Tải bản đầy đủ (.pdf) (24 trang)

báo cáo nhóm môn kinh tế vi mô đề tài thị trường khẩu trang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1000.84 KB, 24 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - TÀI CHÍNH
THÀNH PHỒ HỒ CHÍ MINH
KHOA KINH TẾ
---------------------------

BÁO CÁO NHĨM MƠN: KINH TẾ VI MƠ
Đề tài:

THỊ TRƯỜNG KHẨU TRANG
GIẢNG VIÊN: ThS. Nguyễn Kiều Oanh

LỚP: (211.ECO1101.B06) Kinh tế vi mô (Ca 3, Thứ 5,7)
NHĨM: 5
THÀNH VIÊN:
Phạm Đăng Khoa- 215143128
Lê Dỗn Bảo Khôi-215140042
Nguyễn Quang Trọng- 215143340
Trần Khánh Linh- 215142491- SĐT: 0981610172
Trần Ngọc Vũ-215143328
Nguyễn Xuân Khoa- 215143005
TP HCM, THÁNG 1, NĂM 2022

Page 1 of 24


MỤC LỤC
CHƯƠNG I: Cung thị trường khẩu trang......................................................................3
1. Ứng dụng công nghệ tiên tiến giúp nâng cao năng suất, giá trị cạnh tranh cho sản
phẩm.......................................................................................................................... 3


2. Số Lượng khẩu trang sản xuất ra thị trường...........................................................5
3. Nguồn sản xuất khẩu trang tại Việt Nam...............................................................5
4. Sự đảm bảo trong nguồn cung khẩu trang..............................................................6
CHƯƠNG II: Cầu thị trường khẩu trang.......................................................................7
1. Đặc diểm của thị trường về phía người tiêu dùng..................................................7
2. Thu nhập của người tiêu dùng................................................................................8
3. Thị hiếu người tiêu dùng........................................................................................8
4. Kì vọng của người tiêu dùng..................................................................................9
5. Số lượng tiêu dùng.................................................................................................9
CHƯƠNG III: Giá của khẩu trang..............................................................................10
1. Năm 2019............................................................................................................ 10
2. Năm 2020.............................................................................................................11
3. Năm 2021............................................................................................................ 12
CHƯƠNG IV: Đánh giá về phản ứng cung cầu theo các yếu tố tác động...................13
1. Yếu tố ảnh hưởng đến nguồn cung.......................................................................13
a) Giá bán............................................................................................................. 13
b) Cơng nghệ........................................................................................................ 13
c) Chính sách Chính Phủ......................................................................................14
2. Yếu tố ảnh hưởng đến nguồn cầu.........................................................................14
a) Thu nhập........................................................................................................... 14
b) Số lượng người tiêu dùng.................................................................................15
c) Thị hiếu của người tiêu dùng............................................................................15
d) Kỳ vọng của người tiêu dùng...........................................................................16
CHƯƠNG V: Tình trạng dư thừa, thiếu hụt hàng hóa.................................................16
CHƯƠNG VI: Chính sách của Chính Phủ tác động đến thị trường............................18
CHƯƠNG VII: Kiến nghị...........................................................................................19

Page 2 of 24



CHƯƠNG I: Cung thị trường khẩu trang
1. Ứng dụng công nghệ tiên tiến giúp nâng cao năng suất, giá trị cạnh tranh
cho sản phẩm
Dịch bệnh COVID-19 bùng phát và hoành hành khốc liệt trên toàn thế giới, cũng là
thời điểm câu chuyện về khẩu trang y tế trở thành mối quan tâm, là cơ hội làm giàu
của nhiều cá nhân và doanh nghiệp.
Với những lợi thế chống dịch hiệu quả, tiềm năng sản xuất và xuất khẩu khẩu trang
tại Việt Nam hiện đang rất lớn, giới chuyên gia nhận định, Việt Nam có nhiều cơ hội
để trở thành “cơng xưởng” sản xuất khẩu trang không chỉ ở thời điểm hiện tại mà cả
trong tương lai để cung ứng cho các thị trường khó tính như Mỹ, Châu Âu …
Bởi vậy, đầu tư dây chuyền sản xuất khẩu trang hiện đại, tối ưu được năng suất và
chất lượng sản phẩm là điều nên làm để có thể chủ động được nguồn khẩu trang nếu
các chủ doanh nghiệp muốn đánh vào thị trường xuất khẩu mặt hàng này. Để nhanh
chóng thích ứng trong bối cảnh mới, các doanh
nghiệp Việt Nam cần không ngừng đổi mới về
công nghệ, thiết bị, áp dụng các hệ thống quản
trị hiện đại, các công cụ cải tiến, mơ hình kinh
doanh tiên tiến để nâng cao hiệu quả sản xuất
kinh doanh.
Nguyên liệu (với khẩu trang y tế 3 lớp, 4 lớp)
để sản xuất khẩu trang y tế bao gồm: Vải khơng
dệt, vải than hoạt tính (carbon) chống độc, vải
không dệt phủ Nano Bạc diệt khuẩn, lớp vi lọc
kháng khuẩn, không thấm nước. Riêng lớp vi
lọc kháng khuẩn sẽ được kiểm tra ngoại quan và
các đặc tính khác trước khi sản xuất, thun đeo
tai, nẹp mũi định hình.
Hình 1. 1.. Quy trình sản xuất khẩu trang y tế của Ecom Med

Page 3 of 24



Hệ thống thiết bị máy sản xuất khẩu trang thế hệ mới này đã cải tiến công nghệ sản
xuất truyền thống – là bước tiến để đào thải toàn bộ dây chuyền cũ lạc hậu, với những
ưu điểm vượt trội như sau:
 Năng suất ổn định tăng lên 50%, dùng 4 bộ sóng siêu âm để làm dây đeo tai,
máy có sản lượng ổn định ở mức 80 – 90 chiếc/ phút. Cho sản lượng lên đến
hơn 100.000 chiếc/ ngày (Thực tế, các máy sản xuất khẩu trang thế hệ cũ đang
chạy tại các nhà xưởng cho năng suất tối đa là 50 chiếc/ phút).
 Toàn bộ máy sử dụng ổ đĩa Servo, theo dõi điều khiển, khơng có thành phần khí
nén, khơng cần nguồn khí, cơng suất máy chạy ổn định, độ bền cao.
 Máy có thiết kế nhỏ gọn (4400mm x 800mm), khơng chiếm nhiều diện tích nhà
xưởng.
 Toàn bộ máy được lắp ráp theo kiểu modul, nên việc lắp đặt rất dễ dàng, nhanh
chóng, khơng mất nhiều thời gian chuyển giao.
 Máy áp dụng công nghệ mới, cắt sẽ là thao tác cuối cùng để hoàn thiện 1 chiếc
khẩu trang thay vì là thao tác đầu tiên như công nghệ cũ. Điều này tạo ra sự
đồng bộ cho sản phẩm, cũng như làm tăng năng suất máy.
 Thiết kế quai hàn mới, khả năng chịu lực cao lên đến 1kg/ quai.
 Máy sản xuất khẩu trang không bo biên, quai trong phù hợp với các tiêu chí
xuất khẩu sang Mỹ và châu Âu hiện nay.

