Tải bản đầy đủ (.pdf) (101 trang)

NGHIÊN CỨU CHIẾT TÁCH VÀ XÁC ĐỊNH THÀNH PHÂN HÓA HỌC TRONG MỘT SÓ DỊCH CHIẾT RẼ, LÁ CÂY BỎ CÔNG ANH Ở ĐÀ NẴNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (6.62 MB, 101 trang )

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

NGUYỄN TRƯƠNG THIỆN VŨ

NGHIÊN CỨU CHIẾT TÁCH VÀ XÁC ĐỊNH
THÀNH PHẦN HÓA HỌC TRONG MỘT SỐ
DỊCH CHIẾT RỄ, LÁ CÂY BỒ CÔNG ANH
Ở ĐÀ NẴNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ HÓA HỌC

ĐÀ NẴNG, NĂM 2017


ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

NGUYỄN TRƯƠNG THIỆN VŨ

NGHIÊN CỨU CHIẾT TÁCH VÀ XÁC ĐỊNH
THÀNH PHẦN HÓA HỌC TRONG MỘT SỐ
DỊCH CHIẾT RỄ, LÁ CÂY BỒ CÔNG ANH
Ở ĐÀ NẴNG

Chuyên ngành: Hóa hữu cơ
Mã số : 60 44 01 14

LUẬN VĂN THẠC SĨ HÓA HỌC

Người hướng dẫn khoa học: GS.TS. ĐÀO HÙNG CƯỜNG



ĐÀ NẴNG, NĂM 2017


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi, các số liệu
và kết quả nghiên cứu nêu trong luận văn là trung thực, được đồng tác giả cho
phép sử dụng và chưa từng được cơng bố trong bất kỳ một cơng trình nào khác.
Tác giả luận văn

Nguyễn Trương Thiện Vũ


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1
1. Tính cấp thiết của đề tài .................................................................................1
2. Mục tiêu nghiên cứu .......................................................................................2
3. Đối tượng nghiên cứu .....................................................................................2
4. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................2
5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài .......................................................3
6. Bố cục đề tài ...................................................................................................3
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN .....................................................................................4
1.1. TỔNG QUAN VỀ CÂY BỒ CÔNG ANH ..........................................................4
1.1.1. Giới thiệu chung về cây bồ công anh .......................................................4
1.1.2. Sơ lược về họ Cúc ........................................................................................ 4
1.1.3. Sơ lược về chi Lactuca ................................................................................. 5
1.1.4. Giới thiệu một số đặc điểm của cây bồ công anh Việt Nam ...................... 6
1.1.5. Công dụng của cây bồ công anh trong đời sống ......................................... 7
1.1.6. Nghiên cứu về dược tính cây bồ cơng anh .................................................. 8
1.1.7. Một số cơng trình nghiên cứu về cây bồ cơng anh ...................................9

1.2. THÀNH PHẦN HĨA HỌC CỦA CÂY BỒ CÔNG ANH ...............................10
1.3. MỘT SỐ KỸ THUẬT THỰC NGHIỆM TRONG NGHIÊN CỨU CHIẾT
TÁCH HỢP CHẤT THIÊN NHIÊN ........................................................................13
1.3.1. Kỹ thuật chiết Soxhlet ............................................................................13
1.3.2. Lựa chọn dung môi để chiết tách ............................................................... 15
1.3.3. Chưng cất để loại dung môi ....................................................................... 16
1.3.4. Quang phổ hấp thụ nguyên tử AAS .......................................................... 16
1.3.5. Cơ sở lý thuyết của sắc kí khí ghép khối phổ (GC-MS)............................... 17
CHƯƠNG 2. NGUYÊN LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ..............19
2.1. NGUYÊN LIỆU .................................................................................................19
2.1.1. Thu nguyên liệu rễ, lá cây bồ công anh ..................................................... 19


2.1.2. Sơ chế nguyên liệu .................................................................................19
2.2. HÓA CHẤT VÀ THIẾT BỊ THÍ NGHIỆM ......................................................20
2.2.1. Thiết bị, dụng cụ .....................................................................................20
2.2.2. Hóa chất ..................................................................................................20
2.3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ......................................................................21
2.3.1. Các phương pháp xác định một số chỉ tiêu hóa lí ..................................... 21
2.3.2. Khảo sát điều kiện chiết thích hợp .........................................................22
2.3.3. Phương pháp tách chất ............................................................................... 23
2.3.4. Phương pháp xác định thành phần hóa học ............................................... 23
2.3.5. Phương pháp xác định hoạt tính kháng oxi hóa DPPH ............................ 24
2.4. SƠ ĐỒ QUI TRÌNH NGHIÊN CỨU ................................................................27
CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN .........................................................28
3.1. KẾT QUẢ XÁC ĐỊNH MỘT SỐ CHỈ TIÊU HÓA LÝ ....................................28
3.1.1. Độ ẩm .....................................................................................................28
3.1.2. Hàm lượng tro ........................................................................................29
3.1.3. Hàm lượng kim loại................................................................................29
3.2. KẾT QUẢ KHẢO SÁT THỜI GIAN CHIẾT, XÁC ĐỊNH THÀNH PHẦN HÓA

