Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

Thực trạng sự chú ý trong học tập của sinh viên trường Đại học Sư Phạm, Đại học Huế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (538.19 KB, 7 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM, ĐẠI HỌC HUẾ

| HNKH 2019

THỰC TRẠNG SỰ CHÚ Ý TRONG HỌC TẬP CỦA SINH VIÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM, ĐẠI HỌC HUẾ
PHẠM THỊ HỘ*, HOÀNG THỊ QUÝPHƯƠNG**
Khoa Tâm lý - Giáo dục, Trường Đại học Sư phạm, Đại học Huế
*
Email:
**
Email:
Tóm tắt: Tóm tắt: Nghiên cứu nhằm tìm hiểu thực trạng sự chú ý trong tập của sinh
viên (SV) trường Đại học Sư Phạm, Đại học Huế. Nghiên cứu được thực hiện trên
280 SV, với 3 khoa khác nhau gồm khoa Tâm lý giáo dục, khoa Toán và khoa Ngữ
văn. Kết quả nghiên cứu cho thấy sự chú ý trong học tập của SV trường ĐHSP Huế
cho thấy đa số SV có nhận thức cao về vai trò của chú ý trong học tập; SV có những
biểu hiện mức độ chú ý trong học tập khác nhau và đạt ĐTB trên 3,00, trong đó, có
một số biểu hiện thường xun nhất là“Ln tự động viên bản thân cố gắng, nỗ lực
trong các giờ học” và “Dõi theo hoạt động dạy của giảng viên”. Những biểu hiện
mất tập trung chú ý trong học tập phổ biến và dễ nhận thấy ở SV là “Mệt mỏi, chán
nản”; “Mong cho hết giờ học”; “Quan sát hoạt động của giáo viên nhưng suy nghĩ
đến những chuyện khác” và “Uể oải, mệt mỏi, buồn ngủ”. Thực trạng này đòi hỏi
giảng viên cần thực hiện các biện pháp để nâng cao khả năng tập trung chú ý trong
học tập cho SV trường ĐHSP Huế.
Từ khóa: Sự chú ý trong học tập, sinh viên.

1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Chú ý là điều kiện của hoạt động có ý thức của con người, có vai trò to lớn đối với sự
phát triển tâm lý và nhận thức của con người. Chú ý được xem là sự tập trung của ý thức vào
một hay một nhóm sự vật hiện tượngđể định hướng hoạt động, bảo đảm điều kiện thần kinhtâm lý cần thiết cho hoạt động tiến hành có hiệu quả (Nguyễn Quang Uẩn và các cộng sự, 2008).


Trong học tập ln địi hỏi sự tập trung chú ý của người học, bảo đảm cho người học lựa chọn
và tập trung vào đối tượng học tập nào đó đồng thời lảng tránh, bỏ qua các đối tượng khác để
việc phản ánh được tốt hơn, cơ sở cho các hành động học tập có kết quả.
Nghiên cứu của Research International trên mẫu 3048 đối tượng từ 15 đến 22 tuổi ở 8
nước châu Á: Thái Lan, Phillipines, Trung Quốc, Đài Loan, Việt Nam, Malaysia, Hong Kong,
Indonesia và khảo sát về 5 hoạt động chủ chốt trong cuộc sống của họ: học tập, thể thao, các
hoạt động giải trí, hoạt động xã hội và gia đình, và mức độ ảnh hưởng của khả năng tập trung
đến sự phát triển của họ. Điều đáng quan tâm là giới trẻ châu Á nói chung cho rằng những
người có khả năng tập trung kém cũng thường có biểu hiện kém trong cuộc sống.
Ở Việt Nam,theo Lê Thị Xuân Liên trong bài viết “phát huy tính tích cực của học – SV
trong dạy học toán ở các trường Cao đẳng sư phạm” cho rằng chú ý thể hiện ở việc tập trung
chú ý học tập, lắng nghe, theo dõi mọi hành động của giáo viên là một trong các biểu hiện quan
trọng của tính tích cực trong hoạt động học tập bên cạnh các biểu hiện khác như là: Xúc cảm
học tập; Sự nỗ lực ý chí; Hành vi và Kết quả lĩnh hội. Trong quá trình dạy học, giáo dục, phát
triển vấn đề tìm hiểu sự chú ý học viên nhất là khi có nhiều những tác nhân làm cho người học
suy giảm chú ý, phân tán chú ý và khơng tập trung chú ý có vai trị rất quan trọng với chính q
trình dạy và học ở nhà trường.Thực tế cho thấy, chú ý trong học tập là vấn đề đượcnhiều người
quan tâm nghiên cứu, tuy nhiên chưa có nhiều cơng trình vẫn cịndừng lại chủ yếu ở tìm hiểu
thực trạng ở phạm vi nhỏ, ở các bài viết, thamluận, trong các diễn đàn giáo dục, xã hội và từng
94


