Tải bản đầy đủ (.docx) (137 trang)

TÁC ĐỘNG CỦA RỦI RO THANH KHOẢNĐẾN LỢI NHUẬN CỦA CÁC NGÂN HÀNGTHƯƠNG MẠI CỔ PHẦN TẠI VIỆT NAM 10598656-2535-013328.htm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.26 MB, 137 trang )


P===================!
Bộ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP.HỒ CHÍ MINH

TRẦN THỊ THẢO

TÁC ĐỘNG CỦA RỦI RO THANH KHOẢN
ĐẾN LỢI NHUẬN CỦA CÁC NGÂN HÀNG
THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN TẠI VIỆT NAM

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
CHUYÊN NGÀNH: TÀI CHÍNH - NGÂN HÀNG
MÃ SỐ: 7340201

TP. HỒ CHÍ MINH - NĂM 2021


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆTNAM

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP.HỒ CHÍ MINH

TRẦN THỊ THẢO

TÁC ĐỘNG CỦA RỦI RO THANH KHOẢN
ĐẾN LỢI NHUẬN CỦA CÁC NGÂN HÀNG


THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN TẠI VIỆT NAM
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
CHUYÊN NGÀNH: TÀI CHÍNH - NGÂN HÀNG
MÃ SỐ: 7340201

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
PGS.,TS. LÊ PHAN THỊ DIỆU THẢO

TP. HỒ CHÍ MINH - NĂM 2021


TĨM TẮT LUẬN VĂN
Mục tiêu chính của luận văn là kiểm định tác động của rủi ro thanh khoản đến
lợi nhuận của các NHTMCP tại Việt Nam và từ đó gợi ý một số chính sách góp phần
kiểm sốt rủi ro thanh khoản và nâng cao lợi nhuận của các NHTMCP tại Việt Nam.
Luận văn đã thực hiện các nội dung sau như đề cập và xem xét các cơ sở lý thuyết về
rủi ro thanh khoản và lợi nhuận của ngân hàng. Đồng thời, tác giả sử dụng chỉ số tỷ
suất lợi nhuận trên tổng tài sản (ROA), tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE)
để đo lường lợi nhuận của các ngân hàng. Trên cơ sở lý thuyết và các nghiên cứu có
liên quan, tác giả đã xác định biến đo lường rủi ro thanh khoản, các biến thuộc đặc
điểm bên trong ngân hàng và các biến thuộc yếu tố vĩ mô tác động đến lợi nhuận của
các NHTMCP tại Việt Nam.
Tác giả đã áp dụng phương pháp nghiên cứu định lượng với mơ hình REM và
mơ hình SGMM. Kết quả nghiên cứu cho thấy khe hở tài trợ có mối quan hệ ngược
chiều với lợi nhuận của ngân hàng được đo lường bằng tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài
sản (ROA) với mức ý nghĩa 1% tuy nhiên lại tác động cùng chiều với lợi nhuận ngân
hàng được đo lường bằng tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE) với mức ý
nghĩa 10%. Chứng tỏ khe hở tài trợ có thể tác động theo các chiều hướng khác nhau
đối với lợi nhuận của các ngân hàng. Khi ngân hàng có tổng dư nợ nhiều hơn tổng
nguồn vốn huy động được ngân hàng sẽ tạo ra được lợi nhuận nhiều hơn. Bên cạnh

đó việc tăng trưởng nguồn vốn huy động quá nhanh trong khi tăng trưởng tín dụng
chậm cũng sẽ làm giảm lợi nhuận của ngân hàng. Đồng thời, các biến bao gồm quy
mô ngân hàng (SIZE), chỉ số trạng thái tiền mặt (CASH), tỷ lệ tiền gửi khách hàng
trên tổng tài sản (DEP), tỷ lệ nợ xấu (NPL), tốc độ tăng trưởng kinh tế hằng năm
(GDP) và tỷ lệ lạm phát (INF) đều có tác động đáng kể đến lợi nhuận của ngân hàng.
Trên cơ sở đó, tác giả đã đưa ra những gợi ý chính sách nhằm kiểm sốt rủi ro thanh
khoản và nâng cao lợi nhuận của các NHTMCP tại Việt Nam.
Từ khóa: Rủi ro thanh khoản, ROA, ROE, lợi nhuận, NHTMCP, Việt Nam.

i


ABSTRACT
The thesis' major goal is to investigate the influence of liquidity risks on
commercial bank profitability in Vietnam and, as a result, propose a variety of
strategies to help commercial banks in Vietnam control liquidity risks and improve
profitability. The following items were included in the thesis: mentioning and
reviewing the theoretical underpinning of liquidity risk and bank profitability. At the
same time, the author measures bank profitability using the return on total assets
(ROA) and return on equity (ROE). The author defined variables assessing liquidity
risks, bank characteristics, and macro factors affecting commercial bank profitability
in Vietnam based on theory and relevant studies.
The author used quantitative research methodologies such as the REM and
SGMM models. Funding gap has a negative impact on bank profitability as assessed
by return on assets (ROA) at a 1% significance level, but funding gap has a
considerable negative influence on bank profitability, according to research findings.
At the 10% significance level, positive influence on bank profitability is assessed by
return on equity (ROE). It demonstrates that the funding gap can have a variety of
implications on a bank's profitability. The bank will produce greater profit if the total
outstanding loan exceeds the entire mobilized capital. Furthermore, if mobilized

capital grows too quickly while credit grows slowly, the bank's earnings will suffer.
Simultaneously, factors such as bank size (SIZE), cash position index (CASH),
customer deposits to total assets (DEP), bad debt ratio (NPL), growth rate annual
economic growth (GDP), and inflation rate (INF) all have an impact on a bank's
profitability. On this premise, the author has proposed policy recommendations for
joint stock commercial banks in Vietnam to reduce liquidity risk and increase profits.
Keywords: Liquidity risk, ROA, ROE, profitability, NHTMCP, Vietnam.

