Tải bản đầy đủ (.pdf) (18 trang)

Nông thôn trong truyện ngắn của Thạch Lam và Nam Cao

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.02 MB, 18 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI
KHOA NGỮ VĂN

BÀI TẬP LỚN
MÔN HỌC: VĂN HỌC VIỆT NAM TỪ ĐẦU THẾ KỶ XX ĐẾN 1945

CHỦ ĐỀ 1:
Nông thôn trong truyện ngắn của Thạch Lam và Nam Cao
(Nghiên cứu so sánh qua việc tự chọn một số truyện ngắn tiêu biểu)

Sinh viên thực hiện: Nguyễn Phương Anh
Mã sinh viên: 695611006
Lớp: E – K69 – Khoa Ngữ văn

Hà Nội, tháng 12 năm 2021



MỤC LỤC
Phần 1: Mở đầu .......................................................................................................................... 4
Phần 2: Nội dung chính.............................................................................................................. 4
1. Bức tranh thiên nhiên nơng thơn .................................................................................... 4
1.1. Tương đồng ............................................................................................................. 4
1.2. Khác biệt ................................................................................................................. 5
2. Bức tranh con người nông thôn ..................................................................................... 7
2.1. Tương đồng ............................................................................................................. 7
2.1.1. Về số phận con người ...................................................................................... 7
2.1.2. Về nhân cách .................................................................................................... 8
2.2. Khác biệt ............................................................................................................... 10
2.2.1. Về ngoại hình ................................................................................................. 10
2.2.2. Về tâm lí và cách phát triển tâm lí ................................................................. 11


2.2.3. Về kết cục ...................................................................................................... 13
3. Lí giải điểm gặp gỡ và khác biệt .................................................................................. 14
3.1. Gặp gỡ ................................................................................................................... 14
3.2. Khác biệt ............................................................................................................... 15
Phần 3: Tổng kết ...................................................................................................................... 16
Phần 4: Tài liệu tham khảo ...................................................................................................... 18


Phần 1: Mở đầu
Nửa đầu thế kỉ XX là thời kì mà đất nước ta rơi vào tình trạng đáng báo
động. Khi ấy, thực dân Pháp tiến hành cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất và
lần thứ hai vào Đông Dương mà Việt Nam là một trong những đối tượng bị nhắm
đến. Không chỉ chịu sự tấn công từ bên ngồi mà trong chính nội bộ nước ta, tình
hình chính trị cũng rất rối ren, phức tạp. Dưới chế độ thuộc địa nửa phong kiến,
người dân cùng lúc phải chịu hai tầng áp bức: nửa thì Pháp áp dụng những chính
sách vơ vét tài nguyên, sức người, nhất là đối tượng người nơng dân; nửa thì bộ
máy địa chủ phong kiến – phần lớn là tay sai cho Pháp – kìm hãm, đè nén. Giai
cấp nơng dân – với tư cách là lực lượng đông đảo của nước ta – cũng là giai cấp
có mâu thuẫn gay gắt nhất, bị bần cùng hóa, bị áp bức nặng nề nhất. Họ đã phải
trải qua cuộc sống nghèo khổ, thuế má, cướp đoạt ruộng đất nơi nông thôn, bị
những lễ giáo phong kiến bao trùm và đẩy họ vào con đường tối tăm nhất. Đây
cũng là lúc các nhà văn của chúng ta phát huy tinh thần nhân đạo qua từng trang
viết, mẩu truyện ngắn của mình. Thạch Lam – nhà văn viết về hiện thực dưới con
mắt của một nhà chủ nghĩa lãng mạn. Nam Cao – người theo chủ nghĩa hiện thực,
viết về hiện thực một cách đau thương, ám ảnh nhất trong bối cảnh lúc bấy giờ.
Hai tác giả tuy thuộc hai trường phái khác nhau nhưng đã cùng tạo nên một bức
tranh nơng thơn tồn cảnh của Việt Nam trong giai đoạn những năm 1900 – 1945.
Phần 2: Nội dung chính
1. Bức tranh thiên nhiên nơng thơn
1.1. Tương đồng

Không gian nông thôn của Thạch Lam và Nam Cao thường là những bức
tranh thiên nhiên mang tính hướng nội, gắn với cái riêng tư của từng nhân vật.
Thạch Lam thường miêu tả nhân vật gắn với vùng quê mà mình từng sinh
sống thuở nhỏ. Đó là cảnh đầu làng của Tâm (Trở về) khi anh trở về sau sáu năm
xa nhà: “Hai bên cánh đồng lúa xanh gió đưa như nổi sóng. Trên đường rải đá,
mặt đất khơ rắn lại và nứt nẻ nhiều chỗ” [2, 26]. Đó là cảnh vườn nhà dịu yên
thấm đẫm tình bà cháu trong Dưới bóng hồng lan. Thanh trở về sau thời gian xa
nhà đi làm. Trên con đường về nhà là “bức tường hoa thấp chạy thẳng đến đầu
nhà” [2, 136]. Đến đây, bao xô bồ của tỉnh Thanh như gửi trả lại cả: “tựa như bao
nhiêu sự ồn ào ở ngoài kia đều ngừng lại trên bục cửa” và chỉ còn lại “Căn nhà
với thuở vườn này đối với chàng như một nơi mát mẻ và hiền lành” [2, 136, 138].
Cịn Nam Cao, khơng gian làng q của ơng thường chính là nơi mà nhân
vật đang sinh sống. Xuyên suốt tác phẩm Chí Phèo là cảnh làng Vũ Đại. Riêng
Chí Phèo, Nam Cao còn tập trung miêu tả cái lều ở vườn chuối của hắn “Bởi vì
cái vườn của hắn ở gần một con sông con, nước lặng và trong, khắp bãi trồng
tồn dâu, gió đưa đẩy những thân mềm oặt ẹo, cuộn theo nhau thành làn. Duy có
vườn nhà hắn trồng tồn chuối, ở một góc vườn có túp lều con” [1, 27]. Hình ảnh


căn lều của Chí khơng chỉ có ý nghĩa như một nơi để chui ra chui vào mà đó cịn
là sự đối đãi giống một con người mà Nam Cao dành cho tên lưu manh như hắn.
Ít nhất hắn vẫn có nhà để về. Hơn nữa, khi hắn gặp Thị Nở, căn lều này càng trở
nên có ý nghĩa hơn. Bởi nó đã trở thành khơng gian tách biệt với cái không gian
xã hội của làng Vũ Đại. Trong cái lều – nhà của Chí Phèo – hắn đã được sống
năm ngày hạnh phúc nhất cuộc đời cùng Thị Nở. Không gian ấy đã khiến hắn
cảm nhận được phần người của mình, khiến hắn thèm cái cảm giác lương thiện.
Đối lập với cái lều là làng Vũ Đại, nơi đã không ai coi hắn là con người, đã vùi
dập số phận hắn từ khi hắn mới sinh ra đời. Vậy mới thấy ý nghĩa của cái không
gian riêng tư mà nhà văn sử dụng thật nhân đạo biết nhường nào!
1.2. Khác biệt

