Tải bản đầy đủ (.docx) (30 trang)

Tiểu luận công ty cổ phần đầu tư và thương mại TNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (635.2 KB, 30 trang )

MỤC LỤC
BÀI TẬP DỰ ÁN NHĨM................................................................................................................................1
MƠN: QUẢN TRỊ HỌC..................................................................................................................................1
Phần 1:.........................................................................................................................................................4
GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ CƠNG TY...........................................................................................4
I. Tổng quan về cơng ty:............................................................................................................................4
1. Giới thiệu công ty:..............................................................................................................................4
2. Lĩnh vực kinh doanh:.........................................................................................................................4
3. Lịch sử hình thành và phát triển:.....................................................................................................5
4. Sứ mệnh, tầm nhìn, giá trị cốt lõi:....................................................................................................6
a. Sứ mệnh:..........................................................................................................................................6
b. Tầm nhìn:........................................................................................................................................6
c. Giá trị cốt lõi:..................................................................................................................................6
II. Tình hình kinh doanh của cơng ty mấy năm vừa qua:.....................................................................6
Phần 2:.........................................................................................................................................................8
PHÂN TÍCH MƠI TRƯỜNG KINH DOANH CỦA CƠNG TY:........................................................8
I. Mơi trường vĩ mơ:...................................................................................................................................8
1. Các yếu tố kinh tế:..............................................................................................................................8
2. Các yếu tố Chính trị - Pháp luật:.....................................................................................................9
3. Các yếu tố Văn hóa – Xã hội:..........................................................................................................10
4. Các yếu tố tự nhiên:.........................................................................................................................11
5. Các yếu tố công nghệ:......................................................................................................................12
II. Môi trường vi mô:...............................................................................................................................13
1. Đối thủ cạnh tranh hiện tại:............................................................................................................13
2. Đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn:............................................................................................................14
3. Khách hàng:......................................................................................................................................16
4. Nhà cung cấp:...................................................................................................................................17
5. Sản phẩm thay thế:..........................................................................................................................18
Phần 3:.......................................................................................................................................................20
CHIẾN LƯỢC CỦA CÔNG TY TRONG THỜI GIAN QUA............................................................20
I. Phân tích số liệu TNG 2019 – 2021:....................................................................................................20


1. Năm 2019:.........................................................................................................................................20
2. Năm 2020:.........................................................................................................................................20
3. Năm 2021:.........................................................................................................................................21
1


II. Phân tích số liệu đối thủ cạnh tranh (Giai đoạn 2019 – 2021):......................................................23
1. Phân tích số liệu đối thủ cạnh tranh:.............................................................................................23
a. Công Ty Cổ Phần Dệt May Đầu Tư Thương Mại Thành Công ( Mã TCM):.......................23
b. Công Ty Cổ Phần Sản Xuất Kinh Doanh Xuất Khẩu Nhập Khẩu Bình Thạnh ( Mã GIL):
............................................................................................................................................................24
2. So sánh giữa TNG với đối thủ cạnh tranh:...................................................................................24
a. Giữa TNG với TCM:....................................................................................................................24
b. Giữa TNG với GIL:.....................................................................................................................25
Phần 4:.......................................................................................................................................................26
CÔNG TÁC TỔ CHỨC ĐỂ THỰC HIỆN CHIẾN LƯỢC................................................................26
I. Mơ hình và sơ đồ cơ cấu tổ chức:.......................................................................................................26
II. Ưu điểm và Nhược điểm của mơ hình tổ chức hỗn hợp đối với TNG:.........................................27
1. Ưu điểm:............................................................................................................................................27
2. Nhược điểm:......................................................................................................................................27
III. Tầm hạn quản trị, phân giao quyền lực:........................................................................................28
1. Tầm hạn quản trị:............................................................................................................................28
2. Phân giao quyền lực:........................................................................................................................28
Phần 5:.......................................................................................................................................................29
HOẠT ĐỘNG LÃNH ĐẠO, ĐỘNG VIÊN TẠI CƠNG TY...............................................................29
I. Hoạt động lãnh đạo:.............................................................................................................................29
II. Chính sách đãi ngộ, động viên nhân viên:........................................................................................30
1. Chính sách đãi ngộ tài chính:.........................................................................................................30
2. Chính sách đãi ngộ phi tài chính:...................................................................................................30
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO...............................................................................................32

BẢNG PHÂN CÔNG VIỆC....................................................................................................................34

2


Phần 1:
GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY
I. Tổng quan về công ty:
1. Giới thiệu công ty:
- Tên đầy đủ: Công ty Cổ phần Đầu tư và Thương mại TNG
- Tên viết tắt: Thai Nguyen Garment (TNG)
- Tên giao dịch quốc tế: TNG INVESTMENT AND TRADING JOINT STOCK COMPANY
- Mã niêm yết: TNG
- Logo:
- Slogan: “TNG – Sự lựa chọn của tôi”

- Địa chỉ: Số 434/1 Đường Bắc Kạn, Phường Hoàng Văn Thụ, Thành phố Thái Nguyên, Tỉnh
Thái Nguyên
- Điện thoại: +84 2803 858 508
- Website:
- Email:
- Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp: 
4600305723 Do Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Thái Nguyên cấp lần đầu ngày 02/01/2003, đăng ký
thay đổi lần thứ 31 ngày 30/09/2020
- Nhóm ngành: Dệt may
- Vốn điều lệ: 926.987.790.000 đồng (theo số liệu từ CAFEF)
- Loại hình cơng ty: Cơng ty Cổ phần
- Đại diện cơng ty: Ơng Nguyễn Văn Thời – Chủ tịch Hội đồng Quản trị

2. Lĩnh vực kinh doanh:














May mặc xuất khẩu
Sản xuất Bông tấm
Sản xuất túi PE
Sản xuất thùng Carton
Sản xuất lều
Sản xuất găng tay
Gia công chần Bông
Thêu công nghiệp
Giặt công nghiệp
In công nghiệp
Khu công nghiệp
Bất động sản
3


3. Lịch sử hình thành và phát triển:
- Ngày 22/11/1979: Xí nghiệp May Bắc Thái, được thành lập theo Quyết định số 488/QĐ-UB

của UBND tỉnh Bắc Thái (nay là tỉnh Thái Nguyên) với số vốn ban đầu là 659,4 nghìn đồng. Xí
nghiệp đi vào hoạt động ngày 02/01/1980 với 02 chuyền sản xuất.
- Ngày 07/05/1981 tại quy định số 124/QĐ - UB của UBND tỉnh Bắc Thái sáp nhập trạm May
mặc gia cơng thuộc ty thương nghiệp vào Xí nghiệp, nâng số vốn của Xí nghiệp lên 843,7 nghìn
đồng và năng lực sản xuất của Xí nghiệp tăng lên 08 chuyền.
- Năm 1992 Xí nghiệp đầu tư 2.733 triệu đồng để đổi mới máy móc thiết bị, mở rộng thị trường
tiêu thụ ra các nước Đông Âu đưa doanh thu tiêu thụ đạt 336 triệu đồng, giải quyết việc làm ổn
định và tăng thu nhập cho nhiều lao động.
- Ngày 04/11/1997: Xí nghiệp được đổi tên thành Cơng ty May Thái Nguyên theo Quyết định số
676/QĐ-UB của UBND tỉnh Thái Nguyên. Liên doanh với Công ty May Đức Giang của Tổng
Công ty Dệt may Việt Nam thành lập Công ty May Liên doanh Việt Thái.
- Năm 2000 Công ty là thành viên của hiệp hội dệt may Việt Nam (Vitas).
- Ngày 02/01/2003 Cơng ty chính thức trở thành Cơng ty Cổ phần May Xuất khẩu Thái Nguyên
với vốn điều lệ là 10 tỷ đồng theo Quyết định số 3744/QĐ-UB ngày 16/12/2002.
- Năm 2006 Công ty nâng vốn điều lệ lên trên 18 tỷ đồng theo Nghị quyết Đại hội Cổ đông ngày
13/08/2006 và phê duyệt dự án đầu tư xây dựng nhà máy TNG Sông Công với tổng vốn đầu tư là
200 tỷ đồng.
- Ngày 28/08/2007 Đại hội đồng cổ đông xin ý kiến biểu quyết bằng văn bản đổi tên Công ty
thành Công ty Cổ phần đầu tư và thương mại TNG.
- Ngày 14/11/2007 Công ty được Trung tâm giao dịch Chứng khoán Hà Nội cấp Giấy chứng
nhận đăng ký niêm yết cổ phiếu. Cổ phiếu TNG được niêm yết trên Sàn Giao dịch Chứng khoán
Hà Nội, mã chứng khốn là TNG.
- Năm 2010 - 2013 : Khởi cơng xây dựng nhà máy TNG Phú Bình và TNG Đại Từ.
- Ngày 28/11/2014, Cơng ty được Uỷ bạn Chứng khống Nhà nước chấp thuận phát hành cổ
phiếu để trả cổ tức, ESOP, nâng vốn điều lệ lên 219,425 tỷ đồng.
- 2018: Mua lại Nhà máy may DG, đổi tên thành Chi nhánh may TNG Đồng Hỷ và đầu tư nâng
công suất nhà máy lên 35 chuyền may. Phát hành thành công trái phiếu chuyển đổi 200 tỷ cho
nhà đầu tư nước ngoài. Được UBND tỉnh Thái Nguyên phê duyệt đề tài “Nghiên cứu ứng dụng
công nghệ may không chỉ trên sản phẩm áo sơ mi” và được Cục bản quyền tác giả chứng nhận
đăng ký quyền tác giả, số 2773/2008/QTG ngày 4/6/2018.


