Tải bản đầy đủ (.pdf) (16 trang)

TRÌNH BÀY NỘI DUNG CAO TRÀO CÁCH MẠNG 1930-1931. PHÂN TÍCH THÀNH QUẢ VÀ Ý NGHĨA LỊCH SỬ CỦA CAO TRÀO ĐÓ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (401.23 KB, 16 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIAO THƠNG VẬN TẢI TP. HỒ CHÍ MINH
KHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ

TIỂU LUẬN KẾT THÚC HỌC PHẦN KINH TẾ CHÍNH TRỊ MÁC –
LÊNIN

ĐỀ TÀI VAI TRÒ CỦA TÍCH LŨY TƯ BẢN VÀ SỰ
VẬN DỤNG TRONG PHÁT TRIỂN KINH TẾ Ở VIỆT
NAM
Họ và tên: Nguyễn Thị Thanh Quỳnh
- Mã số SV: 2054010201
- Mã nhóm HP 010100510605
Giảng viên hướng dẫn: ThS Trần Thị Sen

Thành phố Hồ Chí Minh 2020 - 2021
0


MỤC LỤC

MỤC LỤC ............................................................................................................ Trang
MỞ ĐẦU ........................................................................................................................ 2
NỘI DUNG
I. Cơ sở lí luận tích lũy tư bản ......................................................................................... 3
1. Lí luận về tích lũy tư bản ..........................................................................................
1.1. Bản chất của tích lũy tư bản ............................................................................... 3
1.2. Động cơ của tích lũy tư bản ............................................................................... 5
1.3. Các nhân tố ảnh hưởng tới quy mơ của tích lũy tư bản .......................................
a. Trình độ bóc lột sức lao động ........................................................................... 6
b. trình độ năng suất lao động xã hội .................................................................... 7
c. Sự chênh lệch ngày càng tăng của tư bản sử dụng và tư bản tiêu dùng ........... 7


d. Quy mô của tư bản ứng trước ........................................................................... 8
2. Các quy luật chung của tích lũy tư bản .....................................................................
2.1. Q trình tích lũy tư bản là q trình cấu tạo hữu cơ của tích lũy tư bản ......... 8
2.2. Q trình tích lũy tư bản là q trình tích tụ và tập trung tơ bàn....................... 9
2.3. Q trình tích lũy tư bản là q trình bần cùng hóa giai cấp vơ sản................ 10
II. Vận dụng tích lũy tư bản vào xây dựng nền kinh tế Việt nam hiện nay ......................
1. Vấn đề về tình hình tích lũy vốn ở Việt Nam hiện nay......................................... 11
2. Giải pháp cho vấn đề tích lũy tư bản trong xây dựng kinh tế ở Việt Nam ........... 13
KẾT LUẬN ................................................................................................................... 14
Danh mục tài liệu tham khảo ......................................................................................... 15

1


MỞ ĐẦU
Ngày nay, hầu hết các quốc gia trên thế giới đều nhận thấy rằng để phát triển kinh tế,
ngoài việc lựa chọn đường lối phát triển còn phải có các yếu tố vật chất để thực hiện
được đường lối đó. Đối với các nước đã phát triển mạnh mẽ như Mỹ, Anh, Pháp, chúng
ta đều thấy rằng, họ có một tiềm lực kinh tế (đặc biệt là tiềm lực về vốn) rất mạnh. Còn
đối với những nước đang phát triển như nước ta, với điểm khởi đầu rất thấp, nguồn vốn
tự có rất ít, mà một trong những đặc trưng của các nước đang phát triển là tỷ lệ tích luỹ
thấp, chỉ dưới 10% thu nhập, mà tích luỹ thấp sẽ dẫn đến trình độ kĩ thuật và năng suất
lao động thấp. Do đó đòi hỏi các nước đang phát triển phải tìm biện pháp để phá vỡ vịng
luẩn quẩn này. Muốn vậy, phải lựa chọn mơ hình phát triển kinh tế phù hợp. Song, trong
các mơ hình tăng trưởng kinh tế hiện đại, các nhà kinh tế đặc biệt nhấn mạnh vai trò của
vốn đầu tư đối với tăng trưởng kinh tế. Samuelson cho rằng, một trong những đặc trưng
quan trọng của kinh tế hiện đại là "Kĩ thuật công nghiệp tiên tiến, hiện đại dựa vào việc
sử dụng vốn lớn". Do đó, vốn là cơ sở để phát huy tác dụng của các yếu tố khác. Vốn là
cơ sở để tạo ra việc làm, để có công nghệ tiên tiến, tăng năng lực sản xuất của các doanh
nghiệp và của cả nền kinh tế, góp phần thúc đẩy phát triển sản xuất theo chiều sâu và

cuối cùng, cơ cấu sử dụng vốn sẽ là điều quan trọng tác động vào việc chuyển dịch cơ
cấu kinh tế của đất nước. Với Việt Nam, các chuyên gia kinh tế đều có nhận xét chung
là: chúng ta đã có bước khởi đầu tốt đẹp trong giai đoạn phát triển mới. Nhưng để đạt
được tốc độ tăng trưởng cao và liên tục trong thời gian tới còn nhiều khó khăn. Mà một
trong những khó khăn đó là thiếu vốn. Trên đây chúng ta đã thấy vốn quan trọng như thế
nào đối với việc phát triển kinh tế. Vì vậy, điều chúng ta cần giải quyết là làm sao để
tăng nguồn vốn của mình bằng cách tích luỹ, huy động vốn từ trong và ngoài nước. Song
trong những cách để có được nguồn vốn, thì tích luỹ và huy động vốn từ trong nước là
quan trọng nhất. Và có như thế chúng ta mới khơng bị phụ thuộc vào bên ngồi, vì sự
phát triển từ nội lực bao giờ cũng là sự phát triển bền vững nhất. Nhận thức được vai trò
của việc tích luỹ vốn mà em lựa chọn làm đề tài “Vai trò của tích lũy tư bản và sự vận

