Tải bản đầy đủ (.docx) (10 trang)

TIỂU LUẬN CNXHKH NHỮNG BIẾN đổi của GIA ĐÌNH VIỆT NAM HIỆN NAY

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (187.53 KB, 10 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG HỒ CHÍ MINH
KHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ

TIỂU LUẬN MƠN: CHỦ NGHĨA XÃ HỘI KHOA HỌC
TÊN CHỦ ĐỀ
NHỮNG BIẾN ĐỔI CỦA GIA ĐÌNH VIỆT NAM HIỆN NAY

Họ và tên sinh viên:
Mã số sinh viên:
Lớp, hệ đào tạo:

CHẤM ĐIỂM
Bằng số

Bằng chữ

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH – 2022
1


DANH MỤC BẢNG BIỂU
Biểu đồ 1: Tổng tỷ suất sinh ở Việt Nam 1984 – 2019
Biểu đồ 2: Thực trạng trẻ em bị bạo lực ở Việt Nam tháng 11/2017

MỤC LỤC
A.

PHẦN MỞ ĐẦU

Trong cuộc đời mỗi con người, gia đình luôn là nơi che chở cho ta khi gặp
những giây phút yếu lòng, và là một chốn để trở về sau tháng ngày rong ruổi


bơn ba giữa dịng đời tấp nập. Có thể nói, ai ai trong chúng ta cũng đều cần có
một gia đình, vì gia đình là bến đỗ cuối cùng, là chỗ dựa kiên cố và vững chắc
nhất, là chốn bình yên trong sâu thẳm tâm hồn chúng ta, ln bên cạnh ta những
lúc khó khăn và thất bại. Theo các nghiên cứu cho rằng cái nôi của gia đình là
sự kết hợp giữa nhà trường và xã hội, qua đó tạo nên nên mơi trường giáo dục
cần thiết cho sự hồn thiện và hình thành nên tài năng và nhân cách của mỗi
con người. Gia đình là một vấn đề đang thu hút sự quan tâm chú ý của nhiều
nước trên thế giới. Càng quan tâm đến con người, chúng ta càng phải suy nghĩ
về nó, vì gia đình là tế bào của xã hội, phản ánh một cách chân thực các mối
quan hệ xã hội đa dạng và phức tạp. Mặc dù trong quá trình đổi mới và hội
nhập của đất nước, ta đã thu được nhiều thành tựu to lớn trên lĩnh vực kinh tế,
văn hóa, xã hội…nhưng bên cạnh đó ta cũng đang chứng kiến những thay đổi
của gia đình dưới nhiều góc độ khác nhau. Chẳng hạn như tỷ lệ ly hôn ở Việt
Nam ngày một gia tăng, con cháu đối xử tệ bạc với ông bà, cha mẹ, anh chị em
tranh chấp tài sản thừa kế, bạo hành trẻ em…Liệu đây có phải là sự khủng
hoảng của gia đình, và liệu đây có phải là những quy luật tất yếu, khách quan
của cuộc sống và của cơ chế thị trường hay không? Nhận thức được tầm quan
trọng của vấn đề, em chọn chủ đề “Những biến đổi của gia đình Việt Nam hiện
nay” làm đề tài bài tiểu luận với mong muốn được nghiên cứu và tìm hiểu rõ
hơn về thực trạng này.

PHẦN NỘI DUNG
Khái niệm gia đình và biến đổi gia đình
B.

1.

1.1 Khái niệm gia đình:

2



Gia đình là một cộng đồng người sống chung và gắn bó với nhau bởi các
mối quan hệ tình cảm, quan hệ hôn nhân, quan hệ huyết thống, quan hệ ni
dưỡng, quan hệ giáo dục. Thêm vào đó, gia đình cịn là một cộng đồng người
đặc biệt, có vai trị quyết định đến sự tồn tại và phát triển của xã hội. C.Mác và
Ph.Ăngghen, khi đề cập đến gia đình đã cho rằng: “Quan hệ thứ ba tham dự
ngay từ đầu vào quá trình phát triển lịch sử: hằng ngày tái tạo ra đời sống của
bản thân mình, con người bắt đầu tạo ra những người khác, sinh sôi, nảy nở- đó
là quan hệ giữa chồng và vợ, cha mẹ và con cái, đó là gia đình”. Khẳng định đó
cho rằng gia đình là tế bào của xã hội, tham gia vào mọi quá trình sản xuất, tái
tạo ra con người đến việc đào tạo, và bồi dưỡng con người.
1.2 Khái niệm biến đổi gia đình:

Biến đổi gia đình là những thay đổi trên phương diện chức năng, quy mô
kết cấu của gia đình và trên mối quan hệ gia đình theo hướng tích cực lẫn tiêu
cực. Sự biến đổi này khơng tách rời hồn tồn với những đặc trưng của gia đình
truyền thống mà là một sự điều chỉnh thích nghi với những hồn cảnh và điều
kiện xã hội mới.
2.

Chức năng cơ bản của gia đình

Gia đình có bốn chức năng cơ bản: chức năng duy trì nịi giống; chức
năng kinh tế; chức năng nuôi dưỡng, giáo dục và chức năng tình cảm.
2.1 Chức năng duy trì nịi giống:
Là một chức năng cơ bản của gia đình, nhằm đảm bảo sự phát triển liên
tục và trường tồn của xã hội lồi người. Vì chỉ có tái sản xuất ra con người
mới có thể tái sản xuất sức lao động, nghĩa là phải sinh con để nối dõi, duy trì
nịi giống và làm cho dân số ổn định ở mức cần thiết thì mới cung cấp được

nguồn lực cho sự phát triển của xã hội.
2.2 Chức năng nuôi dưỡng, giáo dục:
Gia đình có trách nhiệm ni dưỡng, giáo dục con cái thành người có ích
cho gia đình, xã hội, qua việc truyền lại những giá trị văn hóa dân tộc, những
chuẩn mực đạo đức từ thế hệ đi trước cho thế hệ sau, để nhân cách của thế hệ
trẻ phát triển hồn thiện. Như vậy, sự thành cơng và thất bại của một con
người đều phần lớn chịu sự tác động của quá trình giáo dục trong đời sống gia
đình.
2.3 Chức năng kinh tế và tổ chức tiêu dùng:

3


Chức năng kinh tế và tổ chức tiêu dùng đóng vai trị quyết định cho sự bền
vững của gia đình, kích thích sự phát triển hoạt động kinh tế của xã hội và cịn
là tiền đề cho sự giàu có của xã hội.
2.4 Chức năng thỏa mãn nhu cầu tâm sinh lý, duy trì tình cảm gia

đình:
Đây là chức năng mang tính chất văn hóa - xã hội, là chức năng cơ bản
của gia đình trong vì giúp kết dính tình yêu thương lẫn nhau giữa các thành
viên, bao dung những tâm hồn khi gặp khó khăn, những rủi ro trong cuộc
sống.
3.

Thực trạng một số biến đổi gia đình Việt Nam hiện nay:

Trong quá trình hội nhập và đổi mới, nước Việt Nam đã có những bước
chuyển mình mạnh mẽ trong kinh tế, văn hóa, xã hội. Những sự thay đổi đó tất
yếu sẽ làm biến đổi gia đình theo hướng tích cực lẫn tiêu cực bởi vì gia đình là

tế bào của xã hội.
3.1 Những mặt tích cực của sự biến đổi gia đình Việt Nam
• Sự thay đổi trong mối quan hệ cha mẹ - con cái:
Trong gia đình truyền thống, mối quan hệ cha mẹ và con cái luôn tuân
theo quan niệm “cha mẹ đặt đâu, con ngồi đấy”, cha mẹ có quyền tuyệt đối với
con cái và con cái phải tuyệt đối phục tùng cha mẹ. Tuy nhiên, ngày nay, quan
niệm trên dần dần bị mất chỗ đứng và thay thế vào đó là sự tơn trọng, lắng
nghe, thấu hiểu tâm tư, tình cảm, nguyện vọng của con cái. Cha mẹ đóng vai
trị là người cố vấn, định hướng trong cuộc đời con em họ, từ đó xây dựng nên
ý thức tự lập, mạnh mẽ, và bản lĩnh cho thế hệ trẻ Việt Nam sau này.