4


- 2019: TNG chính thức mở rộng sang lĩnh vực bất động sản, với việc ra mắt Dự án chung cư
thương mại TNG village trong tháng 10/2019.
- Hiện nay Công ty TNG có: 15 nhà máy may gồm 277 chuyền may, 2 nhà máy phụ trợ, 1 văn
phòng đại diện tại New York, 1 công ty liên doanh, liên kết.

4. Sứ mệnh, tầm nhìn, giá trị cốt lõi:
a. Sứ mệnh:
 Chịu trách nhiệm tuyệt đối cho tất cả các sản phẩm cung cấp đến tay người tiêu dùng.
 Mang lại hạnh phúc cho người lao động, khách hàng và cộng đồng dân cư.

b. Tầm nhìn:
 Là Cơng ty đại chúng trong Top đầu minh bạch nhất, quản trị tốt nhất, phát triển bền
vững nhất.
 Là Công ty sản xuất và bán lẻ từ thị trường trong nước đến thị trường tồn cầu có doanh
thu tiêu thụ tỷ đơ la Mỹ.

c. Giá trị cốt lõi:
 Trách nhiệm: Thực hiện đạo đức kinh doanh trong công việc, đảm bảo mọi chế độ, quyền
lợi của người lao động theo đúng quy định của pháp luật.
 Phát triển bền vững: Chúng tôi cam kết đảm bảo lợi ích dài hạn đa chiều trong hoạt động
với khách hàng và các bên có liên quan.
 Phát triển tương lai xanh: Vì một màu xanh TNG, chúng tôi chú trọng mọi hoạt động liên
quan đến đời sống người lao động, cộng đồng địa phương. Thực hiện phương châm hành
động "Phát triển kinh tế đi đôi với bảo vệ môi trường".
 Môi trường làm việc: Nơi xứng đáng để cống hiến và làm việc.


II. Tình hình kinh doanh của cơng ty mấy năm vừa qua:
BẢNG BIỂU PHÂN TÍCH
(Đơn vị tính: Tỷ đồng)
2020/2019
Giá trị
%

TT Chỉ tiêu

2019

2020

2021

1

Doanh thu

4,617

4,480

5,446

-137

-2,97

2

3

LN trước thuế
LN sau thuế

288
230

185
153

280
231

-103
-45

-35,76
-19,57

5

2021/2020
Giá trị
%
21,5
966
6
51,3
95

5
46
24,8


6

o Thị phần của công ty trong ngành: 11,2% (số liệu năm 2021)
 NHẬN XÉT: Giai đoạn 2019-2021 là giai đoạn biến động chung của thị trường. Những tác
nhân bên ngồi khơng ngừng tạo áp lực lên những doanh nghiệp chiếm tỉ trọng lớn trong thị
trường. TNG khơng nằm ngồi sự biến động đó, giai đoạn 2019-2020 là giai đoạn TNG ứng phó
với nhiều khó khăn nên khơng khó để lí giải tại sao những con số về doanh thu, lợi nhuận trước
và sau thuế có phần đi xuống. Tuy nhiên những giải pháp đã được đưa ra nhằm đưa cơng ty trở
lại đúng vị thế vốn có, những giải phải chuyển đổi sản phẩm sản xuất, những dự án bất động sản
được đưa ra và kết quả là giai đoạn cuối năm 2021 những chỉ số kinh tế của cơng ty đã phát triển
trở lại và thậm chí vượt bậc so với con số trước dịch Covid-19. Đây là một tín hiệu khả quan cho
những bước tiến phát triển của doanh nghiệp trong tương lai.

BIỂU ĐỒ
(ĐVT: tỷ đồng)
6000
5000
4000
3000
2000
1000
0

2019


2020
Doanh thu

LN trước thuế

6

2021
LN sau thuế


Phần 2:
PHÂN TÍCH MƠI TRƯỜNG KINH DOANH CỦA CƠNG TY:
I. Môi trường vĩ mô:
1. Các yếu tố kinh tế:
 Cơ hội:










GRDP tỉnh Thái Nguyên trong năm 2020 tăng nhẹ 1,06% so với năm 2019 và năm 2021
GRDP tăng vượt trội 6,51% so với năm 2020. Nhìn chung tỉnh Thái Nguyên có những
chuyển biến kinh tế theo chiều hướng tích cực đặc biệt là sự phát triển vượt trội trong
năm 2021 sau khi cố gắng khôi phục những hậu quả mà covid đã và đang gây ra. Đây

cũng là tiền đề cho những doanh nghiệp trong tỉnh phát triển kinh tế. TNG là doanh
nghiệp có trụ sở chính và các chi nhánh đặt tại tỉnh Thái Nguyên và đây là tiền đề to lớn
tạo ra cơ hội phát triển đối với doanh nghiệp.
Đối với thu nhập bình qn đầu người có sự tăng mạnh ở giai đoạn 2018-2019 khi tăng
lên đến 6%, mặc dù giai đoạn 2019-2020 có sự sụt giảm nhẹ do sự ảnh hưởng từ tác nhân
đại dịch nhưng nhìn chung so với giai đoạn 2018 thu nhập bình quân đầu người tại Việt
Nam có sự tăng lên rõ rệt. Điều này góp phần lớn vào việc tiêu thụ hàng hóa của người
dân đối với các sản phẩm.Phần lớn các sản phẩm của công ty TNG vẫn được phân phối
tại các thị trường trong nước nên việc thu nhập bình quân tăng cũng sẽ tạo nên tác động
lớn đối với việc tiêu thụ hàng hóa của cơng ty TNG
Mặc dù giai đoạn 2019-2020 nền kinh tế VN đối đầu với nhiều thách thức đến từ đại dịch
Covid-19 tuy nhiên những vấn đề về lạm phát vẫn duy trì ở mức ổn( 2019 là 2,79%, 2020
là 2,31% và năm 2021 là 1,84% mức tăng thấp nhất từ năm 2011 cho đến nay). Việc kiểm
soát lạm phát vẫn đang được nhà nước Việt Nam duy trì ổn định, khơng làm biến động
mức giá cả quá cao dẫn đến sự ổn định trong nền kinh tế. Tạo sự an tâm cho những doanh
nghiệp nằm trong nền kinh tế Việt Nam.
Đối với việc xuất khẩu hàng may mặc của Việt Nam sang thị trường thế giới thì thị
trường EU là một thì trường có sức phát triển cao. Đối với nhà nước trong giai đoạn đại
dịch covid diễn ra đã có chính sách giảm thuế theo lộ trình 5-7 năm của hiệp định EVFTA
ban hành bởi bộ công thương đối với hàng may mặc. Đối với công ty TNG là một công ty
chuyên về hàng may mặc xuất khẩu thì đây là một lợi ích vơ cùng to lớn giúp cho việc
phát triển hơn những mặt hàng xuất khẩu qua các nước EU.
Trong thời đại hội nhập, nhất là khi Việt Nam gia nhập WTO vào năm 2007 đã tạo ra
được nhiều cơ hội cho việc phát triển những mặt hàng của Việt Nam tại những thị trường
lớn trên thế giới. Đặc biệt trong những giai đoạn gần đây thị trường xuất khẩu chủ lực
của chúng ta đến những quốc gia như Mỹ (42,8%), Pháp(23%), Canada(7,38%),
Đức(6,25%)… với sản phẩm chủ yếu áo Jacket, áo bơng, longo vũ,… và đối tác có
7



thương hiệu lớn như Adidas, Nike, Zara, Tommy. Đặc biệt, TNG đã có đơn hàng ODM
(thiết kế và tạo ra sản phẩm theo chỉ định của khách hàng) cho thấy TNG đã có thể cạnh
tranh với các đơn vị khác trên thế giới.

 Thách thức:




Hoạt động xuất nhập khẩu của nước ta giai đoạn 2019 đến cuối năm 2021 do tác động
chính đến từ đại dịch Covid-19 dẫn đến nhiều bất lợi cho hoạt động xuất nhập khẩu. Đặc
biệt đối với hàng may mặc(mặc hàng chính của TNG), dữ liệu cho thấy những đơn đặt
hàng từ Mỹ và EU – chiếm khoảng 60% xuất khẩu hàng may mặc của Việt Nam bị hủy
bỏ hoặc trì hỗn trong giai đoạn này. Tác động xấu từ hoạt động xuất nhập khẩu ảnh
hưởng lớn đến các công ty trong lĩnh vực sản xuất hàng may mặc => TNG không ngoại
lệ.
Đối với thu nhập bình qn đầu người có sự giảm mạnh qua các giai đoạn 2019-2020 và
2020-2021. Tiêu biểu năm 2021, thu nhập bình quân của người lao động là 5,7 triệu đồng
giảm 32.000 đồng so với năm 2020.Những sự sụt giảm về thu nhập bình quân đầu người
giai đoạn 2019-2021 chủ yếu do ảnh hưởng đến từ đại dịch Covid-19. Kết hợp với việc
xuất khẩu hàng hóa may mặc sang các nước trên thế giới thì thị trường trong nước cũng
là nơi góp phần tiêu phụ đại bộ phần hàng hóa của công ty TNG. Việc thu nhập của người
tiêu dung trong nước có phần đi xuống trong giai đoan này gây ra nhiều tác động tiêu cực
đối với việc tiêu thụ hàng hóa của cơng ty.

