Tải bản đầy đủ (.docx) (17 trang)

Tiểu luận môn cơ sở khoa học môi trường – năm 2020

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.09 MB, 17 trang )

ĐẠI HỌC HUẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC
----------

MÔN: QUẢN LÝ TÀI NGUN KHỐNG SẢN
VÀ BẢO VỆ MƠI TRƯỜNG
Tên Đề tài: Thực trạng khai thác vật liệu xây dựng và các vấn đề mơi
trường phát sinh trong q trình khai thác tại Quảng Ngãi

Giảng viên hướng dẫn : NGUYỄN THỊ THỦY
Học viên thực hiện

: PHAN THỊ BÍCH HẠNH

Mã học viên

: 20.DL.TN.004

Chuyên ngành

: Địa lý tài ngun mơi trường

Khóa học

: 2020-2022

Quảng Ngãi, tháng 6 năm 2021


PHỤ LỤC
1. PHẦN MỞ ĐẦU........................................................................................................................3


1.1. Lý do chọn đề tài …………………………………………………………………………..3
1.2. Mục tiêu nghiên cứu……………………………………………………………………..…3
1.3. Nhiệm vụ nghiên cứu……………………………………………………………………….3
1.4. Phạm vi nghiên cứu………………………………………………………………………...4
2. THỰC TRẠNG KHAI THÁC VẬT LIỆU XÂY DỰNG TẠI TỈNH QUẢNG NGÃI..........5
2.1. Tiềm năng khoáng sản tại Quảng Ngãi...................................................................................5
2.2. Thực trạng khai thác vật liệu xây dựng tại Quảng Ngãi…….…………………………......5
3. NHỮNG VẤN ĐỀ MÔI TRƯỜNG PHÁT SINH TRONG QUÁ TRÌNH KHAI THÁC VẬT
LIỆU XÂY DỰNG TẠI TỈNH QUẢNG NGÃI.................................................................................8
3.1 Tác động đến môi trường nước................................................................................................8
3.2. Tác động đến mơi trường khơng khí......................................................................................9
3.3. Tác động đến mơi trường đất……………………………………………………………...10
3.4. Tác động đến môi trường sinh vật…………………………………………………………12
3.5. Tác động đến con người……………………………………………………………………13
PHẦN KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ............................................................................................. 15
TÀI LIỆU THAM KH

1. PHẦN MỞ ĐẦU:
2


1.1. Lý do chọn đề tài
Đi đơi với q trình phát triển kinh tế, nhu cầu sử dụng tài nguyên trên thế giới nói
chung và Việt Nam nói riêng ngày càng lớn. Trong một vài thập kỷ gần đây, cùng với sự
phát triển nhanh chóng của đất nước, ngành cơng nghiệp khai thác khống sản đã có
những thay đổi khơng ngừng.
Tài nguyên khoáng sản ở Việt Nam rất phong phú và đa dạng với nhiều loại
khống sản có giá trị và trữ lượng lớn. Ngành cơng nghiệp khai thác khống sản đem lại
cho nước ta sự phát triển vượt bậc về kinh tế. Trên bản đồ khoáng sản Việt Nam, Quảng
Ngãi được đánh giá là tỉnh có tài ngun khống sản kim loại không nhiều, nhưng vật

liệu xây dựng khá phong phú . Theo kết quả khoan thăm dò cho biết,

trên địa bàn tỉnh đang tồn tại và phân thành bốn nhóm khống
sản: Khống sản kim loại (sắt, nhơm, thiếc, vàng…); khống chất
cơng nghiệp (than bùn, kaolin, graphit…); vật liệu xây dựng (đá
ốp lát, đá xây dựng, puzoland…); đá mỹ nghệ và nước khoáng
(cát kết, thân cây silic, nước khoáng – nước nóng). Và hiện nay, chủ
yếu khai thác nhóm vật liệu xây dựng, nguồn lợi từ khai thác khoáng sản đã mang lại
cho tỉnh sự phát triển nhất định của ngành cơng nghiệp. Tuy nhiên, hoạt động khai thác
khống sản tận thu với kĩ thuật khai thác còn chưa hiện đại, thiếu đồng bộ dẫn đến thực
trạng khai thác quá mức, nguy cơ bị cạn kiệt tài nguyên khoáng sản. Đồng thời, trong
qúa trình khai thác khống sản đã gây ảnh hưởng lớn tới mơi trường xung quanh.
Chính vì vậy, sự lựa chọn đề tài “Thực trạng khai thác vật liệu xây dựng và các vấn
đề môi trường phát sinh trong quá trình khai thác tại Quảng Ngãi” nhằm đưa ra bức
tranh về thực trạng khai thác và đánh giá mức độ ảnh hưởng của việc khai thác vật liệu xây
dựng tới môi trường tại tỉnh Quảng Ngãi. Trên cơ sở đó kiến nghị một số giải pháp cụ thể
nhằm khai thác hiệu quả và nâng cao quản lý nguồn tài nguyên vật liệu xây dựng của
Quảng Ngãi.

