Tải bản đầy đủ (.docx) (8 trang)

Đề cương trao duyên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (81.65 KB, 8 trang )

Đề bài: Phân tích 16 câu đầu Tình cảnh lẻ loi
BÀI LÀM

Đặng Trần Cơn q ở làng Nhân Mục (cịn gọi làng Mọc), huyện
Thanh Trì, nay thuộc phường Nhân Chính, quận Thanh Xuân, Hà
Nội. Ông đỗ Hương cống, nhưng thi Hội thì hỏng. Sau đó làm huấn
đạo trường phủ, rồi tri huyện Thanh Oai, sau thăng chức Ngự sử
đài chiếu khám. Đặng Trần Cơn có một số bài thơ, bài phú tả cảnh
thiên nhiên, chỉ còn lưu lại một số bài như Tiêu tương bát cảnh, ba
bài phú Trương Hàn tư thuần lô, Trương Lương bố ý, Khấu môn
thanh. Khuynh hướng chung của thơ văn ông là đi sâu vào tình
cảm, đi sâu vào nỗi lịng trắc ẩn, phức tạp, sâu kín của con người,
nhất là đối với người phụ nữ. Về dịch giả, thì Chinh Phụ ngâm có
tổng cộng bốn bản dịch của các tác giả khác nhau trong đó bản
dịch được khắc in hiện nay là bản dịch được lưu truyền rộng rãi và
phổ biến nhất. Và đến nay người ta vẫn còn nhiều tranh cãi về
việc bản dịch hiện hành này là của Đoàn Thị Điểm hay Phan Huy
Ích. Nói về Đồn Thị Điểm, bà được đánh giá là người phụ nữ có
sắc đẹp và tài văn ưu tú nhất trong số các nữ sĩ thời trung đại. Bà
sinh năm 1705, mất năm 1748, hiệu là Hồng Hà nữ sĩ, quê quán ở
Văn Giang, nay thuộc tỉnh Hưng Yên, là người nổi tiếng thông
minh và xinh đẹp. Tuy nhiên đường tình duyên của bà lại khá lận
đận, lấy chồng muộn vào tuổi 37, chồng là tiến sĩ Nguyễn Kiều, và
ngay sau cưới chồng lại phải đi sứ xa, có thể điều đó khiến Đồn
Thị Điểm rất sầu muộn và có mối đồng cảm sâu sắc với người
chinh phụ trong bài Chinh phụ ngâm, nên đã tiến hành dịch bài
thơ này.Tác phẩm Chinh phụ ngâm, nguyên tác được viết theo thể
trường đoản cú, bao gồm tổng thể 476 câu thơ dài ngắn không
đều nhau. Bản dịch chữ Nôm được dịch giả dùng thể ngâm khúc,
thường diễn tả những tâm tư, tình cảm của con người với những
lời than vãn, ai oán, đau khổ. Kết hợp với thể thơ song thất lục bát


của dân tộc, gồm hai câu 7 chữ, một câu 6 chữ, một câu 8 chữ,
làm cho bài thơ thêm giàu nhạc điệu, uyển chuyển, đậm đà bản
sắc dân tộc.
Mở đầu cho cảm xúc cô đơn, đau buồn kéo dài theo không gian
và thời gian vô tận là hành động chậm rãi:


"Dạo hiên vắng thầm gieo từng bước,
Ngồi rèm thưa rủ thác địi phen."
Hành động được hiện ra với dáng vóc đầy suy tư của người chinh
phụ. Nhịp thơ nhẹ nhàng, như để đi vào cảm xúc. Những động từ
"dạo, gieo từng bước", cho thấy những bước chân nặng nề mang
đầy tâm trạng bâng khuâng, lo lắng, không gian im lặng đến mức
nghe từng tiếng bước chân. Người chinh phụ dường như đang suy
nghĩ trăn trở nên nàng "ngồi" mà lòng thì chẳng để tâm. Tác giả
đã sử dụng hình ảnh " rủ thác địi phen"- kéo màng lên rồi lại
bng màn xuống. Để cho thấy hành động lặp đi lặp lại vơ nghĩ.
Và rồi dường như có tiếng thầm thì trách móc:
"Ngồi rèm thước chẳng mách tin,
Trong rèm dường đã có đèn biết chăng.
Đèn có biết dường bằng chẳng biết,
Lịng thiếp riêng bi thiết mà thôi."
Người chinh phụ bắt đầu giãi bày nỗi niềm tâm sự của mình. Thực
sự nàng đang rất nhớ người chinh phu điều đó được thể hiện rõ
nét qua hình ảnh "chim thước"- chim khách, là loài chim thường
mang tin tốt lành. Nàng trách chim thước chẳng báo một chút tin
tức nào của người chồng, để nàng phải đợi mong, cô đơn khắc
khoải. Nghệ thuật đối lập "ngồi rèm" và "trong rèm" để cho thấy
nỗi cơ đơn ấy bao trùm tất cả không gian bên trong và bên ngồi
phịng kh. Và nàng cũng cần lắm một người tâm sự cùng mình.

