Tải bản đầy đủ (.pdf) (29 trang)

Tiểu luận CNXHKH - Bùi Thu Hoài - Dược 14-04

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (976.75 KB, 29 trang )

TRƢỜNG ĐẠI HỌC ĐẠI NAM
KHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ

TIỂU LUẬN KẾT THÚC HỌC PHẦN
HỌC PHẦN: CHỦ NGHĨA XÃ HỘI KHOA HỌC
ĐỀ TÀI 2: DÂN CHỦ VÀ NỀN DÂN CHỦ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA Ở
VIỆT NAM.
Giảng viên hƣớng dẫn :
Sinh viên thực hiện :
Lớp
:
Mã sinh viên
:

Vũ Thị Thu Hiền
Bùi Thu Hoài
Dƣợc 14-04
1457200055

Năm học 2020 - 2021


MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU

1

CHƢƠNG 1: Lý luận chung về dân chủ, nền dân chủ xã hội chủ nghĩa
1.1 Khái niệm dân chủ
1.2 Dân chủ xã hội chủ nghĩa
1.2.1 Quá trình ra đời của nền dân chủ xã hội chủ nghĩa


1.2.2 Đặc trƣng của nền dân chủ
1.2.3 Bản chất của nền dân chủ xã hội chủ nghĩa
Chƣơng 2: Thực trạng dân chủ trên thế giới và Việt Nam hiện nay
2.1 Thực trạng dân chủ trên thế giới
2.2. Thực trạng dân chủ ở Việt Nam hiện nay
2.2.1 Những kết quả đạt đƣợc
2.2.2 Hạn chế
2.2.3 Nguyên nhân của mặt hạn chế về dân chủ ở nƣớc ta
Chƣơng 3: Giải pháp xây dựng nên dân chủ xã hội ở Việt Nam

2
2
4
5
6
7
10
10
12
12
14

KẾT LUẬN

25

1

18



LỜI MỞ ĐẦU
Lý luận và thực tiễn đã chứng minh rằng, không xây dựng và phát triển nền
dân chủ, hệ thống chính trị trong đó có nhà nƣớc xã hội chủ nghĩa thì khơng thể
thực hiện quyền lực, quyền dân chủ, quyền làm chủ và mọi lợi ích của nhân dân
lao động trên thực tế các lĩnh vực của đời sống trong lao động xã hội chủ nghĩa.
Trong xã hội có giai cấp, đấu tranh vì dân chủ trở thành một trong những
động lực của lịch sử. Từ dân chủ chủ nô đến chuyên chế phong kiến, từ chuyên
chế phong kiến đến dân chủ tƣ sản, từ dân chủ tƣ sản đến dân chủ vơ sản sau đó
là những nấc thang trong tiến trình vận động và phát triển của lịch sử dân chủ.
Trong quá trình, V.I.Lênin đã để lại cho Đảng Cộng sản trên toàn thế giới một di
sản lý luận phong phú và rất nhiều chỉ dẫn thực tiễn sâu sắc cho việc xây dựng
và phát triển dân chủ, nhà nƣớc xã hội chủ nghĩa.
Chủ nghĩa xã hội không thể tồn tại và phát triển đƣợc nếu thiếu dân chủ, thiếu
sự thực hiện một cách đầy đủ và mở rộng không ngừng dân chủ. Phát triển dân
chủ đến cùng, tìm ra hình thức của sự phát triển ấy, đem thí nghiệm những hình
thức ấy trong thực tiễn,… là một trong những nhiệm vụ cấu thành của cách
mạng xã hội chủ nghĩa, là vấn đề có tính quy luật của sự phát triển và hồn thiện
nhà nƣớc vơ sản. Giai cấp cơng nhân khơng chỉ có sứ mệnh lịch sử lãnh đạo
cuộc đấu tranh để giải phóng dân tộc mình, mà cịn có vai trị lịch sử tồn thế
giới. Cuộc Cách mạng thực hiện sứ mệnh lịch sử nhằm hƣớng đến việc xác lập
quyền làm chủ của mình trong xã hội nói cách khác xây dựng nền dân chủ xã
hội chủ nghĩa. Xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa là một vấn đề vô cùng
quan trọng cốt lõi đối với nhà nƣớc ta. Đó là vấn đề gắn liền với chỉnh đốn đảng.
Nhƣng điều đó có nghĩa là gì, có phải cần đởi mới hay cải cách về mặt đảng hay
khơng, và bằng hình thức nào, quy trình nào, điều kiện cần và đủ nào để có dân
chủ rộng rãi, hiện nay thật sự rộng rãi chƣa, mở rộng và thực chất chƣa?
Em chọn đề tài: “ Dân chủ và nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam”. Mặc
dù đây là một đề tài đã có rất nhiều ngƣời làm nhƣng em thấy đây là một đề tài
hay và có nhiều vấn đề để bàn luận. Bài tiểu luận của em cịn nhiều điều thiếu

sót mong cô thông cảm và bỏ qua cho em.
Em xin chân thành cảm ơn cô.

2


CHƢƠNG 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ DÂN CHỦ NỀN DÂN CHỦ XÃ HỘI
1.1 Khái niệm Dân chủ
Thuật ngữ dân chủ ra đời vào khoảng thế kỷ thứ VII – VI trƣớc công nguyên.
Các nhà tƣ tƣởng Hy Lạp cổ đại đã dùng cụm từ “demokratos” để nói đến dân
chủ, trong đó Demos là nhân dân (danh từ) và Kratos là cai trị (động từ). Theo
đó, dân chủ đƣợc hiểu là nhân dân cai trị và sau này đƣợc các nhà chính trị gọi
giản lƣợc là quyền lực của nhân dân hay quyền lực thuộc về nhân dân. Nội dung
trên của khái niệm về cơ bản vẫn giữ nguyên cho đến ngày nay. Điểm khác biệt
cơ bản giữa cách hiểu về dân chủ thời cổ đại và hiện nay là ở tính chất trực tiếp
của mối quan hệ sở hữu quyền lực công cộng và cách hiểu về nội hàm của khái
niệm nhân dân.
Từ việc nghiên cứu các chế dộ dân chủ trong lịch sử và thực tiễn lãnh đạo
cách mạng xã hội chủ nghĩa, các nhà sáng lập chủ nghĩa Mác – Lênin cho rằng,
dân chủ là sản phẩm và là thành quả của quá trình đấu tranh giai cấp cho những
giá trị tiến bộ của nhân loại, là một trong những ngun tắc hoạt động của các tở
chức chính trị - xã hội.
Tựu trung lại, theo quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin dân chủ có một số
nội dung cơ bản sau đây:
Thứ nhất, về phƣơng diện quyền lực, dân chủ là quyền lực thuộc nhân dân,
nhân dân là chủ nhân của đất nƣớc. Dân chủ là quyền lợi của nhân dân – quyền
dân chủ đƣợc hiểu theo nghĩa rộng. Quyền lợi căn bản nhất của nhân dân chính
là quyền lực nhà nƣớc thuộc sở hữu của nhân dân, của xã hội; bộ máy nhà nƣớc
phải vì nhân dân, vì xã hội mà phục vụ. Và do vậy, chỉ khi mọi quyền lực nhà
nƣớc thuộc về nhân dân thì khi đó, mới có thể đảm bảo về căn bản việc nhân dân

đƣợc hƣởng quyền làm chủ với tƣ cách một quyền lợi.
Thứ hai, trên phƣơng diện chế độ xã hội và trong lĩnh vực chính trị, dân chủ
là một hình thức hay hình thái nhà nƣớc, là chính thể dân chủ hay chế độ dân
chủ.
Thứ ba, trên phƣơng diện tổ chức và quản lý xã hội, dân chủ là một nguyên
tắc – nguyên tắc dân chủ. Nguyên tắc này kết hợp với nguyên tắc tập trung dân
chủ trong tổ chức và quản lý xã hội.
Chủ nghĩa Mác – Lênin nhấn mạnh, dân chủ với những tƣ cách nếu trên phải
đƣợc coi là mục tiêu, là tiền đề và cũng là phƣơng tiện để vƣơn tới tự do, giải
phóng con ngƣời, giải phóng giai cấp và giải phóng xã hội. Dân chủ với tƣ cách
một hình thức tở chức thiết kế chính trị, một hình thức hay hình thái nhà nƣớc,
nó là một phạm trù lịch sử, ra đời và phát triển gắn liền với nhà nƣớc và mất đi
khi nhà nƣớc tiêu vong. Song, dân chủ với tƣ cách một giá trị xã hội, nó là một
phạm trù vĩnh viễn, tồn tại và phát triển cùng với sự tồn tại và phát triển của con
ngƣời, của xã hội loài ngƣời. Chừng nào con ngƣời và xã hội loài ngƣời cùng
3


tồn tại, chừng nào mà nền văn minh nhân loại cịn chƣa diệt vong thì chừng đó
dân chủ vẫn cịn tồn tại với tƣ cách một giá trị nhân loại chung.
Trên cơ sở của chủ nghĩa Mác – Lênin và điều kiện cụ thể của Việt Nam, chủ
tịch Hồ Chí Minh đã phát triển dân chủ theo hƣớng:
(1) Dân chủ trƣớc hết là một giá trị nhân loại chung. Và, khi coi dân chủ là
một giá trị xã hội mang tính tồn nhân loại, Ngƣời đã khẳng định: Dân chủ là
dân là chủ và dân làm chủ. Ngƣời nói: “Nƣớc ta là nƣớc dân chủ, địa vị cao nhất
là dân, vì dân là chủ”.
(2) Khi coi dân là cơ thể chế chính trị, một chế độ xã hội, Ngƣời khẳng định:
“ Chế độ ta là chế độ dân chủ, tức là nhân dân là ngƣời chủ, mà Chính phủ là
ngƣời đầy tớ trung thành của nhân dân” Rằng. “chính quyền dân chủ có nghĩa là
chính quyền do ngƣời dân làm chủ”; và một khi nƣớc ta đã trở thành một nƣớc