Sự thay đổi trong chức năng giáo dục:
Dưới tác động của kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội
nhập quốc tế hiện nay, giáo dục gia đình ở nước ta đang thay đổi cả về mục
tiêu và nội dung giáo dục theo hướng ngày càng tiến bộ, và tích cực nhằm tạo
ra thế hệ tương lai có đạo đức, có tri thức, có tính độc lập cao, tự chủ và sáng
tạo.
Tác động của kinh tế thị trường không chỉ làm thay đổi về mục tiêu, nội
dung giáo dục gia đình, mà cịn tác động đến việc đổi mới phương pháp giáo
dục. Nếu như trước đây, gia đình luôn được đặt trong khuôn khổ, phép tắc, chỉ
huy, sự chỉ đạo được thực hiện dưới dạng uy quyền, mệnh lệnh, thậm chí cả
bằng bạo lực, thì ngày nay phương pháp giáo dục đã trở nên đa dạng hơn như
4


là giảng dạy, khuyên bảo, nêu gương, răn đe…Việc giáo dục thường nghiêng
về phân tích lý lẽ, giúp trẻ phân biệt đúng sai để từ đó điều chỉnh hành vi, thái
độ của trẻ.
Hơn nữa, với sự phát triển của khoa học công nghệ, đa số trẻ em Việt

Nam được ba mẹ mua sắm cho các thiết bị điện tử như máy tính, điện thoại,
ipad, giúp trẻ dễ dàng tiếp nhận thơng tin từ nhiều khía cạnh. Ngày nay, trẻ em
được ni dưỡng đầy đủ, mơi trường sống an tồn, được học hành, được đến
trường, không phải lao động lam lũ, hay sống thiếu thốn như trước đây.


Sự thay đổi trong việc dần cởi mở chấp nhận với một số hiện tượng hơn nhân
mới
Hơn nhân và gia đình Việt Nam đang có những bước chuyển biến quan
trọng, dần dần xuất hiện nhiều mơ hình hơn nhân kiểu mới như là hơn nhân
đồng giới, chung sống không kết hôn, làm mẹ đơn thân...Qua một số nghiên
cứu cho rằng, quan điểm về hôn nhân của xã hội ngày nay đã trở nên cởi mở
hơn, hiện đại hơn với hơn 80% người trẻ trả lời rằng họ cảm thấy bình thường
với những hiện tượng mới này.Như vậy, tự do yêu đương và hôn nhân tự
nguyện là xu hướng hiện nay của giới trẻ, việc được tự tìm hiểu, u thương
và đi đến hơn nhân là hạnh phúc mà họ hướng tới, mà khơng vì mong muốn



của một ai khác.
Sự biến đổi quy mơ, kết cấu của gia đình:
Tâm lý “có phúc đơng con, nhiều cháu”, “con đàn, cháu đống” của gia
đình truyền thống gia trưởng ngày xưa đã trở nên lạc hậu. Chính điều này, đã
làm cho quy mơ gia đình của nước ta hiện nay đã giảm đi rất nhiều. Gia đình
đơn hay cịn gọi là gia đình hạt nhân đang trở nên rất phổ biến thay thế cho
kiểu gia đình truyền thống, số thành viên trong gia đình trở nên ít đi. Theo kết
quả Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2019. Số người bình qn một hộ có
giảm từ 4,6 người/hộ (1999) xuống cịn 3,6 người/hộ (2019).
Theo đó, quy mơ gia đình nhỏ sẽ có điều kiện thuận lợi hơn trong việc
nâng cao chất lượng giáo dục cho con cái. Trẻ em trong các gia đình có từ 1

đến 2 con có tỷ lệ tốt nghiệp cấp I gấp 1,5 lần trẻ em trong các gia đình có từ 7
con trở lên.



