Tải bản đầy đủ (.doc) (47 trang)

KHẢO SÁT KHẢ NĂNG SẢN XUẤT CỦA BÒ SỮA HF VÀ HIỆU QUẢ KINH TẾ TẠI MỘT SỐ HỘ BÁN SỮA CHO TRẠM THU MUA MÃ SỐ LH001 TẠI QUẬN 12, TP. HỒ CHÍ MINH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (919.73 KB, 47 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NƠNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
KHOA CHĂN NUÔI THÚ Y



LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
KHẢO SÁT KHẢ NĂNG SẢN XUẤT CỦA BÒ SỮA HF
VÀ HIỆU QUẢ KINH TẾ TẠI MỘT SỐ HỘ BÁN SỮA
CHO TRẠM THU MUA MÃ SỐ LH001 TẠI
QUẬN 12, TP. HỒ CHÍ MINH

Ngành

: Chăn ni

Lớp

: Chăn ni 29

Khóa

: 2003 - 2007

Sinh viên thực hiện : Đinh Trung Hiếu

- 2007 -


TRƯỜNG ĐẠI HỌC NƠNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
KHOA CHĂN NUÔI THÚ Y




LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
KHẢO SÁT KHẢ NĂNG SẢN XUẤT CỦA BÒ SỮA HF
VÀ HIỆU QUẢ KINH TẾ TẠI MỘT SỐ HỘ BÁN SỮA
CHO TRẠM THU MUA MÃ SỐ LH001 TẠI
QUẬN 12, TP. HỒ CHÍ MINH

Giáo viên hướng dẫn:

Sinh viên thực hiện:
Th.S. Châu Châu Hoàng

Đinh Trung Hiếu

- 2007 -


XÁC NHẬN CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN
Họ tên sinh viên thực tập: Đinh Trung Hiếu
Tên luận văn: “KHẢO SÁT KHẢ NĂNG SẢN XUẤT CỦA BÒ SỮA HF VÀ HIỆU
QUẢ KINH TẾ TẠI MỘT SỐ HỘ BÁN SỮA CHO TRẠM THU MUA MÃ SỐ
LH001 TẠI QUẬN 12, TP. HỒ CHÍ MINH”.
Đã hoàn thành luận văn theo yêu cầu của giáo viên hướng dẫn và các ý kiến nhận xét,
đóng góp của Hội đồng chấm thi tốt nghiệp Khoa ngày………………………..
Giáo viên hướng dẫn

Th.S Châu Châu Hoàng

iii



LỜI CẢM ƠN

Với lời biết ơn sâu sắc nhất, tôi xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu trường
Đại Học Nơng Lâm Thành Phớ Hờ Chí Minh – Khoa Chăn Nuôi Thú Y, cùng quý thầy
cô đã giúp đỡ và chỉ dạy cho tơi trong śt quá trình học tập.
Xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ của Quý Công ty Sữa TRƯỜNG THỌ đã tạo
mọi điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt thời gian thực tập.
Chân thành biết ơn Thầy Châu Châu Hoàng đã tận tình giúp đỡ, truyền đạt
những kiến thức và kinh nghiệm quý báu cho tôi hoàn thành luận văn tốt nghiệp này.
Cảm ơn Anh Mạnh, Chị Hiền – nhân viên tại trạm sữa đã tận tình chỉ bảo, giúp
đỡ tơi trong śt thời gian thực tập.
Cảm ơn các hộ bán sữa cho trạm đã nhiệt tình cợng tác, giúp đỡ và cung cấp
những thơng tin quý báu giúp tôi hoàn thành đề tài này.
Và cuối cùng, tôi xin cảm ơn tập thể lớp Chăn nuôi 29 đã ở bên tôi chia sẻ, giúp
đỡ trong suốt thời gian học tập và làm đề tài.
Chân thành cảm ơn!
SV. ĐINH TRUNG HIẾU

iv


MỤC LỤC
Trang

Phần I. MỞ ĐẦU.........................................................................................................1
1.1. ĐẶT VẤN ĐỀ........................................................................................................1
1.2. MỤC TIÊU VÀ YÊU CẦU....................................................................................1
Phần II. CƠ SỞ LÝ LUẬN.........................................................................................3

2.1. KHÁI QUÁT VỀ BỊ SỮA HF...............................................................................3
2.1.1. Bị lai F1 (1/2 HF).......................................................................................3
2.1.2. Bị lai F2 (3/4 HF).......................................................................................4
2.1.3. Bò lai F3 (7/8 HF).......................................................................................5
2.2. ĐẶC ĐIỂM THỨC ĂN CỦA BÒ SỮA.................................................................6
2.3. CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỰ SẢN XUẤT............................................7
2.4. ĐIỀU KIỆN CHĂN NUÔI TẠI CÁC HỘ KHẢO SÁT.........................................8
2.4.1. Ch̀ng trại..................................................................................................8
2.4.2. Thức ăn........................................................................................................8
2.5. QUY TRÌNH CHĂM SĨC.....................................................................................9
2.5.1. Khai thác và tiêu thụ sữa..............................................................................9
2.5.2. Quy trình thú y và tình hình dịch bệnh......................................................10
2.6. TỔNG QUAN VỀ CƠNG TY SỮA TRƯỜNG THỌ (THUỘC TỔNG CƠNG TY
VINAMILK)........................................................................................................10
2.6.1. Cơng ty Cổ phần sữa Việt Nam (Vinamilk)...............................................10
2.6.2. Quy định về chất lượng sữa tươi của Công ty TRƯỜNG THỌ đối với
người giao sữa..........................................................................................10
2.7. Hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi bò sữa...............................................................12
Phần III: NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN....................................14
3.1. THỜI GIAN VÀ ĐỊA ĐIỂM THỰC HIỆN..........................................................14
3.2. NỘI DUNG........................................................................................................... 14
3.3. ĐỐI TƯỢNG KHẢO SÁT...................................................................................14
3.4. CÁC CHỈ TIÊU KHẢO SÁT...............................................................................14
3.4.1. Các chỉ tiêu khảo sát cá thể........................................................................14

v


3.4.2. Các chỉ tiêu kinh tế....................................................................................14
3.5. Phương pháp thực hiện.........................................................................................15