HỌC CÓ TRONG DỊCH CHIẾT RỄ, LÁ CÂY BỒ CÔNG ANH BẰNG CÁC
DUNG MÔI ..............................................................................................................30
3.2.1. Khảo sát thời gian chiết và xác định thành phần hóa học trong dịch chiết
bằng dung môi n-hexan .............................................................................................31
3.2.2. Khảo sát thời gian chiết và xác định thành phần hóa học trong dịch chiết
bằng dung môi diclometan ........................................................................................40
3.2.3. Khảo sát thời gian chiết và xác định thành phần hóa học trong dịch chiết
bằng dung môi etyl axetat .........................................................................................49
3.2.4. Khảo sát thời gian chiết và xác định thành phần hóa học trong dịch chiết
bằng dung môi metanol .............................................................................................58
3.2.5. Hiệu quả chiết rễ, lá cây bồ công anh bằng các dung môi theo thời gian ...68
3.2.6. Tổng hợp xác định thành phần hóa học của dịch chiết rễ, lá cây bồ công


anh bằng các dung môi .................................................................................................. 69
3.3. KẾT QUẢ THỬ HOẠT TÍNH SINH HỌC ......................................................74
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ................................................................................76
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ...............................................................78
QUYẾT ĐỊNH GIAO ĐỀ TÀI (Bản sao)


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
AAS

: Atomic Absorption Spectrophotometric

DCM

: Diclometan


EtOAc

: Etyl axetat

GC

: Phương pháp sắc kí khí

GC-MS

: Phương pháp sắc kí khí ghép khối phổ

MeOH

: Metanol

MS

: Phương pháp khối phổ

STT

: Số thứ tự


DANH MỤC CÁC BẢNG
Số hiệu

Tên bảng


bảng
1.1.

Thành phần hóa học đã được tìm thấy trong các lồi bồ cơng
anh khác nhau

Trang

10

2.1.

Hóa chất được sử dụng trong q trình làm thí nghiệm

21

3.1.

Kết quả xác định độ ẩm của mẫu rễ bồ công anh khô

28

3.2.

Kết quả xác định độ ẩm của mẫu lá cây bồ công anh khô

28

3.3.


Kết quả xác định hàm lượng tro trong mẫu rễ bồ công anh khô

29

3.4.

Kết quả xác định hàm lượng tro trong mẫu lá bồ công anh khô

29

3.5.

3.6.

3.7.

3.8.

3.9.

3.10.

3.11.

3.12.

Kết quả xác định hàm lượng một số kim loại nặng trong rễ cây
bồ công anh
Kết quả xác định hàm lượng một số kim loại nặng trong lá cây
bồ công anh

Kết quả chiết rễ cây bồ công anh bằng dung mơi n-hexan theo
thời gian
Kết quả định danh thành phần hóa học trong dịch chiết n-hexan
từ rễ cây bồ công anh
Kết quả chiết lá cây bồ công anh bằng dung môi n-hexan theo
thời gian
Kết quả định danh thành phần hóa học trong dịch chiết n-hexan
từ lá cây bồ công anh
Kết quả chiết rễ cây bồ công anh bằng dung môi diclometan
theo thời gian
Kết quả định danh thành phần hóa học trong dịch chiết
diclometan từ rễ cây bồ công anh

30

30

32

33

35

37

41

42



Số hiệu

Tên bảng

bảng
3.13.

3.14.

3.15.

3.16.

3.17.

3.18.

3.19.

3.20.

3.21.

3.22.
3.23.
3.24.

3.25.

Kết quả chiết lá cây bồ công anh bằng dung môi diclometan theo

thời gian
Kết quả định danh thành phần hóa học trong dịch chiết
diclometan từ lá cây bồ công anh
Kết quả chiết rễ cây bồ công anh bằng dung môi etyl axetat theo
thời gian
Kết quả định danh thành phần hóa học trong dịch chiết etyl
axetat từ rễ cây bồ công anh
Kết quả chiết lá cây bồ công anh bằng dung môi etyl axetat theo
thời gian
Kết quả định danh thành phần hóa học trong dịch chiết etyl
axetat từ lá cây bồ công anh
Kết quả chiết rễ cây bồ công anh bằng dung môi metanol theo
thời gian
Kết quả định danh thành phần hóa học trong dịch chiết metanol
từ rễ cây bồ công anh
Kết quả chiết lá cây bồ công anh bằng dung môi metanol theo
thời gian
Kết quả định danh thành phần hóa học trong dịch chiết metanol
từ lá cây bồ công anh
Ảnh hưởng của thời gian đến hiệu suất (%) chiết
Tổng hợp định danh các cấu tử có trong dịch chiết rễ, lá cây
bồ công anh bằng các dung môi
Kết quả thử nghiệm hoạt tính chống oxy hố trên hệ DPPH
(1,1-diphenyl-2-picrylhydrazyl)

Trang

45

46


50

51

54

55

59

60

63

64
68
70

75


DANH MỤC CÁC HÌNH
Số hiệu

Tên hình

hình

Trang


1.1.

Một số cây thuộc họ Cúc

5

1.2.

Một số cây thuộc chi Lactuca

6

1.3.

