Tải bản đầy đủ (.docx) (4 trang)

Chủ nghĩa xã hội khoa học (Đại học UEH)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (50.55 KB, 4 trang )

MÔN CHỦ NGHĨA XÃ HỘI KHOA HỌC
KIỂM TRA KẾT THÚC HỌC PHẦN
BÀI LÀM
Câu 1. Thế nào là chế độ hôn nhân tiến bộ ? Để xây dựng chế độ hôn nhân tiến bộ ở
Việt Nam, anh (chị) cần đề xuất những giải pháp gì?
1.a Thế nào là hơn nhân tiến bộ?
Nguyên tắc hôn nhân tiến bộ là điểm cơ bản, được nhắc đến đầu tiên khi nói đến chế
độ hơn nhân gia đình ở Việt Nam hiện nay. Tiến bộ được hiểu là tốt hơn, phù hợp hơn
cái đã có. Theo nghĩa này, ngun tắc hơn nhân tiến bộ có thể hiểu là những quy định
pháp luật điều chỉnh lĩnh vực hơn nhân có sự đổi mới so với những quy định trước đây.
Chế độ hôn nhân tiến bộ phải đầy đủ ba yếu tố sau:
-

-

-

Hôn nhân tự nguyện:
+ Hôn nhân tiến bộ là hơn nhân xuất phát từ tình yêu giữa nam và nữ - hôn
nhân tự nguyện. Hôn nhân tự nguyện là đảm bảo nam nữ có quyền tự do trong
việc lựa chọn người kết hôn, không nhận sự áp đặt từ người khác.
+ Hôn nhân tiến bộ cịn bao hàm cả quyền tự do ly hơn. Nhưng hơn nhân tiến
bộ khơng khuyến khích việc ly hơn, cần ngăn chặn hiện tượng lợi dụng quyền
ly hơn vì mục đích vụ lợi.
Hơn nhân một vợ một chồng, vợ chồng bình đẳng:
+ Thực hiện hơn nhân một vợ một chồng là điều kiện đảm bảo hạnh phúc gia
đình, đồng thời cũng phù hợp với quy luật tự nhiên, phù hợp với tâm lý, tình
cảm, đạo đức con người. Trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, thực hiện
chế độ hôn nhân một vợ một chồng là thực hiện sự giải phóng đối với phụ nữ,
thực hiện sự bình đẳng, tôn trọng lẫn nhau giữa vợ và chồng.
+ Quan hệ vợ chồng bình đẳng là cơ sở cho sự bình đẳng giữa cha mẹ với con


cái và quan hệ giữa anh chị em với nhau. Do vậy, giải quyết mâu thuẫn trong
gia đình là vấn đề cần được quan tâm của mỗi người.
Hôn nhân được đảm bảo về pháp lý:
+ Tình yêu giữa nam và nữ là vấn đề riêng của mỗi người nhưng khi hai người
đã thỏa thuận đi đến kết hơn, thì phải có sự thừa nhận của xã hội, điều đó được
hiểu bằng thủ tục pháp lý trong hôn nhân, là thể hiện sự tôn trọng trong tình
yêu, trách nhiệm giữa nam và nữ, trách nhiệm của cá nhân với gia đình và xã
hội và ngược lại.

Chế độ hơn nhân tiến bộ có ý nghĩa vơ cùng quan trọng đối với xã hội. Bằng các quy
định pháp luật, nhà nước đưa ra các điều kiện đối với việc kết hôn, quyền và nghĩa vụ
của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân và ly hôn. Hôn nhân tiến bộ bảo đảm quyền tự
chủ của các chủ thể trong quan hệ hôn nhân. Hôn nhân tiến bộ đảm bảo việc thực hiện
pháp luật. Nhà nước đưa ra các chế tài xử phạt, răn đe đối với người đã có hành vi vi
1


phạm trong hôn nhân. Phải thừa nhận rằng, chế độ hơn nhân tiến bộ đã góp một phần
khơng nhỏ trong công cuộc giữ vững ổn định xã hội tại Việt Nam.
1.b Để xây dựng chế độ hôn nhân tiến bộ ở Việt Nam, anh (chị) cần đề xuất những
giải pháp gì ?
Việt Nam là một quốc gia đa dân tộc, trình độ phát triển chênh lệch, do vậy, xã hội
của nhiều tộc người còn bị chi phối sâu sắc bởi hệ thống tín ngưỡng, phong tục cổ
truyền. Bên cạnh những tập tục tốt đẹp thì vẫn cịn ẩn chứa những hủ tục lạc hậu tồn
tại trong hôn nhân ở mỗi dân tộc ví dụ như tảo hơn, tục cướp vợ. Để khắc phục các
hạn chế đó trong chế độ hơn nhân ở nước ta thì cần ban hành các chính sách, biện pháp
tạo điều kiện cho người dân vừa thực hiện các quy định của pháp luật về hôn nhân và
gia đình vừa phát huy truyền thống tốt đẹp của mỗi dân tộc. Chúng ta cũng cần phải
làm tốt công tác tuyên truyền, vận động người dân nâng cao nhận thức về chế độ hơn
nhân tiến bộ, tự nguyện, bình đẳng. Chú trọng vào vấn đề giáo dục người dân, nhất là

