BỘ TƯ PHÁP
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI
HANOI LAW UNIVERSITY
BÀI TẬP NHĨM
MƠN TÂM LÍ ĐẠI CƯƠNG
ĐỀ SỐ 23: Tư duy sáng tạo: định nghĩa, đặc điểm và vai
trò của tư duy sáng tạo. Phương pháp rèn luyện.
NHÓM 04
LỚP N08.TL1
Hà Nội - 2021
Phần thơng tin
1. Câu hỏi bài tập nhóm
Đề số 23: Tư duy sáng tạo: định nghĩa, đặc điểm và vai trị của tư duy sáng tạo.
Phương pháp rèn luyện.
2. Thơng tin thành viên thực hiện
Nhóm: 04
Lớp: N08.TL1
STT
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
HỌ VÀ TÊN
Trần Huy Vũ
Trần Minh Tin
Nguyễn Thu Trang
Dương Thị Ngát
Quách Thu Trang
Đỗ Duy Phú
Thiều Hải Lam
Nguyễn Bích Ngọc
Nguyễn Trung Hiếu
Vũ Thu Thảo
Vũ Khánh Huyền
Đỗ Thu Uyên
MSSV
451149
451201
451204
451205
451208
451212
451220
451224
451226
451229
451234
451232
Mục lục
Lời mở đầu................................................................................................................2
1. Tổng quan về tư duy sáng tạo...........................................................................2
1.1.
Khái niệm...................................................................................................2
1.2.
Đặc điểm của tư duy sáng tạo:..................................................................2
1.2.
Vai trò của tư duy sáng tạo.......................................................................4
2. Phương pháp rèn luyện.....................................................................................5
2.1.
Phương pháp đặt vấn đề...........................................................................5
2.2.
Phương pháp tư duy đa chiều và phản biện............................................7
2.3.
Phương pháp mở rộng kiến thức..............................................................8
2.4.
Phương pháp kết hợp..............................................................................10
Lời kết.....................................................................................................................11
3. Phụ lục.............................................................................................................12
3.1.
Phương pháp đặt vấn đề.........................................................................12
3.2.
Phương pháp tư duy đa chiều và phản biện..........................................12
3.3.
Phương pháp mở rộng kiến thức............................................................13
3.4.
Phương pháp kết hợp..............................................................................14
Danh mục tài liệu tham khảo................................................................................17
Lời mở đầu
Chúng ta đang sống trong một thế giới có tốc độ phát triển nhanh chưa từng có.
Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 là thời cơ nhưng cũng là một thách thức lớn địi
hỏi mỗi cá nhân phải khơng ngừng nỗ lực, làm mới bản thân sao cho không bị "lạc
hậu" so với thời đại. Do đó, khả năng sáng tạo được đánh giá là một trong những
kỹ năng quan trọng nhất của mỗi con người bên cạnh kỹ năng chun mơn, ngoại
ngữ,.... Vì vậy chúng tơi chọn đề số 23 để nghiên cứu, tìm hiểu và làm rõ vấn đề
này.
1. Tổng quan về tư duy sáng tạo
1.1. Khái niệm
Tư duy là phạm trù triết học dùng để chỉ những hoạt động của tinh thần, đem
những cảm giác của người ta sửa đổi và cải tạo thế giới thông qua hoạt động vật
chất, làm cho người ta có nhận thức đúng đắn về sự vật và ứng xử tích cực với nó
Sáng tạo có rất nhiều cách định nghĩa, chúng ta có thể hiểu đơn giản đây là
thuật ngữ ám chỉ việc thực hiện các công việc cũ theo những tư duy và phương
thức mới để đem lại hiệu quả cơng việc cao hơn. Hay nói cách khác, sáng tạo cũng
có thể được hiểu là việc thực hiện bất kỳ hoạt động nào đem lại sự mới mẻ và sự
tiện ích cho con người. Sự tiện ích này có thể là việc tăng năng suất công việc, tiết
kiệm thời gian, công sức, tiền bạc. Cùng một việc, nếu chúng ta làm theo cách
thơng thường có thể mất một ngày nhưng khi áp dụng tư duy sáng tạo có thể chỉ
mất 1 - 2 giờ.
Tư duy sáng tạo là hoạt động của tinh thần, sử dụng nó để cải tạo vấn đề thông
qua hoạt động vật chất, giúp ta giải quyết tốt hơn về các vấn đề trong cuộc sống.
Nó nhằm tìm ra các phương án, biện pháp thích hợp để kích hoạt khả năng giả
quyết vấn đề cũ bằng phương pháp mới để đạt hiệu quả cao hơn và để tăng cường
khả năng tư duy của một cá nhân hay một tập thể cộng đồng làm việc chung về
một vấn đề hay lĩnh vực. Ứng dụng chính của tư duy sáng tạo là giúp cá nhân hay
tập thể thực hành nó tìm ra các phương án, các lời giải từ một phần đến toàn bộ
cho các vấn đề.