2. Các yếu tố Chính trị - Pháp luật:







Trong bối cảnh dịch bệnh COVID-19 diễn biến phức tạp, Chính phủ, Thủ tướng
Chính phủ, Bộ Lao Động – Thương Binh Xã Hội và các bộ, ngành liên quan đã kịp
thời ban hành, chỉ đạo, tổ chức triển khai triển khai các chính sách hỗ trợ theo Nghị
Quyết số 68/NQ-CP và Quyết định số 23/2021/QĐ-TTg quy định về việc thực hiện
một số chính sách hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động gặp khó khăn do
đại dịch COVID-19 quy định hồi tố các chính sách: Chính sách tạm hỗn hợp đồng
lao động, nghỉ việc khơng hưởng lương, ngừng việc, chấm dứt hợp đồng lao động
tính từ thời điểm ngày 1/5/2021, chính sách đối với F0 và F1 tính từ thời điểm ngày
27/4/2021 (trong khi Quyết định số 23/2021/QĐ-TTg có hiệu lực thi hành từ
7/7/2021).
Hiện Chính phủ đã có chính sách khuyến khích đầu tư vào ngành sản xuất sợi,
nhuộm, ngành thuộc da… Nhằm nâng tỷ lệ nội địa hóa các sản phẩm dệt may, da giày
xuất khẩu để tận dụng ưu đãi thuế quan theo các hiệp định thương mại tự do mà Việt
Nam đã ký kết như Hiệp định đối tác kinh tế Việt Nam – Nhật Bản (VJEPA), Hiệp
định đối tác kinh tế chiến lược xuyên Thái Bình Dương (TPP), Hiệp định thương mại
tự do Việt Nam – Hàn Quốc (VKFTA), Hiệp định thương mại tự do Việt Nam và Liên
minh kinh tế Á – Âu… Xem xét miễn giảm thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập Doanh
nghiệp cho Doanh nghiệp sản xuất nguyên phụ liệu trên nhằm giảm giá thành trên sản
phẩm, tăng khả năng cạnh tranh với nguyên phụ liệu.
Bộ Tài chính đã trình Chính phủ và giải quyết theo thẩm quyền miễn thuế nhập khẩu
8


đối với mặt hàng thiết bị y tế phục vụ cho phịng chống dịch; trình Chính phủ sửa đổi
Nghị định số 122/2016/NĐ - CP và Nghị định số 125/2017/NĐ-CP và Nghị định số
134/2016/NĐ-CP về thuế suất nhập khẩu để tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp
hoạt động lĩnh vực da giày, dệt may, chế biến nông lâm thủy sản, cơ khí, nơng nghiệp,
cơng nghiệp phụ trợ và cơng nghiệp ôtô.

 Cũng như các Doanh nghiệp khác TNG là một trong những Doanh nghiệp đầu ngành nên
sẽ được hưởng lợi trực tiếp và tối ưu nhất những chính sách, Hiệp định mà Nhà nước tạo
điều kiện cho ngành dệt may.

3. Các yếu tố Văn hóa – Xã hội:
 Cơ hội:






Sự tăng lên của dân số cũng như sự đông đúc của số lượng học sinh, sinh viên và lực
lượng người lao động đã khiến nhu cầu về đồng phục tăng lên đáng kể và vơ tình đã trở
thành một cơ hội vô cùng tốt để các doanh nghiệp may mặc trong nước tận dụng. Đối với
TNG là công ty chuyên về may mặc với thế mạnh gần 10 năm trong ngành thời trang
công sở, nổi tiếng với các sản phẩm vest, quần tây âu, sơ mi nam nữ. Mẫu mã, form dáng
được nghiên cứu và thiết kế theo chuẩn cơ thể của người Việt thì sự gia tăng của nhu cầu
sử dụng đồng phục này sẽ giúp các sản phẩm công sở của TNG được nhiều người biết
đến hơn, lựa chọn tiêu dùng. Tăng chỉ số sản xuất các mặt hàng công sở của công ty.
Với sự phát triển dân số hiện nay của nước ta là 1,1 triệu người/ năm thì đây đang là một
cơ hội phát triển rất tốt với ngành công nghệ dệt may. Đối với TNG là một công ty dệt
may với các sản phẩm được xuất khẩu và phân phối tại 15 chi nhánh trong toàn quốc và
hiện nay vẫn đang mở rộng thêm nhiều nhà máy, chi nhánh thì sự gia tăng dân số này sẽ
giúp TNG tăng chỉ số sản xuất các sản phẩm, tăng doanh thu bán hàng.
Hiện nay, nước ta đã và đang thực hiện cuộc vận động “ người Việt Nam ưu tiên dùng
hàng Việt Nam” và cuộc vận động này hiện đang phát triển rất tốt. Đây là một cơ hội vô
cùng tốt cho các doanh nghiệp trong nước. Đối với TNG với các sản phẩm vốn đã quen
mặt trên thị trường VN và hiện vẫn đang cố gắng đa dạng hố các sản phẩm của mình.
Thì cuộc vận động này sẽ giúp TNG tăng lượng người biết tới sản phẩm của cơng ty từ

đó tăng doanh số bán hàng, đưa TNG càng phát triển hơn tại thị trường may mặc trong
nước

 Thách thức:




Hiện nay, ở nước ta chất lượng cuộc sống ngày càng tăng. Tuy nhiên, việc dùng hàng
ngoại nhập; hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng đã quá quen thuộc cho nên mặc dù
các mặt hàng nội địa trong nước đang khẳng định vị thế của mình bằng cách cho ra các
sản phẩm chất lượng tốt đi kèm với giá phải chăng. Nhưng trong năm 2020, theo tính
tốn, khơng có doanh nghiệp nội địa nào nắm quá 2% thị phần ngành thời trang Việt
Nam, ngay cả TNG cũng khơng ngoại lệ.
Nước ta có sự đa dạng dân tộc, trong đó dân tộc thiểu số chiếm gần 14%(2021). Điều này
cũng ảnh hưởng đến số lượng tiêu dùng của doanh nghiệp bởi vì đời sống của đồng bào
9




dân tộc thiểu số cịn đang gặp khó khăn, nhu cầu may mặc vẫn chưa được phát triển.
Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, tính đến năm 2020, do ảnh hưởng của dịch Covid19, lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên ước giảm 1,2 triệu người so với năm 2019, chủ
yếu là do sự sụt giảm ở khu vực nông thôn (giảm hơn 1,1 triệu người). Bên cạnh đó, từ
đầu năm 2021, hiệu lực của các Hiệp định Thương mại tự do và tình hình hình căng thẳng
tại Myanmar làm cho các đơn hàng tại nước ta tăng lên đáng kể, dẫn đến đến nhu cầu
tuyển dụng trong ngành dệt may tăng khoảng 50-60%. Các doanh nghiệp ngành dệt may
phải đối diện với tình hình thiếu hụt lao động nghiêm trọng vì người lao động về q
khơng trở lại và chuyển sang bán hàng online.


4. Các yếu tố tự nhiên:
 Cơ hội














Tự chủ nguồn nguyên liệu.
Ngành Dệt May đều chịu sự ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên . Khí hậu và đất đai thuận
lợi sẽ tạo điều kiện phát triển các cây công nghiệp như Bông, Đay, trồng dâu nuôi tằm...
Nước ta nằm ở vùng nhiệt đới gió mùa rất phù hợp với phát triển cây công nghiệp là một
yếu tố đầu vào của ngành Dệt May.
Khi sợi, bơng có năng suất, chất lượng cao thì sản phẩm Dệt May sản xuất ra cũng có
chất lượng cao hơn cạnh tranh dễ dàng trên thị trường, nó là yếu tố nâng cao chất lượng
sản phẩm.
Việc nghiên cứu, lai tạo, chọn lọc giống, xây dựng được một quy trình sản xuất tiên tiến,
khoa học, để từ đó đưa năng suất bông lên bằng với năng suất của thế giới, giúp năng
xuất được đẩy lên cao.
Bên cạnh đó Việt Nam nằm trên tuyến giao thông quốc tế, nằm ở khu vực đang phát triển
sôi động nên rất thuận lợi cho việc trao đổi thương mại về sản phẩm, nguyên liệu, máy
móc, cơng nghệ khoa học kỹ thuật trong khu vực và trên thế giới. Nhân tố này ảnh hưởng

trực tiếp tới ngành.
Đồng thời được bao xung quanh là đồng bằng phì nhiêu, trù phú, đơng dân cư. Đó chính
là nơi cung cấp các nguyên liệu đầu vào như bông tơ tằm đay..., phục vụ sản xuất của
ngành.
Lạng Sơn, Sơn La, Lai Châu là vùng cung cấp nguyên liệu đạt chất lượng cao và điều
kiện giao thông thuận lợi.
TNG đã xác định đúng mục tiêu định hướng trong hoạt động sản xuất, kinh doanh. Do
dịch bệnh COVID-19 diễn biến phức tạp ở nhiều nước trên thế giới ảnh hưởng đến chuỗi
sản xuất, cung ứng, nhiều khách hàng dịch chuyển đơn hàng từ các nước bị ảnh hưởng
bởi dịch bệnh sang Việt Nam, Cơng ty đã nắm bắt cơ hội đó bằng việc tập trung vào việc
tăng tỷ trọng khai thác các khách hàng bán lẻ trực tiếp, do vậy các đơn hàng trực tiếp từ
đối tượng khách hàng này tăng đáng kể. Đồng thời với đó là xác định rõ dòng hàng mục
tiêu, tập trung vào dòng sản phẩm kỹ thuật, dòng sản phẩm cao cấp để đáp ứng yêu cầu
của nhiều đối tượng khách hàng, đặc biệt là những khách hàng khó tính.

