Tải bản đầy đủ (.docx) (21 trang)

Tiểu luận CSVHVN về vai trò của người phụ nữ trong gia đình Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (116.94 KB, 21 trang )

MỞ ĐẦU
Gia đình - Tế bào xã hội đang chuyển động theo bối cảnh thực tại của đất
nước. Sự giao thoa giữa cái cũ và mới, giữa sự duy trì và tiếp nhận, giữa sự ngập
ngừng và quyết liệt phân hóa về lối sống ở mỗi gia đình là hệ quả tất yếu trước xu
thế hội nhập thế giới. Mỗi gia đình ln là một tế bào của xã hội vì vậy mà người
phụ nữ trong gia đình cũng được ví như hạt nhân của tế bào đó, đồng thời gia đình
cũng là nơi thể hiện thực chất sự bình đẳng và nâng cao địa vị của người phụ nữ.
Cùng với sự phát triển của xã hội, gia đình Việt Nam đã có nhiều biến đổi về cấu
trúc, quy mơ và vai trò, chức năng của các thành viên trong gia đình. Tại Nghị
quyết 04 của Bộ Chính trị đã khẳng định: “Phụ nữ vừa là người lao động, người
công dân; vừa là người mẹ, người thầy đầu tiên của con người”. Như vậy phụ nữ
khơng chỉ có vai trị quan trọng góp phần phát triển kinh tế - xã hội mà cịn đóng
vai trị vơ cùng quan trọng trong việc ni dạy và hình thành nhân cách ở trẻ, song
song đó phụ nữ cịn là người duy trì và phát triển những giá trị văn hóa gia đình,
giữ gìn bản sắc dân tộc, giữ vai trò chủ đạo trong cuộc sống gia đình. Để nhận thấy
rõ hơn về tầm quan trọng của người phụ nữ trong gia đình Việt Nam nói chung và
ngồi xã hội nói riêng, tơi lựa chọn nghiên cứu đề tài tiểu luận cho bài kết thúc học
phần “Vai trò của người phụ nữ trong gia đình Việt Nam”.


NỘI DUNG
Chương I: Cơ sở lý luận về vai trò của người phụ nữ trong gia đình Việt Nam
1.1.

Cơ sở lý luận
Trong lịch sử Việt Nam hình ảnh người phụ nữ ln gắn liền với hình ảnh

người Mẹ - người tạo nên hạnh phúc gia đình và xã hội. Đối với xã hội, phụ nữ là
một lực lượng trực tiếp sản xuất ra của cải để nuôi sống con người. Không chỉ sản
xuất ra của cải vật chất, phụ nữ còn tái sản xuất ra bản thân con người để duy trì và
phát triển xã hội góp phần sáng tạo nên nền văn hố nhân loại và là lực lượng


khơng thể thiếu trong đấu tranh giai cấp, đấu tranh giải phóng dân tộc, vì sự tiến bộ
của nhân loại. Đối với gia đình, phụ nữ là người chăm sóc và giáo dục con cái chủ
yếu, là người sắp xếp, tổ chức cuộc sống và giữ vai trò trọng yếu trong việc điều
hịa các mối quan hệ gia đình. Bất kỳ ở thời đại nào, quốc gia nào, dân tộc nào sự
ảnh hưởng của người phụ nữ cũng có sức lan tỏa rộng lớn và thẩm thấu vào từng tế
bào của xã hội tạo nên nó, ni sống nó.
Từ thuở sơ khai, địa vị của người phụ nữ đã được đề cao và coi trọng hơn
hẳn so với người đàn ông, tiêu biểu là thời kỳ công xã thị tộc mẫu hệ. Trong xã hội
này, quyền của người đàn bà được biểu hiện trước hết là quyền được phân công lao
động trong gia đình và quyền điều hành những cơng việc chung của thị tộc. Vì thế,
họ khơng những được bình đẳng, được tơn trọng mà cịn có thể được bầu làm tộc
trưởng, tù trưởng. Vì sao lại có sự tơn trọng đặc biệt dành cho người phụ nữ như
vậy? Bởi vì, những đứa con được sinh ra bởi người phụ nữ; việc hái lượm, trồng
trọt, chăn nuôi lúc bấy giờ cũng được người phụ nữ đảm nhận; qua đó, họ nắm
quyền chi phối về mọi mặt của xã hội, điều khiển cơng việc và điều hịa quan hệ
giữa các thành viên.
Theo dòng thời gian, lịch sử cũng dần thay đổi, xã hội thị tộc mẫu hệ
nhường chỗ cho xã hội phụ hệ. Tiêu biểu cho xã hội này ở nước ta, đó là thời kỳ


phong kiến, lúc bấy giờ quyền của người đàn ông là vô hạn. Từ quyền phân công
lao động, cho đến quyền quyết định mọi vấn đề, biến những thành viên khác trong
gia đình thành kẻ phụ thuộc, thậm chí thành nơ lệ. Người đàn ơng có quyền đánh
đập. “bán vợ, đợ con”, xã hội xuất hiện sự bất bình đẳng. Người đàn ơng nắm
quyền lực chính trong gia đình. Vị thế người phụ nữ dần bị xem nhẹ, dù cho vai trị
của họ vẫn là khơng thể phủ nhận đối với gia đình và xã hội.
“Tại gia tịng phụ, xuất giá tòng phu, phu tử tòng tử”
Sự phục vụ của phụ nữ lúc bấy giờ bị xem như là một điều hiển nhiên và tất
yếu. Không ai cảm thấy biết ơn cho sự hy sinh to lớn của họ, thậm chí, chính bản
thân người phụ nữ cũng bị tư tưởng ấy đồng hóa mà qn đi giá trị đích thực của

