Tải bản đầy đủ (.docx) (37 trang)

Phân tích thống kê doanh thu của công ty COCA COLA

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (282.96 KB, 37 trang )

HỌC VIỆN HÀNG KHÔNG VIỆT NAM
KHOA VẬN TẢI HÀNG KHÔNG

TIỂU LUẬN MƠN NGUN LÝ THỐNG KÊ KINH
DOANH

ĐỀ TÀI PHÂN TÍCH THỐNG KÊ DOANH THU
CÔNG TY COCA COLA
Giáo viên hướng dẫn

:

Sinh viên thực hiện

:

Mã lớp HP

:

TP.HỒ CHÍ MINH – 2021

1


NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN CHẤM BÀI 1

.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................


.................................................................................................................................

Ngày ....tháng ...năm
Giảng viên chấm 1

NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN CHẤM BÀI 2

.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................

Ngày ...tháng...năm
Giảng viên chấm 2

2


MỤC LỤC
Danh mục bảng biểu
Danh mục biểu đồ
LỜI MỞ ĐẦU................................................................................................................1
1.
2.
3.
4.
5.

Lý do chọn đề tài..................................................................................................1
Mục tiêu nghiên cứu ............................................................................................1

Đối tượng nghiên cứu...........................................................................................2
Phạm vi nghiên cứu..............................................................................................2
Phương pháp nghiên cứu ......................................................................................2

NỘI DUNG
Chương 1: Giới thiệu về công ty Coca-Cola................................................................2
1.1 Thông tin chung về cơng ty Coca-Cola......................................................................2
1.2 Lịch sử hình thành.....................................................................................................2
1.3 Sứ mệnh và tầm nhìn ................................................................................................4
Chương 2: Phân tích thống kê về doanh thu công ty Coca-Cola................................6
2.1 Cơ sở lý thuyết...........................................................................................................7
2.1.1 Số tuyệt đối.........................................................................................................7
2.1.2 Số tương đối.......................................................................................................8
2.1.3 Phương pháp dãy số thời gian.............................................................................9
2.1.4 Phương pháp phân tích sự biến động của hiện tượng kinh tế qua hệ thống chỉ số
..................................................................................................................................... 13
2.1.5 Một số phương pháp/mơ hình dự báo.................................................................15
2.2 Phân tích thống kê về doanh thu cơng ty Coca-Cola..................................................15
2.2.1 Tình hình thực hiện kế hoạch của công ty Coca-Cola.........................................15
3


2.2.2 Mức độ bình quân về doanh thu .........................................................................17
2.2.3 Lượng tăng/giảm tuyệt đối doanh thu.................................................................18
2.2.4 Tốc độ phát triển doanh thu................................................................................19
2.2.5 Tốc độ tăng giảm doanh thu................................................................................21
2.2.6 Giá trị tuyệt đối 1% lượng tăng giảm .................................................................22
2..2.7 Phân tích sự biến động về doanh thu năm 2020 so với năm 2019 do ảnh hưởng có
các nhân tố giá và lượng tiêu thụ.................................................................................23
Chương 3: Dự báo và đề xuất kiến nghị, giải pháp....................................................24

3.1 Dự báo doanh thu công ty Coca-Cola........................................................................24
3.1.1 Dự báo dựa vào lượng tăng/giảm tuyệt đối bình quân .......................................27
3.1.2 Dự báo dựa vào tốc độ phát triển bình quân.......................................................28
3.1.3 Ngoại suy hàm xu thế.........................................................................................29
3.2 Định hướng phát triển................................................................................................30
3.3 Đề xuất kiến nghị, giải pháp......................................................................................32
KẾT LUẬN..................................................................................................................... 34
TÀI LIỆU THAM KHẢO.............................................................................................35

4


DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 1 – Doanh thu kế hoạch và doanh thu thực tế năm 2020
Biểu đồ 2 – Mức độ bình quân về doanh thu năm 2016-2020
Biểu đồ 3: Lượng tăng/giảm tuyệt đối doanh thu
Biểu đồ 4: Tốc độ phát triển doanh thu (%)
Biểu đồ 5: Tốc độ tăng giảm doanh thu (%)
Biểu đồ 6: Giá trị tuyệt đối 1% tăng giảm liên hoàn (tỷ USD)
Biểu đồ 7 – Doanh thu dự báo dựa trên lượng tăng giảm tuyệt đối bình quân năm 2016-2020
Biểu đồ 8 – Doanh thu dự báo dựa trên tốc độ phát triển bình quân năm 2016-2020
Biểu đồ 9 – Đồ thị biến động thực tế và hàm xu thế tuyến tính

DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 2.1 Doanh thu công ty Coca-Cola năm 2016-2020 (tỷ USD)
Bảng 2.2 Số liệu phân tích sự biến động của doanh thu qua số lượng sản phẩm bán ra, giá
thành sản phẩm và tổng số công nhân lao động
Bảng 2.3 Phân tích doanh thu kế hoạch và thực tế của công ty Coca-Cola năm 2019-2020
Bảng 2.4: Số liệu lượng tăng/giảm tuyệt đối doanh thu (tỷ USD)
Bảng 2.5 Tốc độ phát triển doanh thu (%)

Bảng 2.6 Tốc độ tăng giảm doanh thu (%)
Bảng 2.7 Giá trị tuyệt đối của 1% tăng giảm liên hoàn (tỷ USD)
Bảng 2.8 Số liệu sản phẩm Coca-Cola năm 2019-2020
Bảng 3.1 Phân tích doanh thu dự báo dựa trên lượng tăng giảm tuyệt đối bình quân năm
2016-2020
Bảng 3.2 Phân tích doanh thu dự báo dựa trên tốc độ phát triển bình quân năm 2016-2020
Bảng 3.3 Phân tích doanh thu dự báo dựa trên ngoại suy hàm xu thế
5