 Thách thức


Về mặt cơ bản, những thay đổi bất ngờ trong môi trường tự nhiên như sự thay đổi đột
10














ngột về thời tiết, khí hậu, thiên tai... có thể tác động mạnh mẽ đến doanh nghiệp
marketing và hoạt động marketing nói riêng.
Ơ nhiễm nước, khơng khí, đất đai đang ở mức báo động ở nhiều khu vực, đặc biệt là ở
các thành phố lớn. Cơng nghiệp hóa gây nên hiện tượng trái đất nóng dần lên. Sự gia tăng
về dân số, cách thức con người sinh hoạt và xử lý rác khiến lượng rác thải ra môi trường
ngày càng tăng và chưa có dấu hiệu dừng lại , khiến các ngun liệu khơng có khả năng
phát triển và cho hiệu quả cao nhất.
Việc các nguồn tài nguyên thiên nhiên bị khai thác quá mức khiến cho hệ sinh thái bị mất
cân bằng từ đó gây nên các hiện tượng biến đổi khí hậu.
Tuyệt chủng ở nhiều loại thực vật và động vật làm ảnh hưởng tới việc cung cấp nguyên
liệu cho nhà máy sản xuất ra sản phẩm.
Yếu tố điều kiện tự nhiên sẽ không khai thác được đầy đủ lợi thế để thúc đẩy phát triển
ngành hoặc khai thác tự nhiên một cách lãng phí khơng hiệu quả.
Việc phát triển ngành dệt may phụ thuộc rất nhiều vào thị trường cung cấp nguyên liệu.
Hiện nay, nguyên liệu sản xuất, vật liệu phụ trợ của Công ty phần lớn được nhập khẩu từ
Trung Quốc, Đài Loan, Hàn Quốc... Do vậy, nguồn nguyên vật liệu có ảnh hưởng rất lớn
đến hoạt động sản xuất kinh doanh cũng như lợi nhuận của Cơng ty. Nắm bắt được điều
đó, TNG ln xây dựng mối quan hệ ổn định với các nhà cung cấp lớn.
Theo Hiệp hội Bơng sợi Việt Nam (VCOSA), tính riêng 2 tháng đầu 2021, giá bông
nguyên liệu nhập khẩu về Việt Nam tăng 0.87% so với cùng kỳ năm ngối, ở mức trung
bình 1,625 USD/tấn. Giá ngun liệu tăng cũng làm ảnh hưởng tới nguồn lợi cũng như
nguồn cung cho cơng ty.
Ở thời điểm năm 2001-2002, diện tích trồng bông trên cả nước trên 32.600 ha. Nhưng
đến niên vụ 2008-2009, chỉ cịn dưới 3.000 ha. Sản lượng bơng vải trong nước chỉ đáp
ứng được khoảng 2% nhu cầu bông xơ cho ngành sợi. Ngành dệt sợi của Việt Nam xem
như mất trắng nguồn cung nguyên liệu từ trong nước và phải nhập khẩu gần 100% bơng
xơ từ nước ngồi.


5. Các yếu tố công nghệ:
 Cơ hội:




Nhà máy Đồng Hỷ lắp đặt nốt 24/33 chuyền may, nhà máy Võ Nhai lắp đặt thêm 21/35
chuyền may. Tăng 150% công suất hiện có của 2 nhà máy này, giúp nâng tổng cơng suất
của công ty lên khoảng 9%. Nâng tổng số chuyền may của TNG từ 256 lên 298 chuyền,
tăng 42 chuyền may so với năm 2020.
Trong năm 2021 TNG tiếp tục đầu tư mở rộng TNG Phú Bình với qui mơ 4,1 ha, TNG
Sông Công 2,1 ha, đầu tư dây chuyền bơng số 3. Sau khi hồn thành mở rộng thì tổng số
chuyền may dự kiến sẽ đạt được 342 chuyền may, tăng 34% so với năm 2021.

 TNG mở rộng quy mô doanh nghiệp rất lớn và triển vọng thể hiện rõ ở năm 2022.


Các sản phẩm thông thường, khách hàng chỉ yêu cầu máy dò kim chạy 1 lần. Nhưng tại
TNG, doanh nghiệp này đã đưa vào quy trình 2 lần quét cả 2 mặt của sản phẩm, để đảm
bảo an toàn sản phẩm ở mức cao nhất. Ðây là tiêu chuẩn riêng của TNG, nhằm cải tiến
đem lại sự hài lòng cho khách hàng.
11






Hệ thống sản xuất tại các nhà máy TNG được xây dựng theo công nghệ tiên tiến, hiện đại

của Nhật Bản. Qui trình sản xuất tinh gọn Lean, mơi trường làm việc đạt tiêu chuẩn Quốc
tế ISO9001: 2008. Thiết kế trên phần mềm Lectra hoặc Gaber, máy giác sơ đồ và hệ
thống máy cắt mẫu cứng đều được lập trình tự động, đảm bảo tính chính xác cao.
Hiện nay TNG đnag sử dụng công nghệ cắt Laze, may không chỉ - máy Ultrasonic, công
nghệ nhồi long vũ tự động, công nghệ may tự động hóa bằng máy lập trình điện tử

 Chính điều này đã giúp TNG giữ chân được các khách hàng khó tính và khơng ngừng mở
rộng thị trường xuất khẩu.

 Thách thức:
-

Đối với việc TNG đang dần áp dụng những công nghệ ngày một nhiều sẽ mất đi lợi
thế về nhân công giá thấp so với các thị trường khác trên thế giới
Đe dọa tới việc làm của những cơng nhân có trình độ kỹ thuật thấp, gây khó khăn đối
với những nhân viên có trình độ kĩ thuật cao khi phải tiếp cận những trang thiết bị
cơng nghệ mới.
Gây ra chi phí lớn cho q trình đào tạo nhân viên.

II. Môi trường vi mô:
1. Đối thủ cạnh tranh hiện tại:

-

Danh sách đối thủ cạnh tranh hiện tại của Công Ty Cổ Phần Đầu Tư Thương Mại TNG:
Công Ty Cổ Phần Dệt May Đầu Tư Thương Mại Thành Công ( Mã TCM)
Công Ty Cổ Phần Sản Xuất Kinh Doanh Xuất Khẩu Nhập Khẩu Bình Thạnh ( Mã GIL)

Thơng tin TNG:







Quy mơ : Đến nay TNG có 11 nhà máy may với 217 chuyền may và các nhà máy phụ
trợ: Nhà máy thêu, Giặt công nghiệp, sản xuất thùng túi, bao bì carton, nhà máy sản xuất
bơng, chần bông. TNG được xếp hạng trong “TOP 500 doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam”,
“TOP 10 doanh nghiệp lớn nhất nghành dệt may Việt Nam”.
Công Ty Cổ Phần Đầu Tư Thương Mại TNG vừa cơng bố báo cáo tài chính hợp nhất quý
IV/2020 với doanh thu đạt 955 tỷ đồng giảm 9% và lãi sau thuế chỉ đạt 23 tỷ đồng, giảm
gần 60% so với cùng kỳ năm ngoái. Theo giải trình của TNG nguyên nhân sụt giảm chủ
yếu là do ảnh hưởng của dịch bệnh ở châu Âu làm cho một số đơn hàng khách đã yêu cầu
giảm giá bán từ 1-2% so với giá ký ban đầu. Trong khi đó, các khoản dự phịng tăng và
các khoản chi phí đầu vào cơng ty vẫn phải duy trì thanh tốn đúng theo quy định và hợp
đồng đã ký.
Trong kỳ, chi phí tài chính và chi phí quản lý doanh nghiệp đạt 37,3 tỷ đồng và hơn 55 tỷ
đồng, tăng lần lượt 13% và 4% so với quý IV năm 2019. Tính chung 4 quý, TNG mang
về hơn 4.484 tỷ đồng doanh thu và lãi hơn 152 tỷ đồng, giảm lần lượt 3% và gần 34% so
với năm ngoái. Năm 2020, TNG đăt mục tiêu doanh thu đạt 4.600 tỷ đồng và lợi nhuận
sau thuế 230 tỷ đồng. Như vậy, kết thúc năm 2020, TNG thực hiện được hơn 97% kế
hoạch doanh thu và 66% mục tiêu lãi sau thuế.
12


Thông tin đối thủ cạnh tranh hiện tại:
 Công Ty Cổ Phần Dệt May Đầu Tư Thương Mại Thành Công (TCM)







Quy mô: CTCP Dệt may - Đầu tư - Thương mại Thành Công là một trong những doanh
nghiệp hàng đầu trong lĩnh vực dệt may tại Việt Nam, cụ thể là sản xuất và kinh doanh
các sản phẩm sợi, dệt, đan kim, nhuộm và may mặc. Sản phẩm của công ty chủ yếu phục
vụ thị trường xuất khẩu tại Mỹ, Nhật Bản, châu Âu, Hàn Quốc và Trung Quốc.
TCM cho biết do tình hình dịch bệnh Covid-19 phức tạp trong quý 3, công ty phải thực
hiện giãn cách từ ngày 15/07/2021 nên năng suất lao động của Công ty không đạt kế
hoạch, cộng với chi phí hoạt động theo phương thức 3 tại chỗ cao, dẫn đến TCM phải báo
lỗ trong quý 3.
Cụ thể, doanh thu thuần quý 3 giảm 20% so với cùng kỳ, xuống còn 783 tỷ đồng. Giá vốn
hàng bán giảm nhẹ hơn khiến biên lãi gộp thu hẹp lại, từ gần 15% xuống chỉ còn 10%.
Ngược lại, doanh thu hoạt động tài chính tăng 63%, đạt 17 tỷ đồng. Trong khi đó, loạt chi
phí đồng loạt tăng khiến doanh nghiệp dệt may phải ơm lỗ rịng gần 3 tỷ đồng trong quý
3.

