Tải bản đầy đủ (.pdf) (9 trang)

Vai trò của văn học trong đời sống văn hóa - xã hội đương đại (khảo sát qua hiện tượng văn học Nguyễn Nhật Ánh)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (294.23 KB, 9 trang )

VAI TRỊ CỦA VĂN HỌC
TRONG ĐỜI SỐNG VĂN HĨA - XÃ HỘI ĐƯƠNG ĐẠI
(KHẢO SÁT QUA HIỆN TƯỢNG VĂN HỌC NGUYỄN NHẬT ÁNH)
TRẦN HỒNG THÙY LINH
Khoa Ngữ văn
Tóm tắt: Trong đời sống văn hóa - xã hội đƣơng đại, đề tài chủ yếu khám
phá vai trò của văn học. Qua việc khảo sát hiện tƣợng Nguyễn Nhật Ánh, bài
viết đi vào tìm hiểu vai trị của văn học trong đời sống đƣơng đại và ảnh
hƣởng của hiện tƣợng văn học này đến cơng chúng bạn đọc. Từ đó, khám
phá những tác động tích cực của hiện tƣợng Nguyễn Nhật Ánh nói riêng và
văn học nói chung đối với đời sống nhƣ tác động giáo dục, nhận thức, giải
trí, thơng tin, giao tiếp… chứng minh vai trò rất lớn của văn học trong việc
bồi đắp các giá trị tinh thần cho con ngƣời.
Từ khóa: vai trị, văn học, văn hóa - xã hội, đƣơng đại, hiện tƣợng, Nguyễn
Nhật Ánh

1. MỞ ĐẦU
Ở đâu có con ngƣời, ở đó có thơ ca. Thơ ca và nghệ thuật đã có từ rất lâu. Chúng đƣợc
sinh ra với mục đích đáp ứng nhu cầu đời sống tinh thần của con ngƣời.
Trong xã hội ngày nay, đứng trƣớc thách thức của sự đổi mới và hội nhập, sự giao thoa
của các luồng văn hóa, là bộ phận lớn nhất của văn nghệ, văn học có vai trò rất quan
trọng trong việc bồi đắp những giá trị tinh thần. Tuy vậy, trƣớc những thách thức không
nhỏ của văn hóa đƣơng đại cùng sự lên ngơi của nhiều hình thức giải trí mới, văn hóa
đọc khơng phải lúc nào cũng phát triển thuận lợi và đƣợc đề cao. Có lúc, tƣởng chừng
nhƣ văn hóa đọc ngày đi xuống; văn học trở nên kém sức hấp dẫn và giảm sút vai trò
đối với đời sống xã hội khi mà giá trị vật chất có lúc quá đƣợc đề cao. May mắn thay,
trong dòng chảy đa dạng của thị trƣờng sách, thị trƣờng văn học, vẫn có nhiều hiện
tƣợng văn học có sức ảnh hƣởng lớn đối với ngƣời đọc, chinh phục bạn đọc, kéo bạn
đọc về lại gần hơn với trang sách; chứng minh văn học chƣa bao giờ hết vai trò quan
trọng trong đời sống tinh thần của con ngƣời. Và một trong những hiện tƣợng văn học
tiêu biểu ấy là hiện tƣợng văn học Nguyễn Nhật Ánh.


Cuối thế kỷ XX - đầu thế kỉ XXI, Nguyễn Nhật Ánh là nhà văn xuất sắc của văn học
thiếu nhi, là một hiện tƣợng độc đáo, một cây bút dồi dào sức sáng tạo và niềm say mê
đối với thiếu nhi, là ngƣời giữ lửa cho nền văn học thiếu nhi nƣớc nhà với khối lƣợng
đồ sộ trên 100 tác phẩm. Lã Thị Bắc Lý nhận định: “Cũng giống nhƣ các nhà văn khác
viết cho thiếu nhi, Nguyễn Nhật Ánh đứng trƣớc nhiều khó khăn và thách thức trong
cơng cuộc đổi mới của văn học. Thêm vào đó, cuộc sống hiện đại đầy biến động với sự
du nhập của nhiều nền văn hóa nƣớc ngồi vào Việt Nam, trẻ em đƣợc tiếp xúc với
Kỷ yếu Hội nghị Khoa học Sinh viên năm học 2015-2016
Trƣờng Đại học Sƣ phạm, Đại học Huế, tháng 12/2015, tr: 157-165