dân chủ, “chúng ta là dân chủ” thì dân chủ là “dân làm chủ” và “dân làm chủ thì
Chủ tịch, bộ trƣởng, thứ trƣởng, ủy viên này khác… làm đầy tớ. Làm đầy tớ cho
nhân dân, chứ không phải là quan cách mạng”.
Dân chủ có nghĩa là mọi quyền hạn đều thuộc về nhân dân. Dân phải thực sự
là chủ thể của xã hội và hơn nữa, dân phải đƣợc làm chủ một cách toàn diện:
Làm chủ nhà nƣớc, làm chủ xã hội và làm chủ chính bản thân mình, làm chủ và
sở hữu mọi năng lực sáng tạo của mình với tƣ cách chủ thể đích thực của xã hội.
Mặt khác, dân chủ phải bao quát tát cả các lĩnh vực của đời sống kinh tế - xã
hội, từ dân chủ trong kinh kinh tế, dân chủ trong chính trị đến dân chủ trong xã
hội và dân chủ trong đời sống văn hóa – tinh thần, tƣ tƣởng, trong đó hai lĩnh
vực quan trọng hàng đầu và nởi bật nhất là dân chủ trong kinh tế và dân chủ
trong đời sống văn hóa – tinh thần, tƣ tƣởng. Khơng chỉ thế, dân chủ trong kinh
tế và dân chủ trong chính trị cịn thể hiện trực tiếp quyền con ngƣời (nhân
quyền) và quyền công dân (dân quyền) của ngƣời dân, khi dân thực sự là chủ thể
các hội và làm chủ xã hội một cách đích thực.
Trên cơ sở những quan niệm dân chủ nêu trên, nhất là tƣ tƣởng vì dân của Hồ
Chí Minh, Đảng Cộng sản Việt Nam chủ trƣơng xây dựng chế độ dân chủ xã hội
chủ nghĩa, mở rộng và phát huy quyền làm chủ của nhân dân. Trong công cuộc
đổi mới đất nƣớc theo định hƣớng xã hội chủ nghĩa, khi nhấn mạnh phát huy
dân chủ để tạo ra một động lực mạnh mẽ cho sự phát triển đất nƣớc, Đảng ta đã
khẳng định, “trong tồn bộ hoạt động của mình, Đảng phải qn triệt tƣ tƣởng
“lấy dân làm gốc”, xây dựng và phát huy quyền làm chủ của nhân dân lao
động”. Nhất là trong thời kỳ đổi mới, nhận thức về dân chủ của Đảng Cơng sản
Việt Nam có những bƣớc phát triển mới: “Tồn bộ tở chức và hoạt động của hệ
thống chính trị nƣớc ta trong giai đoạn mới nhằm xây dựng và từng bƣớc hoàn
thiện nền dân chủ xã hội chủ nghĩa, bảo đảm quyền lực thuộc về nhân dân. Dân
chủ gắn liền với công bằng xã hội phải đƣợc thực hiện trong thực tế cuộc sống
4



trên tất cả các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội thơng qua hoạt động
của nhà nƣớc do nhân dân cử ra và bằng các hình thức dân chủ trực tiếp. Dân
chủ đi đôi với kỷ luật, kỷ cƣơng, phải đƣợc thể chế hóa bằng pháp luật và pháp
luật bảo đảm”.
Từ những cách tiếp cận trên, dân chủ có thể hiểu Dân chủ là một giá trị xã
hội phản ánh những quyền cơ bản của con ngƣời; là một phạm trù chính trị gắn
với các hình thức tổ chức nhà nƣớc của giai cấp cầm quyền; là một phạm trù lịch
sử gắn với quá trình ra đời, phát triển của lịch sử xã hội nhân loại.
Tại Bắc Âu, phong trào dân chủ xã hội phát triển mạnh. Ví dụ nhƣ Đảng Dân
chủ xã hội Thụy Điển đã có nhiều lần cầm quyền kể từ sau Thế chiến 2, vẫn sử
dụng một số nội dung trong học thuyết Marx làm tƣ tƣởng chỉ đạo chính của
mình. Các tài liệu tuyên truyền do họ phát đi vẫn ghi rõ: cơ sở lý luận của Dân
chủ xã hội là đa nguyên, song chủ yếu là chủ nghĩa Marx; cơ sở giai cấp rộng
rãi, nhƣng chủ yếu là giai cấp công nhân.
Tuy vậy bƣớc sang thế kỷ 21, Đảng Dân chủ xã hội Thụy Điển đã khơng cịn
duy trì đƣợc vị thế áp đảo của mình trong nền chính trị Thụy Điển nhƣ trƣớc.
Trong cả hai cuộc bầu cử năm 2006 và 2010, đảng này đã không thể đánh bại
đƣợc liên minh các đảng phái cánh hữu. Năm 2014, mặc dù là đảng giành số
phiếu bầu cao nhất, nhƣng Đảng này chỉ có thể lập đƣợc một chính phủ thiểu số
với Đảng Xanh. Năm 2018, số phiếu bầu cho Đảng Dân chủ Xã hội Thụy Điển
vẫn cao nhất, nhƣng về tỷ lệ thì bị tụt xuống mức thấp nhất kể từ năm 1908, chỉ
có 28,3%. Mặc dù theo cƣơng lĩnh, mục tiêu của Đảng Dân chủ Xã hội Thụy
Điển là chủ nghĩa xã hội dân chủ, nhƣng trên thực tế ngày nay Đảng này đƣợc
xem là một đảng có khuynh hƣớng Dân chủ xã hội nhiều hơn. Một đảng phái
lớn khác ở Thụy Điển thực sự có mục tiêu thiết lập nên một nhà nƣớc xã hội chủ
nghĩa là Đảng Cánh tả. Do có chính sách tƣơng đồng nên Đảng này có quan hệ
liên minh với Đảng Dân chủ xã hội Thụy Điển, trở thành liên minh Cánh
tả. Năm 2018, Đảng Cánh tả giành đƣợc 8% số phiếu, chiếm 28 ghế ở quốc hội,
liên minh cùng với Đảng Dân chủ xã hội Thụy Điển và Đảng Xanh thành lập
chính phủ. Trong những cuộc bầu cử gần đây ở Thụy Điển, một đảng cánh hữu

là Đảng Dân chủ Thụy Điển đang nhận đƣợc sự ủng hộ ngày càng lớn và đƣợc
dự báo là sẽ sớm vƣơn lên nắm lấy thế thống trị trong tƣơng lai gần, trong khi
các đảng cánh tả thì ngày càng mất đi sự ủng hộ của ngƣời dân.
1.2 Dân chủ xã hội chủ nghĩa
1.2.1. Quá trình ra đời của nền dân chủ xã hội chủ nghĩa
Trên cơ sở tởng kết thực tiễn q trình hình thành và phát triển các nền dân
chủ trong lịch sử và trực tiếp nhất là nền dân chủ tƣ sản, các nhà sáng lập chủ
nghĩa Mác - Lênin cho rằng, đấu tranh cho dân chủ là một quá trình lâu dài,
5


phức tạp và giá trị của nền dân chủ tƣ sản chƣa phải là hồn thiện nhất, do đó,
tất yếu xuất hiện một nền dân chủ mới, cao hơn nền dân chủ tƣ sản và đó chính
là nền dân chủ vơ sản hay cịn gọi là nền dân chủ xã hội chủ nghĩa.
Dân chủ xã hội chủ nghĩa đã đƣợc phôi thai từ thực tiễn đấu tranh giai cấp ở
Pháp và Công xã Pari năm 1871, tuy nhiên, chỉ đến khi Cách mạng Tháng Mƣời
Nga thành công với sự ra đời của nhà nƣớc xã hội chủ nghĩa đầu tiên trên thế
giới (1917), nên dân chủ xã hội chủ nghĩa mới chính thức đƣợc xác lập. Sự ra
đời của nền dân chủ xã hội chủ nghĩa đánh dấu bƣớc phát triển mới về chất của
dân chủ. Quá trình phát triển của nền dân chủ xã hội chủ nghĩa bắt đầu từ thấp
đến cao, từ chƣa hoàn thiện đến hoàn thiện. Trong đó, có sự kế thừa những giá
trị của nền dân chủ trƣớc đó, đồng thịi bở sung và làm sâu sắc thêm những giá
trị của nền dân chủ mới.
Theo chủ nghĩa Mác - Lênin: Giai cấp vô sản không thể hoàn thành cuộc cách
mạng xã hội chủ nghĩa, nếu họ không đƣợc chuẩn bị để tiến tới cuộc cách mạng
đó thơng qua cuộc đấu tranh cho dân chủ. Rằng, chủ nghĩa xã hội khơng thể duy
trì và thắng lợi, nếu khơng thực hiện đầy đủ dân chủ.
Q trình phát triển của nền dân chủ xã hội chủ nghĩa là từ thấp tới cao, từ
chƣa hoàn thiện đến hoàn thiện; có sự kế thừa một cách chọn lọc giá trị của các
nền dân chủ trƣớc đó, trƣớc hết là nền dân chủ tƣ sản. Nguyên tắc cơ bản của

nền dân chủ xã hội chủ nghĩa là không ngừng mở rộng dân chủ, nâng cao mức
độ giải phóng cho những ngƣời lao động, thu hút họ tham gia tự giác vào công
việc quản lý nhà nƣớc, quản lý xã hội. Càng hoàn thiện bao nhiêu, nền dân chủ
xã hội chủ nghĩa lại càng tự tiêu vong bấy nhiêu. Thực chất của sự tiêu vong này
theo V.I.Lênin, đó là tính chính trị của dân chủ sẽ mất đi trên cơ sở không ngừng
mở rộng dân chủ đối với nhân dân, xác lập địa vị chủ thể quyền lực của nhân
dân, tạo điều kiện để họ tham gia ngày càng đông đảo và ngày càng có ý nghĩa
quyết định vào sự quản lý nhà nƣớc, quản lý xã hội (xã hội tự quản). Q trình
đó làm cho dân chủ trở thành một thói quen, một tập quán trong sinh hoạt xã
hội... để đến lúc nó khơng cịn tồn tại nhƣ một thể chế nhà nƣớc, một chế độ, tức
là mất đi tính chính trị của nó.
Tuy nhiên, chủ nghĩa Mác - Lênin cũng lƣu ý đây là quá trình lâu dài, khi xã
hội đã đạt trình độ phát triển rất cao, xã hội khơng cịn sự phân chia giai cấp, đó
là xã hội cộng sản chủ nghĩa đạt tới mức độ hoàn thiện, khi đó dân chủ xã hội
chủ nghĩa với tƣ cách là một chế độ nhà nƣớc cũng tiêu vong, không cịn nữa.
Từ những phân tích trên đây, có thể hiểu dân chủ xã hội chủ nghĩa là nền dân
chủ cao hơn về chất so với nền dân chủ tƣ sản, là nền dân chủ mà ở đó, mọi
quyền lực thuộc về nhân dân, dân là chủ và dân làm chủ; dân chủ và pháp luật
nằm trong sự thông nhất biện chứng; đƣợc thực hiện bằng nhà nƣớc pháp quyền
xã hội chủ nghĩa, đặt dƣới sự lănh đạo của Đảng Cộng sản.
6


