Tải bản đầy đủ (.doc) (48 trang)

Xây dựng các bộ kiểm tra nhanh (quick test kits) kiểm tra một số tạp chất có trong nguyên liệu thức ăn chăn nuôi

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (10.48 MB, 48 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NƠNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHOA CHĂN NUÔI THÚ Y


LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
XÂY DỰNG CÁC BỘ KIỂM TRA NHANH
(QUICK TEST KITS) KIỂM TRA MỘT SỐ
TẠP CHẤT TRONG NGUN LIỆU
THỨC ĂN CHĂN NI

Ngành:
Khố:
Lớp:
Sinh viên thực hiện:

- 2005 -

Chăn Nuôi
2001-2005
Chăn Nuôi 2001
Nguyễn Huỳnh Ái Thi


TRƯỜNG ĐẠI HỌC NƠNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHOA CHĂN NUÔI THÚ Y

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
XÂY DỰNG CÁC BỘ KIỂM TRA NHANH
(QUICK TEST KITS) KIỂM TRA MỘT SỐ
TẠP CHẤT TRONG NGUYÊN LIỆU
THỨC ĂN CHĂN NUÔI



Giáo viên hướng dẫn:
T.S. DƯƠNG DUY ĐỒNG

Sinh viên thực hiện:
NGUYỄN HUỲNH ÁI THI

- 2005 -



1

Phần I. MỞ ĐẦU
1.1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Theo đà phát triển của ngành chăn nuôi, ngành sản xuất TĂCN cũng phát
triển mạnh. Từ nguyên liệu thuần như bắp, cám, tấm, khô dầu đậu nành, bột cá, bột
sị, bột đá vơi… cho đến các loại thức ăn hỗn hợp, kể cả những loại premix trộn sẵn
như premix khoáng, premix vitamin… của cả cơng ty trong nước lẫn cơng ty nước
ngồi đều có thể dễ dàng bắt gặp trên thị trường.
Khi giá cả thị trường biến động hoặc nguồn cung cấp khan hiếm, vì mục tiêu
lợi nhuận, có thể người ta đã pha vào trong một nguyên liệu “thuần” một nguyên
liệu khác rẻ tiền hơn theo một cách nào đó. Ví dụ bột cá có thể bị pha với bột lơng
vũ; cám gạo bị pha với trấu hoặc bột sò hay bột xương cũng có thể bị pha thêm bột
sị; v.v…
Vậy làm thế nào để biết trong ngun liệu TĂCN có gì? Để giải đáp câu hỏi
này, người ta phải luôn luôn thực hiện đánh giá các mẫu nguyên liệu thức ăn trước
khi tổ hợp công thức và phối trộn để tạo ra thức ăn hỗn hợp có thành phần như
mong ḿn.
Tởng qt, có 2 phương pháp đánhgiá thức ăn là phương pháp phân tích hố

học và phương pháp phân tích nhanh gờm quan sát vi thể và phương pháp dùng
thuốc thử (Quick Test).
Ở phương pháp dùng thuốc thử, người ta dùng những hợp chất hố học đặc
thù gọi là th́c thử cho vào một nguyên liệu thức ăn để quan sát những biến đổi
(chủ yếu về màu sắc) từ phản ứng giữa th́c thử với tạp chất và từ đó có thể xác
định trong nguyên liệu này có lẫn tạp chất hay khơng hoặc để kiểm tra một chất xác
định nào đó.
Với mong muốn xây dựng những bộ thuốc thử kiểm tra đó, chúng tơi được
sự đờng ý của khoa Chăn Ni Thú Y, trường Đại Học Nơng Lâm Thành phớ Hờ
Chí Minh và sự chỉ dạy tận tình của thầy Dương Duy Đờng, tiến hành thực hiện thí
nghiệm: “Xây dựng các bộ kiểm tra nhanh (quick test kits) kiểm tra một số tạp
chất có trong ngun liệu thức ăn chăn ni”.


2

1.2. MỤC ĐÍCH - U CẦU
1.2.1. Mục đích
Xây dựng bộ thuốc thử kiểm tra nhanh tương ứng với các tạp chất thông
thường trong nguyên liệu thức ăn chăn nuôi.
1.2.2. Yêu cầu
- Thực hiện các phản ứng kiểm tra nhanh theo tài liệu có sẵn.
- Thiết lập được bộ th́c thử kiểm tra.
- Có hình ảnh minh hoạ các kiểm tra này.
- Thu thập thực liệu được sử dụng làm thức ăn chăn nuôi và tiến hành kiểm
tra nhanh.


3


Phần II. CƠ SỞ LÝ LUẬN
2.1. TÌNH HÌNH NGUỒN TĂCN TRÊN THỊ TRƯỜNG
2.1.1. Về số lượng
Sản lượng TĂCN tăng tỉ lệ thuận với sự gia tăng số đầu con gia súc gia cầm.
Trong những năm gần đây với chính sách ”Đẩy mạnh ngành chăn nuôi làm ngành
mũi nhọn” của nhà nước, ngành sản xuất TĂCN đã phát triển mạnh mẽ.
Có thể nói ng̀n thức ăn chăn ni trên thị trường hiện nay rất phong phú và
đa dạng. Tính từ năm 1996 - 1999 sản lượng TĂCN tăng từ 0,04 triệu tấn lên đến
1,05 triệu tấn/năm. Rồi 2,7 triệu tấn vào năm 2000 và 7 - 8 triệu tấn/năm vào năm
2003 – 2004.
Chủng loại thức ăn cũng đa dạng, từ TĂHH trộn sẵn dành cho từng loại vật
ni thích hợp với từng giai đoạn t̉i của thú cũng như thích hợp cho mục tiêu sản
xuất của con thú đó, cho đến các loại thức ăn đậm đặc phù hợp với đặc điểm sản
xuất lương thực từng vùng địa phương. (Viện chăn nuôi, 2003).
2.1.2. Về chất lượng
Do số lượng TĂCN phong phú như vậy nên chất lượng cũng thi nhau biến
đổi. Một thực tế hiện nay đó là rất nhiều mẫu TĂCN chất lượng thấp kém, không
đạt yêu cầu (khi đem kiểm tra thì thấy kết quả thấp hơn những chỉ tiêu đã cơng bớ).
Theo Dương Đình Tường (2005), tại Bắc Giang kiểm tra 4 cơ sở sản xuất
TĂCN thì phát hiện 100% mẫu không đảm bảo chất lượng như công bố. Kết quả
điều tra của đoàn kiểm tra sở NN & PTNT tỉnh Bắc Giang với 16 mẫu TĂGS của
14 doanh nghiệp trong cả nước, mỗi mẫu từ 2 - 3 chỉ tiêu chất lượng với tổng số chỉ
tiêu là 46. Kết quả có 16 chỉ tiêu đúng tiêu ch̉n cơng bố; 24 chỉ tiêu không đạt
tiêu chuẩn công bố (chênh lệch từ 0,34% - 19,91%) và 6 chỉ tiêu không công bố.
Một nguồn số liệu khác (Phương Hà, 2005) cho biết theo kết quả kiểm tra
của Phạm Thị Oanh và ctv thuộc Cục Nơng Nghiệp thì có 19/173 mẫu TĂGS có
protein thấp hơn cơng bớ (chủ yếu là TĂ đậm đặc) chiếm 11%, 16/95 mẫu có hàm
lượng ḿi cao hơn qui định (16,8%), 4/125 mẫu có tỷ lệ cát sạn cao hơn qui định
(3,2%)…