158

TRẦN HỒNG THÙY LINH

nhiều cơng nghệ hiện đại nên dễ bị lơi kéo vào những con đƣờng khác ngồi văn học…”
[8]. Các cô bé, cậu bé thời nay đã không cịn thói quen đọc sách. Tình trạng nhƣ vậy
dƣờng nhƣ đã dần nuôi dƣỡng và biến thế hệ thanh niên sau này khi lớn lên có những
trạng thái thờ ơ, vơ cảm trƣớc cuộc sống. Do đó, với cƣơng vị một nhà văn – Nguyễn
Nhật Ánh luôn tâm niệm phải viết làm sao để thu hút các em đến với sách, đến với
truyện chữ, đến với văn học Việt Nam. Tác giả muốn dùng những trang sách để uốn
nắn, để giáo dục trẻ em một cách nhẹ nhàng mà hiệu quả. Và với những trang sách thấm
đẫm tình ngƣời, ơng đã cùng với con Tí sún, thằng cu Mùi, con Tủn, thằng Hải cò,
thằng Tƣờng, con Mận, con Thỏ Con, Xí Muội, Hạt Dƣa, thằng Tin, thằng Hƣờng, nhỏ
Loan – những nhân vật thiếu nhi tiêu biểu trong thế giới nghệ thuật truyện Nguyễn Nhật
Ánh - đƣa các cô bé, cậu bé, những độc giả trẻ em hay đã từng là trẻ em trở về lại nơi
chan chứa đằm thắm, thiết tha tình ngƣời.
2. VĂN HỌC VÀ VAI TRỊ CỦA VĂN HỌC
Đƣợc sinh ra để phục vụ nhu cầu của cuộc sống con ngƣời, văn học có rất nhiều chức
năng, vai trị khác nhau. Tuy nhiên văn học ln có ba chức năng thƣờng tại là nhận

thức, giáo dục và thẩm mỹ. Ở chức năng nhận thức, văn học có thể đóng vai trị cung
cấp cho con ngƣời tồn bộ tri thức về thế giới cũng làm thay đổi nhận thức về thế giới
đó. Đối với những tác phẩm văn học lớn, giá trị nhận thức thẩm mỹ của nó nhƣ mãi
trƣờng tồn và sâu rộng thêm cùng thời gian và các thế hệ độc giả khác nhau. Ở chức
năng giáo dục, văn học có khả năng “giáo dục phẩm chất Ngƣời”, giáo dục đạo đức, lối
sống, ứng xử cho con ngƣời bởi giáo dục đạo đức vốn là nhu cầu xƣa nay của cộng
đồng nhân loại, nói nhƣ Dostoievski: “Cái đẹp là đạo đức của tƣơng lai”. Còn với vai
trị thẩm mỹ, văn học có điều kiện cũng nhƣ khả năng đƣa con ngƣời hƣớng đến chân,
thiện, mỹ - cái đích mà con ngƣời ln khao khát.
Văn học tồn tại chủ quan trong thế giới khách quan, là một hình thái ý thức xã hội nhƣ
những hình thái ý thức xã hội khác (chính trị, kinh tế, văn hóa, giáo dục, đạo đức, tôn
giáo...). Cho nên khi tồn tại trong hệ thống mạng lƣới những hình thái ý thức xã hội, văn
học có khả năng ảnh hƣởng đồng thời cũng chịu sự tác động từ các hình thái ý thức xã
hội khác. Sự tƣơng tác này hỗ trợ lẫn nhau. Tuy nhiên muốn có sự tƣơng tác hỗ trợ ấy
thì văn học tất yếu phải dựa trên nền tảng cơ sở hiện thực – “nguồn kí hiệu tự nhiên vơ
tận” [4]. Nhà văn H.Anđecxen từng phát biểu: “Khơng có câu chuyện cổ tích nào đẹp
hơn câu chuyện do chính cuộc sống viết ra”. Và công việc cũng nhƣ sứ mệnh mà nhà
văn đảm nhiệm theo giáo sƣ Trần Đình Sử đó chính là “tìm kiếm các giá trị nhận thức,
đạo đức, thẩm mỹ của đời sống, lột trần các dối trá, phơi bày mọi ung nhọt, xé toạc mọi
mặt nạ, là dấn thân vào tiến trình tiến bộ của xã hội” [4]. Toàn bộ các sự kiện, nhân vật,
tƣ tƣởng, tình cảm thể hiện trong văn học nghệ thuật đều là sự phản ánh của đời sống xã
hội có dụng ý nghệ thuật. Cho dù trong quan niệm của ngƣời Phƣơng Đông xƣa xem
văn học là nơi dùng để nói chí, viết văn là dùng để tải đạo hay chủ nghĩa lãng mạn ở
Phƣơng Tây xem văn học là phƣơng tiện để “biểu hiện tình cảm, khát vọng chủ quan
của con ngƣời” thì cái chí, cái đạo, cái tình cảm, ƣớc mơ, khát vọng ấy suy cho cùng
cũng đều là phản ánh đời sống. Vai trò phản ánh trong văn học là vai trò đầu tiên, quan


VAI TRỊ CỦA VĂN HỌC TRONG ĐỜI SỐNG VĂN HĨA – XÃ HỘI ĐƢƠNG ĐẠI...