Trong truyện ngắn của Thạch Lam, ông vẽ lên bức tranh với khung cảnh
rất mộc mạc, đẹp đẽ và lãng mạn. Ngược lại, Nam Cao thường miêu tả cảnh vật
thiên nhiên nông thôn tiêu điều, xơ xác.
Sự mộc mạc, đẹp đẽ trong không gian làng quê của Thạch Lam thường gắn
với quá khứ, nơi lưu giữ những nét chất phác, hồn nhiên và chứa đựng tình cảm
trong sáng của con người. Trong không gian ấy, Thạch Lam thường dùng những
mùi hương tạo cảm giác quen thuộc. Mùi hương ấy cịn là chất xúc tác để tơ điểm
thêm cho tâm trạng nhân vật. Nếu nhân vật vui, ắt hẳn mùi hương thật dễ chịu.
Nếu nhân vật phiền lòng, mùi hương ấy càng phá hỏng thêm cảm xúc của nhân
vật.
Điển hình như trong Trở về, nhân vật Tâm trở về quê hương sau sáu năm
sống xa nhà và đi lấy vợ “con một nhà giàu có” ở thành phố. Bước đến đầu làng,
phong cảnh cũ hiện ra mộc mạc, trọn vẹn nét xưa khiến Tâm không tránh khỏi
nỗi xúc động “Hai bên cánh đồng lúa xanh gió đưa như nổi sóng. Trên đường rải
đá, mặt đất khô rắn lại và nứt nẻ nhiều chỗ” [2, 26]. Tất cả mọi thứ ở quê hương
vẫn nguyên vẹn, chẳng đổi thay “Cái nhà cũ vẫn như trước, không thay đổi”,
“Vẫn cái gian nhà mà chàng đã sống từ thuở nhỏ” [2, 26]. Nhìn khung cảnh ấy,
bao kỉ niệm xưa cũ ùa về “cái đất ấy đã làm đau đớn bàn chân non nớt của chàng
khi còn nhỏ” [2, 26]. Trong khi lên xe trở về thành phố, khụ chợ mà Tâm đi qua
xuất hiện một mùi hương “một cái mùi âm ấm bốc lên, cái mùi đặc biệt, hình như
lẫn mùi đất, mùi ẩm, và mùi rác đốt”. Mùi hương ấy khiến anh lập tức nhớ lại
ngày anh còn trẻ ở nơi làng quê này. Nhưng tất cả giờ chỉ còn nằm trong quá khứ
bởi chính Tâm cũng “khơng khi nào có cái ý tưởng điên rồ đi lấy một cô gái quê
như Trinh để sống một cái đời tối tăm, nghèo khổ” [2, 29], không thể rời khỏi “xe
ô tô, vợ chàng, cái đời sang trọng, sung sướng” [2, 30].
Trái ngược với Trở về, bức tranh thiên nhiên tươi sáng nhất của Thạch Lam
khơng thể khơng nhắc tới Dưới bóng hồng lan. Thanh trở về quê nhà trong niềm
hân hoan, hạnh phúc như một chú chim non được bay về tổ của mẹ. Tất cả làng
mạc, cửa nhà vẫn như xưa “trên con đường lát gạch bát tràng rêu phủ, những



vòng ánh sáng lọt qua vòm cây xuống nhẩy múa theo chiều gió”, “cảnh tượng
gian nhà cũ khơng có gì thay đổi, cũng y nguyên như ngày chàng đi xưa”, “Phong
cảnh vẫn y nguyên, gian nhà vẫn tịch mịch và bà chàng vẫn tóc bạc phơ và hiền
từ”, “Ngồi khung cửa sổ, trời xanh ngắt ánh sáng; lá cây rung động dưới làn gió
nhẹ” [2, 138]. Một cảnh tượng thật giản dị, bình n. Và có lẽ Thanh là một trong
số ít nhân vật đi thành phố về mà vẫn yêu cái thiên nhiên quê nhà, vẫn quấn quít
và trân trọng từng khoảnh khác ở nơi ấy. Ngay cả tình cảm giữa anh và Nga cũng
đẹp trong sáng, bền bì, vui tươi như bức tranh thiên nhiên vậy: “Ngoài vười, trời
vẫn nắng. Giàn thiên lý pha xanh một bên tà áo trắng của Nga. Những búp hoa lý
non và thơm rủ liền trong giàn, lẫn vào đám lá. Gạch mát và phủ rêu khiến Thanh
nhớ lại hai bàn chân xinh xắn của Nga, ngày nào, đi trên đó. Hai bàn chân nhỏ,
lấm tấm cát, để dấu tự ngoài ao trở về” [2, 141]. Tất cả quá khứ vẫn còn nguyên
đây. Quan trọng nhất, trái tim con người cũng ở nguyên đây. Trong bức tranh ấy,
mùi hương nào cũng dịu dàng, ấm áp, tạo cảm giác man mác dễ chịu: “Một mùi
lá tươi non phảng phất trong khơng khí”, “Mùi hồng lan thoang thoảng bay trong
gió ngát”. Đặc biệt rằng, mùi hương hoa hồng lan cịn là minh chứng cho tình
cảm đôi lứa mới chớm nở giữa Thanh và Nga “Và Thanh biết rằng Nga sẽ vẫn
đợi chàng, vẫn nhớ mong chàng như ngày trước. Mỗi mùa cơ lại giắt hồng lan
trong mái tóc để tưởng nhớ mùi hương”.
Phong cảnh nơng thơn trong Trong bóng tối buổi chiều thật đẹp nhưng
cũng khiến người ta đau lòng khi nhớ về. Phong cảnh ấy chỉ hiện lên trong trí nhớ
của Diên – chàng thanh niên theo gia đình lên thành phố kiếm sống: “Diên nhớ
lại những ngày sung sướng khi còn ở quê nhà”, “Diên lại nghĩ đến cảnh đồng
ruộng ở quê hương, đến những rặng cây mà ánh sáng buổi ban mai làm rung động
đến cái hình dáng đáng yêu của Mai khi đi bên cạnh chàng”, “Diên nhắc lại những
ngày đầm ấm ở thơn q, đến cái tình thân thiết của đôi bên” [2, 124, 126, 127].
Tất cả đều gắn với quá khứ thủy chung, nghĩa tình trọn vẹn, khi mà con người
vẫn giữ được nét hồn nhiên và trong sáng.
Nếu Thạch Lam dành nhiều sức lực miêu tả ngoại cảnh để khơi gợi tâm

trạng cho nhân vật thì Nam Cao ít miêu tả thiên nhiên, tập trung đi sâu phân tích
tâm lí nhân vật hơn. Nơng thơn của Nam Cao thì tiêu điều, xơ xác và trần trụi
hiện thực “Nhà cửa lưa thưa. Toàn những nhà tre úp xúp giữa những khu vườn
rộng thì có rộng, nhưng xấu lắm: mía đốt như lau hoặc khẳng khiu như chân gà,
chuối lè tè như những cây rau diếp ngồng, dĩ chí đến cây khoai, cây ráy cũng
không lên được” (Quái dị). Tác giả thường gợi tả không gian làng quê nghèo khổ
qua hành động và số phận của nhân vật. Không miêu tả trực tiếp về cái nghèo,
nhưng qua lời than của vợ ông giáo, người đọc cũng hiểu làng quê ấy thảm thương
nhường nào “Cho lão chết! Ai bảo lão có tiền mà chịu khổ! Lão làm lão khổ chứ
ai làm lão khổ! Nhà mình sung sướng gì mà giúp lão? Chính con mình cũng đói...
Vợ tơi khơng ác, nhưng thị khổ quá rồi. Một người đau chân có lúc nào quên
được cái chân đau của mình để nghĩ đến một cái gì khác đâu? Khi người ta khổ