mình.
Ngay ở thời kỳ này, trong những giai đoạn mà sử cũ gọi là “Bắc thuộc”, với
những chặng đường vô cùng oanh liệt dựng nước và giữ nước của dân tộc, phụ nữ
Việt Nam đã tỏ rõ truyền thống thông minh, sáng tạo, lao động cần cù, chiến đấu
dũng cảm. Vượt lên trên cái phận đàn bà “ba chìm, bảy nổi”, thốt ra khỏi cái lẽ
“nữ nhi thường tình”, người phụ nữ Việt Nam ni giữ trong mình một ý chí sắt đá,
một tinh thần quật cường bất khuất, càng được khắc họa rõ nét trong hai cuộc
kháng chiến trường kỳ chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ. Họ từ những người
mẹ, người vợ tảo tần sớm tối, bỗng chốc hóa thành người chiến sỹ chống ngoại
xâm kiên cường, sản sinh ra những thế hệ anh hùng của dân tộc oai hùng.
Hồ Chủ tịch đã từng nói: “Giang sơn gấm vóc Việt Nam là do người phụ nữ
Việt Nam, trẻ cũng như già, ra sức dệt thêu mà thêm tốt đẹp, rực rỡ”. Trải qua bốn
nghìn năm dựng nước và giữ nước, hình ảnh người phụ nữ Việt Nam đã được xây
dựng và lưu truyền: mẹ Âu Cơ đưa các con đi mở nước và dạy dân dựng làng; bà
mẹ Gióng kiên trì ni đứa con “Chậm lớn, chậm đi” và giúp con lên đường đánh
giặc; nàng Quế Hoa, cơ gái dùng đá làm vũ khí, tung hồnh giữa đám giặc Ân; Đó
là hai chị em Trưng Trắc, Trưng Nhị, bà Triệu Thị Trinh, hay Bùi Thị Xuân,...trong


thời kỳ chống Bắc thuộc; đó là Hồng Thị Ái, Thái Thị Bôi, Tôn Thị Quế,...trong
hơn 60 năm thực dân Pháp đô hộ...
Ở Việt Nam, Mặc dù chịu ảnh hưởng của tư tưởng Nho Giáo nhưng do
những điều kiện tự nhiên, đặc điểm về kinh tế và xã hội quy định nên vai trị phụ
nữ ln được đề cao. Trước hết là một quốc gia nông nghiệp lúa nước cho phép
phụ nữ tham gia vào mọi khâu trong quá trình sản xuất, các truyền thuyết dân gian
về bà mẹ lúa cùng với tín ngưỡng dân gian thờ nữ thần cịn khá phổ biến cho tới
tận ngày nay đã phản ánh công lao của phụ nữ trong việc phát minh ra nghề nơng
cũng như vai trị quan trọng của họ trong sản xuất nông nghiệp. Một đặc điểm khác
là lịch sử phát triển của dân tộc Việt Nam cũng là lịch sử đấu tranh chống ngoại
xâm và làm thủy lợi đây là hai nhân tố cơ bản tạo nên sự cố kết cộng đồng và là

điều kiện thúc đẩy nhà nước hình thành sớm ở Việt Nam thì đó cũng chính là
nguyên nhân làm cho phụ nữ Việt Nam phải gánh vác thêm nhiều trách nhiệm đối
với gia đình và làng xóm. Đó là khi nam giới thường xuyên phải vắng nhà vì bị
huy động đi phu làm thuỷ lợi và đi lính bảo vệ tổ quốc thì phụ nữ phải đảm đang
gánh vác mọi việc từ lao động sản xuất ngồi đồng ruộng cho tới ni dạy con cái,
chăm sóc cha mẹ già. Không nhũng thế, trong suốt chiều dài lịch sử dân tộc, phụ
nữ Việt Nam đã có những đóng góp to lớn cho sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân
tộc và xây dựng đất nước. Thế kỷ XX, qua hai cuộc kháng chiến chống Pháp,
chống Mỹ, lịch sử lại ghi nhận hàng vạn tấm gương phụ nữ, các chị, các mẹ không
ngại gian khổ, không tiếc máu xương, sẵn sàng chiến đấu, hy sinh, cống hiến
không chỉ cuộc đời mình mà cả con em cho độc lập tự do của Tổ quốc. Phụ nữ
không chỉ chiến đấu anh hùng mà đã lao động cần cù, gian khó để vượt lên cảnh
đói nghèo và lạc hậu, góp phần xây dựng đất nước ngày càng to đẹp và đàng hoàng
hơn. Chính vì thế mà Đảng, Bác Hồ đã phong tặng phụ nữ Việt Nam tám chữ vàng
“Anh hùng, bất khuất, trung hậu, đảm đang” trong thời kỳ kháng chiến và “Trung
hậu, đảm đang, tài năng, anh hùng” trong thời kỳ đổi mới đất nước, đó khơng chỉ


là sự khích lệ, động viên mà cịn là sự thừa nhận và đánh giá vai trò to lớn của phụ
nữ Việt Nam.
1.2.

Sự biến đổi vai trò của người phụ nữ trong gia đình Việt Nam từ truyền
thống đến hiện đại

1.2.1. Với gia đình

Từ bao đời nay, người phụ nữ nói chung và phụ nữ Việt Nam nói riêng ln
giữ một vai trị vơ cùng quan trọng trong xã hội, trong gia đình. Người Việt Nam
có câu: “Đàn ơng xây nhà, đàn bà xây tổ ấm” chính là để nói lên vai trò đặc biệt

của người phụ nữ: Xây dựng và gìn giữ hạnh phúc gia đình.
Con người là hoa của đất và người phụ nữ là hương hoa của cuộc đời. Trước
hết, với thiên chức được tạo hóa ban tặng, đó là làm mẹ, làm vợ, phụ nữ là người
sinh thành, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ nhỏ và chăm sóc sức khỏe các thành viên
trong gia đình. Có thể nói, người mẹ chính là người thầy đầu tiên của mỗi con
gười. Khi cịn nhỏ, mẹ chăm sóc, ni dưỡng để con khôn lớn mỗi ngày. Khi lớn
lên, mẹ là người dạy con những kiến thức đầu tiên, từ lời ăn tiếng nói tới cách ứng
xử, từ đạo đức tới tri thức để bước vào đời.
Mẹ còn là tấm gương để cho con cái học tập, noi theo và cũng chính là
người có ảnh hưởng quan trọng đến sự hình thành tính cách cũng như nhân cách
của mỗi đứa trẻ. Người mẹ nhân hậu, đảm đang, tháo vát sẽ tạo nên những nguời
con có đạo đức, có những tố chất tốt đẹp để trở thành người cơng dân có ích cho xã
hội và ngược lại. Đó cũng là minh chứng cho câu nói bao đời nay của cha ơng ta:
“Phúc đức tại mẫu”.
Ngày trước, dân ta thường theo quan niệm người chồng là “trụ cột” trong gia
đình. Tuy nhiên, ngày nay quan niệm đó đã thay đổi. Người phụ nữ trở thành là
“trụ cột” thứ hai trong gia đình, cùng với nam giới chia sẻ trách nhiệm kinh tế, tổ
chức tốt cuộc sống vật chất cho gia đình. Để tạo dựng một gia đình no ấm, hịa


thuận thì mọi thành viên trong gia đình đều phải có trách nhiệm đóng góp cơng
sức, nhưng người phụ nữ phải là người khéo léo sắp xếp để làm sao tất cả mọi
người trong gia đình đều thấy được trách nhiệm của mình tham gia lao động tạo
thu nhập đối với gia đình; đồng thời chi tiêu một cách hợp lý phù hợp với điều kiện
hoàn cảnh kinh tế của gia đình và xã hội.
1.2.2. Với xã hội

