Tải bản đầy đủ (.doc) (100 trang)

LUẬN văn đề tài CHẤT LƯỢNG GIÁO dục CHÍNH TRỊ tư TƯỞNG TRONG QUÂN đội TRƯỚC yêu cầu của CUỘC đấu TRANH tư TƯỞNG ở nước TA HIỆN NAY

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (293.11 KB, 100 trang )

LUẬN VĂN ĐỀ TÀI- CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC CHÍNH TRỊTƯ TƯỞNG TRONG QUÂN ĐỘI TRƯỚC YÊU CẦU CỦA
CUỘC ĐẤU TRANH TƯ TƯỞNG Ở NƯỚC TA HIỆN NAY

1.1. Chất lượng giáo dục chính trị tư tưởng trong quân đội
1.1.1 Bản chất, chức năng và các loại hình cơ bản của
GDCTTT Bản chất của GDCTTT
Thuật ngữ "Giáo dục chính trị - tư tưởng" được sử dụng khá phổ
biến trong các văn kiện của Đảng Cộng sản Việt Nam cũng như
trong các sách báo, tạp chí ở nước ta và nước ngồi. Đó là một khái
niệm được nhiều bộ môn khoa học nghiên cứu như: CTĐ, CTCT,
giáo dục học, tâm lý học...
Tùy theo đặc điểm bộ mơn, mục đích nghiên cứu và phương pháp
tiếp cận các học giả đã đưa ra những định nghĩa khác nhau về khái
niệm này.
Dưới góc độ triết học, luận án tiếp cận khái niệm GDCTTT trong
mối quan hệ với đấu tranh tư tưởng, với tính cách là một dạng thức
của đấu tranh tư tưởng - đấu tranh tư tưởng, một loại hình cơ bản
của đấu tranh giai cấp trong xã hội có sự phân chia thành giai cấp.
Với cách tiếp cận đó, GDCTTT ra đời khi xã hội loài người phân
chia thành giai cấp và xuất hiện các hệ tư tưởng. Hệ tư tưởng của
một giai cấp phản ánh lợi ích giai cấp dưới hình thức lý luận, nó
mang bản chất giai cấp sâu sắc. Trong lịch sử nhân loại, các giai cấp


thống trị, thông qua đội ngũ những nhà tư tưởng và các thiết chế tư
tưởng ln tìm mọi cách tác động, truyền bá hệ tư tưởng của mình
sao cho trở thành hệ tư tưởng thống trị xã hội, hướng hoạt động của
mọi thành viên trong xã hội vào bảo vệ và xây dựng chế độ hiện
tồn. Bởi thế, các giai cấp thống trị ln ln coi GDCTTT là một vũ
khí sắc bén trong đấu tranh tư tưởng để duy trì sự thống trị của họ
đối với xã hội.


Như vậy, GDCTTT ra đời do nhu cầu khách quan của đấu tranh
giai cấp nhu cầu phát triển và truyền bá hệ tư tưởng của một giai
cấp nhất định. GDCTTT là sản phẩm của xã hội phân chia thành
giai cấp. Nó khơng phải là một cái gì vĩnh hằng mà sẽ mất đi khi lực
lượng sản xuất phát triển cao khiến cho sự phân chia giai cấp trở
thành thừa. GDCTTT là một phạm trù lịch sử.
Đảng Cộng sản - bộ tham mưu của giai cấp công nhân, đảm
đương sứ mệnh lịch sử lãnh đạo giải phóng dân tộc, giải phóng giai
cấp và xã hội cũng coi GDCTTT là phương tiện hết sức quan trọng
để vận động quần chúng nhân dân làm cách mạng. Lênin đã chỉ rõ:
"Nhiệm vụ thứ nhất của bất cứ một chính đảng nào có trọng trách
đối với tương lai là thuyết phục cho đa số nhân dân thấy được sự
đúng đắn của cương lĩnh và sách lược của mình" [34, 208].
Ở nước ta, trong lịch sử đấu tranh cách mạng của giai cấp công
nhân, GDCTTT xuất hiện ngay trong quá trình chuẩn bị cho sự ra
đời của Đảng Cộng sản Việt Nam. Đồng chí Lê Duẩn viết: "Trong


Đảng ta, khơng có ngành nào già bằng ngành tun huấn, từ khi có
Đảng đã có nó rồi" [15,112].
Trong suốt quá trình lãnh đạo cách mạng Việt Nam, Đảng ta và
Chủ tịch Hồ Chí Minh xác định: "Giáo dục tư tưởng và lãnh đạo tư
tưởng là việc quan trọng nhất của Đảng" [52, 3]. Công tác GDCTTT
là một mũi nhọn xung kích trong việc giác ngộ cách mạng cho quần
chúng, cổ vũ, động viên quần chúng tham gia tự giác, tích cực vào
sự nghiệp cách mạng của dân tộc.
Lịch sử cách mạng Việt Nam đã chứng minh: cùng với các hoạt
động khác của công tác tư tưởng, hoạt động GDCTTT đã góp phần
tích cực vào sự nghiệp cách mạng vĩ đại của Đảng; góp phần giác
ngộ, động viên, tập hợp, đoàn kết cả dân tộc hoàn thành thắng lợi

cuộc cách mạng dân tộc dân chủ và ngày nay đang vững bước trên
con đường đi lên CNXH, viết nên những trang sử vàng chói lọi
trong 7 thập kỷ qua.
QĐNDVN do Đảng Cộng sản Việt Nam - chính đảng của giai cấp
cơng nhân Việt Nam tổ chức, giáo dục và rèn luyện. Để bảo đảm
cho quân đội thực sự là công cụ bạo lực sắc bén của Đảng, tuyệt đối
trung thành với Đảng, luôn luôn giữ vững bản chất giai cấp công
nhân, Đảng ta thực hiện sự lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt
đối với quân đội. Trong toàn bộ hoạt động lãnh đạo đó của Đảng đối
với quân đội, cơng tác tư tưởng nói chung, cơng tác GDCTTT nói
riêng giữ vị trí đặc biệt quan trọng.