i


LỜI CAM ĐOAN
Tôi tên là Trần Thị Thảo, sinh viên hệ đào tạo chất lượng cao chuyên ngành
Tài Chính - Ngân hàng tại Trường Đại học Ngân Hàng Thành phố Hồ Chí Minh. Tơi
xin cam đoan khóa luận với tên đề tài “Tác động của rủi ro thanh khoản đến lợi
nhuận của các ngân hàng thương mại cổ phần tại Việt Nam'” là cơng trình nghiên
cứu riêng của riêng tơi, dưới sự hỗ trợ của giảng viên hướng dẫn là PGS.,TS. Lê Phan
Thị Diệu Thảo. Nguồn dữ liệu và nội dung tham khảo đều được trích dẫn nguồn gốc
rõ ràng, thống nhất trong phần danh mục tài liệu tham khảo. Ket quả nghiên cứu của
bài khóa luận là trung thực, trong đó khơng có các nội dung đã được cơng bố trước
đây hay các nội dung do người khác thực hiện ngoại trừ các trích dẫn được dẫn nguồn
đầy đủ trong khóa luận.
Tác giả xin chịu trách nhiệm hồn tồn với những cam đoan của mình.
TP.HCM, ngày 25 tháng 11 năm 2021
Tác giả

Trần Thị Thảo

i



LỜI CẢM ƠN
Trước tiên, tôi xin được gửi lời cảm ơn sâu sắc tới đến Quý Thầy Cô Trường
Đại học Ngân hàng Thành phố Hồ Chí Minh, những người đã hỗ trợ, giúp đỡ, trực
tiếp giảng dạy, tận tình truyền đạt kiến thức cho tôi trong những năm học tập tại
trường, cũng như tạo cơ hội cho tôi thực hiện nghiên cứu này.
Đặc biệt, tôi xin chân thành cảm ơn PGS.TS. Lê Phan Thị Diệu Thảo, người
đã giúp đỡ tôi trong công tác chọn đề tài, cách viết đề tài, cũng như tận tình hướng
dẫn, đưa ra các góp ý q báu và động viên để tơi có thể hồn thành khóa luận tốt
nghiệp một cách tốt nhất. Tơi cũng xin cảm ơn Ban lãnh đạo khoa tạo điều kiện cho
tơi hồn thành nghiên cứu.
Cuối cùng, tơi xin chân thành cảm ơn sâu sắc đến gia đình, bạn bè, những
người luôn bên cạnh hỗ trợ, động viên, chia sẻ và tiếp thêm nguồn lực giúp tơi n
tâm nghiên cứu hồn thành tốt khóa luận tốt nghiệp.
Do kiến thức và kinh nghiệm cịn hạn chế, bài khóa luận khơng tránh khỏi
những thiếu sót, rất mong được nhận những ý kiến đóng góp từ Q Thầy Cơ.
Trân trọng cảm ơn,

Trần Thị Thảo

ii


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN..................................................................................................... i
LỜI CẢM ƠN......................................................................................................... ii
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT................................................................................. vi
DANH MỤC CÁC BẢNG.................................................................................... vii
DANH MỤC CÁC HÌNH.................................................................................... viii
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU NGHIÊN CỨU......................................................... 9

1.1 Lý do chọn đề tài.......................................................................................... 9
1.2 Mục tiêu nghiên cứu................................................................................... 11
1.2.1 Mục tiêu nghiên cứu tổng quát..........................................................11
1.2.2 Mục tiêu nghiên cứu cụ thể................................................................11
1.3 Câu hỏi nghiên cứu.................................................................................... 11
1.4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.............................................................11
1.4.1 Đối tượng nghiên cứu........................................................................11
1.4.2 Phạm vi nghiên cứu:.......................................................................... 11
1.5 Phương pháp nghiên cứu........................................................................... 12
1.5.1 Phương pháp thu thập dữ liệu............................................................12
1.5.2 Phương pháp nghiên cứu...................................................................12
1.6 Đóng góp của đề tài.................................................................................... 12
1.7 Bố cục của luận văn................................................................................... 13
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ NGHIÊN CỨU THỰC NGHIỆM....15
2.1 Tổng quan lý thuyết...................................................................................15
2.1.1 Thanh khoản của ngân hàng thương mại...........................................15
2.1.1.1 Khái niệm thanh khoản.............................................................15
2.1.1.2 Vai trò của thanh khoản đối với các ngân hàng........................15
2.1.2............................................................................................................. Rủi ro
thanh khoản của ngân hàng thương mại.......................................................16
2.1.2.1 Khái niệm rủi ro thanh khoản...................................................16
2.1.2.2 Phương pháp đo lường rủi ro thanh khoản...............................17
2.1.1.3. Nguyên nhân rủi ro thanh khoản..................................................... 19

iii


2.1.3 Lợi nhuận của ngân hàng thương mại...............................................20
2.1.3.1 Khái niệm lợi nhuận của ngân hàng.........................................20
2.1.3.2 Phương pháp đo lường lợi nhuận.............................................21