4

Xét trên một góc độ khác thì các ngun liệu TĂCN hiện tại đang bị pha tạp
nghiêm trọng. Bài báo “Nhập nhoạng thị trường TĂGS” của Dương Đình Tường,
2005 đã dẫn lời một nhân viên tiếp thị rằng: ”Cám nào chả là cám, anh có trộn thêm
vào trấu rời nghiền mịn cũng chả mấy ai biết. Miễn đừng trộn nhiều quá kẻo heo
chê là được”. Kết quả là các công ty sẽ rao giá rẻ, kích thích sức mua của người
chăn nuôi. Các kết quả kiểm tra ở trên đã chỉ ra một phần sự tạp nham này, vì sao
cùng 1 kg TĂ, mẫu này lại có mức protein thấp hơn tiêu ch̉n, vì nó đã bị trộn với
một ngun liệu nào đó mà thành phần protein thấp hơn.
2.1.3.Về tình hình sản xuất và giá cả
Bắt đầu những năm 90, tình hình sản xuất có nhiều thay đởi rất rõ rệt. Sự
xuất hiện của một số công ty chăn nuôi và sản xuất thức ăn có vớn đầu tư nước
ngồi đã một mặt góp phần phát triển ngành thức ăn một cách trực tiếp, mặc khác
tạo động lực cạnh tranh mạnh mẽ giữa các nhà sản xuất thức ăn tư nhân và quốc
doanh trong nước. (Dương Duy Đồng, 2005).
Một loạt các nhà máy, công ty sản xuất thức ăn gia súc đã mọc lên khắp nơi
từ Nam chí Bắc. Qui mô sản xuất rất khác biệt giữa các nhà máy. Có thể khoảng
1000 tấn/tháng (đã tính thức ăn đậm đặc qui đổi) cho đến 30.000 - 40.000 tấn/tháng.
Các nhà máy có vớn đầu tư nước ngồi chiếm hơn 60% thị phần thức ăn chăn nuôi,
mặc dù số lượng các nhà máy này ít hơn các nhà máy có vớn nội địa.
Ở các nhà máy có quy mơ sản xuất dưới 5000 tấn thức ăn/tháng thì do vớn
đầu tư hạn chế nên chỉ tập trung vào sản xuất các sản phẩm tương đới “dễ tính” và
cho thị trường nhỏ do hạn chế về vớn và sản xuất các dịng sản phẩm giá thấp nên
các công ty này cũng sẽ không hoặc ít sử dụng những nguyên liệu, chất bổ sung đắt
tiền, chất lượng cao theo ý nghĩa là làm tăng năng suất động vật đờng thời an tồn
vệ sinh thực phẩm cho người tiêu thụ. Nhiều sản phẩm bổ sung thức ăn có tính độc
hại cho người (olaquindox, carbadox, sulfamid, nhóm beta-agonist) đã và vẫn còn
đang được sử dụng ở nhiều nhà máy thuộc loại này.

Các nhà máy vốn trong nước có sản lượng cao hơn, từ 5000 - 10.000
tấn/tháng trở lên và đã có được thương hiệu tương đới rõ trên thị trường thì bắt đầu
tập trung vớn đầu tư cho chất lượng thức ăn và củng cớ uy tín kinh doanh. Tuy


5

nhiên trong các nhà máy này vẫn đang còn tiếp tục sản xuất dịng sản phẩm giá thấp
giớng như các nhà máy nhỏ.
Về giá cả, TĂCN hiện thường xuyên theo xu hướng tăng giá. Theo ông Lê
Bá Lịch (2003), chủ tịch Hiệp Hội Chăn Nuôi Việt Nam cho biết TĂCN đã tăng giá
20%. Nguyên nhân là do trong thời gian qua nguyên liệu nhập về để chế biến
TĂCN tăng giá mạnh: bắp tăng 20%, bã khoai mì, bột thịt tăng 20-25%, lysine tăng
5-10%...Mặc dù Việt Nam là một nước nông nghiệp, giàu tiềm năng TĂCN nhưng
hầu như trong những năm gần đây Việt Nam vẫn phải nhập toàn bộ hoặc một phần
các nguyên liệu chính cung đạm và cung năng lượng làm thức ăn chăn ni, chỉ
ngoại trừ khoai mì lát là mặt hàng vẫn đủ dùng trong nước và thỉnh thoảng có xuất
khẩu.
Các nguyên liệu được nhập thường xuyên với số lượng lớn là khô dầu đậu
nành và bột cá. Các nguyên liệu khác như acid amin, enzyme, hương liệu cũng được
nhập phần lớn. Do việc chịu thuế nhập khẩu cùng với biến động giá cả trên thế giới
nên các loại nguyên liệu này góp phần làm tăng giá thành thức ăn chăn ni ở Việt
Nam. Chính sự tăng giá này nên xu thế tất yếu trong các nhà máy sản xuất thức ăn
là giảm giá thành sản phẩm bằng cách cắt giảm nhiều loại chi phí. Một trong những
biện pháp là giảm hàm lượng dinh dưỡng của sản phẩm thức ăn khi sử dụng nhiều
loại phụ phẩm giá rẻ và hàm lượng dinh dưỡng rất thấp như bã bột mì, lúa nghiền,
cùi bắp nghiền nên dẫn đến hiệu quả chăn ni khơng cao, hệ sớ chuyển hố thức
ăn của con thú thường cao hơn mức tiêu chuẩn của con giớng. Ít có nhà máy quan
tâm đến việc giảm giá thành thức ăn thông qua các biện pháp tổ hợp khẩu phần hợp
lý hơn bằng cách sử dụng enzyme, hoặc acid amin. (Hồng Vỹ, 2005; Dương Duy

Đồng, 2005).
Thêm vào đó, các phương thức quảng cáo, tiếp thị, kèm theo phần trăm hoa
hồng hấp dẫn cho các đại lý cũng như sự cạnh tranh về sức mua của các công ty đã
làm người nơng dân rất khó lựa chọn. Kết quả là một sản phẩm dù giá cao hay giá
thấp cũng chưa hẳn có chất lượng tớt. Vì vậy mà người chăn ni trước sự đa dạng
đó khơng thể nào biết được sản phẩm nào là phù hợp cho con thú của mình.


6

2.2. Vì sao phải tiến hành phân tích mẫu TĂCN?
Phân tích mẫu TĂCN là phương pháp dùng những kỹ thuật phân tích để xác
định thành phần dinh dưỡng của mẫu thức ăn. Đối với hầu hết các loại TĂCN thông
thường thì thành phần của chúng được thể hiện theo sơ đờ dưới đây.
THỨC ĂN GIA SÚC GIA CẦM

NƯỚC

VCK THUẦN

TRO TỒN PHẦN
KHOÁNG
TINH KHIẾT
(tan trong acid)

CHẤT HỮU CƠ

KHOÁNG
TẠP CHẤT
(khơng hồ tan)


Protein thuần
chứa các acid amin
Các Hợp Chất Amid:
peptid, acid amin, betain,
glucosid…

CHẤT BÉO THƠ
EE
- Khống Cấu Trúc
Ca, P
-Khống Chức Năng
K, Na, Mg, Cl, S

XƠ THƠ
CF

-Khống Xúc Tác
(vi khống như
Fe, Cu, Zn, Mn…)

DẪN X́T VÔ
ĐẠM NFE
CÁC VI CHẤT
DINH DƯỠNG

- Dầu mỡ, lipid
phức tạp…

-Cellulose, hemicellulose,

lignin, chitin…

-Tinh bột, pectin, đường,
acid hữu cơ…
-Các vitamin,các hoạt chất
sinh học UGF.

