ĐỀ CƯƠNG DỰ GIỜ SỐ
ĐỀ CƯƠNG DỰ GIỜ SỐ
Sinh viên lên lớp: Nguyễn Thị Thu
Lớp: 10A Trường THPT Nguyễn Đình Chiểu
Sinh viên dự giờ: Liễu Văn Trọng
GVHD: Ngô Thị Khánh Ly
Phòng , Thứ sáu , tiết , tiết ppct:
Ngày tháng năm 2013
BÀI 26:
BÀI 26:
TÌNH HÌNH XÃ HỘI Ở NỬA ĐẦU THẾ KỶ XIX
TÌNH HÌNH XÃ HỘI Ở NỬA ĐẦU THẾ KỶ XIX
VÀ PHONG TRÀO ĐẤU TRANH CỦA NHÂN DÂN
VÀ PHONG TRÀO ĐẤU TRANH CỦA NHÂN DÂN
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
1. Kiến thức
- Đầu thế kỷ XIX tình hình chính trị, xã hội Việt Nam dần đi vào ổn
định, nhưng mâu thuẫn giai cấp vẫn không dịu đi.
- Mặc dù nhà Nguyễn có cố gắng nhằm giải quyết những khó khăn
của nhân dân nhưng sự phân chia giai cấp ngày càng cách biệt, bộ máy quan
lại sa đoạ, mất mùa đói kém thường xuyên xảy ra. Mâu thuẫn xã hội ngày
càng sâu sắc.
- Cuộc đấu tranh của nhân dân diễn ra liên tục và mở rộng ra hầu hết
cả nước, lôi cuốn cả một bộ phận binh lính.
2. Tư tưởng, tình cảm
- Bồi dưỡng ý thức trách nhiệm với nhân dân, có ý thức xây dựng cộng
đồng.
3. Kỹ năng
- Tiếp tục rèn kỹ năng phân tích, tổng hợp, nhận xét đánh giá một vấn đề,
sự kiện lịch sử.
II. THIẾT BỊ, TÀI LIỆU DẠY - HỌC
II. THIẾT BỊ, TÀI LIỆU DẠY - HỌC
- Bản đồ Việt Nam.
- Một số câu thơ, ca dao về cuộc sống của nhân dân ta dưới thời
Nguyễn.
1
III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY VÀ HỌC
III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY VÀ HỌC
1. Ổn định lớp (1’)
2. Kiểm tra bài cũ (3’)
Câu hỏi: Em hãy nêu một số thành tựu Văn Hóa tiêu biểu dưới thời
Nguyễn nửa đầu thế kỉ XIX, qua đó có nhận xét gì?
3. Giới thiệu bài mới
Tuy nhà Nguyễn có một số thành tựu Văn Hóa rất nổi tiếng để lại cho
dân tộc nhưng đồng nghĩa với việc phải huy động sức và của cũng như máu
của nhân dân, điều này đã làm cho xã hội không ổn đinh, và đã dẫn đến một
hệ quả, hệ quả đó là gì Thầy và các em sẽ đi vào tìm hiểu bài 26: “Tình hình
xã hội ở nửa đầu thế kỷ XIX và phong trào đấu tranh của nhân dân”.
Nội dung trọng tâm các em cần nắm:
- Tình hình xã hội và đời sống nhân dân ở nửa đầu thế kỉ XIX, so sánh với
thế kỉ trước.
- Phong trào đấu tranh của quần chúng nhân dân ở nửa đầu thế kỉ XIX, đặc
điểm của phong trào, so sánh với các triều đại trước.
4. Tổ chức hoạt động dạy và học
Hoạt động của thầy và trò Kiến thức cơ bản
* Hoạt động 1: Cả lớp - cá nhân (20’)
GV dẫn dắt: Những biểu hiện Nhà
Nguyễn gia tăng tính chuyên chế:
+ Ra sức củng cố bộ máy nhà nước theo
mô hình thời Lê sơ, đặt ra lệ “tứ bất”.
+ Ban hành bộ Hoàng Việt luật lệ gồm
400 điều, quy định chặt chẽ việc bảo vệ
nhà nước và các tôn ti trật tự phong kiến.
+ QĐ được tổ chức quy củ với số lượng
khoảng 20 vạn người.
GV: Vậy những việc làm đó của nhà
Nguyễn nhằm mục đích gì?
HS suy nghĩ trả lời
1. Tình hình xã hội và đời sống nhân
dân
a. Tình hình xã hội
2
GV kết luận: Gia tăng sự chuyên chế
GV: Vậy thì tại sao nhà Nguyễn lại gia
tăng sự chuyên chế?
