Tải bản đầy đủ (.docx) (70 trang)

TÁC ĐỘNG CỦA CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ MỸ ĐẾN TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ CỦA CÁC QUỐC GIA MỚI NỔI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.6 MB, 70 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

VŨ BẢO TÚ UYÊN

TÁC ĐỘNG CỦA CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ MỸ ĐẾN
TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ CỦA
CÁC QUỐC GIA MỚI NỔI

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

Thành phố Hồ Chí Minh - Năm 2020


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

VŨ BẢO TÚ UYÊN

TÁC ĐỘNG CỦA CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ MỸ ĐẾN
TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ CỦA
CÁC QUỐC GIA MỚI NỔI

Chuyên ngành: Tài chính – Ngân hàng
Mã số: 60 34 02 01



LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. TRẦN THỊ KIM OANH

Thành phố Hồ Chí Minh - Năm 2020


I

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn với tên đề tài: “Tác động của chính sách tiền tệ Mỹ
đến tăng trưởng kinh tế các quốc gia mới nổi” chưa từng được trình nộp để lấy học vị
thạc sĩ tại bất cứ một trường đại học nào. Luận văn này là cơng trình nghiên cứu riêng
của tác giả, kết quả nghiên cứu là trung thực, trong đó khơng có các nội dung đã được
công bố trước đây hoặc các nội dung do người khác thực hiện ngoại trừ các trích dẫn
được dẫn nguồn đầy đủ trong luận văn.

TP.HCM, ngày 13 tháng 9 năm 2020
Tác giả


LỜI CẢM ƠN
Sau thời gian học tập, nghiên cứu. Để hồn thành luận văn này tơi xin bày tỏ sự kính
trọng và lịng biết ơn sâu sắc tới:
– Cơ giáo trực tiếp hướng dẫn: TS. Trần Thị Kim Oanh. Khoa Tài chính - Ngân hàng,
Trường Đại học Tài chính - Marketing TP.HCM.
– Các thầy, cơ giáo khoa Tài chính - Ngân hàng cùng tồn thể các thầy, cơ giáo trong
trường Đại học Ngân hàng TP.HCM đã tận tình chỉ bảo, hướng dẫn và giúp đỡ tơi
trong suốt q trình tơi thực hiện đề tài nghiên cứu khoa học này.

– Bên cạnh đó sự giúp đỡ của gia đình, bạn bè và người thân đã luôn ủng hộ và tạo
điều kiện tốt nhất để tơi có thể tập trung nghiên cứu và hoàn thành đề tài này.
Do về mặt kiến thức và thời gian còn hạn chế, luận văn còn nhiều khiếm khuyết. Tơi
mong được sự đóng góp ý kiến của các thầy, cơ và mọi người để luận văn hồn thiện
hơn.

TP. HCM, ngày 13 tháng 09 năm 2020
Tác giả


TÓM TẮT
Nền kinh tế của các quốc gia ngày càng trở nên liên hệ mật thiết với nhau thông
qua những thỏa thuận, liên kết về kinh tế, chính trị và xã hội. Những rào cản về
thương mại dần được gỡ bỏ, dòng vốn dịch chuyển giữa các nước trở nên dễ dàng
hơn đã đem lại những lợi ích về kinh tế nói riêng và cho sự phát triển của các quốc
gia nói chung. q trình hội nhập kinh tế của các quốc gia khu vực Châu Á, đặc biệt
là các quốc gia mới nổi, diễn ra mạnh mẽ đã giúp tăng cường liên kết về kinh tế,
tạo điều kiện cho hàng hóa, dịch vụ, lao động và vốn được tự do luân chuyển hơn,
mở ra cơ hội thu hút đầu tư nước ngoài, hội nhập vào nền kinh tế toàn cầu. Tuy
nhiên, q trình dịch chuyển dịng vốn và giao thương giữa các nước đồng thời
cũng thiết lập những cầu nối truyền dẫn các tác động của chính sách tiền tệ, đặc
biệt là tác động của chính sách tiền tệ các nước lớn trên thế giới như Mỹ. Bài luận
văn sử dụng mơ hình BVAR để phân tích tác động của chính sách tiền tệ Mỹ đến
các quốc gia mới nổi, cụ thể là các nước mới nổi thuộc Châu Á, và phân tích phản
ứng của các quốc gia trước tác động của chính sách tiền tệ Mỹ dựa trên sự phân
loại theo chế độ tỷ giá và độ mở thương mại. Việc phân tích các tác động của chính
sách tiền tệ của Mỹ dựa trên đặc trưng của mỗi quốc gia giúp các nhà hoạch định
chính sách có những điều chỉnh phù hợp nhằm hạn chế sự tác động từ bên ngồi
nói chung và chính sách tiền tệ Mỹ nói riêng. Kết quả bài luận văn cho thấy rằng
biến tăng trưởng kinh tế các nước mới nổi Châu Á thực hiện chế độ tỷ giá cố định

có ảnh hưởng mạnh từ việc thực hiện chính sách tiền tệ của Mỹ. Ngoài ra, kết quả
luận văn cũng cho thấy biến tăng trưởng kinh tế các nước có độ mở thương mại
thấp dù phản ứng yếu hơn các nước độ mở cao, nhưng biến lãi suất của những nước
có khu vực sản xuất, chế tạo chiếm phần lớn trong sản lượng đầu ra có phản ứng
mạnh hơn do tính chất của ngành.