q thì người ta chẳng cịn nghĩ gì đến ai được nữa. Cái bản tính tốt của người ta
bị những nỗi lo lắng, buồn đau ích kỷ che lấp mất” [1, 115].
2. Bức tranh con người nông thôn
2.1. Tương đồng
2.1.1. Về số phận con người
Cả hai tác giả Thạch Lam và Nam Cao đều là những nhà văn có con mắt
nhân đạo sâu sắc và nhạy cảm. Vì vậy, trước hiện thực đất nước khơng thể trốn
tránh thì cái nghèo khổ về vật chất và tinh thần của người nông dân là nổi bật hơn
cả.
Cái nghèo về vật chất đã đeo bám, bao trùm lên số phận của mọi nhân vật.
Đó là mẹ Lê (Nhà mẹ Lê – Thạch Lam) dù đã cố gắng làm lụng nhưng vì thời thế
khó khăn, người ta cũng khơng có tiền mà th chị làm việc nữa “Bác Lê trong
lúc ấy, đi khắp các nhà trong làng xin làm mướn, nhưng các nhà có ruộng khơng
ai mướn; bác có làm khơng cơng người ta cũng chỉ cho có nửa bát gạo, đùm bọc
về khơng đủ cho ba đứa con ăn” [2, 20]. Chị túng đến nỗi dù đã bị từ chối một
lần vẫn quyết phải đi xin ăn của nhà giàu. Mà chị nào có xin cho mình, chị chỉ

xin cho đàn con lít nhít của chị vừa gầy vừa đói giữa mùa rét. Đói về vật chất đã
đành, đến sự ra đi của chị cũng là một nỗi đau tinh thần cho cả chị và mười một
đứa con. Chị chết vì bị chó cắn! Rồi mai này đây, ai sẽ thay chị chăm lo cho
những đứa trẻ thiếu thốn tình thương và nghèo đói đó? Câu trả lời về cái kết số
phận con người vẫn mãi là một dư âm trong lòng người đọc.
Đó là lão Hạc (Lão Hạc – Nam Cao) cả đời làm lụng tích cóp mà đến khi
chết cũng khơng dám động vào mảnh vườn để dành cho con trai đi cưới vợ. Khi
còn sức khỏe, lão “làm thuê để kiếm ăn. Hoa lợi khu vườn được bao nhiêu, lão
để riêng ra” [1, 109]. Tưởng rằng cứ thế êm đẹp đến lúc con trai lão về nhưng chỉ
sau hai tháng mười tám ngày ốm, lão đã tiêu hết sạch số tiền tích cóp được. Ra là
cái nghèo khổ đã đẩy lão vào con đường cùng, đó là bán đi cậu Vàng – chú chó
thân thiết như người bạn quý của lão Hạc. Khơng chỉ vậy, đó cịn là sợi dây liên
kết cuối cùng giữa lão và con trai, bởi cậu Vàng là do thằng con trai lão để lại.
“Làng mất vé sợi, nghề vải đành phải bỏ”, “Hoa màu bị phá sạch sành sanh. Từ
ngày bão đến nay, vườn lão chưa có một tí gì bán. Gạo thì cứ kém mãi đi” [1,
110] – thời thế cũng ép lão vào con đường lưu manh hóa, đánh bả để lừa một chú
chó! Trước cái đói nghèo như vậy, lão chẳng thể làm gì khác. Kết cục, lão Hạc
chưa chết vì cái thiếu thốn vật chất mà đã chết vì sự giằng xé trong tinh thần. Lão
khơng thể thốt khỏi nỗi dằn vặt và quyết định tự tử như cách lão đã lừa cậu Vàng.
Lại một lần nữa, giống như mẹ Lê của Thạch Lam, cả hai nhân vật đều ra đi trong
cái cắn xé của lương tâm và âu cũng vì hi sinh cho những đứa con của họ.
Khơng chỉ có số phận bi thảm thiếu nghèo túng, số phận con người trong
truyện ngắn Nam Cao còn bị định kiến xã hội bao trùm. Thử nhìn lại từ khi sinh


ra xem tại sao Chí Phèo lại có kết cục bi thảm như vậy, hóa ra những định kiến
cổ hủ đã góp phần khơng nhỏ vào số phận của hắn. Từ khi sinh ra, người làng Vũ
Đại đã khinh nó là thằng khơng có nguồn gốc, khơng cha khơng mẹ. Cứ có việc
gì liên quan đến Chí, họ đều lơi cái lí đó ra đầu tiên đặt lên Chí: Bá Kiến cũng
chửi “Cái thằng không cha không mẹ này! Mày muốn lơi thơi gì?” [1, 8] ; cơ của

ả Thị Nở cũng can ngăn Thị qua lại với Chí “Ðàn ông chết hết cả rồi sao, mà lại
đâm đầu đi lấy một thằng không cha. Ai lại đi lấy thằng chỉ có một nghề là đi
rạch mặt ra ăn vạ. Trời ơi! Nhục nhã ơi là nhục nhã!” [1, 42]. Hóa ra ngay cả việc
sinh ra là con ai, sinh ra như thế nào, vốn chẳng phải lỗi của hắn thì hắn vẫn phải
chịu đựng trở thành kẻ khác biệt. Ngay cả với Thị Nở, những tiếng xì xầm của
làng Vũ Đại về Thị cũng chẳng khác tiếng mắng của cơ Thị là mấy. Rằng “Ngồi
ba mươi tuổi, mà chưa trót đời. Ngồi ba mươi... ai lại cịn đi lấy chồng. Ai đời
lại còn đi lấy chồng!” [1, 42]. Hạnh phúc của con người nay lại bị quy định bởi
tuổi tác, bởi cái nhìn định kiến của xã hội.
Mụ Lợi (Lang Rận) có số phận cũng khơng khác Thị Nở là bao. Cũng “Ba
mươi tuổi, mụ chưa có người nào hỏi. Mụ cho là vì mụ nghèo q, lại khơng còn
mẹ, còn cha”. “Mãi đến năm ba ba, mụ mới gặp một người hỏi làm hai. Thấy là
người cũng hiền lành, vả lại nhà khá giàu, mụ bằng lịng. Thì cũng tưởng: Nửa
quả hồng con hơn cả một chùm sung chát! Ai ngờ mụ phải lừa. Con vợ cả, thấy
mụ đi ở mãi, tưởng mụ dành dụm được nhiều vốn liếng, lại hay làm, nên bàn với
chồng, lấy mụ về để bòn tiền và để mụ làm cho. Cũng là một cách dùng đứa ở
đấy thôi, nhưng lại đỡ tốn tiền cơng, mà lại cịn được tiền thêm nữa. Mới đầu cả
hai đứa còn chiều mụ. Nhưng khi chúng đã nặn hết tiền của mụ rồi, chúng trở mặt
ngay” [1, 127] – nếu mụ có đầy đủ ba mẹ, có gia đình đàng hồng, ắt hản khơng
ai đối xử với mụ như thế. Ngay cả khi mụ đi làm người ở cho ông bà cựu, bà cựu
rất coi thường đời sống cá nhân của mụ. Bà cựu và cơ Đính vì thỏa cái sự rảnh
rỗi, thói bơng đùa mà sinh cái sự rình mị, cười cợt khi thấy mụ Lợi và lang Rận
– hai con người vốn bị cả xã hội bỏ rơi – có vẻ quan tâm đến nhau.
2.1.2. Về nhân cách
Có một thứ khơng thể chối bỏ được trong nhân vật của Thạch Lam và Nam
Cao là dù trong bất kì hồn cảnh nào, con người của họ đều có những điểm sáng
trong nhân cách.
Trong sáng tác Một đứa con của Thạch Lam, chị Sen được giới thiệu là
“con một người làng có nợ ơng bà Cả”. Vì để trả nợ giúp cho thầy u, chị đã chấp
nhận làm người ở không công cho vợ chồng ông bà Cả. Dù khó khăn đến mấy,