Cũng cần lƣu ý rằng, cho đến nay, sự ra đời của nền dân chủ xã hội chủ nghĩa
mới chỉ trong một thời gian ngắn, ở một số nƣớc có xuất phát điểm về kinh tế,
xã hội rất thấp, lại thƣờng xuyên bị kẻ thù tấn công, gây chiến tranh, do vậy,
mức độ dân chủ đạt đƣợc ở những nƣớc này hiện nay còn nhiều hạn chế ở hầu
hết các lĩnh vực của đời sống xã hội. Ngƣợc lại, sự ra đời phát triển của nền dân
chủ tƣ sản có thời gian cả mấy trăm năm, lại ở hầu hết các nƣớc phát triển (do
điều kiện khách quan, chủ quan). Hơn nữa, trong thời gian qua, để tồn tại và

thích nghi, chủ nghĩa tƣ bản đã có nhiều lần điều chỉnh về xã hội, trong đó
quyền con ngƣời đã đƣợc quan tâm ở một mức độ nhất định (tuy nhiên, bản chất
của chủ nghĩa tƣ bản không thay đổi). Nên dân chủ tƣ sản có nhiều tiến bộ, song
vẫn bị hạn chế bởi bản chất của chủ nghĩa tƣ bản.
Để chế độ dân chủ xã hội chủ nghĩa thực sự quyền lực thuộc về nhân dân,
ngoài yếu tố giai cấp công nhân lãnh đạo thông qua Đảng Cộng sản (mặc dù là
yếu tố quan trọng nhất), đòi hòi cần nhiều yếu tố nhƣ trình độ dân trí, xã hội
cơng dân, việc tạo dựng cơ chế pháp luật đảm bảo quyền tự do cá nhân, quyền
làm chủ nhà nƣớc và quvền tham gia vào các quyết sách của nhà nƣớc, điều kiện
vật chất để thực thi dân chủ.
1.2.2. Đặc trƣng của nền dân chủ
Những đặc trƣng bản chất của chủ nghĩa xã hội Việt Nam
Vận dụng sáng tạo và phát triển chủ nghĩa Mác- Lênin vào điều kiện cụ thể
của Việt Nam, tởng kết thực tiễn q trình cách mạng Việt Nam, nhất là qua hơn
30 năm đổi mới, nhận thức của Đảng và nhân dân dân ta về chủ nghĩa xã hội và
con đƣờng đi lên chủ nghĩa xã hội ngày càng sáng rỏ. Đại hội IV (1976), nhận
thức của Đảng ta về chủ nghĩa xã hội và con đƣờng phát triển của cách mạng
nƣớc ta mới dừng ở mức độ định hƣớng: Trên cơ sở phƣơng hƣớng đúng, hãy
hành động thực tế cho câu trả lời. Đến Đại hội VII, nhận thức của Đảng Cộng
sản Việt Nam về chủ nghĩa xã hội và con đƣờng đi lên chủ nghĩa đã sáng tỏ hơn,
không chỉ dừng ở nhận thức định hƣớng, định tính mà từng bƣớc đạt tới trình độ
định hình, định lƣợng. Cƣơng lĩnh xây dựng đất nƣớc trong thời kỳ quá độ lên
chủ nghĩa xã hội (1991), đã xác định mơ hình chủ nghĩa xã hội ở nƣớc ta với sáu
đặc trƣng. Đến Đại hội XI, trên cơ sở tổng kết 25 năm đổi mới, nhận thức của
Đảng ta về chủ nghĩa xã hội và con đƣờng đi lên chủ nghĩa xa hội đã có bƣớc
phát triển mới. Cƣơng lĩnh xây dựng đất nƣớc trong thời kỳ quá độ lên chủ
nghĩa xã hội (bổ sung, phát triển năm 2011) đã phát triển mơ hình chủ nghĩa xã
hội Việt Nam với tám đặc trƣng, trong đó có đặc trƣng về mục tiêu, bản chất, nội
dung của xã hội chủ nghĩa mà nhân dân ta xây dựng, đó là:
Một là, Dân giàu, nƣớc mạnh dân chủ, công bằng, văn minh.

Hai là, Do nhân dân lao động làm chủ.

7


Ba là, Có một nền kinh tế phát triển cao dựa trên lực lƣợng sản xuất hiện đại
và chế độ công hữu về các tƣ liệu sản xuất chủ yếu.
Bốn là, Có nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.
Năm là, con ngƣời có cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc, có điều kiện phát
triển tồn diện.
Sáu là, Các dân tộc trong cộng đồng Việt Nam bình đẳng, đồn kết, tơn trọng
và giúp đỡ nhau cùng phát triển.
Bảy là, Có Nhà nƣớc pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân
dân, vì nhân dân do Đảng Cộng sản lãnh đọa.
Tám là, Có quan hệ hữu nghị, hợp tác với các nƣớc trên thế giới
1.2.3 Bản chất của nền dân chủ xã hội chủ nghĩa
Nhƣ mọi loại hình dân chủ khác, dân chủ vơ sản, theo V.I.Lênin, không phải
là chế độ dân chủ cho tất cả mọi ngƣời; nó chỉ là dân chủ đối với quần chúng lao
động và bị bóc lột; dân chủ vơ sản là chế độ dân chủ vì lợi ích của đa số. Rằng,
dân chủ trong chủ nghĩa xã hội bao quát tất cả các mặt của đời sống xã hội,
trong đó, dân chủ trên lĩnh vực kinh tế là cơ sở; dân chủ đó càng hồn thiện bao
nhiêu, càng nhanh tới ngày tiêu vong bấy nhiêu. Dân chủ vô sản loại bỏ quyền
dân chủ của tất cả các giai cấp là đối tƣợng của nhà nƣớc vơ sản, nó đƣa quảng
đại quần chúng nhân dân lên địa vị của ngƣời chủ chân chính của xã hội.
Với tƣ cách là đỉnh cao trong tồn bộ lịch sử tiến hóa của dân chủ, dân chủ xã
hội chủ nghĩa có bản chất cơ bản sau:
 Bản chất chính trị: Dƣới sự lãnh đạo duy nhất của một đảng của giai cấp
công nhân (đảng Mác - Lênin) mà trên mọi lĩnh vực xã hội đều thực hiện quyền
lực của nhân dân, thể hiện qua các quyền dân chủ, làm chủ. quyền con ngƣời,
thỏa mãn ngày càng cao hơn các nhu cầu và các lợi ích của nhân dân.

Chủ nghĩa Mác - Lênin chỉ rõ: Bản chất chính trị của nền dân chủ xã hội chủ
nghĩa là sự lãnh đạo chính trị của giai cấp cơng nhân thơng qua đảng của nó đối
với tồn xã hội, nhƣng không phải chỉ để thực hiện quyền lực và lợi ích riêng
cho giai cấp cơng nhân, mà chủ yếu là để thực hiện quyền lực và lợi ích của tồn
thể nhân dân, trong đó có giai cấp cơng nhân. Nền dân chủ xã hội chủ nghĩa do
Đảng Cộng sản lãnh đạo - yếu tố quan trọng để đảm bảo quyền lực thực sự
thuộc về nhân dân, bởi vì, Đảng Cộng sản đại biểu cho trí tuệ, lợi ích của giai
cấp cơng nhân, nhân dân lao động và tồn dân tộc. Với nghĩa này, dân chủ xã
hội chủ nghĩa mang tính nhất nguyên về chính trị. Sự lãnh đạo của giai cấp công
nhân thông qua Đảng Cộng sản đối với toàn xã hội về mọi mặt V.I.Lênin gọi là
sự thống trị chính trị.
Trong nền dân chủ xã hội chủ nghĩa, nhân dân lao động là những ngƣời làm
chủ những quan hệ chính trị trong xã hội. Họ có quyền giới thiệu các đại biểu
8


tham gia vào bộ máy chính quyền từ trung ƣơng đến địa phƣơng, tham gia đóng
góp ý kiến xây dựng chính sách, pháp luật, xây dựng bộ máy và cán bộ, nhân
viên nhà nƣớc. Quyền đƣợc tham gia rộng rãi vào cơng việc quản lý nhà nƣớc
của nhân dân chính là nội dung dân chủ trên lĩnh vực chính trị. V.I.Lênin còn
nhấn mạnh rằng: Dân chủ xã hội chủ nghĩa là chế độ dân chủ của đại đa số dân
cƣ, của những ngƣời lao động bị bóc lột, là chế độ mà nhân dân ngày càng tham
gia nhiều vào công việc Nhà nƣớc. Với ý nghĩa đó, V.I.Lênin đã diễn đạt một
cách khái quát về bản chất về mục tiêu của dân chủ xã hội chủ nghĩa rằng: đó là
nền dân chủ “gấp triệu lần dân chủ tƣ sản”.
Bàn về quyền làm chủ của nhân dân trên lĩnh vực chính trị, Hồ Chí Minh
cũng đã chỉ rõ; Trong chế độ dân chủ xã hội chủ nghĩa thì bao nhiêu quyền lực
đều là của dân, bao nhiêu sức mạnh đều ở nơi dân, bao nhiêu lợi ích đều là vì
dân... Chế độ dân chủ xã hội chủ nghĩa, nhà nƣớc xã hội chủ nghĩa do đó về thực
chất là của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân. Cuộc cách mạng xã hội chủ

nghĩa, khác với các cuộc cách mạng xã hội trƣớc đây là ở chỗ nó là cuộc cách
mạng của số đơng, vì lợi ích của số đơng nhân dân. Cuộc Tổng tuyển cử đầu tiên
của nƣớc Việt Nam dân chủ cộng hịa (1946) theo Hồ Chí Minh là một dịp cho
toàn thể quốc dân tự do lựa chọn những ngƣời có tài, có đức để gánh vác công
việc nhà nƣớc, "... hễ là ngƣời muốn lo việc nƣớc thì đều có quyền ra ứng cử, hễ
là cơng dân thì đều có quyền đi bầu cử. Quyền đƣợc tham gia rộng rãi vào công
việc quản lý nhà nƣớc chính là nội dung dân chủ trên lĩnh vực chính trị.
Xét về bản chất chính trị, dân chủ xã hội chủ nghĩa vừa có bản chất giai cấp
cơng nhân, vừa có tính nhân dân rộng rãi, tính dân tộc sâu sắc. Do vậy, nền dân
chủ xã hội chủ nghĩa khác về chất so với nền dân chủ tƣ sản ở bản chất giai cấp
(giai cấp công nhân và giai cấp tƣ sản); ở cơ chế nhất nguyên và cơ chế đa
nguyên; một đảng hay nhiều đảng; ở bản chất nhà nƣớc (nhà nƣớc pháp quyền
xã hội chủ nghĩa và nhà nƣớc pháp quyền tƣ sản).
 Bản chất kinh tế: Nền dân chủ xã hội chủ nghĩa dựa trên chế độ sở hữu
xã hội về những tƣ liệu sản xuất chủ yếu của toàn xã hội đáp ứng sự phát triển
ngày càng cao của lực lƣợng sản xuất dựa trên cơ sở khoa học - công nghệ hiện
đại nhằm thỏa mãn ngày càng cao những nhu cầu vật chất và tinh thần của toàn
thể nhân dân lao động.
Bản chất kinh tế đó chỉ đƣợc bộc lộ đầy đủ qua một quá trình ởn định chính
trị, phát triển sản xuất và nâng cao đời sống của toàn xã hội, dƣới sự lãnh đạo
của đảng Mác - Lênin và quản lý, hƣớng dẫn, giúp đỡ của nhà nƣớc xã hội chủ
nghĩa. Trƣớc hết đảm bảo quyền làm chủ của nhân dân về các tƣ liệu sản xuất
chủ yếu; quyền làm chủ trong quá trình sản xuất kinh doanh, quản lý và phân
phối, phải coi lợi ích kinh tế của ngƣời lao động là động lực cơ bản nhất có sức
thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển.
9