1.2. Mục tiêu nghiên cứu
Phân tích được thực trạng khai thác vật liệu xây dựng trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi.
Xác định được ảnh hưởng của hoạt động khai thác đến môi trường của tỉnh. Trên cơ sở đó
kiến nghị một số giải pháp nhằm hạn chế ảnh hưởng tiêu cực của hoạt động khai thác đến
môi trường tỉnh Quảng Ngãi.
1.3. Nhiệm vụ nghiên cứu
3


- Đưa ra những nhận định về thực trạng khai thác vật liệu xây dựng của Quảng Ngãi
- Phân tích mối quan hệ giữa hiện trạng khai thác và những biến đổi mơi trường trên cơ

sở đó xác định những tác động của việc khai thác đến sự phát triển kinh tế xã hội và môi
trường của địa phương.
- Đánh giá tác động của khai thác vật liệu xây dựng tới môi trường tỉnh Quảng Ngãi.
- Trên cơ sở hiện trạng và những tác động ảnh hưởng của hoạt động khai thác vật liệu
xây dựng đến môi trường tự nhiên, kiến nghị, đề xuất một số giải pháp cụ thể.
1.4. Phạm vi nghiên cứu
- Phạm không gian: trong phạm vi lãnh thổ của tỉnh Quảng Ngãi.
- Về nội dung: tập trung nghiên cứu thực trạng hoạt động khai thác vật liệu xây dựng và đánh
giá tác động của hoạt động khai thác khống sản tới mơi trường tỉnh Quảng Ngãi

4


2. THỰC TRẠNG KHAI THÁC VẬT LIỆU XÂY DỰNG TẠI QUẢNG NGÃI:

2.1. Tiềm năng khoáng sản tại Quảng Ngãi:
Khoáng sản là loại tài nguyên hữu hạn và hầu hết không được tái tạo nên cần
phải được quản lý, bảo vệ, khai thác, sử dụng hợp lý, tiết kiệm, đạt hiệu quả kinh tế
cao. Đặt thù địa chất trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi tồn tại khá đa dạng về thành tạo
địa chất có tuổi từ cổ đến trẻ; hoạt động kiến tạo xảy ra một cách mạnh mẽ và kèm
theo đó là các hoạt động magma, nhiệt dịch, các quá trình biến chất trên diện rộng;
q trình phong hóa dưới tác động của mơi trường. Đó là yếu tố quyết định đến sự
thành tạo nhiều loại khoáng sản trên địa bàn tỉnh. Theo kết quả khoan thăm dò cho
biết, trên địa bàn tỉnh đang tồn tại và phân thành bốn nhóm khống sản: Khống sản
kim loại (sắt, nhơm, thiếc, vàng…); khống chất cơng nghiệp (than bùn, kaolin,
graphit…); vật liệu xây dựng (đá ốp lát, đá xây dựng, puzoland…); đá mỹ nghệ và
nước khoáng (cát kết, thân cây silic, nước khoáng – nước nóng).