Biến đổi trong chức năng tái sản xuất con người:

5


Theo chỉ số suất sinh, trong giai đoạn 1984-2018, tỷ suất sinh con của phụ
nữ Việt Nam có xu hướng giảm đều qua các năm, từ 4,21 con/ phụ nữ giảm
cịn 2,09 con/ phụ nữ. Xu hướng có ít con trong một gia đình giúp cho các cặp
vợ chồng có kinh tế khá giả hơn và nuôi dạy các con tốt hơn.
Biểu đồ 1: Tổng tỷ suất sinh ở Việt Nam 1984 - 2019

Theo đó, có một vài lý do dẫn đến việc này có thể là do sự tác động của
nhiều thành phần xã hội như là kinh tế, sức khỏe, tâm lý, tình cảm…Và với
những thành tựu của y học hiện đại, thì việc sinh đẻ được các gia đình tiến
hành một cách chủ động, tự giác, xác định số lượng con cái và thời điểm sinh


con.
Biến đổi chức năng kinh tế và tổ chức tiêu dùng
Sau đổi mới, nước ta đã chuyển từ nền kinh tế tập trung sang nền kinh tế
thị trường. Qua đó, cải tiến những quan niệm cũ về nền sản xuất bao cấp và
làm ý thức của con người tăng lên, thúc đẩy hình thành sự năng động, sáng
tạo, đưa xã hội lên một trình độ mới và các thành viên trong gia đình đều tự
giác năng động, sáng tạo. Vì thế, một tỷ lệ lớn những người trong độ tuổi lao
động, cả nam và nữ đi tìm kiếm cơng việc ở bên ngồi, đi tới các khu cơng

nghiệp, xí nghiệp ở thành phố lớn. Đời sống nhân dân ngày càng được nâng
cao, các gia đình có điều kiện làm giàu chính đáng, số hộ có thu nhập khá,
trung bình, tăng lên nhanh chóng, hộ nghèo ngày một giảm dần. Theo kết quả
điều tra số hộ nghèo ở Việt Nam 2012, hộ nghèo ở Việt Nam chiếm dưới 10%
thì đến năm 2020, hộ nghèo chỉ chiếm khoảng 2,75%.



Biến đổi trong mối quan hệ hơn nhân, vợ chồng
Trong gia đình truyền thống thời xưa, người chồng ln được coi là trụ
cột trong gia đình, phụ trách kiếm tiền và mọi quyền lực thuộc về tay người
chồng, cịn người vợ thì phải làm cơng việc nội trợ. Tuy nhiên, ngày nay mối
quan hệ vợ chồng đều được tạo nên từ sự bình đẳng, cả hai đều là chủ gia

6


đình, có quyền cùng nhau bàn bạc, quyết định vấn đề. Vợ chồng cùng chung
trách nhiệm trong việc nuôi dạy con cái và tạo dựng sự nghiệp cho nhau.
Chính điều này đã loại bỏ đi vị thế “thống trị” của những người đàn ơng gia
trưởng, độc đốn, và tạo nên bước ngoặt tiến bộ trong mối quan hệ giữa vợ
chồng.
3.2 Những mặt tiêu cực của sự biến đổi gia đình Việt Nam



Biến đổi chức năng thỏa mãn tâm sinh lí
Trước những áp lực của cuộc sống hiện đại ngày nay, nhiều cặp vợ chồng
Việt Nam đã phải tiến tới quyết định ly hơn. Tình trạng này ngày càng tăng
trong vịng 10 năm nay từ 1% (2009) đến 1,8% (2019). Lý do có thể là do áp

lực “cơm áo, gạo tiền”, vợ chồng không thể chia sẻ, tâm sự. Sự lạm dụng các
phương tiện như điện thoại, internet đã dẫn đến các thành viên trong gia đình
ít mong nhớ nhau và ít có nhu cầu phải nhanh chóng trở về gia đình. Và từ
giữa năm 2020, đại dịch COVID-19 bùng phát, nhiều nơi giãn cách xã hội vì
thế mà tần suất vợ chồng gặp mặt nhau nhiều hơn và kinh tế gia đình bị ảnh
hưởng nặng nề, việc này tạo ra nhiều cảm xúc tiêu cực, dễ xích mích giữa hai
bên. Tiền thì ít mà gặp nhau thì nhiều.