HS suy nghĩ trả lời
GV Giảng giải: Các em có thể dễ dàng
nhận thấy, nhà Nguyễn lên ngôi sau một
giai đoạn nội chiến ác liệt; tình hình chính
trị - xã hội phức tạp; chế độ phong kiến
đang trên bước đường suy tàn; phong trào
nông dân nổ ra liên tiếp ở thế kỉ XVIII
Do đó, nhà Nguyễn phải tăng cường
tính chuyên chế để bảo vệ quyền thống
trị của mình , vừa răn đe, đàn áp phong
trào đấu tranh của nhân dân.
Trong bối cảnh lịch sử đó các giai cấp
trong xã hội Việt Nam không có gì thay
đổi song mối quan hệ giữa các giai cấp ít
nhiều có sự chuyển biến.
- HS nghe, ghi nhớ
- GV: sự chuyển biến được thể hiện rõ ở
đoạn trích mối quan hệ giữa các giai cấp
ít nhiều có sự chuyển biến:…….
GV hỏi: Vậy thông qua đoạn trích vừa
nêu em nào cho thầy biết dưới triều
Nguyễn, xã hội được phân chia như thế
nào?
HS trả lời, GV chốt ý
GV kết luận:
-, sự phân chia giai cấp ngày càng cách
biệt, trong xã hội chia thành 2 giai cấp:
+ Giai cấp thống trị: vua quan, địa chủ,
cường hào.
+ Giai cấp bị trị: các tầng lớp nhân dân
mà đại đa số là nông dân.
- Nhà Nguyễn gia tăng tính chuyên chế
3
GV: Do nhà Nguyễn tăng cường tính
chuyên chế, bộ máy quan lại thì tham lam
thái hóa, nhân dân xem quan lại như trộm
cướp, nhân dân có câu:
Con ơi, mẹ bảo con này
Cướp đêm là giặc, cướp ngày là quan
Hay “Muốn nói gian làm quan mà nói”
- GV: Những câu ca dao trên đây rất
quen thuộc với các em. Vậy nó phản
ánh điều gì?
- HS trả lời
- GV nhật xét, kết luận:Phê phán quan lại
bóc lột rất trắn trợn, tệ tham quan ô lại:
rất phổ biến. Ngay cả vua Minh Mạng
cũng bất bình: bọn quan lại “xem pháp
luật như hư văn, xoay xở nhiều vành,
chỉ cốt lấy tiền, không được thì buộc tội”.
– GV cho lí giải cho học sinh hiểu vậy thì
vua Minh Mạng đã nhận ra điều đó, sao
vẫn để mọi chuyện tiếp tục diễn ra. …….
Lúc này đồng tiền chi phối quan lại,
có tiền từ có tội trở thành vô tội, không
tiền không tội thành có tội.
.
- GV: gọi một HS đọc phần chữ nhỏ
trong SGK: “Doanh điền sứ….để vua
nghỉ”.
GV: Qua đoạn trích bạn vừa đọc, các em
có thể thấy một thực trạng nữa của xã hội
nước ta ở nửa đầu thế kỉ XIX.
GV chốt ý: Một thực trạng nữa là:
+ Ở nông thôn địa chủ cường hào hoành
hành, ức hiếp nhân dân ( “ Cái hại quan
lại là 1, 2 phần, còn cái hại cường hào
đến 8, 9 phần”).
+ Nhà nước còn huy động sức người, sức
-Trong xã hội chia thành 2 giai cấp:
+ Giai cấp thống trị: vua quan, địa chủ,
cường hào.
+ Giai cấp bị trị: các tầng lớp nhân dân (đa
số là nông dân).
-Tệ tham quan ô lại: rất phổ biến.
- Ở nông thôn: địa chủ cường hào hoành
hành, ức hiếp nhân dân.
4
của để xây dựng: kinh thành, lăng tẩm,
dinh thự,
- GV minh họa thêm: Trong một cuộc
tuần du ra Bắc Kì của Thiệu Trị năm
1842, số quân lính và người theo hầu lên
đến 17.500 người với 44 con voi, 172 con
ngựa. Nhân dân dọc đường phải xây dựng
44 hành cung cho vua nghỉ. Thật quả là
tốt kém và rất hoang phí.
GV chuyển ý: Trong bối cảnh tình hình
xã hội như vậy, đời sống nhân dân ra sao?
Chúng ta sẽ tìm hiểu mục b. Đời sống
nhân dân
GV: Em nào có thể cho thầy biết biết
đời sống nhân dân dưới thời Nguyễn
như thế nào?