Hình 1. 2. Máy sản xuất khẩu trang Công Ty Cổ Phần Đầu Tư Công Nghệ Phát Triển Việt Hưng

Page 4 of 24


Theo kết quả khảo sát của Bộ Công Thương mới đây về hoạt động nâng cao năng
suất và chất lượng, sản phẩm, hàng hóa ngành cơng nghiệp 2012-2020 cho thấy, có tới
99,3% doanh nghiệp đánh giá hoạt động hỗ trợ đem lại hiệu quả. Yếu tố được cải

thiện nhiều nhất là năng lực tự thực hiện cải tiến của doanh nghiệp lên tới 98%. 85%
doanh nghiệp cải thiện về tác phong, thái độ làm việc của Cán bộ công nhân viên; gần
70% doanh nghiệp đánh giá an toàn lao động được nâng lên; gần 65% doanh nghiệp
có năng suất lao động tăng lên và 55% doanh nghiệp giảm lãng phí nguyên vật liệu...
Khẳng định việc áp dụng cải tiến kĩ thuật, ứng dụng công nghệ tiên tiến vào sản
xuất đã nâng cao năng suất, giá trị cạnh tranh cho sản phẩm, ông Lê Duy Anh, Tổng
giám đốc Công ty CP Xn Hịa Việt Nam cho biết, cơng ty đã áp dụng những bộ
công cụ về quản lý chất lượng sản phẩm vào những khâu sản xuất chính, vì vậy chất
lượng sản phẩm đã được nâng cao. Năm 2020, mặc dù ảnh hưởng của dịch COVID-19
nhưng sản phẩm xuất khẩu của công ty vẫn tăng 30%, tiêu thụ nội địa tăng 7%.
2. Số Lượng khẩu trang sản xuất ra thị trường
Theo thông tin do Cục Công nghiệp (Bộ Công Thương) tổng hợp, chỉ tính riêng 50
doanh nghiệp đã có báo cáo với Bộ Công Thương, năng lực sản xuất khẩu trang đã lên
đến 8 triệu chiếc / ngày, tức là vào khoảng 200 triệu chiếc mỗi tháng. Nếu tính trên
quy mơ cả nước thì sản lượng sẽ lớn hơn rất nhiều.
Nguyên liệu sản xuất khẩu trang về cơ bản không quá khắt khe. Trước đây, doanh
nghiệp phải nhập khẩu vải kháng khuẩn hoặc hóa chất để sản xuất ra vải kháng khuẩn.
Nhưng hiện nay một số doanh nghiệp, điển hình như Cơng ty Dệt lụa Nam Định, đã
có thể tự sản xuất vải kháng khuẩn hoàn toàn từ nguyên liệu sinh học trong nước. Do
vậy, nếu có thị trường, có khách hàng thì năng lực sản xuất khẩu trang hiện nay cịn có
thể nâng cao hơn nữa.
3. Nguồn sản xuất khẩu trang tại Việt Nam
Tại Quảng Ngãi, 4 nhà máy may thuộc Tập đoàn Dệt may Việt Nam (Vinatex) là
Vinatex Dung Quất, Vinatex Nghĩa Hành, Vinatex Tư Nghĩa và Vinatex Đức Phổ;
Cơng ty May Thun Ngun, Cơng ty CP May Hịa Thọ (KCN Tịnh Phong) đã tăng
cường năng lực sản xuất, với hàng trăm nghìn chiếc khẩu trang đảm bảo chất lượng
cho thị trường các tỉnh, thành phố trong nước, nhất là địa phương có dịch.
Page 5 of 24



Nhà máy May Vinatex Nghĩa Hành (Cụm công nghiệp Đồng Dinh, huyện Nghĩa
Hành) hiện có 430 cơng nhân, với 6 dây chuyền vận hành, sản xuất khẩu trang cao cấp
và khẩu trang thơng thường. Bình qn mỗi ngày cung ứng ra thị trường khoảng
50.000 chiếc khẩu trang các loại.
Nhà máy May Vinatex Dung Quất, với 12 chuyền may, khoảng 650 công nhân, sản
xuất khoảng 100.000 chiếc khẩu trang các loại/ngày. Riêng các Nhà máy May Vinatex
Tư Nghĩa và Đức Phổ đang sản xuất theo đơn đặt hàng thông qua đầu mối là Bộ Công
thương.
4. Sự đảm bảo trong nguồn cung khẩu trang
Theo thông tin một số nhà phân phối cung cấp, người dân có thể mua khẩu trang tại
một số địa điểm, cụ thể như:
Công ty TNHH Aeon Việt Nam: từ tháng 2 đến tháng 4 năm 2020, tại 5 Trung tâm
Bách hóa và Siêu thị tổng hợp của Cơng ty có khả năng cung ứng trung bình hơn 1
triệu chiếc khẩu trang/tháng, tương đương với khoảng hơn 33.000 chiếc/ngày. Người
dân có thể xếp hàng để mua tại các điểm bán của Công ty, mỗi người được mua tối đa
2 hộp, mỗi hộp 30 chiếc.
Ngoài ra, Hệ thống siêu thị Saigon Co.op: Saigon Co.op đều đặn cung cấp 20.000
mỗi ngày. Đồng thời, tăng cường kiểm tra tại các chợ siêu thị, trung tâm thương mại,
hệ thống cửa hàng tiện ích, cửa hàng bán lẻ.
Để chủ động phục vụ khách hàng, các siêu thị đã liên hệ với nhiều nhà cung cấp để
đặt hàng dự phòng, bảo đảm hàng cung ứng ra thị trường liên tục với giá ổn định hơn.