2


dụng trong phát triển kinh tế ở Việt Nam”. Trong bài viết em sẽ trình bày những lý luận
chung về tích luỹ tư bản và ứng dụng những lý luận đó vào thực tiễn Việt Nam.
NỢI DUNG
I. Cơ sở lí luận tích lũy tư bản
1. Những vấn đề chung về tích lũy tư bản
1. Lí luận về tích lũy tư bản
1.1. Bản chất của tích lũy tư bản
Chủ nghĩa tư bản đã trải qua hai hình thức tích lũy: tích lũy nguyên thủy và tích lũy
tư bản chủ nghĩa. Nếu như tích lũy ngun thủy tách người nơng dân ra khỏi ruộng đất
của họ, tước đoạt tư liệu sản xuất chủ yếu của họ là đất đai hoặc thông qua con đường
xâm chiếm thuộc địa, cướp bóc…thì tích lũy tư bản chủ nghĩa là một hình thái mới với
bước phát triển cao hơn về chất lượng so với tích lũy nguyên thủy.
Muốn tái sản xuất mở rộng, nhà tư bản không thể sử dụng hết giá trị thặng dư cho
tiêu dùng cá nhân, mà phải dùng một phần giá trị thặng dư để tăng quy mô đầu tư so
với năm trước. Chính phần giá trị thặng dư đó được gọi là tư bản phụ thêm. Xét một

cách cụ thể, tích luỹ tư bản nhằm tái sản xuất ra tư bản với quy mô ngày càng mở rộng.
Sở dĩ giá trị thặng dư có thể chuyển hoá thành tư bản được là vì tư bản thặng dư đã
mang sẵn những yếu tố vật chất của một tư bản mới. Tích luỹ tư bản là biến một phần
giá trị thặng dư thành tư bản phụ thêm (tư bản mới) để mở rộng sản xuất.
Muốn mở rộng sản xuất tư bản không thể tiêu dùng hết giá trị thặng dư mà chia thành
2 phần: một phần tích luỹ để mở rộng sản xuất, một phần để tiêu dùng cá nhân và gia
đình nhà tư bản. Tích luỹ tư bản là tất yếu khách quan do quy luật kinh tế cơ bản, quy
luật giá trị và cạnh tranh... của phương thức sản xuất TBCN quy định. Trong quá trình
sản xuất, lãi cứ đập vào vốn, vốn càng lớn thì lãi càng lớn, do đó lao động của công
nhân trong quá khứ lại trở thành phương tiện mạnh mẽ để bóc lột chính người cơng
nhân. Q trình tích luỹ đã làm cho qùn sở hữu trong nền sản xuất hàng hoá biến
thành quyền chiếm đoạt TBCN. Khác với nền sản xuất hàng hoá giản đơn, trong nền
3


sản xuất TBCN sự trao đổi giữa người lao động và nhà tư bản dẫn đến kết quả là nhà tư
bản chẳng những chiếm không một phần lao động của cơng nhân mà cịn là người sở
hữu hợp pháp lao động không công đó. Sự thay đổi căn bản trong quan hệ sở hữu hồn
tồn khơng vi phạm quy luật giá trị. Động cơ thúc đẩy tích luỹ và tái sản xuất mở rộng
TBCN là một quy luật kinh tế cơ bản của CNTB.
Mục đích của nền sản xuất TBCN là sự lớn lên không ngừng của giá trị. Để thực hiện
mục đích đó, các nhà tư bản khơng ngừng tích luỹ và tái sản xuất mở rộng, xem đó là
phương tiện căn bản để tăng cường bóc lột công nhân. Mặt khác, do tính cạnh tranh
quyết liệt, nên các nhà tư bản buộc phải không ngừng làm cho tư bản của mình tăng
lên. Điều đó chỉ có thể thực hiện bằng cách tăng nhanh tư bản tích luỹ. Nói như vậy,
hình như có sự mâu thuẫn giữa phần tiêu dùng của nhà tư bản và phần tích luỹ.
Thực ra trong buổi đầu của sản xuất TBCN, sự ham muốn làm giàu của các nhà tư
bản thường chi phối tuyệt đối nhưng đến một trình độ phát triển nhất định, sự tiêu dùng
xa phí của các nhà tư bản ngày càng tăng lên theo sự tích luỹ tư bản.
Nhưng điều kiện của sản xuất đồng thời cũng là những điều kiện của tái sản xuất.

Không một xã hội nào có thể sản xuất không ngừng tức là tái sản xuất, mà lại khơng
liên tục chuyển hố lại một phần sản phẩm nhất định của nó thành tư liệu sản xuất hay
thành những yếu tố của quá trình sản xuất mới. Nếu sản xuất mang hình thái TBCN thì
tái sản xuất cũng mang hình thái đó. Qúa trình lao động trong phương thức sản xuất
TBCN chỉ là một phương tiện cho quá trình tăng thêm giá trị thì tái sản xuất cũng vậy,
nó cũng chỉ là một phương tiện để tái sản xuất ra giá trị ứng trước với tư cách là tư bản,
tức là với cách là giá trị tự tăng thêm giá trị. Một người nào đó sở dĩ mang cái mặt lạ
kinh tế đặc trưng của nhà tư bản thì đó chỉ là vì tiền của anh ta không ngừng hoạt động
với tư cách là tư bản. Và giá trị thặng dư anh ta thu được mang hình thức một thu nhập
do tư bản đẻ ra. Nếu như thu nhập đó chỉ được dùng làm quỹ tiêu dùng cho nhà tư bản,
hay nếu như nó cũng được tiêu dùng theo từng chu kì giống như người ta đã kiếm được
nó thì trong những điều kiện khác khơng thay đổi, sẽ chỉ diễn ra có tái sản xuất giản
đơn thơi. Tái sản xuất là q trình sản xuất được lặp đi lặp lại không ngừng với qui mô
4


