Tải bản đầy đủ (.pdf) (18 trang)

BÀI TẬP LỚN HỌC PHẦN KINH TẾ CHÍNH TRI QUỐC TẾ ĐỀ TÀI: CHIẾN TRANH THƯƠNG MẠI MỸ – TRUNG VÀ TÁC ĐỘNG CỦA CUỘC CHIẾN ĐẾN NỀN KINH TẾ VIỆT NAM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.11 MB, 18 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ

BÀI TẬP LỚN
HỌC PHẦN KINH TẾ CHÍNH TRI QUỐC TẾ

ĐỀ TÀI: CHIẾN TRANH THƯƠNG MẠI MỸ – TRUNG VÀ TÁC ĐỘNG CỦA
CUỘC CHIẾN ĐẾN NỀN KINH TẾ VIỆT NAM

Sinh viên thực hiện

:

NGUYỄN ĐẶNG QUỲNH ANH

Mã sinh viên

:

18050008

Lớp

:

QH2018E KINH TẾ 2

Giảng viên hướng dẫn

:


TS. NGUYỄN THÙY ANH
TS. VŨ DUY

HÀ NỘI - 2021


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ............................................................................................................................. 1
I. Kinh tế chính trị quốc tế là gì ....................................................................................... 1
II. Chiến tranh thương mại Mỹ - Trung ......................................................................... 1
1. Chiến tranh thương mại là gì........................................................................................ 1
1.1. Khái niệm ............................................................................................................... 1
1.2. Các hình thức của chiến tranh thương mại ............................................................ 2
1.3. Lợi ích và tác hại của chiến tranh thương mại ....................................................... 2
2. Nguyên nhân chiến tranh thương mại Mỹ Trung ......................................................... 2
2.1. Nguyên nhân sâu xa ............................................................................................... 2
2.2. Nguyên nhân trực tiếp............................................................................................ 3
3. Thực trạng chiến tranh thương mại Mỹ Trung ............................................................ 5
3.1. Phương thức Mỹ áp dụng ...................................................................................... 5
3.2. Phương thức Trung Quốc áp dụng......................................................................... 6
III. Tác động chiến tranh thương mại Mỹ Trung đến nền kinh tế Việt Nam.............. 9
1. Tác động tới kinh tế, thương mại và những ảnh hưởng đến doanh nghiệp Việt Nam. 9
2. Tác động tới thị trường tài chính, tiền tệ, ngân hàng ................................................. 10
3. Tác động tới dịng vớn đầu tư của các doanh nghiệp FDI ......................................... 11
IV. Giải pháp đối với Việt Nam trước tác động của cuộc chiến thương mại Mỹ –
Trung ................................................................................................................................ 12
1. Tăng cường vai trò nhà nước ..................................................................................... 12
2. Tăng cường vai trò doanh nghiệp .............................................................................. 13
KẾT LUẬN ...................................................................................................................... 14
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................... 14

Tài liệu nước ngoài......................................................................................................... 14
Tài liệu trong nước ......................................................................................................... 15


MỞ ĐẦU
Trong thập niên thứ hai của thế kỷ XXI, Mỹ và Trung Quốc đang bị cuốn vào một cuộc
Chiến tranh lạnh mới với thương mại là mặt trận chủ chốt. Trong bối cảnh chiến tranh
thương mại diễn tiến ngày càng phức tạp, mối quan hệ Mỹ - Trung được dự đoán tiếp tục
căng thẳng, với khuynh hướng leo thang và có thể trở nên tồi tệ trong một thời gian dài.
Mỹ với một khoảng thời gian dài nắm giữ vị trí siêu cường, cuộc chiến thương mại được
nhìn nhận trong bới cảnh Mỹ có sự chuyển biến về nhận thức căn bản đối với sự trỗi dậy
của Trung Quốc. Đối với Trung Quốc, cuộc chiến này mang hàm ý thể hiện về khả năng
ứng phó của Trung Q́c trước một siêu cường thế giới. Cuộc chiến tranh thương mại Mỹ
- Trung, hai nền kinh tế lớn nhất thế giới, thực chất là cuộc đối đầu của một bên đang giữ
vị thế bá chủ và một bên là muốn soán ngôi bá chủ đấy. Cuộc chiến khốc liệt này đã có
những tác động nghiêm trọng đến nền kinh tế chính trị toàn cầu và đến nay vẫn chưa có
dấu hiệu kết thúc thậm chí còn mở rộng hơn trên nhiều lĩnh vực khác. Đặc biệt là đối với
các quốc gia có nền kinh tế mở điển hình như Việt Nam, thì cuộc chiến thương mại giữa
hai cường quốc này đã và đang đem đến nhiều ảnh hưởng vô cùng to lớn cả tích cực lẫn
tiêu cực. Từ việc tìm hiểu cuộc chiến tranh thương mại Mỹ - Trung cũng như tác động của
nó đến nền kinh tế Việt Nam, ta có thể đưa ra một sớ đề xuất, giải pháp cho Việt Nam nhằm
giảm thiểu những tác động tiêu cực cũng như tận dụng những cơ hội từ cuộc chiến tranh
này.
I. Kinh tế chính trị quốc tế là gì
Kinh tế chính trị q́c tế trong tiếng Anh là International political economy - IPE. Kinh tế
chính trị q́c tế nghiên cứu sự tác động qua lại giữa các ́u tớ chính trị và kinh tế trong
các mối quan hệ quốc tế. Kinh tế có thể hiểu là hệ thớng sản xuất, phân phối và tiêu dùng
sản phẩm và của cải, còn chính trị là các quy tắc, thể chế mà các mối quan hệ tương tác
kinh tế và xã hội giữa các chủ thể được điều chỉnh theo. Các học giả IPE nghiên cứu về
các vấn đề liên quan tới toàn cầu hóa như thị trường kinh tế và tài chính q́c tế, rủi ro

chính trị phát triển q́c tế,...
II. Chiến tranh thương mại Mỹ - Trung
1. Chiến tranh thương mại là gì
1.1. Khái niệm
Chiến tranh thương mại được đề cập đến khi các nước tham gia thương mại quốc tế dùng
các biện pháp thuế quan, phi thuế quan, hạn ngạch hay những hạn chế khác để giảm lượng
hàng hóa nhập khẩu cạnh tranh và tăng cường xuất khẩu bằng những biện pháp thúc đẩy
1