6


LỜI MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Suốt những năm vừa qua, kinh tế luôn là yếu tố cần thiết, quan trọng và đáng quan tâm bậc
nhất trong bất kỳ một xã hội nào nhằm phát triển và củng cố đất nước. Kinh tế chính là tổng
thể các yếu tố sản xuất, các điều kiện sống của con người, các mối quan hệ trong quá trình
sản xuất và tái sản xuất xã hội. Nói đến kinh tế suy cho cùng là nói đến vấn đề sở hữu và lợi
ích. Từ này chỉ "toàn bộ các hoạt động sản xuất, trao đổi, phân phối, lưu thông" của cả một
cộng đồng dân cư, một quốc gia. Từ đây, có thể thấy, doanh nghiệp, cơng ty, tập đồn, các cơ
sở sản xuất,… chính là những đơn vị cơ sở quan trọng góp phần cấu tạo nên nền kinh tế.
Để có thể xem xét quá trình phát triển của bất kỳ một doanh nghiệp nào ta cần phải dựa trên
rất nhiều yếu tố từ vi mơ đến vĩ mơ, bên ngồi cũng như bên trong mà doanh thu chính là
một trong số đó. Nắm bắt được tình hình doanh thu, đưa ra những thống kê, dự báo phù hợp
sẽ giúp định hướng doanh nghiệp dễ dàng hơn, vẽ ra bức tranh phù hợp trong tương lai và
đưa chính doanh nghiệp đó vào con đường phù hợp. Nhìn chung, hầu hết các doanh nghiệp,
tập đồn lớn nhỏ trên thế giới đều đang tiếp tục cố gắng, duy trì hoạt động kiểm sốt các số
liệu nói chung và thống kê doanh thu của mình nói riêng một cách hiệu quả nhất. Và trong
chính những “ơng lớn” đang chạy đua trên cuộc đua doanh thu toàn cầu, đã có một cơng ty

có tốc độ phát triển vượt trội, chứng tỏ được vị thế lớn mạnh của mình đó là Cơng ty CocaCola (The Coca.Cola company). Chính vì những đường lối, chiến lược đầy thú vị của công
ty này, nhóm em xin được phép lựa chọn đề tài “Phân tích thống kê doanh thu cơng ty CocaCola” để có thể đi sâu và chi tiết hơn nữa vào lí do dẫn đến sự thành cơng của cơng ty CocaCola

2. Mục tiêu nghiên cứu
Thông qua những kiến thức đã học, với các phương pháp thống kê đã được biết, mục tiêu và
nhiệm vụ của bài tiểu luận này nhằm cung cấp một cách tổng quan về bức tranh doanh thu
cũng như làm rõ và đưa ra các dự báo trong tương lai của cơng ty Coca-Cola. Phân tích

7


doanh thu của công ty để thấy được những điểm mạnh, điểm yếu và tầm quan trọng của việc
thống kê doanh thu trong doanh nghiệp.

3. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của bài tiểu luận là doanh thu của Công ty Coca-Cola từ năm 2016 –
2020

4. Phạm vi nghiên cứu
-

Về mặt thời gian: Nguồn số liệu từ năm 2016-2020
Về mặt không gian: Tại Công ty Coca-Cola

5. Phương pháp nghiên cứu
Để hồn thành bài tiểu luận này, nhóm em đã nghiên cứu và hệ thống các số liệu cũng như
tài liệu thu thập được của công ty Coca-Cola tại các trang web liên quan đến công ty và các
báo cáo tài chính qua từng năm. Ngồi ra cịn dựa trên những kiến thức học được trong môn
“Nguyên lý thống kê kinh doanh” nói chung và các phương pháp thống kê nói riêng để tiến
hành phân tích đánh giá doanh thu của cơng ty.


NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU VỀ CƠNG TY COCA-COLA
1.1 Thơng tin chung
Coca Cola (cịn được gọi tắt là Coke) là nhãn hiệu nước ngọt được đăng ký năm 1893 tại
Mỹ.Cha đẻ của Coca-Cola là dược sĩ John Pem-berton và theo cách hiểu của người dân Mỹ
thời kỳ đó Coke (Coca Cola)là một loại thuốc uống. Sau này, khi mua lại Coca Cola, Asa
Griggs Candler -Nhà lãnh đạo tài ba bậc nhất của Coca Cola đã biến chuyển suy nghĩ của
người dân nước Mỹ về hình ảnh của Coca Cola. Cái tên Coca-Cola xuất phát từ tên lá coca
và hạt cơla, hai thành phần của nước ngọt Coca-Cola. Chính điều này đã làm Coca Cola có
thời kỳ khuynh đảo vì người ta đã quy kết Asa Candler là người đàn ông gây nghiện của thế
giới.
8


Hiện nay Coca-Cola trở thành hãng nước ngọt nổi tiếng thế giới với rất nhiều sản phẩm đa
dạng như Coca-Cola Light (hay Diet Coke-Coca kiêng), Coca-Cola Cherry... Coca Cola vẫn
trung thành với tiêu chí này của hãng. Hình dạng chai Coca-Cola được đăng ký bảo hộ năm
1960.
Từ khi được thành lập và đặt trụ sở chính tại Atlanta, bang Georgia, tập đoàn Coca-Cola hiện
đang hoạt động trên 200 nước khắp thế giới. Thương hiệu Coca-Cola luôn là thương hiệu
nước ngọt bán chạy hàng đầu và tất cả mọi người trên thế giới đều yêu thích Coca-Cola hoặc
một trong những loại nước uống hấp dẫn khác của tập đoàn. Ngày nay, tập đồn Coca-Cola
đã thành cơng trong cơng cuộc mở rộng thị trường với nhiều loại nước uống khác nhau ban
đầu là nước có gas, và sau đó là nước trái cây, nước tăng lực cho thể thao, nước suối, trà và
một số loại khác.
Coca-Cola chiếm 3.1% tổng lượng sản phẩm thức uống trên toàn thế giới. Trong 33 nhãn
hiệu nước giải khát không cồn nổi tiếng trên thế giới, Coca-Cola sở hữu tới 15 nhãn hiệu.
Mỗi ngày Coca-Cola bán được hơn 1 tỷ loại nước uống, mỗi giây lại có hơn 10.000 người
dùng sản phẩm của Coca-Cola. Trung bình một người Mỹ uống sản phẩm của công ty CocaCola 4 ngày 1 lần. Coca-Cola hiện đã có mặt tại tất cả các châu lục trên thế giới và được biết