Lịch sử hơn 50 năm xây dựng, trưởng thành, chiến đấu và chiến
thắng vẻ vang của quân đội ta đã khẳng định: "Bất cứ cơng việc gì
muốn làm tốt trước hết phải thông suốt về tư tưởng. Muốn làm tốt
công tác tư tưởng đối với toàn quân trước hết phải làm tốt công tác
tư tưởng trong nội bộ Đảng, làm từ trong Đảng ra ngoài quần
chúng. Trước những thử thách trong những bước ngoặt của cách
mạng và chiến tranh cả về chính trị và quân sự, cả lúc thắng lợi và
thất bại, cả trong thời bình và thời chiến, quân đội có vững vàng
vượt qua và vươn lên đáp ứng yêu cầu mới của nhiệm vụ cách mạng
hay không đều tùy thuộc trước hết vào chất lượng chính trị - tư
tưởng của CB, CS và chất lượng công tác tư tưởng. Vì vậy, tăng
cường cơng tác tư tưởng của Đảng trên mọi lĩnh vực là vấn đề thuộc
nguyên tắc của công tác xây dựng Đảng, đồng thời là nguyên tắc
của CTĐ, CTCT" [92, 187-188]. Bởi thế: "Trong việc xây dựng sức
mạnh chiến đấu của qn đội, đặt vị trí cơng tác tư tưởng lên hàng
đầu là hoàn toàn đúng đắn" [71. 29].
Như vậy rõ ràng GDCTTT là một dạng thức cơ bản của đấu tranh

tư tưởng. Đồng chí Lê Duẩn chỉ rõ: “Công tác tuyên truyền, giáo
dục là một cuộc cách mạng về tư tưởng, một cuộc đấu tranh tư
tưởng" [55, 187]. Cần lưu ý rằng GDCTTT không phải là hoạt động
sáng tạo khoa học, nó khơng có chức năng khám phá khoa học, phát
hiện những quy luật vận động và phát triển của xã hội tạo cơ sở lý
luận xác định đúng đắn đường lối chiến lược sách lược cách mạng
đưa đất nước đi lên. Chức năng đó do các khoa học xã hội và nhân


văn, khoa học chiến lược và sách lược cách mạng đảm nhiệm. Thế
nhưng, GDCTTT có vai trị to lớn đối với hoạt động cách mạng cải
tạo xã hội. Thông qua hoạt động GDCTTT, các quy luật vận động
và phát triển tất yếu khách quan của đất nước do các khoa học phát
hiện ra và quán triệt trong các quan điểm đường lối, chủ trương,
chính sách của Đảng và Nhà nước, được truyền bá thâm nhập vào
quần chúng, chuyển thành ý thức tự giác của quần chúng, định
hướng suy nghĩ và hành động của quần chúng, thúc đẩy quần chúng
tham gia tích cực và có hiệu quả vào sự nghiệp cách mạng của
Đảng. Nói cách khác, GDCTTT là hoạt động có tác dụng mạnh mẽ
trong việc làm chuyển biến nhận thức tư tưởng, hành động của quần
chúng theo định hướng chính trị của Đảng.
Vậy GDCTTT là gì?
Từ điển bách khoa quân sự Xơ-Viết định nghĩa: "Giáo dục chính
trị - tư tưởng trong các lực lượng vũ trang là hệ thống các biện pháp
nhằm hình thành cho sĩ quan và chiến sĩ có đủ trình độ tư tưởng và
sẵn sàng hồn thành mọi nhiệm vụ chiến đấu để giành được chiến
thắng trong chiến tranh" [94, 388].
Từ điển giải thích thuật ngữ quân sự, do Cục Khoa học quân sự.
Bộ Tổng tham mưu, QĐNDVN, xuất bản năm 1985 giải thích:
"Giáo dục chính trị - tư tưởng, q trình tác động liên tục, có cơ sở

khoa học, có định hướng vào đối tượng được giáo dục nhằm bồi
dưỡng cho họ khả năng nhận thức chính trị đúng đắn, thái độ chính
trị phù hợp với quan điểm cách mạng, tinh thần kiên định đấu tranh


vì chủ nghĩa xã hội. Giáo dục chính trị - tư tưởng là một nội dung cơ
bản trong việc đào tạo và rèn luyện quân nhân cách mạng, được tiến
hành một cách thường xuyên và có hệ thống đối với mỗi quân nhân
trong suốt quá trình tại ngũ, bằng huấn luyện chính trị theo các
chương trình phù hợp với từng cấp quân nhân, bằng công tác tuyên
truyền và vận động chính trị và bằng sinh hoạt tập thể trong quân
đội"[95, 259].
Chúng tôi cho rằng những định nghĩa trên về thuật ngữ GDCTTT,
về cơ bản là đúng đắn, khoa học, có những hạt nhân hợp lý, nhưng
cần bổ sung, phát triển sâu sắc hơn, tăng thêm một số dấu hiệu trong
nói hàm của khái niệm.
Từ sự phân tích trên có thể định nghĩa GDCTTT trong quân đội ta
là quá trình tác động có mục đích, có tổ chức, có hệ thống của
Đảng vào ý thức của CB, CS để truyền bá những tư tưởng chính trị
cơ bản, cốt lõi là CNM-LN, TTHCM, đường lối, chính sách của
Đảng và pháp luật của Nhà nước làm cho chúng thấm sâu, chiếm vị
trí thống trị tuyệt đối trong đời sống tinh thần, định hướng suy nghĩ
và hành động của CB. CS; xây dựng cho họ thế giới quan và
phương pháp luận khoa học, bản lĩnh chính trị vững vàng, nhân
sinh quan cộng sản chủ nghĩa; bồi dưỡng cho họ năng lực thực hiện
những tư tưởng chính trị của Đảng trong chiến đấu và mọi hoạt
động chính trị xã hội khác; tập hợp, đồn kết, động viên, cổ vũ họ
hành động tích cực, sáng tạo vì lý tưởng, mục tiêu độc lập dân tộc



