Tải bản đầy đủ (.doc) (6 trang)

MÔ TẢ SÁNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (76.67 KB, 6 trang )

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

ĐƠN YÊU CẦU CÔNG NHẬN SÁNG KIẾN
Kính gửi: Hội đồng sáng kiến huyện Giồng Riềng.
Họ và tên: Tạ Thị Tuyết Nhung.
Ngày tháng năm sinh: 20/04/1983.
Đơn vị công tác: Trường THCS Mai Thị Hồng Hạnh.
Chức vụ: Nhân viên thư viện.
Trình độ chun mơn: Đại học thư viện – thông tin.
Là tác giả sáng kiến: Một số giải pháp thu hút bạn đọc thơng qua mơ hình
Thư viện thân thiện, tại trường THCS Mai Thị Hồng Hạnh – Năm học: 20182019.
Lĩnh vực áp dụng: Áp dụng trong công tác thư viện trường học.
Ngày sáng kiến được áp dụng: 20/09/2018 đến 12/4/2019.
Mô tả bản chất của sáng kiến:
+Về nội dung của sáng kiến:
Thư viện thân thiện: là hình thức tổ chức thư viện lấy học sinh làm trung
tâm cho mọi hoạt động nhằm tạo cơ hội cho học sinh tiếp cận thơng tin, xây
dựng thói quen đọc sách và tích cực tham gia các hoạt động của thư viện. Tạo ra
cho các em học sinh sân chơi thân thiện, bản thân đã thiết kế các góc trong
phịng đọc như: góc đọc (giáo viên, học sinh), góc giải trí, góc trưng bày, góc
nghệ thuật, góc sách hay, … Phân loại sách tham khảo theo mã màu, nhằm giúp
học sinh thuận tiện trong quá trình tự lựa chọn sách. Xây dựng kế hoạch “túi
sách lưu động” phục vụ học sinh đến từng lớp. Kết hợp với giáo viên chủ nhiệm
cho học sinh thu hoạch sách thông qua “thư viện lớp học”. Cán bộ thư viện tạo
được môi trường thân thiện với bạn đọc. Bạn đọc ln thấy mình được chào đón
mỗi khi đến thư viện. Cán bộ thư viện luôn thân thiện nhã nhặn, động viên
khuyến khích bạn đọc tích cực đọc sách.
Xây dựng các “Góc” trong thư viện, như: Góc đọc, Góc giải trí, Góc trưng
bày, Góc nghệ thuật, Góc sách hay, … nhằm tạo cho bạn đọc có được môi


trường đọc sách thân thiện, gần gũi, sáng tạo.
Thư viện thân thiện là mục đích hướng tới của tất cả các thư viện trường
học. Một trong những biện pháp thiết lập hệ thống quản lý sách trong thư viện
thân thiện là phân loại sách theo mã màu. Biện pháp này giúp cán bộ thư viện
tiết kiệm thời gian sắp xếp sách trong kho mở. Bảng phân loại mã màu còn giúp
học sinh dễ dàng tìm mượn tài liệu đúng theo nhu cầu và tài liệu đúng vị trí.
Xây dựng hoạt động “Thư viện lớp học –Túi sách lưu động”: Cán bộ thư
viện dùng một số sách nhất định, đưa xuống từng lớp để phục vụ học sinh, nhằm
duy trì thói quen đọc sách thường xuyên. Số sách này sẽ luân chuyển cho các
lớp qua các tuần tiếp theo. Giải pháp này giúp cho học sinh dễ dàng tiếp cận với
sách và tài liệu. Hỗ trợ giáo viên việc tổ chức các hoạt động trong lớp học, tăng
cường tính tự quản của học sinh, tận dụng được vòng quay của sách.


