Bismarck hướng tới duy trì cho đối tượng tham gia có thu nhập
cao, cịn vai trò của Nhà nước đối với ASXH theo thuyết Beveridge hướng tới mức
bao phủ tồn diện nên có thể áp dụng cho đối tượng có thu nhập thấp.
Theo Titmuss (1974) trong bài “Chính sách xã hội là gì?” (What is Social
Policy) trong tác phẩm “Các Nhà nước an sinh: Xây dựng, tái thiết” (Welfare
states: Construction, deconstruction) đã dựa vào thiết chế Nhà nước, gia đình và
thiết chế lao động để chia ra ba loại mơ hình ASXH: đó là Nhà nước an sinh thặng
dư (resindual), mơ hình Nhà nước an sinh phổ quát (universalist) và Nhà nước an
sinh dựa trên hệ thống đóng - hưởng (earnings related contributory systems). Nhà
nước thặng dư đề cao vai trò chủ đạo của gia đình và thị trường trong cung ứng dịch
vụ ASXH chứ không phải sự tái phân phối của Nhà nước . Nhà nước hạn chế các
cam kết của mình trong các nhóm xã hội xứng đáng được hưởng ASXH theo việc
thẩm tra khả năng thu nhập. Mơ hình an sinh phổ qt là mơ hình mà tồn thể dân
số được hưởng ASXH, có tính chất phổ biến rộng rãi, Nhà nước thể hiện cam kết
được thể chế hóa về ASXH. Trong mơ hình đóng - hưởng, cả thị trường và Nhà
nước đều tham gia nhưng yếu tố đóng góp của cá nhân là yếu tố quan trọng.
Theo Walter Korpi (1998) trong “Nghịch lý phân phối lại và chiến lược bình
đẳng: Thể chế Nhà nước an sinh, bất bình đẳng và nghèo đói ở các nước Phương
Tây” (the Paradox of redistribution and strategies of Equality: Welfare state
institutions, Inequality and poverty in the westerm countries), có năm loại mơ hình
ASXH cụ thể là: Thứ nhất, mơ hình an sinh hướng tới những đối tượng nhất định.
12



Mơ hình thứ hai, mơ hình an sinh gồm những chương trình an sinh tự nguyện được
Nhà nước trợ cấp. Mơ hình thứ ba, mơ hình ASXH theo nghiệp hội. Mơ hình thứ tư,
mơ hình ASXH cơ bản xuất phát từ ý tưởng của Beveridge ở Anh. Mơ hình thứ
năm, mơ hình an sinh bao qt. Mơ hình này là sự kết hợp của mơ hình Bismarck và
mơ hình Beveridge. Trong q trình nghiên cứu ơng cũng chỉ ra cơ sở, ngun tắc
hoạt động của các mơ hình ASXH.
Espring Andersen (1990) trong tác phẩm “Ba thế giới của chủ nghĩa tư bản
phúc lợi” (Three Worlds Welfare

apintalism” cho rằng quá trình đấu tranh của

người lao động chính đã tạo áp lực cho nghiệp đoàn kết hợp với Nhà nước cung cấp
ASXH. Tác giả chỉ ra rằng, các tác giả khi phân loại mơ hình ASXH đều dựa vào
mức độ cơng nghiệp hóa, hình thái quyền lực chính trị và mức độ chi tiêu ngân sách
Nhà nước. Để phân loại mơ hình ASXH, ơng cho rằng có rất nhiều kiểu sắp xếp
giữa Nhà nước, thị trường và gia đình. Ơng cũng đưa ra ba tiêu chí để phân loại mơ
hình ASXH đó là: mức độ phi hàng hóa sức lao động (decommodification), sự phân
tầng xã hội (social stratification) và tình trạng việc làm (employment). Từ đó ơng
chia mơ hình ASXH thành ba mơ hình. Đó là, mơ hình ASXH kiểu tự do, mơ hình
ASXH kiểu bảo thủ và mơ hình ASXH kiểu dân chủ xã hội. Ở mơ hình ASXH kiểu
tự do, vai trị của Nhà nước chỉ đảm bảo chương trình trợ cấp cho những đối tượng
có thu nhập thấp. Ở mơ hình ASXH kiểu dân chủ xã hội, ơng cho rằng vai trị của
Nhà nước được đề cao. Với mơ hình ASXH theo kiểu bảo thủ thì vai trị của Nhà
nước khơng trực tiếp cung ứng các chương trình an sinh mà cung cấp phúc lợi chủ
yếu là các nghiệp đoàn.
Tác giả Haggard và Kaufma (2008) trong cuốn “Phát triển, dân chủ và các Nhà
nước an sinh: Mỹ Latinh, Đông Á và Đông Âu” (Development, Democracy, and
Welfare States: Latin American, East Asia, And Eastern Europe) lại cho rằng Nhà

nước can thiệp vào ASXH khi cần cho phục vụ chính trị (như bầu cử). Các chính trị
gia trong các chế độ dân chủ thường sử dụng các chương trình xã hội tái phân phối
như một phương tiện hấp dẫn cử tri để giành chiến thắng và duy trì quyền lực. Các
chính trị gia thường sử dụng chương trình bảo hiểm lương hưu và bảo hiểm y tế như