1.2. Đặc điểm của tư duy sáng tạo:
Tư duy sáng tạo có tính đổi mới. Tính đổi mới của tư duy sáng tạo là nhân tố
quan trọng trong hoạt động tư duy sáng tạo. Tính đổi mới thể hiện ở việc sử dụng
những tri thức, kĩ năng đã có để sáng tạo ra cái mới hoặc nhìn thấy cấu trúc mới
của một đối tượng quen thuộc. Chẳng hạn, trước đây người ta cho rằng Mặt Trời
quay xung quanh Trái Đất. Thế nhưng sau khi quan sát thiên văn và căn cứ vào
thực nghiệm, Copernic đã dũng cảm đề xuất “Thuyết Nhật Tâm” cho rằng mặt trời
là trung tâm của Thái Dương hệ, Trái Đát cũng như các hành tinh khác đều quay
xung quanh Mặt Trời.
Tính mềm dẻo là một trong những đặc điểm nổi bật của tư duy sáng tạo. Tính
mềm dẻo được hiểu là khả năng di chuyển dễ dàng từ hoạt động tư duy trí tuệ này
sang hoạt động tư duy trí tuệ khác, dễ dàng di chuyển từ giải pháp này sang giải
pháp khác... Tức là khả năng di chuyển trật tự hệ thống tri thức một cách dễ dàng,
xây dựng những cách nghĩ mới, tạo ra những điều mới trong các mối quan hệ mới
hoặc nhận biết vấn đề mới trong các điều kiện quen thuộc, tránh sự rập khn, bảo
thủ. Ví dụ như khi giải một bài tập, sẽ có người chỉ giải được theo một cách, có
người lại nghĩ ra được nhiều cách giải khác nhau.
Tư duy sáng tạo mang tính thuần thục. Tính thuần thục của tư duy sáng tạo
được hiểu là khả năng sử dụng nhiều loại hình tư duy đa dạng trong phát hiện và
giải quyết vấn đề. Nó đặc trưng bởi khả năng tạo ra một số ý tưởng. Tính thuần
thục u cầu ta khơng nên bó buộc suy nghĩ bản thân, có những suy nghĩ rập
khn, một chiều. Một người có tính thuần thục là việc họ có khả năng xem xét
vấn đề đó một cách đa chiều và tồn diện, nhìn nhận đối tượng, vấn đề ở nhiều góc
độ khác nhau, tìm nhiều giải pháp từ nhiều góc độ và trong tình huống khác nhau
để từ đó tiến hành sàng lọc và lựa chọn giải pháp tối ưu nhất. Chẳng hạn như việc
sinh viên khi nghiên cứu vấn đề thường tiếp cận, phân tích vấn đề dưới nhiều góc
độ, nhiều chiều, có cái nhìn tồn diện về vấn đề.
Tư duy sáng tạo mang tính độc đáo. Tính độc đáo đặc trưng bởi khả năng tìm
kiếm kiến thức mới chưa ai biết, giải pháp có tính mới lạ. Một người có tư duy
sáng tạo mang tính độc đáo thể hiện ở việc tìm ra những liên tưởng và những kết
hợp mới, có thể tìm thấy mối liên hệ trong những sự kiện bên ngồi tưởng như
khơng có liên hệ với nhau, tìm ra giải pháp lạ trong khi đã có những giải pháp khác
và đã biết những giải pháp ấy. Ví như những người làm cơng việc thiết kế (thiết kế
logo) có khả năng kết hợp, liên tưởng tạo ra những sản phẩm độc đáo, ấn tượng.
1.2. Vai trò của tư duy sáng tạo
Trong thế kỉ hội nhập và toàn cầu, khi mà nền kinh tế tri thức lên ngơi, vai trị
của tư duy sáng tạo là vô cùng lớn, nếu như không nói là quyết định đối với q
trình tiến hóa và phát triển của xã hội loài người. Kỹ năng tư duy sáng tạo chính là
chìa khóa đưa thế giới khơng ngừng phát triển,phát minh ra những cơng trình vĩ đại
đóng vai trò quan trọng trong việc làm thay đổi xã hội, giúp xã hội có những bước
tiến dài trong lịch sử.
Nhờ có sáng tạo, qua từng thời đại, con người chế tạo ra vô số thiết bị để thúc
đẩy khả năng của con người. Những thay đổi nhanh chóng của thời đại ngày nay
đặt con người trước yêu cầu rằng các vấn đề phải được giải quyết một cách nhanh
chóng, hiệu quả. Và sáng tạo chính là con đường ngắn nhất dẫn đến thành công.