Page 6 of 24


CHƯƠNG II: Cầu thị trường khẩu trang
1. Đặc diểm của thị trường về phía người tiêu dùng
Trước thời điểm 0h ngày 1/4/2020 (thời gian Việt Nam thực hiện giãn cách tồn xã
hội trên phạm vi cả nước), tâm lý phịng chống dịch bệnh của người dân đã được đẩy
lên đến mức cao trào. Hình ảnh nhiều người đổ xơ mua các vật dụng y tế như khẩu

trang, nước rửa tay sát khuẩn, nước muối sinh lý… để bảo vệ gia đình trước dịch bệnh
đã trở thành một khung cảnh quen thuộc ở các nhà thuốc. Điều này đã được thể hiện
qua một biểu đồ thống kê do Statista và Rakuten hợp tác thực hiện cùng năm (Hình
2.1).

Hình 2. 1. Tần suất đeo khẩu trang khi ra ngoài do coronavirus COVID-19 ở người Việt Nam 2020

Qua biểu đồ, ta có thể thấy được ngoài việc dự trữ thực phẩm (90.53%), các sản phẩm
cá nhân (61.6%) thì tỉ lệ tích trữ những vật dụng y tế (trong đó có khẩu trang) của
người dân trong tình hình dịch bệnh COVID-19 là khơng thua kém với những sản
phẩm tiêu dùng khác (59.34%) (40.084.463 triệu người).
Để bảo vệ gia đình, người thân, cộng đồng trước dịch bệnh COVID-19 nói riêng và
các loại dịch bệnh lây nhiễm khác nói chung thì có lẽ việc sử dụng khẩu trang là một
trong những giải pháp tốt nhất đối với con người. Từ đó, đã dẫn đến sự tăng trưởng
lượng cầu của thị trường khẩu trang trong đất nước ta.

Page 7 of 24


2. Thu nhập của người tiêu dùng
Theo số liệu của Tổng Cục Thống Kê Việt Nam (GSO) vào năm 2020, thu nhập
bình quân của người lao động là 5.5 triệu đồng, giảm 2.3% so với năm 2019. Ngồi ra,
tính đến tháng 12 năm 2020, cả nước đã có 32,1 triệu người từ 15 tuổi trở lên chịu ảnh
hưởng tiêu cực bởi dịch COVID-19, trong đó có 69.2% người bị giảm thu nhập,
39.9% người phải giảm giờ làm, nghỉ luân phiên, nghỉ giản việc và 14% phải tạm
hoãn hoặc dừng các hoạt động sản xuất kinh doanh. Đại dịch COVID-19 không những
tước đi cơ hội làm việc của người lao động mà cịn khiến họ rơi vào tình trạng thiếu
việc làm dẫn đến thu nhập giảm súc.
Thu nhập là một tiêu chí quan trọng trong việc quyết định khả năng mua của người
tiêu dùng. Khi thu nhập của người tiêu dùng thay đổi làm cho cầu hàng hóa thay đổi.

3. Thị hiếu người tiêu dùng
Trong bối cảnh đại dịch COVID-19
ngày càng diễn biến phức tạp dường như
khẩu trang đã trở thành một món đồ thiết
yếu khơng thể thiếu của bất kì người tiêu
dùng nào (Hình 2.2). Theo thống kê số
liệu từ một cuộc khảo sát ở quy mô
28.000 người (từ 16 tuổi – 74 tuổi) từ 15
quốc gia khác nhau của Ipsos và Statista
đã cho thấy tỉ lệ sử dụng khẩu trang của
người dân Việt Nam là rất lớn (91%) khi
được so sánh với các cường quốc khác
như Trung Quốc, Mỹ, Anh. Từ đó, ta có
thể thấy được rằng việc sử dụng khẩu
trang như đã trở thành một thói quen của
con người Việt Nam trong trạng thái
“Bình thường mới”.

Hình 2.1. Tần suất sử dụng khẩu trang do đại dịch COVID-19

Page 8 of 24


Thị hiếu là một yếu tố cực kì quan trọng trong việc sản xuất hàng hóa. Với việc
nắm rõ được tầm quan trọng của thị hiếu, sở thích của người tiêu dùng, các doanh
nghiệp đã và đang không ngừng sản xuất và phát triển các loại hình khẩu trang khác
nhau, tạo nên những trải nghiệm mới mẻ và đa dạng cho người tiêu dùng.
4. Kì vọng của người tiêu dùng
Ngồi ra, một thống kê khác từ Ipsos qua một cuộc khảo sát 29.000 người từ 15
quốc gia khác nhau trên thế giới (trong đó có Việt Nam) suy nghĩ về việc sử dụng

khẩu trang từ ngày 9/4/2020 – 12/4/2020 (Hình 2.3) đã cho thấy được mức độ khuyên
dùng khẩu trang ở nơi công cộng và ngay cả khi dịch bệnh đã chấm dứt của Việt Nam
lên đến 88%.

Hình 2.2. Biểu đồ thống kê cảm nhận về việc sử dụng khẩu trang của Ipsos

Qua đó, ta có thể thấy được tính bền vững và sự tin dùng trong thói quen tiêu dùng
khẩu trang của người Việt Nam ngay cả khi đại dịch kết thúc đã làm cho lượng cầu
của thị trường khẩu trang ngày càng tăng.
5. Số lượng tiêu dùng
Việc số lượng người sử dụng khẩu trang tăng một cách đáng kể dẫn đến lượng cầu
về hàng hóa tăng.

Page 9 of 24


Theo thống kê số liệu từ Statista vào năm 2020 về tần suất sử dụng khẩu trang khi
ra ngoài của người dân Việt Nam (từ 16 tuổi – 49 tuổi) (Hình 2.4) thì có đến 56% dân
số Việt Nam thường xuyên sử dụng khẩu trang khi ra ngoài, 33% dân số thường sử
dụng khẩu trang khi ra ngoài. Tuy nhiên, trong khoảng thời gian mà dịch bệnh dần trở
nên khó đốn hơn, vẫn có khoảng 2% - 8% số lượng người dân sử dụng khẩu trang
với một tần suất rất ít. Thậm chí, cịn có 1% lượng người khơng sử dụng khẩu trang
khi ra ngồi với nhiều lí do khác nhau.

