Tải bản đầy đủ (.docx) (18 trang)

Rèn kỹ năng chào hỏi lễ phép

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (5.83 MB, 18 trang )

I.Lý do chọn biện pháp
1. Cơ sở lý luận
“Tiên học lễ, hậu học văn” đây là câu nói mà từ xa xưa ông cha ta đẫ để
truyền lại để dạy dỗ con cháu, làm người trước hết phải học lễ nghĩa sau đó mới
học văn hóa. Hay như câu “Lời chào cao hơn mâm cỗ” cũng thể hiện rất rõ tầm
quan trọng của lời chào trong cuộc sống hàng ngày.
Tại sao phải chào hỏi một cách lễ phép? Đó điều cần phải dạy trẻ từ khi
còn nhỏ đến khi trưởng thành. Việc giáo dục cách chào hỏi lễ phép cho trẻ mầm
non không đơn giản như nhiều người trong chúng ta vẫn nghĩ là dạy trẻ khoanh
tay, chào hỏi ....Nếu không được chỉ bảo cách chào hỏi sao cho lễ phép ngay từ
nhỏ thì lớn lên sẽ tất khó sửa.
Chào hỏi một cách lễ phép là sự tôn trọng của mình đối với người khác và
cũng như tự tơn trọng bản thân. Dạy trẻ cách chào hỏi lễ phép không hề đơn
giản bởi lẽ chính người lớn chúng ta đơi khi cũng không để ý nhiều đến điều này
để giáo dục cho trẻ. Qua thực tế, tôi thấy dạy trẻ biết chào hỏi lễ phép chính là
một yêu cầu cần được đáp ứng không chỉ đối với nghành giáo dục nói riêng và
của cả xã hội nói chung.
Dạy trẻ biết chào hỏi lễ phép cho trẻ trong trường mầm non có ý nghĩa vơ
cùng quan trọng bởi nó chính là một trong những mục tiêu giáo dục hàng đầu
nhằm giúp trẻ phát triển toàn diện trên các lĩnh vực. Giúp trẻ có kỹ năng giao
tiếp, ứng xử với mọi người, thể hiện bản thân một cách tích cực tạo điều kiện
thuận lợi góp phần hình thành nhân cách của trẻ sau này.
2. Cơ sở thực tiễn
Là một giáo viên mầm non được phân công dạy đối tượng trẻ 4-5 tuổi.
Tôi nhận thấy một số trẻ lớp tôi chưa biết chào hỏi lễ phép. Nhận thấy được ý
nghĩa của việc giáo dục trẻ biết chào hỏi lễ phép đối với sự phát triển của trẻ.
Tôi luôn trăn trở suy nghĩ làm thế nào để dạy trẻ biết chào hỏi lễ phép một cách
hiệu quả nhất? Làm thế nào để các con trang bị cho mình được những kỹ năng
cơ bản này ngay ở bậc học mầm non? Chính bởi vậy tơi đã mạnh dạn đi sâu vào
nghiên cứu và áp dụng “Biện pháp giúp trẻ 4-5 tuổi có kỹ năng chào hỏi lễ
1




phép” nhằm đưa ra một số giải pháp để trang bị và giáo dục kĩ năng sống trên
cho trẻ .
a. Thuận lợi:
-Ban giám hiệu nhà trường luôn sát sao, quan tâm, nhắc nhở giáo viên
chúng tôi cần chú ý rèn luyện kỹ năng sống cho trẻ ở mọi lúc mọi nơi.
-Cơ sở vật chất của nhà trường tương đối đầy đủ.
-Đa số các bậc phụ huynh đã quan tâm và rất có trách nhiệm với con.
Ln phối kết hợp tốt với giáo viên trong cơng tác chăm sóc giáo dục trẻ.
-Bản thân tơi có trình độ đào tạo trên chuẩn, là giáo viên giỏi cấp huyện
nhiều năm, có tinh thần trách nhiệm cao trong công việc. Yêu nghề mến trẻ, ln
có ý thức vương lên trong cơng tác.
-100% trẻ đã qua lớp mẫu giáo 3-4 tuổi nên cũng thuận lợi cho việc đưa
trẻ vào nề nếp.
b. Khó khăn:
-Diện tích lớp học chưa được rộng rãi, chưa có phịng ngủ riêng nên cũng
ảnh hưởng rất lớn đến không gian học tập và vui chơi của các cháu.
-Tài liệu về giáo dục kỹ năng sống của trẻ cịn hạn chế. Chưa có bộ sách
chuẩn nào được ban hành trong chương trình giáo dục mầm non.
-Giáo dục kỹ năng sống cho trẻ bậc học mầm non mới chỉ dừng lại là một
hoạt động tích hợp lồng ghép với các hoạt động học và chơi khác, chứ không
phải là một hoạt động được tổ chức riêng biệt.
-Đa số các bậc phụ huynh đã quan tâm đến việc học tập của con nhưng
chưa chú ý nhiều đến việc rèn kỹ năng sống cho trẻ.
c. Thực trạng
Trước khi áp dụng giải pháp tôi đã tiến hành khảo sát trẻ ở nội dung trên.
Kết quả khảo sát như sau
STT
1