CÁC CHÁT HỖ
- Kháng sinh, Probiotic, vi
TRỢ DINH DƯỠNG sinh hữu ích, enzyme, ,
chất chớng nấm mớc, chất
chớng oxy hố, chất hấp phụ
độc tố…

Sơ đồ 2.1. Thành phần các chất dinh dưỡng trong thức ăn
Vậy thì vì sao phải phân tích mẫu TĂCN?
Thứ nhất, để biết rõ giá trị dinh dưỡng của mẫu thức ăn (đạm, đường,
béo…). Mỗi một loài thú ni, tuỳ theo giai đoạn t̉i, giới tính, thể trạng của từng
cơ thể mà bộ máy tiêu hoá hoạt động khác nhau, vì vậy mà nhu cầu dinh dưỡng
cũng khác nhau. Chẳng hạn, kiểu hình bộ máy tiêu hố của lồi thú ăn cỏ là biến đởi
dạ dày thành nhiều túi nhưng khi chúng cịn non thì kiểu hình cũng giống như thú
dạ dày đơn…


7

Vì vậy mà làm sao để cung cấp khơng thiếu, đảm bảo sự phát triển, hoạt
động của con thú được bình thường cũng như cung cấp thức ăn khơng thừa đảm bảo
mục tiêu kinh tế thì phải biết được thành phần cơ thể thú, dựa trên nhu cầu dinh
dưỡng của cơ thể thú và biết được thành phần dinh dưỡng của thức ăn, để từ đó ta

tính ra được khẩu phần tương đối. Khẩu phần này đảm bảo sự phát triển bình
thường và hiệu quả kinh tế cao nhất.
Thứ hai, để biết chất lượng thật sự của mẫu thức ăn đó về nhiều mặt như:
mẫu thức ăn có bị nhiễm độc tớ nấm mớc khơng, có bị nhiễm độc chất khơng, có bị
pha lẫn với các chất khác hay khơng.
Khi biết được rõ thành phần của thực liệu, một công thức thức ăn hợp lý cho
phép tiết kiệm được lượng thức ăn ăn vào và đảm bảo lượng mà con thú ăn vào hữu
dụng cho cơ thể của nó.
2.3. Các hệ thống đánh giá TĂCN
Hiện nay có 2 hệ thớng đánh giá thức ăn là:
- Đánh giá bằng phân tích hoá học
- Đánh giá bằng kiểm tra nhanh
Sau đây, chúng tôi xin nêu tổng quát từng phương pháp
2.3.1. Phương pháp phân tích hố học
2.3.1.1. Phương pháp phân tích hố học cổ điển
Phương pháp này cịn được gọi là phân tích gần đúng (Proximate analysis).
Hệ thớng các phương pháp phân tích hoá học được phát triển vào giữa thế kỷ XIX ở
Đức bởi Henneberg và Stoman (thuộc Weende Experiment Station) để phân tích
thức ăn cho người và động vật. Các chỉ tiêu được phân tích là ẩm độ, protein thơ,
béo thơ (ether extract), xơ thô, tro và NFE. Đây là mốc khởi điểm cho sự phát triển
của các phương pháp phân tích hố học sau này.
Cơ sở chung cho các phương pháp phân tích hố học đó là sự tách rời chất
muốn kiểm tra ra khỏi những hợp chất khác của nguyên liệu thức ăn. Cho đến nay,
phương pháp này vẫn được ứng dụng rộng rãi ở Việt Nam và nhiều nơi trên thế
giới.


8

Nhược điểm của phương pháp cở điển đó là các kết quả phân tích được có

thể chưa thể hiện được đúng bản chất. Thí dụ như chỉ tiêu ẩm độ bao gờm cả những
chất có thể bay hơi hoặc thăng hoa khi nhiệt độ trên 100 oC như acid béo bay hơi
trong cỏ ủ, amoniac, alcohol chứ không phải chỉ là hơi nước không. Giá trị CP
(protein thô) xác định bằng phương pháp Kjeldalh được tính từ Nitơ tởng sớ trong
mẫu TĂ nhân với hệ số 6,25 không phản ánh giá trị protein thực và chất chứa Nitơ
phi protein (NPN) trong TĂ. Giá trị CP đó khơng nói lên được protein đó có được
con vật tiêu hóa và hấp thu hay khơng...
2.3.1.2. Phương pháp phân tích hố học hiện đại
Đó là phương pháp sử dụng kính quang phở cận hờng ngoại, gọi tắt là NIRS
hoặc đôi khi là NIR (Near Infra Respectrophotometer).
Kỹ thuật NIRS được sử dụng lần đầu tiên do Norris và ctv (1976) giới thiệu
cho việc đo chất lượng của thức ăn thơ xanh. Kính quang phở cận hờng ngoại dựa
trên sự hấp thụ quang phở của nhóm liên kết C-H, N-H và O-H trong chất hữu cơ.
Vùng quang phổ cận hồng ngoại được hấp phụ và vùng quang phổ này được sử
dụng để xác định thành phần cũng như chất lượng của nhiều sản phẩm và theo dõi
các q trình biến động sinh học, hố học thơng qua đường cong chia độ. Tức là
một mẫu khi đem phân tích một chỉ tiêu nào đó, dựa trên bước sóng mà nó hấp phụ
rời đem so với đường cong chia độ (đường cong có phân bớ ch̉n), và đọc kết quả
theo sự so sánh đó.
NIRS được ứng dụng để xác định các thành phần TĂGS như sau:
Bảng 2.1. Các chỉ tiêu phân tích được bằng phương pháp NIRS
STT

1

2

3

LOẠI THỨC ĂN


CHỈ TIÊU PHÂN TÍCH

TĂ thơ xanh và phụ phẩm kể
cả những loại đã được xử lý
hoá học hoặc vật lý

VCK, protein thô (CP), ADF, NDF, protein bị phá huỷ bởi
nhiệt độ, xơ, lignin, các alkaloids, chitin và glucosamine,
chất đánh dấu dysprosium, khoáng, các chất xác định
thành phần thực vật.

Khẩu phần hỗn hợp và các chất
nguyên liệu TĂ gồm TĂ gia
cầm và heo

Phân tích như trên và protein thơ có khả năng tiêu hoá,
lysin, dầu thực vật, tinh bột, đường, lưu huỳnh tự do (S).

TĂ ủ chua

Như TĂ thô xanh, men cellulase, NH3, N, pH, VCK, acid
béo bay hơi, ảnh hưởng của sự nhiễm đất đến phân tích
NIRS, đặc trưng lên men.