 Công Ty Cổ Phần Sản Xuất Kinh Doanh Xuất Khẩu Nhập Khẩu Bình Thạnh (GIL)







Quy mô : GIL là doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực sản xuất hàng gia dụng, sản
phẩm chính là các sản phẩm từ vải như túi xách, ba lô... Cuối năm 2019, GIL có 72
chuyền may (tăng 14,3% so với năm 2018). Năm 2020 dự kiến vận hành 95 chuyền may
(tăng 32% so với năm 2019). Ngoài các chuyền may nội bộ, GIL còn phải thuê các
chuyền may bên ngoài do lượng đơn đặt hàng hiện đang quá lớn.

Kết quả kinh doanh của GIL tăng trưởng tích cực trước tình hình đại dịch Covid xảy ra và
ảnh hưởng đến các cơng ty cùng nhóm ngành, GIL ghi nhận doanh thu đạt 3.456 tỷ năm
2020 (tăng 36% so với 2019), lợi nhuận sau thuế đạt 308 tỷ đồng (tăng 91.8% so với năm
2019).
Tình hình tài chính ổn định, tài sản ngắn hạn ln duy trì ở mức đủ khả năng thanh toán
nợ ngắn hạn.
Lợi nhuận quý 3, 4 tăng mạnh do nhu cầu mua sắm ở Mỹ và châu Âu vào cuối năm cùng
với lượng cầu tăng nhờ các sự kiện: Black Friday, Giáng sinh, Năm mới, cộng với việc
mua sắm online gia tăng trước bối cảnh dịch bệnh ở các nước EU và châu Mỹ.

 Kết Luận:
-

Quy mô doanh nghiệp vẫn còn nhiều hạn chế khi phải cạnh tranh với các doanh nghiệp
cùng ngành như TCM, GIL…Điều đó ảnh hưởng trực tiếp đến doanh thu cũng như chi
phí sản xuất của doanh nghiệp.
Hàng tồn kho vẫn còn nhiều do nhu cầu tiêu dung trong nước cũng xuất khẩu ra nước
ngồi vẫn cịn thấp

13


2. Đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn:
 TNG là một doanh nghiệp chuyên sản xuất hàng may mặc với chất lượng cao, những sản
phẩm được sản xuất bởi TNG không chỉ được tiêu thụ trong nước mà còn xuất khẩu
mạnh sang các nước trên thế giới đặc biệt là những nước thuộc EU. Là một doanh nghiệp
nằm trong top đầu những doanh nghiệp sản xuất hàng may mặc tại Việt Nam tuy nhiên
giai đoạn 2019-2021 là một giai đoạn chứng kiến nhiều khó khăn do ảnh hưởng đến từ
đại dịch Covid. Nhiều doanh nghiệp đã có xu hướng chuyển đổi sản phẩm chính của
doanh nghiệp sang những sản phẩm khác để phù hợp với tình hình thực tế.

 Khơng ngoại lệ, TNG trong năm 2021 đã có những sự thay đổi để thích ứng với nhu cầu
của thị trường khi mà doanh nghiệp đã sản xuất thành công bông kháng khuẩn phục vụ
cho việc may khẩu trang. Với đội ngũ nhân công lành nghề trong lĩnh vực may kết hợp
với dây chuyền sản xuất công nghệ cao, TNG đã nhanh chóng đưa khẩu trang vào một
trong những sản phẩm chính để sản xuất trong thời gian qua. Từ một doanh nghiệp chủ
yếu sản xuất hàng may mặc nhưng vì một vài tác nhân từ xã hội đã đưa TNG chính thức
trở thành một đối thủ cạnh tranh trực tiếp với những doanh nghiệp sản xuất khẩu trang
chứ khơng cịn là những đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn nữa. Vậy thì đối với TNG đâu là
những đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn mà họ có thể sẽ phải cạnh tranh trực tiếp trong tương
lại.

 Đối với thị trường trong nước:






Những doanh nghiệp đã có dây chuyền sản xuất phù hợp cho việc chuyển đổi sang ngành
may mặc trong tương lai: Những doanh nghiệp sản xuất khẩu trang, trang thiết bị may
mặc y tế(Ví dụ: Cơng ty cổ phần Tanapha, cơng ty dược phẩm và sinh học y tế,…) hay
những doanh nghiệp may ở lĩnh vực rèm cửa trang trí (Ví dụ: Sifini, Cơng ty TNHH
TMD Tín Tâm,…),… Đây đa số là những cơng ty đã có được trang thiết bị, cơng nghệ có
thể phù hợp với ngành dệt may. Nếu như có thể tìm được hướng đi phù hợp để bước vào
thị trường hàng may mặc thì có lẽ trong tương lai gần những doanh nghiệp này sẽ từ danh
sách những đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn trở thành doanh nghiệp có khả năng cạnh tranh
trực tiếp đối với doanh nghiệp TNG.
Những doanh nghiệp cũng sản xuất hàng may mặc những mới thành lập chưa gây ra tác
động lớn đến doanh nghiệp: Những doanh nghiệp sản xuất hàng may mặc ở Việt Nam
ngày càng được thành lập nhiều, tuy nhiên những doanh nghiệp mới thành lập cịn non trẻ

chưa có sức cạnh tranh đối với những doanh nghiệp lớn thành lập từ lâu. Tuy nhiên, trong
tương lai nếu những doanh nghiệp nhỏ lẻ này tìm ra được những hướng đi mới mang tính
đột phá hơn trong ngành, hoặc có thể tìm được nguồn vốn đầu tư lớn thì sẽ là bước phát
triển vượt bậc và sẽ gây ra ít nhiều ảnh hưởng đối với các doanh nghiệp lớn(TNG).
Nhà cung cấp: Những nhà cung cấp nguyên vật liệu, trang thiết bị công nghệ của những
doanh nghiệp may mặc. Có thể nói đây là những doanh nghiệp quan trọng đối với ngành
dệt may khi hầu hết các doanh nghiệp dệt may sẽ không phát triển nếu khơng có những
doanh nghiệp cung ứng này. Nhưng cũng sẽ thật không may nếu như từ quan hệ hợp tác
mà những doanh nghiệp cung ứng quyết định thay đổi lộ trình từ nhà cung ứng chuyển
thành một nhà cạnh tranh trực tiếp đối với chúng ta thì sẽ là một khó khăn lớn. Việc
những nhà cung ứng lâu đời có trong tay nguyên vật liệu hay trang thiết bị mà họ không
14


còn cung cấp cho chúng ta nữa mà thay vào đó họ sẽ sản xuất trực tiếp mặc hàng như
chúng ta dẫn đến cơng ty sẽ phải tìm một nhà cung ứng mới (gây gián đoạn sản xuất) và
sẽ có thêm một đối thủ cạnh tranh mới.

 Đối với thị trường ngoài nước:








Ngày nay khi mà Việt Nam đã gia nhập WTO, hoạt động thương mại ngày một phát triển.
Khả năng thâm nhập vào thị trường nội địa của Việt Nam đối với các quốc gia trên thế
giới ngày càng có điều kiện thuận lợi hơn. Cũng như sự tự do tham gia vào thị trường thế

giới của các nước trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế.
Đồng thời thị trường tiêu thụ sản phẩm may mặc là thị trường rộng lớn dễ thu hút các nhà
đầu tư tham gia vào thị trường này. Chính vì vậy đối thủ tiềm ẩn của Việt Nam trong lĩnh
vực may mặc là rất lớn. Các nước trong khu vực Châu Á như Thái Lan, Pakistan, Ấn Độ,
Đài Loan là những đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn trong ngành với những lợi thế về thời
trang, nguyên phụ liệu, tay nghề.
Năm 2006, thị trường sợi phát triển rất tốt sản lượng ước tăng gần 15% nên lượng nhập
bông xơ chiếm tỷ trọng cao (14%) trên tổng kim ngạch nhập khẩu của Vinatex, sản xuất
sợi trong nước đã có thể đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao của thị trường nên lượng
nhập sợi đã giảm, chỉ chiếm tỷ trọng 3% so với 10% của toàn ngành dệt may Việt Nam.
Về vải, các doanh nghiệp dệt đang từng bước củng cố, sản lượng vải dệt thoi sản xuất
cung ứng ở thị trường tăng 8% nên đã góp phần giảm kim ngạch nhập khẩu vải xuống
cịn 20% so với toàn ngành vẫn ở mức cao là 52%. Năm 2006, một số doanh nghiệp cổ
phần do thiếu vốn, sợ rủi ro nên đã chuyển từ phương thức sản xuất giá FOB sang làm
hàng gia công nên nhập khẩu nguyên phụ liệu tăng cao chiếm tỷ trọng 58% so với 34%
của toàn ngành.

3. Khách hàng:
 Cơ hội:








Theo số liệu thống kê về thương mại thế giới năm 2021 do Tổ chức Thương mại thế giới
(WTO) công bố, Việt Nam đã vượt Bangladesh trở thành nhà xuất khẩu hàng may
mặc lớn thứ hai thế giới. Trong năm 2020, xuất khẩu hàng may mặc của Việt Nam tăng

trưởng 6,4% với giá thị trường đạt 29 tỷ USD.
TNG có các thị trường xuất khẩu lớn như Mỹ, EU, Canada,… Đây là những thị trường
lớn chiếm hơn 70% tổng giá trị xuất khẩu của doanh nghiệp. Tháng 6/2019 Việt Nam kí
kết hiệp định Thương mại tự do (EVFTA) với Liên minh châu Âu. Theo EFVTA, hàng
dệt may mặc sẽ được EU xóa bỏ thuế quan 77,3% kim ngạch xuất khẩu trong 5 năm,
22,7% cịn lại sẽ được xóa bỏ sau 7 năm nữa. Điều này tạo ra rất cơ hội cho các doanh
nghiệp của nước ta cũng như là TNG.
TNG đang có các khách hàng là nhà bán lẻ có thương hiệu lớn như Columbia Sportswear,
The Children’s Place, Capital, ITOCHU, JOHN NEW YORK,.... Các khách hàng này đều
cam kết đặt hàng lâu dài, ổn định với công ty.
Hiện nay, nước ta đang có rất nhiều các doanh nghiệp dệt may. Tuy nhiên, các doanh
nghiệp này chủ yếu là các doanh nghiệp sản xuất theo quy mơ nhỏ lẻ, chất lượng sản
phẩm thì khơng được đánh giá cao và kèm theo đó thì giá thành thường mềm nhưng đa số
15


đều là những thương hiệu khơng có tên tuổi. Mặc khác, các doanh nghiệp đã có thương
hiệu thì thường xuất khẩu là chủ yếu và các doanh nghiệp này nếu muốn tiêu thụ ở thị
trường trong nước với một số lượng khá nhỏ sản phẩm thì thường là bằng cách mở các
đại lý riêng lẻ mang tên thương hiệu mình. Chính những yếu tố trên mà áp lực từ phía thị
trường trong nước là không lớn lắm.

