Tải bản đầy đủ (.pdf) (22 trang)

ĐỀ TÀI Phân tích luâṇ điểm Hồ Chí Minh Muốn cứu nước phải giải phóng dân tộc, không còn con đường nào khác con đường cách mạng vô sản

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (397.11 KB, 22 trang )

lOMoARcPSD|9242611

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
-------***-------

BÀI TẬP NHÓM
TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH
Ths NGUYỄN THÙY LINH
ĐỀ TÀI: Phân tích luâ ̣n điểm Hồ Chí Minh: " Muốn cứu nước phải giải
phóng dân tộc, khơng cịn con đường nào khác con đường cách mạng vơ
sản".

Nhóm 1 - Lớp học phần: 10
Thành viên:

Đồn Thị Ngọc Ánh
Nơng Thị Lê Vy
Bùi Thị Huyền Trang
Nguyễn Thị Mai Trang
Nguyễn Phương Linh
Hà Ngọc Lưu Ly
Lê Thị Quỳnh
Nguyễn Thu Hà
Nguyễn Thị Hồng Hạnh
Lăng Thị Thư

1

11190641
11207738
11203982


11208099
11202207
11202394
11203367
11205107
11201373
11203830


lOMoARcPSD|9242611

Hà Nội, tháng 1 năm 2022
MỤC LỤC
Lời mở đầu...............................................................................................................3
I. Khái niệm, nguồn gốc luận điểm.....................................................................4
1. Khái niệm.........................................................................................................4
1.1 Cách mạng vô sản......................................................................................4
1.2 Cách mạng giải phóng dân tộc...................................................................4
1.3 Mối quan hệ giữa cách mạng vô sản và cách mạng dân tộc...............6
2. Nguồn gốc luận điểm......................................................................................6
II. Cơ sở luận điểm................................................................................................7
1. Cơ sở lý luận....................................................................................................7
2. Cơ sở thực tiễn................................................................................................8
III. Nội dung luận điểm.........................................................................................8
1. Đây là con đường cứu nước do Nguyễn Ái Quốc tìm ra khi đất nước ta
đang lâm vào khủng hoảng trầm trọng...........................................................9
2. Giai cấp công nhân là giai cấp duy nhất có khả năng lãnh đạo cách
mạng đi đến thành công...................................................................................11
3. Con đường cách mạng vô sản hướng tới xã hội chủ nghĩa. ...................12
4. Mă ̣t khác, con đường này đã có tiền lệ trên thế giới (Nga) ...................13

IV. Giá trị, ý nghĩa luận điểm.............................................................................14
1. Đối với Việt Nam...........................................................................................14
2. Đối với thế giới..............................................................................................14
V. Liên hệ thực tiễn..............................................................................................15
1. Với xã hội.......................................................................................................15
2. Thế giới...........................................................................................................17
3. Bản thân.........................................................................................................18
Tài liệu tham khảo.................................................................................................22

2


lOMoARcPSD|9242611

Lời mở đầu
Xã hội Việt Nam cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX là thời kỳ của những
biến động lịch sử sâu sắc. Dưới ách thống trị của thực dân Pháp, nền độc lập của
dân tộc ta bị xâm phạm, quyền lợi sống còn của đại bộ phận nhân dân ta bị chà
đạp. Trong bối cảnh đó, nảy sinh một yêu cầu cấp bách: để giải quyết hai mâu
thuẫn trên, cách mạng Việt Nam phải đi theo con đường nào? Các phong trào
yêu nước dấy lên mạnh mẽ khắp nơi: từ phong trào Cần Vương, Văn Thân đến
cuộc khởi nghĩa của nghĩa quân Yên Thế, từ phong trào Đông Du, Đông Kinh
Nghĩa Thục, Duy Tân đến phong trào chống thuế ở Trung Kỳ và rất nhiều các
cuộc đấu tranh quần chúng dấy lên hết đợt này đến đợt khác nhưng tất cả đều
thất bại. Vượt qua những hạn chế trên của các bậc tiền bối, với tấm lòng yêu
nước, thương dân sâu sắc và sự trăn trở về vận mệnh dân tộc, Nguyễn Ái Quốc
khi ấy là Nguyễn Tất Thành đã sớm nhận thấy con đường do những người đi
trước mở ra sẽ khơng giải phóng được dân tộc. Từ nghiên cứu lý luận, tổng kết
thực tiễn, Người đi đến kết luận: “Muốn cứu nước và giải phóng dân tộc, khơng
có con đường nào khác con đường cách mạng vơ sản”.

Bài trình bày của nhóm 1 dưới đây sẽ phân tích và làm rõ luận điểm trên.
Do hạn chế về thời gian và sự hiểu biết nên bài làm của nhóm sẽ có những điểm
thiếu sót. Chúng em mong được cơ góp ý và nhận xét, đánh giá để bài làm được
hoàn thiện hơn.
Chúng em xin chân thành cảm ơn!

3


lOMoARcPSD|9242611

I. Khái niệm, nguồn gốc luận điểm.
1. Khái niệm
1.1 Cách mạng vô sản
Cách mạng vô sản là một cuộc cách mạng xã hội trong đó giai cấp cơng
nhân cố gắng lật đổ giai cấp tư sản hay nói cách khác là một cuộc cách mạng
nhằm thay thế chế độ tư bản chủ nghĩa. Các cuộc cách mạng vơ sản nói chung
được những người theo chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa cộng sản và hầu hết
những người vơ chính phủ ủng hộ. Trong cuộc cách mạng đó, giai cấp cơng nhân
là giai cấp lãnh đạo và cùng với quần chúng nhân dân lao động xây dựng một xã
hội công bằng, dân chủ, văn minh.
Nếu như các cuộc cách mạng trước đó kết thúc bằng việc giành chính quyền
thì đối với cách mạng vơ sản việc giành chính quyền mới chỉ là bước đầu của q
trình biến đổi cách mạng tồn bộ đời sống xã hội. Cách mạng vô sản phải bao gồm
cả hai thời kỳ: cách mạng về chính trị với nội dung chính là thiết lập nhà nước
chun chính vơ sản và thời kỳ giai cấp công nhân và nhân dân lao động sử dụng
nhà nước của mình để cải tạo xã hội cũ về mọi mặt kinh tế, chính trị, văn hóa, tư
tưởng,…, xây dựng xã hội mới về mọi mặt nhằm thực hiện thắng lợi chủ nghĩa xã
hội và chủ nghĩa cộng sản.
Mục tiêu của cách mạng vô sản là giải phóng xã hội, giải phóng con

người. Trong đó, mục tiêu giai đoạn thứ nhất của cuộc cách mạng là giai cấp cơng
nhân phải đồn kết với những người lao động khác thực hiện lật đổ chính quyền
của giai cấp thống trị vốn ln áp bức, bóc lột các giai cấp khác. Mục tiêu giai
đoạn thứ hai của cuộc cách mạng là giai cấp công nhân phải tập hợp các tầng lớp
nhân dân lao động vào công cuộc tổ chức một xã hội mới về mọi mặt, thực hiện
xố bỏ tình trạng người bóc lột người để khơng cịn tình trạng dân tộc này áp bức,
bóc lột dân tộc khác.
Sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân do địa vị kinh tế - xã hội của giai
cấp này quy định nhưng để biến khả năng khách quan đó thành hiện thực thì phải
thơng qua nhân tố chủ quan của giai cấp công nhân mà trong những nhân tố chủ
quan đó thì việc thành lập Đảng Cộng sản là vơ cùng quan trọng.
1.2 Cách mạng giải phóng dân tộc
Cách mạng giải phóng dân tộc có thể được hiểu là cuộc cách mạng nhằm lật
đổ ách thống trị của chủ nghĩa thực dân, giành độc lập dân tộc, thực hiện quyền
dân tộc tự quyết và thiết lập chính quyền của nhân dân.

