Tải bản đầy đủ (.pdf) (15 trang)

So tay huong dan thuc hien giam sat lan 2(2)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (771.36 KB, 15 trang )

VIỆN CHÍNH SÁCH VÀ CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN NƠNG NGHIỆP NƠNG THƠN

TRUNG TÂM TƯ VẤN CHÍNH SÁCH NƠNG NGHIỆP

SỔ TAY
HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN GIÁM SÁT
Thực trạng quản lý và sử dụng đất lâm nghiệp có
nguồn gốc từ các cơng ty lâm nghiệp của người dân

Hà Nội, 2017

1


MỤC LỤC
MỤC LỤC ..................................................................................................................... 2
I. GIỚI THIỆU CHUNG .............................................................................................. 3
II. MỤC ĐÍCH GIÁM SÁT ......................................................................................... 4
III. CĂN CỨ PHÁP LÝ................................................................................................ 4
IV. TIÊU CHÍ THỰC HIỆN GIÁM SÁT .................................................................. 5
V. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG, PHẠM VI, PHƯƠNG PHÁP GIÁM SÁT ............. 6
5.1. Đối tượng thực hiện giám sát ............................................................................ 6
5.2. Đối tượng chịu sự giám sát ................................................................................ 6
5.3. Phạm vi giám sát ................................................................................................. 7
5.4. Nội dung giám sát ............................................................................................... 7
5.5. Phương pháp giám sát ....................................................................................... 9
VI. TỔ CHỨC THỰC HIỆN GIÁM SÁT ................................................................ 10
VII. CƠ QUAN TIẾP NHẬN KẾT QUẢ GIÁM SÁT ............................................ 11
7.1. Cơ quan Trung ương........................................................................................ 11
7.2. Cấp tỉnh, thành phố.......................................................................................... 11
7.3. Cấp huyện/xã .................................................................................................... 11


7.4. Người dân/cộng đồng ....................................................................................... 11

2


I. GIỚI THIỆU CHUNG
Ở Việt Nam, các Công ty Nông, Lâm nghiệp (LÂM NGHIỆP) được giao một
diện tích đất rừng lớn, gần một phần tư tổng diện tích đất tự nhiên. Trong giai đoạn sản
xuất tập trung, kinh tế tập thể trước đây, Cơng ty Lâm nghiệp đã đóng một vai trị quan
trọng trong sự phát triển của ngành nơng lâm nghiệp cũng như an ninh quốc gia. Tuy
nhiên, trong quá trình chuyển đổi nền kinh tế theo hướng kinh tế thị trường, do sự yếu
kém về trình độ quản lý, tổ chức sản xuất, tiếp cận thị trường đã và đang làm cho các
Công ty Lâm nghiệp hoạt động kém hiệu quá, rất nhiều Công ty Lâm nghiệp bị thua lỗi,
khơng có khả năng trả nợ.
Trước sự yếu kém của các Cơng ty Lâm nghiệp, các chính sách gần đây về cải
cách doanh nghiệp lâm nghiệp (Nghị quyết số 30/NQ-TW ngày 12/03/2014 và Nghị
định số 118/2014/NĐ-CP về sắp xếp, đổi mới và phát triển, nâng cao hiệu quả hoạt động
của công ty nông, lâm nghiệp) đã nêu bật việc phải ưu tiên rà soát, thu hồi, chuyển giao
và phân bổ đất rừng đang được sử dụng khơng có hiệu quả cho chính quyền địa phương,
ưu tiên phân bổ đất rừng cho đồng bào dân tộc thiểu số đang không có đất hoặc thiếu
đất sản xuất trong khu vực. Đây sẽ là nguồn đất quan trọng để phân bổ cho các hộ gia
đình nghèo và giúp họ cải thiện sinh kế.
Do vậy cần phải rà soát, quy chuẩn lại khung pháp lý cho việc thực hiện chính
sách và đánh giá hoạt động quản lý và sử dụng đất lâm nghiệp, đặc biệt là đất của các
Cơng ty Lâm nghiệp. Chính vì thế, xây dựng một khung giám sát quan trình quản lý và
sử dụng đất lâm nghiệp có nguồn gốc từ các Công ty Lâm nghiệp là rất cần thiết để giúp
Quốc hội và các cơ quan chính phủ quản lý đất lâm nghiệp chủ động hơn và hiệu quả
hơn; giúp đỡ người nghèo và đồng bào dân tộc thiểu số có quyền tiếp cận tới tài nguyên
đất một cách minh bạch và cơng bằng, từ đó cải thiện sinh kế, xóa đói giảm nghèo và
quản lý bền vững đất rừng.