đến rộng rãi bởi phần lớn dân số thế giới.
Năm 2007, Coca-Cola đã trả cho các nhà cung cấp nguyên vật liệu là 11 tỷ USD và tiền
lương cho 73.000 công nhân là gần 4 tỷ USD. Sản xuất tiêu thụ hết 36 triệu lít nước, 6 tỷ J
9


(Joule/Jun) năng lượng. Có khoảng 1.2 triệu các nhà phân phối sản phẩm của Coca-Cola, 2.4
triệu máy bán lẻ tự động, nộp 1.4 tỷ USD tiền thuế và đầu tư cho cộng đồng 31.5 triệu USD.
1.2 Lịch sử hình thành
Ban đầu, Pemberton chỉ định sáng chế ra một loại thuốc bình dân giúp chống đau đầu và mệt
mỏi. Ơng đã mày mị và thử nghiệm, pha chế thành cơng một loại siro có màu đen như cà
phê. Loại siro này trộn với nước lạnh sẽ có thể được một thứ nước nhức đầu và tăng sảng
khối.Pemberton giữ lại cơng thức sáng chế này, chỉ biết rằng thành phần quan trọng nhất
của loại thức uống này chứa một tỷ lệ nhất định tinh dầu được chiết suất từ quả và lá của
cây Kola. Đây là loại cây chỉ có ở khu vực rừng nhiệt đới Nam Mỹ, thành phần chứa một
lượng đáng kể cocain và caffeine. Vì thế thuốc có tác dụng làm sảng khoái, chống đau đầu,
mệt mỏi.
Cái tên Coca-Cola cũng bắt nguồn từ đó. Pemberton đã thay chữ "K" bằng chữ "C" có vẻ dễ
nhìn và quen thuộc hơn. Sau khi sáng chế ra Coca-Cola, Pemberton rất vui sướng và đã đi
khắp nơi chào bán loại nước uống này, đặc biệt tại các quán "Soda-bar" đang thịnh hành ở
thành phố Atlanta. Tuy nhiên, Pemberton đã rất thất vọng vì khơng ai chịu uống thử CocaCola. Nó có màu nâu đen và mọi người đều coi đó là thuốc chứ không phải một loại nước
giải khát đơn thuần.
Công thức Coca-Cola chỉ thực sự trở thành nước giải khát nhờ một nhân viên trong quán
bar "Jacobs Pha-marcy" khi nhân viên này đã nhầm lẫn pha siro Coca-Cola với nước soda
thay vì nước lọc bình thường theo cơng thức của Pemberton. Loại Co-ca-Cola được pha
nhầm đó lại ngon miệng hơn bình thường, làm sảng khối khác thường và lúc đó Coca-Cola
mới có thể phục vụ số đơng người tiêu dùng. Từ đó quán bar này mỗi ngày pha và bán được
từ 9 đến 15 ly Coca-Cola. Tuy nhiên, cả năm đầu tiên Pem-berton mới chỉ bán được 95 lít
siro Coca-Cola.
1.3 Sứ mệnh và tầm nhìn

-

Sứ mệnh:

10


Với những phát triển vượt bậc trong 133 năm qua, cùng hơn 500 thương hiệu được hàng
triệu người trên khắp thế giới yêu thích, Coca-Cola đồng thời nhận ra những thách thức của
tương lai và tự đánh giá lại vai trị và mục đích của cơng ty có cịn phù hợp với sự phát triển
của xã hội ngày nay.
Do đó, Coca-Cola gần đây đã công bố sứ mệnh mới của công ty: tiếp tục Đổi mới Thế giới
và Làm nên Sự khác biệt, phát triển các thương hiệu và loại nước giải khát được mọi người
yêu thích và khơi gợi cảm hứng về cả thể chất lẫn tinh thần, tuy nhiên vẫn không quên trách
nhiệm phát triển thương hiệu bền vững hướng đến một tương lai chung tốt đẹp hơn có ảnh
hưởng tích cực đối với cuộc sống của mọi người dân, cộng đồng và tồn thế giới.
-

Tầm nhìn:

Tạo ra các thương hiệu và nước giải khát được mọi người yêu thích, khơi gợi cảm hứng về
cả thể chất lẫn tinh thần. Đồng thời, phát triển một cách bền vững và hướng đến một tương
lai chung tốt đẹp hơn, mang lại những ảnh hưởng tích cực đối với cuộc sống của mọi người
dân, cộng đồng và toàn thế giới.
Ba giá trị chính hỗ trợ lẫn nhau và hình thành nên sứ mệnh cùng tầm nhìn của Coca-Cola
gồm: “trở thành THƯƠNG HIỆU YÊU THÍCH”, tạo ra các nhãn hiệu và loại đồ uống được
mọi người lựa chọn, thổi sức sống mới trong cả 2 phương diện tinh thần và thể chất; “PHÁT
TRIỂN BỀN VỮNG”, với tư cách là doanh nghiệp hàng đầu trong lĩnh vực giải khát, CocaCola đặt mục tiêu tìm kiếm giải pháp hướng đến những thay đổi tích cực và xây dựng một
tương lai bền vững; và “VÌ MỘT TƯƠNG LAI TỐT ĐẸP HƠN”, trong đó Coca-Cola sẽ
tiếp tục đầu tư để cải thiện cuộc sống của mọi người - từ các nhân viên của hệ thống doanh

nghiệp, đến các nhà đầu tư và cả cộng đồng. Bên cạnh đó trong năm 2017 cơng ty cũng có
những điểm nổi bật sau:
Tăng trưởng và thay đổi: Honest Tea và smartwater, hai trong số các thương hiệu hàng đầu
tại Mỹ của Coca-Cola, đã được tung ra tại nhiều thị trường quốc tế trong năm 2017. Công ty
cũng đã mua lại AdeS, một hãng nước giải khát thảo mộc hàng đầu ở Mỹ Latinh, và đang
mở rộng hãng này đến với thị trường Châu Âu.
11