vất vả tới cùng cực, đến nỗi người làng nhìn vào cịn phải thốt lên về độ ác nghiệt
của bà Cả rằng “Gớm ác nghiệt thế chả trách được khơng có con” [2, 117], thì
chị Sen vẫn chỉ âm thầm chịu đựng “nghĩ đến món nợ còn thiếu, nếu chưa trả
được cửa nhà sẽ bị tịch kí” [2, 118]. Tất cả suy nghĩ, lời nói và hành động đều thể
hiện chị Sen là một người con hiếu thảo, u thương thầy u mình. Trong hồn
cảnh đẩy con người vào cái đau thương vất vả đó, ánh sáng của nhân cách vẫn


lấp lánh trong họ. Đó khơng chỉ là sự hiếu thuận của chị Sen dành cho thầy u, mà
còn là sự đau xót của thầy u khi phải để con mình làm người ở trả nợ: “Giọng u
chị Sen tấm tức, rồi nghẹn ngào trong nước mắt” [2, 120].
Trong sáng tác của Nam Cao, điểm sáng của nhân cách thường đối lập với
ngoại hình xấu xí, thơ kệch của họ. “Chao ôi! Đối với những người ở quanh ta,
nếu ta khơng cố tìm mà hiểu họ, thì ta chỉ thấy họ gàn dở, ngu ngốc, bần tiện, xấu
xa, bỉ ổi... tồn những cớ để cho ta tàn nhẫn; khơng bao giờ ta thấy họ là những
người đáng thương: không bao giờ ta thương...” – đây là lời nhận xét của ông
giáo trong truyện ngắn Lão Hạc nhưng có lẽ cũng chính là quan điểm mà Nam
Cao muốn bộc lộ qua nhân vật của mình.
Chứng kiến lão Hạc ăn uống tằn tiện, vợ ông giáo cằn nhằn “Cho lão chết!
Ai bảo lão có tiền mà chịu khổ! Lão làm lão khổ chứ ai làm lão khổ! Nhà mình
sung sướng gì mà giúp lão? Chính con mình cũng đói...” [1, 115]. Nếu chỉ đọc
tới đây, ắt hẳn người đọc sẽ thấy có đôi chút ấn tượng xấu về nhân vật này. Không
để Thị chịu oan, ông giáo giãi bày rằng “Vợ tôi không ác, nhưng thị khổ quá rồi.
Một người đau chân có lúc nào qn được cái chân đau của mình để nghĩ đến một
cái gì khác đâu? Khi người ta khổ q thì người ta chẳng cịn nghĩ gì đến ai được
nữa. Cái bản tính tốt của người ta bị những nỗi lo lắng, buồn đau ích kỷ che lấp
mất. Tôi biết vậy, nên tôi chỉ buồn chứ không nỡ giận” [1, 115]. Vậy rõ là, vợ
ông giáo vốn không phải kiệt hay ích kỉ, mà là trong thời buổi ấy, ai cũng đói
cũng nghèo. Nếu cịn dư sức lo lắng cho thiên hạ, con mình đói ai lo. Đó hồn
tồn là những suy tư hợp lí. Trong vai trị làm mẹ, làm vợ, thị đã hoàn toàn làm

đúng trọng trách của mình. Đó chính là điểm sáng trong thị - một lí do khiến
người đọc khơng thể khơng cảm thơng và thấu hiểu. Qua đó, khán giả lại càng có
cái nhìn bao dung hơn cho hành động và cư xử ấy.
Cặp nhân vật lang Rận và mụ Lợi trong tác phẩm Lang Rận cũng được
Nam Cao miêu tả rất xấu xí. Lang Rận thì “có cái mặt trơng dơ dáng” [1, 121],
mụ Lợi thì là người phụ nữ “khơng cịn người nào có thể xấu hơn” [1, 124]. Chính
vậy nên chẳng ai muốn gần hai người, khiến hai cá nhân ấy lại gặp nhau lại trở
thành đôi tri kỉ. Chính khi họ được bên cạnh nhau, họ đã được nhận sự tử tế từ
đối phương. Ẩn sau cái vẻ ngồi đáng sợ đó lại là hai trái tim đồng điệu để thấu
hiểu nỗi khổ của nhau, “than thở với nhau và phàn nàn cho nhau”, không hề làm
hại đến ai. Sự đối lập giữa ngoại hình và nhân cách của họ đã càng làm nổi bật
lên cái trong sáng trong tâm hồn những con người bị hắt hủi ấy. Cũng giống như
Thị Nở và Chí Phèo, vốn là hai cá thể ngồi xã hội ai cũng xa lánh thì khi học
gặp nhau, chăm sóc cho nhau, họ đã được thể hiện nhân cách con người tốt đẹp
đầy tình thương của họ.


2.2. Khác biệt
2.2.1. Về ngoại hình
Thạch Lam miêu tả rất ít về ngoại hình của nhân vật. Trong khi đó, ngoại
hình là thứ được Nam Cao miêu tả rất rõ, rõ ràng đến mức chân thực, nhất là
những cái xấu.
Ví dụ như trong Trở về của Thạch Lam, Trinh – một thiếu nữ từng gắn bó
thân thiết với cậu Tâm khi còn nhỏ được miêu tả vỏn vẹn qua hai câu: “một cô
gái quê ăn mặc giản dị, nhưng sạch sẽ”, “đôi mắt cô ta đen láy, mở to” [2, 30].
Bên cạnh đó, hình ảnh một vài người đại diện cho làng quê cũng hiện lên rất ngắn
gọn “Mấy đứa trẻ nhà quê trần truồng và đen xạm đương chơi khăng ở vệ đường”,
“chúng đưa những cặp mắt bẩn thỉu nhấp nháy nhìn, và chùi tay dây bùn vào bắp
chân” [2, 26]. Khi miêu tả về mẹ của Tâm, Thạch Lam viết “Bà cụ già đi nhiều;
nhưng vẫn mặc cái bộ áo cũ kĩ như mấy năm về trước”, “Bà cụ âu yếm nhìn con”,