4


lOMoARcPSD|9242611

Trước chủ nghĩa tư bản, phong trào giải phóng dân tộc là phong trào đấu
tranh của các dân tộc chống lại sự thống trị của nước ngoài. Trong các thế kỉ 16 19, cùng với sự ra đời của chủ nghĩa tư bản, chủ nghĩa thực dân thi hành chính
sách bành trướng, áp bức và bóc lột các thuộc địa, điều đó thúc đẩy sự thức tỉnh ý
thức dân tộc. Mâu thuẫn giữa chủ nghĩa thực dân và các dân tộc bị thống trị càng
thêm gay gắt. Phong trào dân tộc có tính quần chúng rộng lớn. Nhiều dân tộc bị áp
bức ở Châu Mĩ giành được độc lập từ đầu thế kỉ 19.
Từ cuối thế kỉ 19 đến đầu thế kỉ 20, chủ nghĩa đế quốc bành trướng với quy
mơ chưa từng có, hệ thống thuộc địa của chủ nghĩa đế quốc hết sức rộng lớn.
Phong trào dân tộc và CMGPDT phát triển mạnh mẽ ở Châu Á, Châu Phi và Mĩ

Latinh. Tuy nhiên, phải đến sau Chiến tranh thế giới II (1939 - 45), do sự suy yếu
của chủ nghĩa thực dân, tác động mạnh mẽ của hệ thống xã hội chủ nghĩa và do
cuộc đấu tranh kiên cường của nhiều dân tộc bị áp bức, hàng trăm nước vốn là
thuộc địa và phụ thuộc đã được giải phóng, trở thành nước độc lập. Sau khi giành
được độc lập, các dân tộc phải tiếp tục cuộc đấu tranh gay go, phức tạp và lâu dài
để thực hiện nhiệm vụ bảo vệ và phát triển đất nước.
Trong khi xung đột chủ yếu và cơ bản ở quốc gia ở Châu Âu và Châu Mỹ là
xung đột giữa giai cấp với nhau, thì xung đột chủ yếu trong những quốc gia bị áp
bức và bóc lột bởi thực dân ở Châu Á là xung đột giữa dân tộc thuộc địa vốn bị áp
bức, bóc lột với thực dân đơ hộ. Từ đó có thể suy ra được tính chất và nhiệm vụ
hàng đầu của cách mạng ở các nước thuộc địa.
Đối tượng cách mạng ở thuộc địa không phải là giai cấp tư sản bản xứ, càng
không phải là giai cấp địa chủ nói chung, mà là chủ nghĩa thực dân và tay sai phản
động.
Ước muốn cần thiết và cơ bản của nhân dân và các giai cấp ở các nước thuộc
địa bị bóc lột, áp bức vẫn và được có quyền độc lập. Trong phong trào cộng sản
quốc tế, có quan điểm cho rằng “vấn đề cơ bản của cách mạng thuộc địa là vấn đề
nông dân” và chủ trương nhấn mạnh vấn đề ruộng đất, nhấn mạnh đấu tranh giai
cấp.
Hồ Chí Minh ln phân biệt rõ bọn thực dân xâm lược với nhân dân các
nước tư bản chủ nghĩa. Người kêu gọi nhân dân các nước phản đối chiến tranh xâm
lược thuộc địa, ủng hộ cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc của nhân dân Việt
Nam.

5


lOMoARcPSD|9242611

1.3 Mối quan hệ giữa cách mạng vô sản và cách mạng dân tộc

Như vậy, ta có thể thấy cách mạng vô sản và cách mạng dân tộc không phải
là hai khái niệm đồng nhất. Tuy nhiên, trong hoàn cảnh của đất nước ta cơng cuộc
cách mạng giải phóng dân tộc lại gắn liền với cách mạng vô sản.
Trong thời đại chủ nghĩa đế quốc, giải phóng dân tộc là một quy luật khách
quan; mục tiêu giải phóng dân tộc và mục tiêu giải phóng giai cấp, giải phóng con
người có mối quan hệ khăng khít. Chỉ có xố bỏ tận gốc tình trạng áp bức, bóc lột;
thiết lập một nhà nước thực sự của dân, do dân, vì dân, mới đảm bảo cho người lao
động có quyền làm chủ, mới thực hiện được sự phát triển hài hoà giữa cá nhân và
xã hội, giữa độc lập dân tộc với tự do, hạnh phúc của con người. Do đó, sau khi
giành độc lập, phải tiến lên xây dựng chủ nghĩa xã hội, làm cho dân giàu, nước
mạnh, mọi người được sung sướng, tự do.

2. Nguồn gốc luận điểm.
Chủ nghĩa Mác – Lênin là nguồn gốc quyết định tư tưởng Hồ Chí Minh
Chủ nghĩa Mác – Lênin, là nhân tố ảnh hưởng và tác động quyết định đến quá
trình hình thành và phát triển của tư tưởng Hồ Chí Minh. Đó là cơ sở hình
thành thế giới quan và phương pháp luận khoa học của Hồ Chí Minh, nhờ đó
mà Nguyễn ái Quốc – Hồ Chí Minh đã có bước phát triển về chất từ một người
yêu nước trở thành một chiến sĩ cộng sản lỗi lạc, tìm ra con đường cứu nước
đúng đắn.
Chính trên cơ sở của lý luận Mác – Lênin đã giúp Người tiếp thu và
chuyển hoá những nhân tố tích cực, những giá trị và tinh hoa văn hoá của dân
tộc và của nhân loại để tạo nên tư tưởng của mình phù hợp với xu thế vận động
của lịch sử.
Vì vậy, trong quá trình hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh thì chủ nghĩa
Mác – Lênin có vai trị to lớn, là cơ sở, nguồn gốc chủ yếu nhất. Mối quan hệ
giữ tư tưởng Hồ Chí Minh với chủ nghĩa Mác-Lenin là đỉnh cao của tư duy
nhân loại, là thế giới quan, phương pháp luận khoa học và cách mạng, hệ tư
tưởng của giai cấp công nhân và nhân dân lao động, của các đảng cộng sản và
cơng nhân trong đấu tranh xóa bỏ mọi áp bức, bóc lột, xây dựng xã hội xã hội

chủ nghĩa và xã hội cộng sản chủ nghĩa. Hồ Chí Minh đi từ chủ nghĩa yêu
nước đến chủ nghĩa Mác – Lênin. Đối với Người, đến với chủ nghĩa Mác –
Lênin cũng có nghĩa là đến với con đường cách mạng vô sản.
6


lOMoARcPSD|9242611

Từ đây, Người thực sự tìm thấy con đường cứu nước chân chính, triệt để:
"Muốn cứu nước và giải phóng dân tộc, khơng có con đường nào khác con
đường cách mạng vơ sản" và "chỉ có giải phóng giai cấp vơ sản thì mới giải
phóng được dân tộc; cả hai cuộc giải phóng này chỉ có thể là sự nghiệp của chủ
nghĩa cộng sản và của cách mạng thế giới".
II. Cơ sở luận điểm
1. Cơ sở lý luận
Hồ Chí Minh tiếp thu bản chất cách mạng, khoa học và tính nhân văn
cao cả của học thuyết cách mạng vô sản nhằm giải phóng triệt để con người
khỏi mọi sự áp bức về mặt dân tộc, sự bóc lột về mặt giai cấp và sự nơ dịch về
mặt tinh thần.
Hồ Chí Minh lựa chọn con đường cách mạng giải phóng dân tộc theo
con đường Cách mạng Tháng Mười Nga (1917), bởi theo Người: “Trong thế
giới bây giờ chỉ có cách mệnh Nga là đã thành công, và thành công đến nơi,
nghĩa là dân chúng được hưởng cái hạnh phúc tự do, bình đẳng thật”. Con
đường giải phóng dân tộc theo khuynh hướng cách mạng vơ sản, là cuộc cách
mạng tồn diện, sâu sắc và triệt để. Cuộc cách mạng đó khơng chỉ giải phóng
giai cấp, mà gắn liền với nó là giải phóng dân tộc, giải phóng xã hội.
Lênin đã trình bày trong tác phẩm của mình với tư tưởng cho rằng nếu
trước kia phong trào giải phóng dân tộc kết thúc với việc giai cấp tư sản lên
nắm chính quyền, thì trong thời đại đế quốc chủ nghĩa những phong trào này
được sự lãnh đạo của giai cấp vô sản đứng đầu là các Đảng Cộng sản, khi gặp

