Tải bản đầy đủ (.pdf) (9 trang)

Triết lý giáo dục nhân văn và vai trò của nó trong bối cảnh đổi mới giáo dục Việt Nam hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (295.94 KB, 9 trang )

TRIẾT LÝ GIÁO DỤC NHÂN VĂN VÀ VAI TRÒ CỦA NÓ TRONG BỐI
CẢNH ĐỔI MỚI GIÁO DỤC VIỆT NAM HIỆN NAY
TS. Đậu Thị Hồng
Khoa Chính trị - Luật, Trường Đại học Hà Tĩnh

Tóm tắt
Trong xu hướng tồn cầu hóa, giáo dục Việt Nam đang đứng trước bối cảnh
hội nhập quốc tế với mục tiêu đào tạo ra cơng dân tồn cầu. Đặc tính của giáo dục là
tính đổi mới cùng với những thay đổi chóng mặt của xã hội. Trong tất cả mọi thời đại,
mục đích của giáo dục để hình thành những con người hội tụ các điều kiện mà xã hội
yêu cầu trong các bối cảnh khác nhau. Với triết lý giáo dục có nhiệm vụ đào tạo con
người phát triển toàn diện nhân cách, giáo dục nhân văn ngày càng có tính phổ qt đối
với các nền giáo dục khác nhau trên thế giới. Vấn đề là ở mỗi quốc gia, mỗi hệ thống
giáo dục khác nhau sự vận dụng của triết lý giáo dục nhân văn có những điểm khác nhau
để phù hợp với thực tiễn. Đối với Việt Nam, việc tiếp tục nghiên cứu các triết lý giáo dục
tạo ra cơ sở cho những chính sách và giải pháp phù hợp là điều kiện cần thiết. Bài viết
đề cập ở 3 nội dung: 1/Vai trò của triết lý giáo dục đối với nền giáo dục Việt Nam;
2/Triết lý giáo dục Việt Nam hiện nay và sự cần thiết đề cao giáo dục nhân văn; 3/Sự
thích ứng của nền giáo dục Việt Nam trước yêu cầu của xã hội.
Từ khóa: Giáo dục, giáo dục nhân văn, triết lý giáo dục, đổi mới, nhân cách

1. Đặt vấn đề
Giáo dục và đào tạo có vị trí hết sức quan trọng đối với sự phát triển của mỗi
quốc gia, dân tộc trong mọi thời đại. Hiện nay, nhiều quốc gia trên thế giới đã đạt được
những thành tựu to lớn trong quá trình phát triển nhờ dựa vào triết lý giáo dục phù hợp
cùng với các chính sách đầu tư trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo. Ở Mỹ chủ trương
“tập trung cho đầu tư giáo dục - đào tạo và thu hút nhân tài” được đưa ra từ rất lâu hay
chính quyền Liên xơ trước đây cũng đã khẳng định “Chính sách về con người là điểm
bắt đầu và là điểm kết thúc của mọi chính sách kinh tế - xã hội”. Ở Châu Á tiêu biểu
như Nhật Bản với quan điểm coi “Giáo dục đào tạo là quốc sách hàng đầu; cần kết hợp
hài hoà giữa bản sắc văn hóa lâu đời phương Đơng với những tri thức Phương Tây


hiện đại”; hay Singapore với phương châm “Thắng trong cuộc đua về giáo dục sẽ
528


