Tải bản đầy đủ (.pdf) (170 trang)

Xây dựng khung chương trình kênh truyền hình dành cho trẻ em việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.35 MB, 170 trang )

1

LỜI CẢM ƠN
Em xin chân thành cảm ơn TS. Nguyễn Trí Nhiệm; Trưởng khoa Phát
thanh – Truyền hình, Học viện Báo chí – Tun truyền, các Thầy; Cơ giáo
của Khoa Phát thanh- Truyền hình; Học viện Báo chí – Tun truyền; đã tận
tình truyền đạt kiến thức cho em và các bạn trong suốt quá trình học tập,
nghiên cứu tại Học viện. Với vốn kiến thức tiếp thu được trong q trình học
tập khơng chỉ là nền tảng cho q trình nghiên cứu khoa học mà cịn là hành
trang q báu giúp em trong công việc và sự nghiệp của bản thân.
Để hồn thành khóa luận này, em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến
TS. Nguyền Ngọc Oanh; người Thầy hướng dẫn trực tiếp.
Xin được trân trọng cảm ơn các bạn bè đồng nghiệp; các phóng viên;
biên tập viên; nhóm sản xuất chương trình kênh truyền hình dành cho Thiếu
nhi BIBI; Phòng Nội dung II, Lãnh đạo Ban Biên tập Truyền hình Cáp, Đài
Truyền hình Việt Nam đã tạo điều kiện giúp đỡ trong quá trình nghiên cứu và
hồn thiện luận văn thạc sĩ này.
Kính chúc các Thầy, Cơ mạnh khỏe, cơng tác tốt. Đồng kính chúc các
Anh, Chị cơng tác tại Ban Biên tập Truyền hình Cáp, Đài Truyền hình Việt
Nam dồi dào sức khỏe, đạt được nhiều thành công trong công việc và phát
triển.


2

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT SỬ DỤNG TRONG LUẬN VĂN
- VTV : Đài Truyền hình Việt Nam
- VCTV: Truyền hình Cáp Việt Nam – Đài Truyền hình Việt Nam
- SCTV: Cơng ty trách nhiệm hữu hạn Truyền hình Cáp Saigontourist
(SCTV Co.Ltd).
- VSTV: Cơng ty trách nhiệm hữu hạn Truyền hình số vệ tinh Việt Nam


- VTC: Tổng Công ty Truyền thơng đa phương tiện Việt Nam
- HTV: Đài Truyền hình Thành phố Hồ Chí Minh
- GS. TS: Giáo sư; tiến sĩ
- PGS. TS: Phó Giáo sư; tiến sĩ
- GS: Giáo sư
- TS: Tiến sĩ
- THCS: Trung học cơ sở
- TNCS HCM : Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh


3

DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1: Tương quan giới tính với trường học.............................................40
Bảng 2: Các em xem kênh truyền hình BIBI vào thời gian nào..................42
Bảng 3: Các em được xem kênh BiBi trong bao lâu....................................43
Bảng 4: Các em thích xem phim hoạt hình thể loại nào..............................45
Bảng 5: Tương quan tuổi và loại phim thích xem........................................46
Bảng 6: Các em khơng thích xem những loại phim này vì sao....................47
Bảng 7: Các thơng tin mang lại sau khi xem kênh BiBi..............................49
Bảng 8: Tương quan tuổi và các thông tin thu được sau khi xem BiBi.......52
Bảng 9: Lý do muốn trở thành các nhân vật trong phim..............................54

DANH MỤC CÁC BIỂU

Biểu 1: Độ tuổi tham gia khảo sát................................................................41
Biểu 2: các em thích xem chương trình gì nhất...........................................44


4


MỤC LỤC

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT SỬ DỤNG TRONG LUẬN VĂN
DANH MỤC CÁC BẢNG
DANH MỤC CÁC BIỂU
MỞ ĐẦU..........................................................................................................1
CHƯƠNG I: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ TRUYỀN HÌNH
VÀ TRẺ EM..................................................................................................10
1.1 Khái niệm:.............................................................................................10
1.2 Truyền hình dành cho trẻ em trên thế giới và Việt Nam.......................15
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG KÊNH TRUYỀN HÌNH CHUYÊN BIỆT
DÀNH CHO TRẺ EM..................................................................................26
2.1. Sự ra đời và quá trình phát triển kênh BIBI.........................................26
2.2. Thực trạng kênh BIBI hiện nay............................................................30
2.3 Hệ thống truyền dẫn và lượng khán giả của BIBI:................................54
2.4 Đánh giá thực trạng nội dung kênh BIBI.............................................55
CHƯƠNG III: GIẢI PHÁP XÂY DỰNG KHUNG CHƯƠNG TRÌNH
KÊNH TRUYỀN HÌNH DÀNH CHO TRẺ EM........................................58
3.1 Định vị kênh..........................................................................................58
3.2 Xây dựng khung chương trình kênh truyền hình dành cho trẻ em...........64
3.3 Các chương trình sản xuất dự kiến........................................................71
3.4 Xây dựng nội dung các chương trình phụ:............................................77
3.5 Đánh giá, kiến nghị và đề xuất giải pháp..............................................77
KẾT LUẬN....................................................................................................89
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.....................................................91
PHỤ LỤC


1


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Công ước Quốc tế về Quyền trẻ em được Đại Hội đồng Liên hiệp quốc
nhất trí thông qua ngày 20/11/1989 là một dấu son trong pháp chế quốc tế về
quyền con người. Với phạm vi đầy đủ các quyền về văn hóa, xã hội, kinh tế,
dân sự và sự đồng thuận cao trong thời gian qua, Công ước đã dứt khoát đặt
trẻ em lên hàng đầu của phong trào vì con người và công bằng xã hội trên
toàn thế giới. Trong đó có bốn nhóm quyền: các quyền được sống còn, các
quyền được bảo vệ, các quyền được phát triển và các quyền được tham gia.
Điều 17 về Quyền tự do báo chí của trẻ em, Công ước ghi rõ: Nhà nước phải
đảm bảo để trẻ em có thể tiếp cận thông tin và các nguồn tài liệu từ nhiều
nguồn khác nhau, và khuyến khích các phương tiện thông tin đại chúng phổ
biến các thông tin có lợi cho trẻ em về các mặt văn hóa xã hội, đồng thời tiến
hành các bước bảo vệ trẻ em khỏi bị tác động của các tài liệu đợc hại. Cơng
ước khẳng định: Xem truyền hình là quyền tiếp nhận thông tin của trẻ em trên
thế giới.
Tại Việt Nam, những điều khoản và nguyên tắc của Công ước quốc tế
về Quyền trẻ em được cụ thể hóa trong Pháp luật Việt Nam. Như tại Điều 24,
41 của Luật Bảo vệ, Chăm sóc & Giáo dục trẻ em nêu rằng: Lợi ích tốt nhất
cho trẻ em là mục đích cơ bản hàng đầu của mọi hoạt động bảo vệ, chăm sóc
và giáo dục trẻ em. Quyền được tự do ngôn luận và được nhận thông tin phù
hợp được quy định trong Hiến pháp 1992 và Nghị định hướng dẫn thi hành,
Luật Bảo vệ, Chăm sóc & Giáo dục trẻ em: Quyền được tự do ngôn luận; ít
nhất 15% các ấn bản hàng năm được dành cho trẻ em; ít nhất 20% cơ sở văn
hóa hàng năm phải dành cho trẻ em. Tại Luật Xuất bản xác định Quyền tự do
báo chí của trẻ em là Nhà nước có quyền ngăn cấm các ấn phẩm có hại cho