ABSTRACT
Global economic forces have accelerated significantly in pace and intensity over
the past decades. The deeply interconnected and interdependent world network has
been created by the drive of globalization through borderless operations of
countries. In the Asian region, especially in emerging countries, international trade
plays an important role in shaping the growth that links up the economies and
integrates them into the global economy. Cross-border trade and capital flows,
underpinned by a large number of regional and cross-regional integration
arrangements, have been allowed to move much more easily. However, these
movements have become channels for propagating shocks from one country to
others. Being the largest trading partner of many countries in the Asia region,
shocks from changes in the US monetary policy could have considerable spillover
effects on these economies growth. By using the BVAR model to investigate the
spillovers from US monetary policy to selected Asian emerging economies.
Analysis of the effects of the US monetary policy and countries' reactions to the
impact of US monetary policy based on characteristics of each country helps policy
makers make appropriate adjustments to limit external influences in general and the
US monetary policy in particular. The result shows that the variable economic
growth of Asian emerging countries implementing the fixed exchange rate regime
has a strong influence on the implementation of the US monetary policy. In
addition, the results also show that the variable economic growth in countries with
low trade openness, although the reaction is weaker than those of high trade
openness countries, but the variable of interest rates of countries


with

manufacturing goods accounts for large of the output has a stronger reaction due to
the nature of the industry.
Keywords: Monetary policy, BVAR, Asia emerging economies.


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT VÀ KÝ HIỆU

Từ viết tắt
ADF

Cụm từ tiếng Anh

Cụm từ tiếng Việt

Augmented Dickey–Fuller

Kiểm định Augmented
Dickey–Fuller

AREAR

ARIC

Annual Report on Exchange

Báo cáo Thường niên về


Arrangements and Exchange

Thỏa thuận Trao đổi và

Restrictions

Hạn chế Trao đổi

Asia Regional Integration Center

Trung tâm Hội nhập Khu
vực Châu Á

ASEAN

BVAR

Association of

Hiệp hội các quốc gia

Southeast Asian Nations

Đơng Nam Á

Bayesian Vector Autoregression

Mơ hình tự hồi quy
Bayesian


ECB

European Central Bank

Ngân hàng Trung ương
Châu Âu

EU

European Union

Liên minh Châu Âu

FAVAR

Factor-augmented Vector

Mơ hình tự hồi quy tăng

Autoregressive

cường yếu tố

FDI

Foreign Direct Investment

Đầu tư trực tiếp nước ngoài

FED


Federal Reserve System

Cục Dự trữ Liên bang

GDP

Gross Domestic Product

Tổng sản phẩm nội địa

GEM

Global Emerging Markets

Thị trường mới nổi toàn
cầu


GNI

Gross National Income

Thu nhập quốc dân

GVAR

Global Vector Autoregressive

Mơ hình tự hồi quy toàn

cầu

IMF

International Monetary Fund

Quỹ Tiền tệ Quốc tế

MBS

Mortgage Backed Security

Chứng khốn bảo đảm
bằng thế chấp

MSCI

Morgan Stanley Capital

Cơng ty tài chính Morgan

International

Stanley

QE

Quantitative Easing

Nới lỏng định lượng


SVAR

Structural Vector Autoregressive

Mơ hình tự hồi quy cấu
trúc

US

United States

Hoa Kỳ

USCB

United States Census Bureau

Cục Thống kê Dân số Hoa
Kỳ

VAMC

Vietnam Asset Management

Công ty Quản lý Quỹ đầu

Company

tư Việt Nam


VAR

Vector Autoregressive

Mơ hình tự hồi quy

WTO

World Trade Organization

Tổ chức Thương mại Thế
giới


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN
LỜI CÁM ƠN
TÓM TẮT
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT VÀ KÝ HIỆU
MỤC LỤC
DANH MỤC BẢNG BIỂU
DANH MỤC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ
CHƯƠNG 1: PHẦN MỞ ĐẦU................................................................................ 1
1. Giới thiệu.............................................................................................................. 1
2. Mục tiêu nghiên cứu và câu hỏi nghiên cứu......................................................... 2
3. Đối tượng nghiên cứu........................................................................................... 3
4. Phương pháp nghiên cứu...................................................................................... 3
5. Quy trình nghiên cứu............................................................................................ 3
6. Kết cấu luận văn................................................................................................... 5

7. Đóng góp của luận văn......................................................................................... 6
CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN VỀ TÁC ĐỘNG CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ ĐẾN
TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ....................................................................................7
2.1. Cơ sở lý thuyết về chính sách tiền tệ và tăng trưởng kinh tế............................. 7
2.1.1. Tổng quan về chính sách tiền tệ và tăng trưởng kinh tế................................. 7
2.1.2. Các kênh tác động về tác động lan tỏa của chính sách tiền tệ......................11
2.1.3. Cơ sở lý thuyết về tác động của FDI đến tăng trưởng kinh tế...................... 17
2.2. Các nghiên cứu có liên quan............................................................................ 21
CHƯƠNG 3: DỮ LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU............................ 24
3.1. Dữ liệu nghiên cứu.......................................................................................... 24
3.2. Kết quả phân loại............................................................................................. 25
3.3. Phương pháp nghiên cứu................................................................................. 27
3.4. Mô tả dữ liệu nghiên cứu................................................................................. 28


CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU............................................................... 30
4.1. Tác động của chính sách tiền tệ Mỹ đến kinh tế các quốc gia mới nổi............31
4.1.1. Việc thực hiện chính sách nới lỏng tiền tệ của Mỹ....................................... 31
4.1.2. Tác động của chính sách nới lỏng tiền tệ Mỹ đến thị trường Mỹ.................34
4.1.3. Tác động từ việc Mỹ chấm dứt nới lỏng định lượng lên thị trường Mỹ.......35
4.1.4. Tác động từ việc Mỹ chấm dứt nới lỏng định lượng lên thị trường mới nổi
Châu Á.................................................................................................................... 36
4.2. Kết quả kiểm định tính dừng và tính tin cậy.................................................... 39
4.3. Phản ứng của các nhóm nước trước tác động của chính sách tiền tệ Mỹ........42
4.3.1. Phản ứng của các nhóm nước được phân loại dựa trên chế độ tỷ giá...........42
4.3.2. Phản ứng của các nhóm nước được phân loại dựa trên độ mở thương mại. .44
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.......................................................... 50
5.1. Kết luận............................................................................................................ 50
5.2. Hàm ý chính sách............................................................................................. 51
TÀI LIỆU THAM KHẢO

PHỤ LỤC


DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 3.1: Khung phân loại của MSCI đối với thị trường mới nổi..............................25
Bảng 3.2: Bảng phân loại các nhóm nước dựa trên các đặc trưng...............................26
Bảng 4.1: Sơ lược về các gói QE của Mỹ...................................................................34
Bảng 4.2: Bảng kết quả kiểm định ADF.....................................................................40

DANH MỤC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ
Biểu đồ 4.1: Tỷ trọng trung bình ngành cơng nghiệp trong tổng GDP của các quốc gia
giai đoạn năm 2000-2018............................................................................................46
Biểu đồ 4.2: Tỷ trọng trung bình ngành sản xuất, chế tạo trong khu vực cơng nghiệp
của các quốc gia giai đoạn 2000-2018........................................................................47
Hình 2.1: Các quốc gia mới nổi trên thế giới theo xếp hạng của MSCI......................11
Hình 2.2: Cơ chế lan truyền của các cú sốc ngoại sinh đến các biến số vĩ mơ trong
nước............................................................................................................................ 12
Hình 4.1: Kết quả kiểm định tính ổn định của mơ hình BVAR theo phân loại về chế độ
tỷ giá........................................................................................................................... 41
Hình 4.2: Kết quả kiểm định tính ổn định của mơ hình BVAR theo phân loại về độ mở
thương mại.................................................................................................................. 42
Hình 4.3: Kết quả phản ứng xung của các biến trước tác động của lãi suất Mỹ dựa trên
phân loại chế độ tỷ giá................................................................................................44
Hình 4.4: Kết quả phản ứng xung của các biến trước tác động của lãi suất Mỹ dựa trên
phân loại chế độ tỷ giá................................................................................................45


1

CHƯƠNG 1:

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Giới thiệu
Nền kinh tế của các quốc gia ngày càng trở nên liên hệ mật thiết với nhau thông
qua những thỏa thuận, liên kết về kinh tế, chính trị và xã hội. Những rào cản về
thương mại dần được gỡ bỏ, dòng vốn dịch chuyển giữa các nước trở nên dễ dàng
hơn đã đem lại những lợi ích về kinh tế nói riêng và cho sự phát triển của các quốc
gia nói chung. Trong suốt những năm qua, quá trình hội nhập kinh tế của các quốc
gia khu vực Châu Á, đặc biệt là các quốc gia mới nổi, diễn ra mạnh mẽ đã giúp
tăng cường liên kết về kinh tế, tạo điều kiện cho hàng hóa, dịch vụ, lao động và vốn
được tự do luân chuyển hơn, mở ra cơ hội thu hút đầu tư nước ngoài, hội nhập vào
nền kinh tế toàn cầu. Tuy nhiên, q trình dịch chuyển dịng vốn và giao thương
giữa các nước đồng thời cũng thiết lập những cầu nối truyền dẫn các tác động của
chính sách tiền tệ. Tác động lan tỏa của chính sách tiền tệ diễn ra khi chính sách
tiền tệ được thực hiện bởi một ngân hàng trung ương có tác động lên việc điều hành
chính sách tiền tệ của những ngân hàng trung ương khác. Điển hình là đối với một
quốc gia có nền kinh tế phát triển, khối lượng giao dịch và đầu tư nước ngồi lớn
như Mỹ, những thay đổi trong chính sách tiền tệ có ảnh hưởng đáng kể lên việc
thực hiện chính sách tiền tệ và tăng trưởng kinh tế của những quốc gia khác.
Theo thống kê của Tài chính quốc tế IFS từ năm 2001 đến năm 2004, Dự trữ
Liên bang Mỹ đã cắt giảm lãi suất xuống 13 lần, từ 6% đến mức thấp nhất trong 46
năm là 1% để kích thích nền kinh tế hồi phục, tăng trưởng lại từ sự kiện bong bóng
Internet và sự kiện ngày 11 tháng 9 năm 2001. Đến năm 2003, nền kinh tế thế giới
bị mất cân bằng trầm trọng. Các nền kinh tế phát triển mà dẫn đầu là Mỹ bị thâm
hụt thương mại nặng nề, trong khi đó các quốc gia mới nổi như các nước Đông Á
và Trung Quốc lại tích lũy thặng dư thương mại lớn. Từ tháng 6 năm 2004, Dự trữ
Liên bang nâng lãi suất lên 17 lần, từ 1% đến 5,25%, gây ra bong bóng bất động
sản tại Mỹ, kích hoạt cho cuộc khủng hoảng tài chính tồn cầu năm 2008. Trong