Bản chất kinh tế của nền dân chủ xã hội chủ nghĩa dù khác về bản chất kinh tế
của các chế độ tƣ hữu, áp bức, bóc lột, bất cơng, nhƣng cũng nhƣ toàn bộ nền

kinh tế xã hội chủ nghĩa, nó khơng hình thành từ “hƣ vơ” theo mong muốn của
bất kỳ ai. Kinh tế xã hội chủ nghĩa cũng là sự kế thừa và phát triển mọi thành
tựu nhân loại đã tạo ra trong lịch sử, đồng thời lọc bỏ những nhân tố lạc hậu,
tiêu cực, kìm hãm... của các chế độ kinh tế trƣớc đó, nhất là bản chất tƣ hữu, áp
bức, bóc lột bất cơng... đối với đa số nhân dân.
Khác với nền dân chủ tƣ sản, bản chất kinh tế của nền dân chủ xã hội chủ
nghĩa là thực hiện chế độ công hữu về tƣ liệu sản xuất chủ yếu và thực hiện chế
độ phân phối lợi ích theo kết quả lao động là chủ yếu.
 Bản chất tƣ tƣởng - văn hóa - xã hội: Nền dân chủ xã hội chủ nghĩa lấy
hệ tƣ tƣởng Mác - Lênin - hệ tƣ tƣởng của giai cấp cơng nhân, làm chủ đạo đối
với mọi hình thái ý thức xã hội khác trong xã hội mới. Đồng thời nó kế thừa,
phát huy những tinh hoa văn hóa truyền thống dân tộc; tiếp thu những giá trị tƣ
tƣởng - văn hóa, văn minh, tiến bộ xã hội... mà nhân loại đã tạo ra ở tất cả các
quốc gia, dân tộc... Trong nền dân chủ xã hội chủ nghĩa, nhân dân đƣợc làm chủ
những giá trị văn hoá tinh thần; đƣợc nâng cao trình độ văn hố, có điều kiện để
phát triển cá nhân. Dƣới góc độ này dân chủ là một thành tựu văn hố, một q
trình sáng tạo văn hoá, thể hiện khát vọng tự do đƣợc sáng tạo và phát triển của
con ngƣời.
Trong nền dân chủ xã bội chủ nghĩa có sự kết hợp hài hịa về lợi ích giữa cá
nhân, tập thể và lợi ích của toàn xã hội. Nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ra sức
động viên, thu hút mọi tiềm năng sáng tạo, tính tích cực xã hội của nhân dân
trong sự nghiệp xây dựng xã hội mới.
Với những bản chất nêu trên, dân chủ xã hội chủ nghĩa trƣớc hết và chủ yếu
đƣợc thực hiện bằng nhà nƣớc pháp quyền xã hội chủ nghĩa, là kết quả hoạt
động tự giác của quần chúng nhân dân dƣới sự lãnh đạo của giai cấp công nhân,
dân chủ xã hội chủ nghĩa chỉ có đƣợc với điều kiện tiên quyết là bảo đảm vai trò
lãnh đạo duy nhất của Đảng Cộng sản. Bởi lẽ, nhờ nắm vững hệ tƣ tƣởng cách
mạng và khoa học của chủ nghĩa Mác - Lênin và đƣa nó vào quần chúng, Đảng
mang lại cho phong trào quần chúng tính tự giác cao trong q trình xây đựng
nền dân chủ xã hội chủ nghĩa; thông qua công tác tuyên truyền, giáo dục của

mình, Đảng nâng cao trình độ giác ngộ chính trị, trình độ văn hóa dân chủ của
nhân dân để họ có khả năng thực hiện hữu hiệu những yêu cầu dân chủ phản ánh
đúng quy luật phát triển xã hội. Chỉ dƣới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản, nhân
dân mới đấu tranh có hiệu quả chống lại mọi mƣu đồ lợi dụng dân chủ vì những
động cơ đi ngƣợc lại lợi ích của nhân dân.
Với những ý nghĩa nhƣ vậy, dân chủ xã hội chủ nghĩa và nhất ngun về
chính trị, bảo đảm vai trị lãnh đạo duy nhất của Đảng Cộng sản không loại trừ
10


nhau mà ngƣợc lại, chính sự lãnh đạo của Đảng là điều kiện cho dân chủ xã hội
chủ nghĩa ra đời, tồn tại và phát triển.
Với tất cả những đặc trƣng đó, dân chủ xã hội chủ nghĩa là nền dân chủ cao
hơn về chất so với nền dân chủ tƣ sản, là nền dân chủ mà ở đó, mọi quyền lực
thuộc về nhân dân, dân là chủ và dân làm chủ; dân chủ và pháp luật nằm trong
sự thống nhất biện chứng; đƣợc thực hiện bằng nhà nƣớc pháp quyền xã hội chủ
nghĩa, đặt dƣới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản.

11


CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG DÂN CHỦ TRÊN THẾ GIỚI VÀ VIỆT
NAM HIỆN NAY
2.1 Thực trạng dân chủ trên thế giới
Một ngày trƣớc khi đến phiên Berlin làm chủ tịch luân lƣu Liên Hiệp Châu
Âu, thủ tƣớng Đức Angela Merkel chia sẻ tâm trạng hồi nghi tính ƣu việt của
mơ hình Dân Chủ Tự Do: “ Cho đến hôm nay, chúng ta chƣa biết chứng tỏ đƣợc
100% là mơ hình tự do dân chủ chiếm ƣu thế. Điều này làm tôi lo lắng”. Thủ
tƣớng Đức vừa tổng kết các cuộc đấu tranh ý thức hệ trong 30 năm qua từ biến
cố lịch sử năm 1989, năm mà các nền dân chủ phƣơng Tây hạ gục chủ nghĩa

cộng sản.
Hiện diện trong cuộc tiếp xúc, nhà báo Pháp Sylvie Kauffman cũng chia sẻ :
Kết luận của thủ tƣớng Đức Angela Merkel, nhƣ một lời tâm tình, có ý nghĩa sâu
xa hơn một bài phỏng vấn dài.
 1989 : Chiến thắng của nền dân chủ tự do chỉ là “một phần của sự
thật”.
Vào thời điểm đó, một số ngƣời xác quyết đây là chiến thắng vĩnh viễn,
không thể đảo ngƣợc. Trong số những ngƣời này, chắc phải có Angela Merkel ở
t̉i 30, chính trị gia sinh ra và trƣởng thành trong chế độ cộng sản Đông Đức.
Nhƣng 30 năm sau, cộng với 15 năm lãnh đạo nƣớc Đức thống nhất, nhận định
của bà trung dung hơn. Bị quét sạch, chủ nghĩa cộng sản không ngẩng đầu dậy
đƣợc. Nhƣng chiến thắng của nền dân chủ tự do chỉ là “một phần của sự thật”.
Angela Merkel muốn nói đến trƣờng hợp Viktor Orban, ngƣời sinh viên tranh
đấu vì tự do dân chủ làm sụp đở chế độ độc tài cộng sản 30 năm trƣớc, ngày nay
khi trở thành thủ tƣớng Hungary, ông lại ca tụng chế độ “dân chủ phi tự do”.
Từ 1989 đến nay, trong 30 năm, đã xảy ra nhiều biến cố khác : Chiến tranh
giữa các dân tộc vùng Balkan, thánh chiến khủng bố, thất bại của phong trào
Mùa Xuân Ả Rập và nhất là thách thức của chế độ độc tài Trung Quốc. Bắc
Kinh chứng minh là một chế độ toàn trị có thể đi đến thành cơng về kinh tế.
 Dân chủ mong manh
Tâm trạng hoài nghi của nhà lãnh đạo một trong những nƣớc ổn định nhất,
phồn vinh nhất trong một cuộc phỏng vấn nhằm nâng cao tinh thần các thành
viên khác trong Liên Hiệp Châu Âu đang nhọc nhằn chống đỡ với đại dịch
Covid, phản ảnh tâm trạng chung, nỗi lo âu của các nền dân chủ phƣơng Tây.
Châu Âu mất niềm tin một phần vì nƣớc Mỹ của Donald Trump, đồng minh
của châu Âu, trôi dạt nhƣ con thuyền khơng tay lái. Khủng hoảng nghiêm trọng
thêm vì đại dịch siêu vi corona đƣợc quản lý tùy hứng. Cách nay bốn năm, ai có
thể dự báo một vị tởng thống Hoa Kỳ có thể tung ra thơng điệp hận thù, kỳ thị
đến nỗi bị các mạng thông tin xã hội nhƣ Twitter bất đắc dĩ phải kiểm duyệt.
Nhƣng Donald Trump không phải là cội nguồn duy nhất là các nền dân chủ

Tây phƣơng mất sức hấp dẫn. Châu Âu, tự bản thân cũng bị khủng hoảng. Các
chính đảng truyền thống suy yếu, mất uy tín, các tở chức cực đoan lên điểm, làn
sóng chống di dân nhập cƣ xuất hiện khơng kể những phong trào phản kháng
mang tính bạo lực nổi dậy (nhƣ Áo Vàng) tại Pháp. Lần đầu tiên trong lịch sử
Đệ Ngũ Cộng Hòa, hiện tƣợng cử tri tẩy chay bầu cử, tức lãnh đạm với sinh hoạt
12


dân chủ lên cực điểm. Trong cuộc bầu cử thành phố ngày 28/06, tỷ lệ vắng mặt
lên đến 60%.
 Mô hình dân chủ phƣơng Tây khơng thiếu sáng kiến linh hoạt : Bằng
chứng
Sự kiện hi hữu là một ngày trƣớc khi lên đƣờng sang Đức hội kiến với thủ
tƣớng Đức, tởng thống Pháp Emmanuel Macron tìm cách rút tỉa bài học thực thi
dân chủ theo kiểu mới. Qua Hội Nghị Cơng Dân, một nhóm 150 đại biểu, khơng
qua bầu cử, mà qua rút thăm, soạn thảo 150 biện pháp bảo vệ môi trƣờng. Tổng
thống ghi nhận hầu hết các đề nghị này và đƣa qua Quốc Hội biểu quyết. Một số
yêu sách sẽ đƣợc đƣa ra tham khảo ý kiến toàn dân qua trƣng cầu dân ý.
Theo nhà báo Sylvie Kauffman, rõ ràng là châu Âu đang hết sức canh tân hệ
thống chính trị dân chủ mất sinh lực của mình. Trên thực tế, chính đại dịch
Covid19, chính cuộc khủng hoảng y tế làm rung chuyển các nền dân chủ
phƣơng Tây lại là bằng chứng cụ thể cho thấy các chế độ dân chủ đề kháng
mãnh liệt, vƣợt qua mọi thử thách.
Trong khi đó, Trung Quốc tự khen là nhờ Đảng quản lý hiệu quả chận đứng
đại dịch, phục hồi kinh tế. Chúng ta đƣợc nghe nhƣ thế. Nhƣng, quản lý chống
dịch kiểu Trung Quốc là quản lý không minh bạch, chính quyền Hoa lục trừng
trị cả những bác sĩ, nhà báo công dân, những ngƣời báo động siêu vi lây nhiễm.
Còn nƣớc Mỹ, nơi mà quyền tự do phát biểu khơng có giới hạn, nhƣng cách
quản lý dịch tễ thiếu phƣơng pháp cho nên siêu vi chƣa dẹp yên đã bùng dậy với
nguy cơ vƣợt tầm kiểm soát. Hàng chục triệu ngƣời lao động mất việc rơi vào