và CNXH góp phần củng cố vững chắc trận địa tư tưởng của Đảng
trong quân đội.
Do đó có thể khẳng định: Bản chất của GDCTTT trong quân đội
ta là đấu tranh tư tưởng để xác lập vị trí thống trị tuyệt đối của
CNM-LN, TTHCM trong đời sống tinh thần của CB, CS, củng cố
vững chắc trận địa tư tưởng của Đảng trong quân đội; bồi dưỡng,
rèn luyện những quân nhân có thế giới quan khoa học, cách mạng,
bản lĩnh chính trị vững vàng, đạo đức, lối sống của giai cấp cơng
nhân, hồn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ.
Trong GDCTTT, giáo dục chính trị và giáo dục tư tưởng gắn kết
chặt chẽ với nhau thành một quá trình thống nhất biện chứng. Giáo
dục chính trị, trung tâm là giáo dục CNMLN, TTHCM, đường lối
chính sách của Đảng phải gắn với khắc phục tư tưởng sai, xây dựng
tư tưởng đúng, trực tiếp chỉ đạo hành động tích cực sáng tạo của
mỗi người trong đấu tranh cách mạng. Ngược lại, xây dựng tư
tưởng từ tư tưởng chính trị đến phẩm chất đạo đức cách mạng, phải
trên cơ sở bồi dưỡng các kiến thức khoa học xã hội và nhân văn,
trung tâm là CNMLN, TTHCM, đường lối chính sách của Đảng.
Chức năng cơ bản của GDCTTT.
Chức năng của GDCTTT được hiểu là những nhiệm vụ chung,
bao quát mang tính ổn định mà nhờ việc thực hiện chúng, chủ thể
GDCTTT tác động một cách có mục đích đến ý thức và hành vi của
đối tượng. Chức năng của GDCTTT mang tính khách quan được
quy định bởi bản chất của nó và do nhu cầu khách quan của sự


nghiệp cách mạng của Đảng, nhu cầu khách quan của đấu tranh giai
cấp và dân tộc nói chung đấu tranh tư tưởng nói riêng mà hình
thành.
GDCTTT có các chức năng cơ bản sau:

Thứ nhất, chức năng nhận thức.
Đây là chức năng quan trọng đầu tiên của GDCTTT. Thông qua
việc truyền bá, giải thích rộng rãi lý luận cách mạng của giai cấp
cơng nhân, đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà
nước, truyền thụ những tri thức về lĩnh vực chính trị - xã hội, bao
gồm cả học thuyết chiến tranh quân đội của chủ nghĩa Mác - Lê nin,
tư tưởng quân sự Hồ Chí Minh, quan điểm đường lối quân sự của
Đảng... GDCTTT góp phần quan trọng làm cho quần chúng nhận
thức đúng đắn về sự vận động và phát triển của xã hội, có phương
pháp đúng đắn để xem xét và giải quyết các sự kiện, hiện tượng
trong đời sống xã hội, kể cả các vấn đề quốc phòng, chiến tranh,
quân sự, quân đội...
Chức năng nhận thức của GDCTTT, thực chất là quá trình hình
thành ở đối tượng giáo dục những khái niệm chính trị, đạo đức,
pháp luật, văn hóa, thẩm mỹ... giúp họ nhận ra giá trị tốt đẹp, chân
lý, lẽ phải, hiểu được tính nhân bản, nhân văn, nhân đạo của cuộc
sống và sống theo định hướng của các giá trị xã hội tốt đẹp. Nhận
thức đúng là cơ sở cho sự hình thành tình cảm, thái độ và hành vi
phù hợp với những chuẩn mực xã hội.Ngược lại nhận thức sai lầm


là nguyên nhân dẫn đến những thái độ và hành vi cản trở sự phát
triển xã hội.
Thứ hai, chức năng định hướng
Định hướng suy nghĩ và hành động của con người là một chức
năng quan trọng của GDCTTT. GDCTTT xây dựng cho quần chúng
thế giới quan và phương pháp luận khoa học, niềm tin cộng sản chủ
nghĩa, từ đó giúp con người xác định đúng mục tiêu, lý tưởng, có
định hướng chính trị đúng đắn, chỉ đạo con người lựa chọn con
đường, biện pháp để thực hiện mục tiêu đó. Khơng xác định rõ hoặc

mất phương hướng chính trị, con người khơng có khả năng phân
biệt đúng sai, dễ dao động ngả nghiêng trước những biến cố chính
trị xã hội. Thơng qua những hình thức và phương pháp tác động tư
tưởng phong phú, sinh động, hấp dẫn có sức thuyết phục cao,
GDCTTT vừa thực hiện chức năng định hướng rộng (mục tiêu lý
tưởng, lẽ sống, lối sống, định hướng giá trị nhân cách…); vừa thực
hiện chức năng định hướng hẹp (định hướng thái độ hành vi của con
người trước nột sự kiện cụ thể, một hoạt động cụ thể, trong những
mối quan hệ xã hội nhất định….).
Định hướng chính trị, tư tưởng là một việc làm thường xuyên của
GDCTTT. Đặc biệt trước những bước ngoặt của cách mạng, trước
những biến cố phức tạp trong đời sống chính trị quốc tế và trong
nước, trước mỗi chủ trương mới của Đảng và Nhà nước lại càng
phải coi trọng việc định hướng chính trị, tư tưởng đúng đắn cho
quần chúng. Nếu không kịp thời định hướng thì tư tưởng sẽ hỗn


loạn hành động tuỳ tiện, dễ phạm sai lầm dẫn đến sự lạc hướng
chính trị trong nhân dân gây tác hại cực kỳ nghiêm trọng, Đó là điều
đã diễn ra ở Liên Xô, các nước XHCN Đông Âu mà chúng ta phải
biết rút ra bài học.
Thứ ba, chức năng chiến đấu phê phán
Trong hoạt động tư tưởng thường xuyên diễn ra đấu tranh giữa
đúng và sai, tích cực cách mạng và phản động. Vì vậy, chiến đấu
phê phán là một chức năng quan trọng của GDCTTT. Chức năng
chiến đấu phê phán của GDCTTT biểu hiện trên cả hai mặt: cổ vũ,
động viên mọi suy nghĩ và hành động đúng, mọi nhân tố mới, tích
cực; đấu tranh, phê phán mọi quan điểm tư tưởng sai trái, mọi biểu
hiện tiêu cực trong đời sống nói chung, trong lĩnh vực tinh thần, tư
tưởng nói riêng.