"Đèn" được nhà thơ nhân hóa lên như một người bạn. Nếu với "Ca
dao yêu thương tình nghĩa": " Đèn thương nhớ ai mà đèn khơng
tắt" chiếc đèn nguyện cùng cô gái thao thức suốt đêm mộng mơ
nhớ thương, thì với Chinh phụ ngâm chiếc đèn lại phũ phàng với
người phụ nữ lẻ loi ấy. "Đèn" đã tắt khi người chinh phụ đang cần
lắm một sự sẻ chia, "đèn" đã làm cho người chinh phụ nhận ra
rằng "dù thế nào thì đèn cũng chỉ là vật vô tri vô giác" chẳng thể
chia sẻ cùng nàng được. Tác giả đã sử dụng câu hỏi tu từ "Trong
rèm dường đã có đèn biết chăng?" Như muốn cho người đọc cảm


nhận người chinh phụ đã đi qua từng cảm xúc. Và đến khi tuyệt
vọng nàng đã nói một câu mà nghe như xé lịng: Lịng thiếp riêng
bi thiết mà thơi" nàng xin nhận hết và chịu đựng hết nỗi cô đơn
cho riêng mình. Bởi vì chẳng có ai bên cạnh để nàng chia sẻ. Biết
bao nỗi niềm chất chứa chẳng nói thành lời:
"Buồn rầu nói chẳng nên lời,
Hoa đèn kia với bóng người khá thương."
Nỗi buồn u ám dưới màng đêm, nỗi buồn mà ngay cả nàng cũng
chẳng thể nói nên lời được. Có lẽ do nỗi buồn ấy quá lớn và nó lại
hiện lên mỗi ngày. Nghệ thuật so sánh "Hoa đèn" với "bóng
người", người chinh phụ nhìn hoa đèn mà nghĩ đến cuộc đời của
mình có mau lụi tàn như chiếc hoa đèn kia hay khơng? Hay cịn
hẩm hiu hơn thế nữa? Càng nghĩ nàng càng thấy buồn, dường như
lúc này cảnh vật cũng rũ xuống một màu đen tối:
"Gà eo óc gáy sương năm trống,
Hịe phất phơ rủ bóng bốn bên.
Khác giời đằng đẵng như niên,
Mối sầu dằng dặc tựa miền biển xa."
Trời đã khuya, không gian yên tĩnh, nghe từng tiếng gà gáy. Âm

thanh vang lên "eo óc" thưa thớt, hình ảnh hoa hịe "rũ bóng bốn
bên", thời khắc cảnh vật mỏi mịn chìm vào đêm tối. Đã qua hết
năm canh mà người chinh phụ vẫn cịn thao thức với nỗi sầu khó
vơi đi được. Sự so sánh "khắc giờ" như "niên", một giờ dài bằng
một năm, điều đó càng tơ đậm hơn nỗi cơ đơn. Thời gian cũng kéo
dài cùng với nỗi sầu muộn của nàng. Cùng với từ láy "đằng đẵng",
"dằng dặc" cho thấy sự kéo dài triền miên đau đớn cứ mãi day dứt
trong lòng. Nghệ thuật lấy động tả tỉnh làm nổi bật lên không
gian, thời gian, lấy cái xa của biển cả để nói về cái buồn của lịng
người là một cách miêu tả đầy tinh tế. Tiếp đến nàng muốn tìm
những thú vui tao nhã, tập cách quên đi nỗi buồn trước mắt:


"Hương gượng đốt hồn đà mê mải,
Gương gượng soi lệ lại châu chan.
Sắt cầm gượng gảy ngón đàn,
Dây uyên kinh đứt phím loan ngại chùng."
Nhưng nàng chẳng biết rằng những thú vui tao nhã này lại khi
nàng chìm đắm vào nỗi sầu mênh mang. Khi đốt hương, hồn nàng
lại rơi vào trạng thái mơ màng, nỗi sầu lại theo đó mà dâng lên.
Rồi khi soi gương để tô son điểm phấn, nàng lại càng xót xa cho
thân phận của mình, nhan sắc của một người phụ nữ đang dần
phai mòn đi theo những tháng ngày lẻ loi, khơng có chồng bên
cạnh để làm điểm tựa. Khi đánh đàn nàng lại sợ "dây uyên đứt",
"phím loan chùng" nàng sợ những điều khơng may xảy đến cuộc
tình của nàng. Biết bao nỗi đau đau, nỗi sợ bủa vây lấy nàng. Điệp
từ "gượng" được lặp lại ba lần cho thấy sự miễn cưỡng trong hành
động. Cũng chỉ vì q cơ đơn, muốn qn đi mà nàng mới làm.
Nhưng dù có thú vui tao nhã đến đâu, dù tô son điểm phấn hay
đánh đàn thì cũng chẳng bao giờ nàng cảm thấy vui, bởi vì ngay

lúc này với nàng là nỗi cơ đơn mong mỏi chồng từ nơi chinh chiến
sẽ trở về, mong được nghe một lời động viên an ủi từ người chồng
của mình. Nhưng tất cả đều khơng!
Bằng bút pháp tả cảnh ngụ tình, sử dụng những điệp từ, so sánh
nhiều hình ảnh để vẽ ra khung cảnh của người chinh phụ mang
nhiều tâm trạng. Sự cô đơn, lẻ loi của người phụ nữ trong đêm tối.
Và khi hình ảnh buồn khổ ấy hiện lên chân thực đến đâu thì càng
vạch trần cái tội ác xấu xa của chiến tranh phi nghĩa đẩy biết bao
gia đình rơi vào cảnh chia lìa. Mà niềm cảm thông lớn nhất là
dành cho người chinh phụ, là phụ nữ nhưng họ phải hy sinh tuổi
xuân để chờ chồng mà chẳng có chút tin tức, khơng có ai chia sẻ
những nỗi buồn. Từ đấy cho ta thấy được cách chọn đề tài của
Đặng Trần Côn rất mới mẻ, phù hợp với thời đại lúc bấy giờ. Cách
miêu tả nội tâm đầy sâu sắc của ông, cho thấy ông là một người
có vốn sống rất rộng. Đồng thời là sự sắc sảo trong cách dùng từ


của hai dịch giả Đoàn Thị Điểm và Phan Huy Ích đã tạo nên đoạn
trích "Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ" rất thành công.
Thông qua mười sáu câu đầu của đoạn trích "Tình cảnh lẻ loi của
người chinh phụ" càng giúp ta hiểu rõ nét hơn những nỗi cô đơn
của người phụ nữ trong xã hội cũ khi có chồng đi chinh chiến. Nó
là nỗi cơ đơn da diết kéo dài theo khơng gian thời gian. Từ đó cho
thấy hậu quả của chiến tranh phong kiến phi nghĩa. Và là lời ca
ngợi cho tác giả Đặng Trần Côn, ông quả là một nhà thơ tài năng
và tác phẩm của ông đã chạm đến trái tim của đọc giả và vượt
qua hàng trăm năm, nhưng mỗi lần nhắc về những tác phẩm chữ
hán, người ta sẽ nghĩ ngay đến "Chinh phụ ngâm". Ông đã để lại
cho nền văn học nước nhà một áng văn hay.
Đề bài: Phân tích 18 câu đầu Trao Duyên


BÀI LÀM

Nguyễn Du (1765-1820) tự là Tố Như, hiệu là Thanh Hiên, quê ở làng Tiên
Điển, huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh. Ông sinh trưởng trong một gia đình đại
quý tộc thời Lê - Trịnh. Cha là Nguyền Nghiễm từng làm Tể tướng; anh là
Nguyễn Khản đỗ Tiến sĩ, làm đại quan trong phù Chúa, được Trịnh Sâm trọng
vọng. Nguyễn Du chi đỗ 'Tam trường, nhưng văn chương lỗi lạc". Năm 1802,
Gia Long triệu Nguyền Du ra làm quan. Chi trong vịng hơn 10 năm, ơng đã
bước lên đinh cao danh vọng: làm Chánh sứ sang Trung Quổc (1813-1814).
giữ chức Hữu Tham tri bộ Lễ. Năm 1820, lần thứ hai, ông lại được cử làm
Chánh sứ sang Trung Quốc, nhưng chưa kịp đi thì bị bệnh và qua đời. Sự
nghiệp văn chương của Nguyễn Du vô cùng rạng rỡ, để lại nhiều thơ chữ Hán
và chữ Nôm. Truyện Kiều là một tác phẩm được coi như kiệt tác văn chương
của nhân loại, được viết dưới dạng truyện kể bằng thơ, lấy cốt truyện của
Thanh Tâm Tài Nhân người Trung Quốc. Tác phẩm của Thanh Tâm Tài Nhân
không hề được biết đến cho tới khi Nguyễn Du khai thác cốt truyện bình
thường ấy thành tiếng kêu ai ốn đến xé lòng, một bản sầu ca não nề của
người con gái hồng nhan bạc phận. Đoạn trích "Trao duyên" từ câu 723 đến
câu 756 trong phần "Gia biến và lưu lạc", tái hiện lại cuộc trò chuyện của chị
em Thúy Vân Thúy Kiều. Gia đình gặp hoạn nạn, Thúy Kiều đành bán mình