thảm kịch không tiền, không trợ cấp thất nghiệp, không bảo hiểm xã hội.
Giữa hai thái cực này, châu Âu rõ ràng là giải pháp thứ ba, có tự do, có dân
chủ và an tồn xã hội khơng bỏ rơi một cơng dân nào. Giới lãnh đạo chính trị có
thể đáng bị chỉ trích : Bị đo ván lúc đầu đại dịch, ba tháng sau, tình thế vãn hồi,
khơng ít ngun thủ, thủ tƣớng vỗ ngực tự khen thành công lèo lái con thuyền
quốc gia qua cơn bão y tế. Nhƣng sự thật không khác mấy.
2.2 Thực trạng dân chủ ở Việt Nam hiện nay
2.2.1. Những kết quả đạt đƣợc
a. Dân chủ trong Đảng
Việc thực hiện dân chủ trong các mặt hoạt động của Đảng, nhƣ công tác lý
luận, công tác tƣ tƣởng, công tác tổ chức và cán bộ, công tác kiểm tra, v.v. đã có
nhiều chuyển biến tích cực. Cụ thể là:
Thứ nhất, những thành tựu có ý nghĩa lịch sử của đổi mới trong 30 năm qua
là kết quả của việc thực hiện các chủ trƣơng, đƣờng lối đúng đắn của Đảng. Sở
dĩ có các chủ trƣơng, đƣờng lối đúng đắn là do có dân chủ thảo luận và Đảng
biết lắng nghe ý kiến đóng góp của hàng triệu cán bộ, đảng viên, của các nhà
khoa học và của nhân dân.
Thứ hai, về công tác tƣ tƣởng, Đảng ta đã thƣờng xuyên đổi mới, nâng cao
chất lƣợng các hoạt động tuyên truyền, thuyết phục và vận động quần chúng.
13


Trong thực tế, kết quả của công tác tƣ tƣởng thể hiện ở chỗ: Tiếp tục giữ vững
ởn định chính trị, ngƣời dân ngày càng đƣợc biết nhiều hơn về các chủ trƣơng,
chính sách của Đảng và Nhà nƣớc. Cùng với việc dân biết, dân cũng đƣợc bàn
bạc và tham gia ý kiến về nhiều việc quan trọng. Nhờ vậy, các chủ trƣơng, chính
sách của Đảng và Nhà nƣớc nhận đƣợc sự đồng tình, ủng hộ của quảng đại quần
chúng nhân dân.
Thứ ba, công tác tổ chức, cán bộ đã có nhiều chuyển biến tích cực: Các cơ
quan Đảng, Nhà nƣớc và các đoàn thể đƣợc sắp xếp lại, kiện toàn theo hƣớng

tinh gọn, nâng cao hiệu quả. Nhiều chủ trƣơng, quan điểm, giải pháp về công tác
cán bộ đƣợc thể chế hóa, cụ thể hóa thành các quy chế, quy định. Đảng đã triển
khai tƣơng đối đồng bộ các khâu đánh giá, tuyển chọn, quy hoạch, đào tạo, bồi
dƣỡng, luân chuyển, bố trí, sử dụng và thực hiện chính sách cán bộ. Công tác tổ
chức, cán bộ chuyển hƣớng theo hƣớng dân chủ hóa.
Thứ tƣ, cơng tác kiểm tra, giám sát phải thực hiện trong cả hệ thống chính trị,
kiểm tra, giám sát từng ngƣời đứng đầu cấp ủy, tổ chức đảng, tổ chức nhà nƣớc,
Mặt trận Tổ quốc và các đồn thể chính trị - xã hội ở các cấp trong việc thực
hiện chức trách, nhiệm vụ đƣợc giao; kiểm tra, giám sát việc chấp hành các chủ
trƣơng, đƣờng lối, nghị quyết, chỉ thị, quy định của Đảng và Nhà nƣớc. Trong
thời gian qua, công tác kiểm tra, giám sát đƣợc cấp ủy, tổ chức đảng quan tâm
lãnh đạo, chỉ đạo, có nhiều đởi mới và đạt đƣợc những kết quả quan trọng.
Thứ năm, thực hành dân chủ thông qua các quan hệ trong nội bộ Đảng. Đảng
phải gƣơng mẫu thực hành dân chủ không chỉ trong các hoạt động của Đảng, mà
cả trong quan hệ nội bộ đảng mà chủ yếu là quan hệ giữa cấp trên và cấp dƣới.
Mặt ƣu điểm của thực hành dân chủ trong quan hệ giữa cấp trên và cấp dƣới
trong nội bộ đảng thể hiện:
(1) Sau khi có nghị quyết Đại hội và các hội nghị Trung ƣơng, các cấp dƣới
thực hiện việc cụ thể hóa nhanh, gọn hơn trƣớc
(2) Nhìn chung các cấp ủy đảng đã thể hiện sự chủ động, năng động cao hơn
trong việc tổ chức chỉ đạo thực hiện nghị quyết và đƣa nghị quyết vào cuộc sống
(3) Các cấp ủy đảng đã coi trọng công tác tổng kết thực tiễn và kiểm tra việc
thực hiện nghị quyết để báo cáo lên cấp trên
(4) Cấp trên đã chịu khó lắng nghe các ý kiến đóng góp của cấp dƣới; cấp
dƣới đã mạnh dạn đóng góp ý kiến phê bình, xây dựng với cấp trên
(5) Cùng với việc kiểm tra từ trên xuống, đã bắt đầu có sự kiểm tra từ dƣới
lên
(6) Khắc phục đƣợc một bƣớc tình trạng cấp trên quan liêu, độc đoán, chuyên
quyền, dọa nạt cấp dƣới, đồng thời khắc phục đƣợc phần nào tình trạng cấp dƣới
hối lộ, nịnh bợ cấp trên.

b. Dân chủ trong Nhà nƣớc
14


Dân chủ trong Đảng gắn liền với dân chủ trong Nhà nƣớc. Nói về những
thành tựu và hạn chế của việc thực hành dân chủ trong Đảng cũng tức là nói về
thành tựu và hạn chế của việc thực hành dân chủ trong Nhà nƣớc. Tuy nhiên,
dân chủ trong Nhà nƣớc cũng có những nét đặc thù.
Nhà nƣớc đã tạo những điều kiện thuận lợi để nhân dân nắm bắt các chủ
trƣơng, chính sách của Đảng và Nhà nƣớc, nắm đƣợc các thủ tục hành chính giải
quyết các cơng việc liên quan với nhân dân, biết đƣợc quy hoạch, kế hoạch của
Nhà nƣớc về sử dụng đất đai, về dự toán, quyết toán ngân sách, v.v.. Đồng thời,
cùng với việc dân biết, dân còn đƣợc bàn bạc nhiều việc quan trọng, nhƣ những
dự án, mức đóng góp xây dựng cơ sở hạ tầng ở địa phƣơng, các kế hoạch phát
triển kinh tế - xã hội, quy hoạch dân cƣ, điều chỉnh địa giới hành chính, phƣơng
án đền bù giải phóng mặt bằng, v.v.. Nhà nƣớc đều hỏi ý kiến nhân dân.
Quan hệ giữa Nhà nƣớc và nhân dân có nhiều tiến bộ trên một số mặt, dần
dần thể hiện đúng Nhà nƣớc ta là Nhà nƣớc của nhân dân, do nhân dân và vì
nhân dân. Các cơ quan nhà nƣớc đã từng bƣớc đởi mới tở chức và hoạt động,
thích ứng và tổ chức tốt hơn yêu cầu chuyển đổi cơ cấu kinh tế, mở cửa, hội
nhập và phát huy quyền làm chủ của nhân dân. Trong những năm qua, việc xây
dựng Nhà nƣớc pháp quyền xã hội chủ nghĩa đã có những tiến bộ nhất định trên
cả ba lĩnh vực lập pháp, hành pháp và tƣ pháp. Quốc hội có những đởi mới quan
trọng trong cơng tác lập pháp, đã thông qua một số lƣợng lớn luật, bộ luật, pháp
lệnh mới với chất lƣợng ngày càng đƣợc nâng cao, tạo cơ sở pháp lý cho hoạt
động quản lý nhà nƣớc và thực hành dân chủ. Tăng cƣờng một bƣớc tổ chức
hoạt động của bộ máy nhà nƣớc, tránh đƣợc tình trạng ơm đồm, cồng kềnh và
quan liêu trƣớc đây, thực hiên sự phân cấp, giảm bớt phiền hà trong bộ máy
hành chính. Dần dần thực hiện đƣợc tƣ tƣởng quan trọng là tất cả quyền lực nhà
nƣớc thuộc về nhân dân, Nhà nƣớc phục vụ nhân dân, gắn bó mật thiết với nhân

dân, thực hiện đầy đủ quyền dân chủ của nhân dân, chịu sự giám sát của nhân
dân. Chúng ta đang xây dựng Nhà nƣớc pháp quyền xã hội chủ nghĩa để bảo
đảm dân chủ gắn với kỷ luật, kỷ cƣơng; đồng thời, chỉ có thực hành dân chủ mới
xây dựng đƣợc Nhà nƣớc pháp quyền thực sự của dân, do dân và vì dân.
c. Dân chủ trong xã hội
Dân chủ trong Đảng, dân chủ trong Nhà nƣớc và dân chủ trong xã hội có liên
quan chặt chẽ với nhau, trong đó dân chủ trong Đảng có ý nghĩa quyết định. Nếu
dân chủ trong Đảng chƣa tốt thì dân chủ trong Nhà nƣớc và trong xã hội cũng
chƣa thể tốt đƣợc.
Nhờ có những chủ trƣơng đúng đắn của Đảng, nhờ việc thể chế hóa của Nhà
nƣớc về những chủ trƣơng đó nên dân chủ trong xã hội đã có những bƣớc tiến
đáng kể. Điều đó thể hiện:
15