2


trẻ em. Luật pháp Việt Nam cũng khẳng định: xem truyền hình khơng chỉ là
nhu cầu mà cịn là quyền của trẻ em. Trẻ em cũng là con người.
Sinh thời, Chủ tịch Hờ Chí Minh ln dành tình u thương bao la đối
với trẻ em - những mầm non tương lai của đất nước. Người đã từng nói: “Vì
tương lai của con em ta, dân tộc ta, mọi người, mọi ngành phải có quyết tâm
chăm sóc và giáo dục các cháu bé cho tốt”. Người hướng dẫn các cán bộ phụ
trách trong dạy trẻ: “Cần phải làm cho chúng biết: Yêu Tổ quốc, thương đồng
bào, chuộng lao động, giữ kỷ luật, biết vệ sinh, học văn hóa….Đồng thời giữ
vẹn cái tính vui vẻ, hoạt bát, tự nhiên, tự động, trẻ trung của chúng”.
Trong sự phát triển chung của truyền thông thế giới hiện đại, tại Việt
Nam các chương trình truyền hình thiếu nhi cũng phát triển khơng ngừng, đa
dạng cả về nội dung và hình thức thể hiện. Những tiết mục vui tươi, bổ ích, lý
thú trong các nội dung khoa giáo, chuyên đề, ca nhạc, sân khấu, phim truyện,
phim hoạt hình và trị chơi truyền hình dành cho thiếu nhi đã đem đến cho các
em biết bao khám phá mới mẻ, biết bao kiến thức thú vị cùng những giờ phút
giải trí vui tươi.
Hiện nay, theo số liệu của Viện Dân số, trẻ em độ tuổi từ 0-12 chiếm
25,5% dân số (khoảng gần 22 triệu trẻ em). Đây là một lượng khán giả rất lớn
của truyền hình dành cho trẻ em. Tuy nhiên, thời lượng các chương trình dành
cho thiếu nhi của các Đài Phát thanh - Truyền hình địa phương cịn chiếm số
lượng ít: Đài Phát thanh –Truyền hình Đà Nẵng : 10,3%, Đài Phát thanh –
Truyền hình Hà Nội: 9,1%, VTV2 : 5,8%, VTV6: 8%, Đài Truyền hình Tp.
Hồ Chí Minh HTV: 3,8%. (Nguồn: số liệu đã được làm trịn dựa trên tham
khảo từ lịch phát sóng của các Đài trong năm 2010, tham luận của Huỳnh Mai
Hương, Đài Truyền hình Thành phố Hồ Chí Minh tại Liên hoan truyền hình
Tồn quốc lần thứ 30 - Cần Thơ năm 2011).


3


Một số Đài Phát thanh - Truyền hình lớn đã tiến tới sản xuất các kênh
truyền hình chuyên biệt dành cho thiếu nhi như kênh VTC 11 - Tổng Công ty
Truyền thông đa phương tiện, kênh Sao TV – Đài Truyền hình T.p. Hồ Chí
Minh, kênh BIBI - Truyền hình Cáp – Đài Truyền hình Việt Nam.
Tuy nhiên, bên cạnh những thành cơng đã đạt được, là món ăn tinh thần
khơng thể thiếu được của trẻ em thì các chương trình truyền hình cho trẻ em
vẫn cịn bộc lộ những hạn chế cần khắc phục. Đó là:
- Nội dung các chương trình dành cho thiếu nhi vẫn cịn khiên cưỡng,
nhìn theo góc độ chủ quan của người lớn, chưa thực sự phù hợp với tâm lý,
khả năng đón xem của trẻ. So với trí tưởng tượng phong phú và bay bổng của
tuổi thơ, thì nội dung và hình thức thể hiện của một số chương trình truyền
hình thiếu nhi hiện nay vẫn chưa theo kịp: nội dung kịch bản còn đơn điệu,
khô cứng với cách suy nghĩ của người lớn, cùng cách thể hiện hình ảnh đơn
giản, ít sáng tạo, chưa đáp ứng được tâm lý và sở thích nên chưa lôi cuốn
được các em.
- Trong cuộc sộng hiện đại và bận rộn ngày nay, các bậc làm cha mẹ,
đã đánh mất thói quen định hướng, hướng dẫn cho con trẻ và cùng chúng
thưởng thức các chương trình dành cho thiếu nhi trên sóng truyền hình. Theo
các nhà chun mơn trong lĩnh vực tâm lý thiếu nhi, sự thay đổi trong nếp
sống gia đình cũng là một trong những nguyên nhân làm ảnh hưởng đến thói
quen xem các chương trình truyền hình thiếu nhi của các em.
- Việc sắp xếp giờ phát sóng cịn chưa phù hợp, chưa tạo được thói
quen xem dành cho trẻ. Chưa có các chương trình với độ dài thích hợp và giờ
phát sóng phù hợp với điều kiện xem của trẻ em.
- Sự quan tâm của các nhà Quản lý, Lãnh đạo các Đài Truyền hình, các
Công ty truyền thông chưa thật sự quan tâm đến tính giáo dục, nâng cao nhận
thức, hiểu biết, kỹ năng sống cho trẻ thơng qua các chương trình dành cho các