KỶ YẾU HỘI NGHỊ KHOA HỌC SINH VIÊN

| 12/2019

bước ứng dụng trong huấnluyện kỹ năng nghề.Việc nghiên cứu về vấn đề chú ý trong hoạt động
giáo dục - đào tạo nói chung và ở trường Đại học Sư phạm nói riêng khơng chỉ có giá trị về mật
lý luận mà cịn mang tính thực tiễn sâu sắc.
Từ tính cấp thiết trên, tôi tiến hành nghiên cứu thực trạng sự chú ý trong học tập của SV

trường Đại học Sư phạm, ĐH Huế, từ đó đề xuất các biện pháp nhằm nâng cao khả năng tập
trung chú ý của SV.
2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Để đánh giá sự chú ý trong học tập của SV trường ĐHSP, ĐH Huế, chúng tôi đã sử dụng
phương pháp điều tra, quan sát và phỏng vấn sâu. Chúng tôi đã xây dựng bảng hỏi sự chú ý
trong học tập của SV gồm trên 3 nhóm chính: (1) vai trò của SV đối với chú ý trong học tập (có
13 items), (2) biểu hiện hành vi chú ý trong học tập của SV (có 13 items) và (3) biểu hiện mất
tập trung chú ý trong học tập của SV (có 12 items). Trên cơ sở tham khảo tài liệu trong và ngoài
nước kết hợp với phương pháp điều tra bảng hỏi.
Công cụ này được chúng tôi nghiên cứu trên 280SV của 3 khoa: khoa Tâm lý giáo dục,
khoa Toán và khoa Ngữ văn. Kết quả được sử lý bằng phần mềm SPSS 20.0.
3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1. Nhận thức của sinh viên đối với vai trò của chú ý trong học tập
Chúng tôi đã tiến hành khảo sát về những những quan điểm riêng trên các đối tượng SV
trường ĐHSP, ĐH Huế về những tác động của sự chú ý về mặt tâm lý, sinh lý của bản thân và
mơi trường sư phạm, bầu khơng khí tập thể trong học tập trên lớp. Thang điểm “1 – 2 – 3 – 4 –
5 ” được sử dụng tương ứng với các mức độ “khơng quan trọng, ít quan trọng, bình thường,
quan trọng, rất quan trọng ” với 13 vấn đề (item) liên quan đến vai trò chú ý trong học tập của
sinh viên.
Bảng 1. Nhận thức của sinh viên đối với vai trò của chú ý trong học tập
STT
1

Vai trò
Giúp nắm vững kiến thức ngay trên lớp

ĐTB

ĐLC


4,19

0,72

3,96

0,72

3,75

0,81

4,22

0,73

4

Rèn luyện phát triển các phẩm chất chú ý, nâng cao khả năng chịu đựng
căng thẳng của sinh viên
Hạn chế những sai sót, khơng tn thủ các quy tắc, nội quy của nhà trường
và trong lớp học
Tạo động lực và hứng thú trong tiết học

5

Không để giáo viên nhắc nhở, bày tỏ thái độ khó chịu

3,92


0,81

6

Thể hiện sự tơn trọng giáo viên, tập thể lớp và bản thân

4,25

0,65

7

Tiết kiệm thời gian trong việc nắm vững kiến thức

4,15

0,74

8

3,90

0,69

4,05

0,68

10


Kích thích, duy trì hứng thú trong học tập
Giúp quá trình tư duy, liên hệ thực tiễn và huy động, tái hiện kiến thức, kinh
nghiệm nhanh chóng, liền mạch
Duy trì và củng cố tính kỷ luật và rèn luyện tác phong người giáo viên