Đồng thời, khung giám sát cũng phù hợp với quy định của điều 2 của Luật hoạt
động giám sát của Quốc hội và HĐND quy định “Giám sát là việc chủ thể giám sát theo
dõi, xem xét, đánh giá hoạt động của cơ quan, tổ chức, cá nhân chịu sự giám sát trong
việc tuân theo Hiến pháp và pháp luật về việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình,
xử lý theo thẩm quyền hoặc yêu cầu, kiến nghị cơ quan có thẩm quyền xử lý”. Cũng như
điều 198 và 199 luật đất đai số 45/2013/QH13 cũng quy định về việc thực hiện giám sát
với việc quản lý, sử dụng đất đai đã quy định rất chi tiết về trách nhiệm và chức năng
của các cơ quan thực hiện nhiệm vụ giám sát.

3


II. MỤC ĐÍCH GIÁM SÁT
 Đánh giá việc thực hiện các chính sách quản lý và sử dụng đất có nguồn gốc từ
các Công ty Lâm nghiệp tại các địa phương (Nghị quyết 30/TW, Nghị quyết
112/2015/QH13, Nghị định 118/2014-NĐ-CP), xác định những hạn chế, bất cập
và nguyên nhân những hạn chế bất cập trong quá trình triển khai thực hiện;
 Góp phần đảm bảo việc thi hành kịp thời, chính xác, hiệu quả các chinh sách hiện
hành thông qua việc phát hiện và kiến nghị sử lý các vi phạm;
 Cung cấp bằng chứng giúp Quốc hội, các cơ quan quản lý nhà nước hoàn thiện
và chỉnh sửa các quy định để quản lý hiệu quả đất đai có nguồn gốc từ Cơng ty
Lâm nghiệp;
 Đề xuất sửa đổi chính sách hiện hành (đặc biệt là Nghị định118/2014/NĐ-CP,
Nghị định 43/2014/NĐ-CP và các thông tư liên quan) để tăng cường quyền hưởng
dụng và khả năng tiếp cận công bằng đất lâm nghiệp cho các nông hộ nhỏ và
DTTS;
III. CĂN CỨ PHÁP LÝ
1)
2)
3)

4)
5)

6)
7)

8)

Luật đất đai 2013;
Nghị định 43/2014/NĐ-CP, 15/05/2014 về hướng dẫn thi hành Luật Đất đai
Luật hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân 2015;
Nghị quyết 30/NQ-TW, ngày 12/3/2014 của Bộ Chính trị về tiếp tục sắp xếp, đổi
mới và phát triển, nâng cao hiệu quả hoạt đọng của Công ty Nông, Lâm nghiệp;
Nghị quyết 112/2015/NQ-QH13, ngày 27/11/2015 của Quốc hội về tăng cường
quản lý đất đai có nguồn gốc từ Nơng trường, Lâm trường quốc doanh do accs
công ty Nông nghiệp, Công ty Lâm nghiệp, Ban quản lý rừng và các tổ chức, hộ
gia đình, cá nhân khác sử dụng;
Nghị định 118/2014/NĐ-CP, ngày 17/12/2014, về sắp xếp, đổi mới và phát triển,
nâng cao hiệu quả hoạt động của công ty nông, lâm nghiệp;
Thông tư 07/2015/TT-BTNMT Quy định việc lập phương án sử dụng đất; lập hồ
sơ ranh giới sử dụng đất; đo đạc, lập bản đồ địa chính; xác định giá thuê đất; giao
đất, cho thuê đất và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở
và tài sản khác gắn liền với đất đối với công ty nông, lâm nghiệp;
Nghị định số 43/2014/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2014 của Chính phủ quy định
chi tiết thi hành một số điều của Luật Đất đai; Thông tư 02/2015/TT-BTNMT,
ngày 27/01/2015, quy định chi tiết một số điều của nghị định số 43/2014/NĐ-CP
và nghị định số 44/2014/NĐ-CP;