4

em. Chưa xác định và đưa ra chiến lược nội dung cụ thể cho từng chương
trinh đơn lẻ hay cho cả một kênh truyền hình chuyên biệt dành cho trẻ em.
- Người làm chương trình dành cho thiếu nhi, trẻ em ở Việt Nam phần
lớn trong số họ được đào tạo từ nhiều lĩnh vực khác nhau trước khi làm cơng
tác biên tập, sản x́t chương trình thiếu nhi và số lượng người làm chun
cơng việc này rất ít, chưa có nhiều kinh nghiệm tổ chức, viết kịch bản nghệ
thuật …. dành cho đối tượng đặc biệt là trẻ em.
Từ những vấn đề nêu trên, cũng như sau khi tìm hiểu chưa có đề tài
khoa học nào nghiên cứu về việc xây dựng và tổ chức nội dung dành cho một
kênh truyền hình chuyên biệt cho trẻ em từ 0 đến 12 tuổi. Thêm nữa, với
những trăn trở bản thân là người làm trong lĩnh vực truyền hình, và thực tiễn
công việc nên tôi quyết định chọn đề tài “Xây dựng khung chương trình
kênh truyền hình dành cho trẻ em Việt Nam (Khảo sát kênh BIBI – Kênh
truyền hình dành cho thiếu nhi của Truyền hình Cáp - Đài Truyền hình
Việt Nam, từ tháng 06/2010 đến tháng 06/2011)” để nghiên cứu. Tơi hi
vọng có những đóng góp mới mẻ vào kho tàng lý luận báo chí truyền hình và
giúp ích cho những hoạt động thực tiễn của Đài Truyền hình Việt Nam.
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
Những nghiên cứu ở Việt Nam về xây dựng khung chương trình kênh
truyền hình chuyên biệt dành cho trẻ em chưa có nhiều. Theo tìm hiểu của
tác giả thì đã có một số cơng trình nghiên cứu có liên quan tới lĩnh vực này
như sau:
Cuốn sách “Cơ sở lý luận Báo chí”, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ
Chí Minh, Phân viện Báo chí và Tuyên truyền, Nhà xuất bản Văn hóa Thông
tin năm 1999. Các tác giả tham gia biên soạn cuốn sách đã đưa ra những lý
luận cơ bản về báo chí, các chức năng, nguyên tắc hoạt động của báo chí, các
vấn đề về luật pháp và báo chí.



5

“Sổ tay Phóng viên báo chí với Trẻ em”, Phân viện Báo chí và Tuyên
truyền. Do Tiến sĩ Nguyễn Văn Dững chủ biên, được Nhà xuất bản Lao động
phát hành năm 2001. Tiến sĩ và nhóm biên soạn đã đưa ra các kiến thức chung
về trẻ em và vấn đề chăm sóc và bảo vệ trẻ em, đồng thời đưa ra các kỹ năng
và kinh nghiệm làm báo cho trẻ em.
“Báo chí với trẻ em”, Phân viện Báo chí và Tuyên truyền, Khoa Báo
chí, PGS. TS. Nguyễn Văn Dững chủ biên, Nhà xuất bản Lao động năm 2004,
tái bản năm 2006. Cuốn sách là cơng trình nghiên cứu của tập thể các Thạc sĩ,
Tiến sĩ, Phó giáo sư, nhà nghiên cứu vì mục đích nâng cao năng lực tác
nghiệp của đội ngũ phóng viên, biên tập viên báo chí về đề tài trẻ em, được
tiếp tục đi vào chiều sâu cùng với cuốn Sổ tay phóng viên báo chí với trẻ em
được biên soạn năm 2001.
Các tham luận tại Hội thảo “Truyền hình trẻ em trước những thách
thức thời đại mới” do Ban Thanh Thiếu niên và Ban Quan hệ quốc tế - Đài
Truyền hình Việt Nam tổ chức tại Cần Thơ nhân dịp Liên hoan Truyền hình
tồn quốc lần thứ 30.
Tham luận “Thực trạng sản xuất các chương trình dành cho thiếu
nhi hiện nay”, tác giả là nhạc sĩ Thế Long, Biên tập viên Trung tâm Truyền
hình Việt Nam tại TP. Cần Thơ. Trong tham luận của mình, tác giả đã nêu ra
các vấn đề về lực lượng sản xuất các chương trình thiếu nhi, về kinh phí đầu
tư cho sản xuất chương trình thiếu nhi, các chỉ tiêu sản xuất và thể loại các
chương trình thiếu nhi, các yếu tố khác ảnh hưởng đến chất lượng sản xuất
các chương trình thiếu nhi trên góc độ là các chương trình dành cho thiếu nhi
được phát sóng đơn lẻ ở Trung tâm Truyền hình Việt Nam tại Cần Thơ. Đồng
thời tác giả cũng đưa ra một số kiến nghị, đề xuất.
Tham luận “Để thiếu nhi được xem các chương trình dành cho riêng
mình”, Tác giả: Huỳnh Mai Hương, Đài Truyền hình Thành phố Hồ Chí



6

Minh, đã đưa ra các số liệu thống kê về tỉ lệ các chương trình thiếu nhi cịn
thấp trên sóng truyền hình, phân tích các ngun nhân khách quan và chủ
quan để từ đó đề xuất: “Để thiếu nhi xem được các chương trình dành riêng
cho mình”.
“Kĩ năng làm báo cho trẻ em hiện nay”, Luận án tiến sĩ truyền thông
đại chúng, tác giả TS. Nguyễn Ngọc Oanh, Học viện Báo chí và Tuyên
truyền, năm 2009. Luận án khảo sát và phân tích thực trạng báo chí trẻ em,
đưa ra các kỹ năng về báo chí trẻ em hiện nay.
Với nhiều cách tiếp cận và đánh giá vấn đề ở nhiều góc độ khác nhau,
các cơng trình này đã phần nào đề cập đến truyền hình, trẻ em và các kỹ năng,
kinh nghiệm dành cho nhà báo.
Việc nghiên cứu, đánh giá, đưa ra các kỹ năng sản xuất, tác nghiệp để
chương trình truyền hình đơn lẻ dành cho trẻ em là rất cần thiết, song việc
nghiên cứu, xây dựng khung chương trình và tổ chức nội dung cho cả một
kênh truyền hình chun biệt dành cho trẻ em chưa có đề tài nào nghiên cứu.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
- Mục đích nghiên cứu: Nghiên cứu vấn đề này nhằm tìm ra cách thức
xây dựng nội dung và khung chương trình một kênh truyền hình chuyên biệt
dành cho trẻ em Việt Nam dưới 12 tuổi một cách tốt nhất có thể.
- Nhiệm vụ nghiên cứu: Để đạt được mục đich nghiên cứu thì nhiệm
vụ đặt ra là: Nghiên cứu lý luận, khảo sát, phân tích thực tiễn để từ đó rút ra
những kết luận khoa học về tổ chức xây dựng khung và nội dung một kênh
truyền hình dành cho trẻ em từ 0-12 tuổi .