3.5.1. Phương pháp thu thập sớ liệu.....................................................................15
3.5.2. Phương pháp tính toán...............................................................................15
Phần IV. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN....................................................................17
4.1. CƠ CẤU ĐÀN BÒ CỦA CÁC HỘ......................................................................17
4.2. TRỌNG LƯỢNG ĐÀN BÒ..................................................................................18
4.3. KHẢ NĂNG SẢN XUẤT....................................................................................19
4.3.1. Sản lượng sữa /chu kỳ................................................................................19
4.3.2. Sản lượng sữa toàn kỳ /100kg thể trọng.....................................................20
4.4. KHẢ NĂNG SINH SẢN......................................................................................21
4.4.1. Thời gian phối giống lại sau khi sanh........................................................21
4.4.2. Hệ số phối..................................................................................................22
4.4.3. Khoảng cách giữa hai lứa đẻ......................................................................23
4.5. CHI PHÍ TRÊN MỖI CHU KỲ CỦA CÁC GIỐNG BỊ......................................24
4.5.1. Chi phí cớ định..........................................................................................24
4.5.2. Chi phí biến đổi.........................................................................................26
4.5.2.1. Chi phí thức ăn...............................................................................26
4.5.2.2. Chi phí chăm sóc thú y và gieo tinh...............................................28
4.5.2.3. Các chi phí khác.............................................................................29
4.5.2.4. Tổng chi phí của từng nhóm bị trên mỗi chu kỳ cho sữa...............29
4.6. DOANH THU VÀ LỢI NHUẬN.........................................................................30
Phần V. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ..........................................................................33
5.1. KẾT LUẬN..........................................................................................................33
5.2. ĐỀ NGHỊ..............................................................................................................33
TÀI LIỆU THAM KHẢO.........................................................................................34
PHỤ LỤC................................................................................................................... 35

vi


DANH SÁCH CÁC BẢNG

Trang

Bảng 2.1. Tiêu chuẩn thu mua sữa của công ty Vinamilk............................................12
Bảng 2.2. Mức giảm giá sữa theo chất lượng sữa........................................................12
Bảng 2.3. Lợi nhuận của các trại bò sữa quy mô nhỏ (đang hoạt động) ở nông thôn và
ngoại thành khu vực Miền Nam..................................................................13
Bảng 3.1. Tỷ lệ sản lượng sữa từng tháng so với tổng sản lượng sữa cả chu kỳ của các
nhóm giớng bị.............................................................................................15
Bảng 4.1. Cơ cấu đàn bị của các hợ............................................................................17
Bảng 4.2. Cơ cấu nhóm giớng......................................................................................17
Bảng 4.3. Trọng lượng của các nhóm giớng bị sữa.....................................................18
Bảng 4.4. Trọng lượng của đàn bị sữa lai HF theo sớ tác giả.....................................18
Bảng 4.5. Sản lượng sữa/chu kỳ..................................................................................19
Bảng 4.6 Sản lượng sữa /chu kỳ của một số tác giả.....................................................20
Bảng 4.7. Sản lượng sữa toàn kỳ /100 kg thể trọng của các nhóm giống ....................20
Bảng 4.8. Sản lượng sữa toàn kỳ/100kg thể trọng của một số tác giả..........................20
Bảng 4.9. Thời gian phối giống lại sau khi sanh..........................................................21
Bảng 4.10.Thời gian phối giống lại sau khi sinh của một số tác giả khác....................21
Bảng 4.11. Hệ sớ phới..................................................................................................22
Bảng 4.12. Hệ sớ phới của bị theo một số tác giả.......................................................22
Bảng 4.13. Khoảng cách giữa hai lứa đẻ của các nhóm giống.....................................23
Bảng 4.14. Kết quả khoảng cách lứa đẻ của một số tác giả.........................................23
Bảng 4.15. Khấu hao cố định trên mỗi chu kỳ từng nhóm giống khi giá sữa là
4.300đ/kg.....................................................................................................25
Bảng 4.16. Khấu hao chi phí cớ định trên mỗi chu kỳ sữa khi giá sữa là 6.500đ/kg....25
Bảng 4.17. Giá trung bình mợt sớ loại thức ăn ở hai thời điểm....................................26
Bảng 4.18. Khẩu phần trung bình hằng ngày của đàn bò đang cho sữa.......................26
Bảng 4.19. Khẩu phần trung bình hằng ngày của đàn bị khơ sữa................................27
Bảng 4.20. Chi phí thức ăn của từng nhóm giớng trong mợt chu kỳ sữa tại thời điểm
giá sữa là 4.300đ/kg.....................................................................................27


vii


Bảng 4.21. Chi phí thức ăn của từng giớng bị trong mợt chu kì sữa tại thời điểm giá
sữa là 6.500đ/kg..........................................................................................27
Bảng 4.22. Chi phí thú y và gieo tinh của từng nhóm giớng khi giá sữa 4.300đ/kg.....28
Bảng 4.23. Chi phí thú y và gieo tinh của từng nhóm giống khi giá sữa 6.500đ/kg....29
Bảng 4.24. Tổng chi phí khi giá sữa là 4.300đ/kg........................................................29
Bảng 4.25. Tổng chi phí khi giá sữa là 6.500đ/kg........................................................30
Bảng 4.26. Doanh thu trên từng giớng bị khi giá sữa là 4.300đ/kg.............................31
Bảng 4.27. Doanh thu trên từng giớng bị khi giá sữa là 6.500đ/kg.............................31
Bảng 4.28. Thu nhập của từng nhóm bò khi giá sữa là 4.300đ/kg...............................32
Bảng 4.29. Thu nhập của từng giớng bị khi giá sữa là 6.500đ/kg...............................32