Những kiến thức chúng ta thu nhận được không đảm bảo rằng chúng ta sẽ giải
quyết tốt những vấn đề gặp trong tương lai, có khả năng tư duy sáng tạo, chúng ta
sẽ vận dụng tổng hợp những kiến thức đó thành những gì mới mẻ hơn, hiệu quả
hơn so với những kiến thức nền tảng ban đầu nhằm giải quyết vấn đề. Tư duy sáng
tạo cần được vận dụng ở mọi lĩnh vực dù là học tập hay làm việc, nó chính là sự
thúc đẩy cho sự phát triển của bản thân mỗi người. Kỹ năng tư duy sáng tạo cũng
chính là phương thức để bạn khẳng định khả năng và vị thế của mình trong xã hội.
Trong cuộc sống cũng như cơng việc, nếu khơng có kỹ năng tư duy sáng tạo thì
bạn sẽ mãi là kẻ khơng có bước tiến mới. Có thể nói nếu khơng có tư duy sáng tạo
thì khơng thể có một xã hội phát triển như hiện nay, nhờ vào khả năng sáng tạo mà
con người đã phát minh ra vô vàn thiết bị tân tiến trong mọi lĩnh vực. Tư duy sáng
tạo là sự khác biệt, ưu thế tuyệt đối của loài người so với các sinh vật khác. Do đó,
bất kỳ ai sinh ra cũng có khả năng tư duy sáng tạo, nhưng nếu khơng hành động thì
khả năng đó sẽ mất dần theo thời gian. Ví dụ như một nhà thiết kế thời trang sáng
tạo, họ sẽ không bao giờ dừng lại ở chỉ 1 hay 2 bộ sưu tập mà sẽ không ngừng làm
công chúng ngạc nhiên với những thay đổi mới mẻ.
Đối với các bạn học sinh, sinh viên, trong học tập, để đạt kết quả cao thì vai trị
của tư duy sáng tạo là vơ cùng lớn. Có sáng tạo, những nội dung kiến thức trên lớp
sẽ khơng cịn khơ khan, cứng nhắc, mọi người sẽ biết cách để làm nội dung bài học
trở nên thú vị, dễ ghi nhớ hơn. Với những ý tưởng sáng tạo, có thể gây ấn tượng
tốt trong bài học, giúp học sinh, sinh viên có khả năng đạt được điểm cao, đam mê
học tập, việc học theo vậy cũng trở nên nhẹ nhàng và thoải mái hơn.
Trong công việc hàng ngày, dù là ở bất cứ ngành nghề nào thì tư duy sáng tạo
cũng vơ cùng cần thiết. Như với lĩnh vực kinh doanh, để đạt được thành công, vượt
trội so với những người khác thì tư duy sáng tạo đóng vai trị vơ cùng quan trọng.
Nhờ tư duy sáng tạo mà có thể đưa ra được các chiến lược, phương pháp kinh
doanh mới mẻ, hiệu quả, tăng sức cạnh tranh. Một phương thức quảng cáo mới lạ
bao giờ cũng gây được sự thu hút và quan tâm của mọi người. Hay một thợ mộc có
khả năng sáng tạo sẽ khơng bao giờ rập khn theo những mẫu có sẵn mà sẽ vận
dụng khả năng của mình để tạo ra những sản phẩm tinh xảo, đẹp đẽ hơn. Một
người bán hàng sáng tạo sẽ luôn tràn ngập ý tưởng để tiếp cận khách hàng. Hoặc
một giảng viên sáng tạo sẽ không bao giờ thiếu những phương pháp hay để truyền
đạt kiến thức cho sinh viên một cách hiệu quả nhất.
Có thể nói, vai trị của tư duy sáng tạo đối với xã hội, với ngành nghề hay với
mỗi cá nhân đều vô cùng quan trọng và cần thiết. Nếu tư duy sáng tạo được ứng
dụng tốt vào cuộc sống, xã hội sẽ ngày càng phát triển hơn, con người cũng sẽ có
nhiều cơ hội để khẳng định vị thế của bản thân. Vì vậy nên có những biện pháp
phù hợp để rèn luyện và cải thiện kĩ năng này.
2. Phương pháp rèn luyện
2.1. Phương pháp đặt vấn đề
Đặt vấn đề giúp con người hiểu rõ bản chất vấn đề, làm việc khoa học hơn.