xuất khẩu. Những biện pháp như này cùng với sự leo thang của chủ nghĩa mậu dịch kéo
theo sự giảm sút trong thương mại q́c tế và thậm chí ảnh hưởng đến các nước liên quan.
1.2. Các hình thức của chiến tranh thương mại
- Chiến tranh thuế quan: Các nước tăng thuế quan đối với các mặt hàng nhập khẩu khiến
chúng trở nên đắt đỏ hơn do có thêm chi phí th́ từ đó giảm cảnh tranh so với các sản
phẩm sản xuất trong nước.
- Chiến tranh tiền tệ: Bằng việc hạ giá đồng nội tệ so với đồng ngoại tệ làm tỷ giá hối đoái
giảm sẽ khiến quốc gia đó dành lợi thế khi nhập khẩu trở nên đắt đỏ hơn còn xuất khẩu
sang nước khác có lợi thế hơn. Tuy nhiên điều này có thể làm giảm sức mua chung của
người dân từ đó suy giảm thương mại toàn cầu.
- Cấm vận kinh tế: Một hoặc nhiều quốc gia sử dụng các hình phạt về tài chính và thương
mại nhằm vào một chính phủ, tổ chức hoặc cá nhân khơng chỉ nhằm vào mục đích trừng
phạt kinh tế mà còn vì nhiều mục đích như quân sự, chính trị và xã hội.
- Chiến tranh kinh tế: Là chiến lược kinh tế sử dụng các biện pháp nhằm làm suy yếu nền
kinh tế của đối phương. Đây là một trong những khía cạnh của một cuộc chiến toàn diện
cả về chính trị, quân sự, phá hủy kinh tế của nhau có khả năng làm suy yếu năng lực chiến
đấu của kẻ thù.
1.3. Lợi ích và tác hại của chiến tranh thương mại
Chiến tranh thương mại mang đến cả lợi ích và tác hại cho các bên tham gia và cả các bên
liên quan thậm chí là cả nền kinh tế toàn cầu. Chiến tranh thương mại được coi như một

phương thức để đảm bảo cho các doanh nghiệp trong nước khỏi những cạnh tranh không
lành mạnh, thúc đẩy việc làm, tăng nhu cầu sử dụng hàng hóa trong nước, cải thiện thâm
hụt thương mai và đưa ra sự trừng phạt thích đáng đới với những chính sách thương mại
sai lệch. Tuy nhiên, nó cũng gây ra các tác hại khá nghiêm trọng như là một trong những
nguyên nhân chính gây suy giảm thị trường thương mại, kinh tế trì trệ, gây tổn thương đối
với các quan hệ ngoại giao quốc tế. Một trong những cuộc chiến tranh thương mại nổi bật
ảnh hưởng đến nền kinh tế toàn cầu thời gian gần đây chính là cuộc thương chiến Mỹ Trung.
2. Nguyên nhân chiến tranh thương mại Mỹ Trung
2.1. Nguyên nhân sâu xa
Cuộc chiến tranh thương mại Mỹ - Trung là những mâu thuẫn gay gắt giữa hai cường quốc
kinh tế lớn nhất thế giới. Mỹ và Trung Quốc cũng là 2 cường quốc thương mại: Mỹ là nước
nhập khẩu lớn nhất và xuất khẩu thứ nhì thế giới; Trung Quốc là nước xuất khẩu lớn nhất
2


và nhập khẩu thứ nhì thế giới. Dự báo, đến năm 2030, GDP danh nghĩa của Trung Quốc sẽ
vượt Mỹ. Song, nếu tính theo sức mua tương đương (PPP), GDP của Trung Q́c hiện nay
đã vượt Mỹ. Chính vì vậy những năm gần đây, sự cạnh tranh giữa 2 siêu cường càng trở
nên gay gắt trong bối cảnh sức mạnh của Mỹ có dấu hiệu suy giảm trong khi Trung Quốc
đang bộc lộ tham vọng thay thế Mỹ ở vị trí thớng lĩnh bàn cờ địa chính trị thế giới.
2.2. Nguyên nhân trực tiếp
2.2.1. Thâm hụt thương mại lớn của Mỹ với Trung Quốc.
Thâm hụt thương mại giữa Mỹ được xem là nguyên nhân trực tiếp gây ra căng thẳng thương
mại Mỹ - Trung. Năm 2017, Mỹ nhập khẩu 506 tỷ USD từ Trung Quốc trong khi chỉ xuất
khẩu 131 tỷ USD sang Trung Quốc. Như vậy, thâm hụt thương mại của Mỹ với Trung
Quốc lên đến 375 tỷ USD. Điều này phản ánh sự thất bại của các chính sách thương mại,
cũng như các tác động tiêu cực của việc cắt giảm thuế và tăng chi tiêu, làm tăng mạnh thâm
hụt ngân sách liên bang và chính sách thắt chặt tiền tệ của Mỹ, dẫn đến áp lực tăng lên lãi
suất và giá trị thực của đồng đô la. Chính quyền Mỹ đã nhiều lần u cầu Trung Q́c giảm
thặng dư thương mại với Mỹ. Tuy nhiên, Trung Quốc cho rằng biện pháp để giảm thâm

hụt thương mại, chính là phía Mỹ cần tăng cường hoạt động xuất khẩu.
2.2.2. Chính sách bảo hộ của chính quyền Tổng thống Trump.
Từ khi lên cầm quyền, Tổng thống Donald Trump đã theo đuổi chính sách bảo hộ mậu dịch
với mục tiêu “nước Mỹ trên hết” và “làm nước Mỹ vĩ đại trở lại”. Chính sách bảo hộ mậu
dịch này khơng chỉ dẫn đến chiến tranh thương mại với Trung Quốc, mà còn dẫn đến xung
đột thương mại với những nước được xem là đồng minh của Mỹ (như EU, Nhật Bản, Hàn
Quốc) các nước láng giềng gần của Mỹ (như Canada, Mexico). Ngay sau khi nhậm chức,
ông Trump cũng2 đã rút khỏi hoặc yêu cầu đàm phán lại một loạt hiệp định thương mại tự
do (FTA) mà Mỹ đã ký kết hoặc đang thực thi.