thắng trong cuộc đua về phát triển kinh tế”. Đây đều là những quốc gia có sự phát triển
nhanh và ổn định. Đối với Việt Nam, sinh thời, chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng căn dặn
thế hệ trẻ “Non sơng Việt Nam có trở nên tươi đẹp hay khơng, dân tộc Việt Nam có
bước tới đài vinh quang sánh vai cùng các cường quốc năm châu được hay khơng,
chính là nhờ một phần lớn ở công học tập của các em”. Trong suốt tiến trình cách
mạng, Đảng và Nhà nước ta đã luôn khẳng định giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng
đầu, là những chính sách trọng tâm, có vai trị chính yếu của Nhà nước, được ưu tiên
trước nhất, thậm chí đi trước một bước so với các chính sách phát triển kinh tế - xã hội
khác.
Song để giáo dục hoàn thành được sứ mệnh cao cả của mình, khơng thể khơng có
một triết lý giáo dục phù hợp cả về mặt lý luận và thực tiễn. Đặc biệt trong bối cảnh
tồn cầu hóa, việc xây dựng một triêt lý giáo dục phù hợp với nền giáo dục nước nhà
đồng thời có thể hội nhập được với giáo dục thế giới có ý nghĩa lý luận và thực tiễn
lớn lao.
2. Vai trò của triết lý giáo dục
Liên quan đến khái niệm triết lý giáo dục, trong tiếng Anh có thuật ngữ
philosophy of education hay education philosophy, sau khi dịch sang tiếng Việt
thường được hiểu là triết học giáo dục hay triết học về giáo dục và triết lý giáo dục.
Tuy nhiên, cần có sự phân biệt giữa khái niệm triết học giáo dục và triết lý giáo dục.
Việc phân biệt nội hàm hai thuật ngữ này đã được nhiều nhà nghiên cứu và quản lý
giáo dục quan tâm bàn luận. Thái Duy Tuyên cho rằng: “Triết học giáo dục là một lĩnh
vực khoa học nghiên cứu và vận dụng các phương pháp triết học để giải quyết các vấn
đề về giáo dục, là những nguyên tắc phương pháp luận chủ yếu và chung nhất làm cơ
sở cho việc nghiên cứu khoa học và cải tạo thực tiễn giáo dục. Còn triết lý giáo dục là
những quan điểm phản ánh những vấn đề giáo dục thông qua con đường trải nghiệm từ
cuộc sống để chỉ đạo sự suy nghĩ và hành động của con người về các vấn đề giáo

dục”1. Bàn về khái niệm này, ở nước ngồi, có các quan điểm cơ bản như sau: John
Dewey (1859-1952) trong Dân chủ và giáo dục (1916) cho rằng: Triết lý giáo dục
không phải là sự áp dụng các tư tưởng sẵn có từ bên ngồi vào một hệ thống thực hành
có nguồn gốc và mục đích khác biệt về cơ bản: triết lý giáo dục chỉ đơn giản là sự phát
biểu rõ ràng về các vấn đề của sự đào tạo các thói quen tinh thần và đạo đức đúng đắn
trong mối liên quan đến những trở ngại nằm trong đời sống xã hội đương thời: triết lý
là lý luận giáo dục xét trên phương diện phổ biến nhất 2. Phó giáo sư, tiến sĩ Nguyễn
1
2

Thái Duy Tuyên (2007), Triết học giáo dục Việt Nam, Nxb. Đại học Sư phạm, Hà Nội
John Dewey (2008), Dân chủ và Giáo dục, Bản dịch của Phạm Anh Tuấn, Nxb. Tri thức, Hà Nội, tr.389

529


Anh Tuấn thì cho rằng, “Triết lý giáo dục là tư tưởng chỉ đạo giáo dục của một đất
nước trong từng giai đoạn lịch sử cụ thể nhằm đạt được những kỳ vọng của đất nước
với từng công dân, và trách nhiệm của công dân đối với đất nước” 3
Ở Việt Nam, vấn đề “triết lý giáo dục” được các nhà nghiên cứu đề cập khá
nhiều trong những năm gần đây bởi tính cấp thiết của vấn đề liên quan đến các phương
diện giáo dục.Trong lịch sử, các nhà nghiên cứu đều thừa nhận, Việt Nam có triết lý
giáo dục thể hiện qua tư tưởng của một số nhân vật tiêu biểu: Chu Văn An, Hồ Quý
Ly, Nguyễn Trãi, Nguyễn Bỉnh Khiêm, Lê Q Đơn, Nguyễn Đình Chiểu… và Hồ
Chí Minh. Đặc biệt là Hồ Chí Minh, đã chỉ rõ: “Một dân tộc dốt là một dân tộc yếu…
Chúng ta có nhiệm vụ cấp bách là phải giáo dục lại nhân dân chúng ta”, “Học để làm
việc, làm người, làm cán bộ. Học để phụng sự đoàn thể, giai cấp và nhân dân, Tổ quốc
và nhân loại”, xây dựng nền văn hoá, con người Việt Nam theo hướng “dân tộc, khoa
học, đại chúng” và còn nhiều quan điểm khác đã thể hiện triết lý giáo dục Hồ Chí
Minh, kết tinh trong đó cả truyền thống dân tộc và tinh hoa giáo dục của nhân loại, vừa