9

Các cơng trình nghiên cứu của Lindgren (1983) và Robert (1986) cho thấy
phương pháp NIRS cho dự đoán tỷ lệ tiêu hố chính xác hơn phương pháp phân tích

cở truyền.
Tuy là một phương pháp có nhiều triển vọng, nhưng nó cũng có một sớ hạn
chế. Sớ lượng mẫu phân tích, các mẫu thu được trong năm này không giống với
năm khác gây nên sự phức tạp trong chia độ. Vấn đề phức tạp nằm ở trong chính
bản chất của mẫu phân tích, sự khác nhau theo mùa sinh trưởng, giữa các mùa, giữa
các địa điểm sinh trưởng…Các mẫu có độ ẩm cao (như TĂ ủ chua), mẫu có nhiều
nước thì các nhóm nước có xu hướng chờng chéo và che lấp các đặc tính quang phở
khác. Và quang phở đặc biệt khác nhau ở mỗi chất đường, trong dung dịch quang
phổ không rõ và khá giống với cellulose, tinh bột. Mặc khác, giá trị của NIRS là giá
trị trung bình khơng chính xác hơn so với giá trị xác định hố học. Do vậy , NIRS
rất tớt cho phân tích VCK, protein nhưng không tốt đối với xơ và lignin; và NIRS sẽ
tiện dụng khi cần có kết quả phân tích nhanh hoặc cần thực hiện kiểm tra hàng loạt
mẫu trong một thời gian ngắn. Hơn nữa, chi phí để đầu tư cho NIRS ban đầu là rất
cao, ngay cả đầu tư để xây dựng một phịng phân tích theo phương pháp cổ điển
cũng là một việc quá tầm tay đối với một số cơ sở sản xuất TĂCN qui mô nhỏ. Hiện
tại, NIRS hoạt động tốt nhất ở lĩnh vực ngun liệu khơ và nó địi hỏi kiểm tra
thường xun để duy trì độ chính xác trong chia độ.
2.3.2. Phương pháp kiểm tra nhanh
Phương pháp này có ng̀n gớc từ Mỹ vào những năm 1960. Đặc thù của
phương pháp này là sự nhanh gọn, hầu hết các kiểm tra không qua các bước cầu kỳ
về dụng cụ, cách làm cũng như thời gian thực hiện. Vì thế, đây là một phương pháp
có nhiều khả năng ứng dụng trong việc đánh giá nguyên liệu thức ăn.
Phương pháp phân tích nhanh gồm phương pháp kiểm tra bằng Quick Test và
phương pháp quan sát vi thể.
2.3.2.1. Phương pháp kiểm tra nhanh bằng Quick Test
Nguyên tắc của mỗi phản ứng kiểm tra nhanh Quick Test là dựa trên những
tương tác của hoá chất với một thành phần nào đó trong nguyên liệu TĂ mà kết quả


10


là nó thể hiện thành những biểu hiện rõ ràng và đặc hiệu cho từng nguyên liệu như
sự thay đổi màu sắc, xuất hiện kết tủa, sủi bọt…
Người ta sử dụng các chất hố học vơ cơ lẫn hữu cơ, rời dùng những hố
chất này pha chế thành những th́c thử để sẵn. Mẫu thức ăn sẽ được kiểm tra bằng
thuốc thử. Mỗi thuốc thử đặc hiệu cho một chất nào đó trong nguyên liệu thức ăn.
Việc kiểm tra cho kết quả dương tính có nghĩa là chất X nào đó tờn tại trong ngun
liệu. Ví dụ:
- Trong phản ứng kiểm tra Carbonate, khi nhỏ dung dịch thuốc thử HCl vào
mẫu, nếu thấy sủi bọt (mẫu dương tính) tức là có nhóm CO3 trong ngun liệu thức
ăn đó. Thơng thường CO3 có trong bột đá vơi, bột sị, hoặc bột vỏ trứng. Do đó nếu
mẫu nguyên liệu như bột thịt xương dương tính với phản ứng carbonate chứng tỏ
mẫu này đã bị pha tạp với bột đá vôi, hoặc bột sò, bột vỏ trứng.
- Trong phản ứng kiểm tra Kẽm, nhỏ dung dịch B (dithizone trong CCl 4), nếu
thấy có màu đỏ nhạt xuất hiện nghĩa là có kẽm trong mẫu thức ăn này.
Các chỉ tiêu mà Quick Test có thể kiểm tra, đa phần nghiêng về định tính
hoặc những định lượng mang tính tương đới trong một khoảng giá trị nào đó. Đó là
kiểm tra nitrate, carbonate, urea, bột lông vũ, bột thịt xương bị pha tạp trong TĂ;
các nguyên tố vi lượng như Fe, Cu, Zn, S… Kiểm tra có hay khơng các kháng sinh
trong TĂ, kiểm tra sự hiện diện của độc tố nấm mốc.
2.3.2.2. Phương pháp quan sát vi thể
Dĩ nhiên, dụng cụ không thể thiếu trong phương pháp này là một chiếc kính
hiển vi. Mẫu sẽ được chọn lọc, làm tiêu bản rồi quan sát dưới kính hiển vi.
Người đánh giá phải xác định được cấu tạo và thành phần nguyên liệu tương
ứng với những gì họ quan sát được trên mẫu với sự trợ giúp của kính hiển vi.
Có 2 cách quan sát phỏng theo cách xử lý mẫu thô ban đầu:
+ Phương pháp “screening”
Nguyên liệu đơn hoặc TĂHH cấu trúc gồm nhiều mảnh TĂ có kích cỡ khác
nhau. Chia chúng ra bằng cách dùng một cái rây với các kích cỡ lỗ khác nhau (ví
dụ: 10, 20, 30 mesh). Khi mẫu đã chuẩn bị xong thì quan sát ở độ phóng đại nhỏ

(từ 8 đến 60X), nguyên liệu sẽ được xác định thông qua những tính chất vật lý bên


11

ngồi như hình dạng, màu sắc, kích cỡ thơng thường, độ mềm, độ cứng, kết cấu,
mùi…
Sau đó, quan sát dựa trên cấu trúc tế bào và cấu trúc mô học của nguyên liệu
thức ăn bằng kính hiển vi lập thể. Phương pháp này đòi hỏi những kỹ năng chyên
sâu, và kết quả sẽ chính xác hơn ngay cả khi nguyên liệu thức ăn được nghiền càng
mịn. Kết quả tốt nhất khi có sự quan sát kết hợp giữa hai phương pháp, đơi khi một
vài thực liệu địi hỏi phải quan sát vĩ mô (quan sát bằng mắt thường).
Việc phân biệt các nguyên liệu theo từng nhóm họ hàng là rất quan trọng vì
sự pha tạp một phần dựa vào nguyên lý này. Nó địi hỏi nhà phân tích phải có những
hình ảnh của từng nguyên liệu, từng tạp chất chuẩn để so sánh cộng với sự rèn
luyện kỹ năng quan sát bằng thực nghiệm.
+ Phương pháp phù nổi (Flotation)
Kỹ thuật quan sát thứ hai trên kính hiển vi là phương pháp phù nổi. Phương
pháp này phỏng theo nguyên tắc nổi của thức ăn trong dung dịch dầu nhẹ (như
CCl4) để xác định những mảnh vỡ từ côn trùng, các tạp chất khác trong nguyên liệu
thức ăn, phân biệt thành phần vơ cơ và hữu cơ. Những thí nghiệm sâu hơn đó là pha
trộn mẫu lại với nhau, sau đó xác định thành phần và tỷ lệ của chúng, việc này được
ứng dụng để kiểm tra thức ăn hỗn hợp. Hàng trăm mẫu thức ăn đã được thực
nghiệm từ vài mươi năm trước đây. Kết quả cho thấy các nhà nghiên cứu thức ăn
bằng kính hiển vi có thể áp dụng phương pháp phù nổi để xác định tên nguyên liệu
cũng như tỷ lệ phần trăm chúng trong thức ăn hỗn hợp.
Dung dịch TĂ hoà tan được tách thành 2 hoặc 3 phần: phần nởi và phần
chìm. Sau đó, lọc và sấy khô, cân trọng lượng và quan sát từng phần dưới kính hiển
vi, định danh nguyên liệu và ước lượng chúng. Phần nởi và phần chìm đó có thể là:
Phần nổi