2.2.3. Các biện pháp hạn chế đầu tư của Trung Quốc.
Mỹ phản ứng mạnh mẽ trước việc Trung Quốc không trao cho các công ty nước ngoài
quyền tiếp cận thị trường nước này một cách tương xứng. Chính phủ Trung Quốc đã đưa
ra cam kết là sẽ nới lỏng giới hạn chủ sở hữu nước ngoài trong các lĩnh vực sản xuất ô tô,

3


đóng tàu và máy bay càng sớm càng tớt; đồng thời hứa thúc đẩy các biện pháp đã công bố
nhằm mở cửa lĩnh vực tài chính của nước này.
Tuy nhiên, Mỹ tỏ ra hoài nghi cam kết trên, bởi Trung Quốc đã từng đưa ra những hứa hẹn
tương tự khi gia nhập WTO năm 2001, song không thực thi. Nhờ đó, các cơng ty Trung
Q́c đã tận dụng thời gian dài hàng chục năm được bảo hộ để tạo lập vị thế thống lĩnh tại
thị trường nội địa, đồng thời có khả năng tiến ra đầu tư ở nước ngoài.
2.2.4. Tham vọng của Trung Quốc trở thành quốc gia công nghệ hàng đầu thế giới.
Mặc dù thâm hụt thương mại của Mỹ với Trung Quốc được xem là nguyên nhân trực tiếp
của cuộc chiến tranh thương mại, song vấn đề cớt lõi của căng thẳng giữa 2 nước chính là
Mỹ lo ngại về tham vọng của Trung Quốc trở thành quốc gia công nghệ hàng đầu thế giới.
Trung Quốc hiện đang đổ hàng tỷ USD vào chương trình "Sản xuất tại Trung Quốc 2025
(Made in China 2025)" để tạo động lực phát triển các ngành công nghệ trọng yếu, trong đó

có người máy, trí ṭ nhân tạo, hàng khơng vũ trụ, ô tô chạy điện, công nghệ Internet 5G.
Hiện tại, so với các công ty của Mỹ và Châu Âu, các công ty của Trung Quốc như ZTE và
Huawei đang đi đầu trong công nghệ 5G. Các công ty này được sự bảo hộ của chính phủ
và độc quyền tại thị trường Trung Q́c và chính là đại diện cho chính phủ Trung Q́c
trong cuộc đua cơng nghệ. Ngược lại các công ty của Mỹ là các công ty tư nhân, phải tính
đến bài toán lợi nhuận và cạnh tranh trước khi tiến vào cuộc đua công nghệ này.
Tuy nhiên, sự phụ thuộc quá mức của Trung Quốc vào các công nghệ cốt lõi của nước
ngoài lại là điểm yếu của Trung Quốc và Mỹ đã khai thác vào đây. Các lệnh cấm xuất khẩu
thiết bị công nghệ của Mỹ cho tập đoàn Huawei sẽ giúp kìm hãm các công ty và nền kinh
tế Trung Quốc trong cuộc đua này.
Một lý do địa chính trị khác là Mỹ đang thay đổi lập trường chính sách đới ngoại với Trung
Q́c do các Chính sách ngoại giao mềm mỏng với Trung Q́c không đem lai hiệu quả,
vì vậy Mỹ đang bắt đầu chuyển sang thực hiện những chính sách cứng rắn hơn.
2.2.5. Tình trạng vi phạm bản quyền nghiêm trọng ở Trung Quốc.
Mỹ nhiều lần cáo buộc về tình trạng xâm phạm quyền sở hữu trí ṭ nghiêm trọng ở Trung
Q́c, đặc biệt là đối với bản quyền của các công ty Mỹ. Chính quyền Mỹ cho rằng, các
cơng ty Mỹ đã mất nhiều tỷ USD mỗi năm do việc ăn cắp bí mật thương mại của Trung
Q́c. Điều này xuất phát từ khả năng bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ rất yếu kém của hệ thống
pháp luật Trung Quốc.

4


3. Thực trạng chiến tranh thương mại Mỹ Trung

3.1. Phương thức Mỹ áp dụng
- Biện pháp thương mại: Mỹ sử dụng thuế quan như công cụ chủ chốt để đối phó với hàng
hóa nhập khẩu Trung Q́c.
Sau khi áp dụng mức thuế 25% lên hàng hóa trị giá 34 tỷ USD nhập khẩu từ Trung Quốc,
Mỹ tiếp tục tuyên bố sẽ áp mức thuế 25% lên hàng hóa nhập khẩu từ Trung Q́c trị giá

16 tỷ USD, tiếp đó là áp thuế 10% lên thêm 200 tỷ USD hàng hóa nhập khẩu từ Trung
Quốc mỗi năm. Mỹ đã đưa cảnh báo tổng lượng hàng Trung Q́c bị áp th́ có thể lên đến
hơn 500 tỷ USD, lớn hơn cả kim ngạch nhập khẩu hàng hóa của Mỹ từ Trung Q́c vào
năm 2017.
- Biện pháp phi thương mại: Cùng với biện pháp thuế quan hà khắc Mỹ thực hiện chiến
lược phi thuế quan để kìm hãm quốc gia tỷ dân điển hình là hạn chế đầu tư của Trung Q́c.
Chính quyền Mỹ đang lên kế hoạch với mục đích hạn chế đầu tư của Trung Quốc vào một
số ngành công nghiệp quan trọng của Mỹ. Thông qua Ủy ban Đầu tư Nước ngoài tại Mỹ
(CFIUS - một cơ quan liên ngành do Bộ Tài chính Mỹ chủ trì), Chính phủ Mỹ tìm cách
ngăn cản các cơng ty nước ngồi mua lại các công ty Mỹ.

5


Theo kế hoạch, các công ty với 25% vốn sở hữu Trung Quốc trở lên sẽ bị cấm mua lại
những công ty Mỹ liên quan tới công nghệ như hàng không vũ trụ, người máy, ô tô. Trọng
tâm của kế hoạch này trước hết nhằm vào chương trình “Sản xuất tại Trung Quốc 2025”,
một chiến lược Trung Quốc đang theo đuổi nhằm chi phối các ngành công nghiệp trong
tương lai.
Mỹ cịn có kế hoạch siết chặt kiểm sốt xuất khẩu, nhằm ngăn chặn các công ty Mỹ chuyển
công nghệ tới Trung Q́c. Chính quyền Mỹ đang soạn thảo các quy định xuất khẩu hướng
tới ngăn chặn công nghệ cao chuyển tới Trung Quốc. Tuy nhiên, việc Mỹ áp dụng các biện
pháp hạn chế đầu tư có thể chặn đứng khả năng tiếp cận một số nguồn vốn nước ngoài, đặc
biệt là đầu tư từ Trung Quốc vào Mỹ.
- Phản ứng trước hành động thao túng tiền tệ của Trung Quốc
Ngày 5-8, Bộ trưởng Tài chính Mỹ Steven Mnuchin cho biết Chính phủ Mỹ đã xác định
rằng Trung Q́c đang thao túng chính đồng tiền của mình và sẽ cùng với Quỹ Tiền tệ
Quốc tế (IMF) để loại bỏ sự cạnh tranh không lành mạnh của Bắc Kinh. Động thái này đã
làm cho mối quan hệ Trung-Mỹ vốn đã căng thẳng lại trở nên xấu đi, đồng thời cũng đã
"hiện thực hóa" tun bớ trước đây của Tổng thớng Mỹ Donald Trump rằng sẽ "gán mác"