giai đoạn khủng hoảng, khi các cơng cụ chính sách tiền tệ truyền thống trở nên vô

hiệu, Mỹ đã chuyển hướng sử dụng các công cụ phi truyền thống, đặc biệt là các
gói cứu trợ nới lỏng định lượng. Mục đích của nới lỏng định lượng là để gia tăng
lượng cung tiền, cung cấp thanh khoản và kích thích tăng trưởng kinh tế. Sau khi
Mỹ thực hiện chính sách nới lỏng định lượng, các nền kinh tế mới nổi cũng cảm
nhận rõ sự tăng vọt trong thanh khoản và các dòng vốn liên tục đổ vào thị trường.
Tuy nhiên, vào năm 2014, việc Dự trữ Liên bang Mỹ thông báo ngừng thực hiện
nới lỏng định lượng đã khiến các dòng vốn chảy ra khỏi các quốc gia này làm đồng
tiền mất giá và giá tài sản giảm trầm trọng. Từ những bằng chứng thực tiễn, có thể
thấy chính sách tiền tệ Mỹ có tác động đáng kể đến nền kinh tế các quốc gia mới
nổi. Do vậy, để đưa ra những chính sách phù hợp cho nền kinh tế trước sự tác động
của chính sách tiền tệ Mỹ việc nghiên cứu tác động lan tỏa của chính sách tiền tệ
Mỹ đến tăng trưởng kinh tế của các quốc gia mới nổi là cần thiết.
2. Mục tiêu nghiên cứu và câu hỏi nghiên cứu
2.1. Mục tiêu nghiên cứu
- Mục tiêu tổng quát
Luận chứng các cách tiếp cận lý luận và phương pháp luận trong nghiên cứu tác
động lan tỏa của chính sách tiền tệ Mỹ đến tăng trưởng kinh tế các quốc gia mới
nổi. Trong đó, nội dung trọng yếu là phân tích phản ứng của các quốc gia Châu Á
mới nổi trước sự tác động của chính sách tiền tệ Mỹ. Tuy nhiên, phản ứng của các
quốc gia Châu Á mới nổi trước tác động của chính sách tiền tệ Mỹ khơng chỉ phụ
thuộc vào mức độ của chính tác động lan tỏa mà còn tùy thuộc vào đặc trưng của
từng quốc gia. Vì vậy, để làm rõ hơn về phản ứng của các quốc gia có những đặc
trưng khác nhau trước tác động của chính sách tiền tệ Mỹ, tác giả đi sâu tìm hiểu,
phân tích tác động của chính sách tiền tệ Mỹ lên tăng trưởng kinh tế của các quốc
gia Châu Á mới nổi dựa trên những đặc trưng của các quốc gia.
- Mục tiêu cụ thể


Trên cơ sở mục tiêu nghiên cứu tổng quát, các mục tiêu cụ thể được đặt ra như
sau:

+ Nghiên cứu các kênh truyền dẫn chính sách tiền tệ Mỹ đến tăng trưởng
kinh tế của quốc gia mới nổi.
+ Phân tích sự khác nhau trong phản ứng của các quốc gia mới nổi trước tác
động của chính sách tiền tệ Mỹ.
2.2. Câu hỏi nghiên cứu
Để đạt được mục tiêu trên, các câu hỏi được đặt ra để giải quyết là:
- Sự lan tỏa của chính sách tiền tệ Mỹ đến tăng trưởng kinh tế của các quốc gia mới
nổi qua những kênh nào?
- Có sự khác nhau trong phản ứng của các quốc gia mới nổi trước tác động của
chính sách tiền tệ Mỹ hay không?
3. Đối tượng nghiên cứu
Đối trượng nghiên cứu của luận văn là tác động của chính sách tiền tệ Mỹ lên
tăng trưởng kinh tế của các nước mới nổi giai đoạn từ Q1/2000-Q4/2018. Các quốc
gia được nghiên cứu là các quốc gia có nền kinh tế mới nổi ở Châu Á theo xếp
hạng của MSCI, bao gồm 7 quốc gia: Trung Quốc, Ấn Độ, Indonesia, Hàn Quốc,
Malaysia, Philippines và Thái Lan.
4. Phương pháp nghiên cứu
Bài luận văn sử dụng mơ hình BVAR để nghiên cứu tác động của chính sách
tiền tệ Mỹ, thơng qua việc phân tích phản ứng xung để thấy sự khác nhau trong
phản ứng của các quốc gia mới nổi trước tác động của chính sách tiền tệ Mỹ.
5. Quy trình nghiên cứu
Luận văn được thực hiện bao gồm các bước chính như sau:


Thứ nhất, tác giả thực hiện khái quát lại các lý thuyết có liên quan nhằm hình
thành khung phân tích, cơ sở lý luận về mối quan hệ giữa chính sách tiền tệ Mỹ với
tăng trưởng kinh tế của các quốc gia mới nổi. Bên cạnh đó, tác giả cũng tiến hành
lược khảo các bài nghiên cứu có liên quan.
Thứ hai, từ cơ sở tổng quan lý thuyết được thực hiện ở bước thứ nhất, bài
nghiên cứu xác định mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu. Luận văn hướng đến thực

hiện mục tiêu nghiên cứu chính là: Phân tích tác động của chính sách tiền tệ Mỹ lên
tăng trưởng kinh tế của các quốc gia mới nổi.
Thứ ba, từ cơ sở tổng quan lý thuyết được thực hiện được thực hiện ở bước thứ
nhất và mục tiêu nghiên cứu được xác định ở bước hai, luận văn kế thừa, triển khai
mơ hình thực nghiệm cũng như áp dụng các phương pháp kiểm định thích hợp
hướng đến các mục tiêu nghiên cứu đề ra và tiến hành thu thập dữ liệu.
Thứ tư, từ mơ hình thực nghiệm ở bước thứ ba, dựa trên số liệu thu thập được,
luận văn thực hiện kiểm định và phân tích kết quả kiểm định.
Thứ năm, từ cơ sở lý thuyết và kết quả thực nghiệm, tác giả rút ra các kết luận
về tác động của chính sách tiền tệ Mỹ đến tăng trưởng kinh tế của các quốc gia mới
nổi. Qua đó, luận văn đề xuất một số hàm ý chính sách nhằm hạn chế sự ảnh hưởng
từ tác động của chính sách tiền tệ Mỹ.


Khái qt lại các lý thuyết. Hình
thành khung phân tích, cơ sở lý

Xác định mục tiêu và câu hỏi
nghiên cứu

Triển khai mơ hình thực nghiệm,
áp dụng các phương pháp kiểm

Thực hiện kiểm định và phân tích
kết quả kiểm định

Rút ra các kết luận, đề xuất một
số hàm ý chính sách
6. Kết cấu luận văn
Kết cấu luận văn gồm bốn chương chính như sau. Ngồi chương I giới thiệu đề

tài nghiên cứu, nội dung luận văn được cấu trúc như sau:
Chương II: Tổng quan đề tài nghiên cứu.
Chương III: Dữ liệu và phương pháp nghiên cứu
Chương IV: Kết quả nghiên cứu
Chương V: Kết luận và hàm ý chính sách


7. Đóng góp của luận văn
Luận văn nghiên cứu tác động của chính sách tiền tệ Mỹ đến tăng trưởng kinh
tế của các nước mới nổi ở Châu Á. Hầu hết các bài nghiên cứu trước chủ yếu tập
trung phân tích tác động của chính sách tiền tệ của Mỹ. Tuy nhiên, tác động của
chính sách tiền tệ Mỹ đến các nền kinh tế khác sẽ tiêu cực hoặc tích cực không chỉ
tùy thuộc vào sức mạnh của tác động dịch chuyển chi tiêu và tác động kích thích
chi tiêu mà còn tùy thuộc vào đặc trưng của các quốc gia chịu tác động. Trong xu
thế hội nhập kinh tế tồn cầu, tác động lan tỏa từ chính sách tiền tệ của một nước
lên các quốc gia khác là điều khơng thể tránh khỏi và mỗi quốc gia đều có những
mục tiêu và điều kiện kinh tế riêng. Việc phân tích phản ứng của các quốc gia dựa
trên đặc trưng của mỗi nước, giúp các quốc gia có những điều chỉnh phù hợp nhằm
hạn chế các tác động từ bên ngồi nói chung và tác động từ chính sách tiền tệ Mỹ
nói riêng. Do vậy, khơng chỉ những nghiên cứu về tác động lan tỏa của chính sách
tiền tệ của Mỹ mà những nghiên cứu về phản ứng của các quốc trước tác động của
chính sách tiền tệ bên ngồi cũng rất cần thiết.


CHƯƠNG 2:
TỔNG QUAN VỀ TÁC ĐỘNG CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ ĐẾN
TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ
2.1. Cơ sở lý thuyết về chính sách tiền tệ và tăng trưởng kinh tế
2.1.1. Tổng quan về chính sách tiền tệ và tăng trưởng kinh tế
2.1.1.1. Chính sách tiền tệ


