Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Định hướng nghề nghiệp cho học sinh trong hoạt động ngoại khóa địa lí lớp 10 trung học phổ thông

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (613.23 KB, 6 trang )

KỶ YẾU HỘI NGHỊ KHOA HỌC SINH VIÊN

| 12/2019

ĐỊNH HƯỚNG NGHỀ NGHIỆP CHO HỌC SINH TRONG HOẠT ĐỘNG
NGOẠI KHÓA ĐỊA LÍ LỚP 10 TRUNG HỌC PHỔ THƠNG
TRẦN THỊ VIỆT HẢI*, NGUYỄN THỊ MINH HIẾU
Khoa Địa lý, Trường Đại học Sư phạm, Đại học Huế
*
Email:
Tóm tắt: Lựa chọn nghề nghiệp đối với học sinh trung học phổ thông là điều rất cần
thiết, nhà trường phải có trách nhiệm và quan tâm hơn nữa trong việc định hướng
giáo dục nghề nghiệp cho các em, nhà trường nên tổ chức hoạt động ngoại khóa .
Hoạt động ngoại khóa khơng chỉ giúp học sinh phát triển nhanh về tư duy, mà còn
tạo cho học sinh khả năng ứng dụng tốt, vận dụng kiến thức linh hoạt vào thực tế.
Thông qua hoạt động ngoại khóa, học sinh củng cố, mở rộng các kiến thức đã học,
tìm kiếm các kiến thức mới, phát triển hứng thú nhận thức các mơn học, do đó kiến
thức và kĩ năng của các em chắc hơn, sâu hơn và rộng hơn. Mơn Địa lí là một mơn
học trong nhà trường phổ thơng có nhiều thuận lợi để tổ chức hoạt động ngoại khóa,
do đó mà đề tài này sẽ góp nâng cao hiệu quả định hướng giáo dục nghề nghiệp và
chất lượng hoạt động ngoại khóa ở trường trung học phổ thơng.
Từ khóa: Định hướng nghề, hoạt động ngoại khóa.

1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Khơng phải ai cũng đều có thể tự chọn cho mình một ngành nghề phù hợp với bản thân
được, nhất là đối với lớp trẻ thì câu hỏi “ chọn nghề gì? ” vẫn ln là vấn đề trăn trở đối với các
em từ lúc còn là học sinh trung học phổ thông cho đến khi bước vào cánh cửa đại học - một
bước ngoặc của cuộc đời để định hướng nghề nghiệp cho tương lai sau này nhằm góp phần vào
việc sử dụng hợp lí nguồn lao động cho đất nước để thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội bền vững
cho nước nhà. Như vậy lựa chọn nghề nghiệp đối với học sinh trung học phổ thơng là điều rất
cần thiết, nhà trường phải có trách nhiệm và quan tâm hơn nữa trong việc định hướng giáo dục


nghề nghiệp cho các em, nhà trường nên tổ chức hoạt động ngoại khóa .
2. NỘI DUNG
2.1. Khái niệm và vai trò của hướng nghiệp trong trường trung học phổ thông
Khái niệm về hướng nghiệp trong trường phổ thơng là một trong những bậc học có vị trí
quan trọng trong hệ thống giáo dục quốc dân. Học xong trung học cơ sở, học sinh mới có thể
học tiếp lên trung học cơ sở và đây cũng là bậc học quan trọng để học sinh có thể tiếp tục học
lên bậc đại học. Với vị trí và vai trị như vậy, hướng nghiệp ở trường phổ thông hướng tới mục
tiêu giúp học sinh củng cố và phát triển những kết quả của giáo dục trung học cơ sở, hoàn thiện
học vấn phổ thơng và có những hiểu biết thơng thường về kỹ thuật và hướng nghiệp, có điều
kiện phát huy năng lực cá nhân để lựa chọn hướng phát triển, tiếp tục học đại học, cao đẳng,
trung cấp, học nghề hoặc đi vào cuộc sống lao động. Có thể thấy rằng hướng nghiệp là một
trong những nội dung quan trọng của giáo dục trường phổ thông. Để thực hiện hướng nghiệp
có hiệu quả, nhà trường phổ thơng cần phải chú ý những đặc điểm của bậc học và những đặc
điểm về tâm sinh lí của học sinh.
2.1.1. Vai trị của hướng nghiệp ở trường phổ thơng
- Vai trị kinh tế của công tác hướng nghiệp: Hằng năm chúng ta có một lực lượng học
sinh sau khi tốt nghiệp THCS, THPT đi vào lao động sản xuất, nếu được hướng nghiệp tốt thì
sẽ đi vào hệ thống lao động nghề nghiệp, góp phần phân cơng lao động xã hội từ đó nâng cao
77


TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM, ĐẠI HỌC HUẾ

| HNKH 2019

năng suất lao động, đẩy mạnh sản xuất góp phần phát triển nền kinh tế của đất nước nói chung
và của địa phương nói riêng.
- Vai trị chính trị của cơng tác hướng nghiệp: Trong thời gian tới, đất nước cần nguồn
nhân lực cho các lĩnh vực hoạt động sản xuất của nền kinh tế quốc dân. Công tác hướng nghiệp
nếu được quan tâm đúng mức sẽ góp phần phân luồng học sinh tốt nghiệp các cấp, phân hóa

học sinh theo năng lực. Hướng nghiệp đóng vai trị chiến lược giáo dục, chiến lược nhân lực
quan trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc.
- Vai trò xã hội của công tác hướng nghiệp: Làm tốt công tác hướng nghiệp, định hướng
thế hệ trẻ vào cuộc sống lao động, ổn định công việc, nhất là đối với một số học sinh bỏ học
họăc học xong trung học cơ sở, phổ thơng, hướng nghiệp góp phần ổn định xã hội, tạo nếp sống
văn minh lành mạnh. Khi tham gia các hoạt động hướng nghiệp, nhận thức về ý nghĩa, tầm
quan trọng của việc lựa chọn nghề nghiệp của học sinh được nâng cao. Đây là yếu tố quan trọng
bậc nhất để các em học sinh có thể tiến hành lựa chọn nghề nghiệp một cách đúng đắn khoa
học. Nếu không nhận thức được điều này, sự lựa chọn nghề nghiệp của học sinh với tư cách là
một trong những việc quan trọng nhất của cuộc đời thường dễ tiến hành một cách ngẫu nhiên,
cảm tính.
2.1.2. Khái niệm và vai trị của hoạt động ngoại khóa Địa lí
Khái niệm của hoạt động ngoại khóa Địa lí là hình thức tổ chức dạy học ngồi lớp, khơng
quy định bắt buộc trong chương trình, là hoạt động dựa trên sự tự nguyện tham gia của một số
đơng học sinh có hứng thú u thích bộ mơn và ham muốn tìm tịi, sáng tạo các nội dung học
tập theo chủ đề nào đó, dưới sự hướng dẫn, tư vấn, cố vấn của giáo viên.
Vai trò của hoạt động ngoại khóa Địa lí có một vị trí rất quan trọng. Bởi vì:
- Khối lượng tri thức nhân loại, trong đó có tri thức bộ mơn ngày càng tăng nhanh chóng.
- Mỗi học sinh là một chủ thể của quá trình học tập của mình, mang trong mình tiềm năng
cá nhân về trí nhớ, lập luận, quan sát, giao tiếp... Ngoại khóa tạo ra khả năng rộng rãi cho mỗi
em đều có cơ hội để phát triển các tài năng đa dạng của mình.
- Với quan điểm học tập suốt đời và xã hội học tập, bài học trên lớp khơng cịn giữ vai trị
độc quyền nữa. Nhiều cơ hội học tập mới xuất hiện ngay chính trong đời sống văn hóa, kinh tế
xã hội. Ngoại khóa cũng chính là một trong những cơ hội đó, đã có sẵn, tạo điều kiện rộng rãi
góp phần vào việc tiến hành một xã hội học tập.
- HĐNK có tác dụng rất lớn trong việc nâng cao hiệu quả dạy học ở nhà trường, góp phần
tích cực vào việc nâng cao, mở rộng vốn tri thức của các em, rèn luyện kỹ năng, tăng cường
hứng thú học tập bộ môn và giáo dục lòng yêu thiên nhiên, quê hương, đất nước.
- Trong ngoại khóa, tính độc lập và sự sáng tạo của học sinh rất được tôn trọng. Nhờ vậy
các kỹ năng của công tác độc lập được rèn luyện, tạo cơ sở thuận lợi cho việc đổi mới phương

