Tải bản đầy đủ (.pdf) (138 trang)

Giải pháp huy động nguồn lực tài chính trong xây dựng nông thôn mới tại huyện chợ đồn, tỉnh bắc kạn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.56 MB, 138 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NƠNG LÂM

HỒNG HIỆP
GIẢI PHÁP HUY ĐỘNG NGUỒN LỰC TÀI CHÍNH
TRONG XÂY DỰNG NƠNG THƠNMỚI
TẠI HUYỆN CHỢ ĐỒN, TỈNH BẮC KẠN
Ngành: Kinh tế nông nghiệp
Mã số ngành: 8.62.01.15

ĐỀ CƯƠNG LUẬN VĂN THẠC SĨ
KINH TẾ NÔNG NGHIỆP

Người hướng dẫn khoa học: TS. Dương Hoài An

THÁI NGUYÊN - 2021

i


LỜI CẢMƠN
Để hoàn thành luận văn: “Giải pháp huy động nguồn lực tài chính
trong xây dựng nơng thơn mới tại Huyện Chợ Đồn, Tỉnh Bắc Kạn”,, ngoài
sự phấn đấu nghiên cứu học tập của bản thân ra, tơi cịn nhận được sự quan
tâm hướng dẫn giảng dạy nhiệt tình của quý thầy, cô giáo.
Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến TS. DƯƠNG HỒI
ANngườiđã cho tơi những kĩ năng, kinh nghiệm để hoàn thành đề tài nghiên
cứu này.
Đồng thời tôi cũng xin gửi lời cảm ơn trân trọng tới cán bộ cấp cơ quan
tại UBND huyện Chợ Đồn tỉnh Bắc Kạn và cán bộ, người dân tại các xã,
phường trên địa bàn huyện đã tận tình hướng dẫn và giúp đỡ tơi trong suốt


thời gian nghiên cứu và hồn thành luận văn.
Do thời gian làm luận văn và nghiên cứu thực tiễn còn rất hạn chế nên
bài báo cáo khơng thể tránh khỏi những thiếu sót, tồn tại, rất mong được sự
góp ý, chỉ bảo của q thầy, cơ giáo và các bạn để tơi hồn thiện hơn nữa bản
báo cáo luận văn này.
Xin chân thành cảm ơn !

Thái Nguyên, ngày…tháng… năm 2021
Tác giả

Hoàng Hiệp

i


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan, trên đây là báo cáo luận văn độc lập của riêng cá
nhân tôi. Các số liệu đưa ra được sử dụng phân tích trong bài luận này có
nguồn gốc rõ ràng, đã cơng bố theo đúng quy định, thông tin, số liệu, tài liệu
là hồn tồn chính xác. Nếu sai tơi xin chịu hồn toàn trách nhiệm về các nội
dung trong báo cáo đã nghiên cứu.