năm sau lớn hơn năm trước. Muốn tái sản xuất mở rộng nhà tư bản phải mua thêm tư
liệu sản xuất, thuê thêm công nhân, do đó giá trị thặng dư tích luỹ được phải chia làm
hai phần: Một phần để thuê thêm công nhân, một phần để mua thêm tư liệu sản xuất.
Thực chất của tích luỹ tư bản là tư bản hoá giá trị thặng dư. Xét một cách cụ thể, tích
luỹ tư bản là tái sản xuất ra tư bản với quy mô ngày càng mở rộng. Ở đây chúng ta
không xét giá trị thặng dư và tương ứng với nó là sản phẩm thặng dư chỉ với một cách
là quỹ tiêu dùng cá nhân của nhà tư bản, mà chúng ta xét nó với tư cách là quỹ tích luỹ.
Thật ra, giá trị thặng dư khơng phải chỉ là quỹ tiêu dùng và cũng không phải chỉ là quỹ
tích luỹ, mà là cả hai. Một phần giá trị thặng dư được nhà tư bản tiêu dùng với tư cách
là thu nhập, cịn phần khác thì được nhà tư bản dùng làm tư bản hay được tích luỹ lại.
Muốn tích luỹ, cần phải biến một phần sản phẩm thặng dư thành tư bản. Nhưng nếu
không phải là có phép lạ thì người ta chỉ có thể biến thành tư bản những vật nào dùng
được vào quá trình lao động, tức là những tư liệu sản xuất, và sau đó là những vật
phẩm có thể nuôi sống công nhân, tức là những tư liệu sinh hoạt. Do đó, một phần lao

động thặng dư hàng năm phải dùng để sản xuất thêm một số tư liệu sản xuất và tư liệu
sinh hoạt ngoài số cần thiết để hoàn lại tư bản đã ứng ra. Nói tóm lại sở dĩ giá trị thặng
dư có thể biến thành tư bản là chỉ vì sản phẩm thặng dư - mà giá trị của nó là giá trị
thặng dư - đã bao gồm các yếu tố vật thể của một tư bản mới rồi.
1.2 Động cơ của tích luỹ tư bản
Tích luỹ tư bản là quy luật kinh tế cơ bản của chủ nghĩa tư bản: Với một khối lượng
giá trị thặng dư nhất định, một trong hai phần (tích luỹ, tiêu dùng ) đó càng lớn thì
phần kia càng nhỏ. Nếu những điều kiện khác khơng thay đổi thì tỉ lệ phân chia đó
quyết định đại lượng tích luỹ. Nhưng kẻ thực hiện sự phân chia đó là người sở hữu giá
trị thặng dư, tức là nhà tư bản. Như vậy, nó là một hành vi phụ thuộc vào ý chí của nhà
tư bản. Về cái phần của món cống vật đó do nhà tư bản thu được và được đem tích tuỹ,
thì người ta nói rằng nhà tư bản đã tiết kiệm phần đó, bởi vì anh ta khơng ăn tiêu nó đi,
nghĩa là anh ta làm cái chức năng của anh ta là nhà tư bản, cụ thể là chức năng làm
giàu.
5


Chỉ chừng nào nhà tư bản là tư bản nhân cách hố, thì nhà tư bản mới có một giá trị
lịch sử và mới có cái quyền lịch sử được tồn tại và chỉ trong chừng mực ấy, tính tất yếu
nhất thời của bản thân hắn mới được bao hàm trong tính yếu nhất thời của phương thức
sản xuất tư bản chủ nghĩa. Nhưng trong chừng mực ấy thì động cơ của nhà tư bản
không phải là giá trị sử dụng và hưởng thụ mà là giá trị trao đổi và việc làm tăng thêm
giá trị trao đổi. Là một kẻ cuồng tín việc làm tăng thêm giá trị, nhà tư bản thẳng tay
cưỡng bức người sản xuất để sản xuất, do đó hắn cưỡng bức họ phải phát triển những
lực lượng sản xuất xã hội và tạo ra những điều kiện sản xuất vật chất, mà chỉ một mình
những điều kiện này mới có thể hình thành cái cơ sở hiện thực của một hình thái xã hội
cao hơn, một hình thái xã hội mà nguyên tắc cơ bản là mọi cá nhân đều được phát triển
đầy đủ và tự do. Nhà tư bản chỉ đáng kính trọng chừng nào hắn còn là sự hiện thân của
tư bản. Với tư cách này, hắn chia sẻ sự say mê tuyệt đối muốn làm giàu với kẻ tích luỹ
của cải. Những cái mà đối với người này chỉ là một thói cá nhân, thì đối với nhà tư bản