159

trọng nhất của một tác phẩm văn học. Từ vai trò phản ánh thế giới khách quan xã hội,
tác phẩm sẽ góp phần nào trong việc ảnh hƣởng, điều chỉnh, thay đổi, cải tạo thế giới
văn hóa – xã hội, thực hiện vai trị giáo dục nhận thức, bồi đắp thẩm mỹ của mình cho
bạn đọc.
Trong tƣơng quan với các loại hình nghệ thuật khác nói riêng và các hình thái ý thức xã
hội khác nói chung, vai trò phản ánh, tác động của văn học vẫn là nền tảng cho các loại
hình nghệ thuật, các hình thái ý thức xã hội soi mình, phát triển. Khơng chỉ vậy, văn học
cịn tác động mạnh mẽ đến các loại hình khác. Hiện thực trong văn học có thể khơi gợi
và tạo nguồn cảm hứng sáng tạo, định hƣớng tƣ tƣởng sáng tác cho nhiều loại hình nghệ
thuật. Hiện tƣợng những bài thơ đƣợc các nhạc sĩ phổ nhạc, những tiểu thuyết, truyện
dài, bút ký, kịch thƣờng xuyên đƣợc các đạo diễn chuyển thể thành những loại hình sân
khấu khác nhau nhƣ phim, kịch (Tây du kí, Thủy Hử, Mật mã Da Vinci, Tôi thấy hoa
vàng trên cỏ xanh…) đã minh chứng cho điều đó. Từ đó có thể thấy, mỗi loại hình nghệ
thuật đều bộc lộ những hạn chế nhất định, mỗi loại hình là một lát cắt của cuộc sống.
Âm nhạc mô phỏng âm thanh; vũ đạo tái hiện điệu nhảy, sự chuyển động nhịp nhàng;
hội họa chụp lại hình ảnh, màu sắc, đƣờng nét; kiến trúc, điêu khắc nhào nặn lại hình
khối….Ngƣời nghe, ngƣời xem từ đó cũng chỉ có thể cảm nhận từ một phía, hoặc là
màu sắc, hoặc là âm thanh. Nhƣng ngƣợc lại trong văn học vừa có kiến trúc, điêu khắc
(Nhà thờ Đức bà Paris…), vừa có cả “thi trung hữu nhạc”, “văn trung hữu họa”, có các
bi kịch, chính kịch, hài kịch, kịch tự sự, chèo, tuồng của loại hình nghệ thuật sân khấu,
điện ảnh. (Quan Âm Thị Kính, Xúy Vân giả dại, Ngọc Hân cơng chúa…) đƣa đến cái
nhìn tổng quát, rộng mở, tác động toàn diện, nhiều chiều đến tất cả các giác quan nghe,
nhìn, cảm nhận của bạn đọc. Thế nên, cái vạn năng của ngôn từ có thế chạm và chạm
sâu đến tất cả mọi mặt từ âm thanh, đƣờng nét đến hình khối của cuộc sống, thậm chí là
những khối vơ hình trong tâm tƣởng, suy nghĩ con ngƣời…Nhƣ vậy có thế kết luận các
tính năng đa dạng của văn học là sâu sắc và tồn diện hơn và có ảnh hƣởng lớn đến các
loại hình nghệ thuật khác. Từ đó, văn học có điều kiện phát huy các vai trò, chức năng
cơ bản của mình dẫn đƣờng cho các loại hình nghệ thuật cùng nhau phối kết hợp cải tạo,

xây dựng và biến đổi thế giới.
Bên cạnh đó, các chức năng của văn học cịn tác động mạnh đến các hình thái ý thức xã
hội khác. Với triết học, văn học là hình thái ý thức giàu triết lý xã hội nhân sinh nhất,
văn học giúp triết học đi sâu vào tƣ tƣởng, tình cảm của độc giả bằng hình tƣợng nghệ
tht, ngơn ngữ cảm xúc cụ thế hơn là các mệnh đề lý luận, triết lý trừu tƣợng. (Lão Tử
với Đạo đức kinh, Trang Tử với Nam hoa kinh, Lý Bạch, Đỗ Phủ, Tô Đông Pha,
Puskin, Platông, Arixtốt, Franz Kafka, Nguyễn Du, Nam Cao, Chế Lan Viên…) Với
chính trị, văn học phản ánh hiện thực cuộc sống nên ít nhiều cũng có phản ánh các quan
điểm, tƣ tƣởng chính trị. Đơi khi chính trị cần đến văn học nhƣ một phƣơng tiện để đi
vào đời sống, bởi tính đa thanh, đa nghĩa của văn chƣơng thƣờng tạo ra những ẩn ý,
bóng gió trƣớc những vấn đề khó bộc lộ trực diện, tế nhị của đời sống chính trị. Văn học
sẽ nói hộ, nói gián tiếp cho chính trị, đơi khi là phƣơng tiện tuyên truyền chính trị, lấy
tƣ tƣởng chính trị nhƣ một nội dung chủ yếu nhƣ văn thơ yêu nƣớc, cách mạng. Lúc
này, nó là trợ thủ trực tiếp, đắc lực cho nền chính trị tiến bộ, cho hạnh phúc nhân dân.