những điều kiện thuận lợi, có thể dẫn tới việc thành lập một chính quyền thực
sự nhân dân. Trong trường hợp này, các nước thuộc địa cũ, với những quan hệ
tiền tư bản chủ nghĩa vẫn cịn tồn tại, có khả năng, với sự giúp đỡ của giai cấp
vô sản đã chiến thắng ở các nước tiên tiến thực hiện bước quá độ dần chuyển
lên chủ nghĩa xã hội, không qua giai đoạn phát triển tư bản chủ nghĩa.
Trong quá trình vận dụng lý luận cách mạng vô sản vào Việt Nam, Hồ
Chí Minh đã kiên trì khắc phục những trở ngại của khuynh hướng giáo điều,
nhấn mạnh một chiều đấu tranh giai cấp trong nửa sau những năm 20 và nửa
đầu những năm 30 của thế kỷ XX, làm cho lý luận cách mạng giải phóng dân
tộc theo khuynh hướng vơ sản có sức sống mạnh mẽ, thâm nhập trong đơng
đảo quần chúng nhân dân. Đi theo con đường cách mạng vơ sản, Hồ Chí Minh
sớm xác định phương hướng chiến lược của cách mạng Việt Nam là “làm tư
7


lOMoARcPSD|9242611

sản dân quyền cách mạng và thổ địa cách mạng để đi tới xã hội cộng sản”. Sau
khi giành độc lập, phải tiến lên xây dựng CNXH.
2. Cơ sở thực tiễn
Cách mạng vơ sản ở Việt Nam có những vừa có sự đặc trưng của mọi
cuộc cách mạng vơ sản, đống thời cũng có những sự sáng tạo riêng, có sự vận
dụng để phù hợp với hoàn cảnh riêng của đất nước:
Cách mạng nước ta do một chính đảng duy nhất lãnh đạo là Đảng Cộng
sản Việt Nam hoạt động trên cơ sở thấm nhuần chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng
Hồ Chí Minh; hết lịng phục vụ cho giai cấp cơng nhân, nông dân, tầng lớp
nhân dân lao động trong nước và đấu tranh vì sự phát triển của vơ sản toàn thế
giới.
Lực lượng của cách mạng nước ta tất cả các giai cấp của dân tộc từ công
nhân, nông dân cho đến giai cấp tiểu tư sản, trí thức, trung nông, tư sản dân

tộc,..
Cách mạng được tiến hành vừa sáng tạo, vừa chủ động, có sự giúp sức
và hỗ trợ của bạn bè quốc tế.
Sử dụng bạo lực cách mạng để chống lại bạo lực phản cách mạng.
Đối với sự nghiệp cách mạng Việt Nam, khơng cịn con đường nào khác
ngoài con đường đi lên CNXH; cách mạng Việt Nam trở thành một bộ phận
của cách mạng thế giới, vận động và phát triển theo quỹ đạo cách mạng vô sản
và trào lưu phát triển của thời đại mới.
Thực tiễn vận động và phát triển của cách mạng Việt Nam sau năm 1930
cho thấy: sự lựa chọn con đường cách mạng vô sản theo tư tưởng Cách mạng
Tháng Mười Nga, độc lập dân tộc gắn liền với CNXH là sự lựa chọn sáng suốt,
duy nhất đúng đắn, với vai trò to lớn của lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí
Minh, người tìm đường, mở đường và dẫn đường cho dân tộc Việt Nam.

III. Nội dung luận điểm
Cách mạng vô sản là con đường duy nhất để cứu nước và giải phóng dân
tộc chứ khơng phải con đường nào khác.
Cách mạng vô sản là cách mạng do giai cấp công nhân lãnh đạo, với mục
tiêu chính là giành độc lập cho dân tộc và mục tiêu chiến lược là xây dựng xã
8


lOMoARcPSD|9242611

hội chủ nghĩa. Đường lối độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội được
nêu lên trong Cương lĩnh đầu tiên, phản ánh sự lựa chọn khách quan của lịch
sử, cách mạng Việt Nam và xu thế phát triển của thời đại, đáp ứng nguyện
vọng và nhu cầu bức thiết của đại đa số các tầng lớp nhân dân Việt Nam. Con
đường giải phóng dân tộc theo khuynh hướng cách mạng vơ sản, là cuộc cách
mạng tồn diện, sâu sắc và triệt để. Cuộc cách mạng đó khơng chỉ giải phóng

giai cấp, mà gắn liền với nó là giải phóng dân tộc, giải phóng xã hội.
1. Đây là con đường cứu nước do Nguyễn Ái Quốc tìm ra khi đất nước ta
đang lâm vào khủng hoảng trầm trọng.
Việt Nam là quốc gia Đông Nam Á nằm ở vị trí chiến lược quan trọng,
trở thành mục tiêu xâm lược của các nước thực dân và đế quốc. Trước nguy cơ
ngoại xâm, Triều đình nhà Nguyễn từng bước thỏa hiệp và đến năm 1884 với
Hiệp định Patơnốt đã đầu hàng hoàn toàn thực dân Pháp, Việt Nam trở thành
“một xứ thuộc địa, dân ta là vong quốc nô, Tổ quốc ta bị giày xéo dưới gót sắt
của kẻ thù hung ác”. Trước chế độ cai trị áp bức, bóc lột của thực dân Pháp,
những phong trào yêu nước nổ ra, tiêu biểu như phong trào Cần Vương, phong
trào nông dân Yên Thế, xu hướng bạo động của Phan Bội Châu, xu hướng cải
cách của Phan Châu Trinh, phong trào của tổ chức Việt Nam Quốc dân đảng..
Đầu tiên là phong trào Cần Vương do vua Hàm Nghi và Tôn Thất Thuyết
khởi xướng (1885-1896). Hưởng ứng lời kêu gọi Cần Vương cứu nước, các
cuộc khởi nghĩa Ba Đình (Thanh Hóa), Bãi Sậy (Hưng Yên), Hương Khê (Hà
Tĩnh),… diễn ra sôi nổi, rộng khắp ba kỳ và thể hiện tinh thần quật cường
chống ngoại xâm của các tầng lớp nhân dân. Nhưng tồn thể các tầng lớp nhân
dân khơng có khả năng liên kết các trung tâm kháng Pháp trên toàn quốc. Cuộc
khởi nghĩa của Phan Đình Phùng thất bại (1896) cũng là mốc chấm dứt vai trò
lãnh đạo của giai cấp phong kiến đối với phong trào yêu nước chống thực dân
Pháp ở Việt Nam.
Thứ hai, là phong trào nông dân Yên Thế (Bắc Giang) dưới sự lãnh đạo
của Hoàng Hoa Thám, nghĩa quân đã xây dựng lực lượng chiến đấu, lập căn cứ
và đấu tranh kiên cường chống thực dân Pháp. Nhưng phong trào của Hoàng
Hoa Thám vẫn mang nặng “cốt cách phong kiến”, khơng có khả năng mở rộng
hợp tác và thống nhất tạo thành một cuộc cách mạng giải phóng dân tộc, cuối
cùng cũng bị thực dân Pháp đàn áp dẫn đến thất bại.
Thứ ba, phong trào yêu nước Việt Nam chịu ảnh hưởng, tác động của
trào lưu dân chủ tư sản, tiêu biểu là xu hướng bạo động của Phan Bội Châu, xu
9