nó lại là tác động của một bộ máy xã hội, trong đó nhà tư bản chỉ là một chiếc bánh xe.
Ngoài ra, sự phát triển của nền sản xuất tư bản chủ nghĩa làm cho sự tăng thêm không
ngừng cuả một số tư bản bỏ vào một xí nghiệp, cơng nghiệp trở thành một sự tất yếu,
và cạnh tranh làm cho những quy luật bên trong của phương thức sản xuất tư bản chủ
nghĩa trở thành những quy luật bên ngoài có tính chất cưỡng chế đối với mỗi nhà tư
bản cá biệt. Cạnh tranh buộc nhà tư bản không ngừng mở rộng tư bản để giữ được tư
bản, và hắn chỉ có thể mở rộng tư bản cuả mình bằng cách tích luỹ ngày càng nhiều
hơn mà thơi.
1.3 Các nhân tố ảnh hưởng tới qui mơ của tích luỹ tư bản
Với khối lượng giá trị thặng dư nhất định, thì quy mơ tích lũy tư bản phụ thuộc vào tỷ
lệ phân chia giữa tích lũy và tiêu dùng. Nếu tỷ lệ đã được xác định thì sẽ phụ thuộc vào
khối lượng giá trị thặng dư. Có 4 nhân tố ảnh hưởng đến khối lượng giá trị thặng dư:
a.Trình độ bóc lột sức lao động
Nâng cao mức độ bóc lột sức lao động bằng cách cắt xén vào tiền công. Khi nghiên
cứu sự sản xuất ra giá trị thặng dư C.Mác giả định rằng sự trao đổi giữa công nhân và
6


nhà tư bản là sự trao đổi ngang giá. Nhưng trong thực tế, công nhân bị nhà tư sản chiếm
đoạt một phần lao động tất yếu, bị cắt xén một phần tiền cơng. Việc cắt xén tiền cơng
giữ vai trị quan trọng trong q trình tích luỹ tư bản. Nâng cao mức độ bóc lột bằng
cách tăng cường độ lao động và kéo dài ngày lao động. Việc tăng cường độ lao động và
kéo dài ngày lao động rõ ràng làm tăng thêm giá trị thặng dư, do đó làm tăng bộ phận
giá trị thặng dư được tư bản hoá tức là làm tăng tích luỹ. Ảnh hưởng này cịn thể hiện ở
chỗ số lượng lao động tăng thêm mà nhà tư bản chiếm không do tăng cường độ lao động
và kéo dài ngày lao động khơng địi hỏi phải tăng thêm tư bản một cách tương ứng
(khơng địi hỏi phải tăng thêm số lượng công nhân, máy móc thiết bị, mà hầu như chỉ
cần tăng thêm sự hao phí nguyên liệu).
b.Trình độ năng suất lao động xã hội
Việc nâng cao năng suất lao động làm tăng thêm giá trị thặng dư, do đó tăng thêm bộ

phận giá trị thặng dư được tư bản hóa. Song vấn đề ở đây là tích luỹ khơng chỉ được
quyết định bởi khối lượng giá trị thặng dư mà còn bởi khối lượng tư liệu sản xuất và tư
liệu tiêu dùng do khối lượng giá trị thặng dư có thể chuyển hoá thành. Như vậy năng
suất lao động tăng sẽ làm tăng thêm những yếu tố vật chất của tư bản, do đó tăng quy
mơ của tích luỹ. Năng suất lao động cao thì lao động sống sử dụng được nhiều lao động
quá khứ hơn, lao động quá khứ đó lại tái hiện dưới hình thái có ích mới, làm chức năng
tư bản để sản xuất ra tư bản càng nhiều, do đó mà quy mơ của tư bản tích luỹ càng lớn.
Như vậy năng suất lao động là nhân tố quan trọng quyết định đến quy mơ của tích luỹ.
c. Sự chênh lệch ngày càng tăng của tư bản sử dụng và tư bản tiêu dùng
Trong quá trình sản xuất, tất cả các bộ phận cấu thành của máy móc đều hoạt động, tức
là máy móc tham gia tồn bộ vào q trình sản xuất, nhưng chúng chỉ hao mòn dần, do
đó giá trị của chúng được chuyển dần từng phần vào sản phẩm, vì vậy có sự chênh lệch
giữa tư bản sử dụng và tư bản tiêu dùng. Mặc dù đã mất dần giá trị như vậy, nhưng trong
suốt thời gian hoạt động máy móc vẫn có tác dụng khi còn đủ giá trị. Nếu không kể đến
phần giá trị của máy móc chuyển vào sản phẩm trong từng thời gian, thì máy móc phục
vụ khơng cơng đó chẳng khác gì lực lượng tự nhiên.
7


Lực lượng sản xuất xã hội càng phát triển, máy móc càng hiện đại, phần giá trị của nó
chuyển vào sản phẩm trong từng thời gian càng ít, thì sự chênh lệch giữa tư bản cố định
sử dụng và tư bản cố định tiêu dùng càng lớn. Do đó, tư bản lợi dụng được những thành
tựu của lao động quá khứ càng nhiều.
d.Quy mô của tư bản ứng trước:
Với mức bóc lột khơng đổi, thì khối lượng giá trị thặng dư do số lượng công nhân bị
bóc lột quyết định. Do đó quy mô của tư bản ứng trước, nhất là bộ phận tư bản khả biến
càng lớn, thì giá trị thặng dư bóc lột được và quy mơ tích luỹ cũng càng lớn. Đối với sự
tích luỹ của cả xã hội thì quy mơ của tư bản ứng trước chỉ là nhỏ nhưng rất quan trọng.
C.Mác đã nói rằng: “Tư bản ứng trước chỉ là một giọt nước trong dịng sơng của sự tích
luỹ mà thơi”.