ở các vùng dân tộc thiểu số, nhằm giúp họ tự đánh giá được mức độ gây hại của những
hủ tục lạc hậu trong chế độ hơn nhân. Ngồi ra, chúng ta có thể học hỏi những kinh
nghiệm tốt đẹp và các mơ hình hiệu quả về chế độ hôn nhân tiến bộ ở các nước trên
thế giới.
Câu 2. Từ những dẫn chứng cụ thể (có nguồn trích dẫn rõ ràng, tin cậy) hãy phân tích
những biến đổi của gia đình Việt Nam trong thời kỳ quá độ lên CNXH ? Cần phải làm
gì để xây dựng gia đình Việt Nam trước những biến đổi đó ? (đề xuất cá nhân về cách
giải quyết)
2.a Phân tích những biến đổi của gia đình Việt Nam trong thời kỳ quá độ lên CNXH?
Trong những thập niên qua, gia đình Việt Nam đã trải qua những biến chuyển quan
trọng, từ gia đình truyền thống sang gia đình với những đặc điểm mới, hiện đại và tự
do hơn. Quá trình hội nhập quốc tế, trong đó có hội nhập và giao lưu văn hóa làm xuất
hiện những quan điểm cởi mở hơn về hơn nhân và gia đình Việt Nam. Gia đình Việt
Nam vừa bảo lưu các giá trị truyền thống, vừa tiếp thu yếu tố hiện đại.
-

Biến đổi quy mô, kết cấu của gia đình:

Ngày nay, gia đình Việt Nam được coi là “gia đình quá độ” trong bước chuyển biến
từ xã hội nông nghiệp cổ truyền sang công nghiệp hiện đại. Gia đình đơn hay cịn gọi
là gia đình hạt nhân đang trở nên rất phổ biến ở cả thành thị và nơng thơn - thay thế
cho kiểu gia đình truyền thống giữ vai trò chủ đạo trước đây. Sự xuất hiện các nhân tố
mới, như di cư lao động, tôn trọng tự do cá nhân, sự độc lập về kinh tế giữa bố mẹ và
con cái trong đời sống gia đình hiện đại cũng góp phần làm chuyển dịch từ gia đình
lớn nhiều thế hệ sang gia đình nhỏ. Số liệu khảo sát cho thấy 13,3% cá nhân thích sống
độc thân và khơng có ý định kết hơn. Đây là một nét rất mới của bối cảnh chuyển đổi
khiến cho cấu trúc của gia đình có nhiều biến đổi.
2



-

Biến đổi chức năng gia đình:

+ Chức năng tái sản xuất con người: với những thành tựu y học hiện đại, hiện nay
việc sinh đẻ được các gia đình tiến hành một cách chủ động, tự giác khi xác định số
lượng và thời điểm sinh. Hơn nữa việc sinh con cịn chịu sự điều chỉnh bởi chính sách
xã hội của Nhà nước. Trong gia đình hiện đại, sự bền vững của hơn nhân phụ thuộc
nhiều vào tâm lý, tình cảm, kinh tế chứ khơng phải là có con hay khơng. Một kết quả
khảo sát cho thấy có 56,7% coi chung thủy là “rất quan trọng” và 89,7% số người
được hỏi cho rằng tình yêu là “quan trọng”.
+ Biến đổi chức năng kinh tế và tổ chức tiêu dùng: kinh tế gia đình đã chuyển từ tự
cung tự cấp sang kinh tế hàng hóa, từ đặc trưng sản xuất hàng hóa đáp ứng nhu cầu nội
địa thành nền kinh tế hiện đại đáp ứng nhu cầu thị trường toàn cầu. Sự phát triển của
nền kinh tế hàng hóa và thu nhập gia đình tăng lên làm cho gia đình trở thành một đơn
vị tiêu dùng quan trọng cho xã hội.
+ Biến đổi chức năng giáo dục (xã hội hóa): đầu tư tài chính của gia đình cho giáo
dục con cái ngày càng tăng lên. Nội dung giáo dục không chỉ là về vấn đề đạo đức ứng
xử mà còn hướng đến giáo dục kiến thức khoa học hiện đại đề hòa nhập với thế giới.
+ Biến đổi chức năng thỏa mãn nhu cầu tâm sinh lý, duy trì tình cảm: nhu cầu thỏa
mãn tâm sinh lý tăng lên trong gia đình Việt Nam hiện nay, do xu hướng chuyển đổi từ
đơn vị kinh tế sang đơn vị tình cảm. Đây là một yếu tố quan trọng tác động đến sự tồn
tại và bền vững của gia đình. Một dẫn chứng cho sự biến đổi này là tiêu chí lựa chọn
bạn đời. Một khảo sát chỉ ra rằng tiêu chuẩn lựa chọn bạn đời là người đó “có tư cách
đạo đức tốt” (chiếm 66,7%) trong khi tiêu chuẩn liên quan đến điều kiện kinh tế, vật
chất được lựa chọn nhưng với tỷ lệ thấp, như biết cách làm ăn (chiếm 28,6%). Hiện
nay, các gia đình ngày càng nhận thức cao về tầm quan trọng của trách nhiệm, chia sẻ
trong đời sống gia đình.
-