+ Về khả năng áp dụng của sáng kiến: Giải pháp “Một số giải pháp thu
hút bạn đọc thông qua mơ hình Thư viện thân thiện, tại trường THCS Mai Thị
Hồng Hạnh – Năm học: 2018-2019. Đề tài có thể áp dụng được cho thư viện các
thư viện trường THCS trong huyện và hệ thống thư viện trong toàn tỉnh nói
chung.
- Những thơng tin cần được bảo mật (nếu có): khơng có.
- Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến:
+ Đối với nhà trường: trang bị số lượng đầu sách cho thư viện, trang bị
thêm cho phòng đọc một số trang thiết bị để thư viện có phương tiện hoạt động
tốt hơn.
+ Đối với cộng tác viên thư viện: phải được chọn ở tất cả các khối lớp,
mỗi lớp từ một đến hai em học sinh nhanh nhẹn, trung thực và nhiệt tình trong
cơng việc được giao.
+ Đối với cán bộ thư viện: phải xây dựng kế hoạch hoạt động của tổ cộng
tác viên thư viện cụ thể, phân cơng cơng việc cụ thể cho từng nhóm cộng tác
viên. Cán bộ thư viện phải thường xuyên nắm được số lượng của tài liệu trước

và sau khi luân chuyển định kì. Phải thường xuyên phối hợp chặt chẽ với tổng
phụ trách Đội, giáo viên chủ nhiệm lớp trong việc nhắc nhở, tuyên dương các
em học sinh khi tham gia hoạt động thư viện tích cực một cách kịp thời.
- Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng
kiến theo ý kiến của tác giả: Từ khi áp dụng giải pháp nêu trên vào công tác thư
viện đã giúp cho các em học sinh phát huy cao tác dụng của sách báo, đối với
chất lượng giáo dục của trường học, phong trào đọc sách được khơi dậy, vòng
quay của sách được tận dụng tối đa. Học sinh hình thành thói quen đọc sách,
cách đọc sách và thu hoạch sách dưới mọi hình thức. Bên cạnh đó các em lựa
chọn được phương pháp tiếp cận thông tin, cách lựa chọn nội dung tài liệu chưa
thực sự phù hợp với từng đối tượng học sinh. Thư viện tạo được cảm giác thoải
mái và hứng thú đọc sách, chưa thu hút được các em học sinh đến với thư viện
nhiều. Cụ thể: Khi chưa áp dụng giải pháp này, kết quả phục vụ thư viện lớp học
trong năm học 2017-2018 của thư viện trường THCS Mai Thị Hồng Hạnh như
sau: số lượt mượn về nhà của học sinh là 937 lượt; đọc tại chỗ là 919 lượt. Sau
khi áp dụng giải pháp này, kết quả đã giúp cho công tác phục vụ bạn đọc của thư
viện đạt kết quả cao, năm học 2018-2019 thư viện tổ chức cho học sinh mượn về
nhà là 3.414 lượt; đọc tại chỗ là 2.797 lượt. Hiệu quả phục vụ cho học sinh trong
năm học 2018 – 2019, cao hơn gấp 3 lần so với năm học trước.
Tôi xin cam đoan mọi thông tin nêu trong đơn là trung thực, đúng sự thật
và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật.
Giồng Riềng, ngày 12 tháng 04 năm 2019
Người nộp đơn

Tạ Thị Tuyết Nhung


CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc


MÔ TẢ SÁNG KIẾN
Mã số:.. …….
1. Tên sáng kiến: Một số giải pháp thu hút bạn đọc thơng qua mơ hình
Thư viện thân thiện, tại trường THCS Mai Thị Hồng Hạnh – Năm học: 20182019.
2. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Áp dụng trong công tác thư viện trường
học.
3. Mô tả bản chất của sáng kiến.
* Nhiệm vụ được giao: Nhân viên phụ trách thư viện.
3.1. Tình trạng giải pháp:
* Ưu điểm:
- Ban giám hiệu ln quan tâm đến công tác tổ chức tuyên truyền giới
thiệu sách báo, công tác phục vụ bạn đọc. Sự phối hợp của các đoàn thể trong
nhà trường, giáo viên chủ nhiệm và các em học sinh.
- Thư viện có vốn tài liệu là 26.572 bản. Phục vụ đầy đủ nhu cầu mượn
của giáo viên và học sinh.
- Cán bộ phụ trách Thư viện nhiệt tình trong cơng tác phục vụ bạn đọc.
* Nhược điểm:
- Đối tượng nghiên cứu: Bạn đọc là học sinh của trường THCS Mai Thị
Hồng Hạnh, có sự chỉ dẫn của cán bộ thư viện.
- Học sinh chưa phát huy cao tác dụng của sách báo, đối với chất lượng
giáo dục của trường học, phong trào đọc sách chưa được khơi dậy, vòng quay
của sách chưa được tận dụng tối đa. Học sinh chưa hình thành thói quen đọc
sách, cách đọc sách và thu hoạch sách dưới mọi hình thức.
- Bên cạnh đó các em chưa lựa chọn được phương pháp tiếp cận thông tin,
cách lựa chọn nội dung tài liệu chưa thực sự phù hợp với từng đối tượng học
sinh.
- Thư viện chưa tạo được cảm giác thoải mái và hứng thú đọc sách, chưa
thu hút được các em học sinh đến với thư viện nhiều.
3.2. Nội dung giải pháp đề nghị công nhận là sáng kiến.