7


4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu:
Cách thức xây dựng khung và tổ chức sản xuất nội dung của kênh
truyền hình dành cho thiếu nhi BIBI - VCTV 8, Truyền hình Cáp – Đài
Truyền hình Việt Nam.
BIBI là kênh truyền hình chuyên biệt dành cho thiếu nhi ra đời sớm
nhất trên lãnh thổ Việt Nam, có tiêu chí rõ ràng, có đối tượng, có bộ nhận
diện kênh, đã định vị được một lượng lớn khán giả trong suốt thời gian qua.
Tuy nhiên, sau 6 năm phát triển và hình thành, BIBI mới chỉ dừng lại việc
Việt hóa các bộ phim hoạt hình nước ngồi là chủ yếu, chưa có những điểm
nhấn rõ rệt mang đặc thù riêng của kênh.
Thực tế cho thấy, trên BIBI còn thiếu những mảng phim truyền hình
dành cho thiếu nhi, phim hoạt hình Việt Nam, các chương trình ca nhạc thiếu
nhi, dạy ngoại ngữ, dạy tiếng Việt, các chương trình dạy kĩ năng sống, dạy lễ
giáo cho trẻ nhỏ, tiếp sóng các sự kiện dành cho thiếu nhi…. Đến thời điểm
này, trong sự phát triển lớn mạnh của các kênh dành cho thiếu nhi khác trên
lãnh thổ Việt Nam, BIBI cần được đầu tư, nâng cao hơn nữa chất lượng
chương trình, phong phú về nội dung, có khung phát sóng chương trình phù
hợp giờ xem cho từng độ tuổi thiếu nhi là rất cần thiết.
- Phạm vi nghiêm cứu:
Nghiên cứu loại hình Báo truyền hình (khơng nghiên cứu báo in, phát
thanh, báo mạng điện tử...).
Tập trung nghiên cứu vấn đề tổ chức và xây dựng khung chương trình
kênh truyền hình chuyên biệt dành cho trẻ em (1 kênh truyền hình chứ khơng
chỉ 1 chương trình hay 1 tác phẩm).


8


5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
- Cơ sở lý luận: nghiên cứu đề tài này, tác giả dựa trên những quan
điểm của chủ nghĩa Mác- Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về Báo chí và con
người, cơ sở phương pháp luận nghiên cứu khoa học xã hội, cơ sở lý luận Báo
chí. Trẻ em được coi là nhóm cơng chúng đặc thù của báo chí và được đặt
trong mối liên hệ giữa nhà báo- tác phẩm và cơng chúng trong lý luận báo chí
hiện đại và tính chuyên nghiệp của báo chí.
- Phương pháp nghiên cứu:
Luận văn sử dụng cơ sở lý luận và phương pháp luận của chủ nghĩa
khoa học Mác – Lênin, Kết hợp với các phương pháp nghiên cứu khoa học
của nghành xã hội học.
Luận văn sử dụng một số phương pháp khảo sát, phân tích, điều tra xã
hội học qua hệ thống câu hỏi của phiếu phỏng vấn trẻ em, các bậc cha mẹ và
thầy cơ giáo, các phóng viên, biên tập viên hiện đang thực hiện các chương
trình dành cho trẻ em trong độ tuổi từ 0-12... mang tính định lượng để đưa ra
những kết luận khách quan.
Phỏng vấn sâu các chuyên gia về lĩnh vực tâm lý giáo dục, chuyên gia
về báo chí, chun gia về truyền hình... mang tính định tính.
6. Đóng góp mới của luận văn
Trên cơ sở nghiên cứu những vấn đề có tính lý luận về việc xây dựng
khung chương trình truyền hình cho trẻ em, đồng thời tổng kết, phân tích,
khảo sát q trình hoạt động thực tiễn kênh truyền hình BIBI để tìm ra các
giải pháp nâng cao năng lực sản xuất và công nghệ sản xuất, cách thức xây
dựng khung chương trình và tổ chức sản xuất nội dung cho một kênh truyền
hình chuyên biệt dành cho trẻ em Việt Nam từ độ tuổi từ 0 đến 12 tuổi, có thể
áp dụng tại các Đài Phát thanh - Truyền hình. Đây cũng có thể trở thành tài
liệu tốt cho những người quan tâm tới vấn đề này.


9


7. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn
-Ý nghĩa lý luận: Thông qua việc nghiên cứu để bổ sung vào kho tàng
lý luận báo chí truyền thơng nói chung và loại hình truyền hình nói riêng về
một đối tượng cụ thể là trẻ em từ 0-12 tuổi.
-Ý nghĩa thực tiễn: Áp dụng vào thực tế tổ chức, xây dựng nội dung
một kênh truyền hình chuyên biệt dành cho trẻ em ở các đài truyền hình
trong cả nước.
8. Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần mở đầu, phần kết luận, phục lục và danh mục tài liệu tham
khảo, luận văn gồm 3 chương, với 90 trang.
Chương 1: Những vấn đề lý luận chung về truyền hình và trẻ em
Chương 2: Khảo sát kênh truyền hình BIBI
( từ tháng 6/2010 đến tháng 6/2011).
Chương 3: Giải pháp xây dựng khung chương trình kênh truyền hình
chuyên biệt dành cho trẻ em đáp ứng yêu cầu trẻ em hiện nay.


10

CHƯƠNG I:
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ
TRUYỀN HÌNH VÀ TRẺ EM
1.1 Khái niệm:
1.1.1 Khái niệm Truyền hình:
“Truyền hình là một loại hình phương tiện truyền thơng đại chúng
chuyển tải thơng tin bằng hình ảnh động và âm thanh”[tr.127]
Sự xuất hiện của truyền hình như một điều thần kì trong sáng tạo của
con người. Với sự kết hợp giữa hình ảnh động và âm thanh, truyền hình mang
lại cho con người cảm giác về một cuộc sống thật đang hiện diện.

Trên thế giới, chương trình truyền hình đầu tiên qua dây dẫn được thực
hiện vào năm 1925.
Ở Việt Nam, truyền hình ra đời khá muộn so với nhiều nước trên thế
giới. Ngày 7/9/1970, chương trình truyền hình đầu tiên được phát thử nghiệm
tại số 59, phố Quán Sứ, Hà Nội.
Truyền hình ngày càng phát triển vượt bậc cả về nội dung và hình thức
chương trình. Ở truyền hình có sự khái quát triết lý của báo in, tính chuẩn xác
cụ thể bằng hình ảnh, âm thanh của điện ảnh, phát thanh, tính hình tượng của
hội họa, cảm xúc tư duy của âm nhạc. Sự phát triển của các phương tiện kỹ
thuật cơng nghệ giúp truyền hình tạo ra phương pháp mới trong truyền đạt
thơng tin. Truyền hình là loại hình truyền thơng có các yếu tố kỹ thuật hiện
đại, là sự kết hợp giữa: kỹ thuật + mỹ thuật + nghệ thuật + kinh tế + báo chí.
Ngày nay, truyền hình là phương tiện thiết yếu cho mỗi gia đình, mỗi
quốc gia, mỗi dân tộc. Truyền hình trở thành người bạn thân thiết ở mỗi nhà.
Có kênh truyền hình dành cho mẹ, có các chương trình truyền hình tin tức;
thể thao dành cho bố, có kênh truyền hình dành cho các con. Truyền hình


11

chuyên biệt đã thực sự và tồn tại với mọi tầng lớp khán giả, đáp ứng các nhu
cầu, sở thích, mối quan tâm của công chúng.
1.1.2 Khái niệm khung chương trình truyền hình:
Cấu trúc khung chương trình là thuật ngữ chúng tôi đề nghị thay thế
cho nguyên bản tiếng Anh là “Format”. Mặc dù thuật ngữ này đi vào Việt
Nam chưa lâu, nhưng chưa thống nhất về thuật ngữ tương đương trong tiếng
Việt, nên trong môi trường làm việc của các Đài Phát thanh- Truyền hình,
trên những văn bản trao đổi về chun mơn, sự vụ trong ngành truyền hình,
và cả trên Báo chí, người ta vẫn dùng nguyên ngữ “forma” khi nói về một bản
thiết kế tổng quát của một chương trình truyền hình.