Nội dung khảo sát
Trẻ có kỹ năng chào hỏi lễ phép

d. Mục đích
2

Số trẻ đạt
10/ 25

Tỷ lệ %
40


Áp dụng biện pháp này nhằm mục đích rèn cho trẻ có kỹ năng chào hỏi lễ
phép góp phần nâng cao chất lượng chuyên đề giáo dục lễ giáo cho trẻ mầm non
nói chung của lớp tơi nói riêng.
II. Nội dung
1.1.Giải pháp 1: Dạy trẻ chào hỏi lễ phép thông qua hoạt động giáo
dục kỹ năng sống.
Để rèn cho trẻ có kỹ năng chào hỏi lễ phép. Ngay từ đầu năm học tôi đã xây
dựng một hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho trẻ với đề tài dạy trẻ chào hỏi lễ
phép. Mục đích u cầu tơi đặt ra ở hoạt động này là giúp trẻ biết chào hỏi lễ
phép với người lớn, chào hỏi phù hợp với bạn bè. Ở hoạt động này tôi đã tiến
hành như sau:
Hoạt động 1: Gây hứng thú cho trẻ, tôi cho trẻ hát bài hát “Lời chào buổi
sáng”. Sau đó tơi trị chuyện cùng trẻ về nội dung bài hát và dẫn dắt trẻ vào hoạt
động dạy trẻ chào hỏi lễ phép.

Hoạt động 2: Bài mới.

Để xem lời chào quan trọng như thế nào các con hãy cùng ngồi ngoan nghe
cô Loan kể câu chuyện “Mèo con lễ phép nhé”. Tôi kể cho trẻ nghe câu chuyện
mèo con lễ phép. Sau đó tôi đàm thoại cùng trẻ : Cô vừa kể cho các con nghe
3


câu chuyện gì? Mèo con và gà trống bạn nào ngoan hơn? Vì sao con biết? Cơ
giáo dục trẻ khi là một em bé ngoan biết chào hỏi lễ phép sẽ được mọi người
u q

Sau đó tơi cho trẻ xem hình ảnh em bé đang chào bà trên màn hình ti vi rồi
hỏi trẻ: Em bé đang làm gì? Bạn nhỏ đang chào ai đây? Bạn nhỏ chào bà như thế
nào? Hôm nay cô sẽ dạy các con cách chào hỏi lễ phép đối với người lớn như
ông bà, bố mẹ, cô giáo, chú bác, anh chị nhé. Rồi tôi làm mẫu cho trẻ quan sát:
Khi gặp người lớn tuổi như ông bà, bố mẹ, cô giáo ...các con chào như sau: Khi
chào, các con phải đứng thẳng, hai chân chụm lại, hai tay khoanh trước ngực,
miệng tươi cười, đầu hơi cúi, mắt nhìn thẳng vào người được chào:
- Con chào ông ạ
- Con chào bà ạ
- Con chào bố ạ
- Con chào mẹ ạ
- Con chào cô ạ.

4


Sau đó cho trẻ thực hành cách chào hỏi lễ phép đối với người lớn

5



Ngoài việc dạy trẻ cách chào hỏi lễ phép với người lớn, tơi cịn dạy trẻ cách
chào hỏi bạn bè phù hợp như sau: Cho trẻ xem bức tranh hai bạn nhỏ đang chào
nhau rồi hởi trẻ: Hai bạn đang làm gì đây? Khi đến trường gặp các bạn con sẽ
chào như thế nào? Gọi 2-3 trẻ chào bạn cho cả lớp quan sát. Sau đó cơ chốt lại:
Khi chào các bạn, các con đứng đẹp, mắt nhìn vào bạn, vẻ mặt tươi cười, dơ tay
lên vẫy và nói lời chào “Mình chào bạn”. Rồi cho 2 trẻ quay mặt vào nhau thực
hành chào bạn.