Tích luỹ dưới chế độ TBCN làm cho của cải của xã hội ngày càng tập trung vào tay
giai cấp tư sản, người công nhân càng bị bóc lột nặng nề, càng tăng thêm thất nghiệp và
nghèo đói, làm cho mâu thuẫn giữa giai cấp công nhân và giai cấp tư sản ngày thêm sâu
sắc hơn. Mặt khác tiêu dùng của người lao động bị hạn chế trong một phạm vi rất nhỏ
hẹp. Một phần lớn thu nhập quốc dân của xã hội TBCN là dùng vào việc tiêu dùng
không sản xuất và tiêu dùng ăn bám của chúng. Phần thu nhập quốc dân dùng vào tích
luỹ do đó tương đối ít so với khả năng và đòi hỏi của sự phát triển khách quan của xã
hội. Sự chênh lệch đó dẫn đến khủng hoảng kinh tế sản xuất thừa có điều kiện phát sinh,
phá hoại nặng nề và thường xuyên nền sản xuất của xã hộiTBCN. Tuy nhiên thành quả
kinh tế mà xã hội tư bản đạt được lại vô cùng to lớn và có ý nghĩa lịch sử quan trọng
trong sự phát triển của xã hội loài người.
2. Các quy luật chung của tích lũy tư bản
2.1. Q trình tích lũy tư bản là q trình cấu tạo hữu cơ của tích lũy tư bản
Sản xuất bao giờ cũng là sự kết hợp giữa hai yếu tố: tư liệu sản xuất và sức lao động.
Sự kết hợp của chúng dưới hình thái hiện vật gọi là cấu tạo kỹ thuật. Cấu tạo kỹ thuật
của tư bản là tỷ lệ giữa số lượng tư liệu lao động và khối lượng tư bản cần thiết để sử
dụng các tư liệu đó. Cấu tạo kỹ thuật là cấu tạo hiện vật, nên nó biểu hiện dưới các hình
8


thức: số lượng máy móc, nguyên liệu, năng lượng do công nhân sử dụng trong một thời
gian nào đó.
Cấu tạo kỹ thuật phản ánh trình độ phát triển của lực lượng sản xuất. Cấu tạo giá trị của
tư bản là tỷ lệ theo đó tư bản phân thành tư bản bất biến (hay giá trị của tư liệu sản xuất)
và tư bản khả biến (hay giá trị của sức lao động) cần thiết để tiến hành sản xuất. Cấu tạo
kỹ thuật thay đổi sẽ làm cấu tạo giá trị thay đổi. C.Mác đã dùng phạm trù cấu tạo hữu cơ
của tư bản để phản ánh mối quan hệ đó. Cấu tạo hữu cơ của tư bản là cấu tạo giá trị tư
bản, do cấu tạo kỹ thuật quyết định và phản ánh sự thay đổi của cấu tạo kỹ thuật của tư
bản. Cùng với sự phát triển của chủ nghĩa tư bản, do tác động thường xuyên của tiến bộ
khoa học, cấu tạo hữu cơ của tư bản cũng không ngừng biến đổi theo hướng ngày càng

tăng lên. Sự tăng lên đó biển hiện ở chỗ: bộ phận tư bản bất biến tăng nhanh hơn bộ
phận tư bản khả biến, tư bản bất biến tăng tương đối và tăng tuyệt đối, còn tư bản khả
biến có thể tăng tuyệt đối nhưng lại giảm xuống tương đối.
Sự tăng lên của cấu tạo hữu cơ của tư bản làm cho khối lượng tư liệu sản xuất tăng lên,
trong đó sự tăng lên của máy móc thiết bị là điều kiện để tăng năng suất lao động, còn
nguyên liệu tăng theo năng suất lao động. Nó đòi hỏi việc sử dụng lao động mới được
đào tạo với giá trị sức lao động cao nhưng năng suất lao động tăng cao lại làm cho hàng
hóa kỹ thuật hiện đại giảm xuống. Xu hướng chung là tỷ trọng người lao động có trình
độ cao, lao động trí tuệ ngày càng tăng lên, gây nên những hậu quả xã hội tiêu cực đối
với toàn bộ đội ngũ người lao động làm th.
2.2. Q trình tích lũy tư bản là q trình tích tụ và tập trung tư bản
Tích tụ và tập trung tư bản là quy luật phát triển của nền sản xuất lớn tư bản chủ nghĩa.
Tích tụ tư bản và việc tăng quy mơ của tư bản cá biệt bằng cách tích lũy của từng nhà tư
bản riêng rẽ, nó là kết quả tất nhiên của tích lũy.
Tích tụ tư bản một mặt là yêu cầu của việc mở rộng sản xuất, ứng dụng tiến bộ kỹ
thuật, mặt khác sự tăng lên của khối lượng giá trị thặng dư trong quá trình phát triển của
sản xuất tư bản chủ nghĩa lại tạo khả năng cho tích tụ tư bản. Tập trung tư bản là sự hợp
nhất một số tư bản nhỏ thành một tư bản lớn cá biệt. Đây là sự tích tụ những tư bản đã
9


hình thành, là sự thủ tiêu tính độc lập riêng biệt của chúng, là việc nhà tư bản này tước
đoạt nhà tư bản khác, biến tư bản nhỏ thành số ít tư bản lớn.Tích tụ và tập trung tư bản
giống nhau ở chỗ đều làm tăng quy mô của tư bản cá biệt, nhưng khác nhau ở chỗ nguồn
tích tụ tư bản là giá trị thặng dư tư bản hóa, cịn nguồn tập trung tư bản là hình thành
trong xã hội. Do tích tụ tư bản mà tư bản cá biệt tăng lên, làm cho tư bản xã hội cũng
tăng theo. Còn tập trung tư bản chỉ là sự bố trí lại các tư bản đã có quy mơ tư bản xã hội
vẫn như cũ. Tích tụ tư bản thể hiện mối quan hệ giữa tư bản và lao động. Cịn tập trung
tư bản thì biểu hiện mối quan hệ giữa những nhà tư bản với nhau.
Tập trung tư bản có vai trò rất lớn đối với sự phát triển sản xuất tưbản chủ nghĩa. Nhờ