160

TRẦN HOÀNG THÙY LINH

(Lý Thƣờng Kiệt với Nam Quốc Sơn Hà; Nguyễn Trãi với Bình Ngơ Đại Cáo; Trần
Quốc Tuấn với Hịch tướng sĩ; Phan Bội Châu; Hồ Chí Minh với Bản án chế độ thực
dân Pháp, Đường kách mệnh, Tuyên ngôn độc lập...; Tố Hữu với Từ ấy, Ra trận, Máu
và hoa, Việt Bắc, Bài ca xuân 1961...) Với đạo đức, văn học luôn phản ánh, suy ngẫm
về đời sống con ngƣời, do đó, văn học ln chạm đến những vấn đề của đạo đức, cái
thiện, cái ác. Những khái niệm trừu tƣợng và những vấn đề của ý thức đạo đức thƣờng
đƣợc cụ thể hóa, sinh động bằng các hình tƣợng văn học. Từ đó với vai trị, chức năng
của mình, nó ln tác động đến những mối quan hệ ứng xử cộng đồng, lối sống, lôi suy
nghĩ, cảm nhận, làm cho con ngƣời sống khác đi, yêu thƣơng nhiều hơn (Ca dao, tục
ngữ Việt, Truyện cổ tích, ngụ ngôn, Quà tặng cuộc sống...) Với tôn giáo, văn nghệ và

tôn giáo đều gặp nhau ở điểm lấy đức tin, lấy tình cảm để giáo hóa con ngƣời. Vì vậy
tôn giáo đã rất coi trọng và xem văn học nhƣ một phƣơng tiện truyền giáo. (Kinh thánh,
Văn tế thập loại chúng sinh, Truyện Kiều...) [2, tr. 109, 110].
Các hình thái xã hội nhƣ chính trị, đạo đức, tơn giáo, triết học...cần đến văn chƣơng nhƣ
một công cụ để truyền bá, để giáo dục tƣ tƣởng, nhận thức. Các loại hình nghệ thuật
khác cần đến văn chƣơng nhƣ một phƣơng tiện hỗ trợ để bồi đắp các giá trị thẩm mỹ.
Văn chƣơng khơng chỉ ảnh hƣởng sâu rộng mà cịn nhờ vào các hình thái, loại hình
khác để thực hiện các vai trị, chức năng của mình một cách dễ dàng và hợp lý hơn. Mặt
khác, văn chƣơng cũng sử dụng những khía cạnh tích cực, những tƣ tƣởng, tình cảm, ý
thức tốt đẹp của các loại hình nghệ thuật cũng nhƣ các hình thái ý thức xã hội khác để
nhằm thực hiện vai trò giáo dục, nhận thức, thẩm mỹ của mình một cách tồn diện và
sâu sắc hơn.
3. ẢNH HƢỞNG CỦA HIỆN TƢỢNG NGUYỄN NHẬT ÁNH VỚI XÃ HỘI
ĐƢƠNG ĐẠI
Đời sống xã hội hiện đại luôn chú trọng vật chất, chạy theo guồng quay cuộc sống để
đáp ứng nhu cầu chiếm hữu danh lợi, đồng tiền từ đó con ngƣời dần lãng quên, đánh
mất đi những khía cạnh tinh thần, những nhu cầu về tình cảm… Và văn học- một hình
thái ý thức xã hội, tồn tại khách quan trong dòng chảy của lịch sử nên tất yếu nó cũng bị
chi phối cũng nhƣ có những ảnh hƣởng, tác động nhất định đến xã hội đƣơng đại.
Xuất hiện sau Thế chiến thứ hai tại xã hội Tây phƣơng, đỉnh cao là vào những năm 70,
80, Văn học hậu hiện đại là trào lƣu văn học với hàng loạt các kỹ thuật sáng tác và tƣ
tƣởng văn nghệ mới để phản ứng lại các quy chuẩn của văn học hiện đại. Trong văn
học, Chủ nghĩa hậu hiện đại miêu tả thế giới đƣơng đại với những cụm từ nhƣ sau: phản
hình thức, mỉa mai, ngẫu nhiên, hỗn loạn, vơ trật tự, phản đề, chú trọng văn bản, liên
văn bản, trọng bề mặt, trọng cái biểu hiện, vừa đọc vừa sáng tác cùng tác giả, lai tạp,
nhiều hình thái, khác biệt, châm biếm, bất định… Văn học hậu hiện đại Việt Nam chƣa
thật sự trở thành một khuynh hƣớng riêng biệt nhƣ ở thế giới. Tuy vậy những tác động
của chủ nghĩa hậu hiện đại đến với văn học Việt Nam cũng ngày càng rõ nét. Trong bối
cảnh Việt Nam đang thời kì hội nhập, với sự du nhập của văn hóa ngoại lai, cùng sự
phát triển của cơng nghệ thông tin, vô vàn tri thức đƣợc cập nhật hàng giờ, hàng ngày

khiến những trang sách lật ngày càng trở nên xa rời bạn đọc. Vai trò của văn học theo


VAI TRỊ CỦA VĂN HỌC TRONG ĐỜI SỐNG VĂN HĨA – XÃ HỘI ĐƢƠNG ĐẠI...