khoa học, vừa hiện đại, nhiều luận điểm còn đi trước thời đại khá sớm.
Theo tơi, triết lý giáo dục chính là suy nghĩ về đích đến của giáo dục, thực chất
đó là hình dung về sản phẩm của q trình giáo dục chính là những con người mà nền
giáo dục muốn tạo ra. Hiểu theo nghĩa hẹp, triết lý giáo dục là những tư tưởng chỉ đạo
xuyên suốt đối với lĩnh vực giáo dục như vị trí, vai trị của giáo dục; mục đích và nội
dung giáo dục; phương pháp giáo dục; nhà trường, nhà giáo và người học nhằm hướng
đến hiệu quả của sự nghiệp giáo dục trong từng phạm vi giáo dục và mơi trường giáo
dục nhất định. Và vì thế, có thể nói triết lý giáo dục bao giờ cũng mang tính lịch sử cụ
thể, trong từng giai đoạn lịch sử khác nhau sẽ có mục tiêu, định hướng khác nhau đối
với giáo dục nhằm thực hiện được yêu cầu của q trình phát triển quốc gia trong từng
giai đoạn đó. Như vậy, triết lý giáo dục phải được xây dựng từ chính thực tiễn của
từng giai đoạn lịch sử, phù hợp với hoàn cảnh của từng thời kỳ lịch sử, và khơng thể
có triết lý giáo dục chung chung phù hợp với tất cả các môi trường đặc thù cũng như ở
mọi thời đại. Và như thế, không thể áp dụng triết lý giáo dục của dân tộc này cho dân
tộc khác, hay của giai đoạn lịch sử này cho giai đoạn lịch sử khác.Triết lý giáo dục chỉ
có thể đúng đắn và phát huy được tác dụng chỉ đạo giáo dục - đào tạo khi nó phù hợp
với hồn cảnh lịch sử, môi trường và điều kiện, mục tiêu cụ thể của mỗi nước, dân tộc
hoặc đơn vị, tổ chức nhất định nào đó mà thơi.

3

Nguyễn Anh Tuấn, Triết học với việc xây dựng triết lý giáo dục trong đào tạo nguồn nhân lực của Việt Nam
hiện nay

530


Nói như thế khơng có nghĩa là mỗi đơn vị, tổ chức giáo dục có những triết lý
giáo dục riêng và không bị chi phối hay ảnh hưởng của triết lý chung. Trên thực tế,
triết lý giáo dục của một đất nước sẽ là định hướng căn bản cho triết lý giáo dục của