Tỷ lệ tệ nạn xã hội ngày càng tăng
Theo thiếu tá Trịnh Khánh Hùng, phó trưởng Phịng cảnh sát hình sự Cơng
an TP.HCM cho biết từ năm 2018 đến hết quý 1-2021, Công an TP ghi nhận 516
vụ phạm pháp hình sự do 884 đối tượng dưới 18 tuổi thực hiện. Đây là những
con số đau lòng, làm nhức nhối dư luận xã hội. Điều này có lẽ là do áp lực cơng
việc, nên cha mẹ và con cái chỉ gặp nhau trong bữa ăn tối, khoảng thời gian rất
ít ỏi trong ngày, khiến họ khơng có đủ thời gian để dạy dỗ, tâm sự với con cái,
việc này dẫn đến là con của họ thiếu kiến thức về chuẩn mực xã hội, thiếu kỹ
năng sống và không biết được đâu là cám dỗ mà mình cần tránh xa.



Tỷ lệ trẻ em bị bạo hành ngày càng tăng cao
Ngày 22/12/2021 vừa qua, dư luận đã vơ cùng dậy sống và bàng hồng
trước câu chuyện một bé gái 8 tuổi sống tại TP.HCM bị dì ghẻ và cha ruột bạo
hành dẫn tới tử vong. Sự việc này không chỉ gây ra sự phẫn nộ đối với hành vi
của người mẹ kế đã làm với đứa bé khơng có sức phản kháng mà cịn là sự thờ
ơ, bao che của người cha. Trong những năm gần đây, tình trạng trẻ em bị bạo

7



hành trong gia đình ngày một tăng, và đáng buồn nhất là đa số các em bị hành
hạ bởi chính những người thân, ruột thịt, người có trách nhiệm chăm sóc trẻ.

Biểu đồ trên cho

thấy gần 3/4 trẻ dưới

14 tuổi bị bạo hành trong gia đình (báo cáo của UNICEF tháng 11/2017). Lý
do dẫn đến tình trạng này là do bố mẹ ly hôn, trẻ phải sống cùng bố dượng
hoặc mẹ kế; bố mẹ có lối sống lệch lạc, phóng túng, vướng các tệ nạn xã hội
như nghiện rượu, ma túy, cờ bạc…và do đại dịch COVID 19 đã làm cho vấn
đề này càng nghiêm trọng hơn khi cha mẹ vừa phải chịu nhiều áp lực liên quan
đến công việc, tài chính, việc nhà và vừa phải đảm đương trách nhiệm chăm
sóc trẻ, hỗ trợ trẻ trong việc học online, dẫn đến việc họ bị căng thẳng và mất
khả năng kiểm sốt cảm xúc.


Bản sắc văn hóa dân tộc đang ngày càng bị mai một
Có thể thấy, các mối quan hệ xã hội ngày nay thường được giải quyết bằng
tài chính, cũng như câu nói mà người trẻ thường hay nói “Tiền khơng quan
trọng nhưng những vấn đề quan trọng đều giải quyết bằng tiền”. Chính điều
này vừa là nguyên nhân, vừa là hậu quả của những xung đột giữa các thế hệ,
giữa các thành viên trong gia đình. Theo hướng tích cực, lợi ích cá nhân góp
phần tạo nên các giá trị và các chuẩn mực đạo đức mới nhưng theo hướng tiêu
cực thì lợi ích đó có thể huy hoại những giá trị truyền thống của mình. Những
nếp sống văn hóa gia đình truyền thống bị lấn át bởi những quan hệ hàng hóa,
thị trường, lợi nhuận bởi những lối sống lai căng, xa lạ, thiếu văn hóa. Hiện
tượng ngoại tình, anh chị em đưa nhau ra tịa vì tranh chấp tài sản thừa kế;

người đàn ơng thiếu trách nhiệm trong gia đình, hiện tượng con cái khơng tôn
trọng cha mẹ…đang ngày càng nhiều. Lối sống tự do vơ chính phủ, sự tùy tiện
một cách lệch lạc đang gây nên sự xáo trộn trong xã hội và tạo ra những cú
sốc tinh thần của con người.
4. Các giải pháp giúp xây dựng và phát triển gia đình Việt Nam