13


lời cam kết đối với người lao động để phục vụ mục tiêu chính trị cho mình.
Một số tác giả khác cho rằng các quốc gia tư bản chủ nghĩa mở rộng trợ cấp
ASXH như một phương tiện chính thống chính trị để tạo ra một mơi trường thuận lợi
cho tích lũy vốn tăng trưởng và để bảo vệ Nhà nước tư bản chủ nghĩa như tác giả
O'Connor (1973) trong cuốn “Khủng hoảng tài chính Nhà nước” (the Fiscal Crisis of
the State). Trong nghiên cứu, các tác giả cho rằng các cuộc đấu tranh của lực lượng
giai cấp công nhân dẫn đến Nhà nước kêu gọi cơng đồn lao động và các đảng tả
khuynh phải cam kết mở rộng ASXH. Sự mở rộng ASXH một mặt tạo thuận lợi cho
tích lũy vốn để tăng trưởng kinh tế và bảo vệ Nhà nước tư bản chủ nghĩa, mặt khác
chính là sự xoa dịu các cuộc đấu tranh, biểu tình của giai cấp công nhân.
Khi nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng đến vai trò của Nhà nước trong việc
giải quyết ASXH có các tác giả Aaron (1967),Wilensky (1975) và Lebeaux (1958)
đều cho rằng cơng nghiệp hóa chính là ngun nhân xuất hiện vai trò của Nhà nước
trong việc đảm bảo ASXH. Cụ thể, cơng nghiệp hóa diễn ra sẽ ảnh hưởng đến phân
cơng lao động có nhiều thay đổi, di cư ồ ạt từ nông thôn ra thành thị, tỷ lệ thất
nghiệp theo chu kỳ, tỷ lệ già hóa dân số gia tăng và q trình đơ thị hóa nhanh sẽ
gây áp lực cho Nhà nước trong việc đảm bảo ASXH. Họ khẳng định rằng cơng
nghiệp hóa tạo ra những thay đổi sâu sắc với sự biến đổi của gia đình và đời sống
cộng đồng. Sự giảm sút trong việc cung cấp ASXH truyền thống của các thành viên
gia đình gây ra sự gia tăng tổng thể của nhu cầu ASXH, làm cho nhiều người dễ bị
tổn thương không thể tìm thấy sự hỗ trợ đầy đủ. Vì vậy, cơng nghiệp hóa và thay
đổi dân số được cho là những lý do chính cho sự xuất hiện vai trị của Nhà nước

trong việc đảm bảo ASXH.
Myung - Shik Kim (2013) với luận án “Các thể chế khác nhau của hệ thống
an sinh hiệu suất ở Đông Á” (Institutional varieties of productivist welfare
capitalism - in East Asia) đã phân tích sự đa dạng về thể chế của mơ hình ASXH ở
các nước Đơng Á. Ngồi những điểm chung thường thấy về triết lý “tăng trưởng
kinh tế trước, ASXH sau”, ưu tiên chi ngân sách cho phát triển giáo dục ở các nước
Đơng Á thuộc mơ hình này, kết quả nghiên cứu cũng cho thấy trong cùng một mô

14


hình ASXH ở các nước khác nhau vai trị của Nhà nước trong đảm bảo ASXH cũng
khác nhau. Sự khác biệt này ở Đông Á được minh chứng qua các trường hợp cụ thể
là Hàn Quốc, Nhật Bản, Singapore, Trung Quốc. Luận án này đã phân tích q trình
hình thành và phát triển cũng như các đặc điểm về vai trị của Nhà nước trong thực
hiện ASXH ở Đơng Á.
Các tác giả Evans và cộng sự (1985) trong cuốn “Đưa Nhà nước trở lại”
(Bringing the State Back In) và tác giả Heclo, Hugh (1974) với cuốn “Chính trị học
xã hội hiện đại ở Anh và Thụy Điển: từ cứu trợ đến duy trì thu nhập” (modern Social
Politics in Britain and Sweden: From Relief to Income Maintenance) lại xem xét các
hành động gia trưởng của các quan chức Nhà nước và khả năng hoạch định chính
sách của các quan chức Nhà nước là nguồn gốc và sự phát triển vai trò của Nhà nước
trong thực thi chính sách ASXH. Họ cho rằng các quan chức Nhà nước được cho là
có mục tiêu và động cơ rõ ràng và có kiến thức kỹ thuật liên quan đến việc thực hiện
các chính sách ASXH của họ. Bằng chứng lịch sử cho thấy rằng các quan chức Nhà
nước, những người tự trị hoặc một phần tự trị từ các áp lực xã hội, thường có lợi ích
riêng của họ trong việc thành lập các chế độ ASXH riêng cho mình.
Tác giả James Midgley (2011) trong cuốn “Cơ sở của ASXH ở châu Á: tương
trợ, bảo hiểm vi mô và ASXH” (Basis of social security in Asia: mutual aid micro insurance and social security) nghiên cứu hệ thống ASXH ở Châu Á. Trong cơng
trình này, tác giả khơng đề cập sâu vai trị của Nhà nước trong việc đảm bảo ASXH.

Tuy nhiên, cách thức đảm bảo ASXH, theo tác giả, ngồi Nhà nước cịn có vai trị
của các tổ chức tư nhân. Đó là các hiệp hội tư nhân. Tác giả phân tích vai trị các
chương trình bảo hiểm vi mơ của các hiệp hội ở châu Á. Các hiệp hội cung cấp bảo
hiểm sẽ khác nhau ở các khu vực khác nhau. Qua đó, tác giả phân tích những tiềm
năng của các hiệp hội trong việc xây dựng chiến lược ASXH toàn diện.
Tổ chức ILO (2021) với tác phẩm “đánh giá các phản ứng của ASXH đối với
covid - 19” ( Assessment of the Social Security responses to COVID-19) đã phân
tích dịch bệnh đã để lại hậu quả nặng nề như việc làm, thu nhập. Trước bối cảnh đó,
15


×