có sự tập trung tư bản mà tổ chức được một cách rộnglớn lao động hợp tác, biến q
trình sản xuất rời rạc, thủ cơng thành q trình sản xuất theo quy mơ lớn, hiện đại. Tập
trung tư bản không những dẫn đến sự thay đổi về lượng củatư bản mà còn làm cho tư
bản có một chất lượng mới, làm cho cấu tạo hữu cơ của tư bản tăng lên, nhờ đó năng
suất lao động tăng lên nhanh chóng.
Chính vì vậy, tập trung tư bản trở thành địn bẩy mạnh mẽ của tích lũy tư bản. Q
trình tích tụ và tập trung tư bản ngày càng tăng, do đó nên sản xuất tư bản chủ nghĩa
ngày càng được xã hội hóa, làm cho mâu thuẫn kinh tế cơ bản của chủ nghĩa tư bản càng
trở nên sâu sắc.
2.3. Q trình tích lũy tư bản là q trình bần cùng hóa giai cấp vơ sản
Sự phân tích trên cho thấy, cấu tạo hữu cơ của tư bản ngày càng tăng là một xu hướng
phát triển khách quan của sản xuất tư bản chủ nghĩa. Do vậy, số cân tương đối về sức lao
động cũng có xu hướng ngày càng giảm. Đó là nguyên nhân gây ra nạn nhân khấu thừa
tương đối, hay cầu sứclao động giảm một cách tương đối.
Có ba hình thái nhân khẩu thừa: Nhân khẩu thừa lưu động, nhân khẩu thừa tiềm tàng,
nhân khẩu thừa ngừng trệ. Nạn thất nghiệp đã dẫn giai cấp công nhân đến bần cùnghóa.
Bần cùng hóa giai cấp công nhân là hậu quả tất nhiên của quá trình tích lũy tư bản. Bần
cùng hóa tồn tại dưới hai dạng: bần cùng hóa tuyệt đối và bần cùng hóa tương đối. Bần
cùng hố tuyệt đối của cơng nhân biểu hiện mức sống bị giảm sút. Sự giảm sút này
10


không chỉ xảy ra trong trường hợp tiêu dùng cá nhân tụt xuống tuyệt đối, mà còn khi tiêu
dùng cá nhân tăng lên, nhưng mức tăng độ chậm hơn mức tăng nhu cầu do chi phí sức
lao động nhiều hơn.
II. Vận dụng tích lũy tư bản vào xây dựng nền kinh tế Việt nam hiện nay
1. Khái quát Vấn đề tích lũy tư bản ở Việt Nam hiện nay:
Đất nước ta đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng trong phát triển kinh tế, nhất là hơn
20 năm đổi mới vừa qua, tốc độ tăng trưởng khá cao, sản xuất phát triển, có tích luỹ từ
nội bộ, đời sống nhân dân được cải thiện rõ rệt. Để giữ được tốc độ tăng trưởng cao

trong những năm tới sẽ phụ thuộc rất nhiều vào việc tích lũy, huy động vốn cho nền kinh
tế. Tư bản chính là vốn, được đầu tư vào trong sản xuất. Tích lũy tư bản thực chất là tích
lũy và tập trung vốn vào trong sản xuất. Rõ ràng đất nước ta với những đặc điểm như
trên, cùng với nó là q trình cơng nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước thì vấn đề tích lũy
tư bản vốn là một trong những vấn đề cơ bản để thực hiện thành công chiến lược phát
triển kinh tế.
Trước đây, trong nền kinh tế bao cấp, tiêu dùng còn thiếu thốn thì q trình tích lũy
vốn cịn gặp rất nhiều trở ngại. Nhà nước lại can thiệp quá sâu vào nền kinh tế dẫn đến
việc tổ chức doanh nghiệp không thể phát huy hết khả năng của mình, nhiệm vụ tích tụ
và tập trung vốn khơng đạt được hiệu quả. Từ khi chuyển đổi cải cách nền kinh tế nhìn
chung đời sống nhân dân đã được cải thiện rõ rệt: tổng thu nhập quốc dân tăng nhanh,
thị trường hàng hoá phong phú và sôi động hẳn lên, những thành quả đạt được đó là
khơng thể nghi ngờ.
Tuy nhiên những gì mà chúng ta đạt được vẫn còn quá nhỏ bé. So với thế giới, nền
kinh tế của ta vẫn còn lạc hậu, kém phát triển. Một trong những nguyên nhân chính là
thực trạng tích lũy vốn của ta chưa đáp ứng yêu cầu phát triển, quy mô vốn của các
doanh nghiệp thấp.
Chúng ta thấy rằng, tiềm năng tiềm năng trong dân còn rất lớn nhưng tỷ lệ tiết kiệm và
đầu tư cịn thấp, nhiều hộ gia đình và khơng ít những doanh nghiệp còn đầu tư chưa có
hiệu quả, nguồn vốn vẫn không luân chuyển được từ nơi thừa đến nơi thiếu. Đầu tư của
11


nhà nước tuy đã tăng lên nhưng còn dàn trải, cịn lãng phí, thị trường tiền tệ, thị trường
vốn cịn chậm phát triển, lãi suất tín dụng chưa phù hợp với việc đẩy mạnh q trình tích
lũy vốn, vì thế cịn hạn chế đầu tư phát triển. Các hình thức tích lũy tư bản chưa tạo ra
sức hấp dẫn với người có vốn và hệ số sử dụng vốn trong nền kinh tế cịn thấp. Việc tích
lũy tư bản từ các thành phần kinh tế ngồi ngân sách cịn chậm và chưa đồng bộ. Hệ
thống ngân hàng, tổ chức tín dụng trung gian phục vụ cho việc giao lưu nguồn vốn tích
luỹ giữa những người có tiền nhàn rỗi với các đơn vị sản xuất kinh doanh còn chưa có