3,92

0,78

11

Tăng cường sự liên kết các thành viên trong nhóm học tập và tập thể lớp

4,04

0,77

12

Điều kiện thuận lợi cho sinh viên ôn tập, kiểm tra, thi đạt kết quả cao

4,19

0,76

13

Tự do sáng tạo, phát triển bản thân để nâng cao tính tự giác trong học tập

4,14


0,713

2
3

9

95


TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM, ĐẠI HỌC HUẾ

| HNKH 2019

Kết quả khảo sát ở bảng 1 cho thấy, các vai trò được đánh giá ở mức tiệm cận với mức
độ rất quan trọng, các số liệu ở cột ĐTB >3,00 cho thấy được các item ở bảng hỏi đều có vai
trò quan trọng của SV đối với sự chú ý học tập. Trong đó, các item có ĐTB > 4.00 bao gồm:
“Thể hiện sự tôn trọng giáo viên, tập thể lớp và bản thân” (ĐTB = 4,25), “Tạo động lực và hứng
thú trong tiết học” (ĐTB= 4,22), “Giúp nắm vững kiến thức ngay trên lớp” (ĐTB = 4,19); “Điều
kiện thuận lợi cho SV ôn tập, kiểm tra, thi đạt kết quả cao” (ĐTB = 4,19); “Tiết kiệm thời gian
trong việc nắm vững kiến thức” (ĐTB= 4,15); “Tự do sáng tạo, phát triển bản thân để nâng cao
tính tự giác trong học tập” (ĐTB= 4,14); “Giúp quá trình tư duy, liên hệ thực tiễn và huy động,
tái hiện kiến thức, kinh nghiệm nhanh chóng, liền mạch” (ĐTB= 4,05); “Tăng cường sự liên
kết các thành viên trong nhóm học tập và tập thể lớp” (ĐTB= 4,04) … Điều đó có nghĩa, dù ở
góc độ đánh giá nào chúng ta đều thấy SV có sự nhận thức khá tồn diện, đầy đủ về những ảnh
hưởng tích cực, có giá trị của chú ý đối với việc học tập của bản thân và tập thể sư phạm. Đây
chính là điều kiện căn bản bảo đảm cho quá trình học tập diễn ra thuận lợi, giảm bớt chi phí và
sự hao tổn về sức khoẻ, trí lực, thời gian học tập bên cạnh việc thực hiện nhiều nhiệm vụ khác
của người SV.

3.2. Biểu hiện hành vi của chú ý trong học tập của sinh viên
Nhận thức, thái độ, tình cảm, ý chí học tập của người học phải được thể hiện rõ rệt thành
các hành vi cụ thể. Chú ý là điều kiện cơ bản cho tri giác tài liệu học tập, cho quá trình ghi nhớ,
lưu giữ và tái hiện, cho các hoạt động tư duy, tưởng tượng và chuyển các kiến thức, kỹ năng,
kinh nghiệm lịch sử, xã hội, quan sát khách quan thành năng lực và phẩm chất riêng cho SV.
Trên cơ sở tìm hiểu về các dấu hiệu bên trong và bên ngoài để nhận biết trạng thái và các
mức độ chú ý của người học. Chúng tôi đưa ra 13 biểu hiện cơ bản để xem xét biểu hiện chú ý
trong học tập của SV.
Thang điểm “1- 2 - 3 - 4 - 5 ” được sử dụng tương ứng với các mức độ “khơng bao giờ,
ít khi, thỉnh thoảng, thường xuyên, rất thường xuyên” đối với biểu hiện chú ý trong học tập của
sinh viên.
Bảng 2: Biểu hiện của sự chú ý trong học tập của sinh viên
Biểu hiện của sự chú ý
1. Tích cực suy nghĩ,
hăng hái phát biểu;
tích cực tham gia các
hoạt động của nhóm
2. Ghi nhớ tốt, nắm
được các nội dung
chính, quan trọng ngay
trên lớp
3. Cố gắng hoàn thành
các nhiệm vụ được
giao trên lớp
4. Trao đổi, và nói lên
thắc mắc cá nhân đối
với giảng viên và bạn
bè ngay trên lớp
5. Dõi theo hoạt động
dạy của giảng viên