Đây được xem như là công cụ giúp đỡ chúng ta “gỡ rối” các vấn đề dù to hay
nhỏ.Việc đặt vấn đề ra sẽ giúp chúng ta tư duy được mình đang tìm hiểu vấn đề gì,
vấn đề đó có phù hợp hay khơng,...qua đó sẽ giúp chúng ta giải quyết được vấn đề
mà mình hướng đến. Đặt vấn đề cho những kế hoạch, dự định trong tương lai cũng
là một cách để chúng ta trình bày mục tiêu cho bản thân. Từ việc đặt vấn đề đó
chúng ta sẽ triển khai cách làm việc khoa học hơn trong thực tiễn.
Vấn đề có tác động thúc đẩy tư duy sáng tạo: Vấn đề nảy sinh sẽ là động lực
thôi thúc con người chúng ta tư duy để tìm cách khác giải quyết hiệu quả hơn. Đặc
biệt là đối với những tình huống có vấn đề phù hợp, chúng ta giải quyết có nhận
thức đầy đủ, có năng lực và nhu cầu giải quyết thì sẽ thúc đẩy nhanh chóng khả
năng tư duy giải quyết vấn đề.
Để khẳng định vai trò của việc đặt vấn đề trong sự sáng tạo, Chủ tịch Hồ Chí
Minh đã nói: "Mỗi khi viết một bài báo, thì tự đặt câu hỏi: Viết cho ai xem? Viết để
làm gì? Viết thế nào cho phổ thông dễ hiểu, ngắn gọn dễ đọc?". 1 Cần phải xác định
rõ mục tiêu, định hướng trước khi làm việc gì để khơng lãng phí sự sáng tạo, xác
định đúng vấn đề sáng tạo đúng trọng tâm, phát triển tư duy mang lại hiệu quả làm
việc tối đa.
1 Nguyễn Văn Toàn, “Cách viết báo của Bác Hồ và chuyện Người đặt tên cho một tờ báo của Hà Nội”,
Báo Nghệ An, 11/06/2020.
“Căn phòng mơ ước” dành cho trẻ trong độ tuổi 9 – 14 và có mong muốn “hơ
biến” căn phịng hiện có của mình trở nên tuyệt vời như mơ. Chương trình truyền
hình giúp truyền cảm hứng cho các bạn nhỏ về cách làm việc khoa học, khơi gợi
khả năng sáng tạo, đặc biệt là kỹ năng đặt vấn đề khi bắt tay vào việc trang trí cho
căn phịng nhỏ của mình. Bằng óc sáng tạo và gu thẩm mỹ độc đáo, các em nhỏ đã
“thay áo” mới cho căn phịng riêng của mình như một nhà thiết kế nội thất thực
thụ.2
2.2. Phương pháp tư duy đa chiều và phản biện
Phương pháp tư duy đa chiều giúp giải quyết các vấn đề thông qua một cách
tiếp cận sáng tạo không tuân theo logic thông thường, quan tâm đến việc khám phá
những cách giải quyết khác bằng cách tái cấu trúc và sắp xếp lại thơng tin có sẵn,
đặt ra những câu hỏi khiêu khích tính đúng của vấn đề hoặc cách làm cũ để tạo ra
các cách tiếp cận thay thế thay vì suy luận logic tuần tự từng bước như truyền
thống.3 Đặt vấn đề “tắc thang máy” đang diễn ra ở trường đại học Luật Hà Nội,
việc trường lắp đặt gương có thể coi là một cách giải quyết thú vị và sáng tạo. Theo
một khảo sát quy mô nhỏ trên 30 sinh viên, có đến 80% các bạn sinh viên thường
soi gương khi ở trong thang máy và 60% không cảm thấy thang máy chậm là điều
bất tiện. Việc nhìn ngắm bản thân trong gương khiến nhiều bạn khơng cịn để ý
thời gian trong thang máy. Một khảo sát khác được thực hiện ở Ấn Độ với công cụ
Bảng Câu hỏi Tư duy đa chiều (LTQ) được thiết kế và tiêu chuẩn hóa bởi điều tra
viên. Bốn khía cạnh là khả năng mô tả, khiếu hài hước, hiểu biết sâu sắc và giải
quyết vấn đề, cuối cùng là kết quả về chỉ số tư duy đa chiều. Từ bảng trên4 có thể
suy ra rằng mức độ tư duy đa chiều của giáo viên tương lai là trung bình. Trong số
đó, họ có cái nhìn sâu sắc (Insight) cao (61%) và khả năng giải quyết vấn đề
2 “Kỹ năng đặt câu hỏi giúp trẻ phát triển tư duy bậc cao”, Arkki.