Phần chìm

Chất hữu cơ

Chất vơ cơ

Chất thịt

Chất xương

Bột lơng vũ đã thuỷ phân

Bột cá

Vỏ trấu, cám

Tấm






12

2.3.3. Nhận xét về phương pháp Quick Test
Hạn chế của phương pháp phân tích hố học chính là những gì mà phương
pháp vi thể và phương pháp Quick Test làm được. Điều dễ nhận thấy nhất đó là
phương pháp hố học rất khó có thể kiểm tra được sự pha tạp các tạp chất vào

NLTĂ. Trong khi đó, phương pháp vi thể kiểm tra thành phần của thức ăn, kiểm tra
chất lượng của nguyên liệu; phương pháp Quick Test hầu như khơng đi vào kiểm tra
thành phần hố học mà chủ yếu kiểm tra những chỉ tiêu phương pháp hoá học
không kiểm tra được hoặc kiểm tra được nhưng chi phí q tớn kém, trong đó ưu
thế nghiêng về các quick test kiểm tra kháng sinh, kiểm tra vitamin, kiểm tra các
chất khoáng vi lượng, kiểm tra sự pha tạp chất trong các nguyên liệu.
Ưu điểm của phương pháp Quick Test đó là có thể biết được kết quả sau một
thời gian rất ngắn so với phương pháp hoá học và phương pháp quan sát vi thể. Thứ
hai, Quick Test khơng địi hỏi một chi phí lớn, những dụng cụ cũng như hố chất
dùng trong các thí nghiệm khá đơn giản, giá thấp và dễ dàng tìm mua trên thị
trường Việt Nam.
Một ưu điểm khác của Quick Test nữa đó là sự tiện dụng như một cái máy
tính xách tay, người ta có thể mang theo th́c thử đến tại nơi thu mua nguyên liệu
và kiểm tra ngay tại đó mà các phương pháp khác không làm được.
So với phương pháp hố học địi hỏi người phân tích phải có một trình độ
nhất định, phương pháp phân tích vi thể cũng địi hỏi một sự huấn luyện thơng qua
kính hiển vi, đặc biệt khi quan sát trên kính hiển vi lập thể và quan sát để xác định
tỷ lệ thành phần nguyên liệu trong TĂHH, cần phải có những hiểu biết thấu đáo
cũng như kinh nghiệm nhất định đối với đặc điểm của từng nguyên liệu thì phương
pháp Quick Test khơng cần phải thế, nó khơng địi hỏi một sự chuẩn bị kỹ lưỡng
nào vì những thao tác của qui trình phản ứng thực hiện rất dễ dàng cũng như khơng
có khó khăn nào trong việc quan sát kết quả của phản ứng vì chỉ thơng qua sự thay
đởi màu sắc, sự xuất hiện kết tủa hoặc có hiện tượng sủi bọt… Phương pháp vi thể
hầu như chỉ xác định thành phần của nguyên liệu thức ăn thông qua những đặc tính
nhìn thấy được, trong khi đó Quick Test lại có khả năng nhận biết nguyên liệu thức


13

ăn ở nhiều khía cạnh khác như có chất kháng sinh hay khơng; có bị nhiễm độc tớ

nấm mớc hay khơng…
2.4. Tình hình nghiên cứu dinh dưỡng và phân tích TĂCN của Việt Nam trong
20 năm vừa qua
Theo Lã Văn Kính và Huỳnh Thanh Hồi (2003), những tiến bộ trong lĩnh
vực nghiên cứu về dinh dưỡng TĂCN đã góp phần cải thiện năng suất và giá thành
sản phẩm chăn nuôi. Các lĩnh vực nghiên cứu trong 20 năm từ 1982 - 2002 tập
trung vào:
- Xác định thành phần hoá học của nguyên liệu làm thức ăn gia súc gia cầm:
thành phần hoá học gần đúng của hầu hết các loại TĂ (6500 mẫu) với các chỉ tiêu
như ẩm độ, protein thơ, xơ thơ, ADF, NDF, béo thơ, khống tởng sớ, NaCl, Ca, P
tởng sớ, khống vi lượng trong một sớ thức ăn (300 mẫu) như Fe, Cu, Zn, Co, I
nhưng số liệu chưa nhiều chưa đại diện; đường, tinh bột, năng lượng thô, năng
lượng trao đổi của các nguyên liệu.
- Nghiên cứu xác định tỷ lệ tiêu hoá.
- Nghiên cứu xác định nhu cầu protein, năng lượng, acid amin cho các loại
gia súc gia cầm khác nhau.
- Nghiên cứu về chế biến ngun liệu.
- Rất ít sớ liệu phân tích thành phần các vitamin, độc tố, chất kháng dinh
dưỡng trong TĂ.
Vẫn chưa thấy có tài liệu chính thức trong nước công bố về cá nhân hay tổ
chức nào thực hiện kiểm tra thức ăn bằng phương pháp vi thể hay quick test cũng
như chưa thấy công bố các kết quả kiểm tra thức ăn theo 2 phương pháp này.
Hiện nay, đối với các nhà máy sản xuất TĂCN qui mô 3000 tấn /tháng trở
x́ng thì thường khơng đủ chi phí để xây dựng một phịng phân tích TĂ. Thớng kê
trong cả nước chỉ có 20/60 tỉnh thành có bớ trí riêng phịng Chăn Ni trong cơ cấu
tở chức của Sở NN và PTNT. Các cán bộ kiểm tra chất lượng TĂCN là vơ cùng ít
so với tầm phát triển của ngành sản xuất TĂCN hiện nay. Và do đó, người nơng dân
với vớn ít rất khó có thể biết được chất lượng thật sự của loại thức ăn họ đã mua.



