Tải bản đầy đủ (.docx) (21 trang)

Tiểu luận triết học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (594.99 KB, 21 trang )

HỌC VIỆN TÀI CHÍNH
VIỆN ĐÀO TẠO QUỐC TẾ
Institute of International Finance Education
D U A L D E G R E E P R O G RA M M E - D D P

ESSAY | TIỂU LUẬN MÔN TRIẾT HỌC

Title of the essay :

BIỆN CHỨNG VỀ MỐI QUAN HỆ GIỮA CÁI
CHUNG - CÁI RIÊNG TRONG PHỤC HỒI
KINH TẾ SAU TÁC ĐỘNG CỦA ĐẠI DỊCH
COVID-19

Course name:

PHILOSOPHY OF MARXISM AND LENINISM
(TRIẾT HỌC MÁC - LÊNIN)

Academic Year:

2021-2022

Semester:

Semester 1

Student Full Name:

Mai Nguyễn Phương Thảo


IIFE ID:

DDP0602068

Class Code:

TRIET0601

Mentor:

TS. NGUYỄN VĂN SANH

Word count:

Hanoi, October 2021


PHIẾU CHẤM ĐIỂM
T
h
a
n
g Điể
m
đ thực
Tiêu chí đánh i tế
giá

m của
tiểu

t luận

i
đ
a
Hình thức
trình bày tiểu
luận

1
0

Có đủ số
lượng các nội
dung u cầu
của một tiểu
luận triết học

1
0

Mở đầu

1
0

Phần 1

2
0


Phần 2

3
0

Kết luận

1
0

Danh mục tài
5
liệu tham khảo
Phụ lục

5

Tổng cộng
Ngày, tháng, nhận xét, họ, tên và chữ ký của giảng viên chấm:
Nhận xét của giảng viên: ...................................................................................
..........................................................................................................................
Page 2 of 21


..........................................................................................................................
..........................................................................................................................
..........................................................................................................................
..........................................................................................................................
..........................................................................................................................

Họ và tên giảng viên : .......................................................................................
..........................................................................................................................
Chữ ký giảng viên: ............................................................................................
..........................................................................................................................
Ngày … tháng … năm 2021

Page 3 of 21


MỤC LỤC

Page 4 of 21


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
EU:

Europe Union – Liên minh châu Âu

FDI: Foreign Direct Investment – Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài
GDP: Gross Domestic Product – Tổng sản phẩm quốc nội
IMF: International Monetary Fund – Quỹ Tiền tệ Quốc tế
UNDP:

United Development Programme –Chương trình Phát triển của
Liên Hợp Quốc

UNCTAD:

United Nations Conference on Trade and Development – Diễn

đàn Thương mại và Pháp triển Liên Hợp Quốc

UN WOMEN:

United Nations Development Fund for Women – Quỹ phát
triển Phụ nữa của Liên Hợp Quốc.

Page 5 of 21


MỞ ĐẦU
Gắn liền với quá trình dựng nước và giữ nước là giai đoạn phát triển của nền
kinh tế. Nền kinh tế nước ta vốn đã bị phong kiến trì trệ, lạc hậu, lại trải qua những
cuộc chiến tranh cứu nước, giải phóng dân tộc khốc liệt nên càng trở nên kiệt quệ. Mở
đầu với Cách mạng Tháng 8 năm 1945 - một cột mốc lịch sử quan trọng trong trang sử
vàng của nước ta, đem lại độc lập cho đất nước, tự do cho nhân dân, đánh dấu sự ra đời
của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà. Tiếp đó là giai đoạn 9 năm kháng chiến chống
Pháp 1945 - 1954, đất nước bị tàn phá nặng nề, nền kinh tế nơng nghiệp lạc hậu. Thời
kì 1954 - 1975, Miền Bắc xây dựng chủ nghĩa xã hội và chi viện cho miền Nam chống
đế quốc Mĩ và tay sai; nền kinh tế lại một lần nữa chịu nhiều tổn thất. Giai đoạn 1975 1986, bước vào thời bình, bắt đầu từ cơ sở kinh tế lạc hậu nước ta đã xây dựng nền
kinh tế kế hoạch hóa tập trung quan liêu bao cấp khiến cho tình trạng khủng hoảng
kinh tế trầm trọng kéo dài, tình trạng lạm phát cao, mức tăng trưởng kinh tế thấp, sản
xuất đình trệ.
Trong hồn cảnh nền kinh tế nước ta còn nhiều yếu kém, ảnh hưởng đến toàn
bộ hoạt động kinh tế và đời sống nhân dân, Đại hội Đảng VI tháng 12 năm 1986 đã kịp
thời nhận ra sai lầm và tiến hành sửa đổi đất nước, chuyển sang xây dựng nền kinh tế
thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, kích thích sản xuất, phát triển kinh tế nhằm
mục tiêu dân giàu nước mạnh xã hội văn minh công bằng. Đây là dấu mốc lịch sử quan
trọng trên con đường đổi mới sâu sắc, toàn diện ở nước ta đặc biệt là đổi mới về kinh
tế. Cũng từ đây mà cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng cơng nghiệp hố; hoạt động