lOMoARcPSD|9242611

hướng cải cách của Phan Châu Trinh và sau đó là phong trào tiểu tư sản trí
thức của tổ chức Việt Nam Quốc dân đảng (12-1927 đến 2-1930) đã tiếp tục
diễn ra rộng khắp các tỉnh Bắc Kỳ, nhưng tất cả đều không thành công. Phong
trào theo xu hướng này tổ chức đưa thanh niên yêu nước Việt Nam sang Nhật
Bản học tập, gọi là phong trào “Đông Du”. Đến năm 1908, Chính phủ Nhật
Bản câu kết với thực dân Pháp trục xuất lưu học sinh Việt Nam và những
người đứng đầu. Sau khi phong trào Đông Du thất bại, năm 1912 Phan Bội
Châu lập tổ chức Việt Nam Quang phục hội nhưng chương trình, kế hoạch hoạt
động của Hội lại thiếu rõ ràng. Cuối năm 1913, Phan Bội Châu bị thực dân
Pháp bắt giam tại Trung Quốc cho tới đầu năm 1917 và sau này bị quản chế tại
Huế cho đến khi ông mất (1940). Ảnh hưởng xu hướng bạo động của tổ chức
Việt Nam Quang phục hội đối với phong trào yêu nước Việt Nam đến đây
chấm dứt.
Thứ tư là xu hướng cải cách của Phan Châu Trinh. Cụ đã không rõ bản
chất của đế quốc thực dân. Do vậy, khi phong trào Duy Tân lan rộng, thực dân
Pháp đã đàn áp dã man, giết hại nhiều sĩ phu và nhân dân tham gia biểu tình.
Nhiều sĩ phu bị bắt, bị đày trong đó có Phan Châu Trinh. Phong trào chống
thuế ở Trung Kỳ bị thực dân Pháp dập tắt, cùng với sự kiện tháng 12-1907 thực
dân Pháp ra lệnh đóng cửa Trường Đơng Kinh Nghĩa Thục phản ánh sự kết
thúc xu hướng cải cách trong phong trào cứu nước của Việt Nam.
Thứ năm là phong trào của tổ chức Việt Nam Quốc dân đảng. Mục đích
của Việt Nam Quốc dân đảng là đánh đuổi thực dân Pháp xâm lược, giành độc
lập dân tộc, xây dựng chế độ cộng hòa tư sản với phương pháp đấu tranh vũ
trang nhưng theo lối manh động, áp sát cá nhân và lực lượng chủ yếu là binh
lính và sinh viên... Cuộc khởi nghĩa nổ ra ở một số tỉnh, chủ yếu và mạnh nhất
là ở Yên Bái (2-1930) tuy oanh liệt nhưng nhanh chóng bị thất bại.

Như vậy, rõ ràng vào những năm cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX truyền
thống yêu nước, bất khuất kiên cường chống giặc ngoại xâm đã diễn ra quyết
liệt, liên tục và rộng khắp. Dù với nhiều cách thức tiến hành khác nhau, song
đều hướng đến mục tiêu đánh đổ chế độ thuộc địa, giành độc lập cho dân tộc.
Tuy nhiên, các phong trào đều thất bại. Nguyên nhân là do thiếu đường lối
chính trị đúng đắn để giải quyết triệt để những mâu thuẫn cơ bản, chủ yếu của
xã hội lúc bấy giờ, chưa có một tổ chức vững mạnh để tập hợp giác ngộ và
lãnh đạo toàn dân tộc, chưa xác định được phương pháp đấu tranh thích hợp để
đánh đổ kẻ thù. Nhiệm vụ lịch sử cấp thiết đặt ra cho thế hệ yêu nước đương
thời là cần phải có một tổ chức cách mạng tiên phong, có đường lối cứu nước
10


lOMoARcPSD|9242611

đúng đắn để giải phóng dân tộc. Lúc này, con đường cách mạng vô sản là con
đường duy nhất.
2. Giai cấp cơng nhân là giai cấp duy nhất có khả năng lãnh đạo cách
mạng đi đến thành công.
Đầu thế kỷ XX có những chuyển biến trong xã hội Việt Nam. Bên cạnh
việc phân hóa những giai cấp cũ trong xã hội còn xuất hiện thêm những tầng
lớp, giai cấp mới. Xã hội Việt Nam lúc bấy giờ có năm giai cấp: nông dân, địa
chủ, công nhân, tư sản, tiểu tư sản, trí thức.
Dưới chế độ phong kiến, giai cấp địa chủ là một trong những giai cấp cơ
bản trong xã hội. Khi Việt Nam trở thành thuộc địa của Pháp, một bộ phận địa
chủ câu kết với thực dân Pháp và làm tay sai đắc lực cho chúng trong việc ra
sức đàn áp phong trào yêu nước và bóc lột nông dân theo phương thức phong
kiến; một bộ phận khác nêu cao tinh thần dân tộc khởi xướng và lãnh đạo các
phong trào chống Pháp và bảo vệ chế độ phong kiến; một số trở thành lãnh đạo
phong trào nông dân chống thực dân Pháp và phong kiến phản động; một bộ

phận nhỏ chuyển sang kinh doanh theo lối tư bản.
Giai cấp nông dân chiếm số lượng đông đảo nhất (khoảng hơn 90% dân
số), đồng thời là một giai cấp bị phong kiến, thực dân bóc lột nặng nề nhất. Do
vậy, ngồi mâu thuẫn giai cấp vốn có với giai cấp địa chủ, từ khi thực dân
Pháp xâm lược, giai cấp nơng dân cịn có mâu thuẫn sâu sắc với thực dân xâm
lược. Tinh thần cách mạng của nông dân không chỉ gắn liền với ruộng đất, với
đời sống hàng ngày của họ, mà cịn gắn bó sâu sắc với tình cảm q hương đất
nước, văn hóa dân tộc. Tuy là lực lượng hùng hậu nhưng giai cấp nông dân vẫn
mang nặng tư tưởng phong kiến, tinh thần cách mạng không triệt để, không đại
diện cho phương thức sản xuất tiến bộ. Do đó khơng thể lãnh đạo cách mạng đi
tới thành công.
Giai cấp tư sản Việt Nam xuất hiện trong thời gian chiến tranh thế giới
thứ nhất (1914-1918). Một bộ phận gắn liền lợi ích với tư bản Pháp, trở thành
tầng lớp tư sản mại bản. Một bộ phận là giai cấp tư sản dân tộc mâu thuẫn với
tư bản Pháp và triều đình phong kiến, nhưng thế lực kinh tế yếu ớt, do vậy tuy
có tinh thần yêu nước chống đế quốc nhưng họ khơng có khả năng lãnh đạo
cách mạng. Tầng lớp tiểu tư sản (tiểu thương, tiểu chủ, sinh viên, …) bị đế
quốc, tư bản chèn ép, khinh miệt, do đó có tinh thần dân tộc, yêu nước và rất
nhạy cảm về chính trị và thời cuộc. Tuy nhiên, do địa vị kinh tế bấp bênh, thái
độ hay dao động, thiếu kiên định, do đó họ không thể lãnh đạo cách mạng.
11