Trong từ điển tiếng Anh, “format” được hiểu là khuôn khổ, cỡ, dạng…
của một thứ nào đó, hoặc là cách thức sắp xếp cho cái gì đó vào khn khổ.
Khi cơng nghệ thơng tin phát triển vào năm 1958, thuật ngữ “format” bắt đầu
được sử dụng khá phổ biến với nghĩa là định dạng, được hiểu là sự sắp xếp
thông tin, các đặc điểm chuyên biệt của một chương trình trong một dạng
thức có thể được thực hiện và lưu trữ trên máy tính.
Khi được dùng trong ngành cơng nghệ phát thanh truyền hình, thuật
ngữ “format” chỉ nội dung tổng quát và cách sắp xếp, trình bày, các đặc điểm
cố định và nổi bật của một chương trình phát thanh hay truyền hình.
Về chương trình truyền hình, theo GS. TS. Tạ Ngọc Tấn, trong cuốn
“Truyền thơng đại chúng” [tr.28], thuật ngữ chương trình truyền hình
thường được sử dụng trong 2 trường hợp:
- Trường hợp thứ nhất, người ta dùng chương trình truyền hình để chỉ
tồn bộ nội dung thông tin phát đi trong ngày, trong tuần, trong tháng của mỗi
kênh truyền hình hay của Đài truyền hình.
- Trường hợp thứ hai, chương trình truyền hình dùng để chỉ một hay
nhiều tác phẩm hoàn chỉnh hoặc kết hợp với một số thông tin tài liệu khác


12

được tổ chức theo một chủ đề cụ thể với hình thức tương đối nhất quán, thời
lượng ổn định và được phát định kì…
Khi bàn đến “format” một chương trình truyền hình, người ta hiểu
thuật ngữ chương trình truyền hình theo nghĩa của trường hợp thứ hai. Đây
cũng chính là quan niệm về chương trình truyền hình được đề cập trong
nghiên cứu này. Có thể thấy rằng, tồn bộ mục đích phản ánh, ý tưởng sáng
tạo của người làm truyền hình, phương pháp sáng tạo chủ yếu, hình thức thể
hiện được lựa chọn, cũng như cách thức tổ chức xây dựng chương trình, và
nhiều yếu tố khái quát cụ thể nữa về chương trình… tất cả đều được nhìn thấy

trong bản mơ tả được gọi là format chương trình.
Khung chương trình truyền hình là những nguyên tắc chung về nội
dung và hình thức, cùng với kịch bản cố định của một chương trình được
nhắc đi nhắc lại trong các kì phát sóng, tạo cho chương trình đặc điểm riêng
có thể nhận dạng, và có khả năng được mua bán chuyển nhượng trên thị
trường.
1.1.3 Khái niệm về Trẻ em
Khái niệm trẻ em được hiểu rất khác nhau ở mỗi người, tùy thuộc vào
mơi trường hồn cảnh sống, tùy thuộc vào trình độ văn hóa và nhận thức của
mỗi người.
Điều 1, Cơng ước quốc tế về Quyền trẻ em nêu: “Trẻ em là những
người dưới 18 tuổi, trừ trường hợp luật pháp Quốc gia áp dụng với trẻ em đó
quy định tuổi thành niên sớm hơn”.[ tr.12]
Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em Việt Nam quy định: “Trẻ em
là công dân Việt Nam dưới 16 tuổi”, “Những người dưới 18 tuổi là người
chưa thành niên”.[tr.102]
Như vậy, điều đó khẳng định trẻ em cũng phải được hưởng mọi quyền
lợi của một công dân, một con người, đã được nêu trong Công ước quốc tế về


13

quyền con người mà “không bị bất cứ một sự phân biệt đối xử nào vì chủng
tộc, màu da, giới tính, ngơn ngữ, tơn giáo,chính kiến hoặc quan điểm khác,
nguồn gốc dân tộc và xã hội, tài sản, dòng dõi hoặc mối tương quan khác”.
[tr.8]
Ở Việt Nam, ngoài thuật ngữ trẻ em cịn có nhiều thuật ngữ khác được
dùng để chỉ đối tượng này. Tuy nhiên, mỗi thuật ngữ lại bao hàm ý nghĩa
khác nhau là phản ánh cách nhìn nhận về trẻ em khác nhau. Phổ biến nhất là
thuật ngữ thiếu niên, nhi đồng hoặc thanh thiếu niên.

Hiện nay, từ trẻ em đã được dùng trong tất cả các văn bản của Nhà
nước Việt Nam, là ngơn ngữ chính thức dành để chỉ đối tượng trẻ em có xác
định độ tuổi. Đây là cách gọi lấy định lượng độ tuổi làm chuẩn mực. Cách gọi
này được thừa nhận trong hệ thống các văn bản pháp luật Việt Nam và quốc
tế, tránh hiểu sai về đối tượng này. Trong khuôn khổ đề tài nghiên cứu này,
tôi tập trung nghiên cứu đối tượng trẻ em từ 0-12 tuổi.
Chương trình truyền hình cho trẻ em là một tác phẩm báo chí cụ thể,
riêng lẻ. Đó là những chương trình chỉ dành riêng để phản ánh hoặc chuyển
tải thông điệp hay thông tin nào đó về một vấn đề cụ thể của trẻ em, liên quan
đến trẻ em nhằm tác động vào hành vi, nhận thức của trẻ em.
1.1.4 Vai trò của truyền hình đối với việc hình thành
nhân cách trẻ em
Truyền hình là một hoạt động của xã hội, vì thế nó cũng phải có trách
nhiệm trong hoạt động “xã hội hóa” giáo dục của đất nước. Truyền hình là
một phương tiện thông tin đại chúng nhanh nhạy, sinh động, hiệu quả trong
việc tuyên truyền, giới thiệu các tri thức văn hóa mang tính tồn diện, nâng
cao trình độ hiểu biết, đáp ứng nhu cầu nghỉ ngơi giải trí của mọi người.
“Trẻ em là mầm non tương lai của đất nước”, vì vậy hình thành nhân
cách giáo dục cho trẻ em ngay từ nhỏ là một nhiệm vụ quan trọng và cao cả