ngoại thương được đẩy mạnh và thu hút đầu tư của nước ngoài; nước ta hội nhập vào
nền kinh tế khu vực và toàn cầu; vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế được nâng
cao.
Bên cạnh những thành tựu to lớn ấy thì nền kinh tế Việt Nam cịn phải đối mặt
với vô vàn thách thức nhất là trong bối cảnh dịch bệnh COVID-19 căng thẳng kéo dài
gây ảnh hưởng nghiêm trọng đối với nền kinh tế Việt Nam nói riêng và nền kinh tế thế
giới nói chung. Nền kinh tế Việt Nam là một bộ phận của nền kinh tế thế giới. Triết học
Marx Lenin đặc biệt là phạm trù triết học cái chung và cái riêng từ giai đoạn trước đến
giai đoạn phục hồi kinh tế sau tác động của dịch COVID-19 nay ln đóng vai trị là
kim chỉ nam cho mọi hoạt động nhận thức của nền kinh tế. Nhận thức được điều ấy, tôi
Page 6 of 21


chọn vấn đề “Biện chứng mối quan hệ giữa cái chung và cái riêng trong phục hồi
kinh tế sau tác động của đại dịch COVID-19” làm đề tài nghiên cứu của mình.

Page 7 of 21


PHẦN 1: BIỆN CHỨNG VỀ MỐI QUAN HỆ GIỮA CÁI
CHUNG - CÁI RIÊNG
1.1. Các khái niệm cơ bản
1.1.1. Khái niệm biện chứng
Biện chứng là phương pháp dùng để chỉ mối liên hệ, tương tác, sự chuyển hóa,
sự vận động và phát triển theo quy luật của các sự vật hiện tượng trong tự nhiên, xã hội
và tư duy. Biện chứng khẳng định mọi sự vật hiện tượng trên thế giới đều nằm trong
mối quan hệ chặt chẽ trong tính phổ biến và ràng buộc lẫn nhau; mọi sự vật hiện tượng
trên thế giới đều nằm trong dòng chảy vận động phát triển không ngừng. Phép biện
chứng là học thuyết nghiên cứu, khái quát biện chứng của thế giới thành các nguyên lý,
quy luật khoa học nhằm xây dựng phương pháp luận khoa học. Phép biện chứng xem

xét những sự vật hiện tượng và phản ánh của chúng trong mối quan hệ qua lại, trong sự
phát sinh và tiêu vong của chúng. Phép biện chứng với tư cách là khoa học về mối liên
hệ phổ biến và sự phát triển đã khái quát những mối liên hệ phổ biến nhất vào các cặp
phạm trù cơ bản đặc biệt là cặp phạm trù cái chung – cái riêng.

1.1.2. Khái niệm cái chung – cái riêng
“Cái riêng là phạm trù triết học dùng để chỉ một sự vật, một hiện tượng nhất
định hay một quá trình riêng lẻ, một sự tồn tại chỉnh thể trong thế giới khách quan. Cái
chung là phạm trù triết học dùng để chỉ những mặt, những thuộc tính khơng những có
ở một sự vật, một hiện tượng nào đó, mà cịn lặp lại trong nhiều sự vật, hiện tượng
(nhiều cái riêng) khác nữa. Cái đơn nhất là phạm trù triết học dùng để chỉ các mặt, các
đặc điểm chỉ vốn có ở một sự vật, hiện tượng (một cái riêng) nào đó mà khơng lặp lại ở
sự vật, hiện tượng nào khác”.[1]
Ví dụ như thế giới động vật bao gồm rất nhiều loài khác nhau, mỗi loài là một
cái riêng và tất cả các cả thể trong một loài ấy được gọi là những cái đơn nhất, nhưng
tất cả chúng đều tuân theo các quy luật chung của sự sống hay còn gọi là cái đơn nhất.
Mỗi con người chúng ta cũng đều mang nhưng cái riêng như họ và tên, dấu vân tay,…
Cái riêng chứa đựng những thuộc tính chỉ có ở cấu trúc sự vật này mà không lặp lại ở
những cấu trúc sự vật khác và tính chất ấy được diễn đạt bằng tính đơn nhất như chiều
cao, cân nặng, vóc dáng,… của một con người. Những thuộc tính đó cho thấy những
Page 8 of 21


đặc riêng của người đó mà khơng thể thấy được ở người nào khác. Trong bề dày lịch sử
xã hội có vơ vàn những sự kiện lớn nhỏ ví dụ như Cách mạng Tháng 8 năm 1945 của
Việt Nam cũng là một cái riêng. Ngoài những nét chung với giai cấp công nhân các
nước, giai cấp công nhân của Việt Nam giai đoạn trước Cách mạng Tháng 8 cịn có
những đặc điểm riêng như ra đời không chịu ảnh hưởng của chủ nghĩa cải lương trong
Quốc tế Cộng sản 2, ra đời trước giai cấp tư sản dân tộc, trong nội bộ khơng có giai cấp
cơng nhân q tộc, đại bộ phận xuất thân từ nông dân,…Những đặc điểm này là những

cái đơn nhất.