 Thách thức:




Thị trường quốc tế là thị trường có áp lực rất lớn đối với các doanh nghiệp xuất khẩu
sang thị trường này do doanh nghiệp thì đơng và hầu hết đều muốn xuất khẩu sang thị
trường Mỹ, EU. Đây là khó khăn lớn mà TNG và các doanh nghiệp nước ta gặp phải.

Thị hiếu của nước ta chủ yếu là hàng ngoại nhập nên sự đổ bộ của nhiều thương hiệu thời
trang nước ngoài đã đẩy ngành thời trang nội vốn chỉ có thị phần nhỏ giờ càng bị thu hẹp
hơn. Tính đến cuối năm 2020, có đến hơn 200 thương hiệu nước ngồi từ tầm trung đến
cao cấp đã có cửa hàng chính thức tại Việt Nam, và các thương hiệu quốc tế lớn như
H&M, Zara, Uniqlo… đang chiếm ưu thế.

4. Nhà cung cấp:
 Nhà cung cấp vật tư, nguyên liệu và thiết bị:




Nguồn nguyên vật liệu Công ty thường mua nguyên vật liệu từ nhiều nguồn khác nhau,
cả trong nước và nước ngồi (hơn 90%). Cơng ty nhập các ngun liệu từ các nước để
đảm bảo, tỷ trọng nguyên vật liệu dệt may từ Trung Quốc, Hàn Quốc và Hồng Kông, Đài
Loan chiếm phần lớn do chất lượng đáp ứng được yêu cầu, chủng loại phong phú và giá
cả cạnh tranh. Ngồi ra, Cơng ty cịn nhập ngun phụ liệu từ những nước khác như Pakix-tan, Ma-lai-xi-a,...
Các đối tác mà Công ty thường xuyên ký hợp đồng nguyên vật liệu là:

Tên công ty

Nguyên liệu

LIBERTY MILLS LTD
KAI CHERNG ENTER PRICE
REALTY TEXTILE CO., LTD
JANGKI TEXTILE CO., LTD
5 OS - SONG
FULTIDE ENTERPRISE CO., LTD


Vải chính, vải lót các loại
Vải chính, phụ liệu các loại
Vải chính, vải lót các loại
Vải chính, vải lót các loại
Vải chính, vải lót các loại
Vải chính, vải lót các loại





Sự ổn định của các nguồn cung cấp Trong suốt những năm qua, TNG đã hợp tác và xây
dựng được mối quan hệ truyền thống ổn định với các nhà cung cấp từ Hàn Quốc, Trung
Quốc, Đài Loan… Đồng thời để tiếp cận các thị trường này, Cơng ty có người đại diện tại
thành phố Thượng Hải, Trung Quốc để tìm nguồn, kiểm tra chất lượng, tiến độ và giá cả
nhằm chủ động nguồn nguyên, phụ liệu kịp thời cho sản xuất.
Mặc dù nguồn cung nguyên vật liệu trong nước không sẵn (hơn 70% nguyên phụ liệu
16


ngành dệt may phải nhập khẩu) song nguồn cung từ các nước Trung Quốc, Đài Loan…
lại khá dồi dào, phong phú và giá cả hợp lý và rất cạnh tranh. Ngồi ra đây đều là những
thị trường có ngành may mặc khá phát triển, vị trí địa lý lại khá thuận lợi nên việc tiếp
cận các nguồn cung này khá dễ dàng. Nhờ xây dựng được quan hệ tốt với các nhà cung
cấp. TNG đã tìm kiếm được nguồn nguyên vật liệu đáp ứng nguyên phụ liệu cần thiết cho
hoạt động sản xuất. Ảnh hưởng của nguyên vật liệu tới doanh thu và lợi nhuận Với đặc
thù sản xuất kinh doanh của TNG, nguyên vật liệu chiếm tới 65% - 70% giá vốn hàng
bán, do đó biến động về giá nguyên vật liệu đầu vào ảnh hưởng rất lớn tới doanh thu và
lợi nhuận của Công ty. Hơn nữa, phần lớn sản phẩm của Công ty dưới dạng hợp đồng
FOB (Free on Board), ODM ( Original Design Manufacturing), mua nguyên phụ liệu,

xuất thành phẩm. Nguyên vật liệu tốt với giá cạnh tranh sẽ giúp Cơng ty tiết kiệm chi phí,
tăng lợi nhuận đáng kể.
 Nhà cung cấp tài chính:





Theo Giấy chứng nhận đang ký doanh nghiệp số 4600305723 sửa đổi ngày 30/09/2020
do sở kế hoạch và đầu tư tỉnh Thái Nguyên cấp cho công ty, vốn điều lệ của công ty là
926.987.790.000VND. Cổ phiếu của công ty đang được niêm yết trên sở giao dịch chứng
khoáng Hà Nội (HNX) với mã chứng khống là TNG.
Vốn vay của cơng ty
Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công thương Việt Nam
Ngân hàng Thương mại Cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam
Ngân hàng Thương mại Cổ phần Quân đội
Ngân hàng Thương mại Cổ phần Ngoại thương Việt Nam
Nhằm bổ sung nguồn vốn để sản xuất và trang bị thêm máy móc, thiết bị, mở rộng quy
mơ, tìm kiếm các cơ hội đầu tư và chủ động hơn trong hoạt động kinh doanh, cơng ty
TNG kêu gọi nhà đầu tư góp vốn và phát triển qua hình thức phát hành trái phiếu.

Vốn vay ngắn hạn 2020:
-

Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công thương Việt Nam
+ Số đầu năm: 698.31.420.417
+ Số cuối năm:445.711.551.257
Ngân hàng Thương mại Cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam
+ Số đầu năm: 362.214.774.655
+ Số cuối năm: 426.028.658.521

Ngân hàng Thương mại Cổ phần Quân đội
+ Số đầu năm: 1.051.145.540
+ Số cuối năm: 19.160.820.562
Ngân hàng Thương mại Cổ phần Ngoại thương Việt Nam
+ Số đầu năm: 000000000
+ Số cuối năm:12.045.971.987

o Tổng vốn vay:
+ Số đầu năm:1.087.281.468.381
17


+ Số cuối năm:903.296.052.227

5. Sản phẩm thay thế:






Với chiến lược kinh doanh sản phẩm bán sẵn, các doanh nghiệp có thể xác định các sản
phẩm thay thế ở đây là sản phẩm thiết kế riêng. Thứ nhất, đây là hai loại sản phẩm đáp
ứng nhu cầu quan trọng của người tiêu dùng là "mặc". Thứ hai, sản phẩm may đo được
coi là sản phẩm thay thế cho sản phẩm bán sẵn do tính chất khác biệt của chúng. Sản
phẩm may đo có những ưu điểm vượt trội có thể làm hài lòng người tiêu dùng như:
Thay đổi mẫu mã theo yêu cầu của khách hàng, màu sắc chi tiết.
Phù hợp với hầu hết các hình dạng và kích thước cơ thể.
Khách hàng có sự đảm bảo về chất liệu và đường may của sản phẩm.
Có thể tư vấn hỗ trợ khách hàng thiết kế sản phẩm phù hợp.

Trước tình hình dịch Covid vẫn cịn diễn biến khó lường, để khơi phục nền kinh tế thì nhà
nước chấp nhận cho nước ta sống chung với dịch bệnh nên nhu cầu sử dụng các trang
phục y tế tăng cao. Nắm bắt được tình hình đó TNG đã nghiên cứu, sản xuất thành cơng
“Bộ quần áo bảo hộ y tế phịng dịch” để chung tay với các cấp, ngành trong cuộc chiến
phòng chống dịch bệnh. Ngồi ra cịn nhiều sản phẩm bảo hộ như là: Khẩu trang y tế
Y0308, Khẩu trang KN95-1, Khẩu trang nano kháng khuẩn Y0204,… Đạt chứng nhận
FDA và CE cho sản phẩm thiết bị y tế do TNG sản xuất.
Bất động sản nhà ở được dự báo tiếp tục tăng trưởng ấn tượng trong năm 2021, 2022,
đồng thời, triển vọng lợi nhuận của doanh nghiệp nhóm này được đánh giá tích cực. Nên
TNG Village đã cho ra một loạt các sản phẩm: Căn hộ 1PN, Căn hộ 2PN, Căn hộ 3PN –
A, Căn hộ 3PN – B, Căn hộ 3PN – C,… Với đầy đủ tiện ích như: An ninh 24/7, Siêu thị,
Mini golf, Nhà trẻ, Khu vực lò sưởi ngồi trời,… Vị trí thuận lợi cho việc di chuyển đi lại
trong hoạt động hàng ngày, là nơi lý tưởng cho các gia đình, trẻ em – với khu vui chơi,
trường mẫu giáo và không gian sống thân thiện, hiện đại.