Cây bồ công anh Việt Nam

7

1.4.

Hệ thống chiết soxhlet

15

1.5.

Sơ đồ khối thiết bị AAS

17


2.1.

Cây bồ cơng anh ở huyện Hịa Vang, thành phố Đà Nẵng

19

2.2.

Rễ, lá bồ công anh sau khi phơi khô

20

2.3.

Bột rễ, bột lá của bồ công anh sau khi xay

20

2.4.

Sơ đồ quy trình nghiên cứu rễ, lá cây bồ cơng anh

27

3.1.

GC-MS của dịch chiết n-hexan từ rễ cây bồ công anh

33


3.2.

GC-MS của dịch chiết n-hexan từ lá cây bồ công anh

36

3.3.

GC-MS của dịch chiết diclometan từ rễ cây bồ công anh

42

3.4.

GC-MS của dịch chiết diclometan từ lá cây bồ công anh

46

3.5.

GC-MS của dịch chiết etyl axetat từ rễ cây bồ công anh

51

3.6.

GC-MS của dịch chiết etyl axetat từ lá cây bồ công anh

55


3.7.

GC-MS của dịch chiết metanol từ rễ cây bồ công anh

60

3.8.

GC-MS của dịch chiết metanol từ lá cây bồ công anh

64


1

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Với sự phát triển quá nhanh của xã hội hiện nay dẫn đến nhiều vấn đề chưa
được giải quyết kịp thời như: khí thải, nước thải công nghiệp, rác thải, … làm cho
môi trường ngày càng trở nên ô nhiễm; dẫn đến hậu quả là con người phải đối mặt
với nhiều khó khăn và thách thức, cũng như phải đối mặt với nhiều nguy cơ bệnh
tật. Thực tế đó đã thúc đẩy chúng ta phải tìm ra các thuốc chữa bệnh mới, có hiệu
quả cao hơn, tác dụng chọn lọc hơn và giá thành rẻ hơn để điều trị các bệnh hiểm
nghèo.
Ngày nay, y học hiện đại đã chứng minh nhiều loại thảo dược có tác dụng chữa
bệnh thần kỳ. Ưu điểm của các loại thảo dược là có tác dụng vào nhiều bộ phận cơ
thể hơn là thuốc tây, không gây nghiện và không gây tác dụng phụ không mong muốn.
Trong số các lồi cây thảo dược, cây bồ cơng anh được biết đến như là phương thuốc
hữu hiệu có tác dụng thanh nhiệt giải độc, trị các chứng ung nhọt, sang lở, nhũ ung,

trường ung, đau họng, mắt sưng đỏ đau, chứng viêm gan vàng da, viêm tiết niệu. Bồ
công anh cịn có tên gọi khác là rau bồ cóc, diếp hoang, diếp dại, mót mét, mũi mác,
diếp trời, rau mũi cày. Bồ công anh thường mọc hoang dại ven đường, các sườn đồi
nhiều nắng. Bồ công anh là loại cây thân cỏ sống dai, rễ đơn, dài, khỏe, thuộc loại rễ
hình trụ [22], [25].
Theo nghiên cứu của các nhà khoa học tại Đại học Windsor, họ phát hiện ra
rằng rễ bồ công anh phá hủy các tế bào ung thư mà không làm hại các tế bào khỏe
mạnh và kết quả đã được công bố trên trang web “Natural News”. Ở Việt Nam và
trên thế giới, các cơng trình nghiên cứu về lồi cây này hầu như rất ít. Người ta chỉ
biết đến bồ công anh như là vị thuốc q có giá trị chữa bệnh cao cịn thành phần hóa
học và hoạt tính sinh học của các chất trong dịch chiết từ các bộ phận của bồ công
anh chưa được biết nhiều đến [24]. Vì vậy, tơi đã chọn đề tài “Nghiên cứu chiết tách
và xác định thành phần hóa học trong một số dịch chiết rễ, lá cây bồ công anh ở
Đà Nẵng”.


2

2. Mục tiêu nghiên cứu
- Mục tiêu chung:
+ Xác định thành phần hóa học trong rễ và lá cây bồ công anh từ đó làm tiền đề
cho việc nghiên cứu các hoạt tính sinh học cũng như tiến tới phân lập các chất làm
nguồn nguyên liệu cho sản xuất dược liệu.
- Mục tiêu cụ thể: với mục tiêu trên, trong q trình triển khai nghiên cứu đề tài,
tơi sẽ tập trung giải quyết các mục tiêu cụ thể sau đây:
 Nghiên cứu chiết tách, lựa chọn dung mơi chiết thích hợp.
 Xác định thành phần hóa học trong một số dịch chiết hữu cơ của rễ và lá cây
bồ công anh.
 Thăm dị hoạt tính sinh học trong một số dịch chiết của rễ và lá cây bồ công anh.
3. Đối tượng nghiên cứu

