PHẦN MỞ ĐẦU
I.
Đặt vấn đề:
Đất nước ta đang trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hóa nề kinh tế phát triển
mạnh. Tất cả vì dân giàu nước mạnh xã hội công bằng dân chủ văn minh.
Trẻ em là niềm hạnh phúc của mỗi gia đình, là tương lai của cả dân tộc, của cộng đồng.
Thực hiện câu nói “ Trẻ em hôm nay – thế giới ngày mai”. Chúng ta đều có trách nhiệm
góp phần đào tạo thế hệ trẻ thành những con người phát triển toàn diện. Nhưng trong giai
đoạn, cùng với sự tăng trưởng nhanh của nền kinh tế thị trường, đạo đức truyền thống của
dân tộc đang bị xối mòn một cách nghiêm trọng tác động không nhỏ đến việc hình thành
nhân cách của trẻ thơ. Đó là trách nhiệm của nhà nước, của toàn xã hội và đặc biệt là của
mỗi gia đình. Giúp trẻ lễ phép trong giao tiếp với người lớn có vai trò quan trọng trọng
việc hình thành và phát triển nhân cách cho trẻ sau này là nền tảng vững chắc giúp trẻ
phát triển một cách toàn diện.
II.
Lí do chọn đề tài:
Như chúng ta đã biết giáo dục lễ phép được xem là giáo dục cơ bản, đầu tiên trong quá
trình học làm người. Tại sao phải lễ phép? Đó là điều trẻ phải làm trong giao tiếp từ khi
còn bé đến trưởng thành và mãi mãi tồn tại trong cuộc sống. Việc giáo dục lễ phép cho
trẻ không đơn giản như nhiều người trong chúng ta vẫn nghĩ là dạy trẻ khoanh tay, chào
hỏi… Lễ phép là sự tôn trọng của mình đối với người khác và cũng là tự tôn trọng mình.
Bài học lễ phép cũng như mọi bài học khác, cần được rèn ngay cho trẻ khi còn nhỏ bởi
đây chính là giai đoạn định hình tính cách trẻ. Người lớn vẫn thường “cho qua” những cư
xử thiếu lễ phép của trẻ khi còn nhỏ, tuy nhiên chính những cư xử thiếu lễ phép đó sẽ dần
dần góp phần làm nên tính cách trẻ. Hãy rèn thói quen lễ phép, lịch sự ngay từ khi trẻ biết
ý thức, để trẻ hiểu mình là một thành viên của gia đình, xã hội và mình có trách nhiệm về
những hành vi cư xử của bản thân.
Nắm được vai trò quan trọng của việc giáo dục lễ phép cho trẻ, nên em đã chọn chủ đề “
Kỹ năng giao tiếp lễ phép với người lớn đối với học sinh tiểu học” để giúp các em rèn
luyện thói quen lễ phép, ứng xử có văn hóa ngay khi còn trẻ.
PHẦN NỘI DUNG
I.
Mục tiêu:
1. Về kiến thức:
- Trình bày được thế nào là giao tiếp lễ phép và việc giao tiếp lễ phép hình thành
-
nhân cách gì ở trẻ.
Giúp trẻ có cách giao tiếp lễ phép khi nói chuyện với người lớn.
Biết được những tình huống giao tiếp lễ phép của học sinh tiểu học trong cuộc
sống hằng ngày.
2. Về kỹ năng:
• Trong quá trình giao tiếp lễ phép, ứng xử đúng mực với nguwoif lớn sẽ hình thành
ở người học mà đặc biệt là học sinh tiểu học những kỹ năn cơ bản sau:
- Kỹ năng ứng xử lễ phép với người lớn.
- Kỹ năng tạo mối quan hệ.
- Kỹ năng tôn trọng người khác.
3. Về thái độ:
- Hình thành thái độ lễ phép, tôn trọng và lịch sự của trẻ khi giao tiếp với người
-
lớn.
Phê phán những hành vi và thái độ thiếu tôn trọng và không lễ phép với người
-
lớn.
Học hỏi và làm theo những tấm gương tốt trong cách ứng xử đúng lễ phép của
II.
trẻ với người lớn.
Đối tượng giáo dục của chủ đề:
Chủ đề được thiết kế dành cho học sinh trong lứa tuổi tiểu học.
III.