CHƯƠNG
III:Tần suất đeo khẩu trang khi ra ngoài do COVID-19 ở người Việt Nam 2020
Hình 2.3.
Giá của khẩu trang
1. Năm 2019
Giá của khẩu trang trong năm 2019 chưa có nhiều biến động khi đây chỉ là 1 sản

phẩm thông thường chỉ giao động khoảng 35.000-40.000đồng/hộp (50 cái) đối với
loại 4 lớp, 40-50 ngàn đồng/ hộp (50 cái) đối với loại 5 lớp.
Đối với giá khẩu trang cao cấp hơn như M3 thì giá dao động tầm 9.500-10.000
đồng/cái.

Page 10 of 24


2. Năm 2020
Giá của khẩu trang bắt đầu có những sự biến động trên thị trường khi hàng loạt
đoạn video về COVID-19 ở Trung Quốc bắt đầu được lan truyền và mọi người bắt đầu
nhận thức được sự nguy hiểm tiềm tàng của COVID-19, nhưng đỉnh điểm là khi ở
Việt Nam có 2 ca nhiễm đầu tiên vào tháng 1 điều này đã khiến lượng người mua
khẩu trang tăng một cách đột ngột trong khi đó lượng cung khơng thay đổi việc này đã
khiến giá khẩu trang của thị trường tăng 1 cách đột biến như sau:
Loại khẩu trang
Khẩu trang 4 lớp
Khẩu trang 5 lớp

Giá của khẩu trang
100.000-200.000 đồng/hộp (50 cái)
150.000-250.000 đồng/hộp (50 cái)

Khẩu trang M3

35.000 đồng/cái

Giá của khẩu trang vẫn tiếp tục tăng cao qua các tháng 2, tháng 3 có thời điểm giá
của các loại khẩu trang 4 lớp, 5 lớp chạm đến mức 300.000-500.000 ngàn/hộp (50
cái). Theo 1 thống kê online gồm 672 người tham gia trên Statista vào tháng 2/2020

về 2 loại khẩu trang tiêu biểu của thị trường Việt Nam (Hình 3.1) thì tần suất sử dụng
khẩu trang của khẩu trang y tế đạt ngưỡng 88% trong khi tần suất sử dụng khẩu trang
vải chỉ đạt 47%. Chính vì độ ưu chuộng hơn của khẩu trang y tế tại thị trường Việt
Nam đã tạo nên sự thiếu hụt hàng hóa và đồng thời đẩy mức giá lên rất cao.

Hình 3.1. Biểu đồ về tần suất sử dụng 2 loại khẩu trang tiêu biểu ở Việt Nam năm 2020 trong tình
hình dịch bệnh COVID-19 của Statista

Page 11 of 24


Giá của khẩu trang có hiện tượng hạ nhiệt và quay về với mức giá ổn định ban đầu
trong các tháng 4,5,6 khi Chính Phủ đã ban hành lệnh cách ly toàn xã hội trong vào 15
ngày đầu tháng 4, điều này mơ hình chung đã khiến lượng người mua bắt đầu giảm sút
và tình hình dịch bệnh vào các tháng 4,5,6 đã bắt đầu ổn định lại khiến mức giá của
khẩu trang y tế giảm về mưc 50.000/hộp (50 cái).
Giá của khẩu trang vẫn khơng có nhiều biến động vào đầu tháng 7 nhưng vào
những ngày cuối của tháng 7 và đầu tháng 8 khi tình hình dịch bệnh ở Việt Nam có
những chuyển biến tệ khi có 1 ca dương tính tại Đà Nẵng, đồng thời vào lúc này
người dân cũng bắt đầu mua theo dạng tích trữ khẩu trang tại nhà làm số lượng mua
khẩu trang tăng đột biến vì lượng cầu tăng đột biến nên giá của khẩu trang lúc này đã
tăng đối với các loại khẩu trang 3-4 lớp giá của nó đã bị tăng lên đến 105.000-150.000
đồng/hộp (50 cái).
Giá khẩu trang ở các tháng tiếp theo cho tới cuối năm 2020 ln có hiện tượng
giảm giá liên tục cho đến khi giá của khẩu trang chạm đến mức thấp nhất ở tháng 12
khi giá của khẩu trang loại 4 lớp lúc này chỉ dao động từ mức 35.000-60.000 đồng/hộp
(50 cái) vì lúc này nguồn hàng của khẩu trang đã dồi dào và lượng người mua tuy vẫn
nhiều nhưng đã có phần giảm so với thời điểm cuối tháng 7.
3. Năm 2021
Vào những ngày đầu của tháng 1 giá của khẩu trang trên thị trường vẫn khơng có

q nhiều sự thay đổi ln ở mức ổn định nhưng đến cuối tháng 1 thì giá của khẩu
trang tiếp tục bị độn lên khi tình hình dịch bệnh của Việt Nam bắt đầu chuyển biến
xấu khiến cho lượng người mua lại tăng lên đột ngột điều này đã làm cho giá của khẩu
trang bị tăng lên giá dao động lên đến 150.000-290.000 đồng/hộp (50 cái)
Ở các tháng 2, tháng 3 tuy nhu cầu mua khẩu trang tăng nhưng mức giá của khẩu
trang lại có xu hướng ổn định khơng có hiện tượng khan hàng như những đợt dịch
trước.
Ở tháng 4 giá của khẩu trang đã giảm đến mức thấp nhất trong 3 năm qua vì lúc này
lượng cung của các nhà sản xuất đã vượt quá mức gây nên hiện tượng dư thừa và hàng
tồn kho nhiều.

Page 12 of 24


Bước qua tháng 5 tuy lượng hàng sản xuất trong nước vẫn cịn rất nhiều nhưng tình
hình giá cả của khẩu trang trong nước có tình trạng khá hơn và ổn định hơn.