3.2.1. Mục đích của giải pháp.
3.2.1.1. Mục đích chung: Giải pháp này nhằm nâng cao chất lượng hoạt
động thư viện, góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy và kiến thức cho học
sinh.
3.2.2.2. Mục đích cụ thể: giúp cho các em học sinh phát huy cao tác
dụng của sách báo, đối với chất lượng giáo dục của trường học, phong trào đọc
sách được khơi dậy, vòng quay của sách được tận dụng tối đa. Học sinh hình
thành thói quen đọc sách, cách đọc sách và thu hoạch sách dưới mọi hình thức.
Bên cạnh đó các em lựa chọn được phương pháp tiếp cận thông tin, cách lựa


chọn nội dung tài liệu chưa thực sự phù hợp với từng đối tượng học sinh. Thư
viện tạo được cảm giác thoải mái và hứng thú đọc sách, chưa thu hút được các
em học sinh đến với thư viện nhiều.
3.2.2. Nội dung giải pháp.
3.2.2.1. Tên giải pháp:
Giải pháp 1: Xây dựng mơ hình thư viện thân thiện.
Giải pháp 2: Xây dựng các “Góc” trong thư viện.
Giải pháp 3: Phân loại sách tham khảo theo mã màu.
Giải pháp 4: Xây dựng hoạt động “Thư viện lớp học – Túi sách lưu động.
3.2.2.2. Triển khai giải pháp:
Giải pháp 1: Xây dựng mô hình thư viện thân thiện.
Hành động 1: Hoạt động thư viện các năm trước là phục vụ các em đến
với thư viện với mục đích đọc sách tại thư viện và mượn về nhà là chủ yếu. Hoạt
động này chưa mang lại hiệu quả phục vụ cao, vì chủ yếu phục vụ cho các em
thích đọc sách mới đến thư viện đều đặn, còn các em học sinh khác chưa thu hút
các em sự ham muốn đến với thư viện đọc sách và tham gia các hoạt động khác
của thư viện. Thư viện thân thiện: là hình thức tổ chức thư viện lấy học sinh làm
trung tâm cho mọi hoạt động nhằm tạo cơ hội cho học sinh tiếp cận thơng tin,
xây dựng thói quen đọc sách và tích cực tham gia các hoạt động của thư viện.

Hỗ trợ cho việc dạy và học tích cực.
Tạo ra cho các em học sinh sân chơi thân thiện, bản thân tôi đã thiết kế
các góc trong phịng đọc như: góc đọc (giáo viên, học sinh), góc giải trí, góc
trưng bày, góc nghệ thuật, góc sách hay, … Phân loại sách tham khảo theo mã
màu, nhằm giúp học sinh thuận tiện trong quá trình tự lựa chọn sách. Xây dựng
kế hoạch “túi sách lưu động” phục vụ học sinh đến từng lớp. Kết hợp với giáo
viên chủ nhiệm cho học sinh thu hoạch sách thông qua “thư viện lớp học”.
Cán bộ thư viện tạo được môi trường thân thiện với bạn đọc. Bạn đọc
ln thấy mình được chào đón mỗi khi đến thư viện. Cán bộ thư viện luôn thân
thiện nhã nhặn, động viên khuyến khích bạn đọc tích cực đọc sách.
Giải pháp 2: Xây dựng các “Góc” trong thư viện.
Hành động 2: Xây dựng các “Góc” trong thư viện, nhằm tạo cho bạn đọc
có được mơi trường đọc sách thân thiện, gần gũi, sáng tạo.
Góc đọc: Cán bộ thư viện sắp xếp các loại sách như: sách giáo khoa, sách
tham khảo, truyện cổ tích, truyện ngắn, truyện tranh, … Học sinh có thể lựa
chọn các loại sách để phục vụ nhu cầu của bản thân. Góc đọc được xây dựng để
giúp các em học sinh hình thành và phát triển thói quen đọc sách, nâng cao kĩ
năng đọc và bổ sung kiến thức.
Góc giải trí: Góc này được trang bị cờ vua, cờ tướng, cờ tỷ phú. Khi có
hoạt động góc giải trí trong thư viện, các em học sinh sẽ có một nơi để giao lưu
học hỏi với nhau, giảm bớt tình trạng ra chơi các em đùa giỡn ngồi sân trường.
Từ khi có góc giải trí, đến giờ ra chơi là các em lại ùa vào phòng tranh nhau sử
dụng bàn cờ, bạn nào thua thì sẽ xếp bàn cờ lại cho cô sau mỗi giờ chơi.