3 Edward DeBono, “Tư duy đa chiều - phương pháp sáng tạo không giới hạn”, Nxb Thế giới, 2020.
4 />
(Problem solving) thấp hơn (50%). Có thể là do thực tế là, các giáo viên tương lai
vẫn đang trong quá trình học của họ và thường có các ý tưởng mới mẻ, vì vậy họ
có cái nhìn sâu sắc tốt. Tuy nhiên, vì họ chưa đối mặt với các tình huống thực tế
nhiều nên họ không gặp phải bất kỳ vấn đề nào và do đó, khả năng giải quyết vấn
đề thấp.
Albert Einstein luôn đặt câu hỏi trong các giả thuyết chuyển động của Newton
cho đến khi công bố “thuyết tương đối”. Điều đó cho thấy cuộc sống khơng có gì
là “tuyệt đối” và ln có chỗ cho những giả thuyết ngược lại, đây chính là tư duy
phản biện. Tư duy phản biện hay là tư duy phân tích là một q trình tư duy biện
chứng gồm phân tích và đánh giá một thơng tin đã có theo các cách nhìn khác cho
vấn đề đã đặt ra nhằm làm sáng tỏ và khẳng định lại tính chính xác của vấn đề. 5
Một quá trình tư duy phản biện bao gồm các bước: Nhận dạng những ý kiến liên
quan với vấn đề đưa ra; phân tích vấn đề và các ý kiến theo những góc độ, trình tự
khác nhau; đánh giá sức thuyết phục của ý kiến. Để đánh giá tư duy phản biện của
một người, có một số bài test tâm lý mà tiêu biểu là California Critical Thinking
Disposition Inventory, đánh giá tư duy phản biện dựa trên 7 tiêu chí: tìm kiếm sự
thật; cởi mở; phân tích; hệ thống; tự tin trong lập luận; tị mị; chín chắn trong phán
xét. Tuy nhiên, những bài test này chỉ là sự phản ánh khả năng tư duy, khơng phải
là một hình thức rèn luyện. Để có kỹ năng tự phản biện tốt, cần rèn luyện khả năng
tư duy logic, nguyên tắc lập luận, cần thấu hiểu tâm lý con người, nhận dạng rõ
điểm mạnh và điểm yếu của bản thân, biết áp dụng lý thuyết vào thực tiễn, có thái
độ đúng đắn trong học tập, rèn luyện.
2.3. Phương pháp mở rộng kiến thức
Đầu tiên, muốn có thể tăng cường khả năng sáng tạo của mình thì chúng ta
phải mở rộng kiến thức của bản thân trước, bởi muốn sáng tạo thì phải dựa trên
những điều đã biết. Có thể ví kiến thức của bản thân giống như vật liệu xây nhà
5 />
cịn khả năng sáng tạo là yếu tố giúp
cho ngơi nhà trở thành hiện thực theo
ý muốn của bản thân. Muốn ngơi nhà
to đẹp thì phải có vật liệu dồi dào và
chất lượng cao. Bất kỳ một người
nào muốn sáng tạo ra những thứ đột phá họ đều phải kế thừa những thành tựu từ
những thế hệ đi trước. Danh họa Picasso đã nói “Nghệ sĩ giỏi thì sao chép, nghệ sĩ
vĩ đại thì ăn cắp” để khẳng định muốn sáng tạo thì trước hết phải có tri thức. Như
vậy, việc mở rộng kiến thức sẽ là nền tảng vững chắc cho việc sáng tạo của mỗi
chúng ta.
Nhắc đến mở rộng kiến thức, chắc hẳn phần lớn chúng ta sẽ nghĩ ngay đến
sách, bởi sách chính là thế giới thu nhỏ, chứa đựng biết bao nhiêu điều mới lạ, bao
nhiêu vùng đất mà ta chưa từng có cơ hội được đặt chân tới. Nhưng không phải cứ
đọc nhiều, đọc tràn lan là sẽ mở rộng được kiến thức. Muốn rèn luyện tư duy sáng
tạo, khi đọc sách, chúng ta nên đọc chậm, đọc kĩ, đánh dấu vào những chi tiết hay,
thơng tin mới và thay vì tiếp nhận thơng tin một chiều, ta hãy tích cực tư duy khi
đọc, thử đặt câu hỏi “tại sao”, “như thế nào” cho những thông tin ấy. Đặc biệt, đối
với sinh viên luật, việc rèn cho mình khả năng, thói quen đọc sách hiệu quả là một