pháp dạy học ở trường phổ thông theo định hướng phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động,
sáng tạo của học sinh, bồi dưỡng phương pháp tự học, rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức
vào thực tế.
2.2. Các phương pháp giáo dục hướng nghiệp trong hoạt động ngoại khoá Địa lí lớp 10
THPT
- Câu lạc bộ Địa lí là nơi tập trung những học sinh có cùng sở thích, hứng thú tìm hiểu về
Địa Lí. Dựa trên sự tham gia tự nguyện của các em, câu lạc bộ Địa Lí nhằm vào việc khuyến
khích học sinh học tập, tìm hiểu, mở rộng kiến thức, làm giàu thêm vốn kiến thức Địa Lí và
78


KỶ YẾU HỘI NGHỊ KHOA HỌC SINH VIÊN

| 12/2019

biết liên hệ kiến thứ Địa lí và biết liên hệ kiến thức Địa lí để giải thích, nhận định các vấn đề
thực tiễn trong cuộc sống.
Vai trò của Câu lạc bộ Địa lí trong việc giáo dục hướng nghiệp
+ Câu lạc bộ Địa lí hoạt động có hiệu quả khuyến khích được các em học tập, củng cố
kiến thức bài học.
+ Mở rộng kiến thức Địa lí đã học, thực hiện các hoạt động làm giàu tri thức Địa lí .
+ CLB Địa lí được tổ chức tốt sẽ tạo ra được khối đoàn kết cho học sinh trong trường,
trong khối, trong lớp.
+ Thông qua CLB giáo dục cho học sinh tính kỹ luật, tính trách nhiệm.
+ Rèn luyện cho học sinh kỹ năng trình bày, diễn đạt, giao tiếp.
- Triển lãm Địa lí là hình thức tổ chức triển lãm các sự vật hiện tượng địa lí hay các sản
phẩm khác nhau trong hoạt động của xã hội của học sinh trong nhà trường phổ thông.
Tác dụng của triển lãm Địa lí
+ Thơng qua tổ chức triển lãm tranh ảnh, các mẫu vật về các ngành nghề kinh tế mà học
sinh đã tự thu thập sưu tầm nhằm giúp các em tiếp cận với những mơ hình các cơng trình xây

dựng các khu vực sản xuất... Qua đó các em thấy được những thành tựu về kinh tế, xã hội, khoa
học kĩ thuận của nước ta nói chung, của địa phương nói riêng. Từ đó, tạo ra hứng thú học tập
cho học sinh trong học tập Địa lí cũng như tìm hiểu các ngành nghề trong tương lai.
+ Qua triển lãm, các em có dịp cùng nhau trao đổi kinh nghiệm hoạt động nghề nghiệp
và giới thiệu những nơi công tác làm việc mà mình đã chọn cho tương lai, từ đỏ học sinh yêu
lao động, yêu nghề hơn.
- Thông tin Địa lí là một hình thức hoạt động ngoại khóa ngồi giờ lên lớp, trong đó học
sinh tự thu thập thơng tin có nội dung liên quan đến nội dung học tập mơn Địa lí ở trường phổ
thơng. Học sinh chọn lọc, hệ thống hóa và trình bày cho các bạn trong tổ, trong lớp dưới hình
thức khác nhau như: Mẫu tin ngắn, báo cáo,..
Vai trị của thơng tin Địa lí trong việc giáo dục hướng nghiệp
+ Đối với học sinh: Rèn luyện kĩ năng thu thập thông tin và trình bày thơng tin. Bổ sung
kiến thức học trên lớp, tiếp cận thông tin mới, đặc biệt là các thông tin về ngành, nghề của nước
ta hiện nay. Giúp các em hiểu sâu hơn về các ngành nghề trước khi lựa chọn nghề tương lai và
nâng cao hứng thú học tập mơn Địa lí.
+ Đối với giáo viên: Các thông tin được tập hợp vào bộ sưu tập (hoặc tập san) là đồ dung,
phương tiện quan trọng, là tư liệu để sử dụng trong dạy học Địa lí.
- Tổ chức trị chơi Địa lí: là trị chơi học tập, có tác dụng mở rộng, nâng cao hiểu biết Địa
lí và các kĩ năng hoạt động của học sinh.
Vai trò của trị chơi Địa lí là:
+ Phát huy được sự nhanh trí, sáng tạo và rèn luyện được tính tích cực, tự lập, tinh thần
tập thể của học sinh.
+ Mở rộng nâng cao hiểu biết Địa lí và các kĩ năng hoạt động của học sinh.
+ Phát huy được sự nhanh trí, sáng tạo, vừa rèn được tính tự lập và tinh thần tập thể của
các em.
79


TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM, ĐẠI HỌC HUẾ


| HNKH 2019

+ Tạo hứng thú học tập, niềm tin và tình cảm của học sinh được nâng cao.
+ Làm cho môn Địa lí trở nên sinh động và nâng cao kết quả.
2.3. Một số ví dụ cho các phương pháp giáo dục hướng nghiệp trong hoạt động ngoại khố
Địa lí lớp 10 THPT
Thiết kế minh họa thơng tin và trị chơi Địa lí để định hướng nghề nghiệp cho HS lớp 10
THPT. “Định hướng nghề nghiệp trong tương lai”
I. Mục tiêu:
+ Học sinh Hiểu được tầm quan trọng của việc lựa chọn nghề nghiệp, biết đánh giá bản
thân để lựa chọn nghề phù hợp với năng lực, sở trường của mình.
+ Học sinh tích cực tham gia hoạt động với những câu hỏi, câu trả lời cụ thể liên quan tới
vấn đề lựa chọn nghề.
II. Thời gian
- 45 phút
III. Địa điểm tổ chức
- Phòng học
IV. Chuẩn bị
- Giáo viên: Lập kế hoạch tổ chức chương trình, chuẩn bị nội dung tổ chức, địa điểm, sân
khấu, thiết bị.
- Học sinh: Học sinh ôn tập, tìm hiểu kiến thức, chuẩn bị tốt các nhiệm vụ được giao.
V. Các bước tiến hành
Bước 1: Giáo viên cho học sinh xem một số video liên quan đến nghề nghiệp.
Bước 2: Giáo viên hỏi một số bạn trong lớp “Ước mơ sau này của em là gì? Em có định
hướng gì để biến ước mơ của mình thành hiện thực”
- Giáo viên dẫn dắt vào nội dung: Ai cũng có ước mơ và định hướng riêng của mình. Một
số bạn sẽ chọn đại học là bước đi tiếp cho bản thân, một số bạn sẽ chọn một số cơng việc để
mình trải nghiệm với cuộc sống. Bên cạnh đó vẫn cịn những bạn chưa biết mình phải chọn con
đường gì. Vậy ngay từ khi mới bước chân vào môi trường THPT – một môi trường mới, đầy lạ
lẫm thì chúng ta cần phải vạch rõ ra những bước đi cũng như định hướng đúng đắn để mình có

một sự lựa chọn phù hợp cho bản thân. Định hướng nghề nghiệp là một yếu tố rất quan trọng.
Vậy em hiểu định hướng nghề nghiệp là gì? Và có vai trị như thế nào?
Bước 3: Giáo viên trình bày về khái niệm về định hướng nghề nghiệp, Vai trò của định
hướng nghề nghiệp.
- Hùng biện: Giáo viên sẽ đưa ra một ý kiến. Sau đó các em sẽ trình bày suy nghĩ ý tưởng
của mình về ý kiến đó.
Câu hỏi hùng biện: Có ý kiến cho rằng “Đại học là con đường duy nhất dẫn đến con
đường thành cơng” có đúng khơng? Tại sao?
Theo quan điểm của mình, Đại học là khởi đầu tốt đẹp cho sự nghiệp của mỗi cơ cậu học
trị, nhưng khơng học đại học cũng khơng phải “bế tắc” mà chúng ta cần có những định hướng