cho Trung Quốc là "nước thao túng tiền tệ", lần đầu tiên kể từ năm 1994. Động thái của
Mỹ được đưa ra sau khi Trung Quốc cho phép đồng Nhân dân tệ của họ suy yếu vượt qua
mức 7 NDT đổi 1 USD vào ngày 5-8, lần đầu tiên trong hơn một thập kỷ qua. Bắc Kinh
sau đó tun bớ ngừng mua các sản phẩm của Mỹ, "thêm dầu vào lửa" trong cuộc đối đầu
thương mại Mỹ-Trung.
Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (PBOC) ngày 5/8 cho biết rằng họ sẽ "tiếp tục... thực
hiện các biện pháp cần thiết và có mục tiêu chớng lại hành vi phản hồi tích cực có thể xảy
ra trên thị trường ngoại hối". "Đây là một sự thừa nhận của PBOC rằng cơ quan này có
nhiều kinh nghiệm trong thao túng tiền tệ và vẫn sẵn sàng làm điều đó", Bộ Tài chính Mỹ
tun bớ. Bộ này cho biết thêm rằng hành động của Trung Quốc vi phạm cam kết trong
kiềm chế sự mất giá cạnh tranh với tư cách là một thành viên của Nhóm G20. Bộ Tài chính
Mỹ cho biết họ hy vọng Trung Quốc sẽ tuân thủ các cam kết đó và khơng nhằm vào tỷ giá
hới đoái của Trung Q́c cho các mục đích cạnh tranh.
3.2. Phương thức Trung Quốc áp dụng
- Biện pháp thương mại: Nếu so về mức độ nhập khẩu thì Trung Quốc nhập khẩu từ Mỹ
ít hơn rất nhiều so với Mỹ nhập khẩu từ Trung Quốc (131 tỷ với 506 tỷ USD vào năm
2017). Vì vậy, tác động từ công cụ thuế quan đánh vào hàng nhập khẩu từ Mỹ khá hạn chế.
Hơn nữa, Trung Quốc e ngại áp việc các mặt hàng nhu yếu phẩm (một phần lớn trong đó
6


nhập khẩu từ Mỹ) phải chịu thuế cao sẽ khiến người dân nước này phải chi trả lớn hơn cho
các mặt hàng này.
Ngày 6/7/2018, Trung Quốc đã áp thuế nhập khẩu đối với 545 mặt hàng Mỹ, trên 90%
trong số đó là nơng sản. Động thái này khiến Đảng Cộng hịa và Tổng thớng Donald Trump
gặp rắc rới chính trị tại các bang nông nghiệp Mỹ, những nơi đã giúp ông Trump thắng cử
năm 2016 và hiện đang đối mặt với cuộc bầu cử giữa nhiệm kỳ năm 2018 (bầu lại một số
ghế thượng nghị sỹ, hạ nghị sỹ và thống đốc bang ở Mỹ). Tuy nhiên, việc áp thuế nhập
khẩu nông sản cao cũng sẽ khiến Trung Quốc thiệt hại, do nó làm giá thực phẩm tại thị
trường Trung Quốc tăng.

- Biện pháp phi thương mại: Bên cạnh biện pháp thương mại, Trung Quốc sẽ áp dụng
nhiều biện pháp phi thương mại để đáp trả Mỹ như:
+ Chính sách tỷ giá: Chính phủ Mỹ thường xuyên cáo buộc Trung Quốc thao túng tiền tệ
để tạo lợi thế trong thương mại với Mỹ. Mỹ cho rằng, trong những năm qua, Chính phủ
Trung Q́c đã nhiều lần chủ động giảm giá đồng NDT để tạo ra tính cạnh tranh đới với
hàng xuất khẩu Trung Quốc so với Mỹ và các đối thủ cạnh tranh khác.
Phía Trung Q́c ln biện minh, giá trị đồng NDT là do các thị trường quyết định. Trong
cuộc chiến tranh thương mại hiện nay, Trung Quốc sẽ không ngần ngại tiếp tục sử dụng tỷ
giá như một công cụ tạo lợi thế cạnh tranh xuất khẩu với Mỹ.
+ Sử dụng trái phiếu kho bạc Mỹ: Với trong tay 1.200 tỷ USD trái phiếu kho bạc Mỹ,
Trung Quốc trở thành chủ nợ lớn nhất của Mỹ và có khả năng tác động đến thị trường trái
phiếu nơi đây. Trong trường hợp, Trung Quốc bất ngờ bán ra một lượng lớn trái phiếu
chính phủ Mỹ (hoặc chỉ cần phát tín hiệu sẽ giảm mua trái phiếu Mỹ trong tương lai), điều
này sẽ khiến lãi suất dài hạn ở Mỹ tăng, ảnh hưởng tiêu cực đến Chính phủ và những người
mua nhà ở Mỹ, do phí vay tăng lên.
+ Kiện Mỹ lên WTO: Ngay sau khi Mỹ áp mức thuế 25% đối với mặt hàng thép và 10%
với mặt hàng nhôm nhập khẩu ngày 23/3/2018, Trung Quốc đã đệ đơn kiện Mỹ tại WTO
với cáo buộc Mỹ đã thực hiện các biện pháp bảo hộ thương mại dưới vỏ bọc an ninh quốc
gia, vi phạm nguyên tắc không phân biệt đối xử và cam kết giảm thuế theo quy định của
WTO. Ngày 6/7/2018, Trung Quốc cũng đệ đơn kiện Mỹ lên WTO ngay sau khi Mỹ áp
thuế bổ sung 25% đới với hàng hóa nhập khẩu trị giá 34 tỷ USD từ Trung Quốc. Tuy nhiên,
việc Trung Quốc kiện Mỹ lên WTO khó có tác dụng thực sự do các lý do Mỹ đóng vai trò
then chớt đới với sự ra đời và tồn tại của WTO. Bên cạnh đó, Tổng thống Trump từng đe