viii


DANH SÁCH CÁC HÌNH
Trang

Hình 2.1 Bị lai F1 (1/2 HF)...........................................................................................4
Hình 2.2 Bị lai F2 (3/4HF)............................................................................................5
Hình 2.3 Bị lai F3 (15/16HF)........................................................................................6

ix


TÓM TẮT LUẬN VĂN
Đề tài: “Khảo sát khả năng sản xuất của bò sữa HF và hiệu quả kinh tế tại

một số hộ bán sữa cho trạm thu mua mã số LH001 tại quận 12, Tp. Hồ Chí
Minh” được thực hiện từ ngày 7/03/2007 đến 16/06/2007 tại 29 hộ bán sữa cho công
ty sữa Trường Thọ.
Kết quả cho thấy:
-Trọng lượng trung bình của các nhóm giớng 1/2HF là 396,3kg, 3/4HF là 440kg
và 7/8HF là 439,6kg.
- Sản lượng sữa toàn kỳ của các nhóm giống tăng theo tỷ lệ máu lai 1/2HF là
3.922,7kg, 3/4HF là 4.173,4kg, 7/8HF là 4.598,4kg.
- Thời gian phối giống lại sau khi sanh dao động trong khoảng 68,5 - 78,4 ngày
cho thấy xu hướng tăng dần theo tỷ lệ máu HF. Tương tự, hệ số phối và khoảng cách
lứa đẻ của các nhóm giống cũng biến thiên trong khoảng lần lượt là 1,6 - 2,9 lần và
385,1- 420 ngày cho thấy xu hướng tăng dần theo tỷ lệ máu HF.
- Với các điều kiện cấu thành giá sản xuất sữa như trên, tại thời điểm giá sữa là
4.300đ/kg thì người chăn ni lãi trung bình 3.526.800 đờng/chu kỳ sữa, lợi nḥn
trung bình 785 đờng/kg sữa nhưng khi giá sữa 6.500đ/kg thì người chăn ni lãi trung
bình 12.045.500đờng/chu kì sữa, lợi nḥn bình qn 2.848đờng /kg sữa.

x


1

Phần I. MỞ ĐẦU
1.1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Đất nước ta ngày càng phát triển, đời sống người dân không ngừng được cải thiện
và nâng cao. Do đó, nhu cầu về các chất dinh dưỡng càng tăng mà sữa là một sản
phẩm có giá trị dinh dưỡng cao lại phù hợp với nhiều đối tượng. Nhu cầu về sữa và
các sản phẩm từ sữa là rất lớn, ngành chăn ni bị sữa ở nước ta tuy có phát triển
trong thời gian gần đây nhưng cũng chỉ đáp ứng được trên 22% nhu cầu sữa cho sản
xuất trong nước chứ chưa nói đến xuất khẩu, nhu cầu thu mua sữa trong nước vẫn cịn

cao hơn ng̀n sữa sản x́t trong nước rất lớn.
Ưu thế đặc biệt của ngành chăn ni bị sữa là ít cạnh tranh lương thực với con
người, có thể tận dụng các nguồn thức ăn thô xanh nhiều sơ có sẵn trong tự nhiên và
các phụ phẩm trong nông nhiệp và công nghiệp như: cỏ, rơm, bánh dầu đậu nành, bánh
dầu phộng, rỉ mật đường…
Việc phát triển ngành chăn nuôi bị sữa đờng thời với việc cải thiện năng śt là
việc làm cần thiết để đáp ứng nhu cầu của người dân. Để có cái nhìn khái quát hơn về
khả năng sản xuất và hiệu quả kinh tế về ngành chăn nuôi này, với sự chấp thuận của
khoa Chăn Nuôi Thú Y, bộ môn Chăn Nuôi Chuyên Khoa, Trường Đại học Nông Lâm
TP. HCM, sự giúp đỡ của công ty sữa TRƯỜNG THỌ thuộc tổng công ty VINAMILK
Việt Nam cùng sự hướng dẫn của Th.S.CHÂU CHÂU HỒNG, chúng tơi tiến hành
thực hiện đề tài: “KHẢO SÁT KHẢ NĂNG SẢN XUẤT CỦA BÒ SỮA HF VÀ
HIỆU QUẢ KINH TẾ TẠI MỘT SỐ HỘ BÁN SỮA CHO TRẠM THU MUA MÃ
SỐ LH001 TẠI QUẬN 12, TP. HỒ CHÍ MINH”.
1.2. MỤC TIÊU VÀ U CẦU
 Mục tiêu
+ Khảo sát tình hình chăn ni đàn bò sữa lai Holstein Friesian.
+ Khảo sát khả năng sản x́t sữa của bị cái đang cho sữa tḥc các
nhóm giống lai HF.
+ Khảo sát hiệu quả kinh tế của việc ni bị sữa tại các hợ chăn ni.
 Yêu cầu


2

- Khảo sát tình hình chăn ni bị sữa tại khu vực.
- Khả năng sản xuất của bò: khả năng cho sữa, sinh sản…
- Tổng chi phí sản xuất toàn kỳ của từng nhóm giớng:
+ Khấu hao chi phí cớ định (ch̀ng trại, con giớng…)
+ Chi phí biến đổi, thức ăn (cỏ, thức ăn hỗn hợp, hèm bia, xác mì…), chi phí

thú y.
- Tổng thu nhập của trại: từ bán sữa, bán bê, phân…
- Lợi nhuận thu được.