Thông điệp của chủ đề:
Nhiều bậc phụ huynh quan niệm rằng: Trẻ con thường không biết gì nên khi trẻ có
thái độ không đúng mực với người khác thì phụ huynh thường bỏ qua và không có
thái độ uốn nắn. Nhưng việc giáo dục cho trẻ lễ phép, lịch sự và ứng xử đúng mực với
người khác là việc cần thiết và phải giáo dục, uốn nắn trẻ ngay từ nhỏ. Như vậy giáo
dục kỹ năng giao tiếp lễ phép cho học sinh tiểu học cực kì quan trọng và cần thiết khi
giao tiếp với người lớn. Từ đó, giúp trẻ hình thành được những nhân cách tốt và kỹ
năng cơ bản trang bị cho bản thân khi giao tiếp với người lớn và vận dụng được trong
cuộc sống hằng ngày.
IV.
V.
VI.
Phương tiện hỗ trợ:
Máy chiếu
Loa
Giấy Ao, bút lông
Tình huống thảo luận
Giấy màu
Phần thưởng
Phương pháp sử dụng:
Hát hò.
Xem tranh.
Tổ chức trò chơi.
Xem video.
Kể chuyện.
Hướng dẫn tổ chức hoạt động:
Bước 1: Khám phá
1. Hoạt động 1: Giới thiệu chủ đề
a. Mục tiêu:
- Giới thiệu với trẻ để đi vào kỹ năng giao tiếp trong đó cụ thể là lễ phép với
-
người lớn.
Tạo không khí thoải mái, thân thiện trước khi bước vào bài học.
b. Cách tiến hành:
GV tổ chức cho trẻ hát tập thể bài hát “ Con cò bé bé”.
GV hỏi học sinh:
+ Các con có thích bài hát này không?
+ Bài hát này nhắc nhở các con điều gì?
GV đưa ra kết luận và đi vào chủ đề bài học.
c. Kết luận:
Qua bài hát “ Con cò bé bé “ muốn nhắn nhủ đến các em một thông điệp rất
quan trọng là phải biết lễ phép với tất cả những người xung quanh đặc biệt là
ông bà cha mẹ. Để hiểu rõ hơn về nội dung này, chúng ta sẽ cùng nhau tìm
hiểu rõ hơn thông qua các hoạt động tiếp theo.
Bước 2: Kết nối
2. Hoạt động 2:
a. Mục tiêu:
- Giúp trẻ hiểu được như thế nào là lễ phép với người lớn.
b. Cách tiến hành:
- GV cho trẻ xem những tranh ảnh về sự lễ phép với người lớn.
- GV hỏi:
+ Nhìn vào từng bức tranh các em có suy nghĩ gì về hành động của các bạn nhỏ
trong tranh?
- Trẻ trả lời.
- GV giới thiệu khái niệm lễ phép.
c. Kết luận:
Qua hoạt động cho trẻ xem tranh GV nhấn mạnh lễ phép là gì và tầm quan trọng của lễ
phép đối với trẻ em. Để từ đó trẻ có thể học hỏi và hình thành nhân cách tốt cho trẻ.
3. Hoạt động 3:
a. Mục tiêu:
- Giúp trẻ nhận biết được những hành vi, cử chỉ lễ phép với người lớn.
- Phân biệt được những hành vi lễ phép, những vi không lễ phép với người lớn.
b. Cách tiến hành:
- GV hướng dẫn trò chơi.
- Gv chuẩn bị 2 bảng trắng lên và 2 xấp giấy với 2 màu khác nhau đỏ và xanh
-
phát cho từng bạn trong lớp ( mỗi bạn 2 tờ một xanh và một đỏ).
Sau đó, GV hướng dẫn cách thức của trò chơi:
+ Giấy màu đỏ ghi những hành vi, thái độ thể hiện sự lễ phép.
+ Giấy màu xanh ghi những hành vi, thái độ thể hiện sự không lễ phép.
Trong vòng 3 phút các em sẽ ghi vào giấy và lên bảng dán theo đúng vị trí mà
-
giáo viên hướng dẫn ( Những hành vi giống nhau thì dán chòng lên nhau)
Khi dán xong, GV mời 2 bạn lên đọc những hành vi, thái độ thể hiện sự lễ phép
-
và sự không lễ phép.
c. Kết luận:
Qua trò chơi, các em sẽ nhận biết và liệt kê được những hành vi, thái độ thể
hiện sự lễ phép với người lớn trong cuộc sống hằng ngày.