7


dọa rút Mỹ khỏi WTO, thậm chí chỉ thị soạn thảo dự luật để kích hoạt q trình này.Việc
Mỹ rút khỏi WTO sẽ tạo ra những hệ lụy rất lớn cho tổ chức này.
- Biện pháp hành chính: Trung Q́c có thể sử dụng nhiều biện pháp hành chính khác

nhau để gây khó dễ cho các cơng ty Mỹ tại Trung Q́c.
+ Trung Q́c gây khó khăn trong quá trình cấp giấy phép. Cơ quan cấp phép Trung Q́c
có thể trì hỗn q trình cấp giấy phép, hoặc thậm chí thu hồi giấy phép của các công ty
Mỹ.
+ Thực thi các quy định mang tính phân biệt đới xử. Để gây cản trở hoạt động của các cơng
ty nước ngồi, Trung Quốc đã thực hiện các cuộc thanh tra thuế, điều tra tham nhũng, hàng
ngày tiến hành kiểm tra y tế hay an toàn lao động, thậm chí đóng cửa những cơ sở này, vì
các vi phạm nhỏ trong tuân thủ quy định của Trung Quốc. Các biện pháp tương tự cũng có
thể áp dụng với Mỹ khiến các cơng ty này phải trả giá lớn hơn cho các cơ sở sản xuất hay
bán lẻ tại Trung Q́c.
+ Trì hỗn thủ tục hải quan đối với nhiều mặt hàng nhập khẩu của Mỹ, khiến hàng hóa bị
ứ đọng trong thời gian quan hệ song phương căng thẳng.
- Sử dụng truyền thông: Trung Quốc đã sử dụng truyền thông linh hoạt trong việc tẩy chay
hàng hóa nước ngoài và trong cuộc chiến tranh thương mại hiện nay, truyền thơng có thể
được sử dụng để kêu gọi người dân tẩy chay hàng hóa Mỹ và cơng ty Mỹ hoạt động ở
Trung Q́c như điện thoại iPhone của hãng Apple hay chuỗi 3.300 cửa hàng cà phê
Starbucks ở Trung Quốc.
- Hạn chế du lịch ra nước ngoài của người Trung Quốc: Bằng việc chỉ đạo các cơng ty
du lịch khơng bán gói tour du lịch tới một số địa điểm nhất định, Trung Quốc đã hạn chế
lượng khách du lịch Trung Quốc tới những nơi không mong muốn. Tuy không phụ thuộc
quá nhiều vào các gói tour du lịch từ Trung Q́c, nhưng sự suy giảm từ đây cũng ảnh
hưởng tới nguồn thu 33 tỷ USD mà du khách Trung Quốc chi hàng năm ở Mỹ.
- Thao túng tiền tệ
Việc đồng Nhân dân tệ giảm mạnh đến 1,4% diễn ra sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump
tuyên bố sẽ áp thuế 10% đối với 300 tỷ USD hàng nhập khẩu Trung Q́c cịn lại chưa bị
áp thuế kể từ ngày 1-9 đã phá vỡ lệnh đình chiến thương mại ngắn ngủi của cuộc chiến
thương mại. Động thái này cũng kéo theo việc đồng USD giảm mạnh và đẩy giá vàng lên
cao.

8



III. Tác động chiến tranh thương mại Mỹ Trung đến nền kinh tế Việt Nam
1. Tác động tới kinh tế, thương mại và những ảnh hưởng đến doanh nghiệp Việt
Nam
Nhìn vào mặt tích cực, trong ngắn hạn, các doanh nghiệp Việt Nam có cơ hội đẩy mạnh
xuất khẩu sang thị trường Mỹ do hàng Trung Quốc bị hạn chế. Tuy nhiên, ảnh hưởng của
chiến tranh thương mại trong dài hạn sẽ làm suy giảm kinh tế thế giới, giảm cầu nước ngồi
đới với hàng hóa Việt Nam. Các cơng ty Trung Quốc bị hạn chế xuất khẩu sang thị trường
Mỹ, có thể là nguyên nhân cho việc xuất khẩu của các doanh nghiệp Việt Nam sang Trung
Quốc giảm đi do Trung Quốc phải tập trung vào việc tiêu thụ sản phẩm nội địa và đây cũng
là thị trường xuất khẩu quan trọng của Việt Nam với các mặt hàng như nơng sản, linh kiện
điện tử, thiết bị máy tính.
Hàng Trung Quốc vào Mỹ bị đánh thuế cao đã tạo ra những cơ hội thị trường lớn cho hàng
hóa xuất khẩu của những nước đối thủ cạnh tranh với Trung Quốc, trong đó có Việt Nam.
Trong danh sách những mặt hàng chịu ảnh hưởng nhiều nhất bởi đợt đanh thuế của Mỹ,
nhiều hàng hóa là thế mạnh của Việt Nam, đáng chú ý là nhóm hàng cơng nghệ cao như
thiết bị viễn thơng liên lạc, bảng mạch điện tử vi tính, bộ chuyển đổi tĩnh điện, đồ gỗ. Đây
là cơ hội rất lớn để các doanh nghiệp Việt Nam thúc đẩy xuất khẩu nhóm hàng cơng nghệ
cao sang Mỹ.
Tuy nhiên, việc tăng xuất khẩu sang Mỹ cũng đồng nghĩa với việc làm gia tăng thâm hụt
thương mại của Mỹ với Việt Nam. Điều đó sẽ khiến hàng hóa Việt Nam rơi vào tầm ngắm
của việc kiểm tra của Mỹ, ảnh hưởng đến các doanh nghiệp xuất khẩu. Mỹ đã đưa Việt
Nam vào danh sách cần theo dõi đối với những quốc gia thao túng tiền tệ, việc bị coi là
nước “thao túng tiền tệ” có thể dẫn đến việc hàng hóa Việt Nam bị đánh thuế khi bán vào
thị trường Mỹ, gây tổn hại cho nền kinh tế Việt Nam. Tại thời điểm này, Việt Nam chưa
phải là đối tượng mà Mỹ hướng đến nhưng Mỹ đã cảnh báo Việt Nam trên các nội dung:
Việt Nam xuất siêu lớn, từ vị trí thứ 6 đầu năm 2018, đến nay đã lên thứ 4 trong 16 nước
xuất siêu vào Mỹ. Mỹ cho rằng, Việt Nam cũng đang tác động đến thị trường ngọai tệ theo
cách phi thị trường, đã mua vào lượng ngoại tệ lớn (hơn 2% GDP).