Bảng giá khẩu trang loại 4,5 lớp qua các tháng
Tháng

Giá của khẩu trang

2
3
4
5

40.000-50.000 đồng/hộp (50 cái)
40.000-50.000 đồng/hộp (50 cái)
25.000-50.000 đồng/hộp (50 cái)

40.000-50.000 đồng/hộp (50 cái)

Ở các tháng tiếp theo trong năm 2021 lượng mua vẫn cao nhưng khả năng sản xuất
trong nước vẫn ở mức ổn định có khả năng để cung cấp đủ cho người tiêu dùng trong
nước nên giá cả của khẩu trang trong phần còn lại của năm 2021 khơng có q nhiều
biến động các loại khẩu trang 4,5 lớp cũng giữ giá ở mức 40.000-70.000 đồng/hộp (50
cái). Còn các loại khẩu trang cao cấp như 3M thì mức giá ở 15.000/cái.

CHƯƠNG IV: Đánh giá về phản ứng cung cầu theo các yếu tố tác
động
1. Yếu tố ảnh hưởng đến nguồn cung
a) Giá bán
Đây là yếu tố chính ảnh hưởng đến nguồn cung cấp sản phẩm. Trong nguyên lý
cung cầu, khi giá của sản phẩm tăng lên, nguồn cung của sản phẩm cũng tăng và
ngược lại. Đặc biệt, khi dịch bệnh xảy ra như ngày nay, giá khẩu trang đã tăng lên khá
nhiều so với ngày trước dẫn đến cung tăng. Vào đợt dịch cao điểm (Tháng 3/2020) giá
khẩu trang y tế tăng đến 300.000vnd/ hộp (gấp 6 lần giá trước dịch) nên xưởng sản
xuất khẩu trang, công ty kinh doanh khẩu trang ngày một nhiều cho đến nay.
b) Công nghệ
Sự thay đổi trong nguồn cung cũng có thể là nhờ những tiến bộ trong cơng nghệ
giúp giảm chi phí sản xuất (nếu có máy móc cơng nghệ hiện đại thì việc th nhân
cơng sẽ giảm đi rất nhiều) từ đó giá thành sản phẩm cũng giảm xuống gây sức cạnh

Page 13 of 24


tranh nhiều hơn. Ngồi ra khi doanh nghiệp có thể đưa công nghệ vào sản xuất sẽ làm
sản phẩm đa dạng hơn, nhiều chức năng hơn. Khẩu trang thay vì để che bụi, giọt bắn
thì cịn có thêm chức năng chống virus, bụi mịn.
c) Chính sách Chính Phủ

Với vai trị điều tiết và bảo vệ nền kinh tế, Chính Phủ có ảnh hưởng lớn đến nguồn
cung cấp sản phẩm. Thuế càng thấp, nguồn cung của sản phẩm đó càng cao. Mặt khác,
nếu các quy định nghiêm ngặt được đề ra và thuế tiêu thụ đặc biệt được thêm vào,
nguồn cung cấp sản phẩm sẽ giảm.
Hiện tại việc Chính Phủ bắt buộc đeo khẩu trang ở nơi cơng cộng phịng dịch bệnh
COVID-19 cũng làm cho nguồn cung khẩu trang tăng lên: “Tại khoản điểm a khoản 1
Điều 12 Nghị định 117/2020/NĐ-CP, quy định phạt tiền từ 01 triệu đồng đến 03 triệu
đồng đối với hành vi không thực hiện biện pháp bảo vệ cá nhân đối với người tham
gia chống dịch và người có nguy cơ mắc bệnh dịch theo hướng dẫn của cơ quan y tế.
Như vậy, hành vi không đeo khẩu trang nơi cơng cộng khi có u cầu để phịng dịch,
có thể bị phạt tới 03 triệu đồng”.
Mức phạt tiền nêu trên là mức phạt tiền đối với cá nhân. Đối với cùng một hành vi
vi phạm hành chính thì mức phạt tiền đối với tổ chức bằng 02 lần mức phạt tiền đối
với cá nhân.
2. Yếu tố ảnh hưởng đến nguồn cầu
a) Thu nhập
Nhu cầu về hàng hóa và dịch vụ cũng phụ thuộc vào thu nhập của người dân. Khẩu
trang là mặt hàng không thể thiếu nhưng nếu thu nhập của của người dùng cao thì
cung sẽ đa dạng về mặt chức năng của khẩu trang (thay vì dùng khẩu trang y tế chỉ có
thể chống giọt bắn, bụi thì người có thu nhập cao sẽ yêu cầu thêm chức năng chống
bụi mịn, virus và đương nhiên giá của loại khẩu trang này cũng sẽ cao hơn ví dụ như
N95, 3M, ...) Ngược lại, người dân có thu nhập tầm trung hoặc thấp sẽ ít có nhu cầu
để sử dụng loại khẩu trang chất lượng hơn.
b) Số lượng người tiêu dùng
Nguồn cầu khẩu trang trên thị trường bị ảnh hưởng khi nhu cầu cá nhân tăng lên ở
hiện tại, hoặc khi người tiêu dùng tiềm năng có thể chi trả nhiều mức giá khác nhau
Page 14 of 24


cho hàng hoá, dịch vụ. Số lượng người tiêu dùng khẩu trang càng cao, nhu cầu thị

trường của nó càng lớn. Khi tất cả mọi người đều ra ngồi, thì tất cả mọi người đều
phải sử dụng khẩu trang. Như vậy, nếu 1 người phải đi làm hằng ngày nghĩa là người
đó phải sử dụng khẩu trang mỗi ngày (ít nhất 1 cái mỗi ngày). Ngược lại, nếu 1 người
chỉ ở trong nhà khơng ra ngồi thì họ sẽ hiếm khi dùng đến khẩu trang. Nếu số lượng
người ra ngoài càng nhiều, nguồn cầu khẩu trang sẽ càng tăng và ngược lại.
Tuy nhiên vẫn tồn tại trường hợp sử dụng khẩu trang trong nhà đối với những hộ
gia đình đơng người khi một số thành viên trong gia đình bắt đầu có những dấu hiệu
liên quan hoặc tương tự với các triệu chứng của COVID-19. Theo như thống kê từ
Statista về thói quen sử dụng khẩu trang trong nhà của người dân Việt Nam trong tình
hình dịch COVID-19 vào năm 2020 đã nêu lên được tính thiết yếu của món hàng này.