161

đó cũng dần đánh mất đi chỗ đứng của mình. Bối cảnh khó khăn ấy đặt ra nhiều thách
thức cho các nhà văn Việt Nam trong việc phải dồn nén số lƣợng trang sách, lựa chọn
nội dung đáp ứng tốt nhất nhu cầu thị hiếu của độc giả ngày nay. Nguyễn Nhật Ánh đã
xuất hiện và làm thay đổi cách đánh giá về văn học thị trƣờng. Văn chƣơng Nguyễn
Nhật Ánh đã trở thành một hiện tƣợng và có sức ảnh hƣởng mạnh mẽ đối với xã hội,
góp phần khẳng định vai trị khơng thể thay thế của văn học đối với đời sống tinh thần
con ngƣời.
“Năm 1995 ông đƣợc bầu chọn là nhà văn đƣợc yêu thích nhất trong 20 năm (19751995), đồng thời đƣợc Hội nhà Văn Thành phố Hồ Chí Minh chọn là một trong 20 nhà
văn trẻ tiêu biểu trong 20 năm (1975-1995). Năm 1998 ông đƣợc Nhà xuất bản Kim
Đồng trao giải cho nhà văn có sách bán chạy nhất. Năm 2008, Nguyễn Nhật Ánh xuất
bản truyện có tên Cho tơi xin một vé đi tuổi thơ, tác phẩm này đƣợc báo Ngƣời Lao
động bình chọn là tác phẩm hay nhất năm 2008. Đoạt giải thƣởng văn học ASEAN năm
2010.” [7]. Tất cả những giải thƣởng và khối lƣợng tác phẩm đồ sộ của Nguyễn Nhật
Ánh đã nói lên vai trị rất tích cực của văn ơng đối với bạn đọc, một tầm ảnh hƣởng
không hề nhỏ.
Đƣợc đánh giá là “suy thoái” nhất trong nền văn học nƣớc nhà, văn học thiếu nhi Việt
Nam dần mất đi công chúng giữa muôn vàn các ấn phẩm thiếu nhi nƣớc ngoài “xâm
lấn” dễ làm hoa mắt bạn đọc. Truyện của Nguyễn Nhật Ánh nhƣ một điểm sáng hiếm
hoi cho văn học thiếu nhi trong nƣớc khơng chỉ vì tính hồn nhiên mà cịn ẩn chứa những
bài học triết lý nhẹ nhàng, nằm ngay trên trang sách, không quá nặng nề và áp đặt độc
giả. Bài học đó có thể nằm trong những lời nói, hành động của các cơ bé, cậu bé, có thể
nằm trong suy nghĩ, nhìn nhận của chú chó đáng u Bêtơ, những chú cún nhƣ những
đứa trẻ con có cách nhìn nhận rất trong trẻo, hồn nhiên. Chúng đơi khi vẫn tự thắc mắc

về những hiện tƣợng xung quanh mình và tự suy ngẫm, đi tìm lời giải đáp, và những lời
giải đáp ấy không thiếu những ý tứ thâm trầm khiến ngƣời đọc phải suy ngẫm. Ai có thể
ngờ rằng chú chó Bêtơ, nhân vật chính trong một câu chuyện lại trở thành một nhà hiền
triết Bêtô (trong Tơi là Bêtơ) và có đƣợc những suy nghĩ chín chắn nhƣ thế này: “Khi
một kẻ đƣợc đối xử đặc biệt hơn những kẻ khác, tự nhiên hắn trở thành cái gai trong
mắt những kẻ còn lại.” Hay “Các bậc có tuổi thƣờng nghĩ chán rồi mới làm. Cũng có
thể nghĩ chán rồi chả thèm làm gì hết. Cịn ở tuổi của hắn, và của tơi nữa, muốn gì là
làm ngay. Rồi sau đó mới ngồi ngẫm nghĩ tại sao mình lại làm thế, thƣờng là trong đau
đớn và dằn vặt. Để rồi lại quên rất nhanh, thiệt là may. Vì đó là tính bồng bột, ngƣời ta
nói thế và tôi cũng tin nhƣ thế.” Đúc rút tất cả những kinh nghiệm của mình khi quan
sát chị Ni, ba và mẹ chị Ni nói chuyện, Bêtơ lại tiếp “Đơi khi giọng nói quan trọng hơn
lời nói gấp trăm lần” nên nó biết chắc rằng trong những trƣờng hợp nào đó, ngôn ngữ
chỉ là cái vỏ mà thôi, giọng điệu mới nói lên đƣợc tình cảm, thái độ. Lại lắm lúc nó nghi
ngờ thằng Binơ đang ở ống hay ở bầu ? khiến độc giả một phen tị mị, khó hiểu thì nó
lại chốt cũng một dàn đầy triết lý “Phải chăng hồn cảnh thay đổi khiến tâm tính đổi
thay?”. Cịn khi thấy chị Ni nói chuyện với bà nhƣ một đứa trẻ, nó lại nghĩ: “Khi trẻ con
trở thành ngƣời lớn thì ngƣời già trở lại thành trẻ con.”. Khơng những thế, tâm hồn Bêtơ
cịn hiểu rằng: “Cảm thơng cũng là một cách nghe. Trái tim có lỗ tai của nó, bạn tin


162

TRẦN HỒNG THÙY LINH

khơng?” khi nó nói và mọi ngƣời không nghe đƣợc nhƣng vẫn tin rằng: không nghe
đƣợc nhƣng vẫn thấu hiểu đƣợc. Từ đó, Bêtơ đã chia sẻ cho bạn đọc những bài học đạo
đức nhẹ nhàng dƣới con mắt quan sát và cảm nhận tinh tƣờng của nó, bài học này khơng
sặc mùi lý thuyết mà nhẹ tựa nhƣ những lời tâm sự, thủ thỉ của con vật đáng yêu này,
thế cho nên, khi đọc những trang sách Nguyễn Nhật Ánh, bạn đọc khơng bao giờ có
cảm giác ngột ngạt vì tính triết lý mà lại cảm thấy nhƣ đƣợc thấu hiểu, sẻ chia, học hỏi.