6


Với cách dạy trẻ chào hỏi lễ phép trên giờ dạy kỹ năng sống, tơi đã hệ thống
hóa kiến thức cho trẻ giúp trẻ biết được cách chào hỏi lễ phép đối với người lớn
tuổi hơn, cách chào hỏi bạn bè một cách phù hợp. Trẻ đã nắm được kiến thức cơ
bản nên sẽ rất thuận lợi cho việc rèn trẻ kỹ năng chào hỏi lễ phép sau này.
2. Giải pháp 2. Rèn kỹ năng chào hỏi cho trẻ thông qua hoạt động
vui chơi.
Hoạt động vui chơi là hoạt động chủ đạo của trẻ mầm non, trẻ mầm non
học bằng chơi, chơi mà học, qua vui chơi trẻ đón nhận kiến thức một cách hứng
thú và tích cực nhất. Bởi nó đáp ứng được nhu cầu của trẻ. Việc tổ chức tốt các
hoạt động vui chơi không chỉ nhằm củng cố các kiến thức trẻ đã học mà còn
giúp trẻ phát triển những kĩ năng sống đơn giản một cách tốt nhất.
Trong hoạt động vui chơi tôi rèn cho trẻ kỹ năng biết chào hỏi lễ phép
trong các trò chơi đóng vai theo chủ đề. Ví dụ như ở góc chơi phân vai khi trẻ
tham gia chơi trò chơi bán hàng và gia đình. Tơi đã rèn cho những trẻ chưa biết
chào hỏi lễ phép bằng cách hỏi trẻ. Khi đến cửa hàng mua hàng, gặp cô bán
hàng con sẽ làm gì trước? Con chào cơ bán hàng như thế nào cho lễ phép? Tơi
cho trẻ thực hành nói lời chào cơ bán hàng ln ở góc chơi. Cứ như vậy tơi kiên
trì rèn cho những cháu chưa biết chào hỏi lễ phép, nhắc nhở các cháu để các

cháu có kỹ năng chào hỏi lễ phép.

7


Hay khi cho trẻ đi thăm quan cơng trình của các bác xây dựng. Đến cơng
trình tơi nói với trẻ: Đến cơng trình của các bác xây dựng rồi các con chào các
bác xây dựng nào? Thế là tất cả trẻ khoanh tay trước ngực chào các bác xây
dựng và tham quan cơng trình ...

Cứ như vậy tơi kiên trì rèn cho những cháu chưa biết chào hỏi lễ phép,
nhắc nhở các cháu để các cháu có kỹ năng chào hỏi lễ phép.
3.Giải pháp 3: Rèn kỹ năng chào hỏi lễ phép cho trẻ thơng qua hoạt
động học có chủ đích.
Ngồi hoạt động vui chơi thì hoạt động học có chủ đích cũng là lúc tơi
thực hành rèn trẻ kỹ năng chào hỏi lễ phép rất hiệu quả.
*Trong hoạt động văn học: Khi cho trẻ làm quen với các tác phẩm văn
học, tôi thường tận dụng cơ hội để giáo dục kỹ năng sống cho trẻ. Bởi lẽ các tác
phẩm văn học mà trẻ được làm quen trong chương trình đều là những tác phẩm
có tính giáo dục rất cao. Chính vì vậy tơi đã chú ý khai thác làm bật được nội
dung rèn cách chào hỏi lễ phép cho trẻ.
8


Ví dụ: Như trong hoạt động kể chuyện “ Mèo con lễ phép”. Tôi đã tận
dụng cơ hội giáo dục trẻ cách chào hỏi lễ phép giống như bạn mèo con trong
câu truyện.
Hay như trong hoạt động làm quen với bài thơ “Lời chào” tôi cũng tận
dụng triệt để cơ hội để rèn trẻ kỹ năng trên.
Bước1: Gây hứng thú.

Tôi trò chuyện với trẻ về cách chào hỏi của trẻ ví dụ như Anh ơi khi đến
lớp gặp các cơ con làm gi? Thế khi về nhà con chào ai nhi?