Để thực hiện chức năng chiến đấu phê phán một cách triệt để phải
gắn việc đấu tranh phê phán cái cũ, lạc hậu với xây dựng và cổ vũ
cái mới, cái tiến bộ; gắn việc đấu tranh phê phán các trào lưu tư
tưởng thù địch với việc bản vệ, phát triển CNM-LN, TTHCM; gắn
xây với chống.
Trong tình hình hiện nay phải kiên quyết đấu tranh không khoan
nhượng với hệ tư tưởng tư sản với các học thuyết tư sản, ca ngợi
một chiều CNTB, bác bỏ CNM-LN, TTHCM, phủ nhận CNXH hiện
thực, phủ nhận định hướng XHCN, phủ nhận sự lãnh đạo toàn diện
của Đảng Cộng sản đối với xã hội. Đó là vấn đề hàng đầu của
nhiệm vụ đấu tranh phê phán, nhằm đập tan phương hướng hoạt


động chính trị tư tưởng chủ yếu của các thế lực thù địch mưu đồ phá
hoại nền tảng tư tưởng của Đảng ta, quân đội ta.
Trong khi đặt lên hàng đầu nhiệm vụ chống tư tưởng tư sản,
chúng ta không coi nhẹ việc đấu tranh phê phán các biểu hiện của tư
tưởng tiểu tư sản, tàn dư của tư tưởng phong kiến gia trưởng vẫn tồn
tại dai dẳng trong Đảng ta, quân đội ta. Ngày nay cần nhấn mạnh:
tuyệt đối không buông lỏng việc đấu tranh chống các biểu hiện tư
tưởng cơ hội hữu khuynh, xét lại; cần đề phòng sự phát triển của
chủ nghĩa giáo điều mới khi chúng ta mở rộng những quan hệ kinh
tế và giao lưu văn hóa, tăng cường việc học hỏi những kinh nghiệm
của các nước khác. Nếu như chủ nghĩa giáo điều cũ là sự áp dụng
một cách sách vở các nguyên lý Mác - Lênin, sao chép một cách
máy móc kinh nghiệm các nước XHCN khác, thì chủ nghĩa giáo
điều mới rút cục là sự đầu hàng hệ tư tưởng tư sản, là thói bắt chước
một cách mù quáng các nước tư sản phương Tây.
Thứ tư, chức năng tổ chức.
GDCTTT không chỉ là vũ khí sắc bén trong hoạt động tư tưởng

đấu tranh tư tưởng của Đảng, mà còn là một phương thức vận động
quần chúng nhân dân làm cách mạng. Vì vậy, tổ chức là một chức
năng quan trọng của GDCTTT. Chức năng tổ chức của GDCTTT
thể hiện ở sức mạnh lôi cuốn, tập hợp quần chúng tham gia vào các
phong trào cách mạng do Đảng lãnh đạo.
Chức năng tổ chức của GDCTTT được thể hiện thơng qua việc
hướng dẫn, đồn kết, tập hợp quần chúng tham gia vào các quá trình


tư tưởng, tham gia vào việc đấu tranh ủng hộ cái mới, tiến bộ, phê
phán cái tiêu cực, lạc hậu trong đời sống xã hội, tham gia vào việc
giải quyết một nhiệm vụ nào đó do xã hội đặt ra. Hình thức biểu
hiện của chức năng tổ chức là một phong trào thi đua, một cuộc vận
động cách mạng rộng lớn hoặc một hình thức tập hợp quần chúng
nào đó nhằm thực hiện những nhiệm vụ chính trị đặt ra trước Đảng
và nhân dân ta.
Các chức năng trên của GDCTTT có mối quan hệ biện chứng, tác
động lẫn nhau và đem lại cho GDCTTT tính đặc thù, độc đáo, đặc
sắc. Các chức năng được thực hiện thông qua việc sử dụng tổng hợp
các hình thức, phương pháp GDCTTT phong phú, sinh động, hấp
dẫn, bảo đảm cho GDCTTT phát huy tốt vai trị của mình là một
"binh chủng" nịng cốt trên mặt trận đấu tranh tư tưởng của Đảng.
Các loại hình cơ bản của GDCTTT.
GDCTTT gồm các hoạt động cơ bản sau đây:
Một là, huấn luyện chính trị.
Bản chất của huấn luyện chính trị là q trình tác động có mục
đích, có tổ chức, có hệ thống của chủ thể đến ý thức của đối tượng
huấn luyện theo những chương trình, nội dung cụ thể để truyền bá
những quan điểm tư tưởng, đường lối của Đảng, cốt lõi là những tư
tưởng chính trị, làm cho những quan điểm tư tưởng của Đảng biến