4



9) Quyết định 755/QĐ-TTg, Thơng tư 04/2013/TTLT-BTC-BTNMT phê duyệt
Chính sách hỗ trợ đất ở, đất sản xuất, nước sinh hoạt cho hộ đồng bào dân tộc
thiểu số nghèo và hộ nghèo ở xã, thơn, bản đặc biệt khó khăn;
10) Thơng tư 23/2014/TT-BTNMT ngày 19/5/2014 quy định về giấy chứng nhận
quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất;
11) Nghị quyết 112/2015/QH13 ngày 27/11/2015 về về tăng cường quản lý đất đai
có nguồn gốc từ nông trường, lâm trường quốc doanh do các công ty nông nghiệp,
công ty lâm nghiệp, ban quản lý rừng và các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân khác
sử dụng;
12) Chị thị số 11/CT-TTg, 04/4/2016 thực hiện Nghị quyết 112/2015/NQ-QH13 về
tăng cường quản lý đất đai có nguồn gốc từ Nông trường, Lâm trường quốc doanh
do accs công ty Nông nghiệp, Công ty Lâm nghiệp, Ban quản lý rừng và các tổ
chức, hộ gia đình, cá nhân khác sử dụng;
IV. TIÊU CHÍ THỰC HIỆN GIÁM SÁT
05 nguyên tắc cho quản trị tốt sẽ được sử dụng làm các tiêu chí để đánh giá các
chỉ số. Đó là:
1) Ngun tắc đảm bảo sự tham gia đầy đủ của các bên liên quan: đảm bảo
sự tham gia của các bên liên quan trong việc hoạch định và thực thi các hoạt động và
chính sách về quản lý và sử dụng đất đai có nguồn gốc từ Cơng ty Lâm nghiệp;
2) Nguyên tắc về trách nhiệm giải trình: Khi thực hiện các hành động, chính
sách, quyết định thì kết quả cuối cùng của chúng sẽ cần phải được gắn với trách nhiệm
của những người thực hiện hoặc cộng đồng nào đó. Tính trách nhiệm ở đây gắn với sự
tồn tại của các cơ chế khiếu nại và các phương tiện để quản lý và giải quyết tranh chấp
trong quản lý đất đai có nguồn gốc Cơng ty Lâm nghiệp;
3) Ngun tắc đảm bảo tính cơng khai, minh bạch: Mỗi hành động, chính sách,
quyết định khi được thực hiện thì kết quả cuối cùng của chúng phải được cơng khai và
có thể tiếp cận và cơng bố đến tồn bộ những ai liên quan và có nhu cầu tiếp cận nguồn
thơng tin này;
4) Nguyên tắc về hiệu quả và tác động: là nguyên tắc tập trung vào thành công

trong việc hoạch định, phân bổ lại đất có nguồn gốc Cơng ty Lâm nghiệp. Xem xét xem
kết quả của nó có đạt được mục tiêu đề ra của các chủ trương chính sách của đang và
nhà nước không?;
5) Nguyên tắc về đảm bảo sự công bằng: Quy định của Nhà nước được trao
cho các nhóm, ưu tiên các cộng đồng địa phương, người nghèo, người dân tộc thiểu số.
Nếu các kết quả thực hiện các hoạt động, chính sách tác động tới các nhóm này sẽ nhận
tạo ra tính cơng bằng trong quản lý và sử dụng đất đai có nguồn gốc từ Công ty Lâm
nghiệp;
5


V. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG, PHẠM VI, PHƯƠNG PHÁP GIÁM SÁT
5.1. Đối tượng thực hiện giám sát
Sổ tay hướng dẫn giám sát này được sử dụng cho các đơn vị:
-

Quốc hội, Ủy ban Thường vụ quốc hội, các Ủy ban của Quốc hội, Đoàn đại biểu
Quốc hội các tỉnh, thành phố, Đại biểu Quốc hội;
Hội đồng Nhân dân; Thường trực Hội đồng Nhân dân, các ban của Hội đồng
Nhân dân, đại biểu hội đồng nhân dân các tỉnh, thành phố/huyện/xã;
Ủy ban TW mặt trận Tổ quốc Việt Nam, UBMT Tổ quốc các tỉnh, thành phố, các
thành viên MTTQ theo chức năng nhiệm vụ;
Các tổ chức độc lập khác là các tổ chức đồn thể ở địa phương như: Hội Nơng
dân tỉnh, Hội Phụ nữ tỉnh;
Công dân Việt Nam thực hiện giám sát theo điều 199 của Luật Đất đai;

Cơ quan thực hiện giám sát được quy định chi tiết tại điều 1981 và 1992 của Luật Đất
đai 2013.
5.2. Đối tượng chịu sự giám sát
5.2.1. UBND cấp tỉnh, Thành phố trực thuộc TƯ

-

Sở Tài nguyên và Môi trường;
Sở Nông nghiệp và PTNT;
Chi cục Lâm nghiệp/kiểm lâm;
Cơng ty Lâm nghiệp có vốn Nhà nước (cơng ty có diện tích đất lâm nghiệp trả về
địa phương);
Ban quản lý rừng phịng hộ (có thực hiện giao khoán đất);

5.2.2. UBND cấp huyện, thị xã và thành phố trực thuộc tỉnh
-

Lãnh đạo huyện phụ trách vấn đề đất đai;

Điều 198. Giám sát của Quốc hội, Hội đồng nhân dân các cấp, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức thành
viên của Mặt trận về việc quản lý và sử dụng đất đai: 1. Quốc hội, Hội đồng nhân dân các cấp thực hiện quyền
giám sát về quản lý và sử dụng đất đai theo quy định của Hiến pháp và Luật hoạt động giám sát của Quốc hội,
Luật tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân. 2. Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức thành viên của
Mặt trận thực hiện quyền giám sát về quản lý và sử dụng đất đai theo quy định của Hiến pháp, Luật Mặt trận Tổ
quốc Việt Nam và quy định khác của pháp luật có liên quan.
1

Điều 199. Giám sát của cơng dân đối với việc quản lý, sử dụng đất đai: (a) Việc lập, điều chỉnh, công bố, thực
hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; b) Việc giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất; c)
Việc thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ và tái định cư; d) Việc đăng ký đất đai, tài sản gắn liền với đất, cấp Giấy chứng
nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất; đ) Việc thu, miễn, giảm tiền sử dụng
đất, tiền thuê đất, thuế liên quan đến đất đai; định giá đất; e) Việc thực hiện các thủ tục hành chính liên quan đến
quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất)
2


6


-

Phịng Tài ngun và Mơi trường ;
Phịng Nơng nghiệp;
Hạt lâm nghiệp/kiểm lâm;

5.2.3. UBND cấp xã, phường, thị trấn trực thuộc huyện
-

Chủ tịch/PCT xã;
Cán bộ địa chính xã;
Cán bộ nơng nghiệp/lâm nghiệp;
Hộ gia đình, cá nhân nhận giao khốn, th đất, xâm canh, lấn chiếm đất Lâm
nghiệp do các Công ty Lâm nghiệp quản lý;

5.3. Phạm vi giám sát
-

-

Giám sát quá trình thực hiện các chính sách liên quan đến rà sốt, sắp xếp và đổi
mới các Cơng ty Lâm nghiệp theo Nghị quyết 30/TW, Nghị định 118/2014/NĐCP;
Giám sát quá trình thực hiện quản lý đất lâm nghiệp của các Công ty Lâm nghiệp
Giám sát q trình Cơng ty Lâm nghiệp thực hiện giao khoán, cho thuê, trả lại
đất lâm nghiệp cho địa phương theo Nghị định 118/2014/NĐ-CP;
Giám sát quá trình quản lý và sử dụng đất của người dân và các cơ quan quản lý
liên quan;