1.2. Mối quan hệ biện chứng giữa cái chung và cái riêng
Lịch sử triết học chia câu hỏi về mối quan hệ giữa cái đặc biệt và cái chung
thành hai hướng khác nhau. Một mặt là xu hướng duy thực cho rằng cái chung tồn tại
độc lập và khơng phụ thuộc vào cái riêng. Mặt cịn lại là xu hướng duy danh, các nhà
triết học duy danh cho rằng chỉ những sự vật hiện tượng ngoài thực thể của chúng mới
thực sự tồn tại, còn khái niệm chung chỉ là sản phẩm của tư tưởng. Triết học duy vật
biện chứng đã thừa nhận những khuyết điểm của hai khuynh hướng tư tưởng này, khắc
phục những hạn chế đó, đồng thời chỉ ra rằng giữa cái phổ biến và cái đặc biệt có mối
quan hệ biện chứng chặt chẽ và chúng đều tồn tại một cách khách quan: cái riêng tồn
tại độc lập, cái chung và cái đơn nhất tồn tại như các mặt trong cái riêng.
Thứ nhất, chủ nghĩa duy vật biện chứng khẳng định rằng “cái chung chỉ tồn tại
trong mối quan hệ với cái riêng, khơng có cái riêng nào tách rời cái chung cũng như
khơng có cái chung nào tồn tại độc lập, riêng biệt và lơ lủng bên cạnh cái riêng”.[2] Ví
dụ như, tất cả các nguyên tử của các nguyên tố khác nhau đều là cái riêng, chúng có
khối lượng nguyên tử riêng, hóa trị, điện tích hạt nhân riêng, cấu trúc vỏ nguyên tử
riêng ... Nhưng tất cả các nguyên tử đều có điểm chung: mỗi nguyên tử ở giữa là một
hạt nhân nguyên tử, lớp vỏ electron và các hạt nguyên tố. Hạt nhân của mỗi nguyên tử
có thể bị phá vỡ. Chính vì những đặc điểm chung của tất cả các nguyên tử mà khoa học
có thể biến đổi nguyên tử của nguyên tố này thành nguyên tử của nguyên tố khác.
Cũng như mọi hiện tượng khác trong thế giới khách quan, nguyên tử là thể thống nhất
của tính duy nhất và tính phổ biến.
Thứ hai, “cái riêng tồn tại độc lập nhưng không độc lập với cái riêng khác mà
liên kết với chúng để tạo nên các cái chung” [3]. Hay cũng có thể hiểu rằng “cái riêng
Page 9 of 21


nằm trong mối liên hệ dẫn đến cái chung”[4], không có cái riêng nào là mãi mãi, trong
tất cả cái riêng nào đều tồn tại cái chung. Cái chung là nền tảng để phát triển mối quan

hệ giữa hai cái riêng. Một mối quan hệ thất bại là khi cố dung nhập cái đơn nhất vào
cái chung. Ví dụ như nhu cầu trao đổi hàng hóa, thị trường và sự tương tác giữa các
quốc gia đã tạo ra xu thế tồn cầu hóa. Xu hướng này sau khi ra đời, nó tạo thành một
quy luật quay lại chi phối các quốc gia.
Thứ ba, “cái chung là một bộ phận của cái riêng cịn cái riêng khơng gia nhập
hết vào cái chung mà bên trong nó cịn tồn tại cái đơn nhất”[5]. Nói theo một cách
khác, cái riêng là cái tồn bộ và phong phú hơn cịn cái chung thì sâu sắc hơn. Khơng
có hai cái riêng nào có thể hịa tan hồn tồn vào nhau. Ý tưởng hai hịa làm một thì
đang loại bỏ cái đơn nhất ra khỏi cái riêng, chống lại quy luật thế giới, cái đơn trở
thành cơ sở để cạnh tranh. Từ đó suy ra khơng có hai sự vật hiện tượng nào giống nhau
tuyệt đối hay khác nhau tuyệt đối do kết cấu của cái riêng, cái chung và cái đơn nhất.
Thứ tư, trong những điều kiện nhất định, “cái chung và cái riêng có thể chuyển
hóa lẫn nhau”[6]. Vì cái mới ra đời và tồn tại dưới hình thức của cái đơn nhất, kết hợp
với quy luật khách quan, nó sẽ phát triển mạnh mẽ, ngày càng hoàn thiện, chiến thắng
cái cũ và trở thành cái chung. Ngược lại, những cái chung đã trở nên già cỗi thì dần bị
thu hẹp và trở thành cái đơn nhất. Q trình chuyển hóa từ cái đơn nhất thành cái
chung phản ánh q trình tiến hóa của thế giới. Q trình chuyển hóa từ cái chung
thành cái đơn nhất phản ánh q trình thối hóa của thế giới.