Trẻ biết được một số hành động, lời nói thể hiện sự lễ phép đối với ông bà, bố
mẹ và người lớn tuổi: Nhường người lớn đi trước, mời người lớn trước khi ăn,
không kén chọn thức ăn, không dành hết thức ăn mà mình thích, khi người lớn
đưa cho mình món gì thì phải biết chào người lớn trước khi đi ra ngoài và khi
về đến nhà.
4. Hoạt động 4: Cách ứng xử đúng mực với người lớn.
a. Mục tiêu:
- Giúp trẻ hình thành được cách ứng xử lễ phép với người lớn trong quá trình
giao tiếp với người lớn.
b. Cách tiến hành:
- GV kể câu chuyện ( Câu chuyện đính kèm ở phần phụ lục)
- GV hỏi:
+ Trong câu chuyện trên, bạn Tuấn đã có hành động, thái độ như thế
nào khi nói chuyện với mẹ ?
+ Bạn Tuấn làm như vậy có lễ phép với mẹ chưa các em ? Các em thấy
vậy là đúng hay sai?
+ Vậy nếu các em là Tuấn các em sẽ có những hành động, thái độ như
thế nào với mẹ?
+ Qua câu chuyện này các em đã rút ra bài học gì cho mình?
- Các em học sinh trả lời.
- GV nhận xét và đưa ra kết luận.
c. Kết luận:
Với hoạt động kể chuyện, muốn nhắc nhở các em phải biết ứng xử đúng mực
và lễ phép khi giao tiếp với người lớn. Đồng thời phân biệt được hành vi thái
độ nào là đúng hoặc không đúng để có cách ứng xử phù hợp.
Bước 3: Thực hành/ luyện tập.
5. Hoạt động 5: Em tập làm diễn viên.
a. Mục tiêu:
- Giúp các em thể hiện khả năng diễn xuất của mình thông qua việc sắm vai.
- Thông qua hoạt động sắm vai, giúp các em có cách ứng xử phù hợp với những
hoàn cảnh khác nhau.
b. Cách tiến hành:
- GV chia lớp thành 4 nhóm.
- Giáo viên phát cho mỗi nhóm một tình huống khác nhau, trong khoảng 10’ thảo
luận và phân vai các em sẽ lên diễn lại tình huống. Nêu ra cách ứng xử phù hợp
với tình huống mà các em cho là đúng nhất.( Tình huống đính kèm ở phần phụ
-
lục).
GV mời nhóm khác nhận xét cách xử lý tình huống của nhóm bạn.(Cách xử lý
của nhóm bạn hay ở chỗ nào, nếu là mình mình sẽ thay đổi khác nhóm bạn ở
điểm nào).
- GV nhận xét chung.
c. Kết luận:
Thông qua hoạt động sắm vai, các em hình thành cho mình kỹ năng giải quyết vấn đề và
có cách xử lý phù hợp trong giao tiếp với người lớn.
Bước 4: Vận dụng.
6. Hoạt động 6: Em với lễ phép.
a. Mục tiêu:
- Giúp các em vận dụng những điều đã học vào trong cuộc sống. VD trong gia
đình, trường học, cộng đồng.
b. Cách tiến hành:
- Giáo viên yêu cầu các em hãy tình những bài hát, những câu ca dao tục ngữ nói
-
về sự lễ phép.
Nếu tìm đúng và thể hiện được thì sẽ có phần thưởng.
GV nhận xét và phát thưởng cho những em có phần thể hiện tốt, đúng theo chủ
-
đề cô yêu cầu.
Cho các em xem 1 đoạn video( Video được đính kèm ở phần phụ lục) để củng
cố lại kiến thức đã được học.
- Sau khi xem xong video , GV hỏi:
+ Thông qua đoạn video các em đã rút ra được bài học gì cho bản thân.
- Học sinh trả lời.
- GV nhận xét và nêu ý nghĩa của hoạt động tổ chức trên
c. Kết luận.
Giúp các em nắm chắc hơn về kỹ năng giao tiếp lễ phép với người lớn
VII.
trong cuộc sống hằng ngày.
Tổng kết:
• GV yêu cầu học sinh nêu lên:
+ Qua việc tổ chức các hoạt động các em rút ra bài học cho mình về kỹ năng
giao tiếp lễ phép với người lớn.