80


KỶ YẾU HỘI NGHỊ KHOA HỌC SINH VIÊN

| 12/2019

đúng đắn để chọn lựa cơ hội tốt nhất… Con đường tới thành công của mỗi người là khác nhau
và dĩ nhiên học đại học khơng phải là con đường duy nhất.
Ví dụ: Ơng Đồn Ngun Đức - chủ tịch Cơng ty cổ phần Hồng Anh Gia Lai
Ơng Đồn Đức Ngun (Bầu Đức) là người khơng có dun với chuyện học hành. Bước
ngoặt để Đoàn Nguyên Đức trở thành thương gia là khi ông 22 tuổi, sau 4 lần thi đại học khơng
thành, ơng nhận ra rằng, có nhiều con đường để dẫn đến thành công. "Con đường học vấn không
mỉm cười với mình thì nên chọn con đường khác. Mọi con sông đều dẫn ra biển lớn, mọi con
đường đều chia ra những lối rẽ riêng” - bầu Đức nói. Bầu Đức chọn con đường khởi nghiệp
riêng không qua trường học mà bằng trường đời. Ông đã làm đủ mọi nghề để ni sống bản
thân, để tích góp kinh nghiệm.
Ơng Lê Phước Vũ - Chủ tịch Tập đoàn Hoa Sen
Tập đoàn Hoa Sen là “ông trùm” đứng sau sự kiện Nick Vujicic đến thuyết trình ở Việt

Nam mới đây với giá 36 tỷ đồng. Ít ai biết chủ tịch của tập đồn “chịu chơi” này – ơng Lê
Phước Vũ là người chưa từng học Đại học. Ông khởi nghiệp từ năm 1994 bằng một cơ sở bán
lẻ tôn. Hiện ông Vũ đang nắm giữ khoảng 42,8 triệu cổ phiếu của Công ty Cổ phần Tập đoàn
Hoa Sen, tương đương giá trị 1719 tỷ đồng.
Có một số nghề khơng qua con đường đại học nhưng vẫn thu hút đông đảo sự quan tâm của
giới trẻ như: Học nghề, xuất khẩu lao động nước ngồi,..Nhưng chúng ta khơng thể phủ nhận “Đại
học là một trong những con đường dẫn đến thành công” thông qua đại học có những ngành đang
được yêu chuộng như: Bác sĩ, Du lịch, Công nghệ thông tin,...
Bước 4: Tổ chức trị chơi
* Phần 1: Đốn ý đồng đội
Giáo viên chia lớp ra thành 4 đội. Mỗi đội chơi chọn một gói câu hỏi bất kỳ và cứ ra 2 đại
diện ( một người diễn tả và một người trả lời). Người diễn tả đứng quay mặt về phía bảng, người
trả lời quay về phía ngược lại.
Người diễn tả có nhiệm vụ diễn tả cho người trả lời từ khóa trên bảng, người trả lời có
nhiệm vụ trả lời đúng từ khóa đó. Đội chơi có quyền bỏ ra từ khóa đó và có quyền quay lại sau,
trả lời sai quá ba từ khóa cuộc chơi dừng lại.
Đội chơi được tính phạm quy khi:
- Lặp lại từ có trong từ khóa, kể cả bằng tiếng nước ngồi: Từ khóa phạm quy bị tính là
sai. Phạm lỗi 2 lần dừng cuộc chơi.
- Người trả lời quay lại nhìn bảng: Cuộc chơi dừng lại.
- Có sự nhắc nhở của các thành viên trong đội.
( Đội 1: Công nhân, Bác sĩ, Vận động viên, Công An, Đạo diễn
Đội 2: Bộ đội, Luật sư, Ca sĩ, Diễn viên, Lao cơng
Đội 3: Lập trình viên, Giám đốc, Họa sĩ, Dẫn chương trình, Biên tập viên
Đội 4: Giáo viên, Hướng dẫn viên, Vũ công, Phi công, Đầu bếp )
* Phần 2: Trị chơi ơ chữ
Bao gồm 9 câu hỏi, học sinh lựa chọn ô chữ và trả lời câu hỏi để giải mã từ khóa.