- Rễ, lá cây bồ công anh được thu hái ở huyện Hòa Vang, thành phố Đà Nẵng
4. Phương pháp nghiên cứu
 Nghiên cứu lý thuyết
- Thu nhập, tổng hợp các tài liệu, tư liệu về nguồn nguyên liệu, phương pháp
nghiên cứu các hợp chất tự nhiên, thành phần hóa học và ứng dụng của rễ, lá cây bồ
cơng anh.
- Tìm hiểu phương pháp lấy mẫu, chiết tách và xác định cấu trúc hóa học các
chất từ thực vật.
 Nghiên cứu thực nghiệm
- Phương pháp lấy mẫu, thu hái và xử lý mẫu.
- Phương pháp phân tích trọng lượng để xác định các thông số hóa lý (xác định
độ ẩm trong nguyên liệu khô).
- Phương pháp phân hủy mẫu phân tích để khảo sát hàm lượng tro.
- Khảo sát định tính một số hợp chất hữu cơ trong rễ, lá cây bồ công anh.
- Phương pháp chiết: chiết soxhlet trong dung môi n-hexan, diclometan (DCM),
etyl axetat (EtOAc), metanol (MeOH)
- Phương pháp vật lý: phương pháp quang phổ hấp thụ nguyên tử (AAS) để xác


3

định hàm lượng các kim loại nặng; phương pháp sắc ký khí ghép phổ khối (GC-MS)
nhằm xác định thành phần, định danh các cấu tử trong mỗi dịch chiết.
5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
a. Ý nghĩa khoa học
- Cung cấp các thông tin khoa học về quy trình chiết tách và thành phần cấu tạo
một số hợp chất có trong rễ, lá cây bồ công anh
- Cung cấp các số liệu thực nghiệm cho các nghiên cứu tiếp theo sâu hơn về rễ,
lá cây bồ công anh
b. Ý nghĩa thực tiễn

- Sử dụng rễ, lá cây bồ công anh chữa bệnh một cách khoa học, không chỉ dùng
hạn chế trong y học cổ truyền mà cịn có thể mở rộng nghiên cứu nhiều hơn để chế
tạo các dạng thuốc trong y học hiện đại.
- Giải thích một cách khoa học một số cơng dụng chữa bệnh theo kinh nghiệm
dân gian của cây bồ công anh
6. Bố cục đề tài
Ngoài phần mở đầu, danh mục các ký hiệu, các chữ viết tắt, danh mục các bảng,
danh mục các hình, kết luận và kiến nghị, tài liệu tham khảo và phụ lục. Luận văn
được chia làm các chương như sau:
Chương 1. Tổng quan
Chương 2. Nguyên liệu và phương pháp nghiên cứu
Chương 3. Kết quả và thảo luận


4

CHƯƠNG 1

TỔNG QUAN
1.1. TỔNG QUAN VỀ CÂY BỒ CÔNG ANH
1.1.1. Giới thiệu chung về cây bồ công anh
Bồ công anh còn gọi là rau bồ cóc, diếp hoang, diếp dại, mót mét, mũi mác, diếp
trời, rau mũi cày (Lactuca indica) là một loài cây thân thảo thuộc họ Cúc
(Asteraceae), chi Lactuca
Bồ công anh thường mọc hoang dại ven đường, các sườn đồi nhiều nắng, ở cao
độ từ thấp tới trung bình, sống một năm hoặc hai năm.
Bồ cơng anh thường phân bố ở Đông Nam Á, Ấn Độ, đông Siberi, Nhật Bản và
miền nam Trung Quốc, Đài Loan [22].
1.1.2. Sơ lược về họ Cúc
Họ Cúc (danh pháp khoa học: Asteraceae hay Compositae), còn gọi là họ Hướng

dương, họ Cúc tây, là một họ thực vật có hoa hai lá mầm. Tên gọi khoa học của họ
này có từ chi Aster (cúc tây). Họ Asteraceae là họ lớn thứ nhất hoặc thứ hai trong
ngành Magnoliophyta, chỉ có họ Phong lan (Orchidaceae) là có thể có sự đa dạng lớn
hơn, với khoảng 25.000 loài đã được miêu tả. Họ này theo các định nghĩa khác nhau
chứa khoảng 900-1.650 chi và từ 13.000-24.000 loài. Theo dữ liệu của Vườn thực vật
hoàng gia Kew mà APG II trích dẫn, họ này chứa 1.620 chi và 23.600 loài. Các chi
lớn nhất là Senecio (1.500 loài), Vernonia (1.000 loài), Cousinia (600 loài),
Centaurea (600 loài).
Họ Cúc là một họ lớn có mức tiến hóa cao nhất trong các lồi thực vật hạt kín
hai lá mầm. Họ này có hơn 350 đại diện ở Việt Nam, gần đây có thêm rất nhiều loài
được nhập về trồng phục vụ ngành hoa kiểng, tên khoa học các loài này chưa được
cập nhật trong các sách tra cứu thực vật.
Họ Asteraceae phân bố rộng khắp thế giới, nhưng phổ biến nhất tại các khu vực
ôn đới và miền núi nhiệt đới. Bộ Asteraceae có thể được đặc trưng ở mức độ phân tử
và hình thái học. Các đặc điểm chung bao gồm nhóm các oligosacarit nguồn gốc tự


5

nhiên (các phân tử đường sacaroza liên kết với nhau) như là nơi lưu trữ chất dinh
dưỡng và các nhị hoa thông thường được tập hợp lại dày dặc xung quanh vịi nhụy
hoặc thậm chí được hợp nhất lại thành ống xung quanh nó. Thuộc tính thứ hai có lẽ
gắn liền với sự thụ phấn đầu cơ (hay thứ cấp) và điều này rất phổ biến trong các họ
của bộ này. Một số cây thuộc họ Cúc được giới thiệu trong Hình 1.1.