các đơn vị, tổ chức giáo dục cụ thể trong đất nước đó. Tuy nhiên, căn cứ vào mục tiêu
giáo dục - đào tạo của từng đơn vị, tổ chức trong những giai đoạn lịch sử cụ thể để
điều chỉnh triết lý giáo dục của đơn vị mình cho phù hợp với thực tiễn, nhằm hướng
đến những kỳ vọng, mong mỏi của đơn vị, tổ chức đối với mỗi cơng dân trong việc
đóng góp trí tuệ, sức lực, trách nhiệm bản thân cống hiến cho đơn vị, tổ chức và trên
hết là đất nước mình.
Quay trở lại vấn đề sự khác biệt giữa triết học nghiên cứu về giáo dục và triết lý
giáo dục để chúng ta nhận diện tính đặc trưng của triết lý giáo dục và từ đó hiểu hơn
về bản chất của triết lý giáo dục. Triết học giáo dục nghiên cứu giáo dục như một
chỉnh thể thống nhất, từ đó sẽ đưa các phạm trù lý luận có tính khái qt cao, tính hệ
thống và tính lơgíc chặt chẽ. Triết lý là những tư tưởng cốt lõi được đúc kết từ một lĩnh
vực hoạt động thực tiễn cụ thể hoặc rút ra từ các hệ thống triết học có thể chỉ đạo cho
suy nghĩ và hành động của con người trong một lĩnh vực nhất định. Triết lý có thể thể
hiện ở những phát biểu ngắn gọn, súc tích dưới dạng ngơn ngữ, và có thể được chuyển
tải thơng qua các loại hình văn học nghệ thuật. Và vì thế triết lý giáo dục thường là sự
bàn bạc những vấn đề cụ thể, phong phú, tản mạn, nó là sự phản ánh từng mặt, từng
khía cạnh, từng vấn đề của giáo dục chưa có tính hệ thống, tính lơgíc chặt chẽ như ở
triết học giáo dục.
Trong bối cảnh hiện nay, các nhà nghiên cứu giáo dục đều khẳng định vai trò
quan trọng của triết lý giáo dục. Phạm Minh Hạc khẳng định giá trị bản thân là nét đặc
trưng của triết lý giáo dục thời đại, lấy người tài làm đầu tàu, nhiệm vụ trọng tâm của
giáo dục là giúp thế hệ trẻ hình thành, phát huy giá trị bản thân - lực lượng bản chất tâm lực, trí lực, thể lực của từng người. Giá trị bản thân là giá trị sống của mỗi người,
gồm: tâm lực, trí lực, thể lực. Trong Triết lý giáo dục thế giới và Việt Nam, Phạm
Minh Hạc cho rằng: Triết lý giáo dục là thực tế giáo dục đã được con người, cộng
đồng, xã hội trải nghiệm - cái đã trải qua và nghiệm thấy, tức là đã cảm nhận, biết đến,
hiểu ra, ý thức được - được đúc kết lại thành một giá trị được biểu đạt trong câu ngắn
gọn, ca dao, tục ngữ, cụm từ… nhằm truyền đạt, tiếp thu và thể hiện trong cuộc sống,
mang lại một giá trị nhất định cho con người, cộng đồng, xã hội, duy trì và làm này nở
cái đúng, tốt đẹp, ngăn ngừa, sửa chữa, loại trừ cái sai, cái ác, cái xấu4.


4

Phạm Minh Hạc (2011), Triết lý giáo dục Thế giới và Việt Nam, Nxb. Giáo dục Việt Nam, Hà Nội.

531


3. Sự cần thiết tạo lập triết lý nhân văn trong giáo dục
Năm 1996, vấn đề triết lý giáo dục của thời đại đã được Jacques Delors, chủ
tịch Uỷ ban về giáo dục của UNESCO đưa ra xoay quanh 4 vấn đề: Học để biết, học
để làm, học để tồn tại và học để chung sống. Báo cáo của chủ tịch Uỷ ban về giáo dục
của UNESCO chính là tuyên ngôn triết lý về giáo dục thế kỷ XXI, trong đó chứa đựng
những nội dung phản ánh các mối quan hệ:
Quan hệ giữa giáo dục đào tạo và quyền con người
Quan hệ giữa giáo dục đào tạo và lao động, việc làm
Quan hệ giữa giáo dục đào tạo và văn hóa, xã hội
Quan hệ giữa giáo dục đào tạo và nghiên cứu, khoa học công nghệ
Quan hệ giữa giáo dục đào tạo và phát triển bền vững
Trong các mối quan hệ đó, quan hệ giữa giáo dục đào tạo và quyền con người
cùng với các vấn đề văn hóa chính là vấn đề cốt lõi của giáo dục để hình thành nên con
người phát triển đúng với bản chất văn hóa của mình. Nói cách khác, giáo dục định
hướng tạo ra con người nhân văn với các đặc điểm thuộc tính người đặt trong các mối
quan hệ xã hội mà không một thực thể sinh vật nào trên thế giới này có được.
Trên cơ sở mục tiêu lý tưởng xã hội xã hội chủ nghĩa và định hướng về giáo
dục và đào tạo của Đảng, ta có thể khái quát triết lý giáo dục Việt Nam thời kỳ quá độ
lên chủ nghĩa xã hội là: Giáo dục nhằm nâng cao dân trí, phát triển nguồn nhân lực,
bồi dưỡng nhân tài để xây dựng nước Việt Nam xã hội chủ nghĩa dân giàu, nước
mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh. Tư tưởng trên của Đảng về giáo dục và đào tạo
đáp ứng được yêu cầu của triết lý giáo dục, đáp ứng được yêu cầu của thực tiễn đất
nước.