Trong thời đại mới, bên cạnh vai trị quan trọng trong gia đình, người phụ nữ
cịn tích cực tham gia vào các hoạt động xã hội. Ngày càng có nhiều người trở
thành nhà lãnh đạo, nhà khoa học nổi tiếng, nhà quản lý năng động. Trong nhiều

lĩnh vực, sự có mặt của người phụ nữ là không thể thiếu như ngành dệt, may mặc,
du lịch, công nghệ, dịch vụ… Quyền của phụ nữ về kinh tế đã được nâng lên thông
qua việc pháp luật quy định phụ nữ cùng đứng tên với nam giới trong giấy chứng
nhận quyền sở hữu đất đai, nhà ở và tài sản. Việt Nam cũng là một trong số ít các
quốc gia đã hồn thành báo cáo về tình hình thực hiện Cơng ước về xóa bỏ mọi
hình thức phân biệt đối xử với phụ nữ (CEDAW). Đặc biệt, hệ thống các ban Vì sự
tiến bộ của phụ nữ đã được thành lập ở hầu hết các bộ, ngành và toàn bộ các tỉnh,
thành phố trong cả nước. Mạng lưới cán bộ tư vấn về giới hoạt động hiệu quả, hệ
thống pháp luật bảo đảm quyền bình đẳng của phụ nữ được tăng cường bằng Luật
Bình đẳng giới.
Khơng chỉ chăm sóc và ni dạy con cái, người phụ nữ cịn mang trên vai
một trọng trách: Gìn giữ những giá trị văn hóa truyền thống và sáng tạo nên những
giá trị văn hóa gia đình riêng biệt. Trên cơ sở tiếp thu những giá trị truyền thống tốt
đẹp như: “Uống nước nhớ nguồn” (thông qua việc thờ cúng tổ tiên, tham gia các
hoạt động đền ơn đáp nghĩa), “thương người như thể thương thân” hay “lá lành
đùm lá rách” (thông qua các hoạt động nhân đạo từ thiện, chia sẻ với những người


có hồn cảnh khó khăn), người phụ nữ đã góp phần gìn giữ những giá trị đạo lý
nhân văn của dân tộc và phát huy cho thế hệ sau nối tiếp.
Ngày nay, người phụ nữ ngoài việc thực hiện trọn thiên chức, vai trị, trách
nhiệm của mình, cịn khơng ngừng học hỏi, rèn luyện để trở thành người có trình
độ. Họ khơng ngừng trau dồi khả năng và khơng ít người trong số họ đã đạt đến
những địa vị rất cao trong mọi lĩnh vực. Trong gia đình nói riêng và xã hội nói
chung, họ ln phấn đấu cho sự bình quyền và vai trị của mình. Và như thế phụ nữ
đã và đang trở thành một nguồn nhân lực giá trị trong xã hội chẳng kém gì nam
giới.
Một người vợ khéo léo, thành công, bên cạnh việc biết quan tâm, chăm sóc
gia đình, u thương, đồng cảm và chia sẻ với chồng, còn là người sẵn sàng gánh
vác kinh tế gia đình cùng chồng. Nếu như trước đây, hình ảnh người phụ nữ chủ

yếu lo việc nội trợ gia đình, thì ngày nay, phụ nữ có thể vừa là người bạn đồng
hành, vừa là hậu phương vững chắc của chồng.
Phụ nữ Việt Nam “giỏi việc nước, đảm việc nhà” tiếp tục vượt qua mọi
thành kiến và thử thách, vươn lên đóng góp tích cực vào các hoạt động xã hội, duy
trì ảnh hưởng rộng rãi vai trị của mình trên nhiều lĩnh vực như: tham gia quản lý
nhà nước; tham gia xóa đói giảm nghèo; xây dựng gia đình no ấm, bình đẳng, tiến
bộ, hạnh phúc; tham gia phịng chống tệ nạn xã hội; … Có thể nói, vai trò của phụ
nữ Việt Nam được thể hiện ngày càng sâu sắc và có những đóng góp quan trọng
trong thành tựu của cách mạng Việt Nam.


Chương II: Thực trạng về vai trò của người phụ nữ trong gia đình Việt Nam
hiện nay
2.1. Vai trị của người phụ nữ trong tái sản xuất con người và hình thành nhân
cách các thành viên trong gia đình
2.1.1. Người phụ nữ với chức năng tái sản xuất thế hệ sau
Người phụ nữ là một trong những thành tố quan trọng trong gia đình, ở mọi
thời đại thì phụ nữ ln có vai trị đặc biệt trong văn hố gia đình. Họ khơng chỉ là
người vơ, người mẹ mà cịn cân bằng tình cảm trong những mối quan hệ huyết tộc,
tình yêu và tình dục. Thiếu người phụ nữ thì khơng thể thành gia đình, vai trị của
họ là nhân tố ổn định của một cơ cấu nhỏ của xã hội bởi tình yêu thương của người
phụ nữ là nội dung của sự ổn định trong ổn định. Từ ngàn đời, người phụ nữ vẫn
giữ vai trò phát triển văn hố theo cách riêng của mình. Tất cả những cách thức ấy
đều làm cho cái đúng, cái tốt, cái đẹp nảy sinh từ trẻ nhỏ, từ một cơ cấu xã hội nhỏ
là gia đình để rồi nó trưởng thành, kết nối với cái đúng, cái đẹp, cái tốt khác trong
toàn xã hội.
Người phụ nữ có thiên chức cao quý là sinh đẻ để duy trì nịi giống và ni
dạy con cái từ khi con cất tiếng chào đời đến khi con đã trưởng thành. Bằng tình
thương vơ bờ bến người mẹ tần tảo nuôi con khôn lớn, là chỗ dựa tinh thần tình
cảm với con, giáo dục con về phẩm chất đạo đức, nhân cách để con khôn lớn thành