Một là, nhân dân ta cảm nhận bầu khơng khí dân chủ hơn, cởi mở hơn trong
xã hội. Ở cơ sở, ngƣời dân đã chủ động bàn bạc, tham gia ý kiến, thực hiện
quyền làm chủ, bày tỏ chính kiến của mình; đồng thời, tích cực tham gia cơng
tác xây dựng Đảng, chính quyền, thể hiện tốt vai trị giám sát đối với cán bộ,
đảng viên, thẳng thắn góp ý kiến về hoạt động của các cơ quan nhà nƣớc ở địa
phƣơng.
Hai là, trong 30 năm đổi mới vừa qua, việc thực hành dân chủ trong xã hội đã
có những bƣớc tiến căn bản trong các lĩnh vực, từ kinh tế, chính trị đến văn hóa
và xã hội. Quyền cơng dân, quyền con ngƣời đƣợc khẳng định rõ ràng trong
Hiến pháp năm 2013. Có thể nói, một trong thành tựu quan trọng của đổi mới là
nền dân chủ đang đƣợc hình thành, đang đóng vai trị là động lực của sự phát
triển xã hội.
2.2.2 Hạn chế
a. Dân chủ trong Đảng
- Cơng tác tƣ tƣởng cịn thiếu sắc bén, thiếu sức thuyết phục, tính chiến đấu

cịn hạn chế, chƣa sâu sát thực tế, chƣa linh hoạt. Tình trạng suy thối của một
bộ phận khơng nhỏ cán bộ đảng viên về chính trị, tƣ tƣởng, đạo đức, lối sống
một phần là do công tác tƣ tƣởng chƣa làm tốt chức năng, nhiệm vụ giáo dục
chính trị và tƣ tƣởng. Các thơng tin chƣa đƣợc cung cấp thƣờng xuyên để dân
biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra. Chƣa thật sự mở rộng dân chủ trong tự do
ngôn luận, lắng nghe các ý kiến khác biệt. Vẫn tồn tại tình trạng nói nhiều, làm
ít hoặc nói nhƣng khơng làm.
- Cơng tác tở chức, cán bộ vẫn chậm đƣợc đởi mới, cịn một số biểu hiện trì
trệ, yếu kém, bất cập. Tở chức bộ máy của hệ thống chính trị có q nhiều đầu
mối, trách nhiệm tập thể và cá nhân không rõ ràng, chất lƣợng hoạt động và hiệu
quả thấp. Bộ máy còn cồng kềnh, chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền của nhiều
cơ quan còn chồng chéo; cơ chế vận hành và nhiều quan hệ còn bất hợp lý. Chƣa
thực sự lắng nghe ý kiến của nhân dân về tuyển chọn, đào tạo, sắp xếp, sử dụng
và đánh giá cán bộ. Chƣa thực hành dân chủ trong công tác tổ chức, cán bộ,
chƣa thực hiện cơ chế lựa chọn có số dƣ cho việc tuyển chọn và bổ nhiệm cán
bộ, đặc biệt là chƣa mở rộng dân chủ thực sự để tạo ra môi trƣờng cho tài năng
đƣợc phát huy. Chƣa thực hiện cơng khai hóa, minh bạch hóa các khâu trong
cơng tác cán bộ để nhân dân đƣợc biết và có điều kiện theo dõi, giám sát quá
trình triển khai thực hiện;
- Cơng tác kiểm tra, giám sát của Đảng cịn nhiều hạn chế, đặc biệt là chƣa
thực hành đầy đủ dân chủ trong công tác này. Hầu hết các vụ tham nhũng, tiêu
cực không phải do cấp ủy, tổ chức đảng, cơ quan kiểm tra phát hiện đƣợc mà
chủ yếu do nhân dân phát hiện, tố cáo hoặc báo chí nêu. Vì vậy, phải xây dựng
16


đầy đủ, đồng bộ cơ chế, chính sách để nhân dân tham gia kiểm tra, giám sát đối
với tổ chức đảng và đảng viên, vì khơng có cơ chế, chính sách cụ thể, đồng bộ
thì nhân dân khơng thể giám sát, kiểm tra đƣợc;
- Trong Đảng vẫn còn tệ gia trƣởng, độc đốn, dân chủ hình thức, đồng thời

vơ tở chức, vô kỷ luật. Nhiều việc đƣa ra tập thể cấp ủy bàn bạc, nhƣng chỉ cốt
để hợp thức hóa ý đồ của cá nhân ngƣời đứng đầu. Vì ngƣời đứng đầu không
thật sự mở rộng dân chủ, không tôn trọng lắng nghe ý kiến trái với mình, thậm
chí thành kiến, trù dập một cách khôn khéo, nên cấp dƣới khơng dám nói thẳng,
nói thật. Ngun tắc “tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách” trên thực tế ở nhiều
nơi rơi vào hình thức, do khơng xác định rõ cơ chế trách nhiệm, mối quan hệ
giữa cấp trên và cấp dƣới, giữa tập thể và cá nhân, khi sai sót, khuyết điểm
khơng ai chịu trách nhiệm.
Tóm lại, vấn đề thực hành dân chủ trong Đảng đã có nhiều chuyển biến tích
cực so với thời kỳ trƣớc đởi mới, khơng những thể hiện trong các Nghị quyết
của Đảng, trong pháp luật của Nhà nƣớc mà cả trong thực tế cuộc sống. Những
chuyển biến đó thể hiện trong các hoạt động của Đảng và trong các quan hệ nội
bộ đảng. Nhƣng cũng phải thấy rằng, việc thực hành dân chủ trong Đảng vẫn
còn nhiều mặt hạn chế, yếu kém. Đảng cần phải phát huy ƣu điểm, khắc phục
khuyết điểm để thực hành dân chủ trong Đảng ngày càng tốt hơn, đồng thời nêu
tấm gƣơng tốt cho việc thực hành dân chủ trong Nhà nƣớc và trong xã hội.
b. Dân chủ trong Nhà nƣớc
- Dân chủ trong Nhà nƣớc vẫn còn những hạn chế nhất định. Trong chế độ
dân chủ và pháp quyền thì quyền lực nhà nƣớc khơng phải là quyết định tự có
của Nhà nƣớc, mà quyền lực đó đƣợc nhân dân ủy quyền, giao quyền. Quyền
lực nhà nƣớc là của nhân dân giao cho các cơ quan nhà nƣớc, giao cho những
con ngƣời cụ thể, mà ở con ngƣời cụ thể khi các dục vọng, thói quen nởi lên thì
khả năng sai lầm trong việc thực thi quyền lực càng lớn. Không thể khẳng định
ngƣời đƣợc ủy quyền luôn làm đúng, làm đủ những gì mà nhân dân ủy quyền.
Vì vậy, phải kiểm soát quyền lực nhà nƣớc để hạn chế sự lộng quyền, lạm
quyền. Muốn kiểm soát quyền lực nhà nƣớc thì phải thực hành dân chủ rộng rãi.
Nhƣng dân chủ chƣa đƣợc thực hành rộng rãi nên vẫn cịn sự lộng quyền, lạm
quyền, vẫn cịn tình trạng quan liêu, cửa quyền, phiền hà đối với nhân dân, chƣa
khắc phục đƣợc bệnh tham ơ, lãng phí, v.v..
- Nhà nƣớc cịn chậm thể chế hóa các chủ trƣơng của Đảng về dân chủ thành

pháp luật, thành quy chế, nên các chủ trƣơng của Đảng đi vào cuộc sống rất
chậm làm ảnh hƣởng đến sự phát triển của đất nƣớc.
c. Dân chủ trong xã hội
Thực hành dân chủ trong xã hội ở nƣớc ta còn một số hạn chế sau đây:

17


Thứ nhất, nhận thức về dân chủ trong một bộ phận cán bộ, đảng viên và nhân
dân còn nhiều hạn chế, nên thiếu trách nhiệm trong việc triển khai thực hiện dân
chủ ở cơ sở.
Thứ hai, nhiều chủ trƣơng về thực hành dân chủ trong xã hội chƣa đƣợc thể
chế hóa, nên chủ trƣơng thì đúng và hay, nhƣng thực tế thực hành dân chủ trong
xã hội chƣa tốt, quyền làm chủ của nhân dân chƣa đƣợc tôn trọng và phát huy
đầy đủ, thậm chí quyền làm chủ của nhân dân ở một số nơi, trên một vài lĩnh
vực còn bị vi phạm. Việc thực hành dân chủ còn mang tính hình thức; có tình
trạng lợi dụng dân chủ để gây chia rẽ, làm mất đoàn kết nội bộ, gây rối, ảnh
hƣởng đến trật tự, an toàn xã hội.
Thứ ba, việc giải quyết yêu cầu phát huy dân chủ, tự do ngôn luận, lắng nghe
các ý kiến khác biệt, tƣ duy phản biện trong xã hội với việc giữ vững kỷ luật, kỷ
cƣơng, phép nƣớc cịn nhiều bất cập. Tình trạng tách rời, thậm chí đối lập giữa
dân chủ và kỷ cƣơng, dân chủ và pháp luật còn xuất hiện ở khơng ít ngƣời.
Trong xã hội cịn khơng ít hiện tƣợng vừa chuyên quyền, độc đoán, mất dân chủ
hay dân chủ hình thức, lại vừa dân chủ quá trớn, cực đoan.
Thứ tƣ, chƣa có cơ chế bảo đảm để nhân dân thực hiện vai trò chủ thể của
quyền lực, trên thực tế, quyền lực vẫn thuộc về các cơ quan nhà nƣớc. Việc nhân
dân giám sát chính quyền cũng chƣa có cơ chế rõ ràng, trên thực tế, việc giám
sát này cịn rất mờ nhạt. Tình trạng quan liêu của bộ máy hành chính làm cho
yêu cầu quản lý các quá trình kinh tế - xã hội và phát huy quyền làm chủ của
nhân dân chƣa thật nhanh, nhạy và hiệu quả cao. Trong nhiều trƣờng hợp, “hành

chính” trở thành “hành dân là chính”.
Thứ năm, trong hơn 30 năm qua, hệ thống pháp luật Việt Nam đã có nhiều
đởi mới, Nhà nƣớc đã cố gắng xây dựng, ban hành pháp luật và đƣa pháp luật
trở thành công cụ quan trọng trong quản lý đất nƣớc, thực hành dân chủ trong xã
hội. Tuy nhiên, nhìn chung, hệ thống pháp luật Việt Nam chƣa đồng bộ, không
thống nhất, hay thay đổi gây khó khăn cho các cơ quan thi hành pháp luật và
nhân dân, ảnh hƣởng đến việc thực hành dân chủ trong xã hội.
Tóm lại, so với thời kỳ trƣớc đởi mới thì hiện nay vấn đề dân chủ đã có nhiều
tiến bộ nhƣng một số vấn đề vẫn cần tiếp tục nghiên cứu và lý giải một cách
nghiêm túc, khoa học, nhƣ: vấn đề nhân dân làm chủ nhƣ thế nào? Hoàn thiện
Nhà nƣớc pháp quyền nhƣ thế nào để tạo cơ sở cho dân chủ phát triển? hay nhƣ
việc thể chế hóa các chủ trƣơng của Đảng về dân chủ cịn chậm, khơng kịp thời,
khơng rõ ràng, khơng đầy đủ, không nhất quán nên việc thực hành dân chủ trong
xã hội cịn nhiều khó khăn, hoặc rơi vào tình trạng dân chủ hình thức hoặc rơi
vào tình trạng dân chủ quá trớn.
2.2.3. Nguyên nhân của mặt hạn chế về dân chủ ở nƣớc ta
18