3

Phần II. CƠ SỞ LÝ LUẬN
2.1. KHÁI QUÁT VỀ BÒ SỮA HF
Trên thế giới có rất nhiều giớng bị sữa nhưng tớt nhất và phổ biến nhất vẫn là
giớng bị Holstein Friesian (HF) hay còn gọi là bò lang trắng đen Hà Lan. Bị có ng̀n
gớc từ vùng Holland, Netherland (Hà Lan) nên được gọi là bò Hà Lan. Đây là giớng
bị có khả năng thích nghi với nhiều vùng khí hậu khác nhau trên thế giới. Mặc dù có
ng̀n gốc ôn đới nhưng đã được nuôi lai tạo thành những dịng có thể ni được ở các
nước nhiệt đới. Thơng thường thì các nước đều phát triển giớng bị HF tại nước mình
và đặt tên riêng như Holstein Francaise (Holstein Pháp), Holstein American (Holstein
Mỹ), Holstein Canada…
Sắc lơng của bị HF có hai loại hình chính là màu lơng lang trắng đen hoặc đen
hoàn toàn có sáu vùng trắng ở giữa trán, chóp đi và bớn chân, mợt sớ ít có màu lơng
đỏ trắng. Tính tình ơn hịa, dễ quản lý, khả năng gặm cỏ tớt, thích nghi rợng rãi với
nhiều điều kiện khí hậu khác nhau. Khi trưởng thành bò đực có trọng lượng 750 –
1.100 kg, bò cái 500 – 800 kg, bê sơ sinh có trọng lượng 35- 45 kg.
Ưu thế của bị Holstein Friesian khơng chỉ ở khả năng cho sữa cao mà còn có
khả năng cải tạo giống khác theo hướng sữa và cải tạo tầm vóc cho các bò địa phương
nhỏ hơn. Để có giớng bị sữa ni rợng rãi ở nhiều vùng khác nhau của đất nước, trong
nhiều năm qua, các nhà khoa học đã tiến hành nghiên cứu lai tạo giớng bị sữa Việt
Nam bằng con đường lai giữa bò Holstein Friesian với bò Vàng Việt Nam đã có máu
bò Zebu (bò Lai Sind).
Hiện nay, tại Việt Nam mợt sớ bị HF thuần được nuôi tại Đức Trọng (tỉnh Lâm
Đồng, nhiệt độ trung bình cả năm dưới 21 OC), có năng suất đạt 5.000 kg/chu kì sữa.

Riêng tại thành phớ Hờ Chí Minh có nhiều dịng tinh giớng bị HF đã và đang được sử
dụng, nguồn thu nhập từ các nước như Canada, Mỹ, Cuba, Pháp…
2.1.1. Bò lai F1 (1/2 HF)
Gieo tinh bò đực Holstein Friesian thuần cho bò cái nền lai Sind để tạo ra bò lai
có 1/2 máu bò Holstein Friesian và 1/2 máu bò lai Sind gọi là bò lai F1. Bò lai F1
thường có màu đen nâu, nếu có vết lang trắng thì rất nhỏ, thường phân bớ ở trán, dưới


4

bụng, bớn chân, khấu đi và trên trán. Bị F1 có tầm vóc khá lớn, trọng lượng bò cái
trưởng thành khoảng 300 - 400 kg, bầu vú phát triển, ít bệnh tật, khơng địi hỏi thức ăn
tinh, chỉ ăn thức ăn bình thường như cỏ xanh và rơm khơ, có khả năng thích nghi với
điều kiện nhiệt đợ nóng ở Việt Nam (30 - 35 0C). Năng suất sữa trung bình khoảng
8 - 9 kg/ngày (2.700 kg/chu kì sữa). Ưu điểm của bò có 1/2 máu F1 là đẻ nhiều,
khoảng cách giữa các lứa đẻ khoảng 12 - 14 tháng, tuổi phối giống lần đầu khoảng
16 - 18 tháng. (Tài Liệu Tập H́n Hợi Thi Triển Lãm Giớng Bị Sữa TPHCM Lần II,
2003).

Hình 2.1 Bị lai F1 (1/2 HF)
2.1.2. Bị lai F2 (3/4 HF)
Bò cái F1 tiếp tục được gieo tinh bò đực Holstein Friesian thuần để tạo ra bò có
3/4 máu Holstein Friesian và 1/4 máu bò lai Sind thường được gọi là bò F2. Bò lai F2
thường có màu lang trắng đen (màu trắng ít hơn), tai hơi trịn và có khuynh hướng
giớng tai bị Holstein Friesian. Trọng lượng bò đực trưởng thành khoảng 600 - 700 kg,
bò cái có trọng lượng 380 - 450 kg và trọng lượng bê sơ sinh 30 - 35 kg. Nếu được
chăm sóc ni dưỡng tớt thì năng śt sữa có thể đạt 3.000 - 3.500 kg/chu kì vắt sữa
305 ngày, tỷ lệ mỡ sữa khoảng 3,2 - 3,8%. Tuổi đẻ lứa đầu thường vào lúc 27 tháng
tuổi. (Tài Liệu Tập Huấn Hợi Thi Triển Lãm Giớng Bị Sữa TPHCM Lần II .2003).
Trong điều kiện khí hậu nóng ẩm (trên 300C) thì bò lai F2 lại có sức chịu đựng

nóng kém hơn bị lai F1 mặc dù được chăm sóc ni dưỡng với điều kiện như nhau,


5

nhưng bò lai F2 lại có ưu điểm là sản lượng cao nên hiện nay bò có 3/4 máu HF phổ
biến hơn và được ni nhiều hơn bị có 1/2 máu HF.

Hình 2.2 Bị lai F2 (3/4HF)
2.1.3. Bị lai F3 (7/8 HF)
Bò cái F2 tiếp tục được gieo tinh bò đực Holstein Friesian thuần để tạo ra bò lai
có 7/8 máu giớng bị Holstein Friesian và 1/8 giớng bị lai Sind gọi là bò lai F3. Bò lai
F3 có màu lang trắng đen, tỷ lệ 60% đen 40% trắng, tai nhọn, trán có đám trắng, đỉnh
đầu có chùm lông, không có yếm. (Tài Liệu Tập Huấn Hội Thi Triển Lãm Giớng Bị
Sữa TPHCM Lần II .2003).
Bị cái trưởng thành có tầm vóc lớn hơn so với bò lai F1 và F2 (400 - 500 kg),
sản lượng sữa khoảng 4.000 - 5.000 kg/chu kì vắt sữa 305 ngày. Tuy nhiên bị lai F3
lại có khả năng thích nghi kém, nhưng nếu được ni dưỡng chăm sóc tớt thì vẫn cho
năng śt cao. Vì vậy, nếu hợ nào khơng có điều kiện thì tớt nhất chỉ nên ni ở mức
đợ lai máu Holstein Friesian F2.