Danh sách các khu vực khống sản quy hoạch thăm dò khai thác của Trung ương và khu vực khoáng sản dự trữ Quốc gia


2.2. Thực trạng khai thác vật liệu xây dựng tại Quảng Ngãi:
Dù khơng có nhiều tài nguyên thuộc dạng quý hiếm, nhưng trên
địa bàn tỉnh hiện có nhiều loại khống sản có trữ lượng lớn và giá
trị kinh tế không hề nhỏ, đặc biệt là nhóm khống sản vật liệu xây
dựng, trong đó có hàng trăm mỏ khoáng sản cát, đá, đất... đang
được các doanh nghiệp khai thác để phục vụ các mục tiêu khác
nhau.
Theo Quy hoạch, giai đoạn 2017-2025, trên địa bàn tỉnh có 67 mỏ
đá làm vật liệu xây dựng thơng thường, với tổng diện tích khoảng
993,99 ha. Trong đó, có 95 mỏ cát sỏi lịng sơng, với tổng diện tích
khoảng 1.231,05 ha và 128 mỏ đất đồi làm vật liệu xây dựng thơng
thường, với tổng diện tích khoảng 1.847,32 ha.
5


Ngoài ra, trên cơ sở quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa
phương, trong giai đoạn 2026 – 2030, sẽ tiếp tục đánh giá đưa vào
quy hoạch những điểm mỏ còn trữ lượng ở giai đoạn 2017 – 2025,
đồng thời trong quá trình thực hiện sẽ được điều chỉnh, bổ sung
cho phù hợp để đảm bảo đáp ứng nhu cầu vật liệu cho ngành xây
dựng trên địa bàn tỉnh.

Khai thác cát trên sông làm vật liệu xây dựng Sông Vệ Quảng Ngãi

Khai thác đá làm vật liệu xây dựng tại mỏ đá Núi Én, Tịnh Thọ, Sơn Tịnh

6


khai thác đất đồi làm vật liệu san lấp tại mỏ đất núi Văn Bân, thôn 4, xã Đức Chánh, huyện Mộ Đức.


7


3. NHỮNG VẤN ĐỀ MÔI TRƯỜNG PHÁT SINH TRONG QUÁ TRÌNH KHAI
THÁC VẬT LIỆU XÂY DỰNG TẠI QUẢNG NGÃI :
3.1. Tác động đến môi trường nước
Những năm gần đây, hoạt động khai thác và chế biến khoáng sản phát triển một cách
nhanh chóng đã gây ra những tác động tiêu cực tới môi trường, đặc biệt gây ô nhiễm
và suy thối nguồn nước.
Trong q trình khai thácvật liệu xây dựng tại Quảng Ngãi, nước được sử dụng với
khối lượng lớn cho hầu hết các cơng đoạn sản xuất. Q trình tuyển quặng, tháo khô
mỏ, đổ thải... đã gây ra những tác động tiêu cực tới nguồn thủy vực xung quanh khai
trường, làm thay đổi địa hình, thay đổi dịng chảy mặt, thay đổi thành phần tính chất
hóa học của nước.
Q trình đào xới, vận chuyển đất đá và quặng làm địa hình khu khai trường bị hạ
thấp, ngược lại, quá trình đổ thải lại làm địa hình bãi thải được nâng cao. Những
thay đổi này sẽ dẫn đến những biến đổi về điều kiện thủy văn, các yếu tố của dòng
chảy trong khu mỏ như thay đổi khả năng thu nước, thốt nước, hướng và vận tốc
dịng chảy mặt, chế độ thủy văn các dòng chảy như mực nước, lưu lượng...

Khai thác cát làm thay đổi điều kiện thủy văn, các yếu tố của dịng chảy trên sơng Trà Khúc, Quảng Ngãi

Song song với những tác động cơ học đến nguồn nước, những tác động hóa học đối
với nguồn nước cũng rất đáng kể. Sự phá vỡ cấu trúc đất đá chứa quặng khi tiến
hành đào bới, khoan nổ mìn sẽ thúc đẩy q trình hịa tan các thành phần có trong
8


đất đá. Q trình tháo khơ mỏ, đổ các chất thải vào nguồn nước, chất thải rắn, bụi

thải không được thu gom xử lý chặt chẽ sẽ tham gia vào thành phần nước mưa...là
những tác động hóa học làm thay đổi tính chất vật lý và thành phần hóa học của các
nguồn nước xung quanh các khu mỏ..
3.2. Tác động đến mơi trường khơng khí
Các hoạt động khoan nổ mìn, vận chuyển, đổ thải trong hoạt động khai thác là
những nguồn phát sinh khí bụi chủ yếu, vấn đề ơ nhiễm bụi tại các khu vực khai
thác vật liệu xây dựng nói riêng và khai thác khống sản nói chung là vấn đề khá
lớn, ngoài những tác động xấu đến mơi trường cịn gây ra tình trạng sụt lún đất,
mất nước, sạt lở bãi đổ thải, hư hỏng đường giao thông do vận chuyển quá tải
trọng, ô nhiễm bụi do rơi vãi đất đá, bùn thải xuống đường trong quá trình vận
chuyển. Đặc biệt là quá trình khai thác, vận chuyển ở các mỏ đất, đá và cát