thành những yếu tố của ý thức chính trị, lập trường chính trị của đối


tượng huấn luyện, bồi dưỡng cho họ năng lực thực hiện những tư
tưởng chính trị của Đảng trong đời sống xã hội.
Trong thế giới ngày nay, mọi vấn đề phát triển kinh tế - xã hội,
văn hóa: chiến tranh và hịa bình, mọi vấn đề của q khứ và tương
lai đều phải trải qua sự đánh giá về mặt chính trị và đều nằm trong
phạm vi các lợi ích của các giai cấp khác nhau. Vì vậy, trong giáo
dục cùng với học văn hóa, kỹ thuật cịn phải học chính trị nữa, bởi
vì: "nếu chỉ học văn hóa, kỹ thuật mà khơng có chính trị thì như
người nhắm mắt mà đui [49, 221]. Đặc biệt, trong quân đội lại càng
phải học chính trị, vì rằng: "Qn sự mà khơng có chính trị như cây
khơng có gốc, vơ dụng lại có hại" [44. 318]. V.I. Lênin khẳng định:
"chừng nào người ta chưa biết phân biệt được lợi ích của giai cấp
này hay của giai cấp khác, ẩn đằng sau bất kỳ những câu nói, những
lời tuyên bố và những lời hứa hẹn nào có tính chất đạo đức, tơn
giáo, chính trị và xã hội, thì trước sau bao giờ người ta cũng vẫn là
kẻ ngốc nghếch bị người khác lừa bịp và tự lừa bịp mình về chính
trị" [26, 57]. Do đó cho nên, sự kiên trì trang bị những tri thức chính
trị, những tri thức về CNM-LN, TTHCM để nâng cao giác ngộ
chính trị cho mọi người, trước hết là cán bộ đảng viên là một nhiệm
vụ quan trọng nhất của cơng tác GDCTTT .
Nội dung huấn luyện chính trị gồm có: CNM-LN, TTHCM, nghị
quyết văn kiện của Đảng về các vấn đề kinh tế - xã hội, văn hóa,
chính trị, quân sự; Hiến pháp, pháp luật của Nhà nước; lịch sử
truyền thống của dân tộc của Đảng, của quân đội,...


Có nhiều hình thức và phương pháp huấn luyện chính trị, kể cả

huấn luyện tại trường và huấn luyện tại đơn vị lên lớp, trao đổi, tự
nghiên cứu có tổ chức...
Một vấn đề có tính ngun tắc xun suốt mà huấn luyện chính trị
cần phải quán triệt sâu sắc là huấn luyện chính trị phải kết hợp xây
dựng quan điểm tư tưởng đúng đắn, loại bỏ những quan điểm tư
tưởng sai lầm.
Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ rõ: "Huấn luyện phải chú trọng việc cải
tạo tư tưởng. Huấn luyện thì phải hiểu rõ người học để nâng cao khả
năng và tẩy rửa khuyết điểm cho họ. Phải huấn và luyện. Huấn là
dạy dỗ, luyện là rèn giũa cho sạch những vết xấu xa trong đầu óc"
[48, 48-49].
Hai là, cơng tác tuyên truyền.
Tuyên truyền (tiếng La-tinh: Prapaganda) là một hoạt động xã hội
đặc biệt, nhằm truyền bá một quan điểm nào đó vào nhận thức, thái
độ, hành động của cá nhân, tập thể, tầng lớp, giai cấp nào đó trong
tồn xã hội.
Thuật ngữ tuyên truyền xuất hiện cách đây khoảng 400 năm,
dùng để chỉ hoạt động của các nhà truyền giáo nhằm thuyết phục,
lôi kéo những người khác theo đạo Ki-tô. Sau này, thuật ngữ tuyên
truyền được sử dụng để biểu đạt các hoạt động nhằm tác động đến
suy nghĩ, tư tưởng của người khác và định hướng hành động của họ
theo một khuynh hướng nhất định.


Chủ tịch Hồ Chí Minh trong tác phẩm "Người tuyên truyền và
cách tuyên truyền" cho rằng: tuyên truyền là đem một việc gì nói
cho dân hiểu, dân nhớ, dân theo, dân làm" [47, 162].
Tuyên truyền có nhiều cách phân chia. Nếu phân theo tính chất,
kiểu loại hệ tư tưởng mà nó truyền bá, thì có tun truyền tư sản,
tun truyền vơ sản. Nếu phân theo nội dung tun truyền, thì có

tun truyền kinh tế, tun truyền chính trị, tun truyền văn hóa...
Nếu phân theo phạm vi tác động đến đối tượng, thì có tun truyền
cá biệt, tun truyền nhóm, tun truyền đại chúng. Nếu phân theo
phương thức tác động, thì có tuyên truyền miệng, tuyên truyền trực
quan, tuyên truyền qua các phương tiện thông tin đại chúng, hay
tuyên truyền trực tiếp, tuyên truyền gián tiếp...
Mục đích của tuyên truyền thường được xét trên hai bình diện.
Trên bình diện xã hội, tuyên truyền nhằm hình thành một kiểu ý
thức xã hội mà cốt lõi của nó là thế giới quan, có tác đụng động viên
cổ vũ con người hành động tích cực vì lý tưởng mà chủ thể tuyên
truyền đặt ra. Trên bình diện cá nhân tuyên truyền nhằm xây dựng
nhận thức, củng cố niềm tin, phát huy tính tích cực xã hội của con
người. Hiệu quả của tuyên truyền cao hay thấp tùy thuộc một phần
quan trọng vào việc chủ thể tun truyền có xác định được rõ rệt
mục đích hay khơng. Xác định đúng mục đích tun truyền, qn
triệt nó trong tồn bộ hoạt động tun truyền, làm cho mục đích trở
thành mục tiêu phấn đấu là một địi hỏi vừa cơ bản, vừa cấp thiết
của thực tiễn tuyên truyền giáo dục hiện nay.


Chủ thể tuyên truyền là những cá nhân, tổ chức đại diện cho đảng
phái chính trị, nhà nước, giai cấp, đồn thể, các nhóm xã hội mà lợi
ích của họ gắn liền với mục đích của tuyên truyền. Dưới CNXH,
chủ thể tuyên truyền là toàn Đảng, toàn thể cán bộ, đảng viên, tổ
chức nhà nước, các tổ chức chính trị xã hội khác trong hệ thống
chính trị. Cơ quan tuyên truyền các cấp, các ngành, cơ quan chính
trị trong lực lượng vũ trang là lực lượng tham mưu giúp cấp ủy đảng
chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra đồng thời trực tiếp thực hiện công tác
tuyên truyền trong Đảng và trong toàn xã hội.
Đối tượng tuyên truyền là những cá nhân, tập thể, tầng lớp, giai

cấp, nhóm xã hội, những cộng đồng người ở trong và ngoài nước.
Đối tượng tuyên truyền trong quân đội là tất cả cán bộ, chiến sĩ.
Nội dung tuyên truyền là nội dung các loại hoạt động mà chủ thể
tuyên truyền đã xác định để chuyển tải đến đối tượng nhằm thực
hiện mục đích đề ra. Nội dung tuyên truyền được quy định bởi mục
đích, đối tượng, điều kiện tiến hành tuyên truyền cụ thể của mỗi giai
đoạn cách mạng. Nội dung tuyên truyền phải toàn diện, có cơ cấu
hợp lý, cân đối, tập trung ở những trọng tâm, trọng điểm nhằm đạt
được mục đích xác định. Nội dung tuyên truyền có mối quan hệ
biện chứng với hình thức phương pháp tuyên truyền. Nội dung
quyết định hình thức, hình thức phương pháp bảo đảm chuyển tải
nội dung tuyên truyền đã xác định đến đối tượng.
Phương pháp tuyên truyền có thể khái qt thành ba nhóm chính:


- Nhóm các phương pháp tuyên truyền miệng, nghĩa là dùng lời
nói tác động đến đối tượng như bài giảng, báo cáo, thuyết trình kể
chuyện, nói chuyện thời sự - chính sách, trao đổi, tọa đàm, tranh
luận, hỏi - đáp.
- Nhóm các phương pháp trực quan bao gồm sử dụng các
phương tiện tượng trưng như: sơ đồ, bản đồ, biểu bảng... và các
phương tiện tạo hình như tranh, ảnh, pa nơ, áp phích, biểu ngữ, mị
hình, ti vi, phim...
- Nhóm các phương pháp thực tế như luyện tập, tham quan, tổng
kết điển hình.
Cơng tác tun truyền có vai trị quan trọng trong sự nghiệp cách
mạng cũng như trong tiến trình phát triển của xã hội lồi người. Nó
truyền bá, phổ biến hệ tư tưởng cách mạng trong xã hội mà trước
hết là trong các lực lượng tiên tiến, khơi dậy tính sáng tạo của quần
chúng, động viên lực lượng quần chúng tham gia sự nghiệp cách

mạng, góp phần tổ chức các phong trào cách mạng, chuẩn bị về mặt
tư tưởng và con người cho các cuộc cách mạng. Công tác tuyên
truyền là công tác cách mạng đầu tiên của bất kỳ giai cấp cách
mạng, tổ chức cách mạng nào. Tư tưởng cách mạng chỉ trở thành
sức mạnh cải tạo xã hội khi quần chúng lĩnh hội được nó, chuyển
hóa thành những yếu tố của ý thức quần chúng, quyết định lập
trường sống và thế giới quan của họ. Hoạt động cách mạng không
thể thiếu công tác tuyên truyền - một khâu nối liền giữa lý luận và


thực tiễn. Các nguyên tắc của công tác tuyên truyền là tính đảng,
tính nhân văn, tính khoa học và nghệ thuật.
“Tài nghệ của mỗi một người tuyên truyền và mỗi một người cổ
động là ở chỗ ảnh hưởng một cách tốt nhất đến một thính giả nhất
định, làm cho một chân lý nào đó đối với họ trở nên có sức thuyết
phục mạnh nhất, dễ hiểu nhất, để lại những ấn tượng rõ ràng nhất,
sâu sắc nhất" [38, 28].
Ba là, công tác cổ động.
Cổ động (tiếng La-tinh : Aghitaxia), là những thơng tin, giải thích
về những sự kiện đang diễn ra trong đời sống xã hội để cổ vũ, động
viên con người đi tới hành động.
Cổ động xuất xứ là một từ Hán - Việt, "cổ" là cái trống, "động" là
hoạt động. Người xưa thường dùng tiếng trống để làm tín hiệu thúc
giục mọi người xung trận chiến đấu, hoặc kêu gọi mọi người hiệp
lực chống thiên tai, hỏa hoạn... Ngày nay cổ động đóng vai trị quan
trọng khơng chỉ trong giai đoạn cách mạng giành chính quyền mà
cịn trong giai đoạn xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Cổ động thường
tiến hành trước số đơng người, vì thế nó mang tính quần chúng rộng
rãi. Cổ động thường lấy một sự việc nổi bật mà mọi người đã biết
để chứng minh cho tư tưởng, ý đồ định sẵn nhằm kêu gọi quần

chúng hành động. Cổ động phải đẩy tới hành động, biểu hiện ngay
bằng hành động, tác động trực tiếp tới số đông quần chúng. "Cổ"
mà người ta không "động" là không đạt hiệu quả.


Cổ động chính trị là một bộ phận khơng thể thiếu trong hoạt động
cách mạng của Đảng, là công cụ lãnh đạo chính trị đối với quần
chúng, nâng cao ý thức giác ngộ chính trị của quần chúng, tạo ra sự
nhất trí đối với những chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách
của Nhà nước, thúc đẩy quyết tâm hành động. Cổ động phải hướng
vào những sự việc, sự kiện đã chín muồi trong cuộc sống, những
nhiệm vụ cần kíp trước mắt đã được xác định rõ trong đường lối
chính sách của Đảng và Nhà nước, liên quan chặt chẽ đến lợi ích
thiết thân của quần chúng. Cổ động là phương tiện vừa để cổ vũ
quần chúng hành động theo đường lối của Đảng, vừa để thăm dò
thái độ, tâm trạng, nguyện vọng chính đáng của quần chúng nhân
dân.
Hình thức cổ động thường đa dạng. phong phú, tùy thuộc vào
từng đối tượng, trình độ, điều kiện, phương tiện ở từng lúc, từng
nơi. Các hình thức cổ động chủ yếu là qua các phương tiện nghe
nhìn như: cổ động miệng (diễn thuyết, tọa đàm, trao đổi, hội
thảo...); các hình thức truyền đơn, tờ rơi, mít tinh, diễu hành, rước
đuốc; hoặc các khẩu hiệu, tranh vẽ, triển lãm, phim, ảnh... Các hoạt
động văn nghệ như tấu, hát, hoạt cảnh, các tiết mục sân khấu ngắn
như kịch, chèo, cải lương... cũng được sử dụng rộng rãi.
Công tác cổ động là khâu trọng yếu trong cơng tác tư tưởng nói
chung, GDCTTT nói riêng, vì cổ động là khâu cuối cùng quyết định
việc chuyển hóa lý luận đã được quần chúng tin tưởng tiếp nhận