HS trả lời
GV: Đời sống nhân dân dưới thời
Nguyễn thể hiện rõ trong hai bài vè sau:
Vè về thời Tự Đức:
“Từ ngày Tự Đức lên ngôi
Cơm chẳng đầy nồi, trẻ khóc như mưa
Bao giờ Tự Đức chết đi
Thiên hạ thái bình mới dễ làm ăn”
Vè về về nạn đói năm 1856 – 1857:
“ Cơm thì chẳng có
Rau cháo cũng không
Quạ kêu vang bốn phía
Xác đầy nghĩa địa
Thây thối bên cầu
Trời ảm đạm u sầu
Cảnh hoang tàn đói rét ”
- Nhà nước: huy động sức người, sức của
để xây dựng: kinh thành, lăng tẩm, dinh
thự,
b. Đời sống nhân dân
5
GV nhận xét, bổ sung, chốt ý:
- Nhân dân phải chịu sưu cao, thuế nặng:
Về thuế ruộng, nhà Nguyễn phân chia
khu vực để đánh thuế, mức thuế khá
nặng. Thuế nhân đinh cũng được chia
theo khu vực và hạng người. Quy định về
thóc nộp thuế rất ngặt nghèo: phải thật
khô, tốt. Thóc hơi ẩm đều không được
nhận.
Do giao thương giữ các vùng hạn chế
nên gạo từ Nam Kì chở ra Băc Kì phải
chịu 15 lần thuế.
- Về lao dịch: nhân dân phải gánh chịu
chế độ lao dịch nặng nề. Theo quy định,
mỗi năm một dân đinh phải chịu 60
ngày lao dịch.
- Ngoài ra, Thiên tai, mất mùa, đói kém
thường xuyên đe dọa cuộc sống của nhân
dân, GV đưa thêm số liệu minh họa.
GV : Em có so sánh gì về đời sống của
nhân dân ta dưới thời Nguyễn với thế kỷ
trước?
- GV có thể gợi ý: thời Lê sơ có câu ca:
“Đời vua Thái Tổ, Thái Tông. Thóc lúa
đầy đồng trâu chẳng buồn ăn” còn thời
nhà Nguyễn đời sống của nhân dân ra
sao?
- HS suy nghĩ trả lời.
- GV nhận xét, kết luận.
=> Đời sống nhân dân cực khổ hơn so với
các triều đại trước.
Một giáo sĩ Pháp là Ghêra nhận định:
“Gia Long bóp nặn dân chúng bằng đủ
+ Chịu sưu cao thuế nặng,
+ Lao dịch nặng nề.
-Thiên tai, mất mùa, đói kém thường
xuyên.
6
mọi cách. Sự bất công và lộng hành làm
cho người ta rên xiết hơn cả thời Tây
Sơn”.
- GV: Mâu thuẫn xã hội gay gắt dẫn
đến hậu quả gì?
- HS trả lời:
- GV: Theo quy luật lịch sử có áp bức thì
có đấu tranh. Vậy phong trào đấu tranh
của nhân dân dưới thời Nguyễn như thế
nào chúng ta sang phần 2
=> Đời sống nhân dân cực khổ hơn so với
các triều đại trước. Mâu thuẫn xã hội gay
gắt
Bùng nổ các cuộc đấu tranh
* Hoạt động 1: Cả lớp - cá nhân (18’)
GV: Khái quát Đời sống nhân dân vô
cùng cực khổ.
+ Mâu thuẫn xã hội gay gắt đã làm bùng
nổ các cuộc đấu tranh của các tầng lớp
nhân dân chống lại nhà Nguyễn.
+ Vào năm 1803 đã có cuộc khởi nghĩa
đầu tiên và tiếp tục phát triển rầm rộ ở
khắp nước cho đến giữa thế kỷ XIX. Thời
kỳ này có 400 cuộc khởi nghĩa, riêng thời
Minh Mạng (1820 – 1840) có hơn 200
cuộc khởi nghĩa.
2. Phong trào đấu tranh của nhân dân
và binh lính, các dân tộc ít người
a) Khái quát
- Đầu thế kỉ XIX, phong trào đấu tranh của
nhân dân nổ ra khắp nơi, sôi nổi có 400
cuộc khởi nghĩa.
b) Những cuộc khởi nghĩa tiêu biểu:
7
GV: Tiêu biểu cho thời kì này có những
cuộc khởi nghĩa nào?