Bên cạnh đó, căng thẳng thương mại Mỹ - Trung cũng làm nguy cơ thâm hụt thương mại
với Trung Quốc gia tăng trong thời gian ngắn. Do vị trí địa lý nên lượng hàng Trung Quốc
dư thừa sẽ đổ về thị trường Việt Nam, gây sức ép cạnh tranh về giá đối với các doanh
nghiệp Việt Nam (đồng NDT mất giá mạnh khiến giá hàng hóa Trung Q́c rẻ hơn). Mặt
khác, hàng hóa xuất khẩu từ Việt Nam sang Trung Q́c sẽ khó khăn hơn vì Trung Quốc
tăng cường thực thi biện pháp bảo vệ thị trường nội địa.
9


Ngồi ra, doanh nghiệp Trung Q́c có thể thơng đồng với một số doanh nghiệp Việt Nam
đưa hàng từ Trung Q́c vào Việt Nam rồi tìm cách xuất khẩu sang Mỹ (kể cả lợi dụng cơ
chế tạm nhập tái xuất hoặc có thể gia cơng thêm một vài cơng đoạn đơn giản, không bảo
đảm tiêu chuẩn quy tắc xuất xứ). "Đây là điều rất nguy hiểm, tạo cớ cho Mỹ đánh th́ bổ
sung đới với hàng hóa của Việt Nam (như vụ thép và nhôm)"
2. Tác động tới thị trường tài chính, tiền tệ, ngân hàng
Bên cạnh các tác động đối với nền kinh tế Việt Nam, căng thẳng thương mại Mỹ - Trung
Quốc cũng tác động mạnh tới thị trường tài chính – tiền tệ Việt Nam. Chiến tranh thương
mại tuy không trực tiếp tác động lên lãi suất tại Việt Nam nhưng có thể tác động gián tiếp
thơng qua biến động tỷ giá và áp lực lạm phát, cụ thể:
- Đối với thị trường tiền tệ, VND liên tục tăng giá so với NDT và mất giá so với đồng USD
kể từ tháng 4/2018, đặc biệt sau Chiến tranh thương mại Mỹ - Trung, mức độ biến động
giá lớn hơn so với các tháng trước đó. Tỷ giá VND/USD liên tục tăng, đặc biệt là trong
tháng 7 và đầu tháng 8/2018, khi căng thẳng thương mại Mỹ - Trung lên cao.
Nhiều dự báo cho thấy, trong thời gian tới, tỷ giá VND/USD sẽ tiếp tục bị ảnh hưởng gián
tiếp bởi cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung, nguyên nhân chủ yếu là do: Đồng USD tiếp
tục mạnh lên; Dịng vớn đầu tư nước ngoài có nguy cơ rút vốn do giá trị đồng USD tăng;
Trung Quốc liên tiếp phá giá đồng NDT như một giải pháp đối với các chính sách thương
mại của Mỹ.
Mặc dù, các vấn đề chiến tranh thương mại chưa chắc sớm được giải quyết, dòng tiền chảy
vào các thị trường mới nổi (bao gồm cả Việt Nam) có thể sẽ được cải thiện vào cuối năm

nay khi các ngân hàng trung ương toàn cầu, đặc biệt là Cục dự trữ liên bang (Fed) của Mỹ,
nới lỏng chính sách tiền tệ để giải quyết vấn đề phát triển kinh tế trì trệ”, theo ơng Mathew
Smith, Giám đớc Nghiên cứu, phân tích Cơng ty Chứng khốn Yuanta Việt Nam.
- Đới với thị trường chứng khốn: cuộc chiến thương mại đã làm gia tăng những bất ổn
kinh tế vĩ mô toàn cầu, đây là một lý do dẫn đến sự biến động mạnh ở các thị trường chứng
khốn Mỹ, đường cong lãi suất của trái phiếu chính phủ Mỹ trở nên bằng phẳng và giá kim
loại quý tăng lên - tất cả đều cho thấy các nhà đầu tư toàn cầu đang tìm kiếm những kênh
trú ẩn an toàn. Điều này cũng được phản ánh bởi sự tháo chạy khỏi các thị trường mới nổi
trọng yếu. Sau khi đạt kỷ lục vào tháng 4/2018, thị trường chứng khoán Việt Nam đã xuất
hiện xu hướng giảm điểm mạnh với việc nhà đầu tư nước ngoài liên tục rút vớn rịng, bất
chấp nền kinh tế đang có những chuyển biến tích cực. Dự báo tình trạng này cịn tiếp diễn,

10


các nhà đầu tư có xu hướng hỗn lại các các dự án đầu tư bởi do chiến tranh thương mại
được dự báo sẽ cịn tiếp diễn.
- Đới với tỷ giá, đồng USD có xu hướng tăng giá trong khi đồng NDT giảm do một số
nguyên nhân (i) Nền kinh tế Mỹ đón nhận nhiều thơng tin kinh tế tích cực, (ii) Cục Dự trữ
Liên bang Mỹ thực hiện các đợt giảm lãi suất đầu tiên sau 10 năm, và (iii) lo ngại của giới
đầu tư đối với những diễn biến của căng thẳng thương mại Mỹ - Trung. Chính vì vậy, tỷ
giá USD/VND chịu áp lực tăng và đặc biệt áp lực lạm phát tăng lên trong ngắn hạn có thể
khiến mặt bằng lãi suất tăng nhẹ. Trong śt 5 tháng đầu năm 2019, mặt bằng lãi suất ở
Việt Nam vẫn giữ được ổn định cần thiết nhờ những nỗ lực của Ngân hàng nhà nước. Tuy
nhiên, trước những diễn biến leo thang của cuộc chiến tranh thương mại Mỹ-Trung, mặt
bằng lãi suất sẽ khó có cơ hội giảm trong thời gian tới. Lãi suất cao khiến chi phí tài chính
tăng cao, là nguyên nhân kéo giảm lợi nhuận nhiều doanh nghiệp là áp lực không hề nhỏ
lên các doanh nghiệp Việt Nam trong thời gian tới.
3. Tác động tới dịng vớn đầu tư của các doanh nghiệp FDI
Việt Nam được đánh giá là một trong những điểm dừng chân quan trọng của dịng FDI