Số không = Người hùng (Zero = Hero): Thương hiệu nước giải khát không đường của CocaCola (Coca-Cola Zero Sugar) đã được tung ra tại 20 thị trường trong năm 2017 – bao gồm cả
Mỹ - cùng với một sự thay đổi lớn về hương vị, thay đổi cách tiếp thị và đóng gói sản phẩm,
cải thiện cách thực hiện. Kết quả là thương hiệu đã đạt được mức tăng trưởng doanh thu 2
con số trong năm nay.
Một hệ thống vận hành chặt chẽ và văn hóa đậm nét hơn: Trong năm 2017 công ty đã thúc
đẩy việc trở lại là một tổ chức ít sở hữu tài sản bằng việc hồn tất q trình dài gần một thập
kỷ chuyển giao quyền sở hữu các nhà máy đóng chai ở Mỹ cho các đối tác địa phương và
nhượng lại quyền sở hữu thương mại hai nhà máy đóng chai từng được sở hữu trước đây
tạiTrung Quốc. Thêm vào đó, hai nhà máy đóng chai Coca-Cola lớn nhất Nhật Bản đã sáp
nhập lại với nhau. Cuối cùng tất cả những sự thay đổi mang tính chiến lược và chiến thuật
này có ý nghĩa rất quan trọng. Công ty đang thay đổi văn hóa một cách quyết đốn… cách
hoạt động, cách nhìn nhận những cơ hội phát triển, và cách tham gia vận hành hệ thống đóng
chai.
Tập trung vào việc kinh doanh: Cơng ty hiện đang hồn thiện việc ra mắt các thương hiệu
chính bằng cách xác định sản phẩm và chủng loại phù hợp với sự thay đổi trong thị hiếu của
khách hàng. Coca-cola Co đã điều chỉnh giá bán/hình thức đóng gói sản phẩm để thích hợp
với nhu cầu đặt hàng trực tuyến đang bùng nổ ở Trung Quốc. Công ty hiện cũng đang ứng
dụng mơ hình của quỹ Venturing & Emerging Brands, giúp đầu tư, nuôi dưỡng và phát triển
các thương hiệu tiềm năng tại các thị trường chọn lọc ở Châu Âu.

CHƯƠNG 2. PHÂN TÍCH THỐNG KÊ VỀ DOANH THU CÔNG TY COCACOLA

Doanh thu là tổng giá trị các lợi ích kinh tế của doanh nghiệp thu được trong kỳ kế toán,
phát sinh từ các hoạt động sản xuất, kinh doanh thông thường và các hoạt động khác của
doanh nghiệp, góp phần làm tăng vốn chủ sở hữu, không bao gồm khoản vốn của cổ đông
hoặc chủ sử hữu. (Theo chuẩn mực VAS 01)
12


Doanh thu là phần giá trị mà công ty thu được trong quá trình hoạt động kinh doanh bằng
việc bán sản phẩm hàng hóa của mình. Doanh thu là một trong những chỉ tiêu quan trọng
phản ánh quá trình hoạt động kinh doanh của đơn vị ở một thời điểm cần phân tích. Thơng
qua nó chúng ta có thể đánh giá được hiện trạng của doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả
hay khơng.
Theo nguồn báo cáo tài chính , ta có bảng số liệu doanh thu cơng ty
Coca-Cola năm 2016-2020 như sau:
Bảng 2.1 Doanh thu công ty Coca-Cola năm 2016-2020 (tỷ USD)

Doanh thu công ty Coca-Cola
Năm
(ĐVT: tỷ USD)
2016

$41,86

2017

$36,21

2018

$34,30


2019

$37,27

2020

$33,01

2.1 Cơ sở lý thuyết
2.1.1 Số tuyệt đối
2.1.1.1

Khái niệm

Số tuyệt đối là chỉ tiêu biểu hiện qui mô, khối lượng của hiện tượng kinh tế-xã hội trong điều
kiện thời gian và địa điểm cụ thể.
Số tuyệt đối có thể biểu hiện số đơn vị của tổng thể hay bộ phận, như số nhân khẩu, số cơng
nhân, số xí nghiệp...hoặc là trị số của một chỉ tiêu kinh tế nào đó như sản lượng của nhà
máy, tổng chi phí sản xuất, tổng mức tiền lương.
13


2.1.1.2

Vai trò của số tuyệt đối

- Số tuyệt đối phục vụ cho cơng tác quản lí doanh nghiệp, quản lí nhà nước, vì muốn
quản lí và kinh doanh được thì trước hết người quản lí phải biết được tình hình cụ thể về mọi
mặt.

- Số tuyệt đối phục vụ cho công tác kế hoạch như lập và kiểm tra thực hiện kế hoạch, các
dự án.
- Số tuyệt đối là căn cứ tính tốn, so sánh các chỉ tiêu thống kê.
2.1.1.3

Phân loại số tuyệt đối

(1) Số tuyệt đối thời kì phản ánh qui mô, khối lượng của hiện tượng trong một thời kì hay
một khoảng thời gian nhất định. Số tuyệt đối thời kì hình thành nhờ sự tích luỹ về lượng của
hiện tượng suốt thời gian nghiên cứu.
Đặc điểm:
- Số tuyệt đối thời kì phản ánh quá trình của hiện tượng.
- Các số tuyệt đối thời kì của một chỉ tiêu có thể cộng được với nhau.
- Thời kì càng dài thì trị số của chỉ tiêu càng lớn.
(2) Số tuyệt đối thời điểm phản ánh qui mô, khối lượng của hiện tượng ở một thời điểm nhất
định như: dân số một địa phương nào đó có đến 0 giờ ngày 1/4.
Đặc điểm:
- Số tuyệt đối thời điểm chỉ phản ánh trạng thái của hiện tượng.
- Các số tuyệt đối thời điểm của cùng một chỉ tiêu ở các thời điểm khác nhau không cộng lại
được với nhau được.
- Thời điểm khác nhau, trị số của chỉ tiêu cũng khác nhau.
14


2.1.2 Số tương đối kế hoạch
- Dùng để lập và kiểm tra tình hình thực hiện kế hoạch về một chỉ tiêu nào đó. Có 2 loại số
tương đối kế hoạch:
* Số tương đối nhiệm vụ kế hoạch: Là tỷ lệ so sánh mức độ kế hoạch với mức độ thực tế của
chỉ tiêu ấy ở kì gốc.
- Cơng thức tính:

Số tuyệt đối kì kế hoạch
Số tương đối nhiệm vụ kế hoạch = ---------------------------- x 100
Số tuyệt đối kì gốc
* Số tương đối thực hiện kế hoạch: Là tỉ lệ so sánh giữa mức độ thực tế đạt được trong kì
nghiên cứu với mức độ kế hoạch đề ra cùng kì của một chỉ tiêu nào đó.
- Mục đích sử dụng: Xác định mức độ thực hiện nhiệm vụ kế hoạch trong một thời gian nhất
định (tháng, quý, năm).
- Công thức tính:
Số tuyệt đối thực tế đạt được
Số tương đối thực hiện kế hoạch = ----------------------------------- x 100
Số tuyệt đối kế hoạch đề ra
2.1.3 Phương pháp dãy số thời gian
2.1.3.1

Khái niệm

Dãy số thời gian là một dãy các giá trị của hiện tượng nghiên cứu được sắp xếp theo thứ tự
thời gian.
15


Một dãy số thời gian bao giờ cũng có hai bộ phận: thời gian và chỉ tiêu của hiện tượng
nghiên cứu. Thời gian có thể là ngày, tuần, tháng, quý, năm. Độ dài giữa hai thời gian liền
nhau gọi là khoảng cách thời gian. Chỉ tiêu của hiện tượng nghiên cứu bao gồm tên chỉ tiêu
với đơn vị tính phù hợp và trị số của chỉ tiêu được sắp xếp theo thời gian (được gọi là các
mức độ của dãy số thời gian), ký hiệu là yi (i = 1, 2,..., n).
Ý nghĩa của dãy số thời gian

2.1.3.2


Dãy số thời gian cho phép thống kê nghiên cứu xu hướng biến động của hiện tượng qua thời
gian. Từ đó, tìm ra tính quy luật của sự phát triển đồng thời dự đoán được các mức độ của
hiện tượng trong tương lai.
Các chỉ tiêu phân tích đặc điểm biến động của hiện tượng qua thời gian

2.1.3.3

Để phân tích đặc điểm biến động của hiện tượng qua thời gian, người ta thường sử dụng các
chỉ tiêu sau:
2.1.3.3.1

Mức độ trung bình theo thời gian

Là số trung bình của các giá trị của hiện tượng nghiên cứu trong dãy số thời gian. Đây là chỉ
tiêu biểu hiện mức độ điển hình, chung nhất của hiện tượng trong thời gian nghiên cứu.
Giả sử ta có dãy số thời gian y1,y2,....yn


Đối với dãy số thời kỳ, mức độ bình qn theo thời gian được tính theo cơng thức:



Đối với dãy số thời điểm, tùy theo đặc điểm biến động của dãy số và nguồn số liệu,
chỉ tiêu này được tính theo các cách sau:
o Khoảng cách thời gian giữa các thời điểm bằng nhau
Trong đó n-1 là số khoảng cách thời gian
o

Khoảng cách thời gian giữa các thời điểm không bằng nhau và thời gian nghiên
cứu là liên tục


Trong đó ti (i = 1, 2,...n) là khoảng thời gian có mức độ yi (i = 1, 2,...n)
2.1.3.3.2

Lượng tăng (giảm) tuyệt đối

Là chỉ tiêu biểu hiện sự thay đổi về giá trị tuyệt đối của hiện tượng giữa hai thời kỳ hoặc thời
điểm nghiên cứu
Tuỳ theo mục đích nghiên cứu, ta có:
16




Lượng tăng (giảm) tuyệt đối liên hoàn: thể hiện lượng tăng (giảm) tuyệt đối giữa hai
thời gian đứng liền nhau trong dãy số.
(với y=2,3,..,n)



Lượng tăng (giảm) tuyệt đối định gốc: thể hiện lượng tăng giảm giữa kỳ so sánh với
kỳ chọn làm gốc cố định cho mọi lần so sánh (thường là mức độ đầu tiên trong dãy
số).
(với y=2,3,..,n)

Giữa lượng tăng (giảm) tuyệt đối liên hồn và định gốc có mối liên hệ sau:


Lượng tăng giảm tuyệt đối trung bình là số trung bình cộng của các lượng tăng giảm
tuyệt đối liên hoàn, biểu hiện một cách chung nhất lượng tăng (giảm) tính trung bình

cho cả một thời kỳ nghiên cứu.

Chỉ tiêu này chỉ có ý nghĩa khi các lượng tăng (giảm) tuyệt đối liên hoàn xấp xỉ nhau, nghĩa
là trong suốt thời kỳ nghiên cứu, hiện tượng tăng (giảm) với một lượng tương đối đều.
2.1.3.3.3

Tốc độ phát triển

Tốc độ phát triển là chỉ tiêu này phản ánh xu hướng và tốc độ biến động của hiện tượng
nghiên cứu qua thời gian, được tính bằng cách chia mức độ của hiện tượng ở kỳ nghiên cứu
cho mức độ của hiện tượng ở kỳ gốc. Tuy nhiên, tuỳ theo mục đích nghiên cứu, có thể chọn
kỳ gốc khác nhau, khi đó ta có các chỉ tiêu tốc độ phát triển khác nhau như sau:


Tốc độ phát triển liên hồn: là chỉ tiêu phản ánh xu hướng và tốc độ biến động của
hiện tượng giữa hai thời gian liền nhau và được tính theo cơng thức:
(với i = 2,3,...,n)



Tốc độ phát triển định gốc: là chỉ tiêu phản ánh tốc độ và xu hướng biến động của
hiện tượng ở những khoảng thời gian dài, được tính bằng cách so sánh mức độ của
hiện tượng ở kỳ nghiên cứu với mức độ ở kỳ được chọn làm gốc so sánh cố định

(thường chọn là kỳ đầu tiên) theo công thức:
(với i = 2, 3,..., n)
Trong đó, Ti là tốc độ phát triển định gốc thời gian i so với thời gian đầu của dãy số và có thể
biểu hiện bằng lần hoặc %.
17



Giữa tốc độ phát triển liên hoàn và tốc độ phát triển định gốc có các mối quan hệ sau đây:
Thứ nhất, tích các tốc độ phát triển liên hồn bằng tốc độ phát triển định gốc tương ứng, tức
là:
Thứ hai, tỉ số giữa hai tốc độ phát triển định gốc liền nhau trong dãy số bằng tốc độ phát
triển liên hồn, tức là:
(với i = 2, 3,..., t)