Khai thác đất trái phép của công ty Khánh Văn tại thôn An Hội Nam, Nghĩa Kỳ, Tư Nghĩa, Quảng Ngãi gây khói
bụi trong quá trình khai thác và vận chuyển

9


Xe chở đá khai thác tại mỏ đá Gò Bè thôn Thế Lợi, Tịnh Phong, Sơn Tịnh do công ty cổ phần 504 làm rơi vãi khắp mặt
đường và gây bụi bặm xung quanh

3.3.Tác động đến mơi trường đất
Q trình khai thác vật liệu xây dựng làm phá vỡ cấu trúc trạng thái ban đầu của
đất, làm biến đổi bề mặt đệm trong đó nhất là xáo trộn bề mặt đất, phá hủy thảm
thực vật kéo theo hiện tượng xói mịn rửa trơi từ đó gây suy thối tài ngun đất.
Ngồi ra khai thác cịn thải ra một lượng lớn chất thải rắn (đất, đá) làm suy giảm
diện tích đất, mất đất canh tác. Việc khai thác lộ thiên thường thải ra một lượng đất
đá rất lớn, tạo thành các bãi thải khổng lồ. Với độ cao như trên, các bãi thải có độ
dốc lớn, khi trời mưa hiện tượng sạt lở đất đá là khơng thể tránh khỏi.
Có thể nói hoạt động khai thác vật liệu xây dựng đã gây ra những ảnh hưởng rất lớn

đến môi trường đất tại khu vực mỏ và xung quanh. Quá trình khai thác, bốc xúc
lượng lớn đất đá thải đã làm suy giảm diện tích đất canh tác nơng nghiệp, gây ơ
nhiễm hóa lý đất, làm giảm khả năng giữ nước và các chất dinh dưỡng của đất. Bên
cạnh đó một số tác nhân gây ơ nhiễm như kim loại nặng có khả năng tích lũy trong
đất, qua đó ảnh hưởng đến chất lượng nông sản và sức khỏe con người.

10


Khai thác vật liệu xây dựng tại các mỏ đất đá Sơn Tịnh, Quảng Ngãi làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến địa hình, nguy cơ sạt lỡ lớn

11


3.4. Tác động đến tài nguyên sinh vật
Hoạt động khai thác vật liệu xây dựng ( đặc biệt là khai thác đất, đá )sẽ gây ảnh
hưởng đến đa dạng sinh học vùng. Thực vật ở trong khu vực khai thác khống sản
đã bị suy giảm nghiêm trọng. Do q trình khai thác đất đá sẽ bóc lớp thượng tầng
là ảnh hưởng nghiệm trọng đến lớp thực vật bên trên

Khai thác đất băm nát núi đồi ở thơn Thượng Hịa, xã Bình Đơng, Bình Sơn, Quảng Ngãi.

12


Hiện trường của việc khai thác đất trái phép từ việc Công ty TNHH xây dựng và sản xuất Khánh Văn
tại thơn An Hội Nam 2, Nghĩa Kì, Tư Nghĩa, Quảng Ngãi làm ảnh hưởng đến địa hình và đa dạng sinh
học xung quanh

Nói chung, hoạt động khai thác Vật liệu xây dựng gây ra những thiệt hại không thể

tránh được và sẽ tác động đến đa dạng sinh học của tỉnh Quảng Ngãi. Tuy nhiên,
sự thiệt hại này là khơng đáng kể và những tác động này có thể được giảm bớt nếu
có các biện pháp ngăn ngừa phù hợp.
3.5. Tác động đến con người
Khí thải từ các phương tiện giao thơng chứa SO2, NO2, CO, bụi khói, các chất ô
nhiễm này gây tác động đến môi trường và sức khoẻ con người. Việc vận chuyển
đất, đá, cát từ các mỏ đến nơi tiêu thụ và vận chuyển đất đá thải bằng ơ tơ tự đổ có
trọng tải lớn. Khi ô tô chạy sẽ tạo ra luồng bụi rất lớn,có khả năng lan toả ra xa tới
các cơng trình, các khu vực dân cư dọc theo tuyến đường vận chuyển, đặc biệt vào
mùa khô làm ảnh hưởng đến sức khoẻ của dân cu sống dọc các tuyến đường, gây
nguy hiểm tới sức khoẻ con người.
Tác động của tiếng ồn và rung động: Quá trình khai thác và vận chuyển vật liệu
xây dựng tạo nên tiếng ồn lớn tại khu vực khai thác và vùng lân cận. Các nguồn
gây ô nhiễm chính là máy khoan, tiếng nổ mìn, máy ủi, máy xúc, và tiếng ồn do
các phương tiện vận tải.
13