thành hành động cách mạng của đông đảo quần chúng. Cơng tác cổ
động có các chức năng:
- Phổ biến thơng tin, góp phần làm giàu thế giới tinh thần của
con người bằng những tin tức về các sự thật, sự kiện, hiện tượng của
đời sống xã hội, góp phần nâng cao hiểu biết của nhân dân về đường
lối đối nội, đối ngoại của Đảng, những nhiệm vụ trước mắt và lâu
dài của ngành, của địa phương, của cơ sở.
- Bình luận, giải thích ý nghĩa xã hội, chỉ ra nội dung chính trị của
các nguồn thơng tin, góp phần định hướng dư luận và hoạt động xã
hội.
- Hiệu triệu, động viên, cổ vũ quần chúng hăng say lao động, sản
xuất, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả, thực hiện các nhiệm
vụ chính trị của đất nước, của địa phương và của các tập thể lao
động.
Trong thực tiễn, công tác tun truyền và cơng tác cổ động
thường gắn bó chặt chẽ với nhau, thống nhất thành công tác tuyên
truyền - cổ động.
Bốn là, cơng tác văn hóa - văn nghệ.
Văn hóa - văn nghệ là một lĩnh vực có độ nhạy cảm đặc biệt, là
phương tiện sắc bén, tinh tế, hữu hiệu trong GDCTTT, tạo ra những
nhận thức đa dạng, nhiều mặt về hiện thực đời sống, về những cái
hay, cái dở trong xã hội và trong bản thân con người để đấu tranh
xây dựng hướng tới cái đúng, cái tốt, cái đẹp. Chỗ mạnh nhất của


văn hóa - văn nghệ chân chính là tìm hiểu, đi sâu phát hiện thế giới
tâm hồn, những tư tưởng tình cảm con người trước những biến thiên
xã hội, hướng con người đến những vẻ đẹp nhân văn, tác động
mạnh mẽ đến sự tự hoàn thiện nhân cách.
Với đặc trưng phản ánh bằng hình tượng nghệ thuật, văn hóa văn nghệ rất dễ đi vào lòng người, lay động trái tim, khối óc con

người, khắc sâu vào tâm khảm họ, thôi thúc họ đi tới hành động.
Đây vừa là đặc thù, vừa là lợi thế của văn hóa - văn nghệ so với các
loại hình GDCTTT khác.
Văn hóa - văn nghệ lành mạnh có vai trị cực kỳ quan trọng trong
xây dựng đời sống văn hóa tinh thần của cộng đồng, giữ gìn bản sắc
văn hóa dân tộc, bồi đắp phát huy nội lực bảo vệ, xây dựng phát
triển đất nước. Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu nói: "Khơng có vũ khí
nào tốt hơn những sản phẩm văn học, nghệ thuật có giá trị, những
cơng trình văn hóa mang nội dung sâu sắc chủ nghĩa yêu nước Việt
Nam, nêu cao tinh thần độc lập, tự chủ tự lực, tự cường, xây dựng
bản lĩnh chính trị trong q trình mở cửa hội nhập quốc tế.
Khơng có phương thức nào tốt hơn là sử dụng văn hóa - văn nghệ
để nâng cao nhận thức về mục tiêu, lý tưởng cách mạng, kiên định
đường lối của Đảng, lập trường của giai cấp công nhân và nguyên
tắc tổ chức của Đảng [68].
Hiện nay, nước ta có một hệ thống thiết chế văn hóa khá hồn
chỉnh, với một đội ngũ đơng đảo các nhà văn, nhà thơ, họa sĩ, văn
nghệ sĩ, nhạc sĩ, nhà nghiên cứu lý luận, phê bình và những người


sáng tạo nghiệp dư, bán chuyên; hàng trăm đoàn nghệ thuật chuyên
nghiệp, ca múa nhạc, sân khấu; các hãng phim, hệ thống viện bảo
tàng, nhà bảo tàng, hệ thống thư viện, nhà văn hóa. nhà truyền
thống, nhà triển lãm, nhà hát, rạp chiếu bóng; hệ thống xuất bản,
báo chí với hàng chục nhà xuất bản, hàng trăm tờ báo, hệ thống phát
thanh, truyền hình; các di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh; các khu
vui chơi giải trí, v.v... Nếu tất cả đội ngũ, thiết chế và sản phẩm văn
hóa đó được huy động đầy đủ, tổ chức tốt, sẽ tạo nên sức mạnh
chính trị tinh thần, văn hóa to lớn, nâng cao hiệu quả hoạt động
GDCTTT, góp phần làm cho đời sống tinh thần, văn hóa của xã hội

phát triển phong phú, lành mạnh, đẩy mạnh sự nghiệp xây dựng con
người mới XHCN.
Đương nhiên, sự phân biệt các loại hình GDCTTT chỉ có ý nghĩa
tương đối, bởi vì cơng tác GDCTTT là một quá trình, gắn kết chặt
chẽ giữa nhiều mặt hoạt động tương hỗ lẫn nhau và thâm nhập vào
nhau tạo thành sức mạnh tổng hợp tác động vào đối tượng.
1.1 2. Khái niệm chất lượng GDCTTT trong quân đội
Mọi hoạt động xã hội của con người dù được bất kỳ hình thức nào
đều có thể đánh giá được về mặt chất lượng so với nhu cầu thực tiễn
cụ thể. GDCTTT trong quân đội là một dạng hoạt động xã hội, do
đó cũng như mọi lĩnh vực hoạt động có mục đích khác, GDCTTT
cần phải được đánh giá về mặt chất lượng.
Vậy chất lượng GDCTTT trong quân đội là gì? Việc đánh giá
chất lượng GDCTTT dựa trên những cơ sở phương pháp luận nào?