“Bà cụ run run tay đỡ gói giấy bạc, rơm rớm nước mắt”, “một bà cụ già khom
lưng” [2, 26, 29, 30]. Việc miêu tả ngoại hình trong tác phẩm của Thạch Lam tuy
chỉ đơi dịng mộc mạc, nhưng nét ngoại hình ấy đã góp phần làm sáng tỏ nội
dung, chủ đề, thông điệp mà nhà văn muốn truyền tải. Cụ thể trong tác phẩm này
là nét chân q thuần phác, khơng gì thay đổi của những người dân làng quê. Qua
đó thể hiện sự đối lập với cậu Tâm – người sống xa nhà sáu năm ở Hà Thành –
đã thay đổi quá nhiều, không cịn chút day dứt gì với q nhà nữa. Đây cũng là
nét tương phản nổi bật trong truyện ngắn của Thạch Lam: sự tương phản giữa
nông thôn và thị thành.
Nam Cao thì ngược lại, ngoại hình là thứ khơng thể thiếu nhằm góp phần
xây dựng hình tượng và diễn biến tâm lí của nhân vật. Trong văn của Nam Cao,
ơng miêu tả đa phần là cái xấu. Nhưng cái xấu ấy được miêu tả khơng phải để
chê bai bất kì ai mà càng làm nổi bật lên cái xán lạn trong tâm hồn của họ. Có thể
coi đây là thủ pháp đòn bẩy trong nghệ thuật miêu tả nhân vật của ơng. Điển hình
nhất là nhân vật trong tác phẩm Chí Phèo. Chí Phèo trong trang văn của Nam Cao
hiện lên khơng có gì tốt đẹp, thậm chí cịn bị so sánh với thú vật “khơng trẻ cũng
khơng già; nó khơng cịn là mặt người; nó là mặt của con vật lạ. Cái mặt hắn vàng
vàng mà lại muốn sạm màu gio; nó vằn dọc vằn ngang, khơng thứ tự, biết bao
nhiêu là sẹo” [1, 23]. Cách miêu tả ấy càng làm rõ lên vẻ hung tợn của hắn, cái
vẻ mà người làng Vũ Đại ai thấy cũng tránh xa, khơng muốn lại gần. Chính nét
ngoại hình ấy đã làm sự thức tỉnh lương tri của Chí trở nên ngoạn mục hơn bao
giờ hết, trở thành áng văn chương bất hủ trong nền văn học Việt. Đây là lần đầu
có người như Chí Phèo xuất hiện – rất lạ nhưng tạo nên nét đặc sắc khó phai nhịa.
Người đàn bà của Chí tên Thị Nở cũng được miêu tả xấu chưa từng có trước đây
“Cái mặt của thị thực là một sự mỉa mai của Hóa cơng: nó ngắn đến nỗi mà bề
ngang hơn bề dài, thế mà hai má nó lại hóp vào mới thật là tai hại, nếu hai má nó
phinh phính thì mặt thị lại cịn được hao hao như mặt lợn… Cái mũi thì vừa ngắn,
vừa to, vừa đỏ, vừa sần sùi như vỏ cam sành, bành bạnh muốn chen lẫn nhau với



những cái môi cũng cố to cho không thua cái mũi: có lẽ vì cố q cho nên chúng
nứt nở như rạn ra. Ðã thế thị lại ăn trầu thuốc, hai môi dày được bồi cho dày thêm,
cũng may quyết trầu sánh lại, che được cái màu thịt trâu xám ngốch. Ðã thế
những cái răng rất to lại chìa ra: ý hẳn chúng nghĩ sự cân đối chữa được một vài
phần cho sự xấu” [1, 29]. Dù ngoại hình Thị có xấu như vậy, nhưng Thị lại chính
là chìa khóa mở ra cánh cửa lương tri đã khóa lại từ lâu trong lịng Chí Phèo.
Khơng có Thị Nở xấu “ma chê quỷ hờn”, chắc chắn khơng có Chí Phèo muốn trở
thành người lương thiện. Chính nét đẹp trong tâm hồn Thị, cách Thị đối xử với
Chí mới là viên ngọc sáng nhất làm nên vẻ đẹp của Thị. Điều này có lẽ trong giai
đoạn bấy giờ, chỉ xuất hiện trong truyện ngắn của Nam Cao.
2.2.2. Về tâm lí và cách phát triển tâm lí
Cả hai tác giả Thạch Lam và Nam Cao đều quan tâm đến những trạng thái
tâm lí và nội tâm phức tạp của nhân vật. Tuy nhiên, dù cùng đặt trọng tâm vào
việc miêu tả tâm lí nhân vật, nhưng mỗi kiểu tâm lí nhân vật của hai tác giả lại có
nét khác biệt nhất định.
Về Thạch Lam, nhân vật của ông thường được cắt đoạn từng mảnh, và ông
sẽ chọn một mảnh khoảnh khắc đặc sắc nhất để miêu tả và làm rõ nó. Trạng thái
tâm lí nhân vật của Thạch Lam thường mong manh, ít dằn vặt, ít đấu tranh, tạo
cảm giác mơ hồ cho người đọc. Những nét tâm lí ấy được miêu tả và phát triển
phần lớn thông qua ngôn ngữ và lời trần thuật từ phía tác giả.
Diên và Mai trong Trong bóng tối buổi chiều – Thạch Lam, xuất thân là
người nhà quê, nơi có “những sân vườn sắn trên đồi”, “cánh đồng ruộng”, “những
rặng cây” [2, 126]. Do gia đình nghèo nên cả hai phải ra tình làm ăn. Cùng xuất
thân, cùng gắn bó với nhau từ ngày cịn thơ ngây nhưng khi lên tỉnh, Diên và Mai
lại đi theo hai con đường khác nhau. Nếu Diên vẫn cứ là nét ít nói và nhút nhát
của người nhà q ấy thì Mai lại dần chơi với những cơ gái lẳng lơ, thích làm
đỏm. Dù nhiều lần muốn hỏi cho rõ ngọn ngành, nhưng Diên lại để “bản tính nhút
nhát chiến thắng” [2, 126]. Chỉ khi về đến nhà hay khi khơng có Mai, Diên mới
“nghiến răng, khẽ lẩm bẩm”, “nằm vật xuống giường, chán nản... tủi thân, rơm
rớm nước mắt khóc” [2, 126]. Tác giả đã chọn những khoảng khắc mà Diên thấy

Mai bên cạnh những kẻ xấu để miêu tả tâm trạng nhân vật. Cái nét tâm lí ấy của
Diên được miêu tạ thật nhẹ nhàng như cách Thạch Lam miêu tả thiên nhiên vậy.
Ngay cả khi cố gắng nói hết nỗi lịng mình cho Mai, Diên vẫn thật “dịu dàng và
tha thiết như lời van xin của một người đau khổ” [2, 127]. Tất cả được dồn đến
đỉnh điểm khi Diên nhận ra Mai có “nhẫn ở ngón tay và hoa tai lấp lánh dưới mái
tóc, sang trọng như các bà cơ giàu có” [2, 127]. Ngay lúc này, Diên cũng chẳng
thể thốt thành lời, “nấc lên một tiếng rồi cúi đầu chạy trốn trong bóng tối của buổi
chiều vừa xuống” [2, 127]. Dù đây là một biến cố lớn dẫn đến sự chia tay của
Diên và Mai nhưng trong nội tâm của Diên, người đọc ít thấy sự đấu tranh dằn
vặt, phảng phất sự cam chịu trước thực tế khơng thể lãng qn. Đó chính là đặc
điểm chung trong tâm lí và hướng phát triển tâm lí các nhân vật của Thạch Lam.


Về Nam Cao, khái quát rồi đào sâu tâm lí, diễn biến tâm trạng của nhân
vật đã trở thành bút pháp nghệ thuật đặc sắc nhất của ông. Trong bất kì truyện
ngắn nào, Nam Cao cũng khai thác đến tận cùng tâm lí và diễn biến cảm xúc của
nhân vật. Dòng cảm xúc ấy được miêu tả thực đến nỗi người đọc hồn tồn có
thể hình dung ra Nam Cao đã sống thế nào trong câu chuyện của từng nhân vật
mà ơng miêu tả. Để đạt đến thành cơng đó, Nam Cao thường xây dựng nhân vật
thông qua ba yếu tố: độc thoại nội tâm; hành động, cử chỉ của nhân vật; cái nhìn
của nhân vật khác. Thêm nữa, nhà văn thường xuyên kết hợp miêu tả ngoại hình
để đẩy trạng thái tâm lí nhân vật phát triển lên đến đỉnh điểm.
Đỉnh cao nhất trong nghệ thuật miêu tả tâm lí và phát triển tâm lí nhân vật
của Nam Cao phải kể đến tác phẩm Lão Hạc. Khi trò chuyện cùng ông Giáo, nhắc
về người con trai lâu rồi không thấy thư về “Lão rân rấn nước mắt” [1, 107], nỗi
xúc động đang trực trào trong trái tim người đàn ông gà trống nuôi con này. Lão
chỉ có mỗi thằng con trai, nay lại phẫn uất vì khơng đủ tiền cưới được vợ mà bỏ
đi làm ăn xa, lão tự trách mình nghèo hèn vơ dụng. Đành vậy, lão chỉ biết tự độc
thoại với chính mình rằng “Cái vườn là của con ta. Hồi cịn mồ ma mẹ nó, mẹ nó
cố thắt lưng buộc bụng, dè sẻn mãi, mới để ra được năm mươi đồng bạc tậu. Hồi