dịch chuyển từ Trung Q́c nhờ vị trí chiến lược, nguồn nhân cơng giá rẻ, mơi trường vĩ
mơ và chính trị ổn định, độ mở kinh tế lớn cùng với việc mới tham gia vào hai hiệp định
thương mại tự do (CPTPP và EVFTA) đã giúp các nhà sản xuất tiếp cận tốt hơn các thị
trường xuất khẩu chính. Chi phí sản xuất ở Trung Quốc ngày càng tăng cao cũng khiến cho
các nhà đầu tư chuyển hướng sang những địa điểm đầu tư tiết kiệm chi phí hơn và Việt
Nam được biết đến như một điểm đến lý tưởng. Hơn nữa, Việt Nam đang khơng ngừng nớ
lực trong triển khai cơng nghệ mới, đó cũng là lý do để kỳ vọng dịng vớn FDI trong lĩnh
vực cơng nghệ cao có thể tìm đến Việt Nam.
Tuy nhiên, sự gia tăng nhanh chóng của dịng vớn FDI từ Trung Quốc cũng là vấn đề đáng
lo ngại, bởi vì nhiều dự án FDI từ Trung Q́c sang Việt Nam trước đây là các dự án có
cơng nghệ lạc hậu, gây ơ nhiễm mơi trường. Ngồi ra, cịn có những lo ngại về khả năng
Trung Q́c tăng cường đầu tư vào Việt Nam với mục đích đạt được xuất xứ “Made in
Việt Nam”, tận dụng các FTA mới của Việt Nam để hưởng lợi về thuế và lệnh áp th́ từ
Mỹ. Nếu Việt Nam khơng kiểm sốt chặt chẽ vấn đề này, rất có thể Mỹ sẽ áp dụng những
biện pháp trừng phạt lên các doanh nghiệp ở Việt Nam tương tự như đối với Trung Quốc.

11


IV. Giải pháp đối với Việt Nam trước tác động của cuộc chiến thương mại Mỹ –
Trung
1. Tăng cường vai trò nhà nước
Cuộc chiến thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc đã, đang và sẽ tiếp tục làm biến đổi các
mối quan hệ quốc tế và ảnh hưởng đến nền kinh tế toàn cầu và các nước liên quan. Điều
này đòi hỏi Việt Nam phải nghiên cứu kỹ, đánh giá đúng bản chất của vấn đề, đưa ra những
dự báo chính xác về xu hướng vận động cùng những tác động của nó để chủ động tìm đới
sách phù hợp nhằm giảm thiểu tối đa rủi ro, củng cố và tăng cường tớt nhất các lợi ích cho
mình ở khu vực và thế giới.
- Thứ nhất, Nhà nước cần chủ động có các biện pháp đới phó với nguy cơ biến động tỷ giá
giữa NDT và USD tác động tới thương mại Việt Nam. Đồng thời, Ngân hàng Nhà nước

cần sử dụng đồng bộ các biện pháp và công cụ chính sách tiền tệ khác, thậm chí tăng cung
ngoại tệ để bình ổn thị trường, góp phần ổn định kinh tế vĩ mô.
- Thứ hai, tận dụng cơ hội từ dịng vớn đầu tư nước ngồi. Những chính sách tớt tạo điều
kiện thuận lợi cho môi trường kinh doanh và đầu tư là mấu chớt để thu hút dịng vớn đầu
tư dịch chuyển từ Trung Quốc. Trong dài hạn, những lợi thế cạnh tranh truyền thống của
Việt Nam như lao động giá rẻ sẽ khó thu hút FDI bởi vì ngành cơng nghiệp tương lai sẽ
đòi hỏi ít lao động hơn và lao động có trình độ cao hơn vì thế các doanh nghiệp cần xác
định rõ đâu là lợi thế cạnh tranh trong tương lai để tập trung cải cách. Cần phải đẩy mạnh
hơn nữa công tác đào tạo nghề, cải thiện nguồn nhân lực, thúc đẩy liên kết giữa các cơ sở
dạy nghề và doanh nghiệp.
Đồng thời, Việt Nam cần tiếp tục cải thiện nâng cấp hạ tầng, đặc biệt là hạ tầng logistic để
giảm chi phí đầu tư và chi phí lưu thơng, tạo điều kiện cho doanh nghiệp kinh doanh thơng
thống, thuận lợi. Bên cạnh đó, Chính phủ cần có những biện pháp rà sốt các dự án FDI
từ Trung Quốc để hạn chế việc lợi dụng Việt Nam cho mục đích tránh thuế xuất khẩu sang
Mỹ.
- Thứ ba, các cơ quan chức năng cũng cần sớm áp dụng các biện pháp phịng vệ thương
mại có hiệu lực, cần sử dụng các biện pháp giải quyết và kiểm sốt chất lượng hàng hóa,
nhằm ngăn chặn ngay tại các cửa khẩu, hải quan; Sát sao phịng chớng bn, nhập lậu hàng
hóa và các đội quản lý thị trường cần siết chặt việc tổ chức theo dõi, bám sát địa bàn. Cùng
với đó, các cơ quan chức năng cũng cần nghiên cứu kỹ các hàng hoá của Trung Q́c có
thể nhập vào Việt Nam để đề phòng trường hợp do xuất khẩu của Trung Quốc sang Mỹ bị
hạn chế, nước này sẽ chuyển hàng sang Việt Nam, từ đó xuất khẩu sang thị trường Mỹ với
12


nhãn mác là hàng từ Việt Nam. Bên cạnh đó, cần tiếp cận nhanh với các nhà đầu tư lớn
trên thế giới, tranh thủ thời cơ thị trường Trung Quốc bị ảnh hưởng để xúc tiến đầu tư vào
Việt Nam.
- Thứ tư, giảm thiểu rủi ro cho các doanh nghiệp trong nước. Trong bối cảnh rủi ro thương
mại leo thang, rủi ro về tỉ giá có thể tăng cao, Chính phủ cần nghiên cứu, tới ưu hóa các