1.3. Ý nghĩa phương pháp luận
Muốn nhận thức được cái chung, cái bản chất thì cần phải xuất phát từ cái riêng,
từ những sự vật hiện tượng cụ thể, từ q trình riêng lẻ chứ khơng xuất phát từ ý muốn
chủ quan vì cái chung chỉ tồn tại bên trong cái riêng. Nhiệm vụ của nhận thức là phải
tìm ra cái chung và trong hoạt động thực tiễn phải dựa vào cái chung để tạo cái riêng,
phải chủ động tác động vào sự chuyển hóa cái mới thành cái chung để phát triển nó, và
ngược lại cái cũ thành cái đơn nhất để xóa bỏ nó. Hay nói cách khác vận dụng cái
chung cần phải xét đến tính đặc thù. Trên cơ sở mối quan hệ biện chứng giữa cái riêng
và cái chung, ta đã đưa ra một số bài học và kinh nghiệm trong việc phục hồi sự phát
triển của nền kinh tế thị trường của Việt Nam và các nước trên thế giới sau tác động
của đại dịch COVID-19.

Page 10 of 21


PHẦN 2: VẬN DỤNG MỐI QUAN HỆ BIỆN CHỨNG GIỮA
CÁI CHUNG – CÁI RIÊNG TRONG PHỤC HỒI KINH TẾ
SAU TÁC ĐỘNG CỦA ĐẠI DỊCH COVID-19
2.1. Cái chung và cái riêng trong kinh tế Việt Nam và kinh tế thế giới
2.1.1. Khái niệm kinh tế thị trường
Kinh tế thị trường là phương thức phát triển kinh tế xã hội chịu sự điều tiết và
kiểm soát của các quy luật thị trường về các quan hệ kinh tế, trao đổi mua bán sản
phẩm, đặc biệt là phân chia lợi ích, thu lợi nhuận. “Khi thị trường, nghĩa là lĩnh vực
trao đổi mở rộng ra thì quy mơ sản xuất cũng tăng lên, sự phân công sản xuất cũng trở
nên sâu sắc hơn”. Khơng có lợi nhuận, người sản xuất và kinh doanh khơng có động
cơ để tiếp tục, đặc biệt là để thúc đẩy sản xuất và hoạt động của mình, tình trạng đình
trệ xã hội là khơng thể tránh khỏi. Vì vậy, có thể nói kinh tế thị trường là kết quả quan
trọng của quá trình phát triển lâu dài của toàn bộ nền văn minh nhân loại kể từ khi xuất
hiện, chứ khơng phải là một hình thức kinh tế sở hữu hay độc quyền của một hình thái
kinh tế - xã hội nào.

2.1.2. Nền kinh tế thị trường Việt Nam mang bản chất của nền kinh tế thị
trường thế giới (Tính chung)
Nền kinh tế thị trường nước ta đang hòa nhập dần với nền kinh tế thị trường thế
giới, việc trao đổi hàng hoá, dịch vụ và đầu tư trực tiếp nước ngoài đã đưa nền kinh tế
nước ta tiến gần hơn với thị trường kinh tế thế giới. Thị trường trong nước có quan hệ
mật thiết với thị trường thế giới. Nền kinh tế Việt Nam là một bộ phận của nền kinh tế
thế giới. Chính điều này đã tạo nên một nền kinh tế thế giới hoàn chỉnh.
Trước hết, các chủ thể kinh tế độc lập, tự chủ trong sản xuất và hoạt động,
nhưng có sự cạnh tranh gay gắt giữa các chủ thể kinh tế tham gia thị trường để giành
những điều kiện kinh doanh thuận lợi. Tất nhiên, sẽ có người thắng người thua. Tuy
vậy, cần phân biệt giữa cạnh tranh lành mạnh và cạnh tranh khơng lành mạnh.

Tiếp đó, giá cả do thị trường quyết định. Giá cả là công cụ quan trọng để kích
thích, điều tiết hoạt động kinh tế của các chủ thể kinh tế tham gia thị trường thông qua
quan hệ cung cầu. Cung cầu biến động dẫn đến giá cả thị trường cũng biến động,
Page 11 of 21


ngược lại giá cả thị trường cũng quy định quan hệ cung cầu. Sự phát triển đầy đủ của
hệ thống thị trường là cơ sở để phân bổ các nguồn lực kinh tế cho các ngành, lĩnh vực
kinh tế.
Bên cạnh đó, nền kinh tế vận hành tuân theo các quy luật nội tại của kinh tế thị
trường như quy luật giá trị thặng dư, cung - cầu, cạnh tranh, lưu thông tiền tệ… Sự tác
động của các quy luật này đã hình thành cơ chế tự điều chỉnh của nền kinh tế
Thêm vào đó, nền kinh tế thị trường hiện đại cịn có sự điều hành vĩ mơ của
Nhà nước thơng qua các quy luật kinh tế, kế hoạch hóa và chính sách kinh tế. Sự hiệu
quả của nền kinh tế thị trường yêu cầu phải có một thị trường hoàn chỉnh – thị trường
xã hội thống nhất đồng bộ các loại thị trường và có luật pháp thương mại chi phối.