Downloaded by tran quang ()


lOMoARcPSD|9242611

Giai cấp trí thức bao gồm những người hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực
nghiên cứu, giảng dạy, ứng dụng khoa học, văn học, nghệ thuật, lãnh đạo và
quản lý... Sản phẩm lao động của trí thức tác động quyết định đến năng suất

lao động, đến sự phát triển xã hội về cả mặt đời sống vật chất và cả về đời
sống tinh thần. Vai trò và tư tưởng của họ phụ thuộc vào giai cấp thống trị xã
hội. Trong các chế độ tư hữu đa số trí thức là những người lao động bị áp bức,
bóc lột. Khi được sự lãnh đạo của giai cấp cơng nhân, trí thức trở thành người
làm chủ xã hội và đóng góp to lớn trong sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội.
Giai cấp cơng nhân Việt Nam được hình thành với việc thực dân Pháp
thiết lập các nhà máy, xí nghiệp, cơng xưởng, khu đồn điền... Đặc tính cách
mạng của giai cấp cơng nhân là: Kiên quyết, triệt để, tập thể, có tổ chức, có kỷ
luật. Lại vì là giai cấp tiên tiến nhất trong sức sản xuất, gánh trách nhiệm đánh
đổ chế độ tư bản và đế quốc, để xây dựng một xã hội mới, giai cấp cơng nhân
có thể thấm nhuần một tư tưởng cách mạng nhất, tức là Chủ nghĩa Mác-Lênin.
Đồng thời, tinh thần đấu tranh của họ ảnh hưởng và giáo dục các tầng lớp
khác. Vì vậy, về mặt chính trị, tư tưởng, tổ chức và hành động, giai cấp cơng
nhân đều giữ vai trị lãnh đạo. Do vậy, tuy lực lượng cơng nhân Việt Nam cịn
ít, nhưng sớm vươn lên tiếp nhận tư tưởng tiên tiến của thời đại, nhanh chóng
phát triển từ tự phát đến tự giác, thể hiện là giai cấp có năng lực lãnh đạo cách
mạng.
Qua đó, có thể thấy chỉ có giai cấp cơng nhân là phù hợp với những đặc
tính của cách mạng. Giai cấp cơng nhân có đủ tố chất lãnh đạo, đặc tính cách
mạng dẫn đến tính tổ chức, kỉ luật và sự liên kết bên trong. Do ra đời trước
giai cấp tư sản Việt Nam và gắn liền với sản xuất đại công nghiệp nên giai cấp
công nhân Việt Nam có điều kiện sớm giữ vai trị lãnh đạo và giành ưu thế
ngay từ khi có Đảng.
3. Con đường cách mạng vô sản hướng tới xã hội chủ nghĩa.
Theo Nguyễn Ái Quốc, xã hội chủ nghĩa là một xã hội ở đó quần chúng
nhân dân có đời sống ấm lo, hạnh phúc, dân tộc không rơi vào lệ thuộc. Đối
với Nguyễn Ái Quốc, một xã hội phát triển được đo bằng các tiêu chí tồn
diện, trong đó tự do, hạnh phúc của con người là tiêu chí quan trọng nhất, nó
như cái lõi xuyên suốt chế độ xã hội. Người viết: “Mục đích của cách mạng là
xây dựng một nước Việt Nam độc lập, thống nhất, tự do, giàu mạnh. Làm cho

nhân dân được hưởng hạnh phúc và xây dựng một xã hội sung sướng, vẻ
vang.”
12

Downloaded by tran quang ()


lOMoARcPSD|9242611

Đối với sự nghiệp cách mạng Việt Nam, khơng cịn con đường nào khác
ngoài con đường đi lên CNXH; cách mạng Việt Nam trở thành một bộ phận
của cách mạng thế giới, vận động và phát triển theo quỹ đạo cách mạng vô sản
và trào lưu phát triển của thời đại mới từ sau Cách mạng Tháng Mười Nga, đó
là “cẩm nang thần kỳ” đưa cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc đến thành công;
và trên thực tế, thắng lợi của cách mạng Việt Nam đã xác nhận tính đúng đắn
của sự lựa chọn đó.
Thực tiễn vận động và phát triển của cách mạng Việt Nam sau năm 1930
cho thấy: sự lựa chọn con đường cách mạng vô sản theo tư tưởng Cách mạng
Tháng Mười Nga, độc lập dân tộc gắn liền với CNXH là sự lựa chọn sáng suốt,
duy nhất đúng đắn, với vai trò to lớn của lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí
Minh, người tìm đường, mở đường và dẫn đường cho dân tộc Việt Nam.
4. Mă ̣t khác, con đường này đã có tiền lệ trên thế giới (Nga)
Cách mạng Tháng Mười Nga vĩ đại đã có ảnh hưởng trực tiếp, nhiều mặt
đến việc ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam, trước tiên là ảnh hưởng trực tiếp
và sâu sắc tới Nguyễn Ái Quốc - người thanh niên Việt Nam yêu nước đang
bôn ba ở nhiều quốc gia để tìm con đường cứu nước, giải phóng dân tộc khỏi
ách đơ hộ của thực dân Pháp.
Ngày 25/10 theo lịch Nga (tức ngày 7/11/1917), giai cấp công nhân và
nhân dân lao động Nga, dưới sự lãnh đạo của Đảng Bôn-sê-vic đã làm nên
cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa đầu tiên trên thế giới. Sự vận động của các

mâu thuẫn xã hội và dân tộc trong lòng xã hội Nga trong những năm đầu thế
kỷ XX cùng những hậu quả nặng nề của cuộc chiến tranh thế giới lần thứ nhất
đã đưa nước Nga đến tình thế cách mạng trực tiếp, lật đổ ách thống trị của giai
cấp địa chủ và tư bản Nga, đáp ứng khát vọng ruộng đất, khát vọng hịa bình,
chấm dứt chiến tranh của nơng dân, cơng nhân và binh lính nước Nga. Vì thế
cuộc cách mạng này thành cơng hồn tồn không phải là một “ngẫu nhiên của
lịch sử”.
Cách mạng Tháng Mười Nga thắng lợi đã mở ra cơ hội để hiện thực hóa
lý tưởng của chủ nghĩa xã hội khoa học là giải phóng giai cấp, giải phóng xã
hội và giải phóng con người, lập ra nhà nước Nga xơ-viết - nhà nước công
nông đầu tiên trên thế giới, xây dựng một chế độ xã hội mới do nhân dân lao
động làm chủ. Ngay sau khi giành được chính quyền, Chính phủ cơng - nơng binh do V.I. Lênin đứng đầu đã ban hành “Sắc lệnh hịa bình” và “Sắc lệnh
13