Tốc độ phát triển trung bình: là chỉ tiêu thể hiện nhịp độ phát triển đại diện của hiện
tượng trong suốt thời kỳ nghiên cứu
=

Chỉ tiêu này chỉ có ý nghĩa khi các tốc độ phát triển liên hoàn xấp xỉ nhau nghĩa là trong suốt
thời kỳ nghiên cứu hiện tượng phát triển với một tốc độ tương đối đều.
2.1.3.3.4

Tốc độ tăng (giảm)

Là chỉ tiêu phản ảnh mức độ của hiện tượng giữa 2 thời gian nghiên cứu đã tăng (giảm) bao
nhiêu lần (%)


Tốc độ tăng (giảm) liên hồn là chỉ tiêu phản ánh nhịp độ tăng (giảm) tương đối của
hiện tượng giữa hai thời gian liền nhau và được tính theo cơng thức:
(với i = 2,3,...,n)



Tốc độ tăng (giảm) định gốc là chỉ tiêu phản ánh nhịp độ tăng (giảm) tương đối của

hiện tượng giữa hai thời gian dài và thường lấy mức độ đầu tiên làm gốc cố định.
Công thức tính:
(với i = 2,3,...,n)



Tốc độ tăng (giảm) bình qn là chỉ tiêu phản ánh nhịp độ tăng (giảm) đại diện cho
các tốc độ tăng (giảm) liên hồn và được tính theo công thức:

2.1.3.3.5

Giá trị tuyệt đối của 1% tăng (giảm) liên hoàn

Giá trị tuyệt đối 1% của tốc độ tăng (giảm) liên hoàn là chỉ tiêu phản ánh cứ 1% của tốc
độ tăng (giảm) liên hồn thì tương ứng hiện tượng nghiên cứu tăng thêm (hoặc giảm đi)
một lượng tuyệt đối cụ thể là bao nhiêu. Cơng thức tính:
18


2.1.4 Phương pháp phân tích sự biến động của hiện tượng kinh tế qua hệ thống chỉ số
Phương pháp chỉ số ngày càng được sử dụng rộng rãi trong quản lý và nghiên cứu kinh tế.
Chẳng hạn chỉ số có thể cho biết giá cả, khối lượng sản phẩm từng loại hay nhiều loại, tăng
lên hay giảm xuống qua thời gian hoặc qua những không gian khác nhau. Một cách tổng
quát, trong thống kê chỉ số là phương pháp biểu hiện quan hệ so sánh giữa hai mức độ nào
đó của một hiện tượng kinh tế-xã hội.
Bảng 2.2: Số liệu phân tích sự biến động của doanh thu qua số lượng sản phẩm bán ra, giá
thành sản phẩm và tổng số công nhân lao động
Năm

Tổng số lượng sản

phẩm bán ra
(triệu sản phẩm)

2019

30,3

2020

29

Giá thành sản phẩm
Coca-Cola
(12 fl oz, 12 pack)
(ĐVT: USD)
$5,30
$5,67

Số
công
nhân
86,20
0
84,00
0

Doanh thu
(tỷ USD)
37,27
33,01


Sự biến động của doanh thu từ năm 2019-2020 có sự chênh lệch rất cao từ 37,27 tỷ USD
giảm xuống còn 33,01 tỷ USD, điều này bị tác động do nhiều nhân tố:
-

Số lượng sản phẩm bán ra (triệu sản phẩm): Lượng sản phẩm bán ra của công ty
Coca-Cola vào năm 2020 so với năm 2019 giảm 4,48% tương ứng với số lượng sản

-

phẩm bán ra là 1,3 triệu sản phẩm.
Giá thành sản phẩm: trên thực tế Coca-Cola có rất nhiều sản phẩm nhưng bao gồm:
nước suối, nước tăng lực, cà phê,..nhưng lượng tiêu thụ sản phẩm đồ uống có ga –
Coca cola vị nguyên bản chiếm hầu hết doanh thu của nhà sản xuất. Tổng công ty
Coca-Cola cân nhắc về việc tăng giá như một phần của quản lý lạm phát “tồn diện”
để bù đắp chi phí hàng hố gia tăng (thơng tin được cập nhật trên báo quốc tế
www.cnbc.com ). Nhưng dù vậy, giá thành Coca-Cola năm 2019 so với năm 2020

-

chỉ tăng khoảng 1,07% tương ứng là $0,37, tính với thời điểm giá bình ổn.
Tổng số lao động của cơng ty Coca-Cola trên tồn thế giới vào năm 2020 so với năm

-

2019 giảm 2,55%, tương ứng 2,200 người lao động.
Ngồi ra: cịn có tác động bên ngoài, do đại dịch – corona virus bị bùng phát mạnh
trên toàn thế giới, nhiều nơi được ban hành lệnh hạn chế đi lại, tránh tụ tập đông
19



người; các cơng viên giải trí, rạp chiếu phim,máy bán nước tự động.. đóng cửa; cũng
một phần khiến lượng tiêu thụ sản phẩm Coca-Cola bị giảm sút.
Nói tóm lại , doanh thu công ty Coca-Cola bị ảnh hưởng qua những nhân tố trên cụ thể đã
làm cho doanh thu công ty Coca-Cola năm 2020 so với năm 2019 giảm 11,43% , tương ứng
với số tiền là 4,26 tỷ USD.
2.1.5 Một số phương pháp/ mơ hình dự báo
Dự đốn thống kê là việc xác định các mức độ của hiện tượng nghiên cứu trong tương lai.
Dự đoán chia ra làm 3 loại: dài hạn (> 10 năm), trung hạn (3 – 10 năm) và ngắn hạn (< 3
năm), thời gian quá khứ ít nhất là 5 mức độ. Xuất phát từ đối tượng và nhiệm vụ nghiên cứu,
từ nguồn tài liệu thích hợp, thống kê thường thực hiện dự đốn ngắn hạn hay cịn gọi là dự
đốn thống kê ngắn hạn. Đây là công cụ quan trọng để tổ chức quản lý thường xuyên các
hoạt động sản xuất kinh doanh của các ngành, các cấp. Nó cho phép phát hiện những nhân tố
mới, những sự mất cân đối để từ đó có biện pháp phù hợp trong q trình quản lý, hay nói
cách khác, đây là cơ sở cho việc ra quyết định trong quản lý. Có nhiều phương pháp dự đốn
khác nhau, phụ thuộc vào nguồn thơng tin cũng như mục tiêu của dự đoán. Nhưng nội dung
cơ bản của dự đoán thống kê là dựa trên các giá trị đã biết hay các mức độ của dãy số thời
gian, phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến sự biến động của hiện tượng, thừa nhận rằng
những yếu tố đã và đang tác động sẽ vẫn còn tác động đến hiện tượng trong tương lai để xây
dựng mơ hình dự đốn. Chính vì vậy, người ta cịn gọi dự đốn thống kê là dự đốn có điều
kiện. Cụ thể, có 3 phương pháp dự đoán cơ bản sau:
-