18


Phần 3:
CHIẾN LƯỢC CỦA CÔNG TY TRONG THỜI GIAN QUA
I. Phân tích số liệu TNG 2019 – 2021:
-

Qui mơ tổ chức: 15.000 công nhân viên.
Qui mô hoạt động: 15 nhà máy may, 2 máy phụ trợ, 297 dây chuyền sản xuất.

1. Năm 2019:
-

-


Kết quả kinh doanh 11 tháng 2019, doanh thu lũy kế 4.336 tỷ VNĐ, vượt kế hoạch sản
xuất kinh doanh năm 2019 trước 31 ngày tương ứng 4,4%; lợi nhuận sau thuế thu nhập
doanh nghiệp đạt 216 Tỷ VNĐ, vượt kế hoạch sản xuất kinh doanh năm 2019 trước 31
ngày tương ứng 3,8%.
Vốn điều lệ : 652.114.760.000 đồng
Tổng tài sản: 3.027 tỷ đồng, tăng 17% so với năm 2018
Chủ sở hữu : 1.066 tỷ đồng
Tỷ lệ sinh lời từ tài sản ( ROA): 8,2%
Tỷ lệ sinh lời từ vốn chủ sở hữu ( ROE): 25%
Doanh thu năm 2019: 4.617 tỷ đồng, tăng so với cùng kỳ năm ngối
Cơng ty lãi ròng gần 12.7 tỷ đồng, tăng gần 41% so với cùng kỳ năm trước.
Thị giá cổ phiếu: TNG đã chuyển đổi thành công 35 trái phiếu thành 3.043.478 cổ phiếu.
Khách hàng: Cung cấp hàng triệu sản phẩm quần áo đến các thị trường trên thế giới. Chất
lượng sản phẩm luôn đảm bảo đáp ứng tiêu chuẩn của những thị trường khó tính. Đảm
bảo chất lượng dịch vụ, thời gian giao hàng và đơn giá cạnh tranh nhất . Hợp tác cùng
phát triển, doanh thu thuần đạt 4.617 tỷ đồng.

 Đánh giá chung: Năm 2019 là năm thứ tư liên tiếp TNG đạt danh hiệu doanh nghiệp
bền vững. Kết quả hoạt động kinh doanh sản xuất chạm mốc ngoài mong đợi, thể hiện
qua doanh thu và lợi nhuận đạt cao nhất trong 40 năm qua. Là doanh nghiệp may mặc
đầu tiên của Việt Nam được nhận chứng chỉ bình đẳng giới toàn cầu EDGE. Đưa vào
hoạt động các nhà máy được thiết kếtheo tiêu chuẩn xanh , kết nối thiên nhiên với con
người

19


2. Năm 2020:
-


-

Kết thúc năm 2020, doanh thu thuần của TNG đạt 4.480 tỷ đồng, hoàn thành 97.5% kế
hoạch doanh thu năm 2020, và LNST đạt 152 tỷ đồng, hoàn thành được 66% kế hoạch
năm. Khả năng chuyển đổi sản xuất cùng với khả năng phát triển sản phẩm mới đã giúp
TNG ứng phó tốt với dịch Covid-19 hơn các doanh nghiệp khác.
Vốn điều lệ: 739.960.050.000 đồng
Tổng tài sản: 3.555 tỷ đồng
Chủ sở hữu: 1.148 tỷ đồng
Tỉ lệ sinh lời từ tài sản (ROA): 4,67%
Tỉ lệ sinh lời từ vốn chủ sở hữu (ROE): 13,87%
Doanh thu năm 2020: 4.480 tỷ đồng
Cơng ty lãi rịng: đạt được gần 154 tỷ đồng, giảm 33% so với trong năm 2019
Thị giá cổ phiếu: Phát hành thành công 150 tỷ VNĐ trái phiếu trơn có tài sản đảm bảo,
khơng chuyển đổi, khơng chứng quyền.
Khách hàng : Trong bối cảnh đại dịch bùng phát, TNG đã linh hoạt sản xuất khẩu trang
kháng khuẩn phục vụ chống dịch nên doanh thu tiêu thụ nội địa quý I/2020 đạt 63,3 tỷ
đồng, tăng 10% so với cùng kỳ. Khẩu trang nano kháng khuẩn sản xuất tại Công ty Cổ
phần Đầu tư và Thương mại TNG với mục đích sử dụng để bảo vệ tránh nhiễm khuẩn
được Viện trang thiết bị và cơng trình y tế (Bộ Y tế) phân loại trang thiết bị y tế loại A.
Do ảnh hưởng của dịch Covid-19 TNG đã giảm giá bán 1-2% cho các khách hàng tại
Châu Âu, làm cho biên lợi nhuận gộp giảm còn 15%, thấp nhất trong 5 năm gần đây. Tuy
vậy, biên lãi gộp của TNG vẫn cho thấy những dấu hiệu tích cực hơn so với tồn ngành,
cao hơn 1.1x so với mức trung bình ngành là 13%.

 Đánh giá chung: Năm 2020 là một năm đầy biến động, với những gì đã gày dựng,
TNG vẫn đủ sức kiên định với mục tiêu trở thành doanh nghiệp may xuất khẩu hàng đầu
Việt Nam, từng bước đưa thương hiệu hàng dệt may Việt Nam vươn xa trên thị trường thế
giới. Bằng những nỗ lực của tập thể người lao động TNG, sự nhạy bén trong định hướng

và thực hiện các chiến lược cụ thể phù hợp với bối cảnh thực tế, TNG đã đạt được nhiều
thành công lớn.

3. Năm 2021:
-

-

Vốn điều lệ: 926,987,790,000 đồng, tăng 187 tỷ đồng so với đầu năm 2020.
Tổng tài sản: 4.367 tỷ đồng, tăng 44,26% so với cuối năm 2020
Vốn chủ sở hữu: 1.463 tỷ đồng
Doanh thu: 5.445 tỷ đồng, tăng 22% so với năm 2020 và hoàn thành vượt 13% kế hoạch
của cả năm. Theo báo cáo của Công ty cổ phần Chứng khoán Agribank cho rằng, doanh
thu của TNG tăng trưởng là do các thị trường xuất khẩu đã được phục hồi sau dịch
Covid-19. Ngồi ra, TNG cịn mở rộng phạm vi sản xuất để tăng năng suất và đa dạng
hóa sản phẩm
Lợi nhuận sau thuế: cả năm đạt gần 233 tỷ đồng, tăng 51,6% so với số lãi gần 154 tỷ
đồng đạt được năm 2020. TNG giải thích rằng, lợi nhuận tăng lên đáng kể là các đơn
hàng ở các nước bị ảnh hưởng do dịch bệnh được dịch chuyển sang Việt Nam và tập
20


-

trung vào khai thác, tăng tỷ trọng các khách hàng FOB.
Tỉ lệ sinh lời từ tài sản (ROA): 5,33%
Tỉ lệ sinh lời từ vốn chủ sở hữu (ROE): 15,92%
Khách hàng: Từ sau khi hiệp định EVFTA có hiệu lực và tình hình dịch bệnh đã đem lại
cho các doanh nghiệp ở Việt Nam cũng như là TNG nhiều khách hàng tiềm năng
Thị giá cổ phiếu: TNG đã và đang phát hành khoảng 92,6 triệu cổ phiếu.


 Nhìn chung, năm 2021 vẫn chịu nhiều áp lực từ đại dịch Covid-19 tuy nhiên nhờ sự phục
hồi xuất khẩu và tập trung khai thác khách hàng FOB cũng như là nâng cao chất lượng
sản phẩm. Ngoài ra, doanh nghiệp đã đưa hai nhà máy Võ Nhai 2 và Phú Bình đi vào
hoạt động. Nhờ đó mà TNG đã có bước “ chuyển mình” thành công trong năm nay.
(Đơn vị: Tỷ đồng)
TNG
Vốn điều lệ
Vốn chủ sở hữu
LNTT
LNST
Tổng tài sản
Doanh thu
Nợ phải trả

2019
621
1,066
288
230
3,027
4,617
1,960

2020
739
1,146
185
153
3,553

4,480
2,406

2021
927
1,462
281
232
4,367
5,446
2,904

 Tổng kết giai đoạn 2019 – 2021:
Nhìn chung giai đoạn 2019-2021 là giai đoạn biến động chung của toàn xã hội, khi đại dịch
Covid-19 bắt đầu diễn ra vào đầu năm 2019 nền kinh tế Việt Nam nói chung và ngành dệt
may trong nước có nhiều khó khăn chung và nhất định. Tuy nhiên, những doanh nghiệp hàng
đầu ln cố gắng tìm ra mọi hướng đi phù hợp nhất để dẫn dắt cơng ty vượt qua một cách ít
tổn thất nhất có thể. Riêng đối với doanh nghiệp TNG từ đầu năm 2019 đã vấp phải rất nhiều
khó khăn tuy nhiên đến cuối năm 2019 vẫn hoàn thành những chỉ tiêu đặt ra thậm chí là vượt
kế hoạch. Giai đoạn sau đó là những sự thay đổi trong hướng kinh doanh để phù hợp hơn với
thị trường, bước ngoặc mang tính đột phát có lẻ là việc sản xuất thành cơng khẩu trang kháng
khuẩn giúp doanh nghiệp vượt qua giai đoạn khó khăn nhất. Tuy nhiên qua giai đoạn 2020,
công ty lại có hướng đi mới khi nhận ra rằng khẩu trang khơng cịn là mặt hàng có thể giúp
doanh nghiệp phát triển hơn nữa khi mà thị trường khẩu trang đã bão hịa. (Ơng Nguyễn Văn
Thời - Chủ tịch kiêm tổng giám đốc Công ty cổ phần đầu tư và Thương mại TNG nói rằng:
“Khẩu trang-mặt hàng thời vụ giờ đã dư cung nên chúng tôi dừng để chuyển sang mặt hàng
chiến lược khác”). Sau đó là giai đoạn TNG bắt đầu tập trung hơn đối với những mặt hàng
chính của doanh nghiệp là thời trang công sở (vốn là mặt hàng thế mạnh của TNG) và có
những bước tiến đối với thị trường bất động sản. Minh chứng rõ nhất khi mà cuối năm 2021
doanh thu tăng 20% so với cùng thời điểm 2020 và vượt 13% kế hoạch cả năm.Đến cuối năm

2021 những con số về chỉ tiêu kinh tế của cơng ty đã vượt trội hồn tồn so với năm 2019,
đặc biệt trong 3 năm từ 2019 đến 2021 vốn điều lệ của doanh nghiệp đã tăng từ 652 tỷ lên
21


hơn 900 tỷ đồng.