Tuy nhiên, theo chúng tôi đây vẫn là những mục tiêu khá chung. Như TS. Giáp
Văn Dương, cho rằng triết lý giáo dục khơng là gì khác ngồi câu trả lời cho câu hỏi
mấu chốt: Toàn bộ hoạt động của hệ thống giáo dục hướng đến đào tạo ra con người
nào, và vì sao lại như vậy? Trong bối cảnh thế giới đang thay đổi nhanh chóng, con
người cần có những phẩm chất và năng lực như thế nào để thích ứng và đáp ứng yêu
cầu phát triển và hội nhập? Trả lời cho câu hỏi này chúng ta sẽ lý giải được tại sao lại
đặt vấn đề sự cần thiết phải tạo lập và đề cao triết lý nhân văn, khai phóng trong giáo
dục.
Lịch sử phát triển của loài người đã chứng minh rằng, nguồn gốc của mọi của
mọi sự phát triển trước hết phải xuất phát từ dân trí và nhân lực, nhân tài của mỗi quốc
532


gia. Giáo dục là chìa khóa để kích hoạt các năng lực thiên bẩm của con người mà nếu
khơng có giáo dục thì nó khơng thể thăng hoa thậm chí khơng có cơ hội để xuất hiện.
Xét ở góc độ xã hội, giáo dục cũng là chìa khóa để mở toang cánh cửa trí thức. Để
thực hiện được nhiệm vụ đó, con người cần được giáo dục tồn diện cả về trí dục (trí
tuệ), đạo đức, giáo dục kỹ năng, giáo dục tay nghề (giáo dục lao động), giáo dục thẩm
mỹ, giáo dục thể chất. Các mục tiêu và nhiệm vụ này cần được đồng bộ nhằm phát
triển toàn diện con người – đó cũng là mục tiêu của phát triển con người bền vững.
Giáo dục nhân văn trong triết lý giáo dục là hướng con người tới việc nắm vững
các nguyên tắc và những chuẩn mực đạo đức xã hội, là giúp con người khẳng định bản
chất người của mình và từ đó những kinh nghiệm, kỹ năng, phẩm chất khác được hoàn
thiện. Sự khác biệt giữa con người với động vật chính là tính nhân văn mang bản chất
xã hội được thể hiện qua các hoạt động thực tiễn.
Đặt trong bối cảnh Việt Nam, yêu cầu cần thiết của nguồn nhân lực hiện tại và
tương lai là sự phát triển con người Việt Nam phát triển toàn diện, có sức khỏe cường
tráng, năng lực thực tiễn, phương pháp tư duy độc lập, tác phong làm việc hiệu quả, tự
tin, năng động, đời sống tinh thần phong phú và có ý chịu trách nhiệm. Phẩm chất
nhân cách trong thời đại mới không đơn thuần là các giá trị đạo đức của con người mà