6

Hình 2.3 Bị lai F3 (15/16HF)
2.2. ĐẶC ĐIỂM THỨC ĂN CỦA BỊ SỮA
Bị sữa tḥc loại đợng vật nhai lại có dạ dày chia làm bốn ngăn, có khả năng
tiêu hóa và sử dụng nhiều loại thức ăn khác nhau. Vì vậy, thức ăn bị sữa rất đa dạng
và phong phú, ít cạnh tranh với con người và đợng vật dạ dày đơn, thức ăn bò sữa
được phân thành ba nhóm chính: thức ăn thơ, thức ăn tinh và thức ăn bổ sung.

Thức ăn thô
Thức ăn thô là loại thức ăn chiếm phần lớn trong khẩu phần của bò sữa nhưng
có giá trị dinh dưỡng thấp, có tỉ lệ xơ cao (lớn hơn 18%) bao gồm cỏ tươi, cỏ khô,
rơm…, trong đó cỏ tươi rất cần thiết vì đây là nguồn cung cấp carotene, vitamine B…
Thành phần chủ yếu của thức ăn thô là chất xơ. Chất xơ được tiêu hóa nhờ sự
lên men của vi sinh vật dạ cỏ tạo thành các acid béo bay hơi (chủ yếu là acid acetic,
acid propionic, acid butyric). Các acid này cung cấp hơn 60% nhu cầu năng lượng cho
bò. Ngoài ra nó còn được sử dụng để tổng hợp nên mỡ dự trữ của sữa và cơ thể.
Chất xơ còn cần thiết để đảm bảo độ choán trong dạ dày, giúp cho sự nhu đợng
bình thường của dạ dày và ṛt. Nhưng chất xơ trong khẩu phần thức ăn quá cao làm
giảm giá trị thu nhận và làm giảm giá trị năng lượng thức ăn trên kg vật chất khô của
khẩu phần. Khi tỉ lệ chất xơ trong khẩu phần quá thấp (dưới 13%) sẽ dẫn đến rối loạn
tiêu hóa.


7

Thức ăn tinh
Thức ăn tinh là loại thức ăn có hàm lượng dinh dưỡng cao bao gồm thức ăn hỗn
hợp, các loại ngũ cốc và phụ phẩm giàu đạm như các loại khơ dầu rất cần cho bị sữa
đặc biệt là bò có năng suất cao. Tuy nhiên, trong khẩu phần nếu cung cấp quá nhiều dễ
dẫn đến tình trạng rối loạn tiêu hóa và không hiệu quả kinh tế. Căn cứ vào hàm lượng
dưỡng chất chủ yếu trong thức ăn tinh người ta chia thức ăn tinh thành hai loại:
- Thức ăn tinh cung cấp năng lượng: là những loại thức ăn giàu chất bột đường có
hàm lượng protein nhỏ hơn 20% như các loại hạt ngũ cốc và các sản phẩm của chúng.
- Thức ăn tinh bổ sung đạm: gồm những loại thức ăn có hàm lượng protein lớn
20% (tính trên vật chất khơ) như các loại hạt đậu, các loại khô dầu, bột thịt, bột cá…
Thức ăn bổ sung
Thức ăn bổ sung là loại thức ăn dùng thêm vào khẩu phần với hàm lượng nhỏ
để cân bằng các dưỡng chất còn thiếu hụt hoặc để cung cấp vitamine, khoáng…

2.3. CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỰ SẢN XUẤT
Chất lượng sữa cũng như năng suất sữa phụ thuộc vào nhiều ́u tớ:
- Giống
Các giớng bị sữa khác nhau sẽ cho thành phần và sản lượng sữa khác nhau.
- Dinh dưỡng
Khẩu phần dinh dưỡng thấp sẽ làm giảm chất lượng và sản lượng sữa, nếu
được cho ăn tớt bị sẽ phát huy tiềm năng di truyền. Ở mức năng lượng thích hợp sản
lượng sữa tăng theo hàm lượng protein có thể tiêu hóa trong khẩu phần.
- Tuổi và tầm vóc cơ thể
Những con có tầm vóc lớn hơn sẽ cho nhiều sữa hơn những giớng bị nhỏ con,
bị trưởng thành cho nhiều sữa hơn bò đẻ lứa đầu. Năng suất bò tăng dần và đạt đỉnh
cao ở lứa thứ 3 - 4 rồi giảm dần.
- Giai đoạn trong chu kỳ sữa, sự mang thai, thời gian khô sữa
Lượng sữa sản xuất tăng dần và đạt đỉnh cao lúc 6 - 8 t̀n sau đó giảm dần, ở
những bị khơng mang thai sau khi đạt đến đỉnh cao lượng sữa sẽ giảm từ từ (mỗi
tháng giảm 5% so với tháng trước). Ở bò mang thai, sản lượng sữa giảm nhanh sau
tháng thứ 5 của thai kỳ. Đến tháng thứ 8 của thai kỳ, lượng sữa giảm rõ rệt và cạn sữa.


8

Vì vậy nên cạn sữa trước khi bị sinh 60 ngày để bị hời phục thể trạng chuẩn bị cho
chu kỳ sữa tiếp theo.
Thời kỳ cạn sữa ngắn làm cho bị khơng kịp hời phục sẽ dẫn đến giảm sản
lượng trong chu kỳ kế tiếp, thời kỳ cạn sữa dài làm tăng khoảng cách lứa đẻ.
- Sự động dục
Trong chu kỳ cho sữa sự động dục làm giảm sản lượng sữa tạm thời.
- Các yếu tố khác
Kỹ thuật vắt sữa: vắt sữa không đúng có thể làm giảm sản lượng sữa. Vắt sữa
không kĩ làm thừa lại phần mỡ sữa cao trong bầu vú, vắt sữa gây bò đau làm giảm sự