2.1.4 Các nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận của ngân hàng.......................22
2.1.4.1 Các yếu tố nội tại.....................................................................22
2.1.4.2 Các yếu tố vĩ mô......................................................................26
2.2 Các nghiên cứu thực nghiệm..................................................................... 27
2.2.1............................................................................................................
Các
nghiên cứu nước ngồi................................................................................ 27
2.2.2 Các nghiên cứu trong nước............................................................... 30
TĨM TẮT CHƯƠNG 2........................................................................................ 35
CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU................................................. 36
3.1 Quy trình nghiên cứu................................................................................. 36
3.2 Mơ hình và các giả thuyết nghiên cứu.....................................................37
3.2.1 Mơ hình nghiên cứu..........................................................................37
3.2.2 Các giả thuyết nghiên cứu................................................................39
3.2.2.1 Biến phụ thuộc.........................................................................39
3.2.2.2 Biến độc lập.............................................................................40
3.2.2.3 Biến kiểm soát.........................................................................41
3.3 Dữ liệu nghiên cứu.................................................................................... 46
3.4 Phương pháp xử lý dữ liệu........................................................................ 46
TÓM TẮT CHƯƠNG 3....................................................................................... 50
CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN............................ 51
4.1 Thống kê mô tả dữ liệu nghiên cứu.........................................................51
4.1.1 Biến đo lường lợi nhuận................................................................... 52
4.1.2............................................................................................................
Biến
khe hở tài trợ (FGAP).................................................................................. 54
4.1.3 Các biến khác................................................................................... 55
4.2 Phân tích tương quan................................................................................56
4.3 Phân tích hồi quy tổng thể OLS, FEM và REM...................................... 58
4.4 Kiểm định mơ hình....................................................................................62

4.4.1 Kiểm định hiện tượng tự tương quan................................................. 62

iv


4.4.2 Kiểm tra hiện
tượng MỤC
nội sinhTỪ
giữaVIẾT
các biến
....................................... 62
DANH
TẮT
4.5 Xử lý các khiếm khuyết của mơ hình.......................................................63
4.5.1 Kết quả hồi quy.................................................................................63
4.5.2 Phân tích kết quả hồi quy theo phương pháp SGMM.......................67
4.6 Thảo luận kết quả nghiên cứu................................................................... 69
TÓM TẮT CHƯƠNG 4........................................................................................ 75
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ HÀM Ý CHÍNH SÁCH.....................................76
5.1 Kết luận....................................................................................................... 76
5.2 Hàm ý chính sách.......................................................................................77
5.2.1 Về vấn đề thanh khoản của NHTM...................................................77
5.2.2 Về vấn đề khác.................................................................................. 78
5.2.3 Các khuyến nghị...............................................................................79
5.2.3.1 Đối với các ngân hàng thương mại...........................................79
5.2.3.2 Đối với chính phủ và ngân hàng nhà nước...............................82
5.3 Hạn chế và hướng nghiên cứu tiếp theo................................................... 83
PHỤ LỤC.................................................................................................................. i

Từ viết tắt


Cụm từ tiếng Anh

BCĐKT Balance Sheet
BCKQK
D
BCTN

Bảng cân đối kế toán

Annual report

Báo cáo kết quả hoạt động kinh
doanh
Báo cáo thường niên

FEM

Fixed Effect Model

Mơ hình tác động cố định

GMM

Generalized Method of
Moments

Phương pháp tổng quát hóa dựa trên
moment


HQHĐ

Operational efficiency

Hiệu quả hoạt động

NHNN

State bank

Ngân hàng Nhà nước

NHTM

Commercial Bank

Ngân hàng thương mại

Joint Stock Commercial
Bank

Ngân hàng thương mại cổ phần

OLS

Ordinary Least Square

Bình phương nhỏ nhất thơng thường

REM


Random Effect Model

Mơ hình tác động ngẫu nhiên

ROA

Return on assets

ROE

Return on equity

Tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản
v
Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở
hữu

NHTMCP

Income Statement

Cụm từ tiếng Việt


SGMM

System Generalized
Method of Moment


Phương pháp tổng quát hóa hệ thống
dựa trên moment

TCTD

Credit institution

Tổ chức tín dụng

Worldbank

Ngân hàng Thế giới

WB


Vl


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1:Bảng tổng hợp các nghiên cứu về tác động của rủi ro thanh khoản.........32
Bảng 3.1: Diễn giải các biến của mơ hình...............................................................39
Bảng 3.2: Các biến trong mơ hình nghiên cứu........................................................ 44
Bảng 4.1: Thống kê mơ tả biến...............................................................................51
Bảng 4.2: Tương quan giữa các biến độc lập trong mơ hình tác động của rủi ro thanh
khoản đến lợi nhuận của ngân hàng........................................................................ 56
Bảng 4.3: Kiểm định đa cộng tuyến........................................................................57
Bảng 4.4: Kiểm định hiện tượng phương sai sai số thay đổi trong phương pháp OLS
(white’s test)............................................................................................................58
Bảng 4.5: Tổng hợp kết quả của 3 phương pháp hồi quy (Mơ hình 1)..................59