2.1.3. Tính đặc thù của nền kinh tế thị trường định hướng XHCN Việt
Nam
Như vậy, là một bộ phận của nền kinh tế thế giới, chắc chắn nền kinh tế Việt
Nam sẽ tiếp thu những đặc điểm cơ bản trong sự hồn thiện chung. Tuy nhiên, chúng ta
khơng tiếp thu hình thức mà tiếp thu có chọn lọc để phù hợp với điều kiện đất nước.
Giữ được đặc điểm riêng có nghĩa là duy trì tính độc đáo của nền kinh tế Việt Nam, từ
đó xây dựng nền kinh tế thị trường mới về chất. Nền kinh tế định hướng xã hội chủ
nghĩa của nước ta dựa trên cơ sở và được định hướng bởi những nguyên tắc và bản
chất của chủ nghĩa xã hội có những đặc điểm cơ bản sau:
Thứ nhất, về mục tiêu phát triển kinh tế, mục tiêu hàng đầu của đất nước ta là
giải phóng lực lượng sản xuất, huy động mọi nguồn lực để cơng nghiệp hóa, hiện đại
hóa, xây dựng nền tảng vật chất của một xã hội cộng sản chủ nghĩa, tăng lợi ích kinh tế
xã hội và cải thiện đời sống nhân dân.

Thứ hai, kinh tế nhà nước được nền kinh tế thị trường nước ta quyết định là phải
giữ vai trò chủ đạo trong cơ cấu kinh tế nhiều thành phần. Kinh tế tập thể phải cùng với
kinh tế nhà nước tạo nền tảng cho chế độ xã hội mới – xã hội chủ nghĩa.
Thứ ba, thực hiện nhiều hình thức phân phối theo thu nhập trong đó lấy phân
phối theo lao động là chủ yếu trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.
Mỗi bước phát triển nền kinh tế ở nước ta phải gắn bó mật thiết với cải thiện đời sống
nhân dân, với tiến bộ và công bằng xã hội.
Page 12 of 21


Thứ tư, cơ chế vận hành nền kinh tế là cơ chế thị trường có sự quản lí của nhà
nước xã hội chủ nghĩa.

2.2. Cái chung và cái riêng trong phục hồi kinh tế sau tác động của đại dịch
COVID-19
2.2.1. Tác động của đại dịch COVID-19 đối với nền kinh tế nước ta
Bùng nổ vào đầu năm 2020, đại dịch COVID-19 đến nay đã tác động nghiêm
trọng và làm tổn hại nặng nề đối với mọi mặt của đời sống kinh tế- xã hội ở Việt Nam.
Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, những tháng đầu năm 2020, tổng mức bán
lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng giảm 0,8% so với cùng kỳ năm 2019.
Doanh thu dịch vụ lưu trú, ăn uống giảm 18,1% so với cùng kỳ năm 2019. Cũng trong
6 tháng đầu năm 2020, doanh thu du lịch lữ hành giảm tới 53,2% - đây là lĩnh vực chịu
tác động sâu sắc nhất do dịch bệnh COVID-19 và do việc thực hiện các biện pháp giãn
cách xã hội. Đối với cầu đầu tư, vốn đầu tư toàn xã hội tăng 3,4% so với cùng kỳ năm
trước - mức tăng thấp nhất trong giai đoạn 2016-2020. Vốn đầu tư khu vực FDI giảm
một cách trầm trọng từ tăng trưởng dương 9,7% năm 2019 xuống tăng trưởng âm 3,8%
năm 2020. Từ 16,4% năm 2019, tăng trưởng vốn đầu tư từ khu vực ngoài nhà nước sụt
giảm nặng nề xuống còn 7,4% năm 2020. Kim ngạch hàng hóa xuất khẩu giảm 1,1%.
Thực tế này thể hiện kim ngạch xuất khẩu của nền kinh tế Việt Nam phụ thuộc rất lớn
vào khu vực có vốn đầu tư nước ngoài. Đại dịch COVID-19 đã tác động tiêu cực đến

đầu tư và chuỗi giá trị toàn cầu cũng đang tác động đến xuất khẩu của nền kinh tế nước
ta.
Về mặt xã hội, dịch bệnh đã tác động làm tăng tỷ lệ nghèo và cận nghèo và làm
suy giảm thu nhập tạm thời của hộ gia đình và người lao động: “trong tháng 12 năm
2019, trung bình tỷ lệ hộ nghèo là 11,3%. Tỷ lệ này tăng lên tới 50,7% trong tháng 4
năm 2020. Tỷ lệ hộ cận nghèo tăng từ 3,8% vào tháng 12 năm 2019 lên 6,5% vào
tháng 4 năm 2020”[7] - kết quả khảo sát của UNDP và UN WOMEN (2020),
Tình hình dịch bệnh diễn ra trong nước và trong nước hiện nay cho thấy đại
dịch đã tác động vô cùng mạnh mẽ đến mọi mặt của đời sống kinh tế xã hội các nước
trên thế giới và Việt Nam. Điều này sẽ làm ảnh hưởng đến tốc độ tăng trưởng và phát
triển của nước ta trong những năm tới và đặc biệt trong kế hoạch 5 năm 2021-2025. Do
Page 13 of 21