5.4. Nội dung giám sát
Nội dung giám sát sẽ căn cứ theo chủ trương, nội dung của các chính sách hiện
hành đối với việc giao cho các Công ty Lâm nghiệp quản lý và sử dụng các diện đất đất
lâm nghiệp. Đặc biệt các chính sách sắp xếp, đổi mới theo Nghị quyết 30/TW, Nghị
quyết 112/2015/QH13, Nghị định 118/2014/NĐ-CP, Thông tư 02/2015/TT-BNN và
Thông tư 07/TT-BTNMT. Gồm các nội dung sau:
1) Giám sát sự tham gia








Góp ý, thẩm định kế hoạch SDĐ Lâm nghiệp của các Công ty Lâm nghiệp;
Lựa chọn xác định hộ được nhận giao khoán đất Lâm nghiệp;
Giải quyết tranh chấp liên quan đến đất Lâm nghiệp;
Góp ý, thẩm định kế hoạch SXKD của Công ty Lâm nghiệp;
Giám sát thực thi các hợp đồng giao khoán;
Hộ nghèo, hộ dân tộc thiểu số, phụ nữ trong sử dụng đất Lâm nghiệp;
Tham gia trong quá trình đo đạc, cấp sổ đỏ cho người sử dụng đất Lâm nghiệp;

7


2) Trách nhiệm giải trình trong quản lý










Về việc xây dựng kế hoạch tổ chức sản xuất;
Về quy trình, trách nhiệm cấp giấy chứng nhận, công chứng hợp đồng giao khoán;
Về định hướng quản lý đất đai sau sắp xếp, đổi mới doanh nghiệp;
Về việc sử dụng đất Lâm nghiệp đúng mục đích;
Về tình hình sử dụng đất giao khốn của DN, người dân;
Vai trò của cơ quan quản lý đối với giải quyết tranh chấp;
Về giải quyết tranh chấp liên quan đến đất lâm nghiệp;
Về xử lý với những đơn thư kiếu kiến liên quan đến đất Lâm nghiệp;

3. Công khai, minh bạch
 Quy hoạch sử dụng đất Lâm nghiệp của địa phương;
Công khai định hướng sắp xếp đổi mới;
 PA sử dụng đất LÂM NGHIỆP của Công ty Lâm nghiệp sau sắp xếp;
 Kế hoạch sử dụng đất đối với những hộ nhận giao khoán đất Lâm nghiệp;
 Thông tin chuyển giao đất về địa phương;
 Kế hoạch đầu tư, tổ chức sản xuất Lâm nghiệp;
 Quy trình giải quyết tranh chấp;
 Cơ quan chịu trách nhiệm giải quyết tranh chấp;
4. Hiệu quả/tác động
 Sử dụng đất Lâm nghiệp đúng quy hoạch, kế hoạch;
 Sử dụng đất Lâm nghiệp đúng mục đích;
 Hiệu quả của các loại cây trồng;
 Phát triển kinh tế hộ;

 Phát triển kinh tế địa phương;
 Giảm nghèo;
 Bảo vệ TN rừng;
 Số vụ tranh chấp được giải quyết;
 Mức độ hài lòng của các bên khi giải quyết tranh chấp;
5. Công bằng
 Tiếp cận đất của người nghèo, DTTS;
 Hộ nghèo, DTTS là ưu tiên đối tượng giao khoán đất Lâm nghiệp;
 Sự tham gia của phụ nữ trong quản lý, sử dụng đất Lâm nghiệp;
8









Tiếp cận thông tin liên quan đến quản lý SDĐ Lâm nghiệp;
Quy mơ, vị trí đất Lâm nghiệp giao khốn;
Hỗ trợ của nhà nước và doanh nghiệp đối với hộ gia đình;
Tổ chức sản xuất, tiêu thụ sản phẩm;
Phân chia lợi ích giữa Cơng ty Lâm nghiệp và người dân;
Giải quyết khiếu kiện, tranh chấp đất Lâm nghiệp;