ấy, mọi thức cịn rẻ cả... Của mẹ nó tậu, thì nó hưởng. Lớp trước nó địi bán, ta
khơng cho bán là ta có ý giữ cho nó, chứ có phải giữ để ta ăn đâu? Nó khơng có
tiền cưới vợ, phẫn chí bước ra đi, thì đến lúc có tiền để lấy vợ, mới chịu về. Ta
bịn vườn của nó, cũng nên để ra cho nó; đến lúc nó về, nếu nó khơng đủ tiền cưới
vợ thì ta thêm vào với nó, nếu nó có đủ tiền cưới vợ, thì ta cho vợ chồng nó để có
chút vốn mà làm ăn” [1, 109]. Sau trận ốm, bao nhiêu tiền lão tích cóp cũng theo
bệnh bay đi. Lão cảm thấy hổ thẹn với con vơ cùng nên quyết định bán con chó
đi lấy tiền ăn sống qua ngày, chứ nhất định không động vào khu vườn vốn lão
muốn để lại cho con. Nhưng nào đâu lão chịu nổi khi phải xa cậu Vàng – vốn là
món quà con trai để lại bầu bạn với lão. Khi kể về chuyện bán chó, lão hiện lên
trong đôi mắt quan sát đầy thương cảm của ông Giáo “Lão cố làm ra vẻ vui vẻ.
Nhưng trông lão cười như mếu và đôi mắt lão ầng ậng nước” [1, 111]. Từ cảnh
rân rấn nước mắt ở trên, nay lão đã không thể giữ được những giọt lệ ngưng tuôn
trào. Nỗi đau và xúc động ấy dâng cao lên tới đỉnh điểm khi lão thuật lại cảnh lão
đã lừa cậu Vàng thế nào “Mặt lão đột nhiên co rúm lại. Những vết nhăn xô lại với
nhau, ép cho nước mắt chảy ra. Cái đầu lão ngoẹo về một bên và cái miệng móm
mém của lão mếu như con nít. Lão hu hu khóc” [1, 111]. Một người đàn ơng giàu
tình thương với con, với cậu Vàng nhưng lại khơng dám thương chính cái thân
mình. Hình ảnh lão khóc hiện ra thật thảm thương. Mà cái giọt nước mắt của
người đàn ơng từng trải phải khó khăn thế nào, chịu đau khổ ra sao mới có thể
tn ra một cách khó kìm nén đến vậy. Nam Cao đã sử dụng kết hợp miêu tả
ngoại hình để bổ trợ cho việc xây dựng sự phát triển tâm lí của nhân vật.
Thơng qua cách xây dựng tâm lí và cách phát triển tâm lí, Nam Cao cịn có
thể bộc lộ cái tơi cá nhân và câu chuyện tâm hồn của chính mình. Cụ thể trong
Lão Hạc có lẽ là cái nhìn đầy nhân đạo và cảm thơng trước tình cảm gắn bó của


lão Hạc và cậu Vàng. Dù chỉ là những tình cảm rất giản đơn, nhưng dưới ngòi
bút của Nam Cao, truyện ngắn Lão Hạc đã trở thành một trong những tác phẩm
xuất sắc nhất của ông.

2.2.3. Về kết cục
Con người nông thôn trong sáng tác của Thạch Lam và Nam Cao thuộc hai
kiểu nhân vật có tính cách đối lập nhau. Từ tính cách đối lập đó đã dẫn bước họ
đến với những kết thúc khác nhau. Và cái kết đó lại tạo nên đặc trưng phong cách
sáng tác của từng nhà văn.
Con người nông thôn của Thạch Lam cam chịu, ít đấu tranh nhưng ln
giữ sự lạc quan trong mọi khó khăn và thử thách. Có những cái kết đóng ngay lại
tác phẩm, có những cái kết lại đưa người đọc vào một miền suy nghĩ mênh mang
hơn.
Cô Tâm trong tác phẩm Cô hàng xén vốn phải đi làm phụ mẹ cha nuôi đàn
em nhỏ ở nhà nhưng cô u cái cuộc đời cơ lúc đó lắm. Chỉ cần thấy “cây đa và
cái quán gạch lộ ra trong sương mù”, ấy là lúc cô sắp về nhà. Dù cả ngày có bán
hàng vất vả nhưng cơ vẫn ln chuẩn bị quà bánh mang về chia cho các em “Gói
kẹo bỏng cơ đã gói cẩn thận để ở dưới thúng, mỗi đứa sẽ được hai cái. Chắc hẳn
chúng sẽ vui mừng lắm”. Khi đi làm, Tâm ln vững lịng tự dặn mình “ai ở địa
vị nàng cũng phải tần tảo buôn bán như thế... Làm việc là cái lệ chung của làng
rồi” [2, 156]. Dù còn nghèo, còn khổ nhưng cơ chưa bao giờ kêu than, ln cố
gắng vì gia đình mình. Ở cơ tốt lên vẻ đẹp của một người con gái nết na, chăm
chỉ lại có tấm lịng cao q. Đời cơ cứ vậy mà bình bình trơi qua, cơ cũng chẳng
có mưu cầu gì cho riêng mình. Cho đến khi cô phải đi cưới chồng. Nhà chồng cô
nghèo, cô lại phải tiếp tục đời bán buôn nuôi cả gia đình nhà chồng, vừa phải tiết
kiệm mang về cho các em mình ăn học. Nhưng bây giờ, Tâm khơng cịn vui vẻ
với cơng việc của mình như trước nữa. Cô chỉ biết cam chịu, giữ “ý nghĩ an phận
của người đã qua tuổi trẻ rồi”. Thời gian và những biến cố đã biến Tâm thành
một con người khác. Duy chỉ có tình thương u em là khơng đổi thay. Cô đã lấy
chục bạc định lo cho sưu thuế nhà chồng để đưa Lân tiền ăn học. Đó cũng là lúc
thiên nhiên tối dần đi, u ám như chính cuộc đời Tâm sau này vậy. Thạch Lam đã
sử dụng một cái kết mở khiến người đọc rơi vào trạng thái bâng khuâng hệt như
cảm xúc của Tâm khi rảo bước về nhà chồng trong nỗi lo sợ vậy “Nàng cúi đầu
đi vào trong ngõ tối”. Vậy là kết thúc, đời nàng rồi sẽ đi về đâu? Cả Tâm và người

đọc đều không rõ.
Con người nông thôn của Nam Cao dù có tâm lí dằn vặt, sự đấu tranh mạnh
mẽ hơn Thạch Lam nhưng thường dễ rơi vào sự tuyệt vọng, bế tắc không đường
lui khỏi bi kịch. Kết cục là họ thường tìm đến cái chết để giải thốt cho cuộc đời
mình. Nam Cao rất ít khi sử dụng mâu thuẫn giai cấp trong việc xây dựng xung
đột kịch. Nhưng chính những xung đột thường ngày mà ơng vẽ lên mới là con
đường ngắn nhất đẩy nhân vật rơi vào tuyệt vọng đến khơng thể thốt ra.