Downloaded by tran quang ()


lOMoARcPSD|9242611

ruộng đất”, cùng các chính sách: ngày làm việc 8 giờ, giáo dục và chữa bệnh
không mất tiền, nam nữ bình quyền, các dân tộc có quyền bình đẳng, tự do tín
ngưỡng… Các chính sách này đã thể hiện tính triệt để của cuộc cách mạng, sự
hiện thực hóa tính nhân bản, cao đẹp của lý tưởng Cách mạng Tháng Mười.
Với ý nghĩa, tầm vóc đó, Cách mạng Tháng Mười Nga đã tác động to lớn và
sâu sắc đối với sự phát triển của phong trào cách mạng thế giới, phong trào
cộng sản và cơng nhân quốc tế trong đó có Việt Nam. Thắng lợi của cuộc cách
mạng này khơng chỉ là niềm cổ vũ, động viên, khích lệ, truyền cảm hứng và
tinh thần đấu tranh cho giai cấp vô sản, cho các dân tộc bị áp bức trên thế giới
mà cịn vạch ra cách thức để giai cấp vơ sản thực hiện thành cơng cuộc cách
mạng giành chính quyền, giành quyền làm chủ, giải phóng khỏi sự áp bức, bao

gồm cả áp bức dân tộc và áp bức giai cấp. Hơn thế nữa, với sự đời của nhà
nước Xô-Viết đầu tiên trên thế giới, Cách mạng Tháng Mười Nga đã đưa ra
một mơ hình nhà nước kiểu mới sau khi giai cấp vơ sản giành được chính
quyền.
Vì vậy, Nguyễn Ái Quốc đã khẳng định “Cách mạng vô sản là con đường
duy nhất để cứu nước và giải phóng dân tộc chứ không phải con đường nào
khác”
IV. Giá trị, ý nghĩa luận điểm
1. Đối với Việt Nam
1.
Bước ngoặt lớn, giải thoát cho sự khủng hoảng về
2.
Đây là cuộc cách mạng triệt để nhất phù hợp với yêu cầu của cách mạng
Việt Nam và xu thế phát triển của thời đại, tạo bước ngoặt lớn, giải thoát cho
sự khủng hoảng về đường lối.
Việc lựa chọn con đường giải phóng dân tộc theo khuynh hướng cách
mạng vơ sản, thể hiện tầm nhìn chiến lược và phù hợp với xu thế thời đại, đáp
ứng nhu cầu, nguyện vọng của các tầng lớp nhân dân lao động. Đến thời điểm
này, cách mạng vô sản là cuộc cách mạng toàn diện, sâu sắc và triệt để nhất.
Cuộc cách mạng đó khơng chỉ giải phóng giai cấp, mà gắn liền với nó là giải
phóng dân tộc, giải phóng xã hội.
“Chỉ có chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản mới có thể giải quyết
triệt để vấn đề độc lập cho dân tộc, mới có thể đem lại cuộc sống tự do, ấm no
và hạnh phúc thực sự cho tất cả mọi người, cho các dân tộc”.
Thực tiễn vận động và phát triển của cách mạng Việt Nam sau năm 1930
cho thấy: sự lựa chọn con đường cách mạng vô sản theo tư tưởng Cách mạng
Tháng Mười Nga, độc lập dân tộc gắn liền với CNXH là sự lựa chọn sáng suốt,
14

Downloaded by tran quang ()



lOMoARcPSD|9242611

duy nhất đúng đắn, với vai trò to lớn của lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí
Minh, người tìm đường, mở đường và dẫn đường cho dân tộc Việt Nam.
2. Đối với thế giới
Là một nguồn cổ vũ, động viên to lớn đối với các dân tộc đang chịu áp
bức trên tồn thế giới trong cơng cuộc đấu tranh vì độc lập và tự do. Góp phần
mở ra cho các dân tộc thuộc địa con đường giải phóng dân tộc gắn với sự tiến
bộ xã hội
V. Liên hệ thực tiễn
Luận điểm: “Muốn cứu nước và giải phóng dân tộc khơng có con đường
nào khác con đường cách mạng vơ sản”- một chân lý thời đại mà giá trị và sức
sống của nó cịn mãi với tiến trình phát triển của xã hội loài người, đặc biệt là
đối với các dân tộc thuộc địa.
1. Với xã hội
Luận điểm là sự định hướng phương hướng, đường lối và phương pháp
cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam.
Ngay khi thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam vào tháng 2 năm 1930,
trong “Chánh cương vắn tắt của Đảng”, Đảng đã đề ra quan điểm "làm tư sản
dân quyền cách mạng và thổ địa cách mạng để đi tới xã hội cộng sản”. Quan
điểm này được Đảng ta phát triển trong Luận cương chính trị tháng 10 năm
1930, đặc biệt là được thể hiện rất rõ trong Đại hội II của Đảng năm 1951,
khẳng định cách mạng Việt Nam mang tính chất cách mạng dân tộc, dân chủ,
nhân dân do Đảng của giai cấp cơng nhân lãnh đạo.
Đại hội đại biểu tồn quốc lần thứ III của Đảng tiếp tục khẳng định con
đường cách mạng Việt Nam là con đường cách mạng vô sản với việc xác định
nhiệm vụ của cách mạng cả nước là xây dựng một nước Việt Nam hịa bình,
thống nhất, độc lập, dân chủ, giàu mạnh, giải phóng miền Nam, đưa miền Bắc

lên chủ nghĩa xã hội.
Sau khi thống nhất đất nước, hồn thành cơng cuộc giải phóng dân tộc,
năm 1976, tại Đại hội IV Đảng ta chủ trương đưa cả nước đi lên chủ nghĩa xã
hội.

15

Downloaded by tran quang ()


lOMoARcPSD|9242611

Hiện thực hóa con đường cách mạng vơ sản vào tình hình thực tiễn Việt
Nam, trong thời kỳ đấu tranh giành độc lập (1930 - 1945), Đảng và Nguyễn Ái
Quốc xác định: Độc lập dân tộc là nhiệm vụ trọng tâm, trước hết và trên hết;
đấu tranh giành độc lập dân tộc là nội dung chủ đạo, chủ nghĩa xã hội chưa đặt
ra trực tiếp mà là phương hướng tiến lên. “Chánh cương vắn tắt của Đảng”
được thông qua tại Hội nghị thành lập Đảng xác định “làm tư sản dân quyền
cách mạng và thổ địa cách mạng để đi tới xã hội cộng sản”. Trong thời kỳ vận
động Cách mạng Tháng Tám (1939 - 1945), trước những diễn biến mới của
tình hình thế giới và trong nước, Hội nghị lần thứ tám Ban Chấp hành Trung
ương (5-1941), khẳng định: “Trong lúc này nếu không giải quyết được vấn đề
dân tộc giải phóng, khơng địi được độc lập, tự do cho tồn thể dân tộc, thì
chẳng những tồn thể quốc gia dân tộc còn chịu mãi kiếp ngựa trâu, mà quyền
lợi của bộ phận, giai cấp đến vạn năm cũng khơng địi lại được”. Đặt nhiệm vụ
giải phóng dân tộc lên hàng đầu chính là quan điểm đúng đắn, sáng tạo, quyết
định đến thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám năm 1945.
Trong thời kỳ đổi mới, Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá
độ lên chủ nghĩa xã hội năm 1991, bổ sung, phát triển năm 2011 của Đảng tiếp
tục khẳng định con đường phát triển của dân tộc Việt Nam là đi lên chủ nghĩa

xã hội; khẳng định mục tiêu lớn của thời đại là độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã
hội. Xã hội chủ nghĩa mà nhân dân ta xây dựng là một xã hội: “Dân giàu, nước
mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh; do nhân dân làm chủ; có nền kinh tế phát
triển cao dựa trên lực lượng sản xuất hiện đại và quan hệ sản xuất tiến bộ phù
hợp; có nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc; con người có cuộc sống
ấm no tự do hạnh phúc, có điều kiện phát triển toàn diện; các dân tộc trong
cộng đồng Việt Nam bình đẳng, đồn kết, tơn trọng và giúp nhau cùng phát
triển; có Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì
nhân dân do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo; có quan hệ hữu nghị và hợp
tác với các nước trên thế giới”. Chủ nghĩa xã hội xóa bỏ triệt để chế độ chiếm
hữu tư nhân tư bản chủ nghĩa về tư liệu sản xuất, là nguồn gốc sinh ra tình
trạng người bóc lột người, xác lập chế độ cơng hữu về tư liệu sản xuất chủ yếu,
cơ sở kinh tế đảm bảo cho nhân dân lao động thốt khỏi đói nghèo, hướng tới
cuộc sống ấm no, hạnh phúc, xây dựng xã hội công bằng, dân chủ, văn minh,
tạo điều kiện giải phóng và phát triển con người tồn diện. Độc lập dân tộc là