Phương pháp chuyên gia: Tham khảo, hỏi ý kiến các chuyên gia về sự phát triển

-

trong tương lai ở lĩnh vực mà chuyên gia đó am hiểu.
Phương pháp hồi quy: Mơ hình hố hiện tượng chịu tác động của nhiều nhân tố từ đó
xây dựng phương trình hồi quy. Phương pháp này tính toán phức tạp nên chỉ phù hợp


-

với dự đoán trung và dài hạn.
Phương pháp dãy số thời gian: Xây dựng mơ hình và dự đốn. Phương pháp này dễ
tính, cần ít tài liệu nên thích hợp đối với dự đoán thống kê ngắn hạn. Dưới đây, bài
giảng sẽ giới thiệu một số phương pháp dự đoán thống kê ngắn hạn dựa trên cơ sở

phân tích dãy số thời gian.
2.1.5.1
Một số phương pháp dự đoán thống kê ngắn hạn
- Dựa vào lượng tăng (giảm) tuyệt đối trung bình
20


Phương pháp này thường được sử dụng khi biến động của hiện tượng có lượng tăng (giảm)
tuyệt đối liên hồn xấp xỉ nhau.
Cơng thức:
Trong đó: :

: giá trị dự đốn ở thời gian n + L
: giá trị thực tế ở thời gian n
: lượng tăng (giảm) tuyệt đối trung bình
L

-

: tầm xa dự đốn

Dựa vào tốc độ phát triển trung bình


Phương pháp này sử dụng khi hiện tượng nghiên cứu biến động với một nhịp độ tương đối
ổn định, tức là các tốc độ phát triển liên hoàn xấp xỉ bằng nhau.
Cơng thức:

L

Trong đó:

: giá trị dự đốn ở thời gian n + L
: giá trị thực tế ở thời gian n
: tốc độ phát triển trung bình
L

-

: tầm xa dự đoán

Ngoại suy hàm xu thế

Dựa trên cơ sở chiều hướng biến động của hiện tượng nghiên cứu được khái qt hố bằng
một hàm số tuyến tính có dạng:
Cơng thức:
2.2 Phân tích thống kê về doanh thu cơng ty Coca Cola
2.2.1

Tình hình thực hiện kế hoạch

Phân tích tình hình thực hiện kế hoạch tổng doanh thu theo nguồn hình thành. Hàng năm
Công ty Coca-Cola phải đề ra kế hoạch doanh thu để làm mục tiêu phấn đấu và đánh giá kết

quả kinh doanh của Công ty. Căn cứ vào số liệu bảng kế hoạch và thực hiện doanh thu của
Cơng ty Coca-Cola ta có bảng số liệu sau:
Bảng 2.3: Phân tích doanh thu kế hoạch và thực tế của công ty Coca-Cola năm 2019-2020
Năm
Doanh thu
(tỷ USD)

2019

2020

Kế hoạch

Thực tế

Kế hoạch

Thực tế

-

37,27

39,13

33,01

21



Biểu đồ 1 – Doanh thu kế hoạch và doanh thu thực tế năm 2020
-

Số tương đối nhiệm vụ kế hoạch:

tNK = = 105%
-

Số tương đối hoàn thành kế hoạch:

tHK = = 84,36%
Nhận xét: ta thấy doanh thu công ty Coca-Cola đạt được năm 2020 thấp hơn so với kế hoạch
đề ra. Các chuyên gia dự đoán mức doanh thu năm 2020 sẽ tăng 5% so với năm 2019 (thông
tin trên báo quốc tế www.cnbc.com), nhưng thực tế chỉ đạt được 84,36%, tức là bị giảm
15,64% doanh thu. Doanh thu năm 2020 bị ảnh hưởng trước một đại dịch lớn-covid 19 khi
các thị trường phát triển như Mỹ, Ấn Độ hay đều chịu tác động lớn. Phong tỏa/bán phong
tỏa đồng nghĩa với việc nhiều cửa hàng phải đóng cửa, trực tiếp ảnh hưởng tới doanh số của
Coca Cola.
Ngoài ra, nhiều điểm vui chơi khác như rạp chiếu phim hay sân vận động cũng chưa kịp trở
lại. Một số môn thể thao đã bắt đầu thi đấu, nhưng với điều kiện không khán giả. Điều này,
ảnh hưởng đột ngột nghiêm trọng đến doanh thu Coca-Cola vào năm này.
2.2.2

Mức độ bình quân về doanh thu

Nhằm để doanh thu đạt hiệu quả cao trong sản xuất, nhiều nhà doanh nghiệp đã đề ra mức
doanh thu trung bình để làm tiêu chuẩn cho mức độ doanh thu qua từng thời kỳ. Mức độ
bình quân về doanh thu là khoảng doanh thu trung bình mà các nhà quản trị đặt ra dùng để
quản lý hiệu quả nguồn thu nhập của cơng ty. Được tính theo cơng thức:
=

Biểu đồ 2: Mức độ bình qn về doanh thu năm 2016-2020

22


Nhận xét: Như vậy, ta có được mức độ bình quân về doanh thu từ năm 2016 – 2020 là 36,53
tỷ USD. Nhìn vào biểu đồ 2, ta có được số liệu doanh thu biến động qua từng năm. Trong
khoảng năm 2016-2020, doanh thu tăng trưởng mạnh nhất vào năm 2016 là 41,86 tỷ USD và
thấp nhất là vào năm 2020 vượt xuống chỉ còn 33,01 tỷ USD. Doanh thu của cơng ty CocaCola đang có chiều hướng giảm nhiều qua từng năm. Cụ thể năm 2020 doanh thu giảm 4,26
tỷ USD so với năm 2019, và giảm 8,85 tỷ USD so với năm 2016 (năm gốc).
2.2.3