14

Do vậy, phương pháp Quick Test với tất cả những ưu điểm ở trên hứa hẹn sẽ là một
giải pháp tốt để kiểm tra chất lượng NLTĂ.
2.5. Một số NLTĂ có khả năng bị pha tạp và các nguyên liệu có thể kiểm tra
bằng Quick Test
2.5.1. Một số NLTĂ có khả năng bị pha tạp
Dưới đây là khả năng nguyên liệu TĂCN bị pha tạp theo điều tra chưa công
bố chính thức của Nguyễn Quang Thanh Nhi (2005).
Bảng 2.2. Một số tạp chất có trong các nguyên liệu thức ăn chăn nuôi thông
thường và khả năng kiểm tra của Quick Test
STT

NGUN
LIỆU

TẠP CHẤT
THƠNG
THƯỜNG

CAO
1

2

1
2
3
4
5

6
7
8
9
10
1
2
3
4

BỘT CÁ

CÁM GẠO

5
3

1

CÁM LÚA MÌ

2
3
4

1

BỘT XƯƠNG
THỊT


2
5

1

KHƠ DẦU
ĐẬU NÀNH

2
3
4
6


1
2

BẮP

Bột xương
thịt
Bột lơng vũ
Bột đầu tơm
Bột cỏ
Bột sị
Urea
Đất sét
Vỏ cua cịng
Vỏ xơ dừa
Sợi bao bớ

Bã khoai mì
Vỏ trấu
Bột sị
Bột đá vơi
Cát (sét cao
lanh)
Bột bã khoai
mỳ
Bột sị
Bột đá vơi
Bột lơng vũ
Móng và da
KD đậu
phộng nhân
KD cao su
KD dừa
Cùi bắp
nghiền

Mày bắp
Cùi nghiền
nhỏ

PHẢN ỨNG
NHẬN BIẾT

MỨC ĐỘ PHA TẠP
TRUNG
BÌNH


THẤP

x
x

KT bột lơng vũ
x
x
x

KT Carbonate
Phản ứng Urea

x
x
x
x

KT Carbonate

x
x

KT Carbonate
KT Carbonate

x
x
x


x
x
x
x

KT Carbonate
KT Carbonate

x

KT bột lông vũ
x

KT bột lông vũ
X
X
X
X

X
X


15

2.5.2. Các NLTĂ có thể kiểm tra bằng Quick Test
2.5.2.1. Các loại rau củ và cây TĂ thô xanh
Tất cả những nguyên liệu này đều có thể chứa Nitrate. Bằng phương pháp
Quick Test có thể kiểm tra được sự hiện diện của nitrate trong nguyên liệu thông
qua phản ứng kiểm tra nitrate.

Trong tự nhiên tất cả nitơ có được từ sự phân giải nitơ hữu cơ, q trình oxy
hố - khử nitơ trong đất, từ khơng khí do sấm sét tạo ra, từ phân bón hữu cơ… được
hấp thu vào đất tạo thành Nitrate trong đất. Thực vật sẽ hấp thu lượng nitrate này,
xem như một trong những nguồn nitơ để tổng hợp ra protein.
Khi cơ thể hấp thu nitrate đến một mức nào đó thì sẽ gây ngộ độc. Cơ chế
gây ngộ độc của nitrate trên động vật: phong bế hoạt động của hemoglobin, gây ra
hiện tượng Methemoglobin (nitrate bị khử thành nitrit kết hợp với nhân sắt trong
hemoglobin tạo thành methemoglobin); gây nên hội chứng xuống máu, giảm huyết
áp; ức chế một sớ vi sinh vật tiêu hố xơ trong đường ruột; hiện tượng ngộ độc
nitrate mãn tính xảy ra trên thú nhai lại khi người ta bón phân nitrate trên đồng cỏ;
đối với người, nitrate và nitrite cịn là ng̀n gớc sinh ra các nitrosamine, một trong
những tác nhân gây ung thư dạ dày. Trong thực tiễn, hiện tượng ngộ độc nitrate ít
xảy ra vì thú có sức chịu đựng lớn. Tuy nhiên, nếu cho thú ăn một lượng nitrate lớn
thì sẽ gây ra rới loạn sinh sản, giảm thấp tỷ lệ đậu thai.
Dùng phản ứng Quick Test kiểm tra Nitrate để xác định định tính (hoặc định
lượng tương đối) nitrate trong NLTĂ.
2.5.2.2. Bột cá
Dựa trên hàm lượng muối, bột cá được phân thành 2 loại là bột cá mặn và
bột cá lạt. Bột cá tốt là ng̀n cung tuyệt hảo các protein cân đới nhưng gía lại cao.
Việt Nam chủ yếu sản xuất bột cá từ nguồn cá cơm với 55% đạm. Với thú nhai lại
bột cá được quan tâm sử dụng như một nguồn protein by-pass. Tuy nhiên khi sử
dụng bột cá thì nên xem xét khả năng nhiễm vi sinh vật gây bệnh (Samonella, E.
coli). Nờng độ ḿi cao trong bột cá có thể ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ của thú,
nhất là thú non. Việc kiểm tra hàm lượng muối trong bột cá có thể dùng phản ứng


16

kiểm tra muối của Quick Test. Thông thường lượng muối trong bột cá khoảng 2 –
3% hoặc ít hơn nữa.

Bột cá cịn có thể bị pha tạp với urea (dùng phản ứng kiểm tra urea của
Quick Test); bị pha tạp với bột sò hoặc bột đá (kiểm tra Carbonate); bị pha với bột
xương hoặc bột lông vũ (kiểm tra bột lơng vũ).
2.5.2.3. Bột thịt và bột thịt xương
Có hàm lượng protein biến động từ 30 – 50%, tuy ít protein nhưng lại là
nguồn cung Ca (7 – 10%) và P hữu dụng (3,8 – 5%) tốt. Giống như bột cá, nguy cơ
nhiễm các mầm bệnh từ vi sinh vật cũng cần được quan tâm.
Hai loại nguyên liệu này có khả năng bị pha tạp với bột lông vũ (dùng phản
ứng kiểm tra bột lông vũ); hoặc pha với bột xương; hoặc bị pha với bột sị hay bột
đá vơi (dùng kiểm tra carbonate). Người ta cũng có thể dùng bột xương pha vào
trong bột cá làm giảm giá trị của bột cá.
2.5.2.4. Bột lông vũ
Bột lông vũ là sản phẩm từ lông gia cầm. Các sản phẩm chế biến từ lơng heo,
lơng gia súc khác cũng có thành phần và tính chất tương tự bột lơng vũ. Hàm lượng
protein thơ trong bột lơng vũ có thể lên đến mức 80 - 85% nhưng chủ yếu là protein
khơng hồ tan (dạng keratin), có độ tiêu hố rất thấp. Bột lơng vũ thiếu methionine,
thiếu lysine, chỉ nhiều cystein.
Bột lông vũ nếu được thuỷ phân, TLTH protein có thể đạt 70 - 75% và sẽ là
ng̀n cung protein có giá trị cao. Trong thức ăn thú dạ dày đơn, khuyến cáo không
nên sử dụng hơn 5 - 7% trong khẩu phần vì có thể gây mất cân đối acid amin và gây
toan huyết (do cystein chuyển hố thành lưu huỳnh tự do). Đới với thú nhai lại, cần
xét đến khả năng hấp thu protein mà không bị phân giải bởi vi sinh vật dạ cỏ (bypass). Bột lơng vũ cũng có thể thay thế một số bột cá trong thức ăn của gà thịt. Tỷ lệ
từ 2 - 4% trong thức ăn hỗn hợp tuỳ theo tuổi gà sẽ làm cho màu da vàng hơn, vị
thịt đậm đà, khơng có mùi của bột lông vũ. Các nhà khoa học đề nghị sử dụng bột
lông vũ trên 4 - 5% trong thức ăn hỗn hợp cần bở sung thêm 0,6% lysine, 0,5%
methione, 0,5% khống và vitamin. Hiện nay, chế phẩm enzyme keratinase trộn