Hình 1.1. Một số cây thuộc họ Cúc
1.1.3. Sơ lược về chi Lactuca
Chi Lactuca, được biết dưới tên gọi thông thường là rau diếp, là một chi thực
vật có hoa trong họ Cúc (Asteraceae). Chi này có khoảng 100 loài, phân bổ khắp thế
giới, nhưng chủ yếu trong các khu vực ôn đới của đại lục Á-Âu.

Đại diện được biết đến nhiều nhất là rau diếp (Lactuca sativa), với rất nhiều
giống và được trồng chủ yếu làm rau ăn, nhưng nhiều loài khác là các loại cỏ dại.
Chúng là các loài cây sống một năm hoặc lâu năm, có thể cao từ 10–180 cm. Chúng
tạo ra cụm hoa dạng đầu hình chùy có màu vàng, nâu hay tía với các cánh hoa tia.
Các lồi khơng ăn được có thể chứa nhiều chất có vị đắng. Các loài khác chứa
nhựa giống như sữa.
Các loài trong chi Lactuca thường có thân thẳng hình trụ. Lá mọc ngay từ gốc
thân, càng lên càng nhỏ dần; lá ở gốc có cuống còn lá ở thân không cuống. Cụm hoa
gồm nhiều đầu hoa hợp lại thành chuỳ kép, mỗi đầu có 10-24 hoa dạng lưỡi nhỏ màu


6

vàng. Quả bế hình trái xoan dẹp, màu nâu, có mào lông trắng [26]. Một số cây thuộc
chi Lactuca được giới thiệu trong Hình 1.2.

Hình 1.2. Một số cây thuộc chi Lactuca
1.1.4. Giới thiệu một số đặc điểm của cây bồ công anh Việt Nam
a. Tên gọi
-Tên gọi khác: Bồ cơng anh, rau bồ cóc, diếp hoang, diếp dại, mót mét, mũi
mác, diếp trời, rau mũi cà.
-Tên tiếng Anh: Indian Lettuce
-Tên khoa học: Lactuca indica L.
b. Phân loại khoa học
Giới (regnum)

Plantae

Bộ (ordo)


Asterales

Họ (familia)

Asteraceae

Tông (tribus)

Cichorieae

Chi (genus)

Lactuca

c. Đặc điểm thực vật, phân bố
Cây Bồ công anh Việt Nam (Lactuca indica) là một loài cây thân thảo thuộc họ


7

Cúc (Asteraceae), sống một năm hoặc hai năm, không lông.
Bồ công anh Việt Nam mọc hoang tại nhiều tỉnh miền Bắc Việt Nam. Đây là
loại cây rất dễ trồng bằng hạt, mùa trồng vào tháng 3-4 hoặc 9-10, cũng có thể trồng
bằng mẩu gốc, sau 4 tháng là có thể thu hoạch được. Thường thì nhân dân ta hái lá
về dùng tươi hay phơi hoặc sấy khô để dùng dần, khơng cần chế biến gì đặc biệt.
Cây Bồ cơng anh Việt Nam hay Rau diếp Ấn Độ (Lactuca indica) có nguồn gốc
không rõ và phân bố ở Đông Nam Á, Ấn Độ, đông Siberi, Nhật Bản và miền Nam
Trung Quốc, Đài Loan.
Cây thường mọc hoang dại ven đường, các sườn đồi nhiều nắng, ở cao độ từ
thấp tới trung bình. Ít được trồng. Có hai dạng là indivisa (cây được trồng với lá

thẳng-mũi mác, không xẻ thùy) và runcinata với lá thn dài, xẻ thùy sâu hình lơng
chim. Cả hai loại đều dùng làm thuốc được [22]. Hoa, lá, rễ cây bồ cơng anh Việt
Nam được giới thiệu trong hình 1.3.

Hình 1.3. Cây bồ cơng anh Việt Nam
1.1.5. Cơng dụng của cây bồ công anh trong đời sống
Tại Hoa Kỳ, nhiều người xem bồ cơng anh là thần dược có tác dụng điều trị
bệnh sưng loét bao tử, ung độc, đặc biệt là ung thư vú. Ở nước ta, bồ công anh mọc
hoang dại ở các vùng như Đà Lạt, Tam Đảo, Sa Pa và cũng được trồng để lấy lá làm
thuốc.
Bồ cơng anh cịn chứa nhiều chất sắt tương đương trong rau dền, hàm lượng
vitamin A cao gấp bốn lần rau diếp và rất giàu các nguyên tố vi lượng như magie,
potassium, calcium, sodium và nhất là vitamin C, B. Ngồi ra bồ cơng anh cịn chứa
protein, chất béo, tinh bột... Theo y học cổ truyền, một số tác dụng chữa bệnh của bồ