Trong đời sống kinh tế xã hội của mọi quốc gia, lĩnh vực tài chính, tiền tệ ngày
càng chiếm vị trí quan trọng và quyết định. Việc xây dựng nền tài chính độc lập,
vững mạnh vừa tạo động lực thúc đẩy kinh tế xã hội phát triển, vừa tạo khả năng
chống đỡ trước những ảnh hưởng tiêu cực do biến động bất lợi trong đời sống kinh
tế thế giới. Chính sách tiền tệ là cơng cụ quản lý kinh tế vĩ mô do ngân hàng trung
ương thực hiện, thơng qua việc chi phối, điều tiết q trình cung ứng tiền và tín
dụng góp phần đạt được các mục tiêu của chính sách kinh tế vĩ mơ như ổn định tiền
tệ, tăng trưởng kinh tế, tạo công ăn việc làm,… Để thực hiện chính sách tiền tệ,
ngân hàng trung ương chủ yếu sử dụng các công cụ như tỷ lệ dự trữ bắt buộc,
nghiệp vụ thị trường mở và lãi suất cho vay tái chiết khấu.
Tùy vào đặc điểm kinh tế hay thời điểm cụ thể tại mỗi quốc gia mà chính sách
tiền tệ có thể xác định theo hai hướng: Chính sách tiền tệ mở rộng (tăng cung tiền,
giảm lãi suất để thúc đẩy sản xuất kinh doanh, giảm tỷ lệ thất nghiệp nhưng lạm
phát có thể tăng cao) hay chính sách tiền tệ thắt chặt giúp ổn định đồng tiền (giảm
cung tiền, tăng lãi suất làm giảm đầu tư vào sản xuất kinh doanh từ đó giảm lạm
phát nhưng thất nghiệp tăng). Ngoài ra, trong trường hợp kinh tế suy thối và các
cơng cụ truyền thống trở nên vơ hiệu, ngân hàng trung ương có thể sử dụng các
cơng cụ thuộc nhóm chính sách tiền tệ phi truyền thống như nới lỏng định lượng,
chính sách lãi suất âm, định hướng mục tiêu.


Mức độ hiệu quả của chính sách tiền tệ phụ thuộc vào khả năng của nhà hoạch
định chính sách trong việc đánh giá chính xác thời điểm, mức độ ảnh hưởng của
chính sách lên các hoạt động kinh tế và giá cả hàng hóa. Vì vậy nhu cầu đánh giá
chính xác mức độ ảnh hưởng của các cú sốc kinh tế trong và ngoài nước hay mức
độ ảnh hưởng của các chính sách tiền tệ lên nền kinh tế trong nước là một nhu cầu
thiết yếu, giúp các nhà tạo lập chính sách đưa ra các quyết định đúng về chính sách
tiền tệ nhằm đạt được mục đích phát triển ổn định nền kinh tế.
2.1.1.2. Tăng trưởng kinh tế


Tăng trưởng kinh tế là sự gia tăng giá trị hàng hóa và dịch vụ được sản xuất ra
trên mỗi đầu người trong một nền kinh tế sau khi đã được điều chỉnh lạm phát. Để
tính tốn tăng trưởng kinh tế các nhà kinh tế sử dụng số liệu về tổng sản phẩm
trong nước. Trong các nghiên cứu thực nghiệm, tăng trưởng kinh tế thường được
đo lường bằng sự gia tăng của tổng sản phẩm quốc nội (GDP), tổng sản lượng quốc
gia (GNI) hay sản lượng quốc nội tính bình qn trên đầu người trong một khoảng
thời gian nhất định (Barro & Sala-i-Martin, 2004; Duvendack & Palmer, 2012). Có
ba phương pháp để tính GDP: (i) Phương pháp giá trị gia tăng hay phương pháp sản
xuất, được tính tổng giá trị sản lượng kinh tế và khấu trừ chi phí của hàng hóa trung
gian được tiêu thụ trong quá trình, như các vật liệu và dịch vụ, (ii) Phương pháp chi
tiêu, được tính bằng cách tổng tất cả các chi tiêu cho hàng hóa và dịch vụ cuối cùng,
(iii) Phương pháp thu nhập, được tính bằng cách tổng tất cả các thu nhập mà khu
vực xí nghiệp phân phối cho các hộ gia đình dưới hình thức tiền lương, tiền lãi, tiền
thuê và lợi nhuận. Trong đó, phương pháp chi tiêu là phương pháp phổ biến được
sử dụng để tính GDP. Các yếu tố chi tiêu chính bao gồm: tiêu dùng của hộ gia đình,
đầu tư của doanh nghiệp, chi tiêu của chính phủ cho hàng hóa và dịch vụ và xuất
khẩu rịng. Cơng thức tính GDP theo phương pháp chi tiêu được thể hiện như sau:
GDP = C + I + G + ( X – M )
Trong đó:


C là tiêu dùng của hộ gia đình
I là đầu tư của doanh nghiệp
G là chi tiêu của chính phủ
X là tổng giá trị xuất khẩu
M là tổng giá trị nhập
khẩu
2.1.1.3. Quốc gia mới nổi


Kvint (2009) đã đưa ra định nghĩa về quốc gia mới nổi: “Một quốc gia có thị
trường mới nổi là một thị trường chuyển đổi từ chế độ độc tài sang nền kinh tế định
hướng thị trường tự do, với sự tự do kinh tế ngày càng tăng, hội nhập dần dần với
thị trường toàn cầu và với các thành viên khác của GEM (thị trường mới nổi toàn
cầu), một tầng lớp trung lưu đang mở rộng, cải thiện mức sống, ổn định xã hội và
sức chịu đựng, cũng như tăng cường hợp tác với các thể chế đa phương”. Nền kinh
tế mới nổi là nền kinh tế của một quốc gia đang phát triển đang ngày càng hội nhập
với các thị trường toàn cầu. Các quốc gia được xếp hạng là nền kinh tế mới nổi là
những nước có một số đặc điểm của một thị trường phát triển. Khi nền kinh tế thị
trường mới nổi phát triển thường trở nên hòa nhập hơn với nền kinh tế tồn cầu, thể
hiện qua việc tăng tính thanh khoản của thị trường vốn và thị trường nợ trong nước,
tăng khối lượng thương mại và đầu tư trực tiếp nước ngoài, và sự phát triển của các
tổ chức tài chính và pháp lý hiện đại trong nước. Một số nền kinh tế thị trường mới
nổi đáng chú ý bao gồm Ấn Độ, Mexico, Nga, Trung Quốc. Điều quan trọng nhất
một nền kinh tế thị trường mới nổi thường đang chuyển từ một nền kinh tế tiền
công nghiệp, kém phát triển, thu nhập thấp sang một nền kinh tế công nghiệp hiện
đại với mức sống cao hơn.
Đặc điểm của các quốc gia có nền kinh tế mới nổi là thị trường thường khơng
có những tổ chức điều tiết và quản lý thị trường đạt được mức độ phát triển giống
như trong các nước phát triển. Hiệu quả thị trường và các tiêu chuẩn nghiêm ngặt
về kế toán và chứng khốn ở các thị trường mới nổi nói chung khơng bằng các nền