Bước 2: Bài mới.
Tôi giới thiệu tên bài thơ “ Lời chào” tôi đọc cho trẻ nghe bài thơ 1-2 lần.
Sau đó đàm thoại trích dẫn nội dung bài. Ví dụ như cô vừa đọc bài thơ gi? Nhà
thơ nào sáng tác? Bạn nhỏ trong bài thơ là một bạn như thế nào? Vì sao Trúc nói
là bạn nhỏ ngoan?... Qua nội dung bài tôi giáo dục trẻ biết chào hỏi lễ phép với
người lớn để là em bé ngoan.
9


*Trong họat động âm nhạc
Trong hoạt động âm nhạc, để giáo dục trẻ biết chào hỏi lễ phép tôi cũng tận
dụng các bài hát có nội dung trên để giáo dục trẻ như bài “Lời chào buổi sáng”
Hoạt động 1: Gây hứng thú
Tôi cho trẻ xem đoạn video”Bé ngoan khi ở nhà” khi xem xong tơi trị
chuyện với trẻ về nội dung của đoạn vi deo. Ví dụ: Bình ơi con thấy bạn Mai là
bạn nhỏ như thế nào? Khi có khách vào nhà chơi bạn biết làm gì?
Sau đó tôi gợi ý trẻ vào bài mới.
ảnh ngồi xem vd
Hoạt động 2: Bài mới.
Cô giới thiệu tên bài hát: Lời chào buổi sáng sau đó cơ hát cho trẻ nghe 1-2
lần cơ trị chuyện với trẻ về nội dung bài hát. Ví dụ. Bảo ơi cơ vừa hát bài hát
gì? Bài hát nói về điều gì? Bạn nhỏ trong bài hát chào bố mẹ để đi đâu? Cô khái
quát lại nội dung bài và giáo dục trẻ biết chào hỏi lễ phép với người lớn khi đi
học biết chào ông bà bố mẹ, đến trường biết chào cô chào bạn. Sau đó cơ dạy trẻ
hát. Trẻ được hát và kết hợp động tác minh họa.
10



Ngồi ra tơi tích lồng vào hoạt động học khác như hoạt động khám phá,
hoạt động tạo hình. Với cách làm như vậy và trẻ được thực hiện thường xuyên
trẻ biết cách chào hỏi lễ phép ở mọi lúc mọi nơi.
4.Giải pháp 4: Rèn kỹ năng chào hỏi lễ phép thơng qua các hoạt động
hàng ngày.
*Hoạt động đón, trả trẻ: Hoạt động đón, trả trẻ là thời điểm tốt nhất tơi
có thể rèn cho trẻ kỹ năng chào hỏi lễ phép. Ở hoạt động này đối với những trẻ
11


đến lớp hay khi ra về chưa biết chào cô chào bố mẹ. Tôi ân cần nhắc trẻ, con
chào cô chào bố mẹ để vào lớp cùng cô nào. Nếu trẻ chào chưa lễ phép tôi cũng
nhắc nhở trẻ thực hiện lại cho đúng luôn.

Đối với những cháu đã biết chào hỏi nhưng chào hỏi chưa lễ phép. Tôi nhẹ
nhàng nhắc trẻ: Con hãy khoanh tay chào cô, chào bố mẹ lại cho lễ phép nào.

Tơi cứ kiên trì rèn cho trẻ hàng ngày và sau một thời gian ngắn các trẻ lớp
tôi đã rèn được cho các con kỹ năng biết chào hỏi lễ phép
12


*Hoạt động ngoài trời
Trong khi trẻ được xuống sân tham gia hoạt động ngồi trời, thì dưới sân
có rất nhiều cô giáo các lớp khác, hay các bạn lớp khác cùng trường. Vậy tôi
cũng đã tận dụng cơ hội này để rèn cho trẻ có thói quen chào hỏi lễ phép bằng
cách như sau: Trước khi cho trẻ xuống sân dạo chơi tôi hỏi trẻ. Khi xuống sân
chơi các con thường gặp những ai? Gặp các cô lớp khác các con sẽ chào như thế
nào? Gặp các bạn lớp khác các con chào ra sao? Tôi cho trẻ thực hành cách

chào từng đối tượng là các cô ở trường, các bạn cùng trường trước khi trẻ xuống
sân. Thế là khi trẻ tham gia hoạt động ngồi trời gặp các cơ các bạn trẻ đã biết
chào hỏi lễ phép với các cô, chào hỏi phù hợp với các bạn.
Tôi cứ kiên trì rèn cho trẻ hết ngày này sang ngày khác, tuần này sang
tuần khác, tháng này sang tháng khác và kết quả đã không phụ sự mong đợi
của tôi.