người. Là người mẹ hết lịng, cả đời hy sinh vì con cũng là tấm gương cho con noi
theo, đồng thời là người bạn lớn luôn ở bên con để che chở động viên con vượt qua
khó khăn vất vả trong cuộc sống để con trưởng thành.
Tái sản xuất ra con người là một chức năng xã hội vô cùng quan trọng được
thực hiện thơng qua thiết chế gia đình. Việc tái sản xuất con người này bao gồm tái
sản xuất về mặt thể chất và tái sản xuất về mặt tinh thần, tức là bao gồm sinh đẻ,
chăm sóc và giáo dục (xã hội hóa). Nếu như trước đây vai trò này của người phụ
nữ chỉ dừng lại ở việc chăm sóc con cái thì đến nay tái sản xuất ra con người là


một vai trị có vị trí quan trọng, người phụ nữ góp phần quan trọng trong việc dạy
dỗ con cái. Một đứa trẻ phát triển bình thường, đầy đủ về mặt thể chất và tinh thần
cần có sự chăm sóc và giáo dục tốt của người mẹ.
Gia đình truyền thống rất coi trọng vấn đề tái sản xuất con người, ngồi mục
đích của hơn nhân và sinh con là để có người nối dõi, có người thờ cúng, có người
nương tựa lúc về già, ngoài ra sinh con là để tăng thêm nhân lực trong sản xuất,
hoạt động kinh tế, mà vấn đề quan trọng ở đây cùng với mục đích lớn nhất đó là
giáo dục con cái theo những mức thang chuẩn mực giá trị văn hố, vừa có tri thức
vừa có nhân cách để từ đó mỗi thành viên trong gia đình sẽ làm rạng danh cho gia
tộc. Vì thế, ở đây sẽ khơng đề cập đến số con trong mỗi gia đình khi chưa đề cập
đến vai trò của người vợ, người chồng trong việc quyết định số con trong gia đình.
Vấn đề sinh sản ngày nay đang trờ thành vấn đề văn hoá, theo các nhà nghiên cứu
về gia đình và văn hố: “Có sự khác biệt về số con trung bình giữa khu vực thành
phố và nơng thơn, giữa độ tuổi và trình độ văn hoá của các cặp vợ chồng”.
Như vậy cũng thấy rằng vai trị của người phụ nữ trong gia đình với vai trị
duy trì thế hệ mới là rất quan trọng trong mỗi gia đình nói riêng và tồn xã hội nói
chung bởi chức năng đầu tiên mang tính truyền thống của gia đình là tái sản xuất ra
con người. Vì nếu khơng có gia đình tái sản xuất ra bản thân con người thì xã hội
sẽ khơng thể tồn tại được. Ngày nay, ở đô thị cũng như ở nông thơn họ đều mong
muốn có từ một đến hai con để có thể đắc ứng được một cuộc sống ấm no và hạnh

phúc và đặc biệt là người phụ nữ đã có quyền quyết định rất cao trong vấn đề số
con trong gia đình hiện nay.
2.1.2. Người phụ nữ với chức năng ni dạy thế hệ mới
Mơi trường gia đình khơng chỉ có ý nghĩa sinh học, ý nghĩa kinh tế mà cịn
có ý nghĩa giáo dục giáo dục sâu rộng bởi gia đình là tổ ấm đầu tiên hình thành nên
mối quan hệ nhân tình. Gia đình là sự hòa hợp của các dòng máu khác nhau, là sự
cải tạo các lối sống khác nhau. Tập tính tình cảm của người Việt ta được khởi đầu


từ mơi trường gia đình. Mỗi người lớn lên từ dòng sữa và tiếng hát ru của mẹ, từ nề
nếp của cha. Vì thế mà mơi trường gia đình chính là nơi hình thành cho thế hệ trẻ
tình u, lịng biết ơn, niềm tin,…
Để hình thành nên nhân cách của mỗi người thì chức năng ni dạy và chăm
sóc con cái là chức năng cơ bản của một của gia đình, giáo dục con cái hình thành
nhân cách hiện đại trong khi đó có sự kết hợp nhuần nhuyễn những giá trị truyền
thống của dân tộc với tri thức khoa học, văn hóa cao đẹp của thời đại. Thực hiện
chức năng này ngồi người chồng thì phải nói đến vai trò của người vợ, người mẹ.
Người mẹ cũng là người Thầy đầu tiên của mỗi người. Từ khi con cất tiếng khóc
chào đời người mẹ là người đầu tiên dạy con biết lắng nghe, biết biểu lộ cảm xúc,
con lớn hơn một chút mẹ dạy con chập chững từng bước đi, dạy con từng câu nói
và các cử chỉ, hoạt động trong sinh hoạt. Khi con đã lớn, mẹ dạy con các hành vi
đạo đức, cách ứng xử theo chuẩn mực của xã hội. Người mẹ là chỗ dựa tâm lý tinh
thần của con biết lắng nghe, khuyên nhủ con, dạy bảo con tháo gỡ những trở ngại
khó khăn trong cuộc sống. Những phẩm chất quý báu của người mẹ: sự tần tảo, dịu
hiền, đức hy sinh, sự nhẫn nại, thái độ hòa nhã, lòng yêu thương con, lòng bao
dung độ lượng có sức cảm hóa mạnh mẽ để con cái học tập, noi theo.
Từ ngày xưa, dường như trách nhiệm chăm sóc con cái, ni dưỡng và giáo
dục con cái đã đặt lên vai người phụ nữ. Người mẹ không những chăm lo miếng
ăn, giấc ngủ cho con mà họ còn là người dạy cho con từ cái nhỏ nhất đến cái lớn
nhất trong cuộc sống. Vai trò xã hội hóa đứa trẻ là rất quan trọng trong việc hình

thành nhân cách của thế hệ trẻ tương lai đất nước. Việc giáo dục trẻ em trong giai
đoạn ấu thơ thuộc chủ yếu về gia đình. Đã từ lâu, người phụ nữ với thiên chức
người mẹ đã góp phần quan trọng trong việc chăm sóc và ni dạy con cái nhằm
hình thành nên những nhân cách tốt. Vì mơi trường gia đình là một bộ phận quan
trọng của giáo dục xã hội mà vai trò của người phụ nữ trong công việc này là quan
trọng trong sự tồn tại bền vững, hạnh phúc gia đình và xã hội.