kinh tế tiên tiến (như Mỹ, Châu Âu và Nhật Bản). Các thị trường này vẫn có cơ sở
hạ tầng tài chính bao gồm ngân hàng, sàn giao dịch chứng khốn và đồng tiền
thống nhất trong nước. Ngồi ra, một khía cạnh quan trọng của các nền kinh tế thị
trường mới nổi là những thị trường này dần áp dụng các cải cách và thể chế giống
như các nước phát triển hiện đại, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Các nền kinh tế mới
nổi có xu hướng giảm dần hoạt động khai thác tài nguyên và nông nghiệp, tập trung
vào các hoạt động công nghiệp và sản xuất. Các nền kinh tế mới nổi thường theo

đuổi những chiến lược công nghiệp và thương mại có chủ đích để khuyến khích
tăng trưởng kinh tế và cơng nghiệp hóa.
Việc xếp loại các nền kinh tế mới nổi được thực hiện bởi nhiều tổ chức và dựa
trên những tiêu chí khác nhau. Ví dụ, IMF xếp loại 23 quốc gia thuộc thị trường
mới nổi, trong khi Morgan Stanley Capital International (MSCI) phân loại 24 quốc
gia là thị trường mới nổi. Standard and Poor's và Russell, Dow Jones lần lượt phân
loại thị trường mới nổi gồm 23, 19, 22 quốc gia.
Đối với cách phân loại các thị trường của MSCI, MSCI thực hiện phân loại
thông qua những chỉ tiêu sau: sự phát triển nền kinh tế; độ lớn, tính thanh khoản;
độ mở thị trường. Hình 2.1 cho thấy các quốc gia mới nổi theo phân loại của MSCI.


Hình 2.1: Các quốc gia mới nổi trên thế giới theo xếp hạng của MSCI (Nguồn:
Morgan Stanley Capital International 2018)
2.1.2. Các kênh tác động về tác động lan tỏa của chính sách tiền tệ

Hội nhập kinh tế quốc tế, tồn cầu hóa là xu thế tất yếu của hầu hết các quốc gia
để mở rộng thị trường, gia tăng năng lực cạnh tranh và phát triển. Bên cạnh những
lợi ích mang lại cho kinh tế như sự tự do luân chuyển của hàng hóa, dịch vụ, nguồn
vốn; hàng rào thuế quan dần được dỡ bỏ... thì liên kết quốc tế cũng làm gia tăng sự
phụ thuộc lẫn nhau giữa các quốc gia và là kênh lan truyền hữu hiệu những cú sốc
chính sách tiền tệ ra khắp tồn cầu. Đối với những quốc gia lớn có vị thế quan
trọng trong thương mại quốc tế, có nhiều hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngồi và
thị trường tài chính phát triển như Mỹ, EU,… thì các chính sách tiền tệ được thực
hiện bởi những quốc gia này cũng có tác động đáng kể đến các quốc gia khác trên


thế giới. Georgiadis (2016) nhận thấy rằng tác động của chính sách tiền tệ Mỹ lên
những nền kinh tế khác cịn lớn hơn tác động lên chính nền kinh tế nước Mỹ.
Cơ chế dẫn truyền các cú sốc ngoại sinh nói chung đến các biến số vĩ mơ của

một quốc gia được Ajluni (2005) phân tích và được thể hiện qua sơ đồ trong hình
2.2 như sau:

Hình 2.2: Cơ chế lan truyền của các cú sốc ngoại sinh đến các biến số vĩ
mô trong nước. (Nguồn: Jarir Ajluni, 2005)
Sơ đồ cho thấy các cú sốc ngoại sinh có tác động trực tiếp và gián tiếp đến các
biến vĩ mô trong nước. Khi có một cú sốc tiền tệ từ bên ngồi hoặc có một sự thay
đổi lãi suất sẽ tác động đến thị trường lãi suất, giá tài sản và tỷ giá. Ajluni (2005)
cho rằng đối với một nền kinh tế nhỏ mở, tỷ giá chịu tác động bởi sự dịch chuyển