Lượng tăng/giảm tuyệt đối doanh thu

Theo công thức :
-

Lượng tăng giảm tuyệt đối liên hoàn:

-

Lượng tăng giảm tuyệt đối định gốc

-

Lượng tăng giảm tuyệt đối bình quân

Bảng 2.4: Số liệu lượng tăng/giảm tuyệt đối doanh thu (tỷ USD)
Năm
Lượng tăng (giảm) tuyệt đối liên hoàn (tỷ USD)

Lượng tăng (giảm) tuyệt đối định gốc (tỷ USD)
Lượng tăng (giảm) tuyệt đối trung bình (tỷ USD)

2016
-

2017
-5,65
-5,65

2018
-1,91
-7,56
-2,2125

2019
2,97
-4,59

2020
-4,26
-8,85

Biểu đồ 3: Lượng tăng/giảm tuyệt đối doanh thu
Nhận xét:
-

Lượng tăng (giảm) tuyệt đối liên hồn: có biểu hiện giảm qua từng năm trong khoảng
từ năm 2016-2020. Đặc biệt, giảm nhiều nhất là vào năm 2017 giảm 5,65 tỷ USD so
với năm gốc (năm 2016). Doanh thu có chiều hướng tăng lại vào năm 2019 tăng 2,97

tỷ USD, là năm duy nhất có doanh thu tăng so với những năm còn lại khi so sánh các
năm liền kề. Nhưng lại tiếp tục bị giảm thụt nghiêm trọng, khi năm 2020 giảm 4,26 tỷ
USD.
23


-

Lượng tăng (giảm) tuyệt đối định gốc: có biểu hiện giảm mạnh qua từng năm. Khi
doanh thu năm 2016 đạt 41,86 tỷ USD, được đánh giá là doanh thu cao nhất trong 5
năm (từ năm 2016 đến năm 2020). Cuộc chiến giữa hai ơng hồng nước uống khơng
cồn đang ngày càng căng thẳng, khi doanh thu của Coca-Cola giảm mạnh nhất là vào
năm 2020 giảm 8,85 tỷ USD so với năm 2016. Năm 2019 được đánh giá là năm giảm

-

thấp nhất trong các năm còn lại khi so với năm gốc (năm 2016).
Lượng tăng (giảm) trung bình: Doanh thu cơng ty Coca-Cola trải qua mỗi năm tính từ
năm 2016 đến năm 2020 giảm trung bình 2,2125 tỷ USD.

Nhìn chung, lượng tăng (giảm) tuyệt đối doanh thu của công ty Coca-Cola có xu hướng tăng
giảm khơng đồng đều. Năm 2019 được xem là năm doanh thu có sự tăng trưởng trở lại,
nhưng sau đó vẫn khơng có khả thi khi năm 2020 doanh thu lại tiếp tục bị giảm sút. Thị
trường thế giới ngày càng được mở rộng, sự cạnh tranh lớn nhất của công ty Coca-Cola là
Pepsico. Đây cũng là mối đe doạ hàng đầu đối với doanh thu của công ty Coca-Cola
2.2.4

Tốc độ phát triển doanh thu

Theo công thức:

-

Tốc độ phát triển liên hoàn

-

Tốc độ phát triển định gốc

-

Tốc độ phát triển bình quân
=

Bảng 2.5: Tốc độ phát triển doanh thu (%)
2016

Năm
Tốc độ phát triển liên hoàn (%)
Tốc độ phát triển định gốc (%)
Tốc độ phát triển bình quân (%)

-

2017

2018

86,50% 94,73%
86,50% 81,94%
94,23%


2019
2020
108,66
% 88,57%
89,03% 78,86%

Biểu đồ 4: Tốc độ phát triển doanh thu (%)
Nhận xét:

24


-

Tốc độ phát triển liên hồn: doanh thu khơng đạt hiệu quả qua từng năm. So sánh 5
năm từ năm 2016-2020, chỉ có duy nhất năm 2019 doanh thu đạt hiệu quả 100% so

-

với năm 2018.
Tốc độ phát triển định gốc: doanh thu không đạt hiệu quả so với năm gốc 2016. Khi
năm 2016 được cho là có khoảng doanh thu cao nhất, đạt 41,86 tỷ USD. Nên khi so
sánh tốc độ phát triển từ năm 2016-2020, ta không thấy được sự tăng trưởng doanh
thu qua từng thời kỳ. Năm 2019 được cho là có tốc độ phát triển cao nhất so với năm
gốc nhưng cũng chỉ chiếm khoảng 89,03%; mặc dù được cho là có tốc độ phát triển
cao nhất nhưng cũng chưa thực sự đạt được kết quả hiệu quả khi doanh thu chưa đạt

-


mức tối thiểu 100%.
Tốc độ phát triển bình qn: doanh thu có tốc phát triển trung bình từ năm 2016 đến
năm 2020 là 94,23%

Nhìn chung, từ năm 2016-2020 tốc độ phát triển doanh thu chưa thực sự đạt hiệu quả vẫn
còn đạt dưới mức 100% khi so sánh với các thời kỳ từng năm. Điều này đòi hỏi doanh
nghiệp phải cố gắng và nổ lực rất nhiều để có thể đạt được mức doanh thu như ý muốn.
2.2.5

Tốc độ tăng giảm doanh thu

Theo công thức:
-

Tốc độ tăng giảm liên hoàn

-

Tốc độ tăng giảm định gốc

Bảng 2.6: Tốc độ tăng giảm doanh thu (%)
Tốc độ tăng giảm liên hoàn (%)
Tốc độ tăng giảm định gốc (%)

2016
-

2017
-13,50%
-13,50%


2018
-5,27%
-18,06%

2019
2020
8,66% -11,43%
-10,97% -21,14%

Biểu đồ 5: Tốc độ tăng giảm doanh thu (%)
Nhận xét:

25


×