quy định về dự phịng rủi ro đới với các ngân hàng, doanh nghiệp sản xuất. Cần phải cung
cấp thông tin rộng rãi đến các doanh nghiệp đối với các vấn đề xung quanh xung đột thương
mại (các động thái cũng như là danh mục hàng hóa bị đánh thuế) để các doanh nghiệp có
thể chủ động, linh hoạt trong việc sản xuất, tìm kiếm thị trường, đới tác và đưa ra những
giải pháp kịp thời, phù hợp.
Chính phủ cần hỗ trợ doanh nghiệp tìm thêm những hướng xuất khẩu ổn định và thuận lợi
hơn để tận dụng hết các cơ hội đến từ cuộc chiến cũng như là các hiệp định thương mại tự
do mà Việt Nam đã và đang hướng đến. Đặc biệt, cần hỗ trợ doanh nghiệp nâng cao trình
độ, đầu tư vào công nghệ sản xuất giúp doanh nghiệp đón đầu những thách thức trong thời
đại khoa học cơng nghệ và cuộc cách mạng công nghệ 4.0.
- Thứ năm, tình trạng đới đầu giữa Mỹ và Trung Q́c cịn kéo dài trên tất cả các địa bàn
và lĩnh vực quan hệ. Vì vậy, Việt Nam cần liên tục theo dõi diễn biến cạnh tranh Mỹ Trung Quốc, tổ chức nghiên cứu ở các cấp độ để có được những đánh giá đúng đắn về bản
chất của vấn đề cũng như những ảnh hưởng của nó đới với thế giới, khu vực và Việt Nam.
Việt Nam cần chủ động xây dựng các phương án ứng phó lâu dài, khơng để rơi vào tình
thế bất lợi về chiến lược hoặc buộc phải “chọn bên”. Mọi sự lựa chọn tham gia đều phải
trên cơ sở bảo đảm lợi ích của Việt Nam, với tinh thần chủ động, tránh để rơi vào thế bị
động, tận dụng được các cơ hội, hạn chế, hóa giải được các thách thức từ cuộc chiến Mỹ Trung.
2. Tăng cường vai trò doanh nghiệp
- Các doanh nghiệp Việt Nam cần ý thức được những tác động tích cực cũng như tiêu cực
của cuộc chiến tranh thương mại tới thị trường cũng như bản thân doanh nghiệp.
- Doanh nghiệp cần đồng hành cùng Nhà nước trong quá trình đối phó với những biến động
xấu đến từ cuộc chiến. Trước tiên, doanh nghiệp cần tăng cường chất lượng hàng hóa, đa
dạng về hình thức, mẫu mã, với giá cả phù hợp để tăng sức cạnh tranh của các doanh nghiệp
sản xuất trong nước và đối với các doanh nghiệp xuất khẩu. Đồng thời không ngừng đào
tạo, nâng cao chất lượng nhân công để đáp ứng nhu cầu thị trường cũng như bắt kịp sự thay
đổi liên tục của công nghệ thời đại 4.0.
13


- Doanh nghiệp cần định hướng nâng cao chiến lược xuất nhập khẩu của mình theo hướng

bền vững, trong đó tăng trưởng xuất khẩu cả về chiều rộng và chiều sâu, tức là vừa mở
rộng quy mô vừa chú trọng vào chất lượng.
- Doanh nghiệp phải liên tục cập nhật danh mục hàng hóa bị áp thuế của cả Mỹ và Trung
Quốc, cũng như động thái tỷ giá của đồng USD và NDT, để kịp thời có những phản ứng
phù hợp.
- Doanh nghiệp cần tìm hiểu sâu hơn những quy định mới của Mỹ, nhất là với các loại hàng
hoá trong danh mục bị áp thuế, để đa dạng hóa xuất khẩu vào Mỹ.
KẾT LUẬN
Nhìn chung chiến tranh thương mại Mỹ- Trung Q́c sẽ cịn tiếp tục leo thang trong thời
gian tới. Với vị thế là những nước lớn, Mỹ và Trung Quốc cần thể hiện vai trò và trách
nhiệm trong việc giải qút các vấn đề tồn cầu. Vì thế, hai q́c gia cần sớm tìm ra giải
pháp để vượt qua những khác biệt, xoa dịu căng thẳng, xây dựng niềm tin lẫn nhau, hợp
tác có tính xây dựng để duy trì một trật tự q́c tế hòa bình và nền kinh tế toàn cầu ổn định.
Là một nền kinh tế mở, Việt Nam khó tránh được những ảnh hưởng từ cuộc chiến thương
mại cả tích cực lẫn tiêu cực. Vì thế, Việt Nam cần tích cực, chủ động triển khai những bước
đột phá, tạo vị thế trong quan hệ song phương với Mỹ và Trung Quốc; đồng thời, phát huy
vai trò tại các thể chế đa phương quan trọng như ASEAN (Hiệp hội các quốc gia Đông
Nam Á) và Liên hợp q́c. Cùng với đó, kết hợp với doanh nghiệp tận dụng, nâng cao chất
lượng để biến những thách thức thành cơ hội cho chính mình và giảm thiểu những hạn chế
từ cuộc chiến thương mại Mỹ – Trung.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tài liệu nước ngoài
1. “U.S. and China Expand Trade War as Beijing Matches Trump’s Tariffs” The NewYork
times
/>2. MARTIN CRUTSINGER and PAUL WISEMAN (2018) “US, China putting trade war
on hold after progress in talks”
/>3. Introduction to International Political Economy (New Jersey: Pearson Education, 2001)
14



Rossman, “What is a Trade War? And Why is Trump Targeting China?” (6/4/2018)
/>4. B.W. Setser, “US-China Trade War: How We Got Here?”, Hội đồng Quan hệ đối ngoại
/>Tài liệu trong nước
1. “Chiến tranh thương mại (Trade war) là gì? Lợi ích và tác hại của chiến tranh thương
mại” Vietnambiz
/>2. PGS, TS. THÁI VĂN LONG (2020) “Đặc điểm mới của cạnh tranh chiến lược Mỹ Trung Quốc và đối sách của Việt Nam” okk
3. Tuấn Anh: “Mỹ - Trung leo thang căng thẳng, chiến tranh lạnh 2.0 bùng nổ?”,
/>4. Phạm Văn Thiện (2019) “Căng thẳng thương mại Mỹ - Trung và những ảnh hưởng đến
nền kinh tế và doanh nghiệp Việt Nam” đang làm dở
/>5. “Ảnh hưởng của chiến tranh thương mại Mỹ – Trung dưới góc nhìn chuyên gia” Yuanta
Securities Vietnam
/>6. Vân Linh (2019) “Thương chiến leo thang: Mừng, lo của doanh nghiệp Việt Nam?”
/>
15


16



×