HS trả lời
GV gọi HS khác nhận xét, bổ sung
GV chia cả lớp thành 6 nhóm và phát
phiếu học tập cho các nhóm về niên biểu
các cuộc khởi nghĩa của nhân dân chống
triều Nguyễn nửa đầu thế kỉ XIX:
Cuộc
khởi
nghĩa
Thời
gian
Địa
bàn
Lực
lượng
tham
gia
Kết
quả
Nhóm 1: Tìm hiểu về khởi nghĩa Phan
Bá Vành
Nhóm 2: Tìm hiểu về khởi nghĩa Cao Bá
Quát
Nhóm 3: Tìm hiểu về khởi nghĩa Lê Văn
Khôi
Nhóm 4: Tìm hiểu về khởi nghĩa Nông
Văn Vân
Nhóm 5: Tìm hiểu về khởi nghĩa của tù
trưởng họ Quách
Nhóm 6: Tìm hiểu về khởi nghĩa của
người Khơ-me
Các nhóm dựa vào SGK tự tóm tắt hoàn
thành niên biểu.
GV: Sau khi các nhóm đã hoàn thành, Gv
yêu cầu đại diện từng nhóm trình bày
phần nhóm mình đã làm và gọi nhóm
khác khác nhận xét, bổ sung.
GV : Dựa vào niên biểu trình bày
- Khởi nghĩa: Phan Bá Vành, Cao Bá
Quát, Lê Văn Khôi, Nông Văn Vân lãnh
đạo
8
gắn gạo súc tích các cuộc khởi nghĩa
tránh sa đà mà chú ý phân tích kĩ đặc
điểm nổi bật của các phong trào đấu
tranh.
GV: treo niên biểu mà mình đã chuẩn bị
lên bảng để giúp HS đối chiếu hoàn thiện
Sau đó GV treo lược đồ các cuộc khởi
nghĩa của nhân dân nửa đầu thế kỉ XIX và
minh họa thêm về các cuộc khởi nghĩa:
- GV cung cấp thêm thông tin về khởi
nghĩa của Phan Bá Vành một cách gắn
gọn:
Đây là cuộc Khởi nghĩa nông dân
điển hình nhất thế kỷ XIX.
- GV cung cấp thêm thông tin về khởi
nghĩa của Cao Bá Quát một cách gắn
gọn:
- Về khởi nghĩa binh lính vì sao binh lính
ăn bổng lộc triều đình lại tham gia cùng
nông dân khởi nghĩa?
-GV:
+ Họ bất mãn với triều đình vì họ phải
chứng kiến và trực tiếp đàn áp phong
trào nông dân.
+ Họ cũng bị lao dịch nặng nề
Nói về việc xây dựng lăng Tự Đức
dân gian có câu:
“Vạn Niên là Vạn Niên nào
Thành xây xương lính, hào đào máu
dân”. (giáo viên giảng giải thêm về Vạn
Niên cơ và giặc chày vôi).
+ GV cung cấp thêm thông tin về khởi
nghĩa của Lê Văn Khôi một cách gắn
gọn: (Khởi nghĩa binh lính).
Tên
cuộc
khởi
nghĩa
Thời
gian
Địa bàn Lực
lượng
tham
gia
Kết
quả
KN
Phan
Bá
Vành
1821-
1827
Nam
Định,
Thái
Bình,Hải
Dương,
An
Quảng.
Nông
dân
Thất
bại.
KN
Cao Bá
Quát
1854-
1855
Hà Tây,
Hà Nội,
Hưng
Yên.
Nhà
nho,
nông
dân
Thất
bại.
KN Lê
Văn
Khôi
1833-
1835
Gia
Định.
Binh
lính
Thất
bại.
9
.
GV: Do tác động của phong trào nông
dân cũng như mâu thuẫn, bất bình với
triều đình nên các dân tộc ít người đã nổi
dậy đấu tranh
- GV cung cấp thêm thông tin về khởi
nghĩa của Nông Văn Vân một cách gắn
gọn
- GV hỏi: Qua những cuộc khởi nghĩa
nêu trên, em hãy rút ra đặc điểm của
phong trào đấu tranh của nhân dân thời kì
này?So sánh với các triều đại trước.
- HS trả lời
- GV nhận xét, chốt ý:
+ Nổ ra ngay khi nhà Nguyễn lên cầm
quyền khác so với các thời kì trước là nổ
ra cuối mỗi triều đại? Gv phải giải lí giải
vì sao như vây?