Không những ở Tôi là Bêtô mà tất cả các tác phẩm của ơng đều mang hơi thở này.
Nguyễn Văn Tình, một nhà nguyên cứu văn chƣơng tại TP.HCM, cho hay: “Sau này,
khi đã trở thành một nhà văn thuộc loại Best Seller Nguyễn Nhật Ánh vẫn lặng lẽ mang
đến hơi ấm của tình thƣơng và lịng nhân ái qua tiếng cƣời của trẻ thơ. Ơng chỉ có một
mong muốn khiêm nhƣờng là giúp các em yên tâm vui sống...” Những bài học không
chỉ dành cho lứa tuổi bạn đọc ngƣời lớn soi bóng và thấy mình trong đó mà cịn giúp
cho ngƣời lớn thông cảm, thấu hiểu hơn về những suy nghĩ ban đầu ngây thơ, ngờ dại,
mang chút sự nghịch ngợm của lứa tuổi trẻ thơ khi đứng trƣớc thế giới mn vàn bí ẩn.
Nhà hiền triết Bêtơ cũng đã nói: “đuổi bắt ảo ảnh, bản thân nó là một sự phấn khích khó
tả. Điều đó cắt nghĩa tại sao dịng giống bọn tơi hết thế hệ này đến thế hệ khác say mê
đuổi theo những cánh bƣớm dù rằng tuy khơng nói ra tất cả đều hiểu rằng điều đó thật là
vơ vọng.” Cũng nhƣ vậy, ai đã từng là trẻ thơ thì cũng sẽ có những tháng ngày rong
chơi không biết mệt, quên đến giờ phải để bố mẹ mình chờ đợi, kêu về, vậy nên hãy
hiểu cho chúng. Bƣớc sang Cho tôi xin một vé đi tuổi thơ cũng vậy, các bậc phụ huynh
cũng một lần nữa quay lại quá khứ đầy “chinh chiến”, “oanh liệt” của mình cùng với
Nguyễn Nhật Ánh để hiểu hơn về những trò quái đản, kinh dị, chẳng ai hiểu đƣợc của
con trẻ, những ý nghĩ hết sức táo bạo, nghĩ những điều không ai dám nghĩ, làm những
điều không ai dám làm, những trò “tập làm ngƣời lớn”, màn đặt tên cho thế giới ngoạn
mục, tâm lí bắt chƣớc những việc làm của ngƣời lớn nhƣ nhắn tin hẹn, tập cách đi đứng,
nói năng khoan thai, thích trốn ngủ trƣa để đi bắt ve sầu, thích khai phá kho báu nơi đảo
hoang... Qua truyện này, nhà văn chia sẻ: “Tôi muốn ngƣời lớn thơng cảm với trẻ em
hơn.” bởi vì ai cũng từng đã là trẻ con. Cũng nhƣ hai tuyệt phẩm trên, Tôi thấy hoa vàng
trên cỏ xanh cũng là một minh chứng cho lời giáo dục nhẹ nhàng thấm đẫm tình ngƣời
này. Tơi thấy hoa vàng trên cỏ xanh kể về ba nhân vật chính là Thiều, Tƣờng và cô bé
Mận. Anh Thiều đã ba lần hiểu sai và trách cứ, đánh nhầm em nhƣng cậu bé Tƣờng vẫn
luôn tin tƣởng và yêu thƣơng anh trai mình mặc dù cậu khơng hiểu sao anh mình lại đối
xử với mình nhƣ vậy. Đặc biệt lần Thiều đánh Tƣờng đến gãy xƣơng thì cậu bé vẫn
khơng hề trách cứ hay ốn giận gì anh. Chính tâm hồn cao thƣợng, tính hồn nhiên, vô tƣ
này đã khiến cho Thiều phải ăn năn, hối hận. Cậu quyết định sửa sai và từ đó yêu
thƣơng em trai mình nhiều hơn. Cái thiện và cái ác trong câu chuyện đều xuất phát từ

trẻ con và dần dần cái thiện cảm hóa đƣợc cái ác. Tồn bộ câu chuyện tràn đầy niềm tin
lạc quan về cái thiện rồi sẽ thắng, ngƣời tốt sẽ đƣợc thấy hoa vàng trên cỏ xanh, nhƣ
một sự ban thƣởng tối hậu của tạo hố. Và nếu một lần nữa nhìn sang Kính vạn hoa một
thời làm mƣa làm gió trên văn đàn văn học thiếu nhi Việt Nam thì chắc chắn rằng các
bậc thầy, cô cũng sẽ bớt tức giận, bớt khó hiểu và thơng cảm cũng nhƣ thấu đƣợc tâm lí
của các em với những trị đùa đơi khi q đáng, từ đó có những phƣơng pháp ứng xử
hợp lí hơn. Bởi thầy cô cũng đã từng là học sinh. Không những thế, Nguyễn Nhật Ánh


VAI TRỊ CỦA VĂN HỌC TRONG ĐỜI SỐNG VĂN HĨA – XÃ HỘI ĐƢƠNG ĐẠI...