Biến đổi quan hệ gia đình:

+ Biến đổi quan hệ hôn nhân và quan hệ vợ chồng: dưới sự phát triển của mọi mặt
đời sống khiến các gia đình chịu nhiểu mặt trái như tăng tỷ lệ ly hôn, ngoại tình, mâu
thuẫn vợ chồng,..Đồng thời xuất hiện nhiều bi kịch, thảm án gia đình, bạo hành, xâm
hại tình dục,..Trong gia đình Việt Nam hiện nay, có mơ hình người chồng làm chủ và
cũng có cả mơ hình người vợ làm chủ, hay thậm chí là cả mơ hình cả vợ và chồng làm
chủ.
+ Biến đổi quan hệ giữa các thế hệ, giá trị, chuẩn mực văn hóa: những yếu tố này
khơng ngừng biến đổi trong gia đình Việt Nam hiện nay. Và thách thức lớn nhất đặt ra
đó chính là mâu thuẫn giữa các thế hệ trong gia đình.
Cách mạng cơng nghiệp lần thứ tư có những ảnh hưởng trực tiếp đến quan hệ hơn
nhân và gia đình Việt Nam. Một hạn chế của trí tuệ nhân tạo và tự động hóa là tạo nên
một thế giới tình u, hơn nhân ảo, như hẹn hị trực tuyến, thậm chí là rơ-bốt tình dục.
3


2.b Cần phải làm gì để xây dựng gia đình Việt Nam trước những biến đổi đó ?
Tăng cường các hoạt động tun truyền, truyền thơng về bình đẳng giới. Tiếp tục
tuyên truyền, phổ biến và hỗ trợ phụ nữ tự thoát khỏi các định kiến xã hội từ cộng
đồng và từ chính bản thân về những khắt khe trong hành vi hơn nhân và gia đình,
hướng phụ nữ tới những giá trị được tơn trọng, được bình đẳng trong tiếp cận dịch vụ
chăm sóc sức khỏe và giáo dục, được tự thể hiện bản thân, được hạnh phúc. Xây dựng
chính sách và dịch vụ xã hội bảo đảm sự tiếp cận cơng bằng, bình đẳng giữa các hình
thức gia đình hiện nay, như chung sống khơng kết hơn, gia đình đơn thân, gia đình
đồng tính, gia đình có hơn nhân với người nước ngồi, gia đình ly hơn/ly thân...
Phổ biến kết quả nghiên cứu về các giá trị gia đình mà người dân Việt Nam đang ủng
hộ tới các nhà lập pháp, quản lý nhà nước về gia đình để nắm rõ thực tế các giá trị của
gia đình hiện nay, đặc biệt là những khác biệt xã hội về giá trị gia đình thuộc các mức
hiện đại hóa khác nhau, trong các bối cảnh văn hóa khác nhau. Quan tâm đến các giá

trị của nhóm thuộc khu vực kém phát triển, có mức hiện đại hóa thấp để có thể giáo
dục, tun truyền duy trì những giá trị truyền thống tốt đẹp đang bảo lưu rõ nét ở khu
vực này. Đồng thời, có những hỗ trợ về dịch vụ xã hội, tư vấn xã hội cho các nhóm
hiện đại, đang có xu hướng theo những giá trị hiện đại của gia đình để phát huy sự tự
do cá nhân, cởi mở trong quan niệm, đồng thời hạn chế những tác động tiêu cực của
chủ nghĩa cá nhân, lối sống hưởng thụ, ích kỷ.
Xem xét xây dựng nội hàm mới cho mục tiêu xây dựng gia đình trong thời kỳ tới trên
cơ sở những giá trị gia đình đã được định hình thơng suốt và thống nhất về mặt nhà
nước là “ấm no”, “bình đẳng”, “chung thủy”, “tiến bộ” và “hạnh phúc”. Chiến lược
phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2021 - 2030 nên xem xét bổ sung nội hàm mới cho
mục tiêu xây dựng gia đình. Trong giai đoạn tới, Việt Nam nên chuyển mục tiêu từ
“xây dựng gia đình ấm no, tiến bộ, hạnh phúc thật sự là tế bào lành mạnh của xã hội”
sang “xây dựng gia đình tiến bộ, hạnh phúc, phồn thịnh, là thiết chế quan trọng của các
quá trình kinh tế - xã hội và nguồn nhân lực ổn định, chất lượng” để tiếp tục khẳng
định vai trò quan trọng của gia đình trong sự phát triển của xã hội.
…… HẾT ……

Tài liệu tham khảo:
*Bài viết “ Những biến đổi của gia đình Việt Nam hiện nay và một số khuyến nghị
chính sách’’ của PGS.TS Trần Thị Minh Thi (Viện trưởng Viện Nghiên cứu Gia đình
và Giới, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam) đăng trên Tạp chí Cộng sản ngày
10/06/2020.
*Giáo trình mơn Chủ nghĩa xã hội khoa học (Đại học Kinh tế TP.HCM).
4



×