tác động tích cực mạnh mẽ. Đặc biệt là các chính sách tài chính tiền tệ chưa giải quyết
đúng các vấn đề bức xúc của nền kinh tế. Do đó, nó chưa thực sự trở thành đòn bẩy có
hiệu quả trong điều khiển kinh tế vĩ mô, nhằm thúc đẩy sản xuất, tạo và nuôi dưỡng
nguồn thu, chống thất thu thuế....ở giai đoạn này đáng ra ngân hàng phải trở thành trung
tâm thanh tốn và tín dụng của xã hội thì nó lại chưa đảm nhận được vai trị quan trọng
đó.
Ngồi ra, ở giai đoạn này còn thiếu vắng nhiều giải pháp tích tụ và tập trung vốn hữu
hiệu, trong đó có cơng cụ thị trường chứng khốn. Việc quản lý và sử dụng vốn đầu tư
cịn phân tán, khơng tập trung tối đa vốn tiền mặt cũng như nhân tài, nguồn lực để giải
quyết với tốc độ nhanh các công trình thiết yếu mang tính chất “xương sống” của nền
kinh tế, vẫn cịn nhiều lãng phí và kém hiệu quả. Điều quan trọng là chúng ta chưa tạo ra
được một phong trào tiết kiệm thực sự ăn sâu vào suy nghĩ và hành động của mỗi người
dân, mỗi công sở và mỗi doanh nghiệp. Hệ thống hành chính nói chung cịn lắm thủ tục
phiền hà, vì thế người dân cịn chưa hăng hái bỏ tiền ra đầu tư sản xuất kinh doanh nói
chung và đặc biệt là trong lĩnh vực cơng nghiệp nói riêng. Thị trường chứng khốn nói
chung cịn đang trong thời kỳ sơ khai nên chưa có hiệu quả tích cực. Quy mơ nguồn vốn
đầu tư ngồi ngân sách hiện nay còn hết sức nhỏ bé do mức thu nhập thực tế của Việt
nam cịn thấp, các chính sách khuyến khích phát triển sản xuất chưa đủ sức hấp dẫn thu
hút dân chúng bỏ vốn vào sản xuất thay cho việc tiêu dùng cá nhân.
Do đó, những nhà quản lý kinh tế cần tiếp tục nghiên cứu để tìm ra các giải pháp tích

12


lũy tư bản đạt hiệu quả cao nhất, đáp ứng được u cầu về vốn cho sự nghiệp cơng
nghiệp hố, hiện đại hoá đất nước ở Việt Nam.
2. Giải pháp cho vấn đề tích lũy tư bản trong xây dựng kinh tế ở Việt Nam
Có thể nói q trình tích lũy tư bản ở Việt Nam hiện nay đang diễn ra hết sức phức tạp,
do nền kinh tế thị trường của Việt Nam là nền kinh tế thị trường theo định hướng XHCN
với công nghiệp và nông nghiệp hiện đại, khoa học và kỹ thuật tiên tiến. Trên cơ sở nền

kinh tế XHCN ngày càng phát triển, cách bóc lột theo chủ nghĩa tư bản được xoá bỏ dần,
cùng lúc trên đất nước đang tồn tại nhiều thành phần kinh tế và các hình thức sở hữu đan
xen nhau. Vì vậy, theo em để giải quyết vấn đề tích lũy ta cần thực hiện đồng bộ những
biện pháp sau:
-

Một là, giải quyết đúng đắn mối quan hệ giữa tích lũy và tiêu dùng: Vì mục tiêu của
xã hội là khơng ngừng tái sản xuất mở rộng, tăng thêm sản phẩm xã hội, nâng cao
mức sống của người dân mà chúng ta phải xác cho được quan hệ giữa tích lũy vào
tiêu dùng. Tương quan giữa tích lũy và tiêu dùng được coi là tối ưu khi sử dụng
được vào tài sản hiện có, thực hiện được mức tích lũy có thể đảm bảo phát triển sản
xuất với tốc độ cao ổn định mà cuối cùng vẫn đảm bảo tăng tiêu dùng. Việc phân
chia này tùy thuộc vào nhu cầu nền kinh tế ở từng thời kỳ nhất định. Đồng thời phải
khuyến khích mọi người khơng ngừng tiết kiệm.

-

Hai là, sử dụng hiệu quả các nguồn vốn: Để sử dụng hiệu quả các nguồn vốn, trước
hết chúng ta phải xác định rõ từng đối tượng được cấp vốn, từ đó phân bố nguồn vốn
một cách hợp lý cho các ngành nhằm tạo ra hiệu quả sử dụng vốn cao hơn. Đối với
các doanh nghiệp nhà nước, chính phủ khơng nên cấp vốn toàn bộ mà nên tiến hành
cổ phần hóa doanh nghiệp phát huy mọi năng lực cũng như mọi khả năng quản lý
của họ từ đó nâng cao hiệu quả sử dụng vốn.