13


5. Giải pháp 5: Tuyên truyền và phối hợp các bậc phụ huynh để rèn
trẻ kỹ năng chào hỏi lễ phép
Bố mẹ là người làm gương rất quan trọng cho con cái. Nhiều người đã vơ
tình bỏ qua cơ hội này để hướng dẫn trẻ hình thành kỹ năng sống trong đó có kỹ
năng chào hỏi lễ phép. Từ đó tôi nhận thấy rằng, việc phối hợp với phụ huynh
trong việc giáo dục kỹ năng sống cho trẻ nói chung, kỹ năng chào hỏi lễ phép
nói riêng là điều hết sức cần thiết.
Trong các cuộc họp phụ huynh, tơi có trao đổi những nội dung ngắn gọn
dễ hiểu mang tính thuyết phục cao. Tôi đem một câu chuyện về việc rèn kỹ năng
sống cho con để cùng với phụ huynh trao đổi. Ví dụ một câu chuyện “ Lễ phép
khi ở nhà”. Cậu bé dậy ăn sáng cùng cả nhà nhưng khi ăn cậu không biết mời
người lớn , khi đi học cậu cũng không biết chào nhưng khi được bố nhắc nhơ thì
cậu đã lễ phép chào khi đi học và biết mời khi ăn.
Thông qua câu chuyện trên, tôi cùng các bậc phụ huynh tự thảo luận và
trao đổi kinh nghiệm từ câu chuyện đó là phải dạy trẻ biết chào hỏi lễ phép ngay
từ nhỏ.

14



Bên cạnh đó, tơi trang bị bổ sung thường xun ở bảng “ Những điều cha
mẹ cần biết ” những bài báo có nội dung về kỹ năng chào hỏi lễ phép để cha mẹ
trẻ có thể tiếp nhận và có thêm kinh nghiệm giáo dục trẻ.
Ở lớp học, trong những giờ đón, trả trẻ. Tơi thường xun nhắc các bậc
phụ huynh nên kiên nhẫn để phối hợp cùng cô rèn kỹ năng chào hỏi lễ phép cho
trẻ. Nhờ sự quan tâm và kết hợp của phụ huynh với giáo viên mà tơi đã có
những phàn hồi tích cực của phụ huynh là cháu biết chào hỏi lễ phép khi gặp
người lớn, biết chào ông bà trước khi đi học và đi học về.

III. Kết quả thực hiện
1.Khả năng áp dụng của biện pháp:
Sau một thời gian nghiên cứu và áp dụng biện pháp tại lớp mẫu giáo 4
tuổi A5 trường MN Hồng An. Tơi đã được ban giám hiệu cùng đồng nghiệp
trong trường đánh giá cao. Các giải pháp tơi thực hiện đã được đồng nghiệp
trong tồn trường áp dụng và thu được kết quả cao. Với biện pháp này có thể áp
dụng cho tồn huyện Hiệp Hịa, tỉnh Bắc Giang và cho toàn bậc học mầm non để
việc rèn kỹ năng chào hỏi lễ phép cho trẻ đạt hiệu quả cao.
15


2. Hiệu quả lợi ích thu được do áp dụng biện pháp:
Sau một thời gian áp dụng các giải pháp trên, Tôi đã đạt được những hiệu
quả như sau :
* Đối với trẻ:
Bảng kết quả :