81



TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM, ĐẠI HỌC HUẾ

| HNKH 2019

Câu 1: Mơn học nào nói nhiều nhất về ngành nghề? ( Địa lí)
Câu 2: Ai là người đào tạo những thế hệ trẻ trong tương lai? ( Giáo viên)
Câu 3: Yếu tố nào của bản thân quyết định đến nghề nghiệp trong tương lai? ( Năng lực)
Câu 4: Nhiệm vụ quan trọng nhất của học sinh là gì? ( Học)
Câu 5: Bạn mong muốn một môi trường học tập như thế nào? ( Thoải mái )
Câu 6: Em cần làm gì để thành cơng ước mơ của mình? ( Nổ lực)
Câu 7: Để vững chắc những kiến thức đã học, em cần phải làm gì? ( Ơn tập)
Câu 8: Nếu không đậu đại học em sẽ chọn con đường nào? ( Học nghề)
Câu 9: Yếu tố nào có vai trị quan trọng trong định hướng nghề nghiệp của mỗi học sinh?
(Gia đình)
Từ khóa: ĐỊNH HƯỚNG
Việc định hướng nghề nghiệp đóng một vai trị vơ cùng quan trọng trong sự phát triển,
thành công của mỗi cá nhân. Bởi lẽ nếu, định hướng nghề nghiệp khơng đúng sẽ khiến bạn gặp
nhiều khó khăn, bất lợi trong chính cơng việc bạn đã chọn. Chính vì vậy, mà việc định hướng
nghề nghiệp là điều hết sức cần thiết với mỗi cá nhân. Đặc biệt là những bạn học sinh đang ngồi
trên ghế nhà trường trong việc lựa chọn chun ngành mình u thích, mình có khả năng.
VI. Đánh giá kết quả hoạt động
- Giáo viên đánh giá việc tổ chức.
- Giáo viên rút kinh nghiệm về kế hoạch và việc tổ chức hoạt động.
Kết quả: Thơng tin và trị chơi Địa lí dễ dàng tổ chức, thu hút được nhiều học sinh tham
gia. Sau khi tổ chức thì việc chọn trường đại học hoặc các ngành nghề đối với các em học sinh
dễ dàng hơn. Qua các hoạt động ngoại khóa các em hiểu sâu hơn về các ngành nghề, mở rộng
thêm nhiều kiến thức.
3. KẾT LUẬN
Vấn đề định hướng nghề nghiệp cho học sinh trong hoạt động ngoại khóa địa lí lớp 10

trung học phổ thông nhằm phát triển năng lực cho học sinh có ý nghĩa quan trọng trong việc
lĩnh hội tri thức, tiếp thu những cái mới trong xã hội, dễ dàng lựa chọn nghề đúng đắn và phù
hợp bản thân. Do đó, trong ngành giáo dục cấp bậc phổ thơng hiện nay, để nâng cao hiệu quả
chất lượng học tập, học sinh có thể chọn nghề, ngành học một cách đúng đắn khi ra trường, cần
thiết phải được định hướng nghề nghiệp qua các hoạt động ngoại khóa, giúp học sinh vươn lên
làm chủ tri thức và năng lực đáp ứng yêu cầu xây dựng nguồn nhân lực cao cho xã hội.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]
[2]
[3]

Trương Thị Hoa (2015). Giáo dục hướng nghiệp cho học sinh trung học phổ thông khu vực Hà
Nội qua tham vấn nghề, Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam, Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Phạm Ngọc Linh (2013). Tư vấn hướng nghiệp cho học sinh trung học phổ thông, Học viện
Khoa học xã hội.
Nguyễn Đức Vũ (2001). Hoạt động ngoại khóa Địa lí ở trường THPT, NXB Giáo dục.

82



×