+ Các em có thể nhớ vè hệ thống lại kiến thức học được qua việc giáo dục kỹ
năng này.
+ Các em phân biệt được hành vi, thái độ nào là đúng mực và chưa đúng để
-
có thể vận dụng ứng xử phù hợp trong cuộc sóng hằng ngày.
Ngoài ra thông qua những hoạt động tổ chức của người dạy các em học sinh có
thể hình thành cho mình những phẩm chất tốt như: lễ phép với người lớn, hòa
đồng với người xung quanh, biết quý trọng người khác, ngoan hiền, biết nói lời
cảm ơn, xin lỗi với người khác, tôn trọng những người xung quanh… Bên cạnh
đó còn trang bị những kỹ năng cơ bản cho bản thân giúp cho bản thân các em
-
được hoàn thiện hơn.
Qua việc giáo dục kỹ năng giao tiếp lễ phép với người lớn cho học sinh tiểu học
giúp các em học cách tự ôn hòa với mọi nười, thấy được tầm quan trọng và ý
nghĩa của việc đối xử đúng mực với người khác đặc biệt là những người lớn
hơn mình.
PHẦN KẾT LUẬN
Từ xưa đến nay, bất kể làm gì, hoạt động trong ngành nghề nòa thì lời nói luôn mở đầu
những câu chuyện. Việc giao tiếp tốt, lễ phép, lịch sự đem lại cho ta một không khí vui
vẻ, thoải mái và ôn hòa, tạo được mối quan hệ thân thiện với người khác.Bởi vì lẽ đó, mà
việc rèn luyện kỹ năng giao tiếp lễ phép với người lớn cho học sinh tiểu học là vô cùng
quan trọng và màn ý nghĩa lớn. Chính sự uốn nắn, dạy bảo những mầm non tương lai như
thế sẽ giúp cho các em biết tôn trọng người khác, biết yêu quý, biết cảm ơn và biết nói
xin lỗi người khác… mà những điều này thật sự cần thiết cho mỗi người không chỉ riêng
gì lứa tuổi của các em. Dân gian có câu:
Uốn cây từ thưở còn non
Dạy con từ thưở con còn thơ ngây.
Thật ra kỹ năng giao tiếp lễ phép với người lướn các em đã được học từ ghế nhà trường,
đặc biệt là từ sự dạy dỗ, giáo dục của cha mẹ. Như vậy, chúng ta thấy việc giáo dục kỹ
năng giao tiếp lễ phép với người lớn cho học sinh tiểu học là rất thiết thực và gần gũi.
Vừa giúp các em tăng khả năng giao tiếp với người khác, vừa giúp các em trang bị cho
mình kỹ năng cần thiết, phục vụ cho bản thân trong cuộc sống hằng ngày.
Nói chung “ Giáo dục kỹ năng giao tiếp lễ phép với người lớn cho học sinh tiểu học “ là
một trong những kỹ năng gần gũi và quan trọng với mỗi người. Đây cũng là kỹ năng mà
chúng ta cần trng bị đầu tiên để vận dụng vào cuộc sống. Với sự ứng xử tốt, lễ phép khi
giao tiếp với người lớn thì các em hình thành được nhân phẩm tốt và phát triển bản thân
một cách toàn diện hơn.
Phụ lục
Một số tranh ảnh nói về sự lễ phép:
Hình 1. Lễ phép với ông bà
Hình 2. Bé chào hỏi cô hàng xóm.
Hình 3. Bé lễ phép với khách đến chơi nhà.
Hình 4. Bé chúc tết ông bà và cha mẹ
Câu chuyện của Tuấn
Tuấn là một cậu bé 8 tuổi, năm nay Tuấn học lớp 3. Tuấn học rất giỏi và năm nào cũng là
học sinh giỏi của trường. Ở nhà, Tuấn không phải làm việc gì ngoài việc học, bố mẹ Tuấn
làm nông vất vả nhưng chưa bao giờ bảo Tuấn làm việc gì vì nghỉ để Tuấn học bài. Bố
mẹ rất thương yêu và nuông chiều Tuấn, Tuấn thích gì bố mẹ cũng mua cho hết. Một
hôm, Tuấn đang học bài. Mẹ Tuấn kêu Tuấn: “ Mẹ mệt quá, con rót cho mẹ ly nước con”.