16

Downloaded by tran quang ()


lOMoARcPSD|9242611

điều kiện tiên quyết để thực hiện chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa xã hội là cơ sở
đảm bảo vững chắc cho độc lập dân tộc.
Cách mạng Việt Nam thuộc phạm trù cách mạng vơ sản. Điều đó quyết
định vai trò lãnh đạo cách mạng tất yếu thuộc về giai cấp cơng nhân mà đội
tiên phong của nó là Đảng Cộng sản Việt Nam. Lực lượng tiến hành cách mạng
giải phóng dân tộc là tồn dân Việt Nam u nước mà nịng cốt là khối liên
minh cơng - nơng - trí thức. Những nhân tố này lại quy định tính tất yếu dẫn

đến phương hướng phát triển lên chủ nghĩa xã hội của cách mạng giải phóng
dân tộc. Rõ ràng định hướng đi lên chủ nghĩa xã hội của cách mạng dân tộc
dân chủ nhân dân ở Việt Nam được chi phối và chế định bởi các nhân tố bên
trong của cuộc cách mạng đó:
Về chính trị: xác định và xây dựng các yếu tố của hệ thống chính trị do
giai cấp công nhân lãnh đạo.
Về kinh tế: bước đầu xây dựng được các cơ sở kinh tế mang tính chất xã
hội chủ nghĩa, từng bước cải thiện đời sống Nhân dân.
Về văn hóa xã hội, đời sống tinh thần: trong cách mạng dân tộc dân chủ,
khối quần chúng cơng - nơng - trí thức và các giai tầng xã hội khác đã có ý
thức giác ngộ, đồn kết trong một mặt trận dân tộc thống nhất; những nhân tố
mới của văn hóa, giáo dục đã được hình thành dưới ánh sáng của chủ nghĩa
Mác - Lê nin và tư tưởng Hồ Chí Minh.
Từ khi ra đời đến nay, Đảng Cộng sản Việt Nam, do Chủ tịch Hồ Chí
Minh vĩ đại sáng lập và rèn luyện, đã lãnh đạo cách mạng Việt Nam đi từ thắng
lợi này đến thắng lợi khác. Đó là thắng lợi của các cuộc kháng chiến oanh liệt
để giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc, đánh thắng chủ nghĩa thực dân cũ và
mới, hoàn thành cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân, thống nhất Tổ quốc,
thực hiện công cuộc đổi mới, đưa cả nước đi lên chủ nghĩa xã hội, góp phần
quan trọng vào cuộc đấu tranh của nhân dân thế giới vì hịa bình, độc lập, dân
chủ, tiến bộ xã hội và chủ nghĩa xã hội.
2. Thế giới
Trong bài “Giá trị của tư tưởng Hồ Chí Minh”, ngun Phó Giám đốc
Học viện Chính trị - Trường Đảng Êtiơpia Têshơm Kêbêđe đã viết: “Những tư
tưởng của Hồ Chí Minh có ảnh hưởng to lớn trong việc khuyến khích và cung
17

Downloaded by tran quang ()



lOMoARcPSD|9242611

cấp tri thức cho các lãnh tụ của giai cấp công nhân và các nhà cách mạng ở Á,
Phi và Mỹ Latinh giải quyết một cách triệt để vấn đề dân tộc”.
Chủ nghĩa tư bản đã từng có vai trị lịch sử trong các thế kỷ trước nhưng
đã và đang bộc lộ những hạn chế không thể khắc phục nổi trong việc giải quyết
các vấn đề dân tộc, giai cấp, vấn đề xóa bỏ chế độ người bóc lột người, chiến
tranh, bảo vệ mơi trường, bảo đảm cơng bằng, bình đẳng xã hội, chăm lo phát
triển con người, giữ gìn bản sắc văn hóa của các dân tộc. Do bản chất của
mình, ngày nay, chủ nghĩa tư bản hiện đại vẫn khơng từ bỏ chính sách thực dân
xâm lược với nhiều biến tướng mới rất tinh vi và xảo quyệt nhằm bóc lột các
nước kém phát triển, chậm phát triển. Những cuộc chiến tranh và can thiệp
quân sự của các nước phương Tây vào các quốc gia độc lập có chủ quyền trong
những thập niên 90 của thế kỷ XX và thập niên đầu của thế kỷ XXI, đặc biệt
gần đây, cuộc tấn công quân sự của Liên quân do NATO lãnh đạo chống Libi,
cho dù cố che đậy với những lý do gì, thì về thực chất vẫn là các cuộc xâm
lược nhằm mục đích phân chia lại thị trường thế giới, giành giật tài ngun,
mơi trường, duy trì hoặc áp đặt ảnh hưởng của họ lên các nước đang lựa chọn
con đường phát triển của dân tộc mình, ngăn cản quá trình vận động, phát triển
lên chủ nghĩa xã hội của các quốc gia đã giành được độc lập, buộc các quốc
gia này phải phụ thuộc vào chủ nghĩa tư bản.
Bài học lịch sử trong thế kỷ XX và thập kỷ đầu của thế kỷ XXI cảnh tỉnh
chúng ta rằng, còn chủ nghĩa tư bản là còn nguy cơ bị xâm lược; độc lập dân
tộc, chủ quyền quốc gia, sự thống nhất đất nước còn bị đe dọa. Do đó, chủ
nghĩa tư bản quyết khơng phải là sự lựa chọn của nhân loại trong thời đại ngày
nay. Chỉ có đi theo con đường cách mạng vơ sản, gắn độc lập dân tộc với chủ
nghĩa xã hội thì độc lập dân tộc mới được giữ vững, nhân dân lao động mới
được giải phóng thực sự. Đó cũng chính là chân lý thời đại mà cách đây 100
năm, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã lĩnh hội được ở chủ nghĩa Mác - Lênin trên
hành trình đi tìm đường cứu nước, cứu dân của mình.

Hiện nay, tuy cách mạng vơ sản thế giới đang đứng trước những thách
thức to lớn do sự chống phá quyết liệt của chủ nghĩa tư bản; Tuy vậy, nhiều
nước ở châu Á, Phi, Mỹ Latinh vẫn giương ngọn cờ độc lập dân tộc đi lên chủ
nghĩa xã hội dưới nhiều hình thức. Trong khi một số mơ hình chủ nghĩa xã hội
ở một số nước Đơng Âu sụp đổ, một số mơ hình chủ nghĩa xã hội mới - sản
18