2.2. Vai trò của người phụ nữ trong đời sống văn hố vật chất gia đình
2.2.1. Phụ nữ trong sản xuất kinh tế
Chức năng kinh tế của gia đình là một trong những chức năng rất quan
trọng. Chức năng ấy quy định gia đình khơng những là một đơn vị kinh tế tiêu
dùng, mà còn là đơn vị sản xuất ra của cải vật chất để thỏa mãn nhu cầu của các
thành viên trong gia đình và góp phần làm giàu cho xã hội, phục vụ đời sống, với
quy mô nhỏ, với nhiều ngành nghề và nhiều hình thức tổ chức. Trong xã hội truyền
thống cũng như xã hội hiện đại, với thiên chức mang thai, sinh con và làm mẹ, phụ
nữ ln đảm đương với vai trị cao cả, duy trì và phát triển nịi giống, tái sản xuất
sức lao động, ni dạy, hình thành nhân cách thế hệ trẻ, xây dựng nguồn nhân lực
chất lượng cho đất nước.
Trước đây, khi nói đến vai trị kinh tế của người phụ nữ trong gia đình,
người ta thường nghĩ đến việc đóng góp một khoảng tiền của người phụ nữ vào thu
nhập gia đình, điều đó đồng nghĩa với việc hình dung ra những công việc thuộc
lĩnh vực hoạt động kinh tế của người phụ nữ. Chính vì thế, từ bao đời và một số ít
hiện nay có định kiến về người phụ nữ Việt Nam là người yếu thế, họ ln bị coi
thường, thậm chí là lăng mạ, xỉ nhục,… Nhưng xét lại, trên thực tế, số thời gian
làm những công việc lặt vặt không tên đã chiếm phần lớn trong ngày so với đàn
ông và mọi người đều xem điều đó là lẽ đương nhiên.
Phụ nữ là trụ cột thứ hai trong gia đình cùng chồng chia sẻ trách nhiệm về
kinh tế, tổ chức đời sống vật chất cho gia đình. Người phụ nữ trực tiếp lao động
sản xuất tạo ra của cải vật chất góp phần xóa đói giảm nghèo nâng cao thu nhập

cho gia đình, làm giàu cho gia đình và xã hội.
Bên cạnh đó, người phụ nữ cũng là người quản lý các nguồn lực của gia
đình, đảm nhiệm vai trị “Tay hịm chìa khóa” cho gia đình, cùng chồng quản lý
thu nhập, cân đối thu chi, đảm bảo cho gia đình có cuộc sống ổn định. Phụ nữ là
những người giỏi giang trong việc cân đối các khoản thu chi, biết tính tốn một


cách khoa học và có nghệ thuật trong việc bếp núc, đảm bảo “Cơm ngon canh
ngọt” cho gia đình.
Người vợ khơng những góp phần cùng chồng chăm con cái mà cịn góp phần
về mặt kinh tế. Ngày nay, thậm chí có nhiều người phụ nữ có khả năng trở thành
nguồn thu nhập chính trong gia đình. Vì thế mà trong cuộc sống người vợ đã có
thêm tự tin vào khả năng của mình, khẳng định dần vị thế của mình cả trong cơng
việc gia đình cũng như cơng việc ngồi xã hội. Từ người có vị trí “phụ” trong gia
đình, ngày nay họ đã và đang trở thành lực lượng lao động chính, có mức thu nhập
ổn định đóng góp tích cực vào gia đình. Những đóng góp của người phụ nữ vào
kinh tế gia đình là một yếu tố quan trọng để nâng cao mức sống cho các thành viên
về tất cả mọi mặt kể cả về vật chất lẫn tinh thần.
2.2.2. Phụ nữ với công việc trong gia đình và sự đóng góp ý kiến
Từ xưa đến nay, đối với gia đình Việt Nam, phụ nữ ln được coi là “người
giữ lửa”. Trong xã hội điện đại, vai trị, hình ảnh của ngươi phụ nữ đối với gia đình
của mình vẫn khơng thay đổi, thậm chí cịn cao hơn trước đây. Xã hội hiện đại, phụ
nữ Việt Nam đã ngày càng được quan tâm, chăm lo phát triển, tạo điều kiện để
tham gia trực tiếp toàn bộ các hoạt động chính trị, kinh tế, xã hội, xây dựng được
chỗ đứng ngày càng bình đẳng, độc lập hơn so với nam giới, vì vậy, chắc chắn thời
gian giành cho gia đình sẽ bị hạn chế hơn.
Chính vì thế, để hoàn thành “sứ mệnh” đặc biệt trong việc xây dựng gia đình
theo hướng “no ấm, tiến bộ, hạnh phúc, văn minh”, phụ nữ Việt Nam vừa phải tích
cực, chủ động học tập, nâng cao trình độ, kiến thức trên mọi lĩnh vực, đồng thời,
phải tự xây dựng cho mình tác phong, phong cách làm việc, lao động khoa học

sáng tạo, linh hoạt, phân bổ thời gian hợp lí cho trọn vẹn cả việc công lẫn việc tư,
cũng như việc chăm sóc bản thân.
Những năm gần đây, thế giới nói chung và xã hội Việt Nam nói riêng đang
đấu tranh để đồi quyền bình đẳng về cho người phụ nữ. Đó là cuộc đấu tranh hợp