-

Ba là, tăng cường tích lũy vốn trong nước và có biện pháp thu hút vốn đầu tư

nước ngồi: Tích lũy vốn trong nước có nhiều giải pháp nhưng giải pháp hàng đầu là
nguồn vốn từ ngân sách nhà nước, nguồn vốn này sẽ đóng vai trò quan trọng để giải

quyết các nhu cầu chi của nhà nước về chi thường xuyên, chi cho đầu tư phát triển và
13


cho phát triển cơng nghiệp. Vì vậy nâng cao hiệu quả tích lũy, tích tụ và tập trung vốn
qua ngân sách nhà nước là hết sức cấp bách và có ý nghĩa thực tiễn lớn lao. Một biện
pháp để tăng cường lượng vốn là thơng qua các tổ chức tín dụng và ngân hàng. Đây là
hai hình thức tích lũy vốn có hiệu quả tương đối cao do có thể thu hút được vốn còn
nhàn dỗi trong xã hội. Để thực hiện được ngày càng tốt các nhiệm vụ của mình, một
mặt ngân hàng cần phải tự đổi mới phương thức phục vụ khách hàng mở rộng các hình
thức tiết kiệm qua bưu điện cải thiện các thủ tục đảm bảo an ninh, bí mất. Đặc biệt hệ
thống ngân hàng cần phối hợp chặt chẽ với các quỹ tín dụng nhân dân để tích tụ và tập
trung vốn được thuận lợi. Mặt khác, việc tích lũy các nguồn vốn trong nước từ các
nguồn tài nguyên quốc gia và từ các tài sản cơng cịn bỏ phí vừa là mục tiêu vừa là biện
pháp cơ bản trước mắt và lâu dài để chúng ta tăng thêm nguồn vốn trong nước cho đầu
tư phát triển.
Cần nghiên cứu lại các quy định về đất và quyền sử dụng đất kết hợp hài hoà với các
tổ chức thị trường liên quan. Trong thời gian tới phải tìm cách để khai thác hiệu quả
nhất nguồn vốn từ tài sản công. Đó là cơ sở vật chất trực tiếp sẵn có mà chúng ta có
thể huy động bằng cả hiện vật hoặc huy động bằng tiền trở thành nguồn thu trực tiếp
của ngân sách Nhà nước, là cơ sở ban đầu cần thiết để gọi vốn đầu tư nước ngoài.
Và một biện pháp mới được áp dụng ở nước ta hiện nay là thu hút vốn thơng qua thị
trường chứng khốn. Đây là hình thức tích tụ và tập trung vốn rất có hiệu quả đang
được các nước phát triển áp dụng. Tuy nhiên để có thể phát triển thị trường chứng
khoán trước hết chúng ta phải tiến hành cổ phần hoá doanh nghiệp, đặc biệt là các
doanh nghiệp nhà nước và đồng thời phải phát triển hệ thống ngân hàng thương mại.
Chính thị trường chứng khốn là một hình thức của thị trường vốn, và nếu thị trường
chứng khốn hoạt động tốt thì nó sẽ góp phần thúc đẩy sự phát triển mạnh mẽ của nền
kinh tế.
Ngồi nguồn vốn trong nước thì trong hồn cảnh hiện tại, khi nền kinh tế mở của hội

nhập vào nền kinh tế thế giới thì một nguồn vốn có vai trò đặc biệt quan trọng khác là
nguồn vốn đầu tư nước ngoài, bao gồm vốn đầu tư trực tiếp và vốn đầu tư gián tiếp.
14


Trong đó vốn đầu tư trực tiếp có ý nghĩa vô cùng to lớn đối với sự phát triển của nền
kinh tế trong nước. Vì vậy mà chúng ta cần phải có những chính sách thu hút vốn đầu tư
trực tiếp, đặc biệt là vốn đầu tư của các nước đang phát triển.
KẾT LUẬN
Nghiên cứu tích lũy tư bản qua đó loại bỏ những tiêu cực, vận dụng sáng tạo mặt tích
cực vào q trình xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta là vấn đề mà Đảng và Nhà nước
ta đang quan tâm hướng đến. Tích lũy khơng chỉ còn là vấn đề về lý luận nó đã thực sư
trở thành vấn đề thực tiễn mà mọi quốc gia đều phải giải quyết. Tích lũy vốn trong nước,
thu hút vốn đầu tư nước ngoài đã trở thành nhiệm vụ quan trọng với mọi quốc gia trong
đó có cả Việt Nam. Chúng ta có 84 triệu dân với truyền thống tiết kiệm vấn đề là làm
thế nào để huy động được nguồn vốn nhàn rỗi đó; chúng ta lại có vị trí địa lý thuận lợi,
nguồn nhân cơng rẻ dồi dào là cơ sở thu hút vốn đầu tư. Những biện pháp khuyến khích
hợp lý chính là động lực tăng cường nguồn vốn tạo điều kiện tiến hành công nghiệp hóa
-hiện đại hóa, xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội tại Việt Nam. Tập trung khai thác
tận dụng nguồn vốn nhàn rỗi trong nước, kết hợp thu hút và sử dụng có hiệu quả các
nguồn vốn đầu tư nước ngồi (cả trực tiếp và gián tiếp) chính là cơ sở của tích lũy ở nước
ta. Với q trình tích lũy hiệu quả cộng với chính sách chủ trương xây dựng kinh tế đúng
đắn của Nhà nước, chúng ta có cơ sở để tin chắc rằng nước ta sẽ trở thành một nước phát
triển với nền công nghiệp hiện đại.
   



   


Danh mục tài liệu tham khảo
Giáo trình Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác- Lênin- NXB Chính trị quốc
gia- Hà Nội- 2012
Giáo trình Kinh tế chính trị Mác- Lênin – NXB Chính trị quốc gia- Hà Nội- 2008
Giáo trình Trung cấp lý luận chính trị- NXB Lý luận chính trị- Hà Nội- 2007
Giáo trình chủ nghĩa xã hội khoa học- NXB Chính trị quốc gia- Hà Nội- 2005
15



×