Tác động của cơng tác khoan nổ mìn: Cơng tác khoan nổ mìn trong khai thác là
nguồn phát sinh bụi lớn. Khi nổ mìn đất đá bị văng ra xa, tạo sóng đập khơng khí,
tạo khí độc hại và bụi gây ơ nhiễm mơi trường và nguy hiểm tới tính mạng con
người. Ngồi ra cịn gây sụt lún, nứt đất, nứt nhà dân.

Khai thác đá bằng nổ mìn và khoan tại núi Máng, Nghĩa Phương, Tư Nghĩa, Quảng Ngãi gây khói bụi và hàng chục ngơi nhà người
dân ở xung quanh bị nứt.

14


KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

1. Kết luận
Qua quá trình thực hiện đề tài “Thực trạng khai thác vật liệu xây dựng và các
vấn đề môi trường phát sinh trong quá trình khai thác tại Quảng Ngãi” tơi rút ra các
kết quả chính như sau:
Tài ngun khống sản nói chung và vật liệu xây dựng nói riêng có vai trị vơ
cùng quan trọng trong việc đảm bảo sự duy trì và phát triển kinh tế xã hội của tỉnh
Quảng Ngãi. Các hoạt động khai thác vật liệu xây dựng trên địa bàn tỉnh trong
nhiều năm trở lại đây đã thực sự tạo đà cho tỉnh trở thành một trong những địa
điểm phát triển công nghiệp khai thác vật liệu xây dựng tương đối lớn, có đóng góp
lớn cho nguồn thu ngân sách, đưa nền kinh tế của tỉnh từng bước hội nhập vào thị
trường trong nước và quốc tế, đời sống nhân dân cũng không ngừng được nâng
cao.
Theo đánh giá, việc khai thác tại một số mỏ vật liệu xây dựng có các chất ơ nhiễm
này đã và đang ảnh hưởng đến chất lượng môi trường xung quanh các mỏ
Công tác quản lý và bảo vệ môi trường tại các mỏ còn chưa tốt, các chất thải
phát sinh chưa được thu gom và xử lý theo quy định, từ đó gây ảnh hưởng đến chất
lượng môi trường xung quanh. Sự phát triển của họat động khai thác khoáng sản
15


cần thực hiện đầy đủ những giải pháp về môi trường. Đây là một trong những điều
kiện để đảm bảo mục tiêu phát triển một nền kinh tế bền vững.
2. Kiến nghị
Để hạn chế các tác động xấu đến môi trường từ hoạt động khai thác khoáng sản
trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi, chúng tơi xin có một số kiến nghị như sau:
Xây dựng và phê duyệt đề án chi tiết bảo vệ môi trường trong khai thác vật liệu
xây dựng trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi.
Trong và sau quá trình khai thác phải đặc biệt chú ý đến cuộc sống người dân và
môi trường tự nhiên xung quanh khu vực mỏ khai thác.
Để theo dõi được toàn diện và đầy đủ chất lượng môi trường tự nhiên tại các khu

vực khai thác cần thường xuyên có các nghiên cứu, đánh giá, cập nhật số liệu nhằm
đưa ra được bức tranh tổng thể về chất lượng môi trường, mức độ ảnh hưởng của
các chất ô nhiễm trong khai thác trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi.

16


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Luật Khoáng sản năm 2010.
2. Luật Bảo vệ môi trường năm 2014.
3. />%C4%90%E1%BB%8Ba%20ch%E1%BA%A5t%20v%C3%A0%20kho
%C3%A1ng%20s%E1%BA%A3n
4. />5. -khoang-san-lam-vat-lieu-xay-dung.aspx

17



×