lý vì họ cũng có thể đảm nhận nhiều việc khác nhau, khả năng tự quyết, xử lý tình
huống và xây dựng ý kiến. Sự bất bình đẳng có thể coi là một phần kìm lại trong
quá trình phát triển kinh tế. Xóa bỏ thành kiến và xem thường phụ nữ như trước
đây nhằm tiến tới một xã hội công bằng phù hợp với phẩm chất con người. Người
phụ nữ phải được tôn trọng như nam giới, tạo cho họ chỗ đứng, tự khẳng định
mình trong các hoạt động trong gia đình và xã hội.
Dù gia đình truyền thống hay hiện đại, “hạnh phúc” ln là tiêu chí khơng
thể thiếu và được quan tâm đặc biệt. Để đánh giá về một gia đình, người ta thường
coi “hạnh phúc” là tiêu chí thước đo đặc biệt. Quan trọng như vậy, song nói về
“hạnh phúc”, mỗi gia đình, con người lại có cách nhìn nhân, đánh giá khác nhau.
Nhưng có thể hiểu cơ bản, gia đình “hạnh phúc” là khi các thành viên ln sống
u thương, trân trọng, đồn kết, ghắn bó, trách nhiệm, hết mình, sắt son chung
thuỷ với nhau. Trong gia đình hạnh phúc ấy, tiếng cười là điều khơng thể thiếu và
luôn đặc trưng tiêu biểu, dễ nhận thấy nhất. Chính vì thế tiếng nói của người phụ
nữ trong gia đình là vơ cùng quan trọng. Theo nhiều ý kiến khách nhau vai trò của
người phụ nữ trong gia đình là “phụ” nhưng đối với bản thân tơi, là một gia đình
khơng ai là chính và cũng khơng ai là phụ, tất cả phải được xây dựng trên cơ sở
tình thương u đùm bọc lẫn nhau chính vì thế tiếng nói và ý kiến đóng góp của
người phụ nữ là vô cùng quan trọng. Là một người vợ họ luôn hiểu chồng, sẵn
sàng chia sẻ những ngọt bùi cũng như những đắng cay cùng chồng, khiến người
chồng luôn cảm thấy yên tâm trong cuộc sống, từ đó họ có thể đóng góp nhiều hơn
cho xã hội. Khơng chỉ chăm sóc giúp đỡ chồng trong gia đình, người vợ cịn đưa ra
những lời khuyên thiết thực giúp chồng trong công việc, đóng góp thành cơng
trong sự nghiệp của chồng. Là người mẹ hết lịng vì con cái, họ thực sự là những

tấm gương cho con cái noi theo. Người mẹ ngày nay là một người bạn lớn luôn ở
bên con để hướng dẫn, động viên kịp thời.


2.2.3. Phụ nữ với cơng việc ngồi gia đình
Trong gia đình truyền thống, cơng việc ngồi gia đình là những công việc
như đồng áng, gieo trồng, buôn bán,… mà người phụ nữ góp phần tạo nên thu
nhập. Có thể nói, trong nông nghiệp nước ta lực lượng lao động giữ vị trí nhất định
trong cơng cuộc phát triển nền nơng nghiệp Việt Nam là người phụ nữ. Nhưng do
đặc điểm sinh lý sức khỏe của nữ giới thường kém hơn nam giới, họ phải thực hiện
chức năng tái sản xuất thế hệ sau về mặt xã hội, nuôi con chăm sóc gia đình, tính
cơ động di chuyển khơng cao khơng vươn ra khỏi phạm vi gia đình. Một số người
phụ nữ có cá tính mạnh, họ bắt đầu xoay sở với những khó khăn hạn chế trước mắt
của gia đình. Hoạt động lao động ngồi gia đình con là điều kiện để phụ nữ khẳng
định vai trị của mình khơng thua kém gì nam giới. Thời gian lao động nhiều hơn
năm giới mà cịn bị coi thường, đó là nghịch lí mà xã hội diễn ra trong suốt thời
gian qua
Trong xã hội hiện đại, người phụ nữ khơng cịn đơn thuần giữ vai trị nội trợ,
giữ lửa trong gia đình, họ đã dần khẳng định được vai trị, vị trí của mình trong tất
cả các lĩnh vực, đặc biệt là phát triển kinh tế. Với sự sáng tạo, năng động và chủ
động, nhiều phụ nữ đã trở thành trụ cột kinh tế trong hộ gia đình.
Phụ nữ ở bất cứ thời đại nào, quốc gia, dân tộc nào cũng giữ vai trị trọng
yếu trong việc sáng tạo, giữ gìn những giá trị văn hoá truyền thống của mỗi dân
tộc. Nếu như ngày xưa “trọng nam khinh nữ”, thì nay quyền bình đẳng đã giúp
người phụ nữ có cơ hội chứng tỏ bản thân mình hơn
2.3. Vai trị của người phụ nữ trong đời sống văn hoá tinh thần của gia đình
2.3.1. Người phụ nữ trong văn hố ứng xử
Trong gia đình người mẹ đóng vai trị quan trọng trong việc hình thành nhân
cách cho con cái. Khung văn hố thể hiện ở cách đi đứng, ăn nói và điều này giúp
hình thành nhân cách. Người mẹ đóng vai trị quan trọng trong việc hình thành

nhân cách cho con cái. Trong gia đình người mẹ ln là người gẫn gũi con cái từ


lúc lọt lịng đến lúc khơn lớn, chính vì thế nhân cách của con cái được hình thành
như thế nào ở tương lai là do chính người mẹ ni dạy. Vì người phụ nữ ln là
người để cho con cái noi theo bởi vậy người phụ nữ luôn luôn phải ăn nói, cư xử
đúng mực để làm gương cho con cái.
Hình mẫu nữ giới trong Nho giáo với các tiêu chí “cơng dung ngơn hạnh”,
“nữ cơng gia chánh” vốn dĩ có sự tác động sâu sắc, lâu dài trong đời sống tinh thần
xã hội Việt Nam. Có thể nói vị thế của người phụ nữ Việt trong gia đình và xã hội
truyền thống luôn bộc lộ sự phức tạp đa diện trong bản thân nó. Theo đó thì ứng xử
của họ cũng cần được nhìn nhận từ tính lưỡng diện: cổ hịa đồng và cũng có bứt
phá, có cảm xúc tự tơn và cũng có sự tự ti, có cam chịu nhưng cũng có nhu cầu phá
vỡ… Đó là những nét đẹp tạo nên cái chất riêng ở người phụ nữ, chúng là những
nét đặc trưng khá ổn định đồng thời tồn tại bên cạnh những cách ứng xử linh hoạt,
biến đổi – để thích nghi với hồn cảnh hoặc do chi phối của hoàn cảnh – trong ứng
xử văn hóa của người phụ nữ Việt truyền thống. Chúng tác động và cũng bao hàm
cả đặc trưng ứng xử ngôn ngữ – một bộ phận thuộc phạm trù văn hóa ứng xử.
Người phụ nữ Việt Nam trong xã hội hiện nay vẫn kế thừa và phát huy những nét
văn hóa ứng xử mang tính truyền thống ấy nhưng vẫn có những khác biệt: có nhiều
nữ giới sử dụng phong cách nói năng gần với phong cách nói năng của nam giới;
có những từ trước đây chị thấy xuất hiện ở ngơn ngữ nam giới thì nay lại xuất hiện
ở nữ giới. Ngược lại, các kiểu nói “nhũn nhặn” mang đậm phong cách nữ tính
truyền thống lại bắt đầu xuất hiện ở nam giới.
2.3.2. Phụ nữ trong văn hoá tâm linh
Trong gia đình, phụ nữ vừa là người giữ gìn, phát huy giá trị truyền thống
của gia đình vừa là người tiếp thu và sáng tạo nên những giá trị văn hóa mới góp
phần xây dựng nền văn hóa tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc, góp phần quan trọng
trong việc xây dựng gia đình văn hóa.