đó, để giảm thiểu tác động tiêu cực, tận dụng tốt nhất những cơ hội, những tiềm năng
và thế mạnh để đảm bảo mục tiêu phát triển nhanh và bền vững trong bối cảnh mới, ta
cần phải đánh giá lại các mục tiêu tăng trưởng và có những giải pháp phù hợp, hiệu
quả.

2.2.2. Kinh tế thế giới phục hồi khi thích nghi với dịch bệnh kéo dài
Đại dịch COVID-19 là cú sốc tác động nghiêm trọng đến mọi mặt nền kinh tế
thế giới. Toàn cầu và nhiều quốc gia, khu vực tăng trưởng ở mức âm; người lao động
mất việc làm; tỷ lệ thất nghiệp tăng cao; đầu tư và thương mại toàn cầu suy giảm. Hoạt
động du lịch, đầu tư, thương mại, sản xuất, kinh doanh đã và đang bị đình trệ. Tăng
trưởng kinh tế tồn cầu trong năm ước giảm 4,9% theo dự báo của Quỹ Tiền tệ Quốc tế
(IMF) ngày 24-6-2020. Nền kinh tế toàn cầu thậm chí cịn tồi tệ hơn suy giảm ở mức
5,2% năm 2020 theo dự báo của Ngân hàng Thế giới. UNCTAD cho thấy FDI toàn cầu
giảm khoảng 40% và tiếp tục giảm thêm 5-10% trong 2021. Tăng trưởng kinh tế châu
Âu giảm 10.5%, Mỹ giảm 8%, Nhật Bản giảm 5,8% và Trung Quốc tăng trưởng ở mức
thấp 1%.

Trong năm 2021, nhiều khả năng tốc độ phục hồi kinh tế của Mỹ - cường quốc
đứng đầu thế giới có thể tăng cao sau cú sốc ban đầu của đại dịch COVID-19. Tuy do
ảnh hưởng của hậu bầu cử Tổng thống, GDP của Mỹ sau khi giảm 6% vào năm 2020
nhưng có thể đạt mức phục hồi 3,7% vào năm 2021. GDP dự kiến sẽ chỉ đạt 1% vào
năm 2021 nếu như cuộc khủng hoảng y tế này vẫn chưa chấm dứt trong thời gian tới.
Sau khi ghi nhận mức giảm 7,1% trong năm 2020, kinh tế của Khu vực đồng
tiền chung châu Âu dự kiến sẽ phục hồi với mức tăng 5,8% vào năm 2021. Đức – một
trong các thành viên kì cựu của EU, dự kiến sẽ phục hồi nhanh chóng nhờ các biện
pháp kích thích kinh tế mạnh mẽ và thu nhập phục hồi trở lại mức trước khi đại dịch
xảy ra.
Tại khu vực châu Á, mặc dù đang trong tình trạng thu hẹp nhưng các nước vẫn
duy trì năng suất khá hiệu quả so với phần còn lại của thế giới, các nhà nghiên cứu đưa
nhận định rằng tăng trưởng trong khu vực sẽ dần phục hồi sau khi bị ảnh hưởng nặng
nề bởi đại dịch trong dự kiến. Nhờ khả năng phục hồi của mỗi quốc gia trong khu vực
mà nhìn chung khu vực châu Á vẫn có những nền tảng cơ sở tương đối vững chắc.
Page 14 of 21


Đối với Trung Quốc - nền kinh tế lớn thứ hai thế giới, việc phục hồi vẫn sẽ được
duy trì khi dịch bệnh vẫn đang được nước này kiểm soát tốt cũng như thực hiện các
biện pháp kích thích phát triển có hiệu quả tốt. Hiện nay chính sách kinh tế của Trung
Quốc đang hướng tới sự bền vững của tăng trưởng thay vì chỉ tập trung theo đuổi các
biện pháp kích thích để nhằm ngăn chặn tình trạng mất cân đối cơ cấu ngày càng trầm
trọng,. Do vậy, tăng trưởng sẽ không cao như mong đợi, dự kiến vào khoảng 8% trong
năm 2021.