8

cơng anh như sau:
Chống lỗng xương: hàm lượng magie cao trong bồ cơng anh rất tốt cho những
bệnh nhân lỗng xương, còi xương [5].
Chữa rối loạn gan mật: Phối hợp với cải xà lách xoong chế thành một loại nước
ép, sẽ rất hiệu quả và giúp gan mật hoạt động bình thường [8].
Chữa suy nhược cơ thể: Bồ cơng anh có tác dụng nâng đỡ và tăng cường hoạt
động của các cơ quan nội tạng trong cơ thể, chữa suy nhược, biếng ăn. Nó cịn có tính
lọc máu, tẩy độc cho cơ thể và làm gia tăng sức đề kháng [23].
Chữa các rối loạn trên hệ bài tiết: toàn cây bồ công anh được chế biến thành
một loại trà, uống mỗi ngày làm gia tăng lượng nước tiểu bài tiết [8].
Chữa mụn cóc: cắt ngang phần gốc của cây và lấy chất dịch tiết ra từ cây bôi
lên chỗ mụn cóc, 2-3 lần mỗi ngày, sẽ thấy hiệu quả [23], [24].

Chữa viêm tuyến vú, tắc tia sữa: phụ nữ sau khi sinh bị viêm tuyến vú gây đau
nhức dữ dội, dùng lá sắc lấy nước uống [5].
Chữa các chứng viêm lt: bồ cơng anh cịn chữa viêm lt dạ dày, ung thư vú,
mụn nhọt, ghẻ lở, các bệnh ngoài da, giúp làn da tươi sáng, trẻ hóa, ngừa ung thư nhờ
tác dụng tăng cường thải độc cho gan [5], [8].
1.1.6. Nghiên cứu về dược tính cây bồ cơng anh
Bồ cơng anh (Đông y cho là thuộc về hàn lương) được áp dụng phương pháp
lồng cử động đã thể hiện tác dụng an thần. Flavonoid của bồ công anh đã được nghiên
cứu tác dụng sinh học thấy có tác dụng ức chế men oxy hóa khử peroxydaza và
catalaza máu chuột cống trắng. Những thí nghiệm tiến hành với huyết thanh người
cüng cho những kết quả ức chế men oxy hóa khử rõ rệt [5], [8], [22], [23], [24].
Theo tài liệu nước ngoài, tại một số nước, người ta có sử dụng và nghiên cứu
những loài Lactuca khác như L.Virosa, L. Sativa (rau diếp ăn của Việt Nam), thấy
những cây này không độc và có tác dụng trên hệ thần kinh trung ương gây ngủ nhẹ.
Bồ công anh có tác dụng giải độc, tiêu viêm, thanh nhiệt, tán kết, trị mụn nhọt. Bồ
công anh thường phối hợp với các vị thuốc khác.
Các tác dụng dược lí của bồ cơng anh:


9

 Tác dụng kháng khuẩn in vitro trên các vi khuẩn Bacillus subtilis,
Staphylococcus aureus, Salmonellatyphi, Escherichia coli với nồng độ đến 25 µg/ml.
 Tác dụng chống nấm in vitro trên Candida albican, Cryptococcus
neoformans, trichophyton mentagrophytes, Microsporum canis, Aspergillus aiger với
nồng độ đến 25µg/ml.
 Tác dụng chống amib trên Entamoeba histolytica chủng STH đến nồng độ
125µg/ml.
 Tác dụng chống sán Hymenolepis nana ở chuột cống trắng với liều 250mg/kg.
 Tác dụng chống ung thư trên tế bào ung thư biểu mô mũi-thanh quản người

in vitro; trên tế bào ung thư bạch cầu dòng lympho, tế bào sarcom 180 và tế bào gây
u gan ở chuột nhắt trắng.
1.1.7. Một số cơng trình nghiên cứu về cây bồ công anh
Mặc dù cây bồ công anh được biết đến như là một thảo dược có giá trị chữa
được nhiều loại bệnh từ rất lâu, tuy nhiên tại Việt Nam cho đến nay có rất ít cơng
trình nghiên cứu về nó. Hiện nay, ở Việt Nam và trên thế giới có rất ít tài liệu nghiên
cứu khảo sát xác định thành phần hóa học có trong bộ phận của cây bồ công anh, chỉ
có một vài nghiên cứu đánh giá trữ lượng, sự phát triển, phân bố, dược tính của cây
bồ cơng anh.
Cơng trình nghiên cứu trong nước gần đây nhất ở trong nước là khảo sát bước
đầu thành phần hóa học của cây bồ công anh trong cao chiết etyl axetat và đã cô lập
được một flavonoid là luteolin-7-O--D-glucopyranoside. Theo nhiều tài liệu công
bố, luteolin-7-O-- D-glucopyra-noside có nhiều tác dụng trong y học đặc biệt là khả
năng ức chế tạo ra cholesterol có hại trong máu, làm giảm nguy cơ bệnh cao huyết áp
ở người [4].
Trên thế giới, các nghiên cứu xác định thành phần hóa học trong một số bộ phận
khác nhau của cây bồ cơng anh cũng như hoạt tính của nó cũng được công bố. Abdul
Kadir M. N. Jassim và các cộng sự đã nghiên cứu xác định thành phần hóa học trong