còn là năng lực thực tiễn, phương pháp tư duy độc lập và trách nhiệm công dân. Bởi
vì, q trình cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế đòi hỏi ở con người
năng lực làm chủ, khả năng linh hoạt và những kỹ năng mềm, tức là cần con người
hành động với năng suất và hiệu suất cao, có đầu óc và trải nghiệm phong phú về văn
hóa, khoa học, tinh thần dân chủ, ý thức quảng bác, tinh thần tiến bộ, nhân văn. Trong
bối cảnh hiện nay, giáo dục Việt Nam có những điều kiện để hướng đến những giá trị,
phẩm chất căn cốt nhất của con người, vì con người.
4. Sự thích ứng của giáo dục Việt Nam và một số khuyến nghị về việc đề cao triết
lý nhân văn trong giáo dục
Với sự phát triển nhảy vọt của cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại,
đặc biệt là công nghệ thông tin và truyền thông, đã thúc đẩy mạnh mẽ sự phát triển của
lực lượng sản xuất, chuyển sang nền kinh tế tri thức cùng xu thế toàn cầu hóa. Các
nước có trình độ phát triển cao, đã nhanh chóng dẫn đầu vào xu thế đó, bên cạnh đó,
nhiều nước xuất phát thấp hơn cũng chớp cơ hội, đi tắt đón đầu vào nền kinh tế tri
thức. Trong bối cảnh đó, hầu hết tất cả các nước đều đưa ra chủ trương xem tài nguyên
con người là chìa khóa cho tăng trưởng và phát triển bền vững

533


Từ khi đất nước bước vào công cuộc đổi mới và hội nhập quốc tế. Để tiếp tục
thực hiện thành công lý tưởng xã hội chủ nghĩa, Cương lĩnh xây dựng đất nước thời kỳ
quá độ lên chủ nghĩa xã hội (bổ sung, phát triển năm 2011) của Đảng đã cụ thể hóa
mục tiêu xây dựng xã hội xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam thành tám đặc trưng, trong đó
đặc trưng xây dựng xã hội dân giàu nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh là đặc
trưng xuyên suốt. Đồng thời Cương lĩnh cũng đã định hướng: giáo dục và đào tạo có
sứ mệnh nâng cao dân trí, phát triển nguồn nhân lực bồi dưỡng nhân tài góp phần
quan trọng phát triển đất nước, xây dựng nền văn hóa và con người Việt Nam. Phát
triển giáo dục và đào tạo cùng với phát triển khoa học và công nghệ là quốc sách hàng
đầu; đầu tư cho giáo dục và đào tạo là đầu tư phát triển. Đổi mới căn bản và toàn diện

giáo dục và đào tạo cho nhu cầu phát triển của xã hội; nâng cao chất lượng theo yêu
cầu chuẩn hóa, hiện đại hóa, xã hội hóa, dân chủ hóa và hội nhập quốc tế, phục vụ đắc
lực sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc. Đẩy mạnh xây dựng xã hội học tập, tạo cơ
hội và điều kiện cho mọi công dân được học tập suốt đời. Một số những biểu hiện của
việc thiết lập và đề cao triết lý nhân văn, khai phóng trong giáo dục ở Việt Nam hiện
nay
Thứ nhất, những năm gần đây các trường học nhất là các trường đại học, căn cứ
vào sứ mạng/chức năng, nhiệm vụ cũng như đặc thù của trường (loại hình, lĩnh vực)
và địa phương, khu vực đã xây dựng nên triết lý giáo dục phù hợp với trường đáp ứng
yêu cầu phát triển dài hạn của trường trong tương lai. Đây là nội dung thể hiện tầm
chiến lược của các trường đại học để hướng tới sự phát triển ổn định, bền vững. Cụ thể
như nhiều trường đại học lựa chọn triết lý giáo dục khai phóng hướng đến tự do học
thuật, tự chủ và trách nhiệm giải trình, dân chủ, sáng tạo. Đây cũng là một xu hướng
của giáo dục đại học thế giới hiện đại (Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn Hà Nội,
thành phố Hồ Chí Minh, Đại học Ngoại Thương, Đại học Việt Nhật, Đại học An
Giang,…). Hay nhiều trường lựa chọn triết lý giáo dục vì cộng đồng (phụng sự, phục
vụ cộng đồng) như một phương châm phát triển của trường. Điều này sẽ phát huy tính
nhân dân, tính đại chúng của giáo dục đại học (Đại học Bình Dương, Đại học Khoa
học tự nhiên tp Hồ Chí Minh, Đại học Công nghệ thông tin thuộc ĐHQG tp Hồ Chí
Minh, Đại học quốc tế Miền Đơng,…). Hay nhiều trường chọn tính nhân văn/ nhân
bản làm triết lý giáo dục của mình, đề cao giáo dục để làm người, đây cũng là một xu
hướng phù hợp với bối cảnh xã hội đang đối mặt với những vấn đề của sự tha hóa
nhân tính/đạo đức, sự phi nhân bản đang có xu hướng gia tăng (Đại học Quốc tế miền
Đơng, Đại học Duy Tân, Đại học Sư phạm Kỹ thuật tp Hồ Chí Minh,…).