Bảng 4.6: Tổng hợp kết quả của 3 phương pháp hồi quy (mơ hình 2)..................60
Bảng 4.8: Kiểm định hiện tượng tự tương quan (Wooldridge test)..........................62
Bảng 4.9: Kết quả mơ hình hồi quy theo mơ hình REM.........................................66
Bảng 4.10: Tổng hợp biến nội sinh và ngoại sinh...................................................63
Bảng 4.11: Kết quả mơ hình tác động của RRTK đến lợi nhuận của các NHTMCP tại
Việt Nam giai đoạn 2010-2020...............................................................................70

vii


DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 3.1: Quy trình nghiên cứu...............................................................................36
Hình 4.1: Biến động của ROA giai đoạn 2010 - 2020.............................................52
Hình 4.2: Biến động của ROE giai đoạn 2010 - 2020.............................................53
Hình 4.3: Biến động của FGAP giai đoạn 2010 - 2020...........................................54

viii


CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU NGHIÊN CỨU
1.1Lý do chọn đề tài
Theo ủy ban Basel về giám sát ngân hàng (1997), rủi ro thanh khoản phát sinh
do ngân hàng khơng có khả năng thích ứng với việc giảm nợ phải trả hoặc tài trợ cho
việc tăng tài sản. Khi một ngân hàng khơng đủ khả năng thanh tốn, ngân hàng khơng
thể có đủ vốn, bằng cách tăng nợ phải trả hoặc bằng cách chuyển đổi tài sản kịp thời,
với chi phí hợp lý, do đó ảnh hưởng đến khả năng sinh lời của ngân hàng.
Theo Chen-Hua Shen và cộng sự (2018) phân tích ảnh hưởng của RRTK đối
với hiệu quả hoạt động kinh doanh các ngân hàng của 12 quốc gia phát triển. Kết quả
cho thấy rằng nguyên nhân của rủi ro thanh khoản bao gồm thành phần của tài sản
lưu động và sự phụ thuộc vào nguồn vốn bên ngoài, giám sát các yếu tố điều tiết và

các yếu tố vĩ mơ. Ngồi ra nghiên cứu cịn cho thấy rằng RRTK làm giảm khả năng
sinh lời của ngân hàng. Theo Maaka (2013) nghiên cứu về mối quan hệ giữa rủi ro
thanh khoản và tình hình hoạt động tài chính của 33 NHTM tại Kenya giai đoạn 2008
- 2012. Kết quả nghiên cứu cho thấy lợi nhuận của các NHTM ở Kenya bị ảnh hưởng
tiêu cực do tăng khe hở thanh khoản và tỷ lệ đòn bẩy. Đồng thời cho thấy RRTK có
thể được giảm nhẹ bằng cách dự trữ lượng tiền mặt, nâng cao cơ sở tiền gửi, giảm
khe hở thanh khoản và nợ xấu.
Hiện nay, tại Việt Nam có rất nhiều nghiên cứu về tác động của RRTK đến lợi
nhuận của các NHTM. Trong đó nghiên cứu bởi Trần Thị Thanh Nga (2018) về tác
động của RRTK đến hiệu quả hoạt động kinh doanh ngân hàng tại các quốc gia Đông
Nam Á bao gồm 171 ngân hàng của 9 quốc gia và 26 ngân hàng tại Việt Nam giai
đoạn 2004-2016. Kết quả mơ hình nghiên cứu trường hợp tại Việt Nam cho thấy biến
RRTK được đo lường bằng khe hở tài trợ (FGAP) tác động tích cực đến hiệu quả
hoạt động kinh doanh ngân hàng. Theo nghiên cứu bởi Nguyễn Thanh Phong (2020)
về tác động RRTK đến HQHĐ của các NHTM tại Việt Nam. Kết quả nghiên cứu
cũng cho thấy khe hở tài trợ (FGAP) là một trong những yếu tố tác động mạnh và tác
động tích cực đến HQHĐ của các ngân hàng.

9


Trong thời gian qua tại Việt Nam đã có một số NHTMCP phải đối mặt với
RRTK nghiêm trọng, điển hình là RRTK tại NHTMCP Á Châu trong 2 ngày đó là
ngày 12 và 13/10/2003 hàng ngàn khách hàng đã ồ ạt xếp hàng để rút tiền tại các chi
nhánh của ngân hàng trước tin đồn Tổng giám đốc Phạm Văn Thiệt của ngân hàng
bỏ trốn. Tính đến cuối ngày 14/10/2003 đã có khoảng 700 tỷ đồng trong đó có 16
triệu USD tiền gửi đã bị rút ra, trước tình hình này ngân hàng bác bỏ tin đồn với sự
có mặt của tổng giám đốc và đảm bảo chi trả bất kỳ yêu cầu rút tiền nào của khách
hàng đến ngày 16/10 khơng cịn khách hàng nào đến rút tiền nữa thay vào đó là gửi
tiền vào ngân hàng lên đến 117 tỷ đồng bao gồm cả vàng và ngoại tệ. Có thể thấy