thải sữa dẫn đến làm giảm sản lượng sữa.
Nhiệt độ mơi trường: bị cho sữa sản sinh nhiều nhiệt hơn bị khơng cho sữa
nên dễ bị ảnh hưởng bởi nhiệt đợ mơi trường, bị càng cao sản bị ảnh hưởng càng lớn
đặc biệt trong giai đoạn đỉnh cao của chu kỳ.
Bệnh tật: bất cứ tình trạng bệnh tật nào cũng làm giảm sản lượng sữa.
2.4. ĐIỀU KIỆN CHĂN NUÔI TẠI CÁC HỘ KHẢO SÁT
2.4.1. Chuồng trại
Các hộ sử dụng chuồng nuôi nhốt hoàn toàn, chỉ có bê và những con có vấn đề
về chân, móng mới được cột riêng bên ngoài.
Chuồng được xây khá đơn giản, một vài hộ cịn sử dụng ch̀ng heo cải tạo để
ni bị, khung sườn chuồng làm bằng sắt thép hoặc cây gỗ, mái chuồng lợp bằng lá
dừa, tôn, ngói… Nền chuồng xây bằng xi-măng có tấm lót bằng cao su mềm giúp bị
khơng bị đau móng và trơn trợt, có rãnh thoát nước phía sau, đa sớ các ch̀ng được
xây hai dãy và có một lối đi ở giữa, tất cả các hộ đều không có hệ thống làm mát, trần
không đủ độ cách nhiệt nên nhiệt độ trong chuồng khá cao nhất là trong mùa hè làm
ảnh hưởng đến năng suất của bị.
2.4.2. Thức ăn
- Thức ăn thơ
Đa sớ các hợ trờng cỏ quanh ch̀ng bị, cỏ được trờng chủ ́u là cỏ voi để
cung cấp thức ăn thơ cho đàn bị, các hộ không trồng cỏ hoặc có trồng nhưng không đủ
thường đi cắt cỏ tự nhiên ở nơi khác hoặc mua.


9

Một số hộ cho ăn thêm rơm nếu thiếu cỏ, rơm không được chế biến.
- Thức ăn tinh
Tất cả các hợ chăn ni bị sữa đều sử dụng thức ăn tinh dưới dạng thức ăn hỗn
hợp chuyên dụng cho bò sữa của các công ty như Proconco (thức ăn hỗn hợp Con Cò),
thức ăn hỗn hợp Việt Mỹ và thức ăn hỗn hợp Hịa Bình.

Hèm bia các hợ sử dụng từ các nhà máy bia Tiger, San Miguel, Sài Gòn, xác mì
từ Đờng Nai chuyển đến.
2.5. QUY TRÌNH CHĂM SĨC
- Cách cho ăn và uống
Người dân thường cho bò ăn 2 lần/ngày vào trước lúc vắt sữa. Bò được cho ăn
thức ăn tinh trước bằng cách trộn đều thức ăn hỗn hợp, hèm bia, bã khoai mì với nước
rời đổ vào máng uống, sau đó mới cho ăn thức ăn thơ. Trong khi đó, việc chuẩn bị thức
́ng cho bị lại đơn giản hơn rất nhiều, người dân chỉ phải thường xuyên đổ đầy nước
vào máng khi nước gần cạn.
- Vệ sinh
Tắm bị và vệ sinh ch̀ng trại 2 lần/ngày thường vào lúc trước khi vắt sữa,
phân được hốt thường xun.
Những hợ khơng trờng cỏ thì gom phân ch̀ng lại và bán, một số hộ đem cho,
những hộ có trồng cỏ thì bón cho đờng cỏ.
Nước thải cho chảy thẳng ra đồng cỏ hoặc vào hồ chứa nằm sát chuồng bò.
2.5.1. Khai thác và tiêu thụ sữa
Vắt sữa 2 lần/ngày. Có 2 phương thức khai thác sữa là tự vắt và vắt thuê. Giá
người chăn nuôi khoán cho người vắt sữa thuê là 3.800 đồng/kg khi giá sữa là
4.300đ/kg, là 5.900 đ/kg khi giá sữa là 6.500đ/kg. Nếu hộ nông dân tự vắt sữa giao
trực tiếp thì được cợng thêm 50 đ/kg sữa.
Sữa sau khi được vắt xong được cho vào can và đem đến trạm trung chuyển.
Nhân viên của trạm sẽ kiểm tra sơ bộ và lấy mẫu gửi về công ty để kiểm tra chất
lượng. Sau khi thu mua, sữa được đổ vào bồn làm lạnh và vận chuyển về công ty mỗi
ngày một lần.


10

2.5.2. Quy trình thú y và tình hình dịch bệnh
Hầu hết bò sữa khảo sát được tiêm phòng bệnh lở mờm long móng và bệnh tụ

hút trùng, chỉ có ít hợ là khơng tiêm phịng, đây là các hợ chăn nuôi với quy mô nhỏ
và sử dụng người vắt sữa th. Đới với chi phí tiêm phịng bệnh lở mờm long móng thì
người chăn ni được nhà nước hỗ trợ 100%.
2.6. TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY SỮA TRƯỜNG THỌ (THUỘC TỔNG CƠNG
TY VINAMILK)
2.6.1. Cơng ty Cổ phần sữa Việt Nam (Vinamilk)
Được hình thành từ năm 1976, Cơng ty Cổ phần Sữa Việt Nam (Vinamilk) đã
lớn mạnh và trở thành doanh nghiệp hàng đầu về ngành công nghiệp chế biến sữa,
hiện chiếm lĩnh 75% thị phần sữa tại Việt Nam.
TRƯỜNG THỌ là một chi nhánh của tổng công ty VINAMILK chuyên thu
mua sữa và cung cấp các kỹ thuật về bò sữa cho người nông dân. Tại thời điểm khảo
sát, Trường Thọ có khoảng 850 hợp đồng bán sữa cho công ty với lượng sữa tươi thu
mua hằng ngày khoảng 110-120 tấn, gờm nhiều khu vực như Bình Dương, Củ Chi,
Bình Chánh, Hóc Môn, Lâm Đồng. Tại các khu vực công ty có các trạm trung chuyển
chuyên thu mua và làm lạnh trước khi chuyển về nhà máy chế biến. Hệ thống thu mua
sữa như sơ đồ sau:

2.6.2. Quy định về chất lượng sữa tươi của Công ty TRƯỜNG THỌ đối với người
giao sữa
- Sức khỏe của bò đang vắt sữa
Bò đang được vắt sữa phải có phiếu theo dõi sức khỏe cá thể, không mắc bệnh
truyền nhiễm và phải có giấy chứng nhận tiêm phòng dịch bệnh định kỳ hằng năm
(còn hiệu lực) theo quy định của Cơ quan Thú y.
Thời gian từ khi vắt sữa đến khi giao sữa không quá 3 giờ.