ĐTB Giới tính

ĐTB Năm học

Chung

Nữ

Nam

T

1

2

3

4

F

ĐTB

SD

3,46

3,87


-2,098*

3,13

3,70

3,07

3,81

5,895***

3,54

0,85

3,45

3,87

-2,284*

3,17

3,50

3,21

3,79


4,461***

3,54

0,82

3,77

4,00

-1,239

3,78

3,70

3,43

3,98

2,292

3,83

0,75

3,21

3,67


-2,097*

2,56

3,40

3,14

3,68

7,358***

3,34

1,06

3,95

3,75

1,045

3,96

4,00

3,71

3,89


0,306

3,89

0,83

96


KỶ YẾU HỘI NGHỊ KHOA HỌC SINH VIÊN

| 12/2019

6. Luôn tự động viên
bản thân cố gắng, nỗ
lực trong các giờ học

3,93

4,00

-0,318

3,78

4,30

3,86


3,98

0,884

3,95

0,87

7. Không để ý đến thời
gian trôi qua

3,18

3,50

-1,447

2,74

3,60

2,86

3,52

4,664***

3,26

1,02


3,87

3,75

0,587

4,09

4,00

3,50

3,80

1,949

3,84

0,77

3,60

3,75

-0,614

3,52

3,60


3,36

3,76

0,824

3,63

0,94

3,21

3,67

-1,835

2,69

3,40

3,21

3,60

4,001*

3,32

1,09


3,68

3,83

-0,674

3,48

4,20

3,36

3,83

2,700

3,72

0,89

3,43

3,62

-0,881

3,22

3,30


2,93

3,76

4,485***

3,47

0,92

3,59

3,87

-1,455

3,35

3,70

3,07

3,94

5,371***

3,66

0,89


8. Tuân thủ chặt chẽ
quy tắc và sự chỉ dẫn
của giáo viên
9. Không nói chuyện
và làm việc riêng trong
giờ học
10. Có ít các thao tác,
cử động thừa, không
cần thiết
11. Kết hợp nhiều hoạt
động khác nhau: lắng
nghe, viết, xử lý các
dữ liệu
12. Bỏ qua và kìm nén
các mối quan tâm khác
xen vào trong khi học
13. Điều chỉnh ngay
khi nhận thấy mình để
ý đến những chuyện
khác, khơng có liên
quan đến các nhiệm vụ
học tập

Chú thích: *: p < 0,05; **: p < 0,01; ***: p < 0,001

* Xét theo toàn mẫu: SV ở các năm học có những biểu hiện mức độ chú ý trong học tập
khác nhau và đạt ĐTB trên 3,00, trong đó, có một số biểu hiện thường xun nhất là“Ln tự
động viên bản thân cố gắng, nỗ lực trong các giờ học” (ĐTB = 3,95); Dõi theo hoạt động dạy của
giảng viên (ĐTB = 3,89); Tuân thủ chặt chẽ quy tắc và sự chỉ dẫn của giáo viên (ĐTB = 3,84);Cố