Phụ nữ là người giữ gìn lễ giáo trong gia đình, giữ gìn nền nếp trên kính
dưới nhường, kính lão đắc thọ, giáo dục hướng dẫn con cái theo các chuẩn mực
đạo đức, thực hiện những quy tắc ứng xử trong gia đình.
Phụ nữ lưu giữ sáng tạo những câu ca dao, các làn điệu dân ca, các bài thơ,
bài hát... thông qua các câu hát ru, những điệu dân ca đã truyền cho con cháu về
tình yêu thương và những bài học về đạo lý làm người.
Phụ nữ cũng là người giữ gìn phong tục tập quán trong các ngày lễ, ngày tết,
ngày giỗ ông bà tổ tiên... thể hiện đạo lý hiếu kính, uống nước nhớ nguồn.
Người phụ nữ đóng vai trị quan trọng trong việc thực hiện bình đẳng giới
trong gia đình thể hiện ở việc khơng ngừng nâng cao năng lực trình độ cơng tác,
đảm bảo sự phân cơng hợp lý cơng việc trong gia đình, tham gia các quyết định,
đối xử công bằng với các con, tạo cho các con cơ hội học tập, làm việc và hưởng
thụ các giá trị vật chất, tinh thần không phân biệt con trai, con gái .
Người phụ nữ là nhân tố tích cực trong việc phịng chống bạo lực gia đình,
phịng chống các tệ nạn xã hội từ gia đình, xuất phát từ trách nhiệm, tình thương
yêu, sự hy sinh, sự cảm hóa của người vợ, người mẹ đã giữ gìn cho gia đình yên
ấm hạnh phúc, tránh được sự sa ngã của các tệ nạn và cạm bẫy của xã hội trong
thời kỳ kinh tế thị trường.
Người phụ nữ có vai trị vơ cùng quan trọng trong xã hội và gia đình. Để
phát huy vai trị to lớn của phụ nữ trong việc xây dựng xã hội và gia đình hạnh
phúc, cùng với sự nỗ lực của chính bản thân người phụ nữ, chị em rất cần sự ủng
hộ từ gia đình, xã hội giúp chị em phụ nữ vươn lên, luôn xứng đáng với phẩm chất
cao quý: “Tự tin, tự trọng, trung hậu, đảm đang” để từng bước nâng cao vị thế của
mình đóng góp ngày càng nhiều cho xã hội và xây dựng gia đình hạnh phúc bền
vững.


Chương III: Quan điểm về vai trò của người phụ nữ trong gia đình Việt Nam
3.1. Quan điểm về người phụ nữ trong gia đình

Với thiên chức được tạo hố ban tặng, đó là làm mẹ, làm vợ, phụ nữ là
người sinh thành, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ nhỏ và chăm sóc sức khoẻ các thành
viên trong gia đình. Có thể nói, người mẹ là người thầy đầu tiên của con người.
Khi cịn nhỏ, mẹ chăm sóc , ni dưỡng để con khôn lớn mỗi ngyaf. Khi lớn lên,
mệ là người dạy con những kiến thức đầu tiên, từ lời ăn tiếng nói tới cách ứng xử,
từ đạo đức tới tri thức để bước vào đời.
Với vai trò là người tổ chức sắp xếp, mọi sinh hoạt trong đời sống hàng
ngày, tuỳ vào tính cách, thói quen, sở thích của mỗi thành viên trong gia đình, mà
ngườu phụ nữ hình thành một nếp sống, nếp sinh hoạt và những giá trị văn hố
riêng của gia đình mình.
Trong xã hội ngày nay, phụ nữ không chỉ làm tốt công việc nội trợ, chăm sóc
gia đình mà cịn có năng lực tham gia các công việc xã hội, cùng chồng xây dựng
và phát triển kinh tế gia đình. Thực tế ngày nay càng có nhiều phụ nữ thành đạt
trong sợ nghiệp, có địa vị trong xã hội, số phụ nữ thành đạt trong sự nghiệp, có địa
vị trong xã hội, số phụ nữ giữ vị trí lãnh đạo chủ chốt trong các cơ quan, đơn vị
ngày càng nhiều. Điều đó thể hiện năng lực gioir giang của người phụ nữ, đồng
thời thể hiện sự quan tâp của các cấp, ngành, của toàn xã hội dành cho một nửa của
thế giới.
Một người vợ khéo léo, thành công, bên cạnh việc biết quan tâm, chăm sóc
giá đình, u thương, đồng cảm và chia sẻ với chồng, còn là người sẵn sàng gành
vác kinh tế gia đình cùng chồng. Ngày nay phụ nữa vừa là bạn đồng hành vừa là
hậu phương vững chắc của chồng.


3.2. Giải pháp phát huy vai trò người phụ nữ trong xây dựng gia đình và xã
hội
Trước yêu cầu ngày càng cao của thời kỳ cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa,
người phụ nữ đã và đang thực hiện hài hịa hai vai: việc nhà, việc nước để vừa có
cơ hội phát triển cho bản thân, vừa chăm lo hạnh phúc gia đình. Người phụ nữ hiện
đại đã biết tổ chức cuộc sống và gắn kết sợi dây tình cảm của các thành viên gia