của các dòng vốn và kết quả của việc tăng giảm giá đồng nội tệ, hay nói cách khác,
việc thay đổi lãi suất sẽ tác động lên cầu nội tệ, từ đó tác động lên tỷ giá. Đối với
kênh tín dụng, việc các định chế tài chính thay đổi lãi suất trên thị trường tác động
trực tiếp lên lãi suất vay và cho vay, điều này ảnh hưởng đến mức độ đầu tư và
quyết định nắm giữ tiền. Ngoài ra trong kênh lãi suất, lãi suất thị trường cũng có tác
động lên quyết định và cách thức tiêu dùng, quyết định đầu tư của cơng ty. Trong
khi đó, tiêu dùng và đầu tư là hai trong các thành tố chính của tổng cầu và sau cùng
tác động đến sản lượng đầu ra và lạm phát trong nước. Có thể thấy, những biến
động trong nền kinh tế tồn cầu đóng vai trị quan trọng trong việc phân tích của
nền kinh tế nhỏ mở và sự thay đổi trong chính sách tiền tệ của nước ngồi có tác
động đến lãi suất và các biến số kinh tế vĩ mô.
Về cơ chế dẫn truyền chính sách tiền tệ của một quốc gia đến những quốc gia
khác, Ammer và cộng sự (2016) phân tích chủ yếu thơng qua ba kênh chính là kênh
tỷ giá, kênh tổng cầu và kênh tài chính.
Đầu tiên là kênh tỷ giá, cơ chế truyền tải tác động chính sách tiền tệ của kênh tỷ
giá đã được giải thích ở mơ hình IS-LM-BP được phát triển bởi Mundell (1963) và
Fleming (1962) và mơ hình tiền tệ của tỷ giá (Dornbusch, 1976; Frenkel, 1976;
Bilson, 1978; Frankel, 1979). Qua đó, khi một quốc gia thực hiện chính sách tiền tệ
mở rộng để thúc đẩy nền kinh tế sẽ làm cho cung tiền của nền kinh tế tăng lên và

do đó làm mặt bằng lãi suất của quốc gia đó giảm và trở nên thấp hơn một cách
tương đối so với lãi suất ở những quốc gia khác. Việc giảm lãi suất cũng dẫn đến
việc giảm giá đồng nội tệ, khuyến khích chi tiêu, đầu tư vào sản xuất kinh doanh và
làm tăng xuất khẩu ròng của nền kinh tế, thúc đẩy cán cân thương mại và GDP của
một quốc gia. Tuy nhiên, việc tăng xuất khẩu ròng của quốc gia này đồng thời cũng
làm suy yếu cán cân thương mại và GDP của các nước đối tác. Do vậy, tác động
này được gọi là tác động dịch chuyển chi tiêu. Tác động dịch chuyển chi tiêu được
coi là một đặc tính nổi bật của mơ hình Mundell-Fleming về sự tương tác chính
sách tiền tệ giữa các quốc gia, và thông qua tác động này đã cho thấy một chính
sách tiền tệ mở rộng có thể làm hại đến các nước đối tác.


Kênh dẫn truyền thứ hai là kênh tổng cầu. Việc thực hiện chính sách tiền tệ mở
rộng của một quốc gia sẽ làm tăng nhu cầu chi tiêu và đầu tư trong nước. Điều này
cũng làm tăng nhu cầu chi tiêu cho hàng hóa, dịch vụ và đầu tư ở nước ngoài, điều
này làm tăng nhập khẩu trong nước và làm tăng xuất khẩu của nước đối tác. Do đó,
kênh tổng cầu giúp làm tăng GDP của các nước đối tác hay nói cách khác, thơng
qua kênh tổng cầu, tác động kích thích chi tiêu đã truyền dẫn sang các nước đối tác.
Kênh truyền dẫn thứ ba được gọi là kênh tài chính. Việc thực hiện chính sách
tiền tệ nới lỏng sẽ làm tăng giá tài sản và làm giảm lợi tức nắm giữ tài sản của quốc
gia đó. Điều này khiến các nhà đầu tư đánh giá lại danh mục của mình và chuyển
dịng vốn của họ đến những quốc gia khác có mức lợi tức cao hơn. Những quốc gia
có mức lợi tức cao hơn sẽ đón nhận các dịng vốn đầu tư nước ngồi, giúp sản xuất
có thể phát triển và nâng cao công nghệ khoa học kỹ thuật, nâng cao chất lượng, đa
dạng hóa, chun mơn hóa sản phẩm dịch vụ. Từ đó, đáp ứng được các nhu cầu thị
trường và kích thích tiêu dùng tại quốc gia tiếp nhận nguồn vốn (Ammer và cộng
sự 2016).
Việc thực hiện chính sách tiền tệ của một nước có thể tác động tích cực (tác
động kích thích chi tiêu) hoặc tiêu cực (tác động chuyển dịch chi tiêu) đến tăng
trưởng kinh tế của các nước đối tác và kết quả sẽ phụ thuộc vào sức mạnh của các

tác động thông qua các kênh tỷ giá, kênh tổng cầu và kênh tài chính.


Mối quan hệ giữa độ mở thương mại và tăng trưởng kinh tế trong các lý thuyết
thương mại

- Lý thuyết lợi thế so sánh của David Ricardo
Quan điểm mở cửa thương mại đều mang lại lợi ích cho các nước thậm chí
những nước này khơng có lợi thế tuyệt đối được chứng minh trong lý thuyết về lợi
thế so sánh của David Ricardo. David Ricardo khẳng định khi tham gia vào q
trình phân cơng lao động quốc tế, phát triển ngoại thương sẽ mở rộng khả năng tiêu
dùng của một quốc gia do chỉ phải chun mơn hóa vào sản xuất vào một số sản


×