10

dịch chiết etyl axetat từ lá cây bồ công anh và hoạt tính kháng khuẩn của nó [15].
Jeong-Hun Park và các cộng sự đã tiến hành định lượng các hợp chất phenolic và
nghiên cứu hoạt tính chống oxi hóa của các dịch chiết từ các bộ phận của cây bồ công
anh [18]. Ki Hyun Kim và các cộng sự đã phân lập được dẫn xuất của
phenylpropanoid từ cây bồ công anh [20].
1.2. THÀNH PHẦN HĨA HỌC CỦA CÂY BỒ CƠNG ANH
Thành phần hóa học đã được tìm thấy trong các lồi bồ cơng anh khác nhau đã
được cơng bố trên nhiều tạp chí khoa học [4], [15], [19], [21], [22] và được liệt kê

trong Bảng 1.1.
Bảng 1.1. Thành phần hóa học đã được tìm thấy trong các lồi
bồ cơng anh khác nhau
STT

Tên

Hoạt tính

Cơng thức cấu tạo

sinh học
CH3

thống miễn dịch và ngăn

CH3

1

β-sitosterol

ngừa sỏi mật ung thư

CH3

ruột kết , ung thư cổ tử

H3C


HO

Giúp tăng cường hệ

CH3

CH3

cung, giảm hàm lượng
cholesterol trong máu
[27].
Giảm

lượng

LDL-

cholesterol (cholesterol
2

H

Stigmasterol
H
HO

xấu), thành phần làm tăng
H

nguy cơ mắc bệnh tim

mạch [27].


11

STT

Tên

Hoạt tính

Cơng thức cấu tạo

sinh học
Thanh nhiệt giải độc, lợi
niệu tán kết, trị viêm
tuyến limphô, đinh độc

3 Taraxasterol

nhọt sưng, viêm viêm
amidan cấp tính, viêm
phế quản cấp [16].
Giúp tăng cường hệ
thống miễn dịch và giảm

H3C

CH3


CH3

4

28
H3C 29

Sterols

CH3

CH3

hàm lượng cholesterol
trong máu [27].

HO

Khả năng ức chế tạo ra
Luteolin5

7-O--Dglucopyra
noside

cholesterol có hại trong
máu, làm giảm nguy cơ
bệnh cao huyết áp ở
người [4].

Thiamin (vitamin B1)

quan trọng trong việc
chuyển
6

Thiamin

hóa

carbohydrates từ thực
phẩm thành các sản
phẩm cần thiết cho cơ
thể.


12

STT

Tên

Hoạt tính

Cơng thức cấu tạo

sinh học
Riboflavin cần cho sự
hoạt hóa pyridoxin, sự
chuyển

7


Riboflavin

tryptophan

thành niacin, và liên
quan đến sự toàn vẹn
của hồng cầu [21].
Kháng viêm trên đường
ruột và viêm da, cải

8

Niacin

thiện huyết áp, chống co
thắt phế quản, chống
thấp khớp, hạ lượng mỡ
máu.
Tác dụng trừ thấp, tiêu

9

acid

viêm, lợi tiêu hoá

Melissic
Phytol có tác dụng giải


10

Phytol

độc gan, thông mật, lợi
tiểu, nhuận tràng [7].
Squalene giúp điều trị
ung thư, các bệnh về da,
bệnh hô hấp cũng như

11

Squalene

làm giảm viêm loét
miệng và ngăn ngừa các
bệnh do bức xạ gây ra
[14].


13

STT

Tên

Hoạt tính

Cơng thức cấu tạo


sinh học
Kháng khuẩn, kháng

12

Caryophyl

nấm.

lene
Vitamin E có tác dụng
tái tạo tế bào da, giúp
các mô trên da tránh

13

Vitamin E

được sự oxy hoá, do đó
giúp làm chậm quá trình
lão hoá và dưỡng da
hiệu quả.

Nhận xét: Các nghiên cứu cho thấy bồ cơng anh có tác dụng rất lớn bởi nó có
chứa tồn bộ các hợp chất giúp tăng cường sức khỏe một cách tự nhiên như: alkaloids,
steroids, and triterpenoids. Rễ và lá bồ cơng anh cịn chứa nhiều chất chống oxi hóa
là tác nhân thúc đẩy q trình sản xuất các chất có lợi cho sức khỏe và bảo vệ hệ
thống tim mạch.
1.3. MỘT SỐ KỸ THUẬT THỰC NGHIỆM TRONG NGHIÊN CỨU CHIẾT
TÁCH HỢP CHẤT THIÊN NHIÊN

1.3.1. Kỹ thuật chiết Soxhlet
Chiết tách là kỹ thuật lấy chất từ hỗn hợp bằng dung môi để tách biệt, cô và tinh
chế các cấu tử có trong hỗn hợp thành những cấu tử riêng. Có thể chiết từ hỗn hợp
dung dịch hay từ chất rắn [11].
Có rất nhiều cách để chiết tách hợp chất hữu cơ ra khỏi mẫu thực vật. Các kỹ
thuật đều xoay quanh hai phương pháp chính là chiết lỏng – lỏng và chiết rắn –lỏng.
Trong thực nghiệm, việc chiết rắn – lỏng được áp dụng nhiều hơn, gồm sự ngấm kiệt
(percolation), sự ngâm dầm (maceration), sự trích với máy chiết Soxhlet… [12], [14].
Trong đề tài này sử dụng kỹ thuật chiết Soxhlet.