163

còn là một ngƣời tinh tƣờng trong việc thấu hiểu tâm trạng của trẻ thơ. Nhà nghiên cứu
Nguyễn Thị Thanh Xuân nhận xét: “Truyện của Nguyễn Nhật Ánh đã đƣa vào những
câu hỏi lớn, muôn thuở, quen thuộc – những câu hỏi mà dƣờng nhƣ trong đời ai cũng
đối diện ít nhất một lần. Vì thế, trong khi độc giả thiếu niên phục lăn vì nhà văn đi guốc
vào bụng họ, thì độc giả ngƣời lớn mỉm cƣời mơ màng nhớ lại một thời thơ dài…” [9].
Và từ sự thấu hiểu đó nhà văn mới có thể đồng cảm, chia sẻ với thiếu nhi, chia sẻ tâm lý
muốn tìm tịi, thắc mắc mọi thứ, muốn lật tung cả thế giới để khám phá. Bởi trong mắt
chúng tất cả đều rất bí ẩn và mới lạ.
Mỗi câu chuyện của Nguyễn Nhật Ánh là một thế giới tuổi thơ trọn vẹn, lần nào cũng đi
từ đầu cho đến cuối với những kí ức lung linh và những trải nghiệm rất thật của nhà văn
cùng với các nhân vật. Mỗi câu chuyện là mỗi thế giới tâm hồn của các cơ cậu học trị
tuổi teen – cái thế giới mà ngƣời lớn vẫn thì thầm nói với nhau rằng nó rất phức tạp, rối
tung, đầy bế tắc hoặc phá phách, chỉ chực nhăm nhe bung ra khỏi vòng kiểm sốt của
gia đình và xã hộị. Nên ngƣời lớn vẫn rất ít khi hiểu đƣợc sâu sắc, tƣờng tận cái thế giới
ấy để có thể thơng cảm, hiểu và chia sẻ đƣợc phần nào thế giới đó với các em. Chỉ đến
Nguyễn Nhật Ánh, ông nhƣ “đi guốc trong bụng” các em nên mới có thể cất hộ lên
tiếng nói nỗi lòng, tâm tƣ, suy nghĩ của chúng. Một phần là để chia sẻ với các em nhƣ

một ngƣời bạn chân tình, một phần là để ngƣời lớn thấu hiểu hơn về trẻ em, vì chính họ
cũng đã từng nhƣ thế. Từ đó, truyện Nguyễn Nhật Ánh là cây cầu kết nối không chỉ
giữa nhà văn với bạn đọc mà còn là của bạn đọc với bạn đọc. Cầu nối này chứa đựng vô
vàn những nét tinh nghịch, hồn nhiên của tuổi thơ đủ để trẻ em và những ai đã từng là
trẻ em đều có thể soi bóng. Với các kiểu nhân vật từ các cơ cậu học trị, đến những chú
chó Bêtơ, Binơ, những hai con mèo, rồi đến cặp heo là Lọ Nồi thông minh và Đeo Nơ
xinh đẹp, cùng bạn chó Mõm Ngắn con chị Vện, mẹ Nái Sề, anh Đuôi Xoăn, Cánh Cụt
và bọn gà chíp nhà chị Mái Hoa... Nguyễn Nhật Ánh đã tạo nên những câu chuyện vô
cùng thú vị (trong Chúc một ngày tốt lành), những hình ảnh thanh bình với cánh đồng,
cây đa đầu làng, góc sân trƣờng, con đƣờng mịn nhỏ của làng quê Việt, những âm
thanh nhƣ tiếng sáo, tiếng đàn, những trò chơi nhỏ nhƣ nhảy dây, bắn bi, những kế
hoạch và “chiến lƣợc” đầy tham vọng của bọn trẻ (trong Cho tôi xin một vé đi tuổi thơ
và Có hai con mèo ngồi bên cửa sổ…), những tình cảm ban đầu của thƣở mới chớm lớn
nhƣ thinh thích hay những trạng thái bâng khng của tình cảm “treo ngƣợc cành cây”,
những câu hỏi ngây thơ, vụng dại nhƣ Tình bạn là gì? Bạn gái là gì? Tình u là gì?
(trong Có hai con mèo ngồi bên cửa sổ), những tình cảnh khi bị con gái “xỏ mũi” (trong
Cô gái đến từ hôm qua) hoặc những câu chuyện thƣờng ngày xảy ra quanh cuộc sống
của chúng nhƣ chuyện về con cóc Cậu trời, chuyện ma, chuyện cơng chúa và hồng tử.
Bên cạnh đó cịn những chuyện đói ăn, cháy nhà, lụt lội…(trong Tôi thấy hoa vàng trên
cỏ xanh), những quan hệ bạn bè, trƣờng lớp, thầy cô, gia đình. So với cuộc sống tất bật
và đầy lo toan ngày nay thì tất cả những câu chuyện trên đều lần lƣợt mang đến cho bạn
đọc chuyến đi giải trí đầy tiếng cƣời ngộ nghĩnh. Với những tấm vé tuổi thơ trên tay,
độc giả vừa có thể cùng vui đùa, sống trong những trang sách của Nguyễn Nhật Ánh,
vừa phần nào thay đổi đƣợc những suy nghĩ, quan niệm và cách nhìn nhận của mình về
thế giới hồn nhiên, vui tƣơi, bộc trực và trong trẻo – thế giới mà đơi khi chúng ta đã có