Sinh trong Đói – Thạch Lam cũng đói, rất đói nhưng tuyệt nhiên sẽ khơng
chết vì ăn q no như bà lão trong Một bữa no – Nam Cao. Vì q đói khát và già
yếu, bà đã chết khơng lâu ngay sau khi bà ăn bữa ăn no nhất trong đời.
Nhân vật Lang Rận trong truyện ngắn cùng tên khi còn sống đã phải chịu
cuộc sống “khinh bỉ, lườm nguýt, phỉ nhổ, nhạo cười , chế giễu , đủ trăm hình ,
trăm cấp” [1, 123] từ những kẻ “chỉ tơ tuốt suốt ngày, nói đùa bỡn suốt ngày,
cười hi hí, và phát lưng nhau đồm độp” [1, 123]. Vì cuộc sống cô đơn, anh kết
thân với cô người làm trong nhà. Rồi trong một đêm, cơ Đính và bà cựu rảnh rỗi
nên rủ nhau đi rình mị lang Rận lúc anh vào buồng mụ Lợi người ở, hòng bắt
quả tang hai người làm điều gì riêng tư bí mật. Hai cơ làm trị nhốt lang Rận và
mụ Lợi cùng một chỗ, để sáng mai ông cựu về mà chứng kiến tất cả. Khi phát
hiện mình bị nhốt, lang Rận đã xảy ra cãi vã với mụ Lợi. Có lẽ đây là lúc sự giằng
co, rối loạn đang diễn ra mạnh nhất trong tâm trí lang Rận. Kết cục, sáng hơm
sau, khi ơng cựu về và cả ba mở cửa phịng, chỉ thấy lang Rận “thắt cổ bằng cái
ruột tượng gốc của mụ Lợi”. Không thể sống trong nhục nhã, anh đã chọn một
kết cục không thể bi thảm hơn. Và chẳng rõ lúc này bà cựu và cơ Đính cảm thấy
như thế nào, khi trị đùa của mình đã hại chết một mạng người!
3. Lí giải điểm gặp gỡ và khác biệt
3.1. Gặp gỡ
Đầu tiên, Thạch Lam và Nam Cao đều có sự tương đồng về hồn cảnh
sống và rất thấu hiểu cái nghèo.

Điều này một phần xuất phát từ bối cảnh thực tế đất nước ta nửa đầu thế kỉ
XX, rằng nếu không phải giai tầng địa chủ phong kiến, khơng làm tay sai cho
giặc thì nhân dân ta ai cũng túng bấn, khổ cực, thiếu thốn cả.
Thạch Lam sinh ra trong một gia đình đơng con. Cha ơng mất sớm, mẹ ơng
phải một mình đi làm ni mẹ chồng và bảy đứa con. Gia đình nhỏ của ơng sau
này cũng vì sự ra đi của ơng mà lại rơi vào cảnh nghèo khổ, côi cút mẹ nuôi đàn
con.
Nam Cao vốn là người duy nhất trong gia đình nghèo đông con được học
hành tử tế nên ông cũng rất cố gắng phấn đấu cho sự nghiệp của mình. Tuy nhiên,
con đường ấy lại quá đỗi trắc trở. Lần thứ nhất, ơng thi trượt kì thi Thành chung;
lần hai thi lại tuy đã đỗ nhưng bệnh tật lại cản bước ơng. Cái nghèo, bệnh tật cứ
bám lấy ơng.
Chính vì vậy mà các nhân vật trong truyện ngắn của hai tác giả thường
cũng chung cái cảnh cơ cực khơng lối thốt, bị thiếu thốn về vật chất ấy. Đây
cũng là cơ sở hình thành chủ nghĩa nhân đạo cho cả hai tác giả của chúng ta.
Thứ hai, quê hương là nguồn cảm hứng lớn trong các sáng tác của hai
tác giả.


Thạch Lam thuở thơ ấu sống chủ yếu ở quê ngoại Hải Dương nên ơng sớm
có sự tiếp xúc và những quan sát những đời sống xung quanh mình. Họ hầu hết
đều quẩn quanh bên cái nghèo, khơng gian thì tù túng. Đây là những nét rất hay
xuất hiện trong hình ảnh thiên nhiên và con người nơng thơn trong truyện ngắn
của Thạch Lam.
Sự ảnh hưởng của quê hương lên tác giả Nam Cao thể hiện ngay trong cách
ông chọn bút danh của mình. Đó là sự ghép lại tên tổng Cao Đà và huyện Nam
Sang. Đối với nhà văn, ông luôn cảm giác bản thân nợ quê hương một ân tình.
Đó là ân tình của việc ln che chở cho tâm hồn của ơng từ khi cịn bé đến cả sau
khi ơng trở về sau hành trình lưu lạc. Khơng gian q hương của Nam Cao cũng
chính là mẫu gốc của làng Vũ Đại mà nhiều lần ông dùng trong truyện ngắn của

mình.
Từ đó, ta thấy q hương của Thạch Lam và Nam Cao là hai khơng gian
hình thành nên nỗi niềm và sự tinh tế của các tác giả. Hai ông đều chứng kiến
những hiện thực trong cuộc sống hàng ngày và đưa nó vào trong các tác phẩm
của mình.
3.2. Khác biệt
Điều đầu tiên tạo nên sự khác biệt giữa hai tác giả là do Thạch Lam và
Nam Cao theo hai chủ nghĩa sáng tác khác nhau.
Nam Cao thiên về chủ nghĩa hiện thực. Trong khi Thạch Lam nghiêng về
chủ nghĩa lãng mạn dù một số tác phẩm có xu hướng kết hợp cả hai chủ nghĩa
hiện thực và lãng mạn. Và trong đôi mắt của một tác gia lãng mạn, thiên nhiên
hay con người ln có sự mơ mộng của riêng họ dù thực tế đang cố gắng kìm
hãm họ. Một tác gia hiện thực cũng khó mà bỏ đi lí trí của mình, tin vào cái kết
tươi sáng của tương lai mà không thể xác định được con đường dẫn tới tương lai
đó. Vì vậy, khác biệt là điều hoàn toàn dễ hiểu.
Thứ hai là sự khác biệt về quan điểm sáng tác.
Thạch Lam là một nhà văn thích suy nghĩ, thiên về lối sống nội tâm và nhìn
thấy cái đẹp hầu như ở mọi nơi. Đối tượng văn chương mà ông thường hướng tới
là cuộc đời của con người qua cái nhìn rung cảm của ơng. Phải có tính rung động
thì cái cảm xúc ấy mới có thể thành văn. Mọi sáng tác của ơng hầu như là những
nguyên mẫu mà ông đã từng gặp ngồi đời. Tác giả rất tơn trọng sự thực đời sống
và thể hiện sự sáng tạo tài hoa của mình qua việc vẽ lên “đời sống bên trong”
nhân vật. Vì vậy, dù thiên về chủ nghĩa lãng mạn nhưng người đọc hoàn toàn cảm
được cái thực trong cái tinh thần lãng mạn ấy. Ơng cho rằng: “Đối với tơi văn
chương không phải là một cách đem đến cho người đọc sự thoát ly hay sự quên,
trái lại văn chương là một thứ khí giới thanh cao và đắc lực mà chúng ta có, để
vừa tố cáo và thay đổi một cái thế giới giả dối và tàn ác, làm cho lịng người được
thêm trong sạch và phong phú hơn". Chính vì vậy mà nhân vật của ơng thường