14

Nguyên tắc
Chiết Soxhlet là kiểu chiết liên tục, quá trình chiết được thực hiện tuần hoàn
trong bộ thiết bị chiết khép kín. Kiểu chiết này cũng như chiết lỏng – lỏng nên về bản
chất của sự chiết vẫn là định luật phân bố chất trong hai pha không trộn vào nhau.
Song ở đây pha mẫu là ở trạng thái lỏng, bột, hoặc dạng lá. Cịn dung mơi chiết (chất
hữu cơ) là dạng lỏng [3], [6], [7].
Cách tiến hành: Bột rễ, lá bồ công anh xay mịn được đặt trực tiếp trong một túi
vải rồi cho vào ống D để dễ lấy bột lá cây ra khỏi máy. Lưu ý đặt vài viên bi thủy tinh
dưới đáy ống D để tránh làm nghẹt lối ra vào của ống thông nhau E. Không được để
lượng bột lá cây trong ống D cao hơn vượt hơn mức cong của ống thông nhau E.
Rót dung mơi đã lựa chọn vào bình cầu bằng cách tháo hệ thống ở chỗ nút mài
số (2), như thế dung môi sẽ thấm ướt bột cây rồi mới chạy xuống bình cầu, ngang qua
ngõ ống thơng nhau E. Lưu ý để thể tích lượng dung mơi trong bình cầu khơng được
nhiều hơn hai phần ba thể tích của bình cầu.
Kiểm tra hệ thống kín, mở cho nước chảy hồn lưu trong ống ngưng hơi. Cắm
bếp điện và điều chỉnh nhiệt sao cho cho dung mơi trong bình cầu sơi đều nhẹ. Dung
môi tinh khiết khi được đun nóng sẽ bốc hơi lên cao, theo ống B lên cao hơn, rồi theo

ống ngưng hơi để lên cao hơn nữa, nhưng tại đây hơi dung môi bị ngưng hơi làm
lạnh, ngưng tụ thành thể lỏng, rớt thẳng xuống ống D đang chứa bột lá cây. Dung môi
ngấm vào bột rễ, lá cây và chiết những chất hữu cơ nào có thể hịa tan vào dung mơi.
Theo quá trình đun nóng, lượng dung môi rơi vào ống D càng nhiều, mức dung môi
dâng lên cao trong ống D và đồng thời cũng dâng cao trong ống E, vì đây là ống thơng
nhau. Đến một mức cao nhất trong ống E, dung môi sẽ bị hút về bình cầu A, lực hút
này sẽ rút hết lượng dung môi đang chứa trong ống D.
Bếp vẫn tiếp tục đun và một quy trình mới vận chuyển dung môi theo như mô
tả lúc đầu. Các hợp chất được hút xuống bình cầu và nằm lại tại đó, chỉ có dung mơi
tinh khiết là được bốc hơi bay lên để tiếp tục quá trình chiết. Tiếp tục đến khi chiết
kiệt chất trong bột lá cây. Kiểm tra sự chiết kiệt bằng cách tắt máy để nguội và mở
hệ thống chỗ nút mài (2), rút lấy một giọt dung mơi và thử trên miếng kính, nếu thấy


15

khơng cịn vết gì trên kính là đã chiết kiệt.
Sau khi hồn tất, lấy dung mơi chiết ra khỏi bình cầu A, đuổi dung môi, thu
được cao chiết. Trong quá trình chiết, các hợp chất chiết ra từ bột lá cây được trữ lại
trong bình cầu A, nên chúng ln bị đun nóng ở nhiệt độ sôi của dung môi vì thế nếu
có hợp chất nào kém bền nhiệt thí dụ như carotenoid có thể bị phân hủy.
Do toàn hệ thống của máy đều bằng thủy tinh và được gia công thủ công nên
giá thành một máy khá cao. Máy bằng thủy tinh nên dễ vỡ, trong đó các bộ phận của
máy, nhất là các nút mài do được gia công thủ công nên chỉ cần làm vỡ một bộ phận
nào đó thì khó tìm được một bộ phận khác có thể vừa khớp để thay thế [3], [6], [12].
Hệ thống chiết soxhlet được mơ tả như Hình 1.4.

Hình 1.4. Hệ thống chiết soxhlet
1.3.2. Lựa chọn dung môi để chiết tách
Yêu cầu dung môi hữu cơ sử dụng: hỗn hợp phản ứng là hỗn hợp lỏng-lỏng,

rắn- lỏng cộng với dung mơi hay tập hợp một số dung mơi thì có độ hoà tan khác
nhau, nồng độ các chất khác nhau và có tác dụng tương hỗ (thấm lấn), khuếch tán vào
nhau. Cho nên dung môi được lựa chọn phải đáp ứng những yêu cầu sau:


×