534


Thứ hai, triết lý giáo dục của các trường đã đăng tải trên website/cổng thông tin
thể hiện trong Sứ mạng, Tầm nhìn, Giá trị cốt lõi và Chiến lược phát triển. Việc tuyên

bố chính thức minh bạch sẽ giúp các trường có sự hoạch định và định hướng các hoạt
động theo các triết lý giáo dục của mình. Điều này sẽ thể hiện tư duy đổi mới và cách
tiếp cận chuyên nghiệp, nghiêm túc để hòa vào sự phát triển của giáo dục trên toàn thế
giới. Đây cũng là sự gợi mở để các trường học ở các cấp có cách thức tiếp cận mới
trong giáo dục, vừa đảm bảo được định hướng chung vừa mang tính chuyên nghiệp và
khác biệt trong giáo dục. Nó cũng mở ra nhiều lựa chọn cho phụ huynh và học sinh,
cho người học trong bối cảnh xã hội hóa giáo dục như hiện nay.
Thứ ba, phần nhiều triết lý giáo dục của các trường đã có sự thích ứng với điều
kiện mới, có xu hướng tích hợp, kế thừa có chọn lọc nhiều giá trị khác nhau từ các triết
lý giáo dục hiện đại trên thế giới cũng như truyền thống Việt Nam mà không phải tập
trung vào 1 triết lý đơn nhất chủ đạo. Điều này rất phù hợp với tính đa dạng, phong
phú của các xu hướng phát triển giáo dục trên thế giới. Tuy nhiên, cũng cần tránh sự
phân tán, thiếu trọng điểm và thiếu bản sắc.
Một số khuyến nghị nhằm đề cao triết lý nhân văn trong giáo dục ở Việt Nam
Một là, cần có sự phối kết hợp giữa các cơ quan quản lý giáo dục, các nhà
nghiên cứu giáo dục, giáo viên trực tiếp giảng dạy các cấp trong việc hoàn thiện triết
lý giáo dục phù hợp với bối cảnh hiện nay. Ở Việt Nam hiện nay, có một thực tế dễ
nhận thấy là chưa có một triết lý mang tính chính thống, được sự nghiên cứu vào cuộc
của các ban ngành, các nhà nghiên cứu giáo dục, các nhà quản lý giáo dục. Cho nên,
sự tản mạn và không thống nhất là điểm nổi bật trong việc khẳng định triết lý giáo dục
nhằm định hướng cho nền giáo dục. Vì thế, hơn bao giờ hết, cần có sự phối hợp trong
việc nghiên cứu lý luận cũng như từ đó đưa ra các chiến lược, chính sách phù hợp
Hai là, ban hành triết lý giáo dục thống nhất. Đây là giải pháp nhằm tác động
vào những điều kiện trực tiếp, quy trình cụ thể, nội dung chi tiết của triết lý giáo dục.
Về phía Bộ Giáo dục - Đào tạo cần có một văn bản pháp quy, quy định những nội
dung về triết lý giáo dục vừa mang tính định hướng, chỉ đạo, vừa gợi mở những giải
pháp tổng thể cho các cấp giáo dục. Ở cấp trường, trên cơ sở định hướng mỗi trường
phải xây dựng những cách tiếp cận giáo dục phù hợp (ngắn hạn, trung hạn, dài hạn)
Ba là, cần chú trọng mục tiêu giáo dục con người Việt Nam phát triển tồn
diện, trong đó chú trọng những phẩm chất mới cần thiết bên cạnh các cách tiếp cận