gắng hoàn thành các nhiệm vụ được giao trên lớp (ĐTB = 3,83). Điều này cho thấySV không chỉ tập
trung chú ý, lắng nghe năng động sáng tạo, hăng hái trong việc mà các SV cịn khơng ngừng ln tự
vận động bản thân cố gắng nổ lực trong các giờ học, các bạn ln ý thức được việc học của mình, cố
gắng tích cực khuyến khích bản thân nỗ lực hơn nữa.
* Xét theo giới tính: Các SV nam có biểu hiện thái độ chú ý trong học tập cao hơn các
SV nữở “Tích cực suy nghĩ, hăng hái phát biểu; tích cực tham gia các hoạt động của nhóm” (t=
3,87; p < 0,05), “Ghi nhớ tốt, nắm được các nội dung chính, quan trọng ngay trên lớp” (t=3,87; p
< 0,05), “Trao đổi, và nói lên thắc mắc cá nhân đối với giảng viên và bạn bè ngay trên lớp” (t=3,67;
p < 0,05. Điều này cho thấy SV nam là người mạnh dạn và năng động hơn SV nữ, tích cực trong
việc học, có sự chủ động, có phương pháp học và nắm kiến thức nhanh nhất, và luôn hỏi hỏi
trao đổi ý kiến để nói lên vấn đề thắc mắc.
* Xét theo năm học: Kết quả phân tích One – way ANOVA cho thấy giữa SV ở các năm
1,năm 2, năm 3 và năm 4 có sự khác biệt mang ý nghĩa thống kê ở các biểu hiện chú ý trong
học tậ pnhư: “Tích cực suy nghĩ, hăng hái phát biểu; tích cực tham gia các hoạt động của nhóm”(F=
3,81, p<0,001); “Ghi nhớ tốt, nắm được các nội dung chính, quan trọng ngay trên lớp” (F= 3,79,
p<0,001); “Trao đổi, và nói lên thắc mắc cá nhân đối với giảng viên và bạn bè ngay trên lớp” (F=
3,68, p<0,001); “Không để ý đến thời gian trơi qua” (F=3,60, p < 0,001);“Có ít các thao tác, cử
động thừa, không cần thiết”(F= 3,60, p<0,05); “Bỏ qua và kìm nén các mối quan tâm khác xen vào
97


TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM, ĐẠI HỌC HUẾ

| HNKH 2019

trong khi học” (F = 3,76, p<0,001), “Điều chỉnh ngay khi nhận thấy mình để ý đến những chuyện
khác, khơng có liên quan đến các nhiệm vụ học tập”(F= 3,94, p<0,001). Qua các số liệu nghiên
cứu trên cho thấy biểu hiện của SV năm 4 là cao nhất so với các năm còn lại.Theo đánh giá của
nhiều giáo viên, SV năm 4 đã quen với phương pháp học trong môi trường Sư phạm, hơn nữa
các mơn học đều khó, nhiều và chiếm số học trình cao do đó trách nhiệm học tập và mức tiêu

hao năng lượng nhiều, tỉ lệ học lại và thi lại cũng thấp hơn so với các năm học khác, điều này
cũng đòi hỏi nhiều sự chú ý chủ định ở người học.
3.3. Biểu hiện mất tập trung chú ý trong học tập của sinh viên
Để có cái nhìn tồn diện về biểu hiện mất tập trung chú ý trong học tập của SV, chúng tôi
đã khảo sát về những biểu hiện của sự mất tập trung chú ý trong học tập để thấy được những
dấu hiệu mang tính phổ biến và có thể quan sát, nắm bắt được để qua đó có những biện pháp
can thiệp nhằm tạo sự chú ý và duy trì năng lực tập trung học tập của SV trên lớp và khi thực
hiện các hoạt động khác.
Thang điểm “1 - 2 - 3 - 4 - 5 ”, sử dụng tương ứng với các mức độ “khơng bao giờ, ít khi,
thỉnh thoảng, thường xuyên, rất thường xuyên” có 12 vấn đề (Item).
Bảng 3. Biểu hiện mất tập trung chú ý trong học tập của sinh viên
Giới tính