nguyên nhân này đặt NHTMCP Á Châu trước tình trạng RRTK xuất phát từ ngun
nhân bên ngồi “tin đồn thất thiệt” dẫn đến việc rút tiền hàng loạt. Nhờ sự can thiệp
và hỗ trợ kịp thời của NHNN nên không để lại hậu quả nghiêm trọng cho NHTMCP
Á Châu nói riêng và hệ thống ngân hàng nói chung (Võ Thị Thanh Tuyền, 2019).
Các nghiên cứu về rủi ro thanh khoản và tác động của rủi ro thanh khoản đối
với ngân hàng đã được thực hiện đa dạng, phong phú trong nhiều năm qua. Việc nhận
thức được tầm quan trọng tác động của RRTK đến lợi nhuận của các NHTMCP tại
Việt Nam và qua đó tìm kiếm được những giải pháp phù hợp nhằm hạn chế tác động
tiêu cực của RRTK, nâng cao lợi nhuận cho các NHTMCP tại Việt Nam là điều cần
thiết tại bất kỳ thời điểm nào. Hon nữa, hiện nay xu thế hội nhập ngày càng sâu rộng
vào nền kinh tế thế giới đã mở ra nhiều co hội cho các NHTMCP tại Việt Nam, nhưng
song song đó cũng tiềm ẩn khơng ít rủi ro và thách thức, đòi hỏi các NHTMCP tại
Việt Nam phải không ngừng đổi mới, nâng cao năng lực quản trị để khơng chỉ đứng
vững mà cịn khẳng định vị trí của mình trong khu vực và quốc tế, tiến đến một hệ
thống ngân hàng phát triển ổn định và bền vững.
Dựa vào những lí do thực tế kể trên, kết hợp với khối lượng kiến thức tích lũy
được được qua quá trình học tập, và xuất phát từ mong muốn tìm hiểu của bản thân,
đi vào phân tích để đem đến một góc nhìn, một cách đánh giá về các nhân tố đang tác

10


động đến lợi nhuận của các NHTMCP tại Việt Nam qua đề tài “Tác động của rủi ro
thanh khoản đến lợi nhuận của các ngân hàng thương mại cổ phần tại Việt Nam ”.

1.2Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1

Mục tiêu nghiên cứu tổng quát
Mục tiêu tổng quát của khóa luận là xác định mức độ tác động của RRTK đến

lợi nhuận của các NHTMCP tại Việt Nam giai đoạn 2010 - 2020 từ đó gợi ý một số
giải pháp về RRTK nhằm nâng cao lợi nhuận của các NHTMCP Việt Nam trong
tương lai.

1.2.2

Mục tiêu nghiên cứu cụ thể
-

Kiểm định tác động của RRTK đến lợi nhuận của các NHTMCP tại Việt Nam.
Gợi ý một số giải pháp về RRTK nhằm nâng cao lợi nhuận của các NHTMCP
Việt Nam trong tương lai.

1.3Câu hỏi nghiên cứu
Nhằm thực hiện mục tiêu của đề tài, cần trả lời 2 câu hỏi sau:
- Mức độ tác động của RRTK đến lợi nhuận của các NHTMCP tại Việt Nam?
- Những giải pháp nào về RRTK nhằm nâng cao lợi nhuận của các NHTMCP
tại Việt Nam trong tương lai.

1.4Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
1.4.1

Đối tượng nghiên cứu
Đề tài hướng đến đối tượng nghiên cứu là RRTK và lợi nhuận của các
NHTMCP tại Việt Nam.

1.4.2

Phạm vi nghiên cứu:
-


Về không gian: Nguồn dữ liệu được sử dụng trong luận văn được thu thập từ
báo cáo tài chính đã được kiểm toán từ 01/01/2010 đến 31/12/2020 của 25
NHTMCP trên tổng số 31 NHTMCP tính tới thời điểm nghiên cứu được thực

11


hiện. Do một số NHTMCP chỉ mới vừa niêm yết trên thị trường các dữ liệu
quá khứ ngân hàng chưa công bố. Trên cơ sở khi chọn mẫu, tác giả lựa chọn
25 NHTMCP có vốn điều lệ trên 3200 tỷ qua các năm tính đến thời điểm
31/12/2021.
- Về thời gian: Đề tài nghiên cứu dựa trên tình hình hoạt động của các NHTMCP
tại Việt Nam giai đoạn 2010 - 2020.

1.5Phương pháp nghiên cứu
1.5.1
Phương pháp thu thập dữ liệu
Nguồn số liệu của bài viết được lấy từ các báo cáo tài chính đã được kiểm tốn
của 25 NHTM và số liệu chính thức của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Dữ liệu
được chọn từ ngày 01/01/2010 đến ngày 31/12/2020 (11 năm).

1.5.2

Phương pháp nghiên cứu
Nghiên cứu sử dụng phương pháp định lượng với sự hỗ trợ của phần mềm
STATA. Thông qua nguồn dữ liệu thu thập được, tác giả tiến hành phân tích hồi quy
và tiến hành các kiểm định để xây dựng mơ hình phù hợp. Cụ thể, nghiên cứu sử dụng
phân tích hồi quy dữ liệu bảng theo phương pháp bình phương nhỏ nhất (POOLED
OLS), phương pháp tác động cố định (FEM) và phương pháp tác động ngẫu nhiên

(REM). Trên cơ sở mơ hình hồi quy dữ liệu bảng, tác giả tiến hành các kiểm định
như F-test, Hausman và Preusch and Pagan để chọn lựa mơ hình phù hợp nhất.
Nghiên cứu sử dụng phương pháp bình phương nhỏ nhất tổng quát khả thi (FGLS)
để xử lý các vấn đề như hiện tượng tự tương quan và phương sai sai số thay đổi. Sau
đó, sử dụng phương pháp SGMM để xử lí các vấn đề nội sinh nhằm so sách kết quả
để mơ hình nghiên cứu về tác động của RRTK đến lợi nhuận ngân hàng được vững
chắc và đáng tin cậy hơn.