Thứ nhất, vấn đề dân chủ ở nƣớc ta còn chƣa đƣợc giải quyết tốt cả về lý
luận lẫn thực tiễn, nhiều vấn đề đặt ra chƣa đƣợc giải quyết rõ ràng. Điều đó gây
khó khăn cho việc thực hành dân chủ. Cụ thể nhƣ việc chúng ta chƣa làm sáng
tỏ cơ chế Đảng lãnh đạo, Nhà nƣớc quản lý, nhân dân làm chủ. Mặc dù Đảng đề
ra cơ chế Đảng lãnh đạo, Nhà nƣớc quản lý, nhân dân làm chủ nhƣng chƣa phân
rõ chức năng lãnh đạo với chức năng quản lý nên vẫn có sự chồng chéo lên
nhau; nhân dân làm chủ nhƣ thế nào vẫn chƣa rõ và chƣa có cơ chế rõ ràng.
Bên cạnh đó, mặc dù chúng ta coi dân chủ vừa là mục tiêu vừa là động lực,
nhƣng chƣa có lộ trình để đạt mục tiêu đó và vẫn coi nhẹ thực hành dân chủ với
tƣ cách là một động lực của sự phát triển xã hội nên chƣa phát huy đƣợc động
lực này. Chúng ta cũng chƣa có nhận thức đầy đủ về mối quan hệ giữa dân chủ

và kỷ cƣơng nên cả hai đều thực hiện chƣa tốt, dân chủ chƣa đƣợc phát huy, kỷ
cƣơng không đƣợc xiết chặt, cả dân chủ lẫn kỷ cƣơng đều vừa thiếu lại vừa yếu.
Thứ hai, việc thực hành dân chủ trong Đảng và trong Nhà nƣớc của chúng ta
chƣa tốt nên ảnh hƣởng đến thực hành dân chủ trong xã hội, Đảng chƣa nêu
đƣợc tấm gƣơng về thực hành dân chủ.
Thứ ba, Nhà nƣớc pháp quyền đang trong giai đoạn hình thành cho nên việc
thể chế hóa các chủ trƣơng của Đảng về dân chủ chƣa kịp thời. Mặt khác, Mặt
trận Tổ quốc và các tở chức chính trị - xã hội chƣa thực hiện triệt để vai trò giám
sát và phản biện xã hội. Chúng ta còn né tránh và chƣa cho phép xây dựng các
thiết chế xã hội để giảm sát và phản biện các vấn đề xã hội. Điều này ảnh hƣởng
to lớn tới việc thực hành dân chủ trong xã hội.
Ngoài ra, cịn có nhiều ngun nhân khác nữa, nhƣng những nguyên nhân nói
trên là những nguyên nhân chủ yếu của mặt hạn chế dân chủ ở nƣớc ta.

19


CHƢƠNG 3: GIẢI PHÁP XÂY DỰNG NÊN DÂN CHỦ XÃ HỘI Ở VIỆT
NAM
Những giải pháp lớn về phát huy dân chủ xã hội chủ nghĩa
Một là, tiếp tục phát huy dân chủ rộng rãi trong Đảng.
Để phát huy dân chủ trong Đảng đòi hỏi các cấp ủy, mỗi cán bộ, đảng viên,
nhất là ngƣời đứng đầu phải quán triệt sâu sắc, nhận thức đầy đủ và toàn diện
hơn nữa các quan điểm, đƣờng lối của Đảng về phát huy dân chủ; đồng thời, đẩy
mạnh công tác tổng kết thực tiễn và nghiên cứu lý luận về phát huy quyền làm
chủ; giải quyết tốt mối quan hệ hữu cơ giữa “Đảng lãnh đạo, Nhà nƣớc quản lý,
nhân dân làm chủ”; tạo điều kiện cần và đủ để nhân dân làm chủ thực chất, hiệu
quả. Tiếp tục bổ sung các quy chế, quy định về dân chủ để thực hiện thống nhất
trong toàn Đảng. Trƣớc hết, quy định rõ hơn Đảng phục vụ nhân dân, chịu sự
giám sát của nhân dân, chịu trách nhiệm trƣớc nhân dân về những quyết định

của mình. Bổ sung quy định về phát huy dân chủ trong cơng tác cán bộ đi đơi
với kiểm sốt quyền lực trong công tác cán bộ. Đảng thống nhất lãnh đạo công
tác cán bộ và quản lý cán bộ. Bảo đảm nguyên tắc tập trung dân chủ, mọi quyết
định về công tác cán bộ phải đƣợc thảo luận tập thể và quyết định theo đa số.
Công khai, minh bạch về chỉ tiêu, về kế hoạch tuyển dụng, đào tạo, bồi dƣỡng,
quy hoạch cán bộ, thi nâng ngạch, nâng bậc, xét danh hiệu thi đua, xét nâng
hạng; tiêu chuẩn, điều kiện, số lƣợng, cơ cấu, quy trình ln chuyển, điều động,
bở nhiệm, giới thiệu cán bộ ứng cử. Thực hiện bỏ phiếu kín đối với những nội
dung cần biểu quyết trong cơng tác cán bộ, có quy chế cạnh tranh lành mạnh
trong công tác cán bộ. Mỗi cán bộ đủ điều kiện, tiêu chuẩn trong diện quy hoạch
đều có cơ hội nhƣ nhau để thể hiện phẩm chất, năng lực của mình trong tuyển
dụng, tuyển chọn vào các chức danh lãnh đạo, quản lý. Thực hiện bầu cử có số
dƣ, bở nhiệm cán bộ có cạnh tranh, thơng qua thi tuyển hoặc bảo vệ chƣơng
trình hành động. Đi đơi với phát huy dân chủ trong cơng tác cán bộ phải có quy
định về kiểm sốt, giám sát quan hệ lợi ích trong công tác cán bộ để công tác
cán bộ thực sự khách quan, công tâm. Tiếp tục thực hiện tốt chế độ Bộ Chính trị
báo cáo cơng việc và hoạt động của mình trƣớc mỗi kỳ họp của Ban Chấp hành
Trung ƣơng; ban thƣờng vụ báo cáo công việc và hoạt động của mình trƣớc mỗi
kỳ họp cấp ủy; cấp ủy báo cáo trƣớc tổ chức đảng hoặc cơ quan bầu ra mình.
Nâng cao chất lƣợng, hiệu quả quy định hoạt động chất vấn và trả lời chất vấn
trong sinh hoạt đảng, đƣa hoạt động này thành chế độ nền nếp. Để thực hành
dân chủ trong Đảng đòi hỏi mỗi đảng viên phải thực hiện nghiêm Quy định số
08-Qđ/TW, ngày 25-10-2018, của Bộ Chính trị, “Về trách nhiệm nêu gƣơng của
cán bộ, đảng viên, trƣớc hết là Ủy viên Bộ Chính trị, Ủy viên Ban Bí thƣ, Ủy
viên Ban Chấp hành Trung ƣơng Đảng”. Trong nhiều nội dung về nêu gƣơng
phải coi trọng nêu gƣơng về thực hiện Quy chế Dân chủ ở cơ sở.
20


Hai là, Đảng lãnh đạo Nhà nƣớc thể chế hóa các quan điểm, đƣờng lối của

Đảng về phát huy dân chủ thành chính sách, pháp luật và tăng cƣờng xây dựng,
củng cố, hoàn thiện Nhà nƣớc pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do
nhân dân, vì nhân dân.
Trên cơ sở cụ thể hóa các quy định của Hiến pháp năm 2013, thể chế hóa
Nghị quyết Hội nghị Trung ƣơng 6 khóa XII “Về tiếp tục đởi mới, sắp xếp tở
chức bộ máy của hệ thống chính trị, tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả” để
thực hiện đổi mới tở chức và hoạt động của Quốc hội, Chính phủ. Bộ máy phải
đƣợc tổ chức gọn nhẹ, rõ về chức năng, quyền hạn và trách nhiệm, tổ chức và
hoạt động của bộ máy nhà nƣớc từ Trung ƣơng đến địa phƣơng phải tạo điều
kiện để ngƣời dân tiếp cận, dễ đối thoại, dễ kiểm tra, giám sát; huy động đƣợc
tài năng, trí tuệ, sáng tạo của ngƣời dân tham gia quản lý nhà nƣớc và xã hội.
Nhà nƣớc phải bảo đảm và phát huy đƣợc quyền làm chủ thực sự của ngƣời dân,
nhất là quyền tham gia xây dựng chính quyền, lựa chọn ngƣời đại diện cho mình
và quyền sở hữu tài sản hợp pháp. Mở rộng đối thoại giữa Nhà nƣớc với ngƣời
dân và doanh nghiệp bằng nhiều hình thức, tăng cƣờng trách nhiệm giải trình và
lắng nghe nhân dân. Tăng cƣờng dân chủ ở cơ sở, mở rộng các hình thức dân
chủ trực tiếp để ngƣời dân tham gia công việc của Nhà nƣớc một cách thiết thực,
phù hợp. Các cơ quan hành chính nhà nƣớc, chính quyền các cấp tiếp tục nâng
cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nƣớc, bảo đảm chính sách, pháp luật đƣợc
thực thi có hiệu quả. Tập trung chỉ đạo, điều hành thực hiện các mục tiêu phát
triển kinh tế - xã hội, không ngừng nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của
các tầng lớp nhân dân, thực hiện tốt chính sách an sinh xã hội. Đẩy mạnh cải
cách hành chính, tạo điều kiện thuận lợi để nhân dân thực hiện các thủ tục hành
chính.
Ba là, Mặt trận Tở quốc Việt Nam và các đồn thể chính trị - xã hội phát huy
vai trị, vị trí của mình theo quy định của Đảng và các văn bản pháp luật để thực
hiện tốt chức năng giám sát, phản biện xã hội, nhất là những vấn đề liên quan
đến phát huy dân chủ, đến quyền và lợi ích của các thành viên, đồn viên, hội
viên.
Mặt trận Tở quốc Việt Nam và các đồn thể chính trị - xã hội thực hiện quyền

giám sát và phản biện xã hội của mình trên nhiều lĩnh vực, trong đó có lĩnh vực
phát huy dân chủ; vừa vận động, tập hợp, động viên các tầng lớp nhân dân, các
đồn viên, hội viên của mình thực hiện tốt nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội,
quốc phòng - an ninh, vừa tham gia xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền trong
sạch, vững mạnh. Động viên đội ngũ nhân sĩ, trí thức, các chuyên gia, nhà khoa
học tham gia góp ý xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật, các đề án phát
triển kinh tế - xã hội quan trọng của đất nƣớc. Tập hợp kịp thời các đề xuất, kiến
nghị, nguyện vọng chính đáng của đoàn viên, hội viên, của cử tri để phản ánh
21


cho Đảng, Nhà nƣớc xem xét lãnh đạo, chỉ đạo giải quyết. Tham gia việc phát
hiện, lựa chọn, giới thiệu những ngƣời đủ đức, đủ tài, thật sự xứng đáng làm đại
biểu nhân dân trong Quốc hội và hội đồng nhân dân các cấp. Dƣới sự lãnh đạo
của các cấp ủy đảng, tăng cƣờng chức năng giám sát có trọng tâm, trọng điểm
đối với các cơ quan hành chính nhà nƣớc, chính quyền các cấp và đội ngũ
cán bộ, đảng viên, nhất là ngƣời đứng đầu. Trong tình hình hiện nay cần tăng
cƣờng giám sát việc lãnh đạo và thực hiện Quy chế Dân chủ ở cơ sở, việc tổ
chức tiếp công dân, đối thoại với công dân và giải quyết đơn, thƣ khiếu nại, tố
cáo của công dân đối với chính quyền các cấp. Tăng cƣờng cơng tác giáo dục,
nâng cao đạo đức công vụ và tinh thần trách nhiệm của công chức, viên chức với
nhân dân.
Bốn là, phát huy vai trò và trách nhiệm của ngƣời đứng đầu cấp ủy; chính
quyền các cấp và các cơ quan, đơn vị của cả hệ thống chính trị về phát huy dân
chủ xã hội chủ nghĩa.
Trong bối cảnh đẩy mạnh việc phát triển nền kinh tế thị trƣờng định hƣớng xã
hội chủ nghĩa và chủ động, tích cực hội nhập quốc tế, một trong những yếu tố
quyết định đến chất lƣợng, hiệu quả của việc phát huy dân chủ, chính là vai trị
của ngƣời đứng đầu cấp ủy, chính quyền, các cơ quan, đơn vị trong cả hệ thống
chính trị. Ở đâu ngƣời đứng đầu có nhận thức sâu sắc, đầy đủ về quyền làm chủ