5.5. Phương pháp giám sát
Giám sát sẽ kết hợp nhiều phương pháp khác nhau kết hợp cả phương pháp định
tính và phương pháp định lượng.
5.5.1. Loại thông tin, số liệu

Tài liệu thứ cấp: là các văn bản chính sách, tài liệu, báo cáo, số liệu thống kê
của tổ chức, cá nhân, cơ quan, đơn vị chịu sự giám sát;
Tài liệu sơ cấp: thông qua tổ chức các cuộc khảo sát, thảo luận nhóm, phỏng vấn
trực tiếp các đơn vị, cá nhân, tổ chức chịu sự giám sát. Ngồi ra có thể kết hợp thêm
phương pháp quay phim, chụp ảnh tư liệu.
5.5.2. Phương pháp thu thập thông tin
Điều tra bằng bảng hỏi cấu trúc: chuẩn bị những bảng câu hỏi cho mỗi đối
tượng liên quan chịu sự giám sát, gặp gỡ và phỏng vấn trực tiếp;
Nghiên cứu các điển hình: lựa chọn các trường hợp điển hình trong số những
tác nhân được phỏng vấn để phỏng vấn sâu nhằm phát hiện ra những nguyên nhân của
các sự việc, hành động, qua đó đồng thời tìm kiếm các giải pháp, đề xuất từ nhiều góc
độ.
Thảo luận nhóm: Thơng qua thực hiện các cuộc thảo luận nhóm nhỏ với các đối
tượng chịu sự giám sát để tìm hiểu tổng quan quá trình thực hiện, đánh giá những thuận
lợi, khó khăn trong quản lý và sử dụng đất.
5.5.3. Chọn mẫu giám sát
Đại diện của tất cả các cơ quan, tổ chức, cá nhân được đề cập tại mục 5.2 của tài
liệu này.
+ Đối với các cơ quan quản lý nhà nước, mỗi cơ quan lựa chọn 2 người để tổ
chức để phỏng vấn. Yêu cầu là những người trực tiếp thực hiện nhiệm vụ liên quan đến
9


quản lý và thực thi các chính sách liên quan đến sắp xếp, đổi mới Công ty Lâm nghiệp
hoặc quản lý và sử dụng đất đai có nguồn gốc từ các Công ty Lâm nghiệp;
+ Đối với cộng đồng dân cư, hộ gia đình, lựa chọn theo mẫu đảm bảo tính đại
diện từ 20- 30 hộ nhận giao khốn, th, xâm canh đất lâm nghiệp của Công ty Lâm
nghiệp (trong đó 50% là hộ dân tộc thiểu số, hộ nghèo);
5.5.4. Phương pháp xử lý thông tin, số liệu
-


-

Đơn vị thực hiện giám sát sẽ truy cập vào trang website (nêu trong phần VI) để
đăng ký tài khoản để download tài liệu, nhập số liệu;
Tất cả các thông tin, số liệu đơn vị thực hiện đánh giá sẽ nhập trực tiếp vào các
biểu mẫu đã chuẩn bị sẵn trên website, trong mỗi mẫu biểu sẽ có cơng thức sẵn
để tính tốn cho các chỉ số và thể hiện bằng biểu đồ (nếu cần);
Ngồi ra, đơn vị thực hiện giám sát có thể tải các tệp dữ liệu về ở dạng excel để
xử lý phục vụ công tác viết báo cáo giám sát;