1.6Đóng góp của đề tài
Nghiên cứu bổ sung các bằng chứng thực nghiệm về tác động của RRTK đến
lợi nhuận của các NHTMCP tại Việt Nam trong giai đoạn 2010 - 2020. Nghiên cứu

12


này thực hiện kiểm tra tác động của RRTK tới lợi nhuận của các NHTMCP tại Việt
Nam qua hai phương pháp REM và SGMM để từ đó đưa ra kết luận chính xác nhất
về tác động của RRTK đến lợi nhuận của ngân hàng.
Ngoài ra, về mặt thực tiễn, kết quả phân tích sẽ giúp các NHTMCP tại Việt
Nam hiểu rõ hơn về mức độ ổn định, các nhân tố tác động, chiều hướng và mức độ
tác động của các nhân tố đó tới lợi nhuận của các NHTMCP tại Việt Nam giai đoạn
2010 - 2020, nghiên cứu sẽ giúp các cơ quan quản lý đánh giá rõ hơn về vấn đề
nghiên cứu, từ đó có những chính sách điều hành phù hợp nhằm góp phần kiểm sốt
rủi ro thanh khoản và nâng cao lợi nhuận của các NHTMCP tại Việt Nam. Ngồi ra,
nghiên cứu cũng cung cấp những thơng tin hữu ích cho những nhà nghiên cứu trong
lĩnh vực ngân hàng tiếp tục nghiên cứu sâu và rộng hơn những vấn đề liên quan.

1.7Bố cục của luận văn
Đề tài nghiên cứu bao gồm 5 chương như sau:
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU NGHIÊN CỨU

Chương này trình bày những vấn đề chung về nghiên cứu bao gồm lý do chọn
đề tài, mục tiêu nghiên cứu, câu hỏi nghiên cứu, đối tượng và phạm vi nghiên cứu,
phương pháp nghiên cứu, những đóng góp và bố cục của đề tài nghiên cứu. Thông
qua chương này, người đọc sẽ hình dung tổng quát về đề tài nghiên cứu.
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ NGHIÊN CỨU THỰC NGHIỆM
Chương này trình bày các cơ sở lý thuyết và cách đo lường của rủi ro thanh
khoản và lợi nhuận của ngân hàng. Chương này cũng lược khảo các nghiên cứu trước
đây liên quan đến đề tài về tác động của RRTK đến lợi nhuận của ngân hàng để làm
cơ sở cho việc xây dựng mơ hình nghiên cứu ở chương sau.
CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Dựa trên cở sở lý thuyết chương 2, chương 3 trình bày mơ hình nghiên cứu,
giải thích các biến nghiên cứu, dữ liệu nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu, quy

13


trình đã áp dụng trong bài nghiên cứu đã sử dụng nhằm thu được kết quả phù hợp với
mục tiêu đề ra.
CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
Chương này thực hiện thống kê mô tả các biến trong mơ hình, thực hiện các
kiểm định mơ hình nghiên cứu, phân tích tương quan giữa các biến trong mơ hình và
phân tích tác động của các nhân tố đến lợi nhuận của các NHTMCP tại Việt Nam. Từ
kết quả đó đưa ra mơ hình hồi quy phù hợp thể hiện mối quan hệ giữa các yếu tố nội
tại ngân hàng và yếu tố kinh tế vĩ mô.
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ GỢI Ý CHÍNH SÁCH
Chương này trình bày kết quả nghiên cứu của đề tài, những hạn chế và hướng
phát triển. Từ đó gợi ý một số giải pháp nhằm giúp các NHTMCP tại Việt Nam kiểm
soát RRTK và nâng cao lợi nhuận của ngân hàng.

14



CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ NGHIÊN CỨU THỰC
NGHIỆM
2.1

Tổng quan lý thuyết

2.1.1 Thanh khoản của ngân hàng thương mại
2.1.1.1 Khái niệm thanh khoản
Thanh khoản là khả năng của các ngân hàng đáp ứng cho việc tăng tài sản và
nhu cầu tiền mặt, kể cả nghĩa vụ pháp lý khác với chi phí hợp lý và khơng xảy ra tổn
thất. Thanh khoản đề cập đến khả năng của ngân hàng đáp ứng được các nghĩa vụ,
chủ yếu là đối với người gửi tiền (Fredrick Mwaura Mwangi, 2014).
Theo ủy ban Basel về giám sát ngân hàng (2008) định nghĩa rằng thanh khoản
của ngân hàng là khả năng của ngân hàng đó để tài trợ tăng thêm tài sản và đáp ứng
các nghĩa vụ nợ khi đến hạn mà không bị thiệt hại quá mức.
Trong lĩnh vực ngân hàng, thanh khoản được hiểu là khả năng ngân hàng đáp
ứng nhu cầu thanh toán của khách hàng như việc chi trả các khoản tiền gửi của khách
hàng, rút tiền, các yêu cầu vay vốn hợp lệ của ngân hàng, ... Khi ngân hàng khơng
đáp ứng được nghĩa vụ thanh tốn kịp thời hoặc để đáp ứng các nghĩa vụ thanh toán
này, ngân hàng phải chịu tổn thất, chi phí cao sẽ dẫn đến rủi ro thanh khoản.