của nhân dân, về thực hiện Quy chế Dân chủ ở cơ sở và luôn luôn nêu gƣơng về
đạo đức, lối sống, về thƣợng tôn pháp luật thì ở đó dân chủ đƣợc thực hiện tốt.
Từng đồng chí bí thƣ cấp ủy từ Trung ƣơng đến cơ sở, lãnh đạo chủ chốt các cơ
quan nhà nƣớc, chính quyền các cấp, các cơ quan, đơn vị phải thật sự phát huy
dân chủ trong Đảng, công khai, minh bạch trong điều hành của chính quyền, đề
cao vai trị, tính tiên phong, gƣơng mẫu của cán bộ, đảng viên, chống quan liêu,
cửa quyền, tham nhũng, lãng phí và các hành vi xâm phạm quyền làm chủ của
nhân dân. Trong thực tiễn việc lựa chọn và bố trí ngƣời đứng đầu có đức, có tài,
biết vận dụng một cách sáng tạo những thành tựu của khoa học - công nghệ vào
lãnh đạo, quản lý, biết tạo ra môi trƣờng dân chủ để phát huy trí tuệ, sáng tạo,
đóng góp của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức là hết sức quan trọng gắn
với kết quả thực hiện nhiệm vụ chính trị. Theo quy định của Đảng, ngƣời đứng
đầu các cấp, các ngành phải định kỳ trực tiếp tiếp công dân, đối thoại với cơng
dân; có nhƣ vậy mới nắm đƣợc và đủ thẩm quyền chỉ đạo giải quyết kịp thời
những kiến nghị, đề xuất hợp pháp, chính đáng của nhân dân; đồng thời, chỉ đạo
giải quyết đơn, thƣ khiếu nại, tố cáo của công dân, không để phát sinh các “điểm
nóng”, vụ, việc phức tạp kéo dài.
Năm là, lãnh đạo, chỉ đạo các cơ quan truyền thông làm tốt công tác tuyên
truyền, phổ biến các chủ trƣơng, đƣờng lối của Đảng, chính sách, pháp luật của

22


Nhà nƣớc về phát huy dân chủ, tạo sự chuyển biến về nhận thức trong các tầng
lớp nhân dân.
Báo chí và các phƣơng tiện truyền thông đại chúng giữ vai trị đặc biệt quan
trọng trong việc phở biến, trun truyền sâu rộng các chủ trƣơng, đƣờng lối,
nghị quyết của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nƣớc. Nhân dân rất quan
tâm đến việc cơng khai các chế độ, chính sách liên quan trực tiếp đến nhân dân,
nhƣ các chính sách an sinh xã hội (việc làm, lao động, tiền lƣơng, trợ cấp, bảo

hiểm...). Chính quyền các cấp phải cơng khai rộng rãi cho nhân dân biết các đề
án quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch đô thị, kết cấu hạ tầng, quy
hoạch sử dụng đất đai... Cơng khai để nhân dân biết, góp ý và giám sát việc tở
chức thực hiện khi đƣợc cấp có thẩm quyền phê duyệt. Các cấp ủy đảng, chính
quyền phát huy vai trị của báo chí, các phƣơng tiện truyền thơng đại chúng để
phát động nhân dân đấu tranh mạnh mẽ chống tham nhũng, tiêu cực. Trong điều
kiện Đảng cầm quyền, đấu tranh với những hiện tƣợng tiêu cực của những cán
bộ, đảng viên có chức, có quyền mà khơng sử dụng vũ khí cơng luận, khơng
phát huy đƣợc vai trị làm chủ của quần chúng thì khó có kết quả, hiệu quả. Từ
đó, đấu tranh thực hiện dân chủ, kịp thời phê phán những biểu hiện cực đoan, lợi
dụng dân chủ để xun tạc, kích động, lơi kéo quần chúng phục vụ cho “lợi ích
nhóm”, lợi ích cá nhân vị kỷ...; đồng thời, phải khắc phục, chấm dứt những việc
làm mang tính dân chủ hình thức trên các lĩnh vực của đời sống xã hội.
Nếu xét từ góc độ con ngƣời - cá thể thì ngƣời dân có các quyền cơ bản nhƣ
quyền sống và mƣu cầu hạnh phúc, quyền bất khả xâm phạm về thần thể, quyền
tự do tƣ tƣởng, tự do đi lại và tự do cƣ trú... Nếu xét từ góc độ cá nhân - thành
viên của cộng đồng và của xã hội thì ngƣời dân có quyền tự do và bình đẳng
cùng với tất cả các thành viên khác của cộng đồng và của xã hội, trực tiếp hay
gián tiếp quyết định mọi vấn đề chung, có quyền tham gia vào việc tở chức và
quản lý xã hội, vào các hoạt động chính trị - xã hội.
Sự tự do mà xã hội mang lại cho con ngƣời, cho từng cá nhân trƣớc hết đó là
quyền đƣợc phát triển tự do, quyền đƣợc lựa chọn, đƣợc tự biểu hiện mình về
mọi mặt trong giới hạn sinh học tự nhiên vốn có quy định và trong khn khở
của những điều kiện chính trị, lịch sử - cụ thể tối ƣu mà xã hội có thể tạo ra và
cho phép. Sự tự do sẽ nhiều hơn và tăng thêm khi mà khoảng trống và
hành lang của những quy chế, những quy định mà pháp luật dành cho các cá
nhân càng rộng, cịn những hạn chế và cấm đốn đƣợc giảm đến mức tối thiểu.
Trong cuộc sống của mình, con ngƣời không chỉ cần đƣợc từng bƣớc đáp ứng,
đƣợc thỏa mãn những nhu cầu vật chất đơn thuần. Cùng với những nhu cầu đó
là những nhu cầu về tình cảm, về tâm linh, nhu cầu trao đồi thông tin, nhận xét,

đánh giá, phê phán, bình luận, đối thoại, đề xuất, kiến nghị về các vấn đề của đời
sống xã hội, của cộng đồng và của dân tộc.

23


Tất cả những nhu cầu trên đây sẽ không bao giờ đƣợc thỏa mãn nếu khơng có
sự tự do do dân chủ mang lại. Tự do là mục tiêu mà từng ngƣời, từng cộng đồng
và cả xã hội hƣớng tới, là lý tƣởng mà biết bao nhiêu thế hệ đã vì nó mà hi sinh,
mà phấn đấu. Tự do của con ngƣời sẽ khơng bao giờ có đƣợc nếu đất nƣớc và cả
dân tộc bị nƣớc ngồi nơ dịch. Tuy nhiên, cũng sẽ khơng có tự do cho mọi ngƣời
ngay cả khi dân tộc đã đƣợc độc lập nhƣng trong xã hội lại mất dân chủ. Điều đó
có nghĩa rằng dân chủ là điều kiện trực tiếp mang lại tự do cho mỗi con ngƣời.
Nếu từng ngƣời đƣợc tự do hành động thì họ có thể thực sự góp phần làm giàu
cho xã hội, cho đất nƣớc.
Sự phát triển tự do của mỗi cá nhân thực sự sẽ phát huy đƣợc khả năng chủ
động và sáng tạo của cá nhân đó. Và nếu nhƣ tất cả các thành viên trong cộng
đồng, trong xã hội đều đƣợc phát triển tự do, khơng bị ràng buộc, khơng bị cấm
đốn một cách vơ lý, không bị làm thui chột khả năng và hơn thế nữa khơng bị
làm mai một tài năng thì sẽ là một diễm phúc cho cả cá nhân lẫn cho cả cộng
đồng và đất nƣớc. Chính vì vậy mà tự do cá nhân đƣợc dân chủ mang lại là cội
nguồn sản sinh ra những sáng kiến, những sáng tạo, cũng có nghĩa là sản sinh ra
sự giàu có, làm tăng thêm gấp bội của cải cho xã hội, góp phần thúc đẩy xã hội
đi lên. Một xã hội muốn phát triển đƣợc thì phải tạo đƣợc những điều kiện tốt
nhất cho mỗi cá nhân phát triển. Muốn vậy nhất thiết phải có sự tự do đƣợc nền
dân chủ mang lại. Chính từ khía cạnh này dân chủ có sự thúc đẩy mạnh mẽ con
ngƣời hoạt động và sáng tạo, qua đó thúc đấy sự tiến bộ của xã hội. Một xã hội
mà càng có nhiều ngƣời đƣợc hƣởng thành quả của dân chủ thì sức mạnh của xã
hội càng đƣợc nhân lên. Trái lại xã hội chuyên chế, độc đoán, mất dân chủ thì sẽ
dẫn đến tình trạng mất hoặc hủy hoại trí tuệ, tài năng và khơng tránh khỏi sự trì

trệ, sự phụ thuộc, sự nơ lệ bởi vì nó đã làm mất động lực của sự sáng tạo. Chính
vì vậy, một mặt, phải thừa nhận dân chủ là thành quả của đấu tranh giai cấp. Đó
là điều khơng thể phủ nhận đƣợc. Nếu qn điều đó thì sẽ khơng tránh khỏi
những sai lầm, thậm chí sai lầm nặng nề
Dân chủ là một nhu cầu của con ngƣời. Tuy nhiên, mức độ nhu cầu này biểu
hiện không giống nhau ở các lĩnh vực khác nhau, ở những ngƣời thuộc các tầng
lớp khác nhau và ở các hoàn cảnh lịch sử khác nhau. Có thể ở tầng lớp này vào
thời điểm này nhu cầu về dân chủ trong chính trị, trong kinh tế lớn hơn nhu cầu
vệ tự do tƣ tƣởng, ở tầng lớp khác nhu cầu về dân chủ trong chính trị quan trọng
hơn là nhu cầu về tự do kinh doanh. Sự thể hiện nhu cầu này là khá tế nhị và phụ
thuộc vào nhiều điều kiện trong đó có địa vị xã hội của từng ngƣời, từng tầng
lớp, vào khơng khí chính trị. Vì vậy, nắm bắt cho trúng nó là điều khơng dễ
dàng. Đặc biệt, trình độ học vấn chung vả nhất là văn hóa dân chủ có ảnh hƣởng
khơng nhỏ đến nhu cầu dân chủ và sự thể hiện nhu cầu dân chủ của cá nhân
cũng nhƣ của cộng đồng.
Có một thực tế rất dễ nhận ra là không phải nhân dân ta ai cũng đều hiểu, điều
biết và đã cũ đầy đủ khả năng sử dụng các quyền dân chủ mà mình đƣợc hƣởng.
24


×