Hình 4. 1 Thống kê tần suất sử dụng khẩu trang của người Việt Nam tại nhà vào dịch bệnh COVID-19
từ Statista

c) Thị hiếu của người tiêu dùng
Thị hiếu và sở thích của người tiêu dùng có ảnh hưởng trực tiếp đến nguồn cầu. Ví
dụ như khi người dùng u thích 1 nhãn hàng khẩu trang nào đó (ví dụ: Unicharm,
Dony, Pharmacity, …) thì sẽ có xu hướng tìm kiếm loại mình thích hoặc chỉ dùng loại
mình thích. Mặt khác, nhu cầu sẽ giảm, nếu người tiêu dùng không có sở thích hoặc

Page 15 of 24


ưu tiên cho mặt hàng đó (khẩu trang đeo khó chịu, gây nổi mẩn, khó thở là những đặc
điểm làm người tiêu dùng không chọn 1 mặt hàng khẩu trang).
d) Kỳ vọng của người tiêu dùng
Một yếu tố khác ảnh hưởng đến nhu cầu hàng hóa là kỳ vọng của người tiêu dùng
về giá cả hàng hóa trong tương lai. Nếu giá khẩu trang tăng mà khơng có thêm chức
năng nổi trội hay khắc phục được những yếu tố gây bất lợi thì chắc chắn sẽ làm người
tiêu dùng thất vọng và chuyển sang loại khẩu trang khác. Và khi kỳ vọng của người

tiêu dùng giảm đi, họ sẽ tạm hoãn một phần tiêu thụ khẩu trang, khiến nhu cầu dùng
khẩu trang hiện tại của họ sẽ giảm. Còn khi nhãn hàng đáp ứng được kỳ vọng của
người tiêu dùng, họ sẽ tiếp tục duy trì sử dụng loại khẩu trang đó khiến cầu tăng.
Những yếu tố trên đã tác động đến cung cầu khẩu trang đồng thời chi phối thị
trường. Từ đó dẫn đến sự chuyển dịch nhu cầu của khẩu trang, gây nên sự biến đổi
trong quan hệ cung cầu.

CHƯƠNG V: Tình trạng dư thừa, thiếu hụt hàng hóa
Vào năm 2020, COVID-19 đã gây ra sự thiếu hụt nghiêm trọng trong nguồn cung
cấp khẩu trang, mà nguyên nhân chủ yếu là do nhu cầu tăng đột biến.
Các quốc gia trên thế giới nói
chung và Việt Nam nói riêng hầu
như đều không thể đáp ứng được
nhu cầu về khẩu trang. Theo quy
luật cung cầu, khi các doanh
nghiệp không thể đáp ứng được
nhu cầu của khách hàng thì việc
tăng giá là lẽ đương nhiên.

Tuy nhiên, với tình hình dịch

Hình 5. 1. Nhu cầu khẩu trang y tế đã tăng mạnh ở nhiều quốc gia (Ảnh:
SCMP)

bệnh COVID-19, dường như người dân Việt Nam có thể sẵn sàng mua khẩu trang với
bất cứ giá nào bởi vì lẽ thiết yếu của nó dẫn đến lượng cầu tương đối ít co giãn, tức là
ngay cả khi giá tăng một cách đáng kể cũng không làm thay đổi nhiều số lượng người

Page 16 of 24



tiêu dùng sẵn sàng mua. Chính vì sự thiết yếu của mặt hàng này mà lượng cầu của sản
phẩm này sẽ càng tăng trong một thời gian ngắn.
Lí thuyết là vậy, nhưng trên thực tế ta có thể thấy được đó là sự thiếu hụt về số
lượng của loại mặt hàng này khi mà các doanh nghiệp sản xuất không thể cung ứng đủ
số lượng tiêu thụ của người dân. Điều này đã gây nên một sự mất cân bằng trên thị
trường.
Theo dự đốn của các chun gia thì giá khẩu trang vẫn sẽ tiếp tục tăng nếu tình
trạng dịch bệnh trở nên căng thẳng trong khi lượng cung lại không thể đáp ứng được
nhu cầu của người tiêu dùng.
Với tình hình khan hiếm khẩu trang như vậy sẽ xảy ra nhiều vấn đề trong đó có
việc thị trường chợ đen được hình thành và cung cấp cho người tiêu dùng với một
mức giá đắt đỏ hơn. Ngoài ra, rất khó để mà tránh được việc người tiêu dùng buộc
phải xếp hàng để mua hàng hóa dẫn đến việc phân phối hàng hóa khơng đồng đều và
thiếu sự cơng bằng. Chính vì thế, Chính Phủ đã chọn cách làm tăng nguồn cung khẩu
trang bằng biện pháp trợ cấp trực tiếp cho các doanh nghiệp.
Bằng việc trợ cấp một khoản vay ưu đãi cho các doanh nghiệp sản xuất để tạo nên
sự tăng trưởng cho nguồn cung đồng thời, tạo nên sự cân bằng trong thị trường.
Về cơ bản các doanh nghiệp sản xuất khẩu trang trong nước sau khi được hưởng
khoản vay ưu đãi của nhà nước đã có dấu hiệu trở lại, đầy đủ nguồn vốn sản xuất để
đáp ứng được nhu cầu của người tiêu dùng trong nước.
Thị trường sẽ dần ổn định khi mà các cơ sở sản xuất có đủ nguồn lực. Tuy nhiên,
điều đó đã kéo theo một hệ quả chính là sự dư thừa hàng hóa sẽ diễn ra trong thời gian
tới khi mà càng ngày càng có nhiều doanh nghiệp sản xuất khẩu trang. Việc này giúp
cho người tiêu dùng sẽ có được sự đa dạng trong lựa chọn song với việc có quá nhiều
nguồn cung trong nước đã làm cho món hàng này bị tồn trong các kho, xưởng sản
xuất. Chính vì thế, để giải quyết vấn đề này, các doanh nghiệp sẽ hướng đến sản xuất
trong nước để đáp ứng nhu cầu người dân, đồng thời xuất khẩu khẩu trang cho những
nước đang gặp tình trạng thiếu hụt món hàng này.


Page 17 of 24


Theo báo cáo của Cục Công Nghiệp cho thấy hiện đã có hơn 37 triệu chiếc khẩu
trang vải các loại được xuất khẩu thành công, song cũng đang tồn kho hơn 20 triệu
chiếc khẩu trang vải các loại, gây khó khăn không nhỏ cho các doanh nghiệp dệt may.
Theo thời gian, thị trường khẩu trang dần dần đã lấy lại được sự cân bằng vốn có,
người dân cũng khơng cịn sợ bị thiếu hụt hay giá thành quá cao đối với mặt hàng này
nữa. Nhờ vào những chính sách hỗ trợ kịp thời của Chính Phủ đã vực dậy các doanh
nghiệp, tạo nên một nguồn cung khổng lồ đủ để cung ứng cho người tiêu dùng trong
nước.