17


chung vào bột lông vũ trong thức ăn thú dạ dày đơn như là nguồn cung protein và
acid amin rẻ tiền. (Đinh Văn Cải, 2000).
Vì bột lơng vũ rẻ tiền nên người ta có thể đem pha với bột cá hoặc bột thịt
xương. Theo cách này khi kiểm tra bằng phương pháp hố học thơng thường, người
ta khơng nhận biết được có sự pha tạp (vì kiểm tra dựa trên lượng nitơ có trong
mẫu). Nếu bị pha với bột lơng vũ thì bột cá hoặc bột thịt giảm lượng, làm cho khẩu
phần thiếu chất nhất là các acid amin. Nếu như bột xương đem pha tạp với bột lơng
vũ, thì dẫn đến tăng P. Hậu quả là dư P. Tuy là dư, nhưng sự dư thừa P ít có tác hại
đối với động vật ăn thịt và ăn tạp bởi vì nó đã thích ứng lâu đời, thận của chúng có
khả năng thải P ra ngồi dễ dàng. Nhưng đới với động vật ăn cỏ, do TĂ của chúng
ln có dư Ca, Mg, K trong khi P thấp do đó khi cung dư P thì P này sẽ phản ứng
với Mg2+, Ca2+ tạo nên dạng ḿi phosphate khơng tan, tích luỹ trong thận gây nên
sạn thận, kết hạt trong bọng đái có thể làm tắt nghẽn ớng dẫn niệu.
2.5.2.5. Đậu nành và khơ dầu đậu nành
Hạt đậu nành có hàm lượng đạm cao (38%), nhiều béo (18%) nên trong chăn
nuôi ít sử dụng hạt nguyên mà thường dùng khô dầu đậu nành (đạm thô khoảng 43
-49%, rất giàu acid amin thiết yếu, đặc biệt là lysine). Dạng hạt chỉ được sử dụng
trong khẩu phần thú nhỏ, nhất là heo con tập ăn cần khẩu phần năng lượng và đạm
cao. Tuy vậy, trong hạt đậu nành lại chứa nhiều loại độc tớ: protease inhibitor (cịn
gọi là anti-trypsin), lectin, phytoestrogen, saponin, goitrogen (chất gây bướu cở).
Protease inhibitor có tác dụng ức chế hoạt động của enzyme trypsin và
chymotrypsin của tuyến tụy, làm tuyến tụy triển dưỡng, từ đó dẫn đến mất các
protein và các acid amin cần thiết.
Bên cạnh đó, đậu nành sớng có mùi hăng hăng, làm giảm độ ngon miệng, thú
khơng thích ăn. Hơn nữa, một sớ thí nghiệm cho thấy nếu cho thú ăn đậu nành sớng
thì tăng trọng chỉ bằng 1/3 thú ăn đậu nành đã xử lý chín.
Như đã biết, các anti-trypsin chỉ bị mất hoạt tính khi xử lý đậu nành ở nhiệt
độ 105oC trong khoảng 30 phút. Nếu xử lý nhiệt quá mức, phản ứng Maillard sẽ
xuất hiện và do vậy làm mất giá trị tiêu hoá của acid amin. Việc hết anti-trypsin
trong sản phẩm sau xử lý được xem như đậu nành đã chín. Vì trong hạt đậu nành



18

sớng có chứa phong phú enzyme urease (có tác dụng chuyển urea thành amoniac).
Do đó, để xác định đậu nành đã xử lý hết anti-trypsin, người ta dùng phản ứng
Quick Test kiểm tra Urease. Nguyên tắc là do urease và anti-trypsin đều bị khử ở
cùng mức nhiệt độ như nhau nên nếu kiểm tra không phát hiện urea trong mẫu đậu
nành thì cũng đờng nghĩa với việc mẫu này khơng có anti- trypsin.
Đậu nành có thể bị trộn lẫn với nhiều vỏ, hoặc bị trộn với cùi bắp nghiền nhỏ
hoặc có thể bị một sớ loại khơ dầu khác lẫn vào. Tuy nhiên vấn đề quan tâm nhất
khi sử dụng KDĐN vẫn là anti-trypsin.
2.5.2.6. Cám gạo
Cám gạo có hàm lượng béo cao, xơ thô cao. Thường được sử dụng nhiều
trong thức ăn heo, bò. NSP trong cám gạo làm thú dạ dày đơn khơng tiêu hố được
cũng như lượng P trong cám gạo ở dạng phytin sẽ ức chế tiêu hoá các dưỡng chất
như protein, acid amin và các loại vi khống như kẽm.
Cám gạo có thể bị pha lẫn với trấu nghiền mịn (màu của chúng khá giống
nhau), bột sò hoặc bột đá (dùng phản ứng kiểm tra carbonate), đơi khi lại thấy pha
tạp với bã khoai mì.
2.5.2.7. Muối ăn
Muối ăn (NaCl) là nguồn thực liệu cung natri (Na) và clo (Cl) cho thú.
Cùng với kali (K), Na và Cl có chức năng giữ cân bằng áp suất thẩm thấu và
cân bằng chất điện giải, ổn định pH của huyết tương và mô bào, tạo ra chênh lệch
điện thế ion để dẫn truyền xung động thần kinh trong các nơron thần kinh. Sự hấp
thu, phân giải 3 nguyên tố trên do hormone Corticoid của tuyến thượng thận điều
khiển.
Khi cung cấp dư ḿi thì thú ăn thịt có khả năng chịu đựng sự dư thừa Na và
Cl tốt, nhưng heo và gia cầm thì khơng được. Xét về nhu cầu lý thuyết thú chỉ cần
0,3 - 0,5% NaCl. Nhưng thực tế ở heo choai cung 1% muối, heo vỗ béo cung 1,5%,

bị sữa cung gần bằng 2% vẫn khơng có biểu hiện xấu. Tuy nhiên, đới với gia cầm
vì khơng có tuyến mờ hơi, khơng có đường nước tiểu riêng nên việc bài trừ ḿi dư
khó khăn. Do đó khơng nên cung cấp dư, khoảng 0,15 - 0,20 % là vừa.


19

Và nên cung cấp bổ sung muối trong các trường hợp thú tiêu chảy do ngộ
độc mycotoxin, do vi khuẩn đường ruột tấn công; thú bị nhiễm một số bệnh như
Gumboro, siêu vi gây tiêu chảy; thú bị stress nhiệt, gây hơ hấp nhanh, mệt mỏi; khi
có sự mất qn bình các chất điện giải (bở sung kèm với NaHCO 3, KHCO3, NaCl,
KCl, đường glucose).
Nếu thiếu muối ăn trên gà có thể dẫn đến hiện tượng cắn mở lẫn nhau. Trên
gia súc làm chậm lớn, giảm độ ngon miệng.
2.5.2.8. Bột sị, bột đá vơi, bột vỏ trứng
Các ngun liệu này sử dụng trong TĂCN như là ng̀n cung chất khống
calci cho thú. Có khoảng 37 - 40% calci trong calci carbonate.
Ảnh hưởng của TĂ bị pha tạp với bột sò, bột đá vôi hoặc bột vỏ trứng
- Bột cá thiếu đạm, cám gạo thiếu năng lượng so với nhu cầu của thú và TĂ
bị pha tạp này sẽ có mùi của tanh làm giảm độ ngon miệng.
- Khi thức ăn có chứa calci carbonate vào ruột, dưới tác dụng của acid HCl
dịch vị thì phản ứng hố học diễn ra như sau:
CaCO3 + HCl