2.1.1.2 Vai trò của thanh khoản đối với các ngân hàng
Một ngân hàng thương mại càng quản lý thanh khoản hiệu quả thì vị thế của
ngân hàng thương mại càng mạnh trong việc thúc đẩy các nguồn vốn cho vay. Tính
thanh khoản đầy đủ giúp ngân hàng có thể đối mặt với ba rủi ro: rủi ro tài trợ (khả
năng thay thế dịng tiền rịng thơng qua việc rút tiền gửi bán lẻ hoặc không gia hạn
quỹ bán buôn), Rủi ro về thời gian (khả năng bù đắp cho dịng tiền khơng nhận của
vốn nếu người đi vay không đáp ứng cam kết của họ tại một thời điểm cụ thể), rủi ro

cho vay (khả năng đáp ứng các yêu cầu cấp vốn từ các khách hàng quan trọng). Khả
năng thanh khoản đầy đủ giúp ngân hàng thương mại đáp ứng nhu cầu rút tiền và

15


hoặc nhu cầu vay vốn của khách hàng. Điều này làm giảm khả năng cung cấp tài
chính theo các hạn chế của hiệp định cho vay rất bất lợi và chi phí lãi vay tương đối
cao (Olagunju Adebayo và cộng sự, 2012).
Quản lý thanh khoản giúp một ngân hàng thương mại duy trì sự ổn định trong
hoạt động và thu nhập bằng cách đóng vai trị như một hướng dẫn cho việc đóng gói
và quản lý danh mục đầu tư. Đồng thời, làm giảm tỷ lệ phá sản và thanh lý hay thất
bại có thể là hậu quả sau này của tình trạng kém thanh khoản hoặc mất khả năng
thanh toán, đồng thời giúp họ đạt được một số biên độ an toàn cho các khoản tiền gửi
của khách hàng. Nói cách khác, thanh khoản đầy đủ giúp tạo ra và duy trì niềm tin
của cơng chúng đối với người gửi tiền và thị trường tài chính. Nếu thị trường tài chính
cho rằng ngân hàng có vấn đề về thanh khoản, thì ngân hàng đó có thể gặp khó khăn
trong việc huy động thêm vốn ngoại trừ với mức phí bảo hiểm. Quản lý thanh khoản
hỗ trợ các ngân hàng thương mại trong việc cân bằng giữa rủi ro và lợi nhuận; và tính
thanh khoản và khả năng sinh lời. Quản lý thanh khoản cũng là một công cụ mà qua
đó các ngân hàng thương mại tránh được tình trạng quá thanh khoản và kém thanh
khoản và những hậu quả của chúng (Olagunju Adebayo và cộng sự, 2012).

2.1.2 Rủi ro thanh khoản của ngân hàng thương mại
2.1.2.1 Khái niệm rủi ro thanh khoản
Trương Quang Thông (2012) cho rằng RRTK là việc ngân hàng không đủ vốn
để hoạt động. Hậu quả của RRTK có thể gây ra những vấn đề trầm trọng hơn cho sự
tồn tại và phát triển của ngân hàng như việc mất đi những cơ hội kinh doanh, mất
khách hàng, mất thị trường, sụt giảm lòng tin của công chúng.
Kumar và Yadav (2013) nhận định RRTK của ngân hàng phát sinh từ việc tài

trợ tài sản dài hạn bằng các khoản nợ ngắn hạn, do đó làm cho các khoản nợ phải trả
có rủi ro đảo nợ hoặc tái cấp vốn. RRTK thường có tính chất riêng lẻ nhưng một số
tình huống nhất định có thể ảnh hưởng đến tính thanh khoản của hệ thống tài chính.
Said and Tumin (2011) định nghĩa rằng RRTK là một yếu tố nội tại quan trọng

16


quyết định đến lợi nhuận của ngân hàng trong số các biến cụ thể khác như rủi ro
tín
dụng, an tồn vốn, quản lý chi phí, đa dạng hóa quy mơ ngân hàng, cùng với các
biến
số kinh tế vĩ mô và ngành. Vì nó có thể là ngun nhân dẫn đến sự thất bại của
ngân
hàng và do đó để tránh tình trạng mất khả năng thanh toán, các ngân hàng thường
nắm gửi tài sản có tính thanh khoản có thể dễ dàng chuyển thành tiền mặt. Tuy
nhiên,
tài sản có tính thanh khoản thường đi kèm với tỷ suất lợi nhuận thấp, do đó tính
thanh
khoản cao hon sẽ đi kèm với khả năng sinh lời thấp hơn.
Vadova (2011) cho thấy rằng RRTK phát sinh từ vai trò cơ bản của ngân hàng
trong việc chuyển đổi kỳ hạn các khoản tiền gửi ngắn hạn thành các khoản cho vay
dài hạn. Thuật ngữ RRTK bao gồm 2 loại rủi ro như RRTK tài trợ và RRTK thị
trường trong đó RRTK tài trợ là rủi ro mà ngân hàng sẽ không đáp ứng một cách hiệu
quả cả nhu cầu về dòng tiền và tài sản thế chấp dự kiến mà không ảnh hưởng đến
hoạt động hằng ngày hoặc tình trạng tài chính của ngân hàng. RRTK thị trường là rủi
ro mà ngân hàng không thể dễ dàng bù đắp hoặc loại bỏ vị thế theo giá thị trường khi
thị trường bị gián đoạn.
Như vậy, có thể hiểu RRTK đối với ngân hàng là tình trạng ngân hàng bị thiếu
thanh khoản, khơng có khả năng thanh toán bằng tiền mặt cho khách hàng gây ảnh

hưởng xấu đến tình hình hoạt động kinh doanh và khơng mang lại lợi nhuận cho ngân
hàng.