164

TRẦN HỒNG THÙY LINH


cái nhìn q khắt khe hay đã bỏ quên nó ở đâu đó để mỗi lần lật lại trang sách của
Nguyễn Nhật Ánh là mỗi lần lật lại kí ức trẻ thơ của chính để mỗi bạn đọc tự cảm, tự
nghĩ.
4. KẾT LUẬN
Trong xã hội ngày nay, với xu thế hội nhập và phát triển, sự giao thoa của các nền văn
hóa khu vực và thế giới, sự phát triển của các loại hình nghệ thuật nghe,nhìn, các hình
thức giải trí đƣợc đa dạng hóa, phổ biến rộng khắp, tƣởng chừng nhƣ văn hóa đọc,
những trang sách khơng cịn có chỗ đứng trong cuộc sống con ngƣời hiện đại. Nhƣng
cho dù khơng cịn có vai trị ảnh hƣởng lớn đến đời sống tâm hồn của con ngƣời nhƣ
những thời kì trƣớc, văn học vẫn ln có những tác động không nhỏ đối với đời sống
con ngƣời và đời sống xã hội. Vai trò của văn học trong việc bồi đắp các giá trị tinh
thần là không thể thiếu mà hiện tƣợng Nguyễn Nhật Ánh (và nhiều hiện tƣợng văn học
khác) đã chứng minh.
Macxim Goocki nhận định: “Văn học là nhân học”. Dƣới sự tác động, ảnh hƣởng của
văn học, con ngƣời trong xã hội sẽ luôn sống với nhau bằng lòng yêu thƣơng và nhân ái.
Và xã hội đó ắt hẳn là một xã hội mơ ƣớc của con ngƣời khi mà con ngƣời đã dần cảm
nhận ra đƣợc sự ngột ngạt của các giá trị vật chất đang chen lấn, áp đảo trong cuộc sống
hiện nay. Qua việc phân tích hiện tƣợng văn học Nguyễn Nhật Ánh, chúng ta có thể
thấy rõ hơn vai trị của văn học. Từ đó mỗi một độc giả, mỗi một ngƣời lớn, mỗi một
cha mẹ, thầy cô cần quảng bá nhiều hơn những hiện tƣợng văn học tốt nhằm tăng sức
ảnh hƣởng tốt đẹp của văn học đối với xã hội.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1]
[2]
[3]
[4]


[5]

[6]
[7]

Thái Phan Vàng Anh, “Nguyễn Nhật Ánh, ngƣời kể chuyện của thiếu nhi”, Tạp chí
sáng tác, nghiên cứu phê bình văn hóa, văn học nghệ thuật, số 187.
Phƣơng Lựu (2009). Giáo trình Lý luận văn học (Tập 1), NXB Đại học Sƣ phạm Hà
Nội.
Lê Lƣu Oanh (2008). Giáo trình Lý luận Văn học, NXB Đại học Sƣ phạm Hà Nội.
Trần Đình Sử (2010). Văn học và hiện thực trong tầm nhìn hiện đại (Bài đã đọc tại
Hội nghị khoa học về Văn học phản ánh hiện thực đất nước hôm nay, tại Đà Lạt,
ngày 12/7/2010).
Các tác phâm của Nguyễn Nhật Ánh (Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh, Cho tôi xin một
vé đi tuổi thơ, Tôi là Bêtơ, Chúc một ngày tốt lành, Có hai con mèo ngồi bên cửa sổ,
Cô gái đến từ hôm qua…)
Lê Bá Hán – Trần Đình Sử - Nguyễn Khắc Phi (Đồng chủ biên) (2009). Từ điển thuật
ngữ văn học, NXB Giáo dục.
Bách khoa toàn thƣ mở Wikipedia về Nguyễn Nhật Ánh.
/>

VAI TRỊ CỦA VĂN HỌC TRONG ĐỜI SỐNG VĂN HĨA – XÃ HỘI ĐƢƠNG ĐẠI...

[8]
[9]

Câu chuyện về Nguyễn Nhật Ánh đăng trên Baomoi.com
/>Bài viết đánh giá tác phẩm Lá nằm trong lá – Nguyễn Nhật Ánh
/>
TRẦN HOÀNG THÙY LINH

SV lớp Văn 3D, khoa Ngữ văn, trƣờng Đại học Sƣ phạm, Đại học Huế
ĐT : 0120 610 5160, Email:

165



×