2.2.3. Kinh tế Việt Nam
2.2.3.1. Tận dụng sự phục hồi của kinh tế thế giới
Sự tăng trưởng kinh tế thế giới và tại các quốc gia, vùng lãnh thổ là bạn hàng
thương mại lớn của Việt Nam bị suy giảm sẽ gây ảnh hưởng trực tiếp đến thương mại,

đầu tư của nền kinh tế thị trường nước ta.
Nhờ chính sách tiêm chủng vaccine COVID-19 được thực hiện đồng loạt trên
toàn thế giới, kinh tế thế giới được dự báo sẽ tiếp tục khởi sắc trở lại và thương mại
hàng hóa tồn cầu cũng sẽ được phục hồi nhanh chóng. Các nền kinh tế lớn của thế
giới như Mỹ và châu Âu khi mở cửa trở lại thì thị trường tiêu dùng cũng sẽ được phục
hồi mạnh mẽ. Các mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam như da – giày, điện tử, dệt
may, chế biến thủy sản nơng sản… có nhu cầu tiêu dùng tăng mạnh mẽ trở lại. Trong
bối cảnh dịch bệnh kéo dài trong thời gian tới, việc tận dụng cơ hội to lớn của Việt
Nam để giành được các đơn hàng lớn và phục hồi sản xuất trong nước là hết sức quan
trọng.

2.2.3.2. Bài học rút ra cho xây dựng chính sách phục hồi kinh tế ở Việt
Nam
Mục tiêu kép đặt ra là phải vừa phòng chống đại dịch COVID-19, vừa phục hồi
tăng trưởng, bảo đảm an sinh xã hội, phát triển bền vững. Để thực hiện được mục tiêu
đó, nước ta đã rút ra kinh nghiện trong phục hồi kinh tế trên thế giới và thực hiện một
số giải pháp sau:
Trước hết, tiêm phịng vaccine là biện pháp quan trọng.
Cho dù có “đóng cửa” nền kinh tế trước để kiểm sốt dịch bệnh, hay đồng thời
đẩy mạnh kết hợp các hoạt động kinh tế và kiểm soát dịch bệnh cùng một lúc để tăng
Page 15 of 21


tỷ lệ dân số được tiêm chủng vaccine. Đây vẫn là điều kiện cần trong q trình khơi
phục nền kinh tế hoặc chuyển đổi nền kinh tế, nền kinh tế bước vào giai đoạn phát triển
kinh tế ứng phó với dịch bệnh. Việc phòng ngừa lây lan dịch bệnh được thực hiện tốt
sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho việc mở rộng quan hệ quốc tế mà đặc biệt là thương mại.
Thứ hai, chủ động nguồn hàng khi thị trường thế giới mở lại bình thường hay
kích thích đầu tư trong khối doanh nghiệp sản xuất để phục vụ xuất khẩu.
Thứ ba, thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế số, nền kinh tế không chạm.

Để phát triển kinh tế số, cần kết hợp thực hiện các giải pháp phát triển cơ sở hạ
tầng của nền kinh tế số, thực hiện các chính sách thay đổi thói quen sử dụng tiền mặt.
Thêm vào đó, có các giải pháp hỗ trợ, tạo điều kiện cho các công ty/ cá nhân tham gia
phát triển nội dung số, nhất là khi hoạt động xây dựng nội dung số cũng bị chịu ảnh
hưởng tiêu cực từ quyết định giãn cách để phòng chống dịch bệnh; và kiểm soát, thực
hiện các giải pháp bảo đảm an ninh mạng.
Thứ tư, triển khai, duy trì và tăng quy mơ các gói hỗ trợ cho người dân và
doanh nghiệp để tháo gỡ khó khăn trong sản xuất, kinh doanh, phục hồi kinh tế.
Các doanh nghiệp vừa và nhỏ là những nhóm dễ ảnh hưởng bởi các cú sốc từ
bên ngoài như dịch bệnh COVID-19. Đồng thời, các doanh nghiệp này là nhóm tạo ra
nhiều cơ hội việc làm cho nền kinh tế, là khu vực đóng góp lớn cho tăng trưởng GDP
(60%). Trong bối cảnh đó, các nước trên trường thế giới thường thiết kế chính sách
riêng cho nhóm cơng ty này, tập trung vào họ. Việt Nam đã đưa ra gói hỗ trợ quy mơ
62 nghìn tỉ đồng nhưng đối tượng chủ yếu là người lao động cịn các doanh nghiệp khó
tiếp cận do thủ tục khó khăn.

2.2.3.3. Những thành tựu trong cơng cuộc phục hồi kinh tế ở Việt Nam
Nhìn lại năm 2020 ta thấy, khả năng tự cường, tự chủ, thành cơng trong kiểm
sốt sự lây lan của dịch COVID-19; sự linh hoạt và hiệu quả trong phản ứng thị trường
hỗ trợ doanh nghiệp phản ứng chính sách đã giúp Việt Nam nổi bật lên như một điểm
sáng đáng tự hào và ghi nhận. Các cơ hội từ sự dịch chuyển và tái định vị các chuỗi
cung ứng khu vực và quốc tế được khai thác mạnh mẽ. Nước ta đã tham gia tham gia
các hiệp định thương mại đa phương và song phương một cách chủ động; tham gia tích
cực hơn vào các chuỗi giá trị toàn và hướng tới tăng trưởng nhanh, tăng trưởng bền
Page 16 of 21