VI. TỔ CHỨC THỰC HIỆN GIÁM SÁT
Tổ chức thực hiện giám sát theo các bước sau:
Bước 1: Chuẩn bị xây dựng kết hoạch giám sát, thông báo kết hoạch giám sát tới
các bên liên quan chịu sự giám sát (thông báo phải là cơng văn chính thức và được gửi
kèm kế hoạch chi tiết trong đó nêu rõ yêu cầu về đối tượng phỏng vấn); Nghiên cứu
chính sách và phân tich số liệu hiện có để xác định thơng tin còn thiếu cần thu thập; Xây
dựng/chỉnh sửa, thử nghiệm và hồn thiện bộ cơng cụ giám sát.
Bước 2: Thành lập tổ giám sát và tổ chức tập huấn phương pháp điều tra và các
bảng hỏi (phụ lục 3) cho các thành viên tổ giám sát. Trong quyết định thành lập tổ giám
sát cần chi tiết hóa về nhiệm vụ cho từng thành viên trong tổ thực hiện giám sát. Tổ
giám sát có từ 5-6 người và tự giải tán khi hoàn thành nhiệm vụ.
Bước 3: Tiến hành đi khảo sát thực địa để gặp gỡ và thu thập thông tin, tài liệu,
chứng cứ từ các tổ chức, cá nhân liên quan ở địa phương nơi có nhận đất từ các Công ty
Lâm nghiệp bàn giao về (thời gian khảo sát phụ thuộc vào tiến độ bàn giao đất của các
Công ty Lâm nghiệp về cho địa phương).
Bước 4: Nhập và tính tốn số liệu trên hệ thống website trực tuyến, tại địa chỉ:
/>Bước 5: Xử lý số liệu, thông tin và xây dựng báo cáo giám sát;

10



Bước 6: Hội thảo góp ý và hồn thiện báo cáo giám sát;
Bước 7: Gửi báo cáo kết quả giám sát và các kiến nghị cho cơ quan liên quan
chịu trách nhiệm xem xét và giải quyết xử lý.
VII. CƠ QUAN TIẾP NHẬN KẾT QUẢ GIÁM SÁT
7.1. Cơ quan Trung ương
Ủy ban thường vụ Quốc Hội; Văn phòng Quốc Hội; Chính phủ; Văn phịng
Chính phủ; Bộ Nơng nghiệp và Phát triển Nông thôn; Bộ Kế hoạch và Đầu tư; Bộ Tài
chính, tiếp nhận báo cáo, xử lý những tồn tại và vi phạm trong phạm vi quản lý và thầm
quyền.
7.2. Cấp tỉnh, thành phố
Thường trực Tỉnh ủy; UBND; Sở Tài chính; Sở Nơng nghiệp và Phát triển
nơng thơn; Sở Kế hoạch đầu tư; đại biểu HĐND tỉnh tiếp nhận báo cáo, xử lý những
tồn tại vả vi phạm trong phạm vi quản lý và thẩm quyền.
7.3. Cấp huyện/xã
Thường trực Huyện ủy/xã, UBND tiếp nhận báo cáo, xử lý những tồn tại và vi
phạm trong phạm vi quản lý. Công ty nông nghiệp, công ty lâm nghiệp tiếp nhận báo
cáo, xử lý những tồn tại và vi phạm trong phạm vi quản lý và thẩm quyền, phối hợp xử
lý với chính quyền địa phương những vấn đề liên quan.
7.4. Người dân/cộng đồng
Báo cáo giám sát được được chia xẻ với cộng đồng, người dân và xã hội đân
sự trên các trang thơng tin chính thống của cơ quan thực hiện giám sát.