Góc trưng bày: Góc này được cán bộ thư viện sử dụng một số đầu sách và
hướng dẫn cho nhóm cộng tác viên thư viện trang trí thành một số mơ hình, như:
mơ hình lăng Bác, mơ hình cổng tam quan, mơ hình cột xoắn, mơ hình chữ S,…
Hình thức này nhằm giới thiệu cho các em các loại tài liệu của thư viện thư viện.
Giúp cho các em học sinh có thể quan sát, tưởng tượng.

Góc nghệ thuật: Cán bộ thư viện bố trí giấy A4, viết chì, gơm, màu vẽ,
giấy bìa màu, kéo, hồ dán. Các em học sinh ngồi việc đọc sách có thể ngồi vẽ
tranh, vẽ chữ, … Các tác phẩm của các em khi hoàn thành sẽ được cán bộ thư
viện ghi tên, lớp và lựa chọn dán lên góc để cho các bạn cùng thưởng thức. Góc
nghệ thuật tạo cho các em khơng gian thư giãn, được thực hiện sở thích vẽ tranh
của mình. Tạo cơ hội cho các em thể hiện sự khéo léo, tính kiên trì, tỉ mỉ, phát
triển khả năng quan sát, cảm nhận, sáng tạo, thẩm mỉ về hội họa. Giúp các em
mạnh dạn trong giao tiếp.
Góc sách hay: Góc này cán bộ thư viện viết bài giới thiệu cho một số sách
hay, sách có giá trị về nội dung phục vụ tốt cho nhu cầu học tập của các em học
sinh. Ngồi giới thiệu một số sách hay có tại thư viện, cán bộ thư viện còn giới
thiệu đến bạn đọc một số loại sách mới được xuất bản của các nhà xuất bản như:
Giáo Dục, Kim Đồng ... Tạo cho các em học sinh có thói quen đọc sách, hứng
thú đọc sách.
Giải pháp 3: Phân loại sách tham khảo theo mã màu.
Hành động 3: Thư viện thân thiện là mục đích hướng tới của tất cả các
thư viện trường học. Một trong những biện pháp thiết lập hệ thống quản lý sách
trong thư viện thân thiện là phân loại sách theo mã màu.
Trong năm học 2018 – 2019, thư viện trường THCS Mai Thị Hồng Hạnh
áp dụng phân loại sách theo mã màu cho loại sách tham khảo. Cán bộ thư viện
giới thiệu cho các em học sinh biết mã màu được dán trên bìa sách, hướng dẫn
các em lấy sách theo mã màu. Ví dụ: Màu đỏ: sách Tốn; Màu xanh dương: sách
Vật Lí; Màu hồng: sách Ngữ văn; Màu tím sen: sách Địa Lí; …Biện pháp này
giúp cán bộ thư viện tiết kiệm thời gian sắp xếp sách trong kho mở. Bảng phân
loại mã màu còn giúp học sinh dễ dàng tìm mượn tài liệu đúng theo nhu cầu và
tài liệu đúng vị trí.
Giải pháp 4: Xây dựng hoạt động “Thư viện lớp học –Túi sách lưu
động”.
Hành động 4: Cán bộ thư viện dùng một số sách nhất định, đưa xuống
từng lớp để phục vụ học sinh, nhằm duy trì thói quen đọc sách thường xun. Số