Cho đến nay, có thể cịn có những khái qt khác nhau về khái
niệm chất lượng GDCTTT trong quân đội. Song, có thể quan niệm
về thực chất: Chất lượng GDCTTT trong quân đội là tổng hợp các
yếu tố , các mặt của GDCTTT đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ của quân
đội trong từng thời kỳ nhất định, trong một bối cảnh kinh tế, chính
trị, văn hóa, xã hội cụ thể, được biểu hiện ra qua nhận thức, tư
tưởng chính trị và kết quả hoạt động thực tiễn của CB, CS, góp
phần tích cực, quyết định vào việc thực hiện nhiệm vụ, củng cố
vững chắc trận địa tư tưởng của Đảng trong quân đội.
Từ quan niệm trên, có thể nêu ra một số vấn đề có tính ngun tắc
khi đánh giá chất lượng GDCTTT trong quân đội.
Thứ nhất, mục đích là một trong những căn cứ để xác định chất
lượng. Mục đích đặt ra những vấn đề gì thì chính những vấn đề đó
là tiêu chuẩn để đánh giá chất lượng.

Mục đích của một hoạt động nói chung là kết quả dự kiến mà mỗi
chủ thể cần phải phấn đấu để đạt được. Mục đích khơng phải là một
sản phẩm thuần túy chủ quan, mục đích nảy sinh từ nhu cầu thực
tiễn. V.I. Lênin chỉ rõ: "Trong hoạt động thực tiễn của mình, con
người đứng trước thế giới khách quan, phụ thuộc vào thế giới khách
quan ấy, để cho thế giới khách quan ấy quy định hoạt động của
mình... Thật ra, mục đích của con người là do thế giới khách quan
sản sinh ra, và lấy thế giới khách quan làm tiền đề - coi thế giới
khách quan là cái hiện có, là cái có thật” [28, 199; 201]. Mục đích
có tác dụng định hướng, chỉ đạo tồn bộ q trình hoạt động. Chất


lượng, hiệu quả của một hoạt động phụ thuộc vào việc xác định
đúng đắn mục đích ban đầu dựa trên cơ sở cân nhắc toàn diện nhu
cầu khách quan, khả năng khách quan và nhân tố chủ quan. Theo
A.M.Gen đin: "Mục đích khơng những được thể hiện trong nhận
thức những nhu cầu và những khả năng khách quan đáp ứng những
nhu cầu đó, mà cịn được thể hiện trong sự phản ánh bởi chủ thể
những năng lực sẵn có của mình trong việc tích cực vận dụng những
khả năng đó đề đạt được kết quả mong muốn [18, 63].
GDCTTT tuy là một hoạt động trong lĩnh vực tinh thần nhưng
không có nghĩa là chỉ tác động đến lĩnh vực tinh thần, ý thức của
con người. GDCTTT của giai cấp vô sản đặt ra mục đích thay đổi cả
ý thức và hành vi của đối tượng. Mục đích đó được quy định bởi
bản chất và chức năng của hệ tư tưởng mác-xít - nội dung cốt lõi
của GDCTTT . Chính bản chất cách mạng và khoa học, chức năng
không chỉ giải thích thế giới mà cịn cải tạo thế giới của hệ tư tưởng
Mác - Lê nin quy định một cách khách quan mục đích của GDCTTT
vơ sản. Vì vậy, khi đánh giá chất lượng GDCTTT có thể và cần phải
chia thành hai nhóm tiêu chuẩn: nhóm tiêu chuẩn về biến đổi nhận

thức, tư tưởng và nhóm tiêu chuẩn về kết quả hoạt động thực tiễn.
Thứ hai, tiêu chuẩn đánh giá chất lượng GDCTTT trong quân đội
được thể hiện qua những thay đổi trong ý thức và hành vi của quân
nhân, nhưng quá trình thay đổi ý thức và hành vi diễn ra không chỉ
đơn thuần do tác động riêng của GDCTTT, mà cịn của nhiều nhân
tố khác: của tồn bộ hệ thống CTĐ, CTCT trong đó GDCTTT là


một kiểu hệ thống; của tồn bộ mơi trường xã hội khách quan trong
đó có mơi trường qn sự. Do đó, việc đánh giá chất lượng
GDCTTT trong quân đội phải đặt nó trong tồn bộ hồn cảnh kinh
tế, chính trị, văn hóa, xã hội và tồn bộ hoạt động lãnh đạo và chỉ
huy trong quân đội, trực tiếp là hoạt động của hệ thống CTĐ,
CTCT.
Thứ ba, chất lượng GDCTTT được đánh giá không chỉ ở những
chỉ số định lượng (như số buổi lên lớp chính trị, số sách chính trị xã hội đã đọc số lần nghe đài, xem vô tuyến truyền hình, nghe thơng
báo chính trị, thời sự chính sách...) mà chủ yếu là những chỉ số định
tính (sự chuyển biến thực sự về mặt kiến thức khoa học, sự chuyển
hóa tri thức tiếp thu được thành niềm tin, lập trường tư tưởng, bản
lĩnh chính trị, phẩm chất đạo đức, hành động cách mạng...). Vì vậy,
khi đánh giá chất lượng GDCTTT không thể chỉ căn cứ vào chỉ số
số lượng, mà chủ yếu phải căn cứ vào những dấu hiệu thể hiện sự
chuyển biến về chất.
Thứ tư, khác với lĩnh vực sản xuất vật chất là nơi chất lượng
thường thể hiện một cách tức thời, rõ ràng, cụ thể, trong GDCTTT
chất lượng chỉ thể hiện dần dần, trải qua thời gian tương đối dài.
Điều đó do tính đặc thù của lĩnh vực tinh thần quy định. Cho nên,
khi đánh giá chất lượng GDCTTT phải rất thận trọng, tỉ mỉ, tránh
vội vàng, giản đơn, phiến diện; phải xem xét trong một thời gian
tương đối dài để sự vật bộc lộ đầy đủ những thuộc tính của nó; đồng

thời phải có quan điểm khách quan toàn diện, lịch sử cụ thể, phát


×