11

Khơng vắt và giao sữa của những bị đang dùng thuốc chữa bệnh.
Số tế bào Soma trong sữa không vượt quá 1 triệu tế bào/ml sữa.

- Cảm quan
Dụng cụ chứa sữa phải sạch sẽ, sữa phải được lọc qua vải mùng sạch để loại bỏ
cặn bẩn, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.
Trạng thái sữa: sữa đồng nhất, không tách béo, không có tạp chất.
Màu sắc sữa: màu trắng ngà.
Mùi vị sữa: mùi đặc trưng của sữa bò tươi, không có mùi vị lạ.
Sữa không bị tủa khi thử cờn 750.
- Tiêu chuẩn lý hóa và vi sinh
Đợ acid: lớn hơn 0,13% và nhỏ hơn 0,16% theo acid lactic.
Tỷ trọng: 1,030 – 1,033 ở nhiệt độ 200C.
Sữa phải đạt khi thử lên men lactic và không có dư lượng kháng sinh.
Công ty áp dụng phương thức thu mua thông qua các trạm trung chuyển sữa.
Cán bộ kỹ thuật xuống điểm thu mua sữa để lấy mẫu kiểm tra chất lượng sữa hằng
ngày và người chăn nuôi được công ty ký hợp đồng thu mua, sữa được thanh toán tiền
tùy theo chất lượng đạt được. Sữa được lấy mẫu tại điểm trung chuyển và tại nhà máy
để kiểm tra, trước đó nhân viên tại trạm sẽ thực hiện kiểm tra sữa về màu sắc, mùi vị
và thử cồn 750. Những thử nghiệm này để đánh giá ban đầu nhằm loại bỏ những can
sữa không đạt chuẩn về chất lượng và vệ sinh (sữa bò viêm vú, nhiễm tạp chất, sữa
đầu, sữa để lâu…). Nếu sữa lấy tại hai điểm tại trạm trung chuyển và nhà máy có chất
lượng khác nhau thì điểm thu mua sữa sẽ bị trừ tiền. Như vậy tại các điểm trung
chuyển chỉ là người làm nhiệm vụ thu mua và bảo quản sữa và không thể gây tác động
trực tiếp vào người chăn nuôi. Sữa được trạm trung chuyển thu mua theo một thời gian
cụ thể mà công ty sắp xếp và người bán sữa phải tuân thủ theo thời gian đó nhằm đảm
bảo cho chất lượng sữa.
Mẫu sữa được phân tích tại nhà máy sữa, chất lượng sữa được công ty phân ra
các chỉ tiêu như bảng 2.1.


12


Bảng 2.1. Tiêu chuẩn thu mua sữa của công ty Vinamilk
Tiêu chuẩn
Chất béo (%)
Chất khô (%)
Vi sinh

Loại A
> 3,5%
> 12
> 4h

Loại B
3,3 - 3,5
11,7 - 12
3h - 4h

Loại C
3,0 - 3,3
11,4 - 11,7
2h30 - 3h

Loại D
2,7 - 3,0
11,0 - 11,4
2h - 2h30

Loại E
< 2,7
< 11,0
< 2h


 Sữa đạt 3 tiêu chuẩn loại A được tính giá tới đa.
 Sữa khơng đạt tiêu chuẩn loại A đươc tính như sau:
Bảng 2.2. Mức giảm giá sữa theo chất lượng sữa
Tiêu chuẩn
Chất béo
Chất khô
Vi sinh

Loại B
Loại C
Giảm (đồng/kg)
50
100
50
80
200
350

Loại D
150
150
600

Sữa có tiêu chuẩn loại E, không lên men Lactic, sữa pha đường lần thứ nhất thu
mua với giá 1.000đ, lần thứ hai không thu mua.
Cơng ty cịn hỗ trợ tiền xăng, những người giao sữa trực tiếp cịn được cợng
thêm 50đ/kg sữa.
Những người bán sữa được công ty ký hợp đồng bao tiêu sản phẩm, được tập
huấn và chuyển giao kỹ thuật chăn nuôi bị sữa.

2.7. Hiệu quả kinh tế trong chăn ni bị sữa
Hiệu quả kinh tế là một phạm trù phản ánh mối quan hệ giữa kết quả sản xuất
thu được và chi phí bỏ ra, là mợt chỉ tiêu tổng hợp nhất về hiệu quả của sản xuất kinh
doanh. Mục đích cuối cùng của sản xuất là hiệu quả kinh tế, hiệu quả thu được cao hay
thấp tùy thuộc vào rất nhiều yếu tố.
Trong tất cả các ngành sản xuất, việc đánh giá hiệu quả kinh tế là một việc làm
quan trọng nhằm giúp người sản x́t nhìn mợt cách tổng thể lĩnh vực mình đang tham
gia. Từ kết quả nghiên cứu, người nông dân có thể rút ra những bài học kinh nghiệm
trong việc chăm sóc nuôi dưỡng của trại mình cũng như hiểu được các ́u tớ cấu
thành ra sữa, từ đó có những điều chỉnh phù hợp nhằm nâng cao năng suất, giảm chi
phí sản xuất, nâng cao thu nhập. Người nông dân có thể so sánh các trại với nhau tạo