truyền thống. Chúng ta đang trong quá trình xây dựng nền kinh tế tri thức, q trình
tồn cầu hóa hội nhập quốc tế cùng với những yêu cầu khắt khe của bối cảnh phát triển
535


mới đòi hỏi chất lượng nguồn nhân lực ngày càng cao. Mặt khác, những biến động
mới của cuộc sống con người, những xung đột của chính con người tạo ra hay sự tác
động của thiên nhiên đã đặt con người trước sự “thức tỉnh” để tìm về chính bản ngã
của mình cũng như lồi người tìm về những giá trị nhân văn nguyên thủy. Khi khoa
học phát triển vượt bậc thì những vấn đề nhân sinh và nhân văn lại cần được cất lên
tiếng nói để bảo vệ con người. Đó là lúc triết lý nhân văn trong giáo dục cần được đề
cao hơn bao giờ hết.
Bốn là, chương trình giáo dục cần được thay đổi phù hợp với cách tiếp cận mới.
Thực tế, Bộ giáo dục đã có những bước đi trong việc đổi mới chương trình ngày càng
phù hợp. Qúa trình đổi mới này chính là sự đổi mới trong cách tiếp cận vấn đề giáo
dục, đổi mới cách tiếp cận chứ không phải thay đổi các nội dung hay modul cụ thể.
5. Kết luận
Giáo dục con người là một quá trình lâu dài với những bước đi thích hợp nhưng
cũng cần có những bước nhảy vọt. Triết lý giáo dục cần được nhận thức là một hệ giá
trị nền tảng có vai trị chi phối tồn bộ các hoạt động giáo dục, có tính quyết định đến
sự phát triển của nền giáo dục. Vì thế, nếu chưa hình thành được một triết lý giáo dục
phù hợp có nghĩa rằng chúng ta chưa tìm thấy con đường để đi đến mục tiêu của giáo
dục. Sự nhận thức đó giúp chúng ta có hướng đi để giải quyết nhiều vấn đề cịn bế tắc
và khó khăn trong nhiệm vụ giáo dục. Ở hướng tiếp cận này, chúng tôi tiếp tục đề xuất
định hướng giáo dục nhân văn trong cách tiếp cận triết lý giáo dục nhằm khẳng định
hơn nữa sự cần thiết giáo dục các giá trị con người bởi muốn thành tài trước hết phải
“thành người”. Đó cũng là truyền thống trong suốt hàng nghìn năm xây dựng và phát
triển của ông cha ta. Sự kết hợp giữa nhân văn và khai phóng như là sự kết hợp giữa
truyền thống và hiện đại cho hướng đi mới của giáo dục con người Việt Nam hiện nay.
TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. John Dewey, Về giáo dục, Nxb Trẻ, Tp. HCM, 2012.
2. Phạm Minh Hạc (2013), Triết lý giáo dục thế giới và Việt Nam, Nxb Chính trị
quốc gia
3. Nguyễn Anh Tuấn, Triết học với việc xây dựng triết lý giáo dục trong đào tạo
nguồn nhân lực của Việt Nam hiện nay,
tainguyenso.vnu.edu.vn/jspui/.../Triet%20ly%20giao%20duc.do
4. Thái Duy Tuyên (2007) Triết học giáo dục Việt Nam, Nxb Đại học Sư phạm,
Hà Nội 2007.
536



×