ST
T

1


Nội dung khảo sát

Trẻ có kỹ năng chào hỏi
lễ phép

Số trẻ đạt đầu
năm

Số trẻ đạt cuối
năm

Số trẻ
đạt

Tỷ lệ
%

Số trẻ
đạt

Tỷ lệ
%

10/ 25

40

24/25


96

Đánh
giá

Tăng
56%

Như vậy, sau khi áp dụng tiến hành từ đầu năm đến cuối năm, tôi đã thu
nhận được những kết quả khả quan. Tỉ lệ phần trăm số lượng trẻ đạt được đã
đánh giá được mức độ thành công của giải pháp mà tôi đã áp dụng.
* Đối với giáo viên:
Tôi nhận thấy sau khi áp dụng các giải pháp trên, tơi có kiến thức sâu về
việc rèn kỹ năng sống cho trẻ 4-5 tuổi nói chung rèn kỹ năng chào hỏi lễ phép
cho trẻ nói riêng. Bên cạnh đó, tơi mềm mỏng hơn trong công tác dạy trẻ, tạo
được sự yêu quý, tin tưởng, yên tâm của phụ huynh khi gửi con ở lớp. Thành
cơng nhất đó là tơi được trẻ mến phục, được coi như người mẹ thứ hai của mình.
Trẻ ln gần gũi với cô.
* Đối với phụ huynh:
Cha mẹ đã phối hợp chặt chẽ với cô giáo hơn trong việc dạy trẻ các kỹ
năng sống. Đã trao đổi với giáo viên bằng nhiều hình thức thơng qua bảng“
Những điều cha mẹ cần biết”.
Giao tiếp của cha mẹ đối với trẻ tốt hơn. Cha mẹ đã dịu dàng, ít la mắng
trẻ, thay đổi trong cách rèn kỹ năng cho trẻ. Cha mẹ cảm thấy mãn nguyện trước
thành công của trẻ. Thông cảm và chia sẻ với những khó khăn của cơ. Cung cấp
ngun vật liệu, giúp giáo viên trang trí khơng gian lớp nổi bật.
16


III. Kết Luận

1.Kết luận
Có thể nói việc rèn kỹ năng sống cho trẻ nói chung rèn kỹ năng chào hỏi
lễ phép nói riêng là một việc làm hết sức quan trọng, là một trong những nhiệm
vụ song song với bồi dưỡng kiến thức cho trẻ, để trẻ phát triển toàn diện về nhân
cách, đáp ứng cần thiết cho sự phát triển ngày càng cao của xã hội. Giúp trẻ có
kinh nghiệm trong cuộc sống, biết được những điều nên làm và không nên làm.
Giúp trẻ tự tin, chủ động và biết cách xử lý các tình huống trong cuộc sống, khơi
gợi khả năng tư duy sáng tạo của trẻ. Đặt nền tảng cho trẻ trở thành người có
trách nhiệm , có cuộc sống hài hịa trong tương lai.
2. Bài học kinh nghiệm :
- Trước nhất là giáo viên cần phải là tấm gương sáng, yêu thương, tôn
trọng đối xử công bằng với trẻ.
- Giáo viên cần mạnh dạn đầu tư nhiều hơn nữa về nội dung và hình thức
các hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ . Đặc biệt là tích cực đổi mới phương pháp
dạy học để nhằm giúp trẻ phát triển đồng đều các lĩnh vực : Thể chất; Ngơn ngữ;
Nhận thức; Thẩm mĩ; Tình cảm và kỹ năng xã hội. Phát huy tính tích cực của
trẻ, giúp trẻ hứng thú, chủ động khám phá tìm tịi. Biết vận dụng vốn kiến thức,
kỹ năng để giải quyết các tình huống khác nhau.
- Giáo viên ln gần gũi quan tâm tới trẻ. Tạo sự tin tưởng ở trẻ. Luôn
lắng nghe chia sẻ với những khó khăn của trẻ.
- Giáo viên cần rèn kỹ năng sống cho trẻ ở mọi nơi, mọi lúc để trẻ hứng
thú và thoải mái tiếp thu.
- Giáo viên tạo mối quan hệ gần gũi thân mật giữa cô giáo và phụ huynh.
- Giáo viên khuyến khích và khen chê kịp thời ở trẻ, để trẻ nhận thấy hành
vi đúng cần phát huy và sửa sai kịp thời những hành vi chưa chuẩn mực.
- Cần tránh một số điều khi dạy trẻ giáo dục kỹ năng sống như: Hạ thấp
trẻ, dọa nạt trẻ, bắt trẻ hứa hẹn, bao bọc trẻ một cách thái quá, yêu cầu trẻ phục
tùng theo ý muốn của người lớn, yêu cầu những hành vi khơng phù hợp với lứa
hoặc có những hành vi chín chắn mà trẻ chưa có khả năng.
17



- Giáo viên thường xuyên liên hệ với phụ huynh để kịp thời nắm bắt tình
hình của trẻ. Trao đổi với phụ huynh những nội dung và biện pháp chăm sóc,
giáo dục trẻ tại nhà. Bàn bạc cách giải quyết khi gặp phải.
Trên đây là “Biện pháp giúp trẻ 4-5 tuổi có kỹ năng chào hỏi lễ phép” mà
tơi đã áp dụng. Rất mong nhận được sự góp ý của các q lãnh đạo để biện pháp
của tơi được hồn chỉnh hơn.
Tơi xin chân thành cảm ơn!
Hồng An, tháng 10 năm 2021
Người làm giải pháp

XÁC NHẬN CỦA NHÀ TRƯỜNG

Trần Thị Loan

18



×