mang sự lạc quan, giữ được phẩm chất tươi sáng dù rơi vào hoàn cảnh nào. Trái
với Nam Cao, nhân vật của Thạch Lam ít khi bế tắc đến nỗi phải tìm tới cái chết.
Họ vẫn sẽ chấp nhận cuộc sống của họ theo một cách riêng của mình dù lựa chọn
ấy có là gam màu tối trong bức tranh của Thạch Lam.
Trong quan điểm sáng tác, Nam Cao đặc biệt đề cao ba từ: hiện thực – nhân
đạo – sáng tạo. Nam Cao phê phán xu hướng thoát li, trốn tránh tiêu cực trong
văn chương lãng mạn. Đối với ông, văn chương phải phản ánh hiện thực xã hội
đang xảy ra từ những thứ đơn giản nhất. Đó là ý nghĩa từ hiện thực. Từ hiện thực
ấy, Nam Cao nhìn thấy những mảnh đời bất hạnh và đau thương vì gặp khó khăn,
thử thách của cuộc sống. Đó là lúc ơng dùng tính nhân đạo của mình cứu vớt lấy
họ. Với Nam Cao, văn chương chân chính phải là thứ văn chương có khả năng
nhân đạo hóa con người. Ông tìm và chỉ ra cho mọi người đọc thấy rằng, trong
bất kì con người nào cũng ẩn chứa tính thiện lương. Tuy nhiên, trước Cách mạng
tháng Tám, Nam Cao thường xuyên để nhân vật của mình đi đến cái chết. Thời
gian ấy, ơng chưa có sự tiếp nhận sâu sắc các tư tưởng cách mạng tiến bộ nên
“đôi mắt” ông nhìn đời tràn ngập sự bi quan. Nhân vật của ơng dù có cơ hội thể
hiện cái điểm sáng trong nhân cách, sau cùng vẫn không tồn tại được trong thế
giới tối tăm lúc bấy giờ. Về sáng tạo, ta có thể thấy những cốt truyện và tình
huống truyện Nam Cao chọn rất giản đơn, thường là những thứ tưởng như rất
bình thường trong cuộc sống. Đó là việc bà lão đói q nên khi được ăn thì ăn
thỏa thích, hay việc một ơng lão bán đi con chó của mình. Vậy mà qua ngịi bút
sáng tạo của Nam Cao, câu chuyện ấy lại nặng nề hơn cả sưu thuế của nhà quan.
Những mâu thuẫn ấy giết thẳng tâm hồn của các nhân vật, khiến họ rơi thẳng vào
tuyệt vọng và dẫn tới cái chết. Ấy là cái tài không thể phủ nhận của Nam Cao.
Phần 3: Tổng kết
1. Nửa đầu thế kỉ XX, nước ta đang rơi vào tình hình chính trị xã hội rối
ren khiến đời sống nhân dân không được ấm no hạnh phúc. Thạch Lam và Nam
Cao là hai nhà văn cùng thời, cùng trong nền văn học Việt Nam hiện đại đã có
những điểm giao thoa và khác biệt khi cùng viết về nông thôn đất nước.
2. Trong bức tranh thiên nhiên nông thôn, cả hai nhà văn đều viết về những

không gian nội tâm mang tính riêng tư của nhân vật. Khơng gian cá nhân ấy đã
góp phần tạo nên chủ đề chính mà tác phẩm ấy muốn truyền tải.
Bên cạnh điểm tương đồng trên, trong khi bức tranh nông thôn trong truyện
ngắn của Thạch Lam mộc mạc, đẹp đẽ và lãng mạn thì Nam Cao thường miêu tả
cảnh vật thiên nhiên nơng thôn tiêu điều, xơ xác. Điều này xuất phát từ phong
cách nghệ thuật của từng tác giả. Thạch Lam thiên về miêu tả cảnh vật để làm
nền phát triển tâm lí cho nhân vật. Nam Cao thiên về gợi tả cảnh vật qua suy nghĩ
và hành động của nhân vật.


Nguồn cảm hứng từ quê hương chính là thứ tạo nên những dịng văn viết
về đề tài nơng thơn của hai tác giả.
3. Trong bức tranh con người nông thôn, cái nghèo là thứ bao trùm lên hầu
hết các nhân vật chính trong truyện ngắn của cả hai nhà văn. Họ vừa nghèo khổ,
thiếu thốn, vừa bị áp bức nặng nề về mặt cảm xúc. Điều này là do xuất phát điểm
và cuộc đời của Nam Cao và Thạch Lam khá tương đồng, đều sinh ra trong gia
đình nghèo đơng con. Bên cạnh đó, Nam Cao và Thạch Lam ln nhìn thấy điểm
tốt đẹp trong nhân cách và con người nhân vật của mình. Con mắt nhân đạo của
hai tác giả ln tin rằng con người nhà q của mình luôn tốt đẹp, chỉ là hiện thực
đang cố gắng chôn vùi cái đẹp đó mà thơi. Vì vậy, vai trị của nhà văn là khơi gợi
nên cái cốt cách trong sạch ấy.
Hai nhà văn với hai trường phái và quan điểm sáng tác khác biệt nên chắc
chắn họ phải khác biệt về nghệ thuật xây dựng nhân vật. Con người nơng thơn
của Thạch Lam nhẹ nhàng, ít đấu tranh, ít giằng xé, thường có xu hướng chấp
nhận số phận. Vì vậy những biến động tâm lí của họ xảy ra rất ngắn, thường được
Thạch Lam “cắt” một đoạn tiêu biểu nhất làm điểm nhấn. Nam Cao lại đi khai
thác tới tận cùng, đến khi nào ơng khơng cịn thắc mắc gì thêm về diễn biến tâm
lí của nhân vật mình, ông mới thấy thỏa mãn cái sự sáng tạo nghệ thuật của mình.
Tính cách nhân vật và diễn biến tâm lí khác nhau đã đưa các nhân vật đến với các
kết cục khác nhau. Cái kết của Thạch Lam thường mơ hồ trong khi nhân vật của

Nam Cao lại thường phải chết.
4. Là những nhà văn – nhà thư kí trung thành của thời đại – Nam Cao và
Thạch Lam khơng thể cất đi tâm hồn mình mà dửng dưng chứng kiến đất nước
đổi thay. Cả hai ơng đã có những sáng tác cho riêng mình, khơng chỉ tạo nên cái
nhìn tồn cảnh về bối cảnh xã hội Việt Nam lúc bấy giờ mà còn tạo dựng tên tuổi
trong nền văn học nói chung và văn học hiện đại nói riêng. Đây là nguồn tư liệu
văn chương vô cùng quý giá để thế hệ sau có thể tiếp bước nghiên cứu, tìm hiểu
về hai hồn thơ tiêu biểu này. Khơng chỉ dừng lại ở phép đối sánh khi viết về nơng
thơn, chúng ta có thể mở rộng, đặt tên tuổi của hai nhà văn trong mối tương quan
với văn học hiện đại thế giới, nhất là với những nước có nền phát triển nông
nghiệp tương tự. Đề tài hứa hẹn những phát hiện thú vị khi lồng ghép các yếu tố
văn hóa, văn học và lịch sử để đi tới những kết luận cuối cùng.


Phần 4: Tài liệu tham khảo
[1] Nam Cao (2016), Chí Phèo - tập truyện ngắn, NXB Văn học.
[2] Thạch Lam (2021), Gió lạnh đầu mùa, NXB Kim Đồng.
[3] Trần Đăng Suyền, Lê Quang Hưng (đồng chủ biên), Văn học Việt Nam
từ đầu thế kỉ XX đến 1945, NXB ĐH Sư phạm.



×