CHƯƠNG VI: Chính sách của Chính Phủ tác động đến thị
trường
Do sức ảnh hưởng của dịch COVID-19 năm 2021 rất nặng nên những hoạt động
kinh tế của từng hộ gia đình bị ngưng trệ hoặc sụt giảm khiến cho doanh thu bị ảnh
hưởng tiêu cực trong khi đó nhu cầu chi tiêu cho các thiết bị y tế, thiết bị phòng ngừa
đối với bệnh dịch lại tăng cao. Do đó Chính Phủ phải đặt ra những chính sách hỗ trợ
cho người dân, doanh nghiệp qua cơn đại dịch này cũng như là trong thời gian tới.
Các doanh nghiệp nước ta đã nhập khẩu các nguyên liệu để sản xuất khẩu trang cho
người dân sử dụng trong mùa dịch. Các loại khẩu trang đều phải được phân loại theo
tiêu chuẩn của bộ y tế dựa theo chương II của Nghị định số 98/2021/NĐ-CP: Các loại
khẩu trang được phân loại tuỳ theo mức độ rủi ro của từng trường hợp khác nhau.
Ngoài ra, dựa vào chương III của Nghị định số 98/2021/NĐ-CP: Các cơ sở y tế phải
đạt chuẩn ISO 13485, có hồ sơ cơng bố đủ điều kiện trang thiết bị y tế và đăng ký đầy
đủ các thủ tục quy định, các cơ sở sản xuất khẩu trang y tế phải đạt đủ tiêu chí đã
được đề ra. Trước khi được phân phối ra thị trường thì các loại khẩu trang phải được
thử nghiệm lâm sàng để bảo vệ an toàn cho người dân và tuân theo quy định của
chương IV của Nghị định số 98/2021/NĐ-CP: Các cơ sở y tế phải chuẩn bị đầy đủ hồ
sơ thử nghiệm, sản phẩm được đăng ký và chịu trách nhiệm về kết quả và cá nhân

tham gia nghiên cứu.
Sau khi đã qua giai đoạn thử nghiệm lâm sàng thành cơng thì các doanh nghiệp bắt
đầu phân phối khẩu trang cho thị trường tiêu thụ. Theo Báo Thanh Niên ngày

Page 18 of 24


3/6/2021, trong thành phố Hồ Chí Minh hiện đang có 30 doanh nghiệp làm khẩu trang
y tế với năng lực sản xuất khoảng 12 - 13 triệu chiếc/ngày, giá bán dao động từ 25.000
- 56.000 đồng/hộp 50 cái (4 lớp có màng lọc). Hiện nay trên thị trường đang có các
loại khẩu trang đạt chuẩn như: khẩu trang vải, khẩu trang N95, khẩu trang 3M, …cho
người dân sử dụng.
Tuy nhiên do tình hình dịch bệnh diễn biến càng căng thẳng hơn nên Chính Phủ đã
quyết định giảm thuế thêm 5% kể từ ngày 1/8/2021 theo Thông tư số 14/2018/TTBYT: Các quy định của về mặt hàng thiết bị y tế thuộc về quyền của Chính Phủ. Đối
với các mặt hàng khẩu trang nhập khẩu thì Chính Phủ đã ban hành quy định miễn
thuế. Chính vì điều này đã kích thích các cơ sở sản xuất xuất hiện nhiều hơn và nhiều
người tiêu dùng nhiều hơn, tạo nên sự cân bằng của cung cầu thị trường.
Có những doanh nghiệp sẽ lợi dụng việc Chính Phủ giảm giá thuế để tăng thu nhập
nên Chính Phủ đã đặt ra chính sách phạt việc vi phạm theo Nghị định số 98/2020/NĐCP: Các cơ sở sản xuất sẽ bị xử phạt tuỳ theo các hình thức vi phạm khác nhau. Khi
người tiêu dùng có thắc mắc về cách sử dụng thiết bị y tế thì có thể liên hệ với các
dịch vụ y tế đạt yêu cầu theo mục 1 Chương VII của Nghị định số 98/2021/NĐ-CP:
Các cơ sở tư vấn y tế phải có đủ năng lực chuyên ngành và đủ điều kiện về thủ tục và
hồ sơ tư vấn.
Các thông tin về khẩu trang y tế phải chính xác và đúng tiêu chuẩn theo Chương IX
của Nghị định số 98/2021/NĐ-CP: Thông tin về trang thiết bị y tế phải đầy đủ, chính
xác, dễ hiểu, trung thực. Bộ y tế cùng với các bộ khác phải thực hiện đúng trách
nhiệm của mình theo chính sách của Chính Phủ chương XII của Nghị định số
98/2021/NĐ-CP: Các bộ sẽ có các trách nhiệm khác nhau về việc quản lý khẩu trang.
Nhờ vào các chính sách của Chính Phủ đặt ra nên quyền lợi của người tiêu dùng
cũng như là các cơ sở sản xuất được bảo vệ, dẫn đến sự cân bằng của cung cầu thị

trường trong thời kì dịch bệnh ngày càng căng thẳng và khó đốn.

CHƯƠNG VII: Kiến nghị
Thơng qua cuộc nghiên cứu của chúng em về thị trường khẩu trang ở Việt Nam
dưới góc nhìn của kinh tế vi mơ thì chúng em nhận ra đây là 1 thị trường rất tiềm năng

Page 19 of 24


và quan trọng tại Việt Nam nhưng vẫn có 1 số bất cập khi có các yếu tố bên ngồi tác
động vào thị trường này tiêu biểu là tình hình dịch bệnh COVID-19 vừa qua nên nhóm
chúng em muốn đưa ra một số giải pháp cho thị trường:


Chính Phủ nên đưa ra 1 mức giá trần cho từng loại khẩu trang để tránh tình
trạng tình trạng giá cả của khẩu trang trở nên tăng đột ngột khiến cho người dân
khó mua được khẩu trang trong thời kỳ dịch bệnh, ngoài ra việc đưa ra mức giá
trần cịn có thể giúp cho thị trường ổn định hơn tránh việc các gian thương lợi
dụng tình cảnh như dịch bệnh để mua chặn nguồn cung cấp khẩu trang từ các
nhà sản xuất và tuồn nguồn hàng ra với giá cao hơn.