việc vơ cùng quan trọng trong q trình học tập và làm việc. Có như vậy chúng ta
mới tìm được những sai sót, bất cập, điểm chưa hợp lý để có thể góp ý hồn thiện
pháp luật. Bên cạnh đó, ngơn ngữ cũng là một trong những yếu tố thúc đẩy khả
năng tư duy sáng tạo. Vì vậy, ta nên tận dụng cơ hội nói chuyện với nhiều người,
về nhiều chủ đề để có thể tích lũy thêm kiến thức về các lĩnh vực trong cuộc sống
và cũng để tăng khả năng giao tiếp, tư duy ngôn ngữ. Ví dụ khi vào một mơi
trường mới, thay vì chỉ rụt rè, im lặng quan sát, hãy tích cực bắt chuyện, làm quen
với mọi người, trao đổi và học hỏi từ những câu chuyện họ kể, những trải nghiệm
của họ. Không chỉ vậy, dám phá bỏ các nguyên tắc, bước ra khỏi vùng an toàn
cũng là một phương pháp hiệu quả để mở rộng kiến thức của bản thân. Khi gặp
một vấn đề, một tình huống mới cần giải quyết, thay vì làm cách truyền thống, làm
như số đơng, sao ta khơng thử tìm cho mình một hướng đi mới nhanh và hiệu quả
hơn? Đây cũng chính là cách các nhà bác học, các nhà nghiên cứu với những phát
minh mới ra đời. Sự ham học hỏi, tiếp thu tri thức, nỗ lực tìm ra phương pháp tốt
nhất chính là động lực thúc đẩy sự phát triển của tư duy sáng tạo. Happiness
Saigon đã tổ chức một khảo sát sát gồm 8 câu hỏi để xác định những yếu tố các
marketer và nhà lãnh đạo thương hiệu. Kết quả khảo sát cho thấy, bên cạnh kỹ
năng chiến lược, nguồn ngân sách, kỹ năng phân tích dữ liệu,… thì sáng tạo và kỹ
năng tư duy là yếu tố được coi trọng nhất khi một thương hiệu lựa chọn đại lý cho
mình.6
2.4. Phương pháp kết hợp
Để tư duy sáng tạo hoạt động hiệu quả chúng ta cần kết hợp nhiều phương
pháp như là rèn luyện thói kết hợp giữa nghỉ ngơi khoa học và ứng dụng công nghệ
vào cuộc sống. Việc luyện tập tư duy sáng tạo hàng ngày sẽ hình thành nên một
dạng trí nhớ cơ bắp, khiến não bộ phản ứng nhanh hơn khi gặp vấn đề. Việc hình
thành thói quen sẽ giúp cho khả năng sáng tạo trở nên dễ dàng hơn.
Việc nghỉ ngơi khoa học đúng cách sẽ giúp cơ thể có một trạng thái tốt nhất để
hoạt động. Các nghiên cứu gần đây đã chỉ ra rằng, việc nghỉ ngơi của não bộ có
mối quan hệ mật thiết với khả năng sáng tạo. 7 Việc khởi động trong tư duy cũng
giống như trong thể thao, nó giúp cho não bộ chuyển từ trạng thái bình thường
sang trạng thái tư duy sáng tạo. Bạn có thể thực hiện việc khởi động này bằng cách
ghi tất cả những ý tưởng bạn có trong đầu (cả tốt và xấu) ra giấy trong khoảng 30
phút trước khi bắt đầu làm việc, não bộ lúc này đã bắt đầu quen với việc nghĩ ra
các ý tưởng và công việc sáng tạo sẽ thuận lợi hơn.8
6 “Sáng tạo” là giá trị quan trọng nhất của một Công ty Quảng cáo”, Happiness Saigon.
7 Community structure of the creative brain at rest - ScienceDirect
8 6 Ways to Boost Your Creative Thinking | Inc.com
Để có thể sáng tạo, chúng ta cần phải có một lịch làm việc hoàn hảo dành riêng
cho bản thân và hãy áp dụng tư duy sáng tạo cùng với công nghệ vào việc xây
dựng lịch làm việc bởi lợi thế của chúng ta hiện nay là đang sống trong thời kì
cơng nghệ lên ngơi. Hãy tham khảo video hướng dẫn cách sử dụng chi tiết ứng
dụng Google Calendar tại kênh Youtube: The Hanoi Chamomile. 9 Để có thể xây
dựng được lịch làm việc sáng tạo và phù hợp với bản thân.
Cơng nghệ cịn giúp cơng việc trở nên khoa học và tiết kiệm thời gian hơn.