Năm học

Chung

Biểu hiện mất tập trung
chú ý

NỮ

NAM

T

1

2


3

4

1. Mệt mỏi, chán nản

3,04

3,29

-1,064

2,95

3,00

3,21

2. Ngủ gục, nằm trên bàn

2,80

2,96

-0,718

2,52

3,00


3. Mong cho hết giờ học

3,09

3,12

-0,139

2,74

4. Chơi game, đọc truyện,
nói chuyện…

2,38

2,46

-0,270

5. Quan sát hoạt động của
giáo viên nhưng suy nghĩ
đến những chuyện khác

2,90

3,00

6. Uể oải, mệt mỏi, buồn
ngủ


2,96

7. Phạm nhiều sai sót,
nhầm lẫn, thiếu chính xác
trong thao tác, hành động

F

ĐTB

SD

3,15

0,339

3,10

0,92

3,00

2,93

1,204

2,85

0,96


3,10

3,29

3,22

1,336

3,11

1,04

1,65

2,00

2,86

2,68

6,254**

2,41

1,16

-0,337

2,52


2,70

3,00

3,15

1,873

2,94

1,13

3,00

-0,143

2,78

2,80

3,07

3,05

0,459

2,97

1,08


2,56

2,79

-0,768

1,87

2,50

2,50

2,83

5,474***

2,63

1,19

8. Suy nghĩ, theo dõi, lĩnh
hội kiến thức thường gián
đoạn

2,75

2,87

-0,473


2,61

2,70

2,93

2,83

0,347

2,78

1,06

9. Có nhiều thao tác, cử
động thừa, khơng cần
thiết

2,60

2,83

-0,831

1,87

2,60

2,93


2,96

5,491***

2,67

1,18

10. Ít kết hợp các hoạt
động học tập với nhau:
lắng nghe, ghi chép, xử lý
các dữ liệu,...

2,68

2,83

-0,553

2,13

2,30

3,21

2,93

4,684***

2,72


1,12

11. Thường xuyên quay
ngang, quay dọc; để ý ra
bên ngồi

2,63

2,87

-0,775

2,09

2,00

3,21

2,96

4,643***

2,70

1,29

12. Khó ghi nhớ các nội
dung chính, quan trong
ngay trên lớp


2,87

2,83

0,128

2,74

2,70

3,43

2,78

2,85

0,99

Chú thích: *: p < 0,05; **: p < 0,01; ***: p < 0,001
98

1,898


KỶ YẾU HỘI NGHỊ KHOA HỌC SINH VIÊN

| 12/2019

* Xét theo toàn mẫu: Kết quả nghiên cứu cho thấy những biểu hiện mất tập trung chú ý

trong học tập phổ biến và dễ nhận thấy ở SV là “Mệt mỏi, chán nản”; “Mong cho hết giờ học”;
“Quan sát hoạt động của giáo viên nhưng suy nghĩ đến những chuyện khác” và “Uể oải, mệt
mỏi, buồn ngủ”. Thực trạng này đòi hỏi giảng viên cần thực hiện các biện pháp để nâng cao
khả năng tập trung chú ý trong học tập cho SV trường ĐHSP Huế.
* Xét theo giới tính: Kết quả kiểm định t test cho thấy điểm trung bình giữa nam và nữ
khơng có sự khác biệt mang ý nghĩa thống kê. Điều này cho cần có sự quan tâm đối với cả sinh
nam và SV nữ về các biểu hiện mất tập trung chú ý trong học tập.
* Xét theo năm học: Căn cứ theo kết quả khảo sát ở Bảng 3.3 cho thấy những biểu hiện
mất tập trung chú ý trong học tập phổ biến và dễ nhận thấy là “Chơi game, đọc truyện, nói
chuyện…” trong đó SV năm 3 có biểu hiện mất tập trung chú ý thường xuyên nhất với F= 2,86,
p < 0,01; ở các biểu hiện:“Phạm nhiều sai sót, nhầm lẫn, thiếu chính xác trong thao tác, hành
động” (F= 2,83, p < 0,001); “Có nhiều thao tác, cử động thừa, khơng cần thiết” (F= 2,96, p <
0,001); “Ít kết hợp các hoạt động học tập với nhau: lắng nghe, ghi chép, xử lý các dữ liệu,...”
(F= 3,21, p < 0,001);“Thường xuyên quay ngang, quay dọc; để ý ra bên ngoài” (F= 3,21, p <
0,001) SV năm 4 có biểu hiện mất tập trung chú ý thường xuyên nhất.Điều này có thể do SV
năm 3 và năm 4 đã quá quen thuộc với môi trường đại học và chương trình đào tạo nên chủ
quan trong việc học dẫn đến các biểu hiện mất tập trung chú ý như làm việc riêng, nói chuyện,
đọc sách không tập trung học lớp học…Thông thường ai cũng cho rằng SV năm 1 và 2 sẽ khó
thích nghi với mơi trường đại học làm cho các em khó tập trung học, điều phối việc học tốt, còn
các SV năm 3 và SV năm 4 thì nỗ lực, cố gắng, tập trung chú ý và có thái độ tích cực hơn vì đã
q quen với mơi trường đại học.Nhưng kết quả nghiên cứu thì cho thấy điều ngược lại, SV
năm 3 và năm 4 sự mất tập trung chú ý trong học tập cao hơn so với các SV năm 1 và năm 2.
4. KẾT LUẬN
Kết quả nghiên cứu thực trạng sự chú ý trong học tập của SV trường Đại Học Sư Phạm,
Đại Học Huế cho thấy
- SV có sự chú ý trong học tập tương đối cao tuy nhiên mức độ chưa thường xuyên và
thiếu bền vững.
- Về nhận thức, đa số SV đã nhận thức được tầm quan trọng và ý nghĩa của việc chú ý
trong học tập cũng như trong đời sống.
- Về hành vi biểu hiện sự chú ý trong học tập diễn ra ở mức thường xuyên.