Downloaded by tran quang ()


lOMoARcPSD|9242611

phẩm của quá trình đổi mới chủ nghĩa xã hội - như Trung Quốc, Việt Nam, Cu
Ba với những thành tựu to lớn, khẳng định sức sống của chủ nghĩa xã hội đổi
mới, trở thành tấm gương sáng để các dân tộc khác noi theo. Con đường đi lên
chủ nghĩa xã hội của các dân tộc dù có khó khăn, phức tạp, nhưng theo quy
luật tiến hóa của lịch sử, loài người nhất định tiến tới chủ nghĩa xã hội.
3. Bản thân
Nay đất nước thời bình, tồn Đảng tồn dân chung sức chung lòng xây
dựng đất nước giàu mạnh theo hướng xã hội chủ nghĩa. Là một công dân Việt
Nam và một sinh viên đang học tập tại trường Đại học Kinh tế quốc dân, em
nhận thức được bản thân mình cần:
Về chính trị:
Quyền được tham gia rộng rãi vào cơng việc quản lý nhà nước của nhân
dân chính là nội dung dân chủ trên lĩnh vực chính trị. Như vậy, khi còn đang là
sinh viên còn học tập tại mơi trường đại học, ngồi việc học tập các mơn
chun ngành, em nghiên cứu và tìm hiểu về pháp luật, chính sách, kế hoạch
của Nhà Nước. Khi nắm vững những kiến thức cơ bản, việc tham gia đóng góp
ý kiến vào công việc của nhà nước sẽ trở nên hiệu quả và dễ dàng hơn. Em
thường xuyên xem các trang web pháp luật, tin tức và thời sự nhằm nắm bắt

các thơng tin một cách đều đặn, chính xác và khoa học. Khi có các cơng việc,
cuộc họp tại nơi cư chú cần ý kiến người dân, đây là cơ hội tốt để em tham gia
q trình đóng góp sức mình vào xây dựng mơi trường sống. Hơn thế nữa, em
đang có dự định tiến xa hơn, mong muốn trở thành cán bộ giúp ích cho dân.
Do đó, việc trau dồi kiến thức về Đảng và các nội quy, chính sách đang thuộc
ưu tiên hàng đầu.
Một công dân thực hiện tốt quyền dân chủ của mình một cách rõ nhất sẽ
thông qua việc bầu cử. Cá nhân em năm 2021 là năm đầu tiên em tham gia bầu
cử. Những người trúng cứ sẽ trở thành đại biểu, làm công tác quản lý các vấn
đề của người dân, vì vậy việc bầu cử giống như chìa khóa mở ra sự phát triển
hay không của một cộng đồng. Xác định rõ tầm quan trọng của tấm phiếu, em
đã có những tìm hiểu về những ứng cử viên, đưa ra các phân tích để chọn ra
những gương mặt tiêu biểu, sẵn sàng lắng nghe tâm tư của dân, vì dân làm việc
có trách nhiệm. Những năm sau này, em cố gắng giữ vững tinh thần dân chủ,
thực hiện bầu cử văn minh.
19

Downloaded by tran quang ()


lOMoARcPSD|9242611

Song hành với đó, con người có trách nhiệm thực hiện đầy và đủ quyền
và nghĩa vụ của mình với tổ quốc, chấp hành luật pháp và các chủ trương chính
sách của Đảng và Nhà nước. Tìm hiểu và học tập phong cách sống của Người,
tiếp thu các tư tưởng của Bác về con người và đất nước.
Về kinh tế:
Tuy em chưa tham gia vào lực lượng sản xuất trực tiếp nhưng luôn xác
định: Trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, tăng trưởng
kinh tế luôn gắn với bảo đảm công bằng, thực hiện tiến bộ xã hội, chế độ công

hữu về tư liệu sản xuất chủ yếu và thực hiện chế độ phân phối lợi ích theo kết
quả lao động là chủ yếu. Quá trình dân chủ hóa trong lĩnh vực kinh tế ngày
càng mở rộng đồng nghĩa quyền làm chủ trong quá trình sản xuất kinh doanh,
quản lý và phân phối cũng mở rộng, phải coi lợi ích kinh tế của người lao động
là động lực cơ bản nhất có sức thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển. Phát triển
đa dạng các hình thức sở hữu, các thành phần kinh tế, các loại hình doanh
nghiệp... Cơng bằng trong phân phối theo kết quả lao động, hiệu quả kinh tế,
đồng thời theo mức đóng góp vốn cùng các nguồn lực khác và phân phối thông
qua hệ thống an sinh xã hội, phúc lợi xã hội. Để từ đó, em học tập, nâng cao kỹ
năng, học hỏi kinh nghiệm để sau này góp mình xây dựng nền kinh tế theo
hướng dân chủ xã hội chủ nghĩa.
Về tư tưởng - văn hóa - xã hội:
Trước hết, khi em vẫn còn là sinh viên, nhiệm vụ hàng đầu là học tập
thật tốt, chăm chỉ và không ngừng tu dưỡng đạo đức, nâng cao kỹ năng bản
thân để trở thành một công dân tốt, giúp một phần sức mình vào cơng cuộc xây
dựng, phát triển đất nước theo hướng chủ nghĩa xã hội.
Nền dân chủ xã hội chủ nghĩa lấy hệ tư tưởng Mác - Lênin - hệ tư tưởng
của giai cấp công nhân, làm chủ đạo. Như vậy, việc học tập tốt các mơn lý
luận, chính trị kinh tế, xã hội chủ nghĩa liên quan tới Mác – Lênin sẽ giúp ta có
nền tảng kiến thức khoa học, loại bỏ lối sống suy nghĩ tư bản, phong kiến. Cá
nhân phải dân chủ, có nghĩa là làm chủ bản thân, tự do, làm chủ cuộc đời, yêu
thương, đồn kết khơng cổ hủ lạc hậu như phong kiến hay khơng đặt mình lên
trên lợi ích của tất cả như tư bản. Bản thân tự do tín ngưỡng, tự do tơn giáo,
văn hóa nhưng phù hợp với truyền thống dân tộc cũng như các quy định của
nhà nước. Tôn trọng văn hóa tư tưởng tơn giáo của người khác.
20

Downloaded by tran quang ()



lOMoARcPSD|9242611

Kế thừa, phát huy những tinh hoa văn hóa truyền thống dân tộc; tiếp thu
những giá trị tư tưởng - văn hóa, văn minh, tiến bộ xã hội là một trong những
nhiệm vụ quan trọng cần lưu ý. Các phong tục tập quán như thờ cúng tổ tiên, lễ
tết, đám cưới, đám hỏi… đã được xây dựng từ rất lâu đời và cịn duy trì đến
tận ngày nay. Truyền thống hiếu học, hiếu thảo với ơng bà cha mẹ, đồn kết
xóm làng, lá lành đùm lá rách, … ln ln được con cháu đời sau tiếp nối. Tự
hào sinh ra là con rồng cháu tiên, em ln giữ cho mình những tinh hoa của
văn hóa Việt, đồng thời khơng ngừng học hỏi những tư tưởng tiến bộ khác của
các dân tộc khác, hoặc thậm trí là các quốc gia khác nhằm làm phong phú vỗn
hiểu biết, mở rộng kiến thức, sáng tạo góp mình làm phong phú nền văn hóa,
tư tưởng dân tộc.
Cuối cùng, em có trách nhiệm lên án, bày tỏ thái độ trước những hủ tục
cổ hủ lạ hậu, những tư tưởng lỗi thời, phản động chống lại chế độ dân chủ hay
những văn hóa phẩm đồi trụy du nhập vào nước ta. Việc các văn hóa cổ xưa
phản khoa học, mất tính nhân văn và khơng cịn phù hợp với hiện đại cần được
bãi bỏ, xóa sổ. Ngoài ra việc tiếp thu các luồng tư tưởng văn hóa nước ngồi là
điều được hưởng ứng nhưng với quan điểm hịa nhập chứ khơng hịa tan và
tiếp thu có chọn lọc, chúng ta cần làm mới bản thân từng ngày song khơng
được qn đi những giá trị vốn có của dân tộc ta.

21

Downloaded by tran quang ()


lOMoARcPSD|9242611

Tài liệu tham khảo

1. Giáo trình Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam
2. Giáo trình Tư tưởng Hồ Chí Minh
3. Bài đăng trên Tạp chí Lý luận chính trị số 3-2015
4. Bài đăng trên Tạp chí Tổ chức Nhà nước số 17-3-2020
5. Bài đăng trên Tạp chí Tổ chức Nhà nước số 27-8-2020

22

Downloaded by tran quang ()



×