chuộc cha, trong tình cảnh đó, biết mình khơng thể giữ trọn lời thề thủy
chung với Kim Trọng, nàng Kiều đành phải trao lại tấm chân tình cho Thúy
Vân, nhờ em làm tròn bổn phận, giữ trọn lời hứa của mình với người yêu.
Giữa hàng vạn người trong cõi nhân gian, con người ta có cơ dun may mắn
mới tìm được đến với nhau, đồng điệu cùng nhau. Duyên phận là mối keo tơ
giữa đôi nam nữ đã được ấn định rõ ràng, ràng buộc về quan hệ tình cảm
chẳng thể dễ dàng chuyển giao. Bởi lẽ đó Thúy Kiều đã tỏ ra thận trọng,

ngần ngại khi gửi gắm lại cho cơ em gái Thúy Vân:
“Cậy em em có chịu lời
Ngồi lên cho chị lạy rồi hãy thưa”
Thúy Kiều là bậc bề trên thế nhưng khi mở lời muốn gửi gắm chuyện tình
cảm cho cơ em gái nàng lại dùng những từ ngữ có sức biểu đạt đầy trân
trọng. “cậy” thể hiện độ tin tưởng, trông mong nhất nhất rằng chỉ có Thúy
Vân mới có thể giúp được mình; từ “chịu” xuất hiện cuối câu vừa mang ý
nghĩa nghi vấn lại vừa thể hiện sự ràng buộc, bắt buộc. Cả câu thơ ngắt nghỉ
nhấn nhá với những câu từ trang nghiêm đã thu hút sự chú ý của Thúy Vân
về câu chuyện của chị. Khi em đã thấu hiểu nỗi lòng chị, Thúy Kiều lại tha
thiết:
“Ngồi lên cho chị lạy rồi hãy thưa”
Thúy Kiều bảo rằng Thúy Vân hãy ngồi lên cho mình “lạy” rồi “thưa”. Ở đây
dường như ta thấy có sự mâu thuẫn. Thúy Kiều là chị Thúy Vân, xét về vai vế
Thúy Kiều ở đằng trên cớ sao lại phải hành lễ và kính cẩn với Thúy Vân. Điều
đặc biệt trong ngụ ý của tác giả có lẽ phải chăng ở chính chỗ này. Đặt trong
ngữ cảnh ấy hành động của nàng Kiều không hề phi lý mà hồn tồn phù
hợp. Bởi nàng chẳng cịn sự lựa chọn nào khác là nhờ chính em gái ruột của
mình, chịu ơn huệ lớn từ em đồng thời hành động ấy cũng lột tả sự khó xử,
đầy éo le của cả chị và em Thúy Kiều. Thúy Kiều thì khó mở lời còn Thúy Vân
lại chẳng thể khước từ trước lời nhờ cậy thiết tha của chị. Và Thúy Vân từ đây
có lẽ rằng đã ngờ ngợ hiểu ra câu chuyện hệ trọng mà chị mình sắp đề cập
đến.
Khi đã được Thúy Vân thấu hiểu, Thúy kiều bắt đầu bày tỏ:


“Giữa đường đứt gánh tương tư
Keo loan chắp mối tơ thừa mặc em”
Thì ra câu chuyện Kiều nhờ cậy em là mong em sẽ thay mình nối duyên với
Kim Trọng. Há sao nó lại là chuyện hệ trọng đến như thế. Bởi nó là chuyện

tình cảm đời đời kiếp kiếp; là “gánh tương tư”- ám chỉ nghĩa vụ; bổn phận;
trách nhiệm trong tình yêu của Thúy Kiều đối với Kim trọng nhưng giờ đây
nàng lại chẳng thể thực hiện được mà phải nhờ đến em, cậy đến em, mong
rằng em sẽ thay mình trả đủ nghĩa đủ tình cho chàng Kim. Và rằng Thúy Kiều
buông câu “mặc” như vừa để em tùy lòng quyết định, chữ “mặc” ở đây lại
vừa là sự phó mặc. Thúy Kiều đã đặt Thúy Vân vào sự lựa chọn không thể
chối từ.
Biết rằng trao đi nghĩa tình này cho em là làm khó em và trong lòng em cũng
dấy lên nhiều đắn đo, suy nghĩ nên Thúy Kiều đã đưa ra những lý do để
thuyết phục em:
“Kể từ khi gặp chàng Kim,
Khi ngày quạt ước, khi đêm chén thề.
Sự đâu sóng gió bất kỳ,
Hiếu tình khơn lẽ hai bề vẹn hai?
Ngày xn em hãy cịn dài,
Xót tình máu mủ, thay lời nước non.”
Thúy Kiều kể lại rằng giữa mình với Kim Trọng đã trót thề non hẹn biển Thời
xưa, lời thề nguyền đặc biệt là thề nguyền đơi lứa có giá trị vơ cùng, sắt son,
khắc sâu ân tình nghĩa đậm hai bên, mãi mãi chẳng chia lìa. Lời thề giống
như linh hồn, phẩm giá mỗi người. Ước thề là chất keo dính chặt hai con
người. Thế nhưng vì hồn cảnh éo le, vì gia đình có biến cố vì chữ hiếu mà
Thúy Kiều lại đành hi sinh chữ tình, chẳng thể thực hiện trịn cái ước hẹn với
chàng để bảo vệ cho cha mẹ, gia tộc. Nhưng Kiều không muốn bội tin, không
muốn chàng vì mình đau khổ nên đành nhờ em gái mình tin tưởng thay mình
nối tiếp hẹn ước chăm sóc cho chàng. Kiều khéo léo cậy lời:
“Ngày xuân em hãy còn dài
Xót tình máu mủ thay lời nước non”


Thúy Kiều dường như hiểu sự băn khoăn, chơi vơi trong tình cảm em. Thúy

Kiều biết rằng em đắn đo vì đó là hạnh phúc cả đời. Nàng vỗ về rằng Thúy
Vân còn trẻ, ngày xuân còn dài thời gian cịn nhiều, Kim Trọng lại là người
đàn ơng tốt, sau này cịn có nhiều cơ hội để vun vén tình cảm, há chăng còn
sợ chi “mối tơ thừa”. Thúy Vân hãy vì tình chị em ruột thịt thắm thiết, vì hi
sinh báo hiếu của chị mà hãy chấp nhận lời nguyện xin này của Thúy Kiều.
Trao duyên cho Thúy Vân, để Thúy Vân cùng Kim Trọng đi suốt quãng đường
bình yên còn lại phải chăng Thúy Kiều cũng đã và đang làm trịn nốt bổn
phận của người chị, tìm cho em một bến đỗ an toàn, hạnh phúc, một cuộc
sống hơn nhân êm đềm tốt đẹp trước khi mình đi xa. Nỗi lòng người chị cả
biết lo toan, thấu hiểu mọi bề.
Tình cảm của Thúy Kiều dành cho Kim Trọng như khắc sâu vào từng ngóc
ngách trong tâm hồn nàng. Bởi thế trao mối tơ duyên này, trong lòng Kiều
đầy giằng xé, đớn đau:
“Chị dù thịt nát xương mòn,
Ngậm cười chín suối hãy cịn thơm lây.”
Trao người đàn ơng mình yêu thương, trao tình cảm mặn nồng lại cho em
chăm sóc, điều này như bịn rút hết sức lực, tâm hồn Thúy Kiều. Nàng giống
như một cái xác không hồn; thấy sự sống của mình như vơ nghĩa; như đã
chấm dứt: “thịt nát xương mịn’; “ chín suối”. Ơn tình dành cho Thúy Vân vẫn
sáng tỏ; dù nơi chín suối Thúy Vân vẫn mỉm cười, vẫn thấy an ủi và vui lịng
khi em mình đã thay mình sống cho trịn cái nghĩa cái tình, khơng phụ sự kỳ
vọng của chị. Tuy rằng Thúy Kiều cho em thấy sự an lòng nhưng có lẽ đằng
sau đó là một tâm hồn đau khổ, bẽ bàng, đớn đau đến tột cùng của Thúy
Kiều khi phải dứt bỏ mối nhân duyên tươi đẹp của mình.



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×