14

của khơng chỉ riêng ai. Truyền hình từ khi ra đời tới nay đã đóng góp hiệu quả
vơ cùng to lớn trong việc hình thành nhân cách cho trẻ em. Truyền hình đã
cung cấp một khối lượng lớn các thơng tin đa chiều, đầy đủ, cập nhật, thiết
thực và hợp lý. Trong suốt quá trình lịch sử hình thành và phát triển của
truyền hình thì nhiệm vụ giáo dục hình thành nhân cách trẻ em luôn được
quan tâm, đặt lên hàng đầu. Nếu như hệ thống giáo dục, đào tạo bổ sung
những tri thức mới thì truyền hình có thể cập nhật thông tin tri thức mới nhất,

phong phú và đa chiều nhất giới thiệu tới khán giả. Trong đặc thù đó thì trẻ
em lứa tuổi 0-12 được nhìn nhận từ thế hệ tiềm năng, tương lai của đất nước.
Đầu tư cho trẻ em chính là sự đón đầu bắt kịp, phát triển cùng khu vực và thế
giới. Vì thế truyền hình ln dành cho đối tượng trẻ em sự quan tâm, ưu đãi.
Những nhu cầu, tình cảm, nguyện vọng của trẻ em ln là mục đích của
truyền hình. Những chương trình khơng chỉ dừng ở việc tạo cho trẻ em một
sân chơi giải trí mà qua đó tác động tới suy nghĩ, tình cảm của các em. Điều
này giúp các em có thể nhận thức được đúng - sai, tốt - xấu, hướng cho các
hoạt động của trẻ em tới chuẩn mực xã hội hướng thiện. Đó chính là sự định
hình hay hình thành một nhân cách, mục tiêu, lý tưởng sống đúng đắn, ý
nghĩa trong cuộc sống.
Từ một địi hỏi mang tính cấp thiết của thời đại thể hiện sự khởi đầu
cho một chiến lược lâu dài, mục tiêu giáo dục tuyên truyền của truyền hình
cũng cần thể hiện tính khoa học, có hệ thống, mang tính chun sâu hơn, địi
hỏi những người làm truyền hình có sự phối hợp hài hòa, nhuần nhuyễn giữa
giáo dục và giải trí. Chương trình thể hiện tốt các nội dung giáo dục hình
thành nhân cách cho các em nhưng khơng nhàm chán, đơn điệu, giáo huấn.
Những đóng góp, cố gắng của những người làm truyền hình là hết sức
to lớn với cộng đồng, thể hiện qua các chương trình giáo dục hình thành nhân
cách trẻ em. Các chương trình này khơng chỉ gia tăng về số lượng mà chất


15

lượng cũng không ngừng đổi mới và nâng cao một cách rõ rệt. Các chương
trình dạy học qua truyền hình ln bám sát chương trình khung của Bộ Giáo
dục và Đào tạo, thể hiện bằng các phương tiện dạy học hiện đại và hấp dẫn
học sinh. Các chương trình giải trí, bổ trợ kiến thức được thiết kế sinh động,
dễ hiểu, được khán giả cảm thụ một cách hiệu quả nhất.
1.2 Truyền hình dành cho trẻ em trên thế giới và Việt Nam

1.2.1. Truyền hình dành cho trẻ em trên thế giới
Kênh CCTV Thiếu nhi: là kênh tổng hợp dành cho thiếu nhi của Đài
Truyền hình Trung Quốc. Đối tượng khán giả của kênh là trẻ em dưới 12 tuổi.
Lên sóng từ năm 2003, đến nay CCTV có một khối lượng phát sóng tương
đối đồ sộ, mỗi ngày phát sóng 18 tiếng với tỉ lệ phát sóng như sau:
Thứ 2

Thứ 3 Thứ 4 Thứ 5

Thứ 6

Thứ 7

CN

Phim hoạt hình

70%

70%

70%

70%

70%

55%

33%


Chương trình sản xuất

30%

30%

30%

30%

30%

45%

67%

Các chương trình sản xuất được đầu tư dàn dựng cực kỳ công phu, sân
khấu thiết kế bắt mắt, sinh động, người dẫn chương trình trẻ trung, chun
nghiệp, có phong cách dẫn rất thân thiện. Nội dung các chương trình phản ánh
cuộc sống của chính các em nhỏ, vừa gần gũi vừa chân thật.
Bên cạnh những chương trình sản xuất mới có nội dung đa dạng, phong
phú thì nguồn phim hoạt hình của kênh này phần lớn do Trung Quốc sản xuất,
phần còn lại là những phim được nhập từ các hãng trên thế giới. 100% các
phim nước ngoài được tổ chức lồng tiếng, đem lại màu sắc rất riêng cho kênh.
Kênh CCTV được đánh giá là kênh châu Á dành cho thiếu nhi có tỉ lệ
nội địa hóa cao.


16


Kênh thiếu nhi CBBC của Đài BBC - Anh: là kênh truyền hình
tương đối chuẩn mực dành cho trẻ em từ 6-12 tuổi của vương quốc Anh.
CBBC sản xuất phim, tin tức, giải trí, phim tài liệu, các chương trình thực tế.
Nhiều chương trình do kênh CBBC sản xuất đã trở nên nổi tiếng khắp thế giới
và được nhiều kênh mua bản quyền phát sóng như loạt chương trình: In the
night garden, Teletubies, Blue Peter, Grange Hill, Newsround… Không chỉ
làm truyền hình, CBBC cịn có các dịch vụ gia tăng như CBBC Extra, CBBC
Quiz, CBBC Website, CBBC Games … cung cấp các dịch vụ giải trí trực
tuyến, trị chơi trực tuyến, được đông đảo khán giả nhỏ tuổi yêu mến.
Kênh PBS Kids của Mỹ: là kênh truyền hình dành cho trẻ nhỏ được
ưa chuộng tại Mỹ. Kênh này nổi tiếng khơng chỉ vì nó trở thành người bạn
của trẻ nhỏ mà còn tạo được niềm tin của các phụ huynh, cịn là nơi để phụ
huynh tìm hiểu thế giới trẻ nhỏ.
Kênh Cartoon Network: Là kênh phim hoạt hình dành cho thiếu nhi
của Hãng Turner Broadcasting được phát bằng tiếng Anh. Kênh hoạt hình Mỹ
này lên sóng vào ngày 1/10/1992 với loạt phim Looney Tunes là chương trình
đầu tiên. Từ đó Cartoon Network đã phát sóng các chương trình như: Naruto,
Ed Edd and Eddy, Toonami và hàng loạt các TV series khác. Có nhiều bộ
phim hay, hấp dẫn trên thế giới nhưng nội dung nhiều bộ phim có liên quan
đến lối sống, phong cách, văn hố của người Châu Âu, khơng thật sự phù hợp
với trẻ em, thiếu nhi Việt Nam.
Kênh Disney Chanel: Disney là kênh truyền hình dành cho thanh thiếu
nhi, phát sóng 24h/ngày bằng tiếng Anh, có phụ đề Việt ngữ 8 - 10 tiếng/
ngày. Kênh là sự kết hợp của những chương trình giải trí Disney thú vị và
những chương trình đặc biệt, độc đáo mà các trẻ em yêu thích, các vị phụ
huynh tin tưởng và các gia đình ưa chuộng. Kênh bao gồm những bộ phim
hoạt hình Disney nổi tiếng, phim hoạt hình nhiều tập, các chương trình đặc