8


Những giải pháp cơ bản cần được quán triệt để giúp xây dựng và củng cố
gia đình Việt Nam:
Thứ nhất, triển khai các hoạt động truyền thơng về vị trí và vai trị của
gia đình trong đời sống cá nhân, như là tổ chức các chương trình truyền hình
ca ngợi, biểu dương những gương tốt về gia đình hịa thuận hạnh phúc, những
bậc cha mẹ gương mẫu, con cái hiếu thảo, anh chị em thương yêu đùm bọc lẫn
nhau.
Thứ hai, tổ chức các câu lạc bộ, sinh hoạt cộng đồng về nâng cao nhận
thức và kỹ năng ứng xử trong gia đình, câu lạc bộ gia đình hạnh phúc, nhằm
phát huy các giá trị đạo đức gia đình truyền thống bên cạnh hệ giá trị đạo đức
hiện đại.
Thứ ba, bổ sung các nội dung bài học giáo dục về gia đình vào chương
trình phổ thơng các cấp học. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền về bảo vệ trẻ
em, chống bạo lực gia đình và các tổ chức xã hội nên đặc biệt quan tâm đối
với các đứa trẻ có hồn cảnh đặc biệt như là cha mẹ ly hôn, ly thân.
Thứ tư, nhà nước cần tăng cường công tác quản lý trên khơng gian mạng
để tránh các tình trạng các thông tin sai lệch, đồi trụy làm ảnh hưởng tiêu cực
tới thế hệ trẻ sau này.
C.

PHẦN KẾT LUẬN


Gia đình là cội nguồn của mọi sự thành công, là nơi thật ấm áp mà khi xảy
ra bất cứ chuyện gì thì cũng ln giang rộng vịng tay u thương, để che chở
và đón nhận với cả một tấm lịng bao dung. Không những vậy, sự phát triển
bền vững của Tổ quốc ln gắn liền với sự tiến bộ của gia đình. Vì nhiệm vụ
của gia đình là tạo ra nguồn nhân lực chất lượng cao để đáp ứng sự phát triển
của quốc gia, đồng thời tạo ra điều kiện tốt nhất để con người được sinh ra, lớn
lên và học tập, từ đó hình thành nên những nhân cách tốt đẹp.
Những biến đổi của gia đình Việt Nam hiện nay khơng những tạo ra sự
năng động, góp phần phát triển kinh tế, xã hội, mà cịn giúp gia dình Việt Nam
dễ dàng hơn trong việc giao lưu văn hóa, tiếp thu những tinh hoa, giá trị của
gia đình hiện đại như: bình đẳng giữa vợ và chồng…Tuy nhiên cùng với
những cơ hội trên thì sự biến đổi cũng tạo ra những tác động tiêu cực như: sự
tấn công của tệ nạn xã hội, bạo hành trẻ em…Từ những phân tích trên, Nhà
nước cần hoạch định ra được những giải pháp, chiến lược nhằm thay đổi nhận
thức xã hội trong việc xây dựng cuộc sống gia đình hạnh phúc.
D.

TÀI LIỆU THAM KHẢO
9


1. Bộ giáo dục và đào tạo (2019). Giáo trình chủ nghĩa xã hội khoa học
2. PGS.TS. Trần Thị Minh Thi, 10/06/2020

/>7/nhung-bien-doi-cua-gia-dinh-viet-nam-hien-nay-va-mot-so-khuyen-nghichinh-sach.aspx
3. TS Nguyễn Thị Thanh Thủy, 13/08/2021. />4. Trần Anh Quân, Nguyễn Như Quỳnh, Nguyễn Thị Ngọc Huyền (2021)

Tình trạng ly hôn tại Việt Nam – Nguyên nhân, giải pháp và cách khắc phục,
5. BTP và UNICEF (2019), Báo cáo nghiên cứu pháp luật về phòng ngừa, xử

lý, phục hồi, tái hoà nhập cộng đồng đối với người chưa thành niên vi phạm
pháp luật và tình hình người chưa thành niên vi phạm pháp luật tại Việt
Nam. />%20full%20report.pdf
6. Trương Trọng Hiểu, 11/05/2020.
/>7. Thái An, 15/04/2021. />8. Thủy Linh - 03/01/2022 . />9. Trà My – Thắng Quang, 30/11/2017. />E.

LỜI CẢM ƠN

10



×