vững. Tái cơ cấu về tổ chức và công nghệ, chuyển đổi số, chuyển đổi mơ hình được
thúc đẩ.. Việt Nam là một nước hiếm hoi nằm trong số những nước vẫn giữ được mức
tăng trưởng dương là 2,91% GDP. Nước ta được xem là một trong 16 nền kinh tế mới

nổi thành công nhất thế giới và phục hồi kinh tế nhanh với mức tăng trưởng dự báo từ
hơn 6% tới 11,2% trong năm 2021. Triển vọng và phương hướng phát triển, sự ổn định
kinh tế vĩ mô đã được nước ta duy trì và đang, sẽ trong xu hướng phục hồi theo hình
chữ V. Việt Nam hướng tới là một trong những nền kinh tế tăng trưởng nhanh nhất khu
vực và thế giới.

Page 17 of 21


KẾT LUẬN
“Cái riêng là phạm trù triết học dùng để chỉ một sự vật, một hiện tượng nhất
định hay một quá trình riêng lẻ, một sự tồn tại chỉnh thể trong thế giới khách quan. Cái
chung là phạm trù triết học dùng để chỉ những mặt, những thuộc tính khơng những có
ở một sự vật, một hiện tượng nào đó, mà còn lặp lại trong nhiều sự vật, hiện tượng
(nhiều cái riêng) khác nữa. Cái đơn nhất là phạm trù triết học dùng để chỉ các mặt, các
đặc điểm chỉ vốn có ở một sự vật, hiện tượng (một cái riêng) nào đó mà khơng lặp lại ở
sự vật, hiện tượng nào khác. Cái chung chỉ tồn tại trong mối quan hệ với cái riêng,
khơng có cái riêng nào tách rời cái chung cũng như khơng có cái chung nào tồn tại độc
lập, riêng biệt và lơ lủng bên cạnh cái riêng. Cái riêng tồn tại độc lập nhưng không độc
lập với cái riêng khác mà liên kết với chúng để tạo nên các cái chung, cái riêng nằm
trong mối liên hệ dẫn đến cái chung. Cái chung là một bộ phận của cái riêng cịn cái
riêng khơng gia nhập hết vào cái chung mà bên trong nó cịn tồn tại cái đơn nhất…” [8]
Nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam với vai trò là một cái
riêng đã tuân theo những cái chung mang tính bản chất của kinh tế thị trường trong
việc phục hồi nền kinh tế sau tác động của đại dịch COVID-19. Đồng thời, nước ta
cũng đưa ra những bản sắc đặc trưng, những đặc điểm vốn có và riêng biệt. Tình hình
dịch bệnh diễn ra trong nước và trong nước hiện nay đặt ra yêu cầu giảm thiểu tác động
tiêu cực, tận dụng tốt nhất những cơ hội, những tiềm năng và thế mạnh để đảm bảo
mục tiêu phát triển nhanh và bền vững trong bối cảnh mới; cần phải đánh giá lại các
mục tiêu tăng trưởng và có những giải pháp phù hợp, hiệu quả.


Page 18 of 21


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. PGS.TS. Phạm Văn Đức, 2019. Giáo trình Triết học Marx Lenin. Hà Nội, tr
111.
2. PGS.TS. Phạm Văn Đức, 2019. Giáo trình Triết học Marx Lenin. Hà Nội, tr
112.
3. PGS.TS. Phạm Văn Đức, 2019. Giáo trình Triết học Marx Lenin. Hà Nội, tr
112.
4. PGS.TS. Phạm Văn Đức, 2019. Giáo trình Triết học Marx Lenin. Hà Nội, tr
112.
5. PGS.TS. Phạm Văn Đức, 2019. Giáo trình Triết học Marx Lenin. Hà Nội, tr
112.
6. PGS.TS. Phạm Văn Đức, 2019. Giáo trình Triết học Marx Lenin. Hà Nội, tr
112.
7. Chương trình Phát triển Liên Hợp Quốc (UNDP) và Cơ quan Liên Hợp Quốc về
Bình đẳng giới và Trao quyền cho phụ nữ (UN WOMEN), 2020. Báo cáo tóm
tắt: Đánh giá tác động kinh tế xã hội của đại dịch COVID-19, tr 5.
8. PGS.TS. Phạm Văn Đức, 2019. Giáo trình Triết học Marx Lenin. Hà Nội, tr
111.

Page 19 of 21


PHỤ LỤC
1. Số ca nhiễm COVID-19 của một số nước trên thế giới.

2. Số ca nhiễm COVID-19 và số liều vaccine được cung cấp theo khu vực.


3. Tăng trưởng GDP quý I/2021 của một số nền kinh tế thế giới.
Page 20 of 21


4. Dự báo tăng trưởng GDP của một số quốc gia do sự bùng phát dịch COVID-19.

Page 21 of 21



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×