17

biệt, phim hài, phim truyền hình nhiều tập dành cho gia đình, các bộ phim
hành động và phiêu lưu kỳ thú.
Kênh Disney Playhouse: Đây cũng là kênh của hệ thống kênh Disney
nhưng dành cho lứa tuổi mẫu giáo. Nội dung kênh chủ yếu là những chương
trình giải trí, giáo dục đơn giản, những khám phá về thế giới xung quanh.
Kênh khơng có phim truyền hình dài tập mà chủ yếu là phim hoạt hình, phim
búp bê và chương trình tổng hợp. Hiện kênh có mặt trong hệ thống truyền
hình cáp của Đài Truyền hình Hà Nội.
1.2.2 Truyền hình dành cho trẻ em ở Việt Nam
1.2.2.1 Các chương trình dành cho trẻ em trên các kênh tổng hợp
Các kênh quảng bá như VTV2, VTV3,VTV6 có những khung giờ đặc
biệt dành riêng cho lứa tuổi thiếu nhi, chủ yếu phát sóng phim hoạt hình Việt
Nam, phim hoạt hình nước ngồi, các chương trình giải trí sản xuất trong và
ngồi nước như Góc thiếu nhi, Quả chng nhỏ, Sáng tạo học trị, Ki-ốt âm
nhạc…
+ Kênh VTV3 là kênh Thể thao, Giải trí và Thơng tin kinh tế của Đài
Truyền hình Việt Nam. Một khối lượng khá lớn các chương trình dành cho trẻ
em được phát sóng hàng ngày, hàng tuần như: Chương trình “Đồ Rê Mí” là
sân chơi ca nhạc duy nhất dành cho thiếu nhi trên kênh VTV3 của Đài Truyền
hình Việt Nam. Lên sóng vào những ngày tháng 6, bước vào tuổi lên 5,
chương trình Đồ rê mí đã góp phần mang lại cho các cô bé, cậu bé yêu ca hát
trên khắp đất nước, một mùa hè rộn rã, sôi động và đầy ắp niềm vui. Thận
trọng, chi tiết và cũng rất trách nhiệm những người làm chương trình nói
chung và các giám khảo nói riêng đều nỗ lực hết mình để chắc rằng họ khơng
bỏ sót một tài năng âm nhạc nhí nào. Từ đó, làm nên một chương trình Đồ rê
mí hấp dẫn, vui nhộn và chắp cánh cho những giấc mơ âm nhạc của các bạn
nhỏ trên khắp mọi miền của Tổ quốc, bay cao, bay xa hơn nữa…



18

Chương trình “Chúc bé ngủ ngon” trên VTV3 là một món ăn tinh thần
rất hay cho các bé. Tính đến thời điểm hiện nay, chương trình Chúc bé ngủ
ngon đã phát sóng được trịn 3 năm. Trong thời gian đó, ngồi những chương
trình phát sóng trên Đài Truyền hình Việt Nam. Trong tổng số 1933 người
tham gia khảo sát thì có 70% đều cho rằng đây là một chương trình rất hay và
phù hợp với các em nhỏ. Điều này cho thấy chương trình “Chúc bé ngủ
ngon” đã từng bước có được sự quan tâm, yêu mến của các em nhỏ cũng như
các bậc phụ huynh.
Chương trình “Mười vạn câu hỏi vì sao” là chương trình đang được rất
nhiều các em nhỏ cũng như các bậc phụ huynh yêu mến và ủng hộ. Với sự
góp mặt của 2 nhân vật hoạt hình Adi, Abu nhí nhảnh và chị Ong Vàng dễ
mến, những màn đối thoại tung hứng đã chuyển tải một cách nhuần nhị những
kiến thức về văn hoá, lịch sử, địa lý, thiên nhiên vũ trụ, khoa học… Đúng như
tên gọi của chương trình “10 vạn câu hỏi vì sao”. Người thiết kế chương trình
hiểu thấu những gì trẻ em thích (cần), tổ chức chương trình phối hợp đối
thoại, đố vui, hình ảnh, âm thanh rất hấp dẫn, sinh động. Tri thức khoa học
vốn khô khan đã được “chế biến” thành những món ăn tinh thần hợp khẩu vị
trẻ em.
Chương trình “Con u của mẹ” được phát sóng lúc 19g55 chủ nhật
hằng tuần trên VTV3 (phát lại vào thứ bảy tuần kế tiếp trên VTV1). Với sự
cộng tác của nhãn hàng kem đánh răng P/S, lần đầu tiên trên kênh VTV3 &
VTV1 có một chương trình mang ý nghĩa giáo dục rất sâu sắc: truyền đạt cho
những người mẹ trẻ cách dạy con hoàn toàn mới. Với phương pháp này, các
bậc phụ huynh có thể dạy trẻ, đặc biệt là với trẻ có tính cách cá biệt, hay
nghịch ngợm, thành những đứa trẻ ngoan ngoãn, ngăn nắp, biết tự chăm sóc
bản thân, quan tâm đến những người xung quanh mình, và nhiều thói quen tốt
khác trong sinh hoạt hàng ngày.