Ca2+ + 2Cl- + H2CO3

Ion Ca2+ liên kết với phospho trong acid phytic tạo ra muối phytate canxi khó
tan ảnh hưởng đến sự lợi dụng của cả canxi và phospho. Nếu dư thừa phospho thì
có thể hồ tan nhưng nếu dư thừa canxi thì nó sẽ tạo kết tủa với phospho làm cho sự
hấp thu phospho bị giảm. Phospho bị hạn chế hấp thu ảnh hưởng xấu đến sự tăng

trưởng của thú làm giảm hiệu quả chuyển hố thức ăn.
Nếu dư gớc carbonate trong cơ thể thì nhìn chung khơng có ảnh hưởng gì
lớn, vì hầu hết đều được thải ra ngoài nếu dư.
Động vật đơn vị nếu thiếu canxi thì sử dụng CaCO 3 rất tớt. Bị sữa dễ bị bại
liệt sau khi sinh, do đó trước khi sinh 2 - 3 tuần nên cung thêm CaCO3.
2.5.2.9. Urea
Urea có cơng thức hố học là CO(NH2)2, cịn gọi là carbamid.
Người ta sử dụng urea làm phân bón và làm nguồn thức ăn cung đạm cho thú
nhai lại. Khi bị (nhai lại) ăn vào, carbamid tan ra có hiện tượng thu nhiệt gây cảm
giác lạnh cho thú, vì vậy mà làm giảm độ ngon miệng. Khi trộn quá nhiều urea vượt


20

quá nhu cầu của vi sinh vật để tổng hợp ra acid amin thì lượng dư thừa carbamid
dưới tác dụng của enzyme urease dạ cỏ bị phân huỷ sinh ra CO 2 và NH3 gây nhiều
độc hại cho thú. Vì vậy người ta đề ra một số nguyên tắc khi sử dụng carbamid vẫn
đảm bảo an toàn cho thú như không sử dụng quá liều qui định, không nên đưa urea
vào khẩu phần có nhiều protein dễ tan, phải trộn đều, dùng ở dạng phân giải
chậm…
Đối với TĂ của heo và gia cầm, urea chỉ được xem như là một loại tạp chất
lẫn trong NLTĂ hoặc người ta dùng nó để pha vào bột cá. Dùng phản ứng kiểm tra
urea của Quick Test để kiểm tra điều này.


21

Phần III. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP THÍ NGHIỆM
3.1. THỜI GIAN VÀ ĐỊA ĐIỂM THỰC HIỆN
3.1.1. Thời gian

- Từ 20-03-2005 đến 30-03-2005: ch̉n bị và pha chế hố chất thí nghiệm.
- Từ 01-04-2005 đến 17-06-2005: thu thập mẫu nguyên liệu thức ăn và tiến
hành các phản ứng kiểm tra nhanh.
- Từ 20-06-2005 đến 30-08-2005: viết và sửa chữa luận văn.
3.1.2. Địa điểm
Các thí nghiệm được tiến hành tại phịng phân tích dinh dưỡng thuộc bộ mơn
Dinh Dưỡng, khoa Chăn Ni Thú Y, trường Đại Học Nông Lâm thành phố Hồ Chí
Minh.
3.2. PHƯƠNG PHÁP THÍ NGHIỆM
Lĩnh vực kiểm tra Quick Test gồm nhiều chỉ tiêu kiểm tra, chúng tôi chỉ tập
trung vào các kiểm tra mà các ứng dụng của chúng là để kiểm tra các tạp chất
không mong muốn hiện diện trong nguyên liệu thức ăn vì trên thị trường nguyên
liệu thức ăn chăn nuôi đang bị pha tạp nghiêm trọng.
Tiến hành kiểm tra nhanh 7 phản ứng dựa theo tài liệu “Manual of Feed
Microscopy and Quality Control” của Jowaman Khajarern và Duangsmorn
Sinchermsiri (1987) của trường Đại Học Khon Kaen, Thái Lan và tài liệu “Manual
of Microscopical Analysis of Feedstuffs” của The American Association of Feed
Microscopists (1978).
3.2.1. Kiểm tra định tính
3.2.1.1. Phản ứng kiểm tra Nitrate
+ Cách làm mẫu kiểm tra Nitrate:
Chọn mẫu là rau củ, lấy đều các phần của mẫu, nghiền nhỏ (ví dụ, mẫu dưa
leo chúng tơi làm chia làm 3 phần đầu, phần cuống, phần giữa rời mỗi phần lấy một
ít, sau đó nghiền nhỏ, mẫu nào ít nước thì nhỏ thêm vào vài giọt nước cất, sau đó
trộn đều, rời dùng giấy lọc thấm ướt dung dịch này, sau đó lấy miếng giấy lọc cho
kiểm tra Nitrate).


22


Đối với các mẫu là nguyên liệu thức ăn chăn ni, nếu mẫu to thì nghiền, sau
đó cho vài giọt nước cất, rồi làm y như đối với mẫu rau củ quả.
+ Qui trình phản ứng
- Th́c thử: gờm Diphenylamine, acid sulphuric đậm đặc và nước cất.
- Thực hiện: đặt một ít mẫu vào trong một cái đĩa trắng. Thêm vào 2-3 tinh
thể diphenylamine và một giọt nước. Thêm vào vài giọt acid sulfuric đậm đặc.
- Kết quả: nếu có nitrate sẽ xuất hiện màu xanh dương.
3.2.1.2. Phản ứng kiểm tra Phosphate
+ Giới thiệu
Mục đích của phản ứng là để xác định gớc phosphate có trong ngun liệu
thức ăn chăn ni. Các thực liệu có nhiều phosphate gờm bột cá, bột thịt xương,
DCP…
+ Qui trình phản ứng
- Th́c thử: gờm dung dịch A (hoà tan 5g ammonium molybdate trong 100
ml nước cất lạnh, cho vào từ từ 35 ml acid nitric đậm đặc); dung dịch B (hoà tan
0.05g benzidine trong 10 ml acid acetic rời pha lỗng với 100 ml nước); và dung
dịch C (natri acetate bão hoà).
- Thực hiện: làm ướt tờ giấy lọc với dung dịch A và sấy khơ trong lị. Sau đó
nhỏ lên tờ giấy 1-2 giọt mẫu, rồi nhỏ 1 giọt dung dịch B và 1 giọt dung dịch C.
- Kết quả: nếu có phosphate sẽ cho những hình vịng màu xanh thẫm.
3.2.1.3. Phản ứng kiểm tra Carbonate
+ Giới thiệu
Carbonate (-CO3) là thành phần của bột sị và bột đá vơi, vỏ trứng (chủ yếu là
CaCO3 - Calci Carbonate). Các nguyên liệu này sử dụng trong chăn ni như là
ng̀n thực liệu cung chất khống calci cho thú.
+ Qui trình phản ứng
- Th́c thử: HCl (1:1) và nước cất
- Thực hiện: cho một ít mẫu vào một cái ly hoặc một đĩa petri. Sau đó, cho 4
- 5 giọt HCl.



×