sách này sẽ luân chuyển cho các lớp qua các tuần tiếp theo. Thành viên của tổ
cộng tác viên thư viện (giáo viên chủ nhiệm hoặc lớp trưởng) sẽ liên hệ với cán
bộ phụ trách thư viện mượn sách, tự lên lịch cho học sinh lớp mình đọc vào các
buổi sinh hoạt lớp, dưới hình thức đọc to nghe chung. Hướng dẫn học sinh làm
bài thu hoạch, thu bài và kiểm tra bài trước khi nộp cho cán bộ thư viện.
Ví dụ: Thư viện trường THCS Mai Thị Hồng Hạnh thực hiện hai tuần 1
quyển sách và câu hỏi theo chủ điểm tháng. Lịch mượn của các lớp sẽ thực hiện
như sau: Khối 6: Mượn và trả sách vào ngày thứ 2 hàng tuần; Khối 7: Mượn và
trả sách vào ngày thứ 3 hàng tuần; Khối 8: Mượn và trả sách vào ngày thứ 4
hàng tuần; Khối 9: Mượn và trả sách vào ngày thứ 5 hàng tuần.


Khi triển khai kế hoạch thực hiện thư viện lớp học, cán bộ thư viện lựa
chọn sách báo phù hợp với lứa tuổi học sinh để luân chuyển giữa các lớp, sao
cho phù hợp với nhu cầu và hứng thú đọc của học sinh theo từng độ tuổi.
Ví dụ: Sách dùng cho khối 6 - 7: Đạo làm con, Kể chuyện Bà nguyên phi
Ỷ Lan, Kể chuyện ông Nguyễn Trãi, Kể chuyện Danh tướng Phạm Ngũ Lão, 50
gương hiếu xưa và nay; Sách dùng cho khối 8 - 9: Câu chuyện của tình bạn, Một
tấm lịng vàng, Hải đồn cảm tử, Ngày đầu tiên đi học, Đường đến trường.
Giải pháp này giúp cho học sinh dễ dàng tiếp cận với sách và tài liệu. Hỗ
trợ giáo viên việc tổ chức các hoạt động trong lớp học, tăng cường tính tự quản
của học sinh, tận dụng được vòng quay của sách.
3.3. Khả năng áp dụng của giải pháp: Giải pháp “Một số giải pháp thu
hút bạn đọc thơng qua mơ hình Thư viện thân thiện, tại trường THCS Mai Thị
Hồng Hạnh – Năm học: 2018-2019. Đề tài có thể áp dụng được cho thư viện các
thư viện trường THCS trong huyện và hệ thống thư viện trong tồn tỉnh nói
chung.
3.4. Hiệu quả, lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp
dụng giải pháp:
- Hiệu quả về kĩ thuật: Giải pháp này nhằm nâng cao chất lượng hoạt

động thư viện, góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy và kiến thức cho học
sinh.
- Hiệu quả về kinh tế: Khi chưa áp dụng giải pháp này, kết quả phục vụ
thư viện lớp học trong năm học 2017-2018 của thư viện trường THCS Mai Thị
Hồng Hạnh như sau: số lượt mượn về nhà của học sinh là 937 lượt; đọc tại chỗ
là 919 lượt. Sau khi áp dụng giải pháp này, thư viện tổ chức cho học sinh mượn
về nhà là 3.414 lượt; đọc tại chỗ là 2.623 lượt. Hiệu quả phục vụ cho học sinh
trong năm học 2018 – 2019, cao hơn gấp 3 lần so với năm học trước.
- Hiệu quả về xã hội: Hoạt động này không chỉ góp phần nâng cao chất
lượng dạy và học, mà cịn đẩy mạnh phong trào học sinh tích cực, xây dựng
trường học kiểu mới, tăng cường khả năng tự học của học sinh, hỗ trợ các em
trong việc tự học và là cầu nối tri thức cho cả giáo viên và học sinh.
- Hiệu quả về môi trường: Từ khi áp dụng giải pháp nêu trên vào công tác
thư viện đã giúp cho các em học sinh có được mơi trường đọc sách thân thiện,
thoải mái và hứng thú đọc sách, thu hút được các em đến với thư viện.
3.5. Tài liệu kèm theo gồm: Khơng có.
Giồng Riềng, ngày 12 tháng 04 năm 2019
Người mô tả

Tạ Thị Tuyết Nhung



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×