Nên có khuyến khích các nhà sản xuất khẩu trang trong nước ln có 1 nguồn
hàng dự trữ và đủ lớn để cung cấp cho người dân trong nước để phòng trừ cho
những tình huống tồi tệ có thể xảy ra.



Nhà nước nên có thêm những chính sách hỗ trợ các doanh nghiệp, công ty trong

ngành sản xuất khẩu trang trong nước về mặt tài chính, thiết bị cơng nghệ tân
tiến hơn nhằm mục đích ổn định nguồn cung cho thị trường. Ngồi ra Chính
Phủ có thể ban hành các chính sách khác hỗ trợ để phát triển các ngành công
nghiệp khác liên quan đến nguyên liệu của khẩu trang.



Người dân cần trang bị kĩ năng chọn lựa khẩu trang sao cho phù hợp với thu
nhập, chức năng mình cần cũng như biết phân biệt thật giả khẩu trang, tránh bị
lừa, hét giá.

Page 20 of 24


Nguồn tài liệu tham khảo
ABIVIN. (2020, January 7). Post. Retrieved from ABIVIN: />Bricker, D. (2020, April 16). Health. Retrieved from Ipsos: />Buchholz, K. (2020, April 21). Coronavirus disease (COVID-19) pandemic. Retrieved from Statista:
/>Can, H. A. (2020, February 24). Vietnam Values. Retrieved from Vietnam Investment Review:
/>Digital, V. (2021, May 10). KINH TẾẾ. Retrieved from Báo đi ện tử VTV News: />Duy, Đ. (2020, April 25). KINH DOANH. Retrieved from Vietnamplus:
/>Giang, C. T. (2021, June 14). Tin tức - Sự kiện . Retrieved from Cổ ng Thông Tin Điện Tử Sở Tư Pháp
T nh
ỉ Bắắc Giang: />Giang, H. (2020, August 3). Kinh tếế. Retrieved from C ỔNG THÔNG TIN - GIAO TIẾẾP ĐIỆ N TỬ TỈNH
VĨNH PHÚC: />ItemID=4784
Giang, N. (2021, May 12). Tin. Retrieved from Thông Tấắn Xã Vi ệt Nam: />Hắằng, T. (2020, February 2). Việt Nam. Retrieved from rfi: />Hư ng, T. (2020, January 30). THỊ TRƯỜNG. Retrieved from Tạp chí Đấằu tư Tài chính - VietnamFinance:
/>Hươ ng, T. (2021, February 2). Xã hội. Retrieved from Báo KonTum Online:
/>Kê, T. C. (2021, January 6). Thơng Cáo Báo Chí. Retrieved from T ổng C ụ
c Thôắng Kê:
/>L.ANH, N. T. (2021, April 28). Kinh Doanh . Retrieved from Tuổi Trẻ: />
Page 21 of 24



Lam, T. (2020, July 29). Y tếế. Retrieved from Báo Nhấn Dấn: />Ng.Nga. (2021, June 3). TÀI CHÍNH - KINH DOANH. Retrieved from Thanh Niên:
/>Nguyen, M.-N. (2020, December 9). Care & Support. Retrieved from Statista:
/>Nguyen, M.-N. (2020, December 9). Care & Support. Retrieved from Statista:
/>Nguyen, M.-N. (2020, December 9). Care & Support. Retrieved from Statista:
/>Nguyen, M.-N. (2021, October 19). Shopping Behavior. Retrieved from Statista:
/>Nhiên, A. (2020, July 29). Bạn Đọc. Retrieved from Báo Đôằng Nai:
/>OECD. (2020, May 4). Policy responses. Retrieved from OECD:
/>fbclid=IwAR1u63mwH3nj_V8MbQUrZnCjtbTsmr-oSO-i9T0y5U0fHCuK04mMCOkcfX4
Phủ , C. (2020, August 26). Văn Bản . Retrieved from Thư Viện Pháp Lu ật:
/>Phủ , C. (2021, November 8). Văn Bản . Retrieved from Thư Viện Pháp Lu ật:
/>PH ƯỚC, T. Y. (2020, November 18). D ch
ị v ụy tếế. Retrieved from TR M
Ạ Y TẾẾ HIỆ P BÌNH PHƯỚC:
/>T.Nhấn. (2020, December 3). KINH TẾẾ. Retrieved from Người Lao Đ ộng: />Tiêắng, T. (2020, December 2). TIN TỨC HOẠT ĐỘNG. Retrieved from Sở Tư Pháp Kon Tum:
/>TIN SỞ NGÀNH - ĐỊA PHƯƠNG. (2021, February 3). Retrieved from C ổng thông tin đi ện t ử t ỉnh Kon
Tum: />
Page 22 of 24


Tuyêắt, H. (2020, July 30). Kinh Tếế. Retrieved from ĐÀI PHÁT THANH VÀ TRUYẾỀN HÌNH LONG AN:
/>Tuyêắt, H. (2021, February 7). Th ị trường - Tiếền tệ. Retrieved from Báo Tin Tức:
/>
Page 23 of 24


Đánh giá làm việc nhóm
ST
T

Họ và tên


1

Phạm Đăng
Khoa

2

Lê Dỗn Bảo
Khơi

3

Nguyễn Quang
Trọng

4

Trần Khánh
Linh

5

Trần Ngọc Vũ

6

Nguyễn Xn
Khoa


MSSV

21514312
8

21514004
2

21514334
0

21514249
1

21514332
8

21514300
5

Phân cơng

Mức
độ
đóng
góp

Tìm hiểu về
cung thị trường


85.4%

Tìm hiểu về cầu
thị trường,
Word, Tổng hợp
và sửa bài

100%

Giá cả, Kiến
nghị

88%

Đánh giá về
phản ứng của
cung cầu theo
các yếu tố tác
động, Kiến nghị

95%

Tình trạng dư
thừa, thiếu hụt
hàng hố

83.8%

Chính sách của
Chính Phủ tác

động đến thị
trường

84%

Chữ ký sinh viên

Page 24 of 24



×