11


Khung logic

TT Chỉ số

Sự tham gia
1 Góp ý, thẩm định kế hoạch SDĐ Lâm nghiệp của các Công ty Lâm nghiệp
2 Lựa chọn xác định hộ được nhận giao khoán đất Lâm nghiệp
3 Giải quyết tranh chấp liên quan đến đất Lâm nghiệp
4 Góp ý, thẩm định kế hoạch SXKD của Công ty Lâm nghiệp
5 Giám sát thực thi các hợp đồng giao khoán
6 Hộ nghèo, hộ dân tộc thiểu số, phụ nữ trong sử dụng đất Lâm nghiệp
7 Tham gia trong quá trình đo đạc, cấp sổ đỏ cho người sử dụng đất Lâm nghiệp
Trách nhiệm giải trình
1 Về việc xây dựng kế hoạch tổ chức sản xuất
2 Về quy trình, trách nhiệm cấp giấy chứng nhận, cơng chứng hợp đồng giao khoán
3 Về định hướng quản lý đất đai sau sắp xếp, đổi mới doanh nghiệp
4 Về việc sử dụng đất Lâm nghiệp đúng mục đích
5 Về tình hình sử dụng đất giao khốn của DN, người dân
6 Vai trò của cơ quan quản lý đối với giải quyết tranh chấp
7 Về giải quyết tranh chấp liên quan đến đất lâm nghiệp
8 Về xử lý với những đơn thư kiếu kiến liên quan đến đất Lâm nghiệp
Công khai, minh bạch
1 Quy hoạch sử dụng đất Lâm nghiệp của địa phương
2 Công khai định hướng sắp xếp đổi mới
3 PA sử dụng đất Lâm nghiệp của Công ty Lâm nghiệp sau sắp xếp
4 Kế hoạch sử dụng đất đối với những hộ nhận giao khốn đất Lâm nghiệp
5 Thơng tin chuyển giao đất về địa phương
12

Câu hỏi
khảo sát

Thang điểm
Lớn nhất


Nhỏ nhất

Mục I,
phục lục
1,2,3

5
5
5
5
5
5
5

1
1
1
1
1
1
1

Mục II,
phục lục
1,2,3

5
5
5

5
5
5
5
5

1
1
1
1
1
1
1
1

Mục III,
phục lục
1,2,3

5
5
5
5
5

1
1
1
1
1



6 Kế hoạch đầu tư, tổ chức sản xuất Lâm nghiệp
7 Quy trình giải quyết tranh chấp
8 Cơ quan chịu trách nhiệm giải quyết tranh chấp
Hiệu quả
1 Sử dụng đất Lâm nghiệp đúng quy hoạch, kế hoạch
2 Sử dụng đất Lâm nghiệp đúng mục dích
3 Hiệu quả của các loại cây trồng
4 Phát triển kinh tế hộ
5 Phát triển kinh tế địa phương
6 Giảm nghèo
7 Bảo vệ TN rừng
8 Số vụ tranh chấp được giải quyết
9 Mức độ hài lòng của các bên khi giải quyết tranh chấp
Công bằng
1 Tiếp cận đất của người nghèo, DTTS
2 Hộ nghèo, DTTS là ưu tiên đối tượng giao khoán đất Lâm nghiệp
3 Sự tham gia của phụ nữ trong quản lý, sử dụng đất Lâm nghiệp
4 Tiếp cận thông tin liên quan đến quản lý SDĐ Lâm nghiệp
5 Quy mơ, vị trí đất Lâm nghiệp giao khoán
6 Hỗ trợ của nhà nước và doanh nghiệp đối với hộ gia đình
7 Tổ chức sản xuất, tiêu thụ sản phẩm
8 Phân chia lợi ích giữa Công ty Lâm nghiệp và Người dân
9 Giải quyết khiếu kiện, tranh chấp đất Lâm nghiệp

13

5
5

5

1
1
1

Mục IV,
phục lục
1,2,3

5
5
5
5
5
5
5
5
5

1
1
1
1
1
1
1
1
1


Mục V,
phục lục
1,2,3

5
5
5
5
5
5
5
5
5

1
1
1
1
1
1
1
1
1


Ghi chú: Phương pháp quy điểm số như sau:
 Đối với những câu hỏi có 2 phương án trả lời xác định điểm số theo 5 mức % số người lựa chọn “Phương án 1” (25%,
50%, 75%, >75%);
 Đối với những câu hỏi có nhiều lựa chọn xác định mức độ quan trọng của từng Phương án và chia theo 5 mức điểm
trong đó điểm 5 là điểm tốt nhất và điểm 1 là điểm kém nhất;

 Trong trường hợp 1 chỉ số nội dung có nhiều câu hỏi của nhiều bảng hỏi thì điểm số sẽ là điểm trung bình được làm
trịn.

14


15



×