19

Nhân vật chính xun suốt chương trình là cậu bé Bo, 6 tuổi, thông
minh nhưng siêu quậy, luôn “sáng tác” ra nhiều trò chơi ngộ nghĩnh làm bố
mẹ và những người xung quanh phải đau đầu. Với việc áp dụng phương pháp
dạy con mới một cách hiệu quả, người mẹ đã thành cơng trong việc tập cho
trẻ hình thành những thói quen tốt ngay từ bé. Cùng với sự hỗ trợ đắc lực của
bố, câu chuyện của gia đình Bo ln mang lại cho người xem những bài học
bổ ích, dễ hiểu và đầy ắp tiếng cười. Câu chuyện về cậu bé Bo học cách hình
thành thói quen tốt được kết nối xuyên suốt 52 tập phim, mỗi tập phim là một
tình huống thú vị và hấp dẫn thu hút các bà mẹ và đặc biệt là các bạn nhỏ. Bo
dần dần trưởng thành hơn và có được những thói quen tốt từ tình thương, sự
kiên nhẫn và bí quyết dạy con rất thực tế của mẹ.
Thơng qua chương trình, trẻ em có dịp mở rộng cánh cửa tâm hồn, trí
tuệ tới những miền bao la của thế giới, kích thích niềm đam mê khám phá, tìm
hiểu, nhen lên ngọn lửa nghiên cứu, sáng tạo khi trưởng thành. Chương trình
quả là liều thuốc bổ tinh thần quý giá đối với trẻ.
Tuy nhiên, nhìn nhận tổng quan về việc tại sao kênh VTV3 – Kênh Thể
thao Giải trí và Thơng tin Kinh tế của Đài Truyền hình Việt Nam, lại phát
sóng các chương trình thiếu nhi trên kênh là vì: Các chương trình trên có liên
quan đến việc khai thác các giá trị gia tăng từ chương trình, tạo nguồn thu cho
đơn vị. Tuy mỗi chương trình đã đem lại những giá trị giáo dục, giải trí nhất
định cho các khán giả nhỏ tuổi những chưa thực sự phù hợp với tiêu chí và
đối tượng người xem của kênh.
+ Kênh VTV2 là kênh truyền hình mang đặc trưng giáo dục dành cho
trẻ em với các chương trình được sản xuất như: “Kính vạn hoa”, “Thi dân ca
Việt Nam”, “Bài hát thiếu nhi theo yêu cầu”, chương trình rối “Dế mèn phiêu
lưu kí”…



20

+ Kênh VTV6 là kênh truyền hình dành cho giới trẻ, phát sóng thử
nghiệm trên hệ thống truyền hình cáp ngày 26/4/2007, đến ngày 7/9/2010
kênh chính thức được phát sóng quảng bá toàn quốc. Từ khi ra đời, do việc
quản lý hành chính, bộ phận sản xuất các chương trình thiếu nhi VTV2 trước
đây, được điều chuyển sang làm việc tại VTV6. Theo đó, những chương trình
về thiếu nhi do VTV2 sản xuất chuyển sang phát sóng trên kênh VTV6. Song
song với những chương trình thiếu nhi đã có, VTV6 sản xuất thêm các cương
trình mới như: “Làm cha mẹ”, “Làm bạn với con”… Tuy nhiên những
chương trình thiếu nhi này ngày càng trở nên lạc lõng khi phát đan xen cùng
các chương trình chính dành cho thanh thiếu niên như: Kết nối trẻ, Câu lạc bộ
2M, Thư viện cuộc sống, Gia đình trẻ, Tịa tun án, Nút Rec của tơi, Sáng
tạo học trị, Vũ điệu xanh …..
+ Đài Truyền hình Tp. Hồ Chí Minh (HTV) cũng là địa phương sản
xuất nhiều chương trình dành cho trẻ em. Các chương trình truyền hình cho
trẻ em trên kênh truyền hình HTV7, HTV9 đã tập trung vào việc thông tin thời
sự các chương trình chuyên đề dành cho trẻ em như “Ngày chủ nhật của em”,
“Hoa hướng dương”, “Vì tuổi thơ”… Nội dung về khoa học - giáo dục, cung
cấp cho các em kiến thức về thế giới xung quanh, động thực vật, phong tục
tập quán thu nhỏ trong các chương trình “Bạn trẻ bốn phương”, “Em u
khoa học”, “Thế giói mn lồi”, “Bạn có biết vì sao”… Ngồi sản xuất các
chương trình phục vụ trẻ em, HTV cịn sản xuất nhiều chương trình cho trẻ
em và các bậc phụ huynh như “Hãy là bé ngoan”, “Cùng con vững bước”,
“Ngôi sao của bé”, “Ngơn ngữ trẻ em”, “Vì sức khỏe trẻ em”….
Giải trí là nhu cầu thiết thực của trẻ em. Đáp ứng nhu cầu đó, HTV đã
sản xuất hàng loạt chương trình giải trí cho các em. Trong đó giải trí đơn
thuần gồm: Phim thiếu nhi, Phim hoạt hình, Văn nghệ thiếu nhi: Vườn âm

nhạc, Điệu lý quê em, Gương mặt chim sơn ca, Tuổi nắng hồng… HTV còn


21

thu hút đông đảo khán giả nhỏ tuổi với chương trình “Vui cùng Hugo”, “Vui
để học”, “Rồng vàng”, “Ai nhanh hơn”, “Siêu quậy tí hon”, “Những người
bạn nhỏ”, “Vui khúc đồng dao”…
1.2.2.2 Các Kênh truyền hình dành cho thiếu nhi của nước ngồi phát
sóng trên lãnh thổ Việt Nam:
+ Kênh Cartoon Network: Kênh phim hoạt hình tiếng Anh. Có nhiều
bộ phim hay, hấp dẫn trên thế giới nhưng nội dung nhiều bộ phim có liên
quan đến lối sống, phong cách, văn hoá của người Châu Âu, chưa thật sự phù
hợp với trẻ em, thiếu nhi Việt Nam. Tuy nhiên, kênh thường xuyên phát sóng
những bộ phim mới nhất dành cho thiếu nhi trên thế giới, nên kênh cũng
chiếm được một lượng khán giả trẻ em từ 8 tuổi trở lên đáng kể.
+ Kênh Disney Chanel: Kênh Tổng hợp dành cho thanh thiếu nhi. Có
phụ đề tiếng Việt. Đối tượng của kênh Disney được phân ra làm 3 nhóm : từ
3- 6 tuổi, 6- 15 tuổi và trên 15 tuổi. Các phim dài tập của Disney chủ yếu
dành cho lứa tuổi thanh thiếu niên, đa phần được làm theo kiểu hài hước như
“Những phù thủy xứ Waverly”, “Cuộc sống thượng hạng của Zack và Cody”,
“Cory ở Nhà Trắng” …Đây là những bộ phim rất ăn khách. Chủ đề phim tập
trung khai thác cuộc sống thường ngày của các nhân vật với nhiều tình huống
vui nhộn…Ngồi ra, kênh Disney thu hút được rất nhiều khán giả với những
bộ phim có phần âm nhạc pop rock kiện đại như Hannah Motana, Hight
school Musical 1&2, Camp Rock…
Xen kẽ các chương trình phim, cịn có những chương trình video ca
nhạc ngắn và chương trình “Những đoạn phim video hài hước” do chính
khán giả gửi tới…
1.2.2.3 Các kênh truyền hình chuyên biệt dành cho trẻ em ở Việt Nam

Kênh truyền hình chuyên biệt dành cho thiếu nhi BIBI-VCTV8
trên hệ thống truyền hình cáp Việt Nam – Đài Truyền hình Việt Nam từ lâu


×