Tuy nhiên, những hiện tượng thiếu chú ý cịn diễn ra khá phổ biến. Do đó, sự chú ý học
tập của SV chưa bền vững, thường xuyên và có sự khác biệt nhất định giữa các đối tượng nghiên
cứu. Khi so sánh giữa các đối tượng nghiên cứu, chúng tơi nhận thấy có sự khác biệt nhất định
về cả nhận thức, hành vi biểu hiện sự chú ý song nhìn chung sự khác biệt là khơng nhiều.
Từ các kết quả nghiên cứu trên, chúng tôi đề xuất một số biện pháp khắc phục và hạn chế
mất tập trung chú ý trong học tập của SV là thay đổi phương pháp dạy và học, chú trọng đến
các phương pháp dạy học tích cực, kích thích tư duy sáng tạo trong tiết học, tổ chức các hoạt
động trải nghiệm, tăng cường các kỹ năng sống, kỹ năng xã hội cho SV; Cần phối hợp giữa nhà
trường và gia đình trong việc hạn chế những yếu tố ảnh hưởng không tốt đến sự chú trong học
tập của SV, giúp các em đạt kết quả cao trong học tập và rèn luyện.

99


TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM, ĐẠI HỌC HUẾ

| HNKH 2019

TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]

[2]

[3]
[4]

[5]
[6]

[7]


Daniel Canedo, A lina Trifan, and Antonio J. R. Neves. Monitoring Students’ Attention in a
Clasroom Through Computer Vison. In book: Highlights of Practical Applications of Agents,
Multi-Agent Systems, and Complexity: The PAAMS Collection, pp.371-378. DOI:
10.1007/978-3-319-94779-2_32.
Đinh Công Dũng (2011). Nghiên cứu sự chú ý trong học tập của học viên trường sĩ quan kỹ
thuật quân sự. Luận văn Thạc sĩ ngành Tâm lý học, Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ
Chí Minh .
Mark S. Young, Stephanie Robinson And Phil Alberts (2009). Students pay attention!:
Combating the vigilance decrement to improve learning during lectures. First Published March.
Sonika Lamba , Archana Rawat , Jerry Jacod, Meena Arya, Jagbeer Rawat, Vandana Chaudan,
Succheta Panchal (Jul-Aug. 2014). Impact Of Teaching Tỉm on Attention and Concentration.
IOSR Journal of Nursing and Health Science (IOSR-JNHS). Volume 3, Issue 4, PP 01-04.
Nguyễn Quang Uẩn (chủ biên), Nguyễn Văn Lũy, Đinh Văn Vang (2008). Giáo trình Tâm lý
học đại cương, NCB Đại học Sư phạm, Hà Nội.
Turkiya Al’Omairi, Husam Al Balushi (2015). The Influence Of Paying Attention in Calassrom
on Students’ Academic Achievement in Terms of Their Comprehension and Recall Ability.
Proceedings of INTCESS15- 2nd International Conference on Education and Social Sciences.
Weiqing Wang (2015). Factors Affecting learners’ attention to teacher talk in nine ESL
classrooms. The Electronic Journal for English as a Second Language. Volume 19, Number 1.

100



×