Công nghệ giúp cho q trình tự động hố diễn ra liên tục, rút ngắn thời gian lao
động và tăng thêm thời gian để chúng ta có thể sáng tạo và tham gia thêm nhiều
hoạt động thực tế và trải nghiệm sẽ giúp mang lại nhiều hiệu quả hơn. Trong một
bài giảng, giáo viên muốn kích thích khả năng sáng tạo cũng như khả năng tư duy
và ghi nhớ lâu dài kiến thức của sinh viên cần phải xây dựng những slide bài giảng
sống động kết hợp màu sắc, hình ảnh, âm thanh bởi não bộ sẽ được kích thích cũng
như tư duy sáng tạo mạnh mẽ hơn. Việc chuyển từ ghi chép truyền thống sang ghi
chép bằng máy tính cũng như tự xây dựng lại bài học bằng các ứng dụng ghi chú,
phát triển nội dung và tìm kiếm thêm thơng tin trực tiếp từ các thiết bị công nghệ
sẽ giúp việc học cũng như việc tìm hiểu thêm tư liệu diễn ra xuyên suốt đồng thời
vận dụng ngay chính sự sáng tạo của bản thân để thiết kế bài học theo cách riêng
của mình giúp ghi nhớ tốt hơn. Trong tình hình dịch bệnh như hiện tại, làm việc và
học tập online là giải pháp tối ưu nhất và Việt Nam cũng không phải là ngoại lệ,
theo Chỉ số Đổi mới sáng tạo Tồn cầu (GII) năm 2020, Việt Nam duy trì vị trí thứ
42 trong hai năm liên tiếp. Tuy kết quả xếp hạng chung GII vẫn giữ nguyên nhưng
so sánh với 2019, Việt Nam có sự cải thiện trong hạng mục Hiểu biết kinh doanh
(hạng 39) và tụt hạng trong các chỉ số liên quan đến Nguồn nhân lực và Nghiên
cứu phát triển (hạng 79), Đầu ra về kiến thức và công nghệ (hạng 37). 10 Bên cạnh
9 />10 “Báo cáo mức độ sẵn sàng về khả năng số Việt Nam”, Công ty TNHH PwC (Việt Nam), 3/2021.
đó cịn có những số liệu kèm theo để khái qt được tình hình áp dụng cơng nghệ,
sáng tạo trong học tập và làm việc.11
Lời kết
Như vậy, từ việc phân tích khái niệm, đặc điểm, vai trị và phương pháp rèn
luyện có thể thấy được tầm quan trọng của tư duy sáng tạo trong cuộc sống cũng
như trong học tập của con người. Từ đó, ứng dụng vào thực tiễn để giải quyết
những vấn đề trong cuộc sống, cũng như nâng cao hiệu quả việc học tập của sinh
viên khi trau dồi tri thức cho bản thân mình. Tư duy sáng tạo không phải phương
thức tiên quyết để đạt được thành cơng, nhưng nó là yếu tố quan trọng giúp ta có
được thành cơng.
11 Xem số liệu tại phụ lục.
3. Phụ lục
3.1. Phương pháp đặt vấn đề
“Căn
mơ
ước”
phòng
dành
cho trẻ trong độ
tuổi 9 – 14 và có
mong muốn “hơ
biến” căn phịng
hiện có của mình
trở nên tuyệt vời
như mơ. Chương
trình truyền hình
giúp truyền cảm
hứng cho các bạn
nhỏ về cách làm
việc khoa học, khơi gợi khả năng sáng tạo, đặc biệt là kỹ năng đặt vấn đề khi bắt
tay vào việc decor cho căn phịng nhỏ của mình. Bằng óc sáng tạo và gu thẩm mỹ
độc đáo, các em nhỏ đã “thay áo” mới cho căn phịng riêng của mình như một nhà
thiết kế nội thất thực thụ.
3.2. Phương pháp tư duy đa chiều và phản biện
Nghiên cứu này được thực hiện bằng phương pháp khảo sát. Đối tượng khảo
sát là các giáo viên tương lai (sinh viên ngành giáo dục) đang học tại các trường
cao đẳng, chuyên ngành ở các quận Tirunelveli, Thoothukudi và Kanyakumari của
Tamil Nadu, Ấn Độ. Điều tra viên đã chọn 1345 giáo viên tương lai bằng kỹ thuật
lấy mẫu ngẫu nhiên phân tầng.
Công cụ Bảng Câu hỏi Tư duy đa chiều (LTQ) được thiết kế và tiêu chuẩn hóa
bởi điều tra viên. Bốn khía cạnh là khả năng mô tả, khiếu hài hước, hiểu biết sâu
sắc và giải quyết vấn đề, cuối cùng là kết quả về chỉ số tư duy đa chiều.
3.3. Phương pháp mở rộng kiến thức
Ngày 3/6/2016, Happiness Saigon tổ chức một hội thảo với chủ đề 1-2-3 Kết
nối, đây là một sự kiện dành riêng cho khách hàng và đối tác của Happiness. Ngay
tại sự kiện, Happiness Saigon đã tổ chức một khảo sát sát gồm 8 câu hỏi để xác
định những yếu tố các marketer và nhà lãnh đạo thương hiệu cần ở công ty quảng
cáo, với trên 30 đại diện như NIVEA, UBER, RMIT,...