Tuấn ngồi im không trả lời. Mẹ Tuấn nghĩ con mình đang học chắc không nghe, mẹ Tuấn
nói lại một lần nữa. Tuấn bực dọc, nói to: ‘ Mẹ tự rót đi con đang học bài, con không
rảnh rót đâu. Nói xong Tuấn lại ngồi im và học bài tiếp. Nét mặt mẹ Tuấn lúc này hiện rõ
nỗi buồn.
Tình huống sắm vai:
Tình huống 1: Hương và Nam là hai chị em , Hương học lớp 5 còn Nam học lớp 2. Hôm
nay, nhà Thương có khách đến nhà chơi là cô Hoa và chú Đoàn. Lúc cô Hoa và chú Đoàn
đến thì bố mẹ Hương đang ở ngoài vườn, Hương vội vã chạy lại và nói: “ Con chào cô
chú, mời cô chú vào nhà chơi chờ bố mẹ con một chút, bố mẹ con sắp vào rồi ạ”. Còn
Nam đang xem tivi ngay bàn tiếp khách. Thấy vậy Nam cũng ngồi im vì nghĩ chị hai
chào rồi nên mình không cần chào nữa. Nếu là Nam, em sẽ xử lý như thế nào.
Tình huống 2: Na và Mai học lớp 3, đang trên đường đi học về thì gặp một bà cụ. Bà cụ
chống gậy, đang đi từng bước chậm rãi, trên tay còn cầm một túi xách.Nếu là Na và Mai
em sẽ làm gì trong tình huống đó.
Tình huống 3: Hùng học lớp 5. Hôm nay là chủ nhật, mẹ Hùng chở Hùng đi công viên
chơi. Lúc đang chơi, Hùng không để ý nên chạy tông vào 1 ông cụ, làm ông ngã xuống
đất. Nếu là Hùng, em sẽ làm gì.
Tình huống 4: Hà học lớp 3, học rất giỏi, được thầy cô giáo khen ngợi vì là học sinh
ngoan ngoãn và học giỏi. Ông bà nội của Hà nói nếu kỳ này được học sinh giỏi thì ông bà
sẽ tặng Hà một chiếc xe đạp và cuối học kì Hà đã đạt danh hiệu học sinh giỏi. Y như lời
đã hứa, ông bà nội Hà tặng Hà chiếc xe đạp. Nếu là Hà êm sẽ nói gì với ông bà nội khi
được nhận quà.
/>KẾ HOẠCH RÈN LUYỆN KỸ NĂNG GIAO TIẾP LỄ PHÉP CHO HỌC SINH
TIỂU HỌC
Thời gian: Trong vòng 1 tháng.
STT
Thời
gian, địa
điểm.
Tại nhà
1
2
Ở trường
3
Hàng
xóm,
Nhiệm vụ
-Chào hỏi ông bà cha mẹ, anh chị khi đi học và khi học
về.
-Biết lễ phép khi nói chuyện với ông bà, cha mẹ: dạ,
vâng, cảm ơn, xin lỗi…
-Biết xin lỗi khi làm sai, không cãi lời người lớn.
-Chào hỏi khi khách đến chơi nhà.
- Nói chuyện đủ câu, không nói cộc lóc không đầu ,không
đuôi.
- Kính trọng ông bà cha mẹ.
- Khi ăn cơm phải mời ông bà, cha mẹ đợi người lớn ăn
trước xong mình mới được ăn.
- Phải xin bằng hai tay
phải biết vâng lời người lớn, nhường người lớn đi trước,
-Mời người lớn trước khi ăn, không kén chọn thức ăn,
không dành hết thức ăn mà mình thích,
-Khi người lớn đưa cho mình món gì thì phải cầm bằng
hai tay và nói cám ơn.
-Phải biết chào người lớn trước khi đi ra ngoài và khi về
đến nhà..
-Khi gặp thầy cô giáo phải đứng nghiêm chào cô.
-Khi thầy cô vào lớp hay ra về ta phải chào thầy cô.
-Khi trong lớp ngồi ngay ngắn, giữ trật tự, không nói
chuyện, lắng nghe bài.
- Chào hỏi khi gặp thầy cô ở trong và ngoài trường học.
-Nói năng lễ phép với bạn bè và thầy cô.
-Biết cảm ơn khi được hàng xóm cho quà.
- Biết chào hỏi khi gặp người lớn.
Ghi
chú
giáng
liềng.
- Biết tôn trọng người khác.