đình; biết lấy các giá trị bền vững của gia đình làm nền tảng để tiếp nhận những giá
trị mới làm cho gia đình và bản thân phát triển hơn và hạnh phúc hơn.
Gia đình Việt Nam hiện nay chịu sự tác động của q trình cơng nghiệp hóa,
hiện đại hóa và hội nhập quốc tế, cùng những ảnh hưởng tiêu cực của cơ chế thị
trường, một số giá trị đạo đức truyền thống của gia đình Việt Nam đang bị mai
một; mối quan hệ giữa các thành viên trong gia đình thiếu chặt chẽ, tình trạng ly
hôn, ly thân, sống thử, không đăng ký kết hôn, tệ nạn xã hội đang xâm nhập vào
gia đình. Tình trạng này đã làm cho nhiều gia đình đứng trước nguy cơ bất ổn, tan
vỡ. Chính vì vậy, cơng tác tuyên truyền, vận động, hỗ trợ phụ nữ xây dựng gia đình
hạnh phúc bền vững là hết sức cần thiết; việc phát huy vai trị của phụ nữ trong gia
đình có ý nghĩa quan trọng.
Hiện nay, tình trạng ly hơn, bạo lực gia đình trên cơ sở giới vẫn cịn xảy ra;
tình trạng xâm hại tình dục trẻ em diễn biến phức tạp; tình trạng phụ nữ lấy chồng
nước ngồi qua môi giới không giảm, đã ảnh hưởng rất lớn đến cơng tác gia đình
và hoạt động xây dựng gia đình hạnh phúc bền vững của mỗi gia đình. Trước
những khó khăn, thách thức của gia đình Việt Nam, các cấp Hội cần tập trung phát
huy vai trò của người phụ nữ trong xây dựng gia đình hạnh phúc; nâng cao hiệu
quả các hoạt động tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức, kiến thức và kỹ năng
liên quan đến xây dựng gia đình trong các cấp Hội, hội viên, phụ nữ; tăng cường
tuyên truyền giáo dục, phổ biến luật pháp, chính sách liên quan đến gia đình;
nghiên cứu thực tiễn, tham mưu, đề xuất chính sách hỗ trợ thực hiện các chức năng


của gia đình, bình đẳng giới trong gia đình phù hợp từng giai đoạn phát triển đất
nước.
Để phát huy vai trò to lớn của phụ nữ trong việc xây dựng gia đình hạnh
phúc, cùng với sự nỗ lực của chính bản thân, hội viên, phụ nữ rất cần sự ủng hộ từ
gia đình, xã hội, giúp phụ nữ vươn lên trong cuộc sống, xứng đáng với phẩm chất
đạo đức của người phụ nữ Việt Nam thời kỳ cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa“Tự tin,
tự trọng, trung hậu, đảm đang”; xây dựng hình ảnh người phụ nữ ngày càng có sức

khỏe, tri thức, kỹ năng nghề nghiệp, năng động, sáng tạo, có lối sống văn hố, lịng
nhân hậu góp phần nâng cao đời sống vật chất, tinh thần, đảm bảo tốt hơn quyền và
lợi ích chính đáng của phụ nữ, tạo điều kiện để phụ nữ phát triển và xây dựng gia
đình bền vững; từng bước nâng cao vị thế của người phụ nữ, tham gia đóng góp
ngày càng nhiều cho xã hội và xây dựng gia đình hạnh phúc bền vững.


KẾT LUẬN
Trong tương lai,với thời buổi đất nước đang trên đà đổi mới, sự tham gia hội
nhập với nhiều các tổ chức thế giới, thực hiện Cơng nghiệp hóa, Hiện đại hóa đất
nước, mục tiêu của đất nước là được sánh vai với các cường quốc năm châu.Phụ
nữ sẽ tiến xa hơn nữa trong tất cả các hoạt động xã hội cũng như nắm giữ những
vai trị nhất định đó là xu hướng chung.Đồng thời với thời đại nam nữ bình đẳng
thì vai trị của người phụ nữ càng được đề cao hơn trong tất cả các lĩnh vực chứ
không phải như thời xưa mà có những việc chỉ nam giới có quyền tham gia như
các hoạt động, cơng việc của Nhà nước, việc làng, việc xóm.
Trong thành tựu chung của đất nước, có sự đóng góp tích cực của các tầng
lớp phụ nữ Việt Nam. Là một lực lượng lao động xã hội đông đảo, phụ nữ Việt
Nam đã tỏ rõ vai trò, khả năng, sức sáng tạo của mình trên mọi lĩnh vực của đời
sống xã hội, thích ứng với sự hội nhập và phát triển theo xu thế chung của nhân
loại.Để tiếp tục và khẳng định và phát huy vai trị của mình, phụ nữ Việt Nam bên
cạnh mặt thuận như được sự quan tâm của Đảng, Nhà nước, các tổ chức đoàn thể,
cơ quan... và sự phát triển kinh tế mang lại bản thân người phụ nữ cần phải cần nỗ
lực nhiều mặt: Có tri thức, văn hố, Có ý thức cầu tiến, độc lập, Sống có mục đích,
Có khả năng giao kết thân thiện, Có kỹ năng sống: tự tin, sáng tạo, biết hoạch định
kế hoạch, biết đối mặt với áp lực, biết chăm sóc bản thân, nhưng đồng thời với nó
là những thử thách họ cần phải vượt qua.
Để người phụ nữ đảm đương được vai trị của mình, đồng thời phát huy
được hết khả năng bản thân để phát triển trong thời hiện đại, yếu tố tự thân của mỗi
phụ nữ là rất quan trọng. Chỉ khi nào tính tích cực, chủ động của người phụ nữ

được khơi dậy, phụ nữ mới vừa có thể đảm đương tốt cơng việc ngồi xã hội, vừa
duy trì được mối quan hệ gia đình bền chặt, một tổ ấm hạnh phúc. Và phụ nữ – dù
trong thời đại nào cũng ln có những vị trí khơng thể thay thế. Trước những đòi


hỏi của nền kinh tế thị trường và hội nhập kinh tế quốc tế, bất cứ ở đâu trong lĩnh
vực nào vai trị và hình ảnh của người phụ nữ cũng khơng thể thiếu. Chúng ta có
quyền tin tưởng và hi vọng rằng người phụ nữ sẽ có một cuộc sống, một công việc,
một vị thế ngày càng xứng đáng hơn với những gì mà chị em phụ nữ ln cần mẫn,
chắt chiu và cống hiến cho cuộc đời này. Gắn liền với những phẩm chất tốt đẹp,
cùng với sự phát triển đi lên của đất nước, vai trò, vị thế của người phụ nữ Việt
Nam được khẳng định trong thực tế khơng chỉ trong gia đình mà cịn trong đời
sống xã hội. Cơng cuộc cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước là cơ hội chia đều
cho các giới. Trong q trình đó, ngồi tiếp tục xây dựng hệ thống chủ thể phù hợp
cho sự phát triển bình đẳng giới cần loại bỏ dào cản tâm lý xã hội, từ sự bó hẹp của
cơ chế...để người phụ nữ ngày càng có điều kiện phấn đấu vươn lên, tỏa sáng làm
rạng danh truyền thống vẻ vang của phụ nữ, đặc biệt là phụ nữ Việt Nam trong thời
kì mới.



×