Kết quả khảo sát
cho thấy, bên cạnh
kỹ năng chiến lược,
nguồn ngân sách,
kỹ năng phân tích
dữ liệu,… thì sáng
tạo và kỹ năng tư
duy là yếu tố được
coi trọng nhất khi
một thương hiệu lựa chọn đại lý cho mình. Cụ thể, sáng tạo được chọn là yếu tố
hàng đầu (48%) và được khách hàng đánh giá cao nhất khi ý tưởng đánh đúng vào
tâm lý của người tiêu dùng và truyền tải tốt trên các phương tiện truyền thơng.
Khơng có gì ngạc nhiên với kết quả này vì sáng tạo vẫn ln là mấu chốt giúp
quảng cáo thành cơng, dù là chiến dịch tồn cầu hay địa phương. Sáng tạo thổi hồn
vào các thông điệp về sản phẩm và dịch vụ, khiến chúng được nhớ lâu dài. Hơn
nữa, quảng cáo sáng tạo kích thích sự tị mị và quan tâm về một thương hiệu, làm
mọi người tìm hiểu thêm thông tin về sản phẩm và dịch vụ. Ngồi ra, nó có thể ảnh
hưởng sâu sắc đến nhận thức của người tiêu dùng và giúp tạo nên trải nghiệm
thương hiệu tốt. Tóm lại, sáng tạo một lần nữa được khẳng định chính là chìa khóa
của quảng cáo thành công.
3.4. Phương pháp kết hợp
Nguồn của dữ liệu dưới đây thuộc: Công ty TNHH PwC (Việt Nam).
Theo Chỉ số Đổi mới sáng tạo Toàn cầu (GII) năm 2020, Việt Nam duy trì vị trí
thứ 42 trong hai năm liên tiếp. Tuy kết quả xếp hạng chung GII vẫn giữ nguyên
nhưng so sánh với 2019, Việt Nam có sự cải thiện trong hạng mục Hiểu biết kinh
doanh (hạng 39) và tụt hạng trong các chỉ số liên quan đến Nguồn nhân lực và
Nghiên cứu phát triển (hạng 79), Đầu ra về kiến thức và công nghệ (hạng 37).
Mặc dù Việt Nam đã nhấn mạnh trọng tâm vào cải cách chính sách Công
nghiệp 4.0, nhưng về kỹ năng kỹ thuật số của lực lượng lao động, Việt Nam đã tụt
4 bậc xuống vị trí thứ 96 trong Chỉ số Năng lực Cạnh tranh Nhân tài Toàn cầu năm
2020 (GTCI). Điều rõ ràng là đại dịch COVID-19 đã thúc đẩy áp dụng công nghệ
số một cách đáng kể và mang tính lâu dài ở Việt Nam. Ví dụ, Cổng Dịch vụ cơng
Quốc gia, có thể thúc đẩy q trình chuyển đổi kỹ thuật số của Việt Nam, ra mắt
vào cuối năm 2019, đã chứng kiến sự gia tăng lưu lượng truy cập trong năm 2020,
với 11 triệu lượt truy cập vào cuối tháng 1 và hơn 28 triệu lượt vào cuối tháng 3,
trong thời điểm bùng phát COVID-19 ở Việt Nam. Ngoài ra, nền kinh tế số của
Việt Nam đã phát triển nhanh nhất ở Đông Nam Á trong năm 2020, được dự đốn
đạt giá trị ước tính là 52 tỷ USD vào năm 2025.
Danh mục tài liệu tham khảo
Giáo trình
Giáo trình Tâm lí học đại cương, Trường đại học Luật Hà Nội, Nxb Công an
Nhân dân, 2020.
Bài viết, tạp chí, video
1. Nguyễn Văn Tồn, “Cách viết báo của Bác Hồ và chuyện Người đặt tên cho
một tờ báo của Hà Nội”, Báo Nghệ An, 11/06/2020.
2. “Kỹ năng đặt câu hỏi giúp trẻ phát triển tư duy bậc cao”, Arkki.
3. Edward DeBono, “Tư duy đa chiều - phương pháp sáng tạo không giới hạn”,
Nxb Thế giới, 2020.
4. “Sáng tạo là giá trị quan trọng nhất của một Công ty Quảng cáo”, Happiness
Saigon.
5. Community structure of the creative brain at rest – ScienceDirect.
6. 6 Ways to Boost Your Creative Thinking.
7. “Báo cáo mức độ sẵn sàng về khả năng số Việt Nam”, Công ty TNHH PwC
(Việt Nam), 3/2021.
8. />9. />10. /> Các website
1. Báo Nghệ An: />2. Arkki Việt Nam: />3. Happiness Saigon: />4. ScienceDirect : />5. PwC Việt Nam: />