 Chiến lược công ty TNG đang theo đuổi:
Từ những thông số về kinh tế của doanh nghiệp hầu như chỉ tập trung vào ngành may
mặc chúng ta có thể nhận thấy được may mặc là mục tiêu phát triển chính trong chiến
lược của TNG. Tuy nhiên trải qua giai đoạn dịch bệnh vừa qua doanh nghiệp đã có nhiều
sự thay đổi trong hướng đi, có thêm một số lĩnh vực kinh doanh mới nhằm hướng đến gia
tăng lợi nhuận. Những hướng đi mới về bất động sản là một trong những hướng đi chiến
lược mới của doanh nghiệp.
 Chiến lược: Tập trung phát triển ngành cốt lõi là may mặc, tìm kiếm cơ hội ở những lĩnh
vực mới. Cụ thể,trở thành doanh nghiệp hàng đầu trong lĩnh vực dệt may - đạt doanh thu
xuất khẩu tăng trưởng bình quân 125%/năm - mở rộng hệ thống bán lẻ tại 50% tỉnh thành
phố trong cả nước, đạt tốc độ tăng trưởng doanh thu bán lẻ bình quân là 50%.

II. Phân tích số liệu đối thủ cạnh tranh (Giai đoạn 2019 – 2021):
1. Phân tích số liệu đối thủ cạnh tranh:
a. Công Ty Cổ Phần Dệt May Đầu Tư Thương Mại Thành Công ( Mã TCM):


Vốn điều lệ : 806,559,920,000 đồng



Vốn chủ sở hữu năm 2021: 1,708 tỷ đồng tăng trưởng 4,3% so với năm 2020




Quy mô hoạt động : Công ty đã khánh thành Xưởng Dệt số 2 với công suất 2.400.000
mét vải/năm, nâng tổng công suất vải dệt lên 15.000.000 mét/năm.



Quy mô tổ chức là 7.364 công nhân viên



Tổng giá trị tài sản : của TCM cuối năm 2021 là 3,606 tỷ đồng tăng trưởng 23,11 % so
với năm 2020



LNST: đạt 276 tỷ đồng, tăng mạnh 27.4% so với năm 2019



LNTT : đạt 343 tỷ đồng tăng 25,1 % so với năm 2019



Doanh thu : 3, 645 tỷ đồng



Nợ phải trả: 1,897 tỷ đồng


(Đơn vị: Tỷ đồng)
TCM
Vốn điều lệ
Vốn chủ sở hữu
LNTT
LNST

2019
580
1,425
274
216

2020
620
1,597
343
276
22

2021
806
1,708
178
143


Tổng tài sản
Doanh thu
Nợ phải trả


2,922
3,645
1,497

2,929
3,470
1,337

3,606
3,538
1,897

b. Công Ty Cổ Phần Sản Xuất Kinh Doanh Xuất Khẩu Nhập Khẩu Bình Thạnh
( Mã GIL):


Vốn điều lệ : 432,000,000,000 tỷ đồng



Vốn chủ sở hữu năm 2021: 1,609 tỷ đồng tăng trưởng 24,8% so với năm 2020



Quy mô hoạt động : Với hơn 35 năm hoạt động cơng ty có 6 cơng ty phụ thuộc và 1 công
ty liên kết chiến lược, sở hữu 125 dây chuyền sản xuất.




Quy mô tổ chức hơn 5000 công nhân viên



Tổng giá trị tài sản : của GIL cuối năm 2021 là 3,764 tỷ tăng trưởng 23,11 % so với năm
2020



LNST: đạt 309 tỷ đồng vào năm 2020, tăng mạnh 93,1% so với năm 2019



LNTT : đạt 395 tỷ đồng năm 2020, tăng trưởng mạnh 88.1% so với năm 2019



Doanh thu : 3, 456 tỷ đồng



Nợ phải trả: 2,154 tỷ đồng
(Đơn vị: Tỷ đồng)

GIL
Vốn điều lệ
Vốn chủ sở hữu
LNTT
LNST
Tổng tài sản

Doanh thu
Nợ phải trả

2019
190
839
210
160
1,900
2,538
1,061

2020
360
1,289
395
309
2,708
3,456
1,418

2021
432
1,609
285
214
3,764
2,892
2,154


2. So sánh giữa TNG với đối thủ cạnh tranh:
a. Giữa TNG với TCM:




Vốn điều lệ cuối năm 2021 giữa TNG và TCM cách biệt khoảng 100 tỷ với doanh nghiệp
đứng trên là TNG với hơn 900 tỷ và TCM là hơn 800 tỷ.
Tổng giá trị tài sản: TNG là 4.367 tỷ đồng > TCM 3.606 tỷ đồng
Doanh thu: TNG là 5.445 tỷ đồng, TCM là 3, 645 tỷ đồng
23






Qui mơ hoạt động: TNG có qui mơ hoạt động rộng hơn với số lượng nhà máy là 15 trong
đó có đến 297 dây chuyền sản xuất. Trong khi TCM chỉ có 2 xưởng dệt chính qui mơ lớn.
Qui mơ tổ chức: TNG với số lượng nhà máy tương đối nhiều nên có đến 15.000 nhân
viên, con số gấp 2 lần của TCM (7.364 nhân viên)
Những thống kê về vốn điều lệ , tài sản và doanh thu cho thất TNG vẫn có quy mơ và sức
phát triển lớn hơn so với TCM, tuy nhiên những năm gần đây TCM vẫn là doanh nghiệp
có khả năng bám sát với sự phát triển của TNG nhất. TCM đã và đang cho thấy sự tăng
trưởng bền vững và vô cùng cao khi cuối giai đoạn 2019-2021 tăng tưởng về lợi nhuận
trước sau thế ở mức hơn 20%.

b. Giữa TNG với GIL:










GIL là doanh nghiệp thành lập năm 1982, thành lập sau TNG 3 năm và đến hiện nay GIL
đã trở thành một doanh nghiệp lớn trong ngành dệt may và có sức ảnh hưởng lớn đối với
TNG.
Vốn điều lệ của GIL khá thấp so với TNG: hơn 400 tỷ, chưa bằng một nửa của TNG (hơn
900 tỷ) – theo thống kê cuối năm 2021.
Tổng giá trị tài sản: TNG là 4.367 tỷ đồng > GIL là 3,764 tỷ đồng.
Doanh thu: TNG là 5.445 tỷ đồng,GIL là 3, 456 tỷ đồng.
Qui mô hoạt động: TNG có số lượng vượt trội hơn, khi GIL chỉ có 6 cơng ty phụ thuộc và
1 cơng ty liên kết chiến lược.
Qui mô tổ chức: TNG gấp 3 lần GIL(5.000 nhân viên)
Những con số thống kê cho thấy giai đoạn bùng dịch covid GIL có những phát triển lớn
khi lợi nhuận trước và sau thuế chỉ mất 3 năm từ 2019 đã tăng với con số khoảng 90%.
Đối với quy mô doanh nghiệp GIL vẫn không thể bằng đối với TNG tuy nhiên tốc độ
tăng trưởng của GIL trong giai đoạn gần đây cho thấy sức ảnh hưởng vô cùng lớn trong
thời gian sắp tới đối với TNG.

24


Phần 4:
CÔNG TÁC TỔ CHỨC ĐỂ THỰC HIỆN CHIẾN LƯỢC
I. Mơ hình và sơ đồ cơ cấu tổ chức:



Mơ hình tổ chức:

Công ty Đầu tư và Thương mại TNG áp dụng cơ cấu tổ chức theo mơ hình tổ chức hỗn hợp (kết
hợp của nhiều mơ hình đơn). Có thể mơ hình hóa cơ cấu tổ chức của cơng ty Cổ phần Đầu tư và
Thương mại TNG theo sơ đồ cụ thể như sau:





Sau gần 43 năm hoạt động, chiến lược mà TNG đang hướng đến là trở thành doanh
nghiệp hàng đầu Việt Nam trong lĩnh vực dệt may – Đạt doanh thu xuất khẩu tăng trưởng
bình quân 125%/năm – Mở rộng hệ thống bán lẻ tại 50% tỉnh thành phố trong cả nước và
đạt tốc độ tăng trưởng doanh thu bán lẻ về bình qn là 50%.
Mơ hình cơ cấu tổ chức mà công ty sử dụng là sự kết hợp của nhiều mơ hình đơn (mơ
hình tổ chức hỗn hợp). Điều đặt biệt của mơ hình này là có sự phối hợp giữa các cấp chức
năng với địa dư để phân tích rõ hơn về khách hàng của các khu vực khác nhau.
25


×