13

nên sự cạnh tranh tích cực nhằm nâng cao sản lượng cũng như chất lượng sữa. Việc
nghiên cứu hiệu quả kinh tế sẽ là những cơ sở có tính thuyết phục những cá nhân, tổ
chức quan tâm đến ngành để có những việc làm thiết thực như hỗ trợ hoặc đầu tư
nhằm giúp người nông dân cũng như ngành chăn ni bị sữa phát triển.
Các nghiên cứu có đợ tin cậy sẽ là những cơ sở để có những chính sách khún
khích, hỗ trợ và bảo vệ người nơng dân.
Dưới đây là kết quả của Đinh Văn Cải và Ctv (2000) khảo sát tại khu vực Miền
Nam Việt Nam.
Bảng 2.3. Lợi nhuận của các trại bị sữa quy mơ nhỏ (đang hoạt động)
ở nông thôn và ngoại thành khu vực Miền Nam
(tính trong chu kỳ sữa 420 ngày)
Khu vực
Chỉ tiêu
Chi phí


Lợi
nḥn

Thức ăn
Hoạt đợng
Thay đàn
Tổng
Tổng chi/lít sữa
Tổng thu nhập
Trên mợt bị
Trên chu kỳ
Trên mợt lít sữa

Nơng thơn
Đờng
4.755.000
2.400.000
467.000
7.622.000
1.954
13.430.000
5.808.000
5.047.000
1.489

Ngoại thành
%
62
32
6

100

Đờng
7.197.000
2.522.000
756.000
10.475.000
2.686
13.430.000
2.955.000
2.568.000
758

%
69
24
7
100

Ng̀n: Đinh Văn Cải và Ctv 2000

Phần III: NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN
3.1. THỜI GIAN VÀ ĐỊA ĐIỂM THỰC HIỆN
- Thời gian: Từ ngày 7/3/2007 đến 16/6/2007.
- Địa điểm: Đề tài được thực hiện tại 29 hợ chăn ni đã kí hợp đồng bán sữa
cho trạm thu mua Lê Văn Hùng (LH001) tại quận 12, TP. HCM.


14


3.2. NỘI DUNG
Khảo sát khả năng sản xuất của đàn bị tại khu vực và hiệu quả kinh tế của
giớng bò lai Holstein Friesian tại khu vực.
3.3. ĐỐI TƯỢNG KHẢO SÁT
Các bị đang cho sữa tḥc các nhóm giớng lai Holstein Friesian có tỷ lệ máu
lai 1/2HF, 3/4HF và 7/8HF.
3.4. CÁC CHỈ TIÊU KHẢO SÁT
3.4.1. Các chỉ tiêu khảo sát cá thể
- Trọng lượng.
- Sản lượng sữa.
- Các chỉ tiêu sinh sản:
+ Thời gian phối giống lại sau khi sanh.
+ Hệ số phối.
+ Khoảng cách lứa đẻ.
- Lượng thức ăn tiêu thụ.
3.4.2. Các chỉ tiêu kinh tế
Chi phí sản xuất
- Khấu hao chi phí cớ định.
- Chi phí biến đổi:
+ Thức ăn (thức ăn hỗn hợp, hèm, xác, cỏ, rơm…).
+ Gieo tinh và thú y.
Doanh thu
- Từ tiền bán sữa.
- Từ tiền bán bê.
- Từ tiền bán phân.
3.5. Phương pháp thực hiện
3.5.1. Phương pháp thu thập số liệu
- Trực tiếp: dùng thước dây đo vòng ngực, cân lượng sữa từng bị mỗi tháng
mợt lần, cân lượng thức ăn trong ngày của bị mỗi tháng mợt lần…
- Gián tiếp: qua các ghi chép của các hộ, qua phỏng vấn người chăn ni bị.



15

3.5.2. Phương pháp tính tốn
- Lấy kích thước vịng ngực của từng bò quy đổi ra trọng lượng (thước dây theo
chuẩn của Viện Khoa Học Kỹ Thuật Miền Nam (2003).
Sản lượng sữa toàn kỳ:
Sản lượng sữa/ngày ở mỗi tháng * 30 ngày
Sản lượng sữa /chu kỳ =
Tỷ lệ % sản lượng sữa của tháng tương ứng
Bảng 3.1. Tỷ lệ sản lượng sữa từng tháng so với tổng sản lượng sữa
cả chu kỳ của các nhóm giống bị (%)
Tháng
Giớng
1/2HF
3/4HF

1

2

3

4

5

11.5 13 13.5 12.4 10
11.2 12.4 13

12 14

6

7

8

9

10

Cộng

9.5
9.6

9
9.5

8
8

7
6.8

6.1
6.1

100%

100%

Nguồn: Đinh Văn Cải và Công sự, 1997
Các bị F3 cũng được tính theo sản lượng sữa phần trăm từng tháng của F2.
- Sản lượng sữa/100kg thể trọng:

Sản lượng sữa chu kỳ x 100(kg)
SLS chu kỳ/100 kg thể trọng (kg) =

Trọng lượng của bò (kg)
- Các chỉ tiêu kinh tế được tính cho từng giớng bị (đờng/chu kỳ):
+ Tổng chi phí = Khấu hao chi phí cớ định + Chi phí biến đổi.
+ Chi phí cớ định = Khấu hao chuồng trại + Khấu hao con giớng.
+ Khấu hao con giớng = (Giá mua bị – Giá bán bị loại thải)/7 chu kỳ.
+ Chi phí biến đổi = Chi phí thức ăn + Chi phí gieo tinh thú y + Chi phí khác.
+ Chi phí thức ăn = Lượng thức ăn * Giá thức ăn.
+ Chi phí gieo tinh – Thú y = Chi phí gieo tinh + Chi phí thú y.
+ Chi phí khác = Chi phí tiền điện + Chi phí xăng + Chi phí khác.
+ Lợi nhuận = Tổng thu – Tổng chi
- Số liệu thu thập được xử lý theo phương pháp thống kê MINITAB 14.12 for
Windows và phần mềm Microsoft Ecxel để tính toán.


×