2.1.2.2 Phương pháp đo lường rủi ro thanh khoản
• Đo lường RRTK dựa vào khe hở tài trợ

Nguồn vốn huy động của ngân hàng đến từ các khoản tiền gửi vãng lai, tuy
nhiên khoản tiền này có thể rút ra ở bất kỳ thời điểm nào. Mặc khác các khoản vay
vốn thường có kỳ hạn dài nên có tính thanh khoản thấp. Vì vậy sẽ tạo ra khe hở dẫn
đến RRTK cho ngân hàng, có thể dẫn đến tình trạng thiếu hụt thanh khoản khi những
khoản tiền lớn bị ra rút đột xuất.

17


Chỉ số được đo lường như sau:
(Dư nợ tín dụng — Huy động vốn)
FGAP = --------- ----

ɪ,√

------X 100 (%)

Tong tài sản

Khe hở tài trợ là dấu hiệu cảnh báo về RRTK trong tương lai của ngân hàng,
khi tỷ lệ dư nợ tín dụng trên tổng tài sản của ngân hàng càng lớn, có nghĩa là dự trữ
thanh khoản của ngân hàng giảm và RRTK có nguy cơ tăng lên (Nguyễn Thanh
Phong, 2020).
Trong nghiên cứu về tác động của RRTK đến hiệu quả hoạt động kinh doanh

của các ngân hàng như Naser Ail Yadollahzadeh Tabari và cộng sự (2013), Samuel
Siaw (2013), Nguyễn Thanh Phong (2020) và Trần Thị Thanh Nga (2018) cũng sử
dụng khe hở tài trợ để đo lường RRTK.
• Đo lường RRTK dựa vào các chỉ số thanh khoản
Đây là phương pháp đo lường RRTK dựa trên các chỉ số thanh khoản được
tính tốn từ BCĐKT. Các chi số thanh toán bao gồm:
Tài sản thanh khoản
L
I =------------x 100 (%)
Tong tài sản

τ∑s n

Tỷ lệ L1 phản ánh tỷ trọng tài sản thanh khoản trên tổng tài sản của ngân hàng.
Chỉ số này càng cao chứng tỏ khả năng thanh khoản của ngân hàng càng tốt và ngược
lại. Trong đó tài sản thanh khoản bao gồm tiền mặt và tài sản có thể chuyển nhượng,
cụ thể hơn, tài sản thanh khoản bao gồm tiền mặt, tiền gửi tại ngân hàng trung ương
và các ngân hàng khác, chứng khoán kinh doanh và chứng khoản đầu tư sẵn sàng để
bán. Trong nghiên cứu của Vadová (2013) và Fredrick Mwaura Mwangi (2014) cũng
sử dụng chỉ số này để đo lường RRTK.
Tài sản thanh khoản
L 2 = —≡N-Γ-x 100 (%)
TOng các khoản tiền gửi
Chỉ số L2 phản ánh tỷ trọng tài sản thanh khoản trên tổng các khoản tiền gửi.
Tương tự chỉ số L1, chỉ tiêu này càng cao chứng tỏ khả năng thanh khoản của ngân

18


hàng càng tốt và ngược lại. Trong đó, các khoản tiền gửi bao gồm các nguồn nợ được

duy trì trên thời hạn dưới 12 tháng như nợ chính phủ và ngân hàng trung ương, tiền
gửi tại các ngân hàng khác, tiền gửi của khách hàng dưới 12 tháng. Chỉ số L2 đã được
Vadova (2011) và Vadová (2013) sử dụng để đo lường RRTK.
L3 =

Tổng các khoản cho vay
Tổng tài sản

x 100 (%)

Chỉ số L3 phản ánh trong tổng tài sản của ngân hàng thì khoản cho vay chiếm
tỷ trọng bao nhiêu. Tỷ lệ này càng cao chứng tỏ khả năng thanh khoản của ngân hàng
càng thấp và ngược lại. Chỉ số này còn được dùng để đánh giá rủi ro thanh khoản
trong các bài nghiên cứu của Ali Sulieman Alshatti (2015), Vadova (2011).
L4 =

Tổng các khoản cho vay
Tổng các khoản tiền gửi

x 100 (%)

Chỉ số L4 phản ánh khả năng huy động vốn để sử dụng cho vay ngân hàng.
Chỉ số này càng lớn thì khả năng thanh khoản của ngân hàng càng thấp, tuy nhiên lại
mang lại được lợi nhuận nhiều hơn cho ngân hàng, vì vậy ngân hàng phải đối mặt với
rủi ro thanh khoản cao hơn. Trong các bài nghiên cứu của Ali Sulieman Alshatti
(2015), Saleh Taher Alzorqan (2014) đã sử dụng chỉ số này để đánh giá RRTK tác
động đến lợi nhuận của ngân hàng.

2.1.1.3. Nguyên nhân rủi ro thanh khoản
Theo nghiên cứu của Drehmann & Nikolaou (2010) có hai nguyên nhân tiền

đề khiến ngân hàng phải đối mặt với RRTK là:
Thứ nhất, các ngân hàng vay một lượng lớn tiền gửi và dự trữ ngắn hạn từ các
cá nhân, doanh nghiệp và từ các tổ chức cho vay khác. Sau đó quay vịng và cung cấp
tín dụng dài hạn cho các khoản nợ của họ. Rất ít trường hợp khi dịng tiền đến từ tài
sản cân bằng chính xác dịng tiền chi ra để trang trải cho các khoảng nợ phải trả. Một
vấn đề liên quan đến tình trạng khơng khớp kỳ hạn là các ngân hàng nắm giữ tỷ lệ nợ
phải trả cao bất thường như tiền gửi thanh tốn khơng kỳ hạn và các khoản vay trong

19


×