+ Nổ ra liên tục số lượng lớn
+ Quy mô: Từ Bắc chí Nam, Từ miền
xuôi đến miền ngược
+ Lực lượng tham gia: đông đảo các tầng
lớp nhân dân: nông dân, binh lính, dân
tộc thiểu số
Kết quả: thất bại ( mang tính chất tự
phát nổ ra còn lẻ tẻ, mang tính chất địa
phương, liên kết khi nghĩa quân đã rơi
vào suy yếu; Nhà Nguyễn quân đội còn
mạnh đủ sưc đàn áp…)
Tên
cuộc
khởi
nghĩa
Thời
gian
Địa
bàn
Lực
lượng
tham
gia
Kết
quả
Khởi
nghĩa
Nông
Văn
Vân
1833-
1835
Cao
Bằng
Người
Tày
Thất
bại
Khởi
nghĩa
của tù
trưởng
họ
Quách
1832-
1838
Hòa
Bình
và Tây
Thanh
Hóa
Người
Mường
Thất
bại
Khởi
nghĩa
của
người
Khơ-
me
1840-
1848
Tây
Nam
Kỳ
Người
Khơ-
me
Thất
bại
=> Đặc điểm:
- Nổ ra ngay khi nhà Nguyễn lên cầm
quyền
- Nổ ra liên tục số lượng lớn
- Quy mô: rộng khắp
- Lực lượng tham gia: đông đảo với đủ
mọi tầng lớp nhân dân tham gia: Quan lại:
Lê Văn Khôi, Cao Bá Quát, nông dân,
binh lính, dân tộc thiểu số.
Kết quả: thất bại
10
Tuy thất bại nhưng để lại ý nghĩa to lớn:
- Giáng một đòn mạnh mẽ vào chế độ
phong kiến nhà Nguyễn, làm cho nhà
Nguyễn bị khủng hoảng, suy yếu.
- Thể hiên truyền thống tôt đẹp của nhân
dân Việt Nam là đoàn kết cùng đúng lên
chống sự áp bức bóc lột.
GV tiếp: Nếu như ở các triều đại trước
như ở thời Lý, Trần, Lê sơ chúng ta đã
từng được chứng kiến những cuộc nổi
dậy của nhân dân chống lại triều đình
phong kiến thường diễn ra ở cuối mỗi
triều đại,
Còn dưới thời Nguyễn, phong trào đấu
tranh của nhân dân ta đã diễn ra suốt đầu
thời Nguyễn đến những năm 50 và không
mang tính gián đoạn như những thế kỉ
trước. Phong trào đã lôi cuốn những
người thuộc giai cấp bị trị tham gia.
Tuy bị đàn áp nhưng mâu thuẫn giai
cấp vẫn âm ỉ làm cho chế độ phong kiến
khủng hoảng, suy yếu, xã hội Việt Nam
thời Nguyễn như một học giả phương Tây
nhận xét:“đang lên cơn sốt trầm trọng”.
Chỉ khi Pháp nổ súng xâm lược phong
trào mới tạm lắng xuống
- GV phát vấn: Tại sao khi thực dân
pháp nổ súng xâm lược nước ta thì phong
trào đấu tranh của nhân dân ta tạm thời
lắng xuống ?
HS trả lời
GV nhận xét, kết luận.
* Ý nghĩa:
- Giáng một đòn mạnh mẽ vào chế độ
phong kiến nhà Nguyễn, làm cho nhà
Nguyễn bị khủng hoảng, suy yếu.
- Thể hiên truyền thống tôt đẹp của nhân
dân Việt Nam là đoàn kết cùng đúng lên
chống sự áp bức bóc lột.
- Khi thực dân Pháp nổ súng xâm lược
phong trào đấu tranh của nhân dân tạm
lắng xuống
11
5. Củng cố (1’)
- Tình hình xã hội và đời sống nhân dân nửa đầu thế kỉ XIX?
- Phong trào đấu tranh của nhân dân và binh lính, dân tộc ít người. phải nắm
thật chắc các đặc điểm của phong trào.
6. dặn dò (2’)
- Học bài cũ
- Bài tập: Lập bảng thống kê từng nội dung kinh tế, chính trị, xã hội và
phong trào đấu tranh của nhân dân của hai thời kì: thế kỉ XVIII và nửa đầu
thế kỉ XIX để so sánh và rút ra nhận xét.
- Tiết sau chúng ta sẽ học về lịch sử địa phương, yêu cầu cả lớp tìm hiểu về
lịch sử tỉnh Thừa Thiên Huế, về di tích lịch sử, văn hóa, con người
Phong Điền, ngày 11 tháng 3 năm 2013.
Giáo viên hướng dẫn chuyên môn Sinh viên lập đề cương
Ngô Thị Khánh Ly Liễu Văn Trọng
12