Thái Nguyên, ngày…tháng… năm 2021
Tác giả

Hoàng Hiệp

ii



DANH MỤC BẢNG
1.Bảng
Bảng 1.1. Các tiêu chí xây dựng nơng thôn mới đối với Huyện ...............................25
Bảng 2.1. Cơ cấu lao động tại huyện Chợ Đồn.........................................................47
Bảng 2.2. Hệ thống có tuyến đường xây dựng của Huyện 2020 ..............................49
Bảng 3.1:Kết quả thực hiện chương trình NTM huyện Chợ Đồn ( 2016-2020)….56
Bảng 3.2. Tình hình thực hiện tiêu chí giao thơng ....................................................63
Bảng 3.3. Tình hình thực hiện tiêu chí về xây dựng cơ sở vật chất văn hóa ............68
Bảng 3.4. Tình hình thực hiện tiêu chí về giáo dục ..................................................74
Bảng 3.5. Mức độ đóng góp cuả người dân tham gia xây dựng NTM.....................87
Bảng 3.6. Đánh giá của người dân khi được hỏi về nguồn ngân sách Nhà nước cho
chương trình xây dựng NTM ..................................................................................101
Bảng 3.7. Kết quả trong công tác truyên truyền về xây dựng NTM .......................102
2.Biểu đồ
Biểu đồ 2.1: Cơ cấu kinh tế huyện Chợ Đồn năm 2020 ...........................................45
Biều đồ 2.2: Cơ cấu lao động huyện Chợ Đồn năm 2020 ........................................47
Biểu đồ 3.1: Giá trị sản xuất của Huyện Chợ Đồn giai đoạn 2016-2020 .................61
Biểu đồ 3.2: Tình hình thực hiện tiêu chí thủy lợi huyện Chợ Đồn năm 2018.........64
Biểu đồ 3.3: Tình hình đáp ứng nhu cầu của người dân về phòng chống thiên tai tại
chỗ năm 2020 ............................................................................................................65
Biểu đồ 3.4. Tình hình thực hiện các tiêu chí về điện tại nơng thơn ........................66
Biểu đồ 3.5:Tiêu chí lĩnh vực thơng tin và truyền thơng ..........................................69
Biểu đồ 3.6: Tình hình thực hiện tiêu chí nhà ở dân cư ............................................70
Biểu đồ 3.7:Tổng hợp tình hình hiện trạng sản xuất huyện Chợ Đồn giai đoạn 20172020 ...........................................................................................................................73
Biểu đồ 3.8: Tình hình thực hiện tiêu chí Giáo dục của huyện Chợ Đồn năm 2020 74
Biểu đồ 3.9: Tình hình thực hiện tiêu chí mơi trường trên địa bàn Huyện ...............76
Biểu đồ 3.10: Nhu cầu nguồn vốn huy động trong xây dựng NTM huyện Chợ Đồn
giai đoạn 2016 - 2020 ...................................................................................................79
Biểu đồ 3.11. Kết quả huy động vốn trong xây dựng NTM .....................................82


v


Biểu đồ 3.12: Sự vận động tham giao đóng góp của người dân vào xây dựng hệ
thống giao thơng tồn tỉnh Bắc Kạn năm 2019 .........................................................85
Biểu đồ 3.13: Nhu cầu về nguồn vốn xây dựng NTM tại 03 xã nghiên cứu (giai
đoạn 2016 – 6/2020)..................................................................................................87
Biểu đồ 3.14: Kết quả huy động theo nguồn vốn tại 03 xã nghiên cứu (Giai đoạn
2016 -6/2021) ............................................................................................................89
Biểu đồ 15. Đánh giá của người được phỏng vấn về các biện pháp để huy động
nguồn lực vốn từ cộng đồng cho xây dựng NTM ...................................................108

vi


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
NTM

Nông thôn mới

CNH - HĐH

Công nghiệp hóa – hiện đại hóa

CNXH

Chủ nghĩa xã hội

SU


Phong trào làng mới

HTX

Hợp tác xã

GTNT

Giao thông nông thôn

UBND

Ủy ban nhân dân

XDNTM

Xây dựng nơng thơn mới

ĐTN, HPN, HND

Đồn thanh niên, hội phụ nữ, hội nông dân

vii


MỤC LỤC
LỜI CẢMƠN ............................................................................................................. I
LỜI CAM ĐOAN .................................................................................................... II
DANH MỤC BẢNG ................................................................................................. V
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ......................................................................VII

MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1
1.Lý do chọn đề tài ......................................................................................................1
2. Mục tiêu nghiên cứu................................................................................................3
3. Đối tượng nghiên cứu..............................................................................................3
4. Phạm vi nghiên cứu .................................................................................................3
5.1. Phương pháp nghiên cứu trong quá trình thực hiện mục tiêu. .............................4
5.1.1. Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp ...............................................................4
5.1.2. Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp.................................................................4
5.2. Phương pháp xử lý, thu thâp và phân tích thơng tin ............................................6
Tồn bộ sốliệu thu thập sẽ được xử lý bởi chương trình Excel trên máy tính ............6
CHƯƠNG 1. CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA ĐỀ TÀI .................................................9
1.1. Cơ sở lý luận về huy động nguồn lực tài chính trong xây dựng NTM.........................9
1.1.1. Nguồn lực tài chính trong xây dựng NTM........................................................9
1.1.1.1. Tổng quan về nguồn lực trong xây dựng NTM .............................................9
1.1.1.2. Tổng quan về nguồn lực tài chính trong xây dựng NTM ............................15
1.1.2. Huy động nguồn lực tài chính trong xây dựng NTM......................................20
1.2. Một số nghiên cứu về huy động nguồn lực trong xây dựng NTM ..........................28
1.2.1. Nội dụng nghiên cứu huy động nguồn lực xây dựng NTM. ...........................28
1.2.2. Nghiên cứu quá trình xây dựng NTM tại một số vùng trong nước.........................30
CHƯƠNG 2. ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁPNGHIÊN CỨU .....35
2.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu .............................................................................35
2.1.1. Đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội huyện Chợ Đồn ......................................35
2.1.2. Khái quát về đặc điểm kinh tế - xã hội huyện Chợ Đồn .................................45
2.1.2.Những mặt thuận lợi, khó khăn về điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiênnhiên
trong tiến trình xây dựng NTM .................................................................................50
2.2. Chỉ tiêu và phương pháp thu thập sốliệu ...........................................................51

viii



2.2.1. Các chỉ tiêu nghiên cứu sự huy động nguồn vốn ............................................51
2.2.2. Các chỉ tiêu nghiên cứu sự tham gia đóng góp ý kiến của cộng đồng.....................52
CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ..............................54
3.1.Thực trạng xây dựng nông thôn mới ở huyện Chợ Đồn .....................................54
3.1.1. Khái quát chung ..............................................................................................54
3.1.2. Những thuận lợi và khó khăn về mặt kinh tế - xã hội trong tiến trình xây dựng
NTM ..........................................................................................................................78
3.2. Kết quả việc huy động nguồn lực tài chính trong xây dựng NTM huyện Chợ
Đồn ............................................................................................................................79
3.2.1. Nhu cầu nguồn vốn trong xây dựng NTM huyện Chợ Đồn ...........................79
Biểu đồ 3.10: Nhu cầu nguồn vốn huy động trong xây dựng NTM huyện Chợ Đồn
giai đoạn 2016 - 2020 ...................................................................................................79
3.2.2.Kết quả huy động nguồn vốn trong xây dựng NTM huyện Chợ Đồn ...................82
3.2.3. Kết quả huy động nguồn lực tài chính trong xây dựng NTM tại 03 xã Nghiên
cứu .............................................................................................................................86
3.3. Thuận lợi, khó khăn và bài học kinh nghiệm rút ra trong huy động nguồn lực
cho xây dựng NTM ...................................................................................................93
3.3.1. Thuận lợi .........................................................................................................93
3.3.2. Khó khăn .........................................................................................................97
3.4.1. Khả năng ngân sách nhà nước.......................................................................100
3.4.6. Các biện pháp huy động nguồn lực tài chính thực hiện xây dựng nông thôn
mới ở các địa phương ..............................................................................................106
3.5. Một số giải pháp nhằm đẩy mạnh hơn nữa công tác huy động nguồn lực phục vụ xây
dựng NTM trên địa bàn huyện Chợ Đồn tỉnh Bắc Kạn ................................................108
3.5.1. Mục tiêu phát triển kinh tế xã hội của huyện Chợ Đồngiai đoạn 2016-6/2020
.................................................................................................................................109
3.5.2. Tăng nguồn thu cho ngân sách địa phương từ sửdụng quỹ đất.....................109
3.5.3. Xây dựng cơ chế linh hoạt để huy động nguồn lực với từng đối tượng cụ thể.
.................................................................................................................................110
3.5.4. Nâng cao năng lực công tác của đội ngũ cán bộ cơ sở .................................111


ix


3.5.5. Tăng cường sự tham gia của người dân trongviệc huy động các nguồn lực
kinhtếđể xây dựng lại nông thôn .............................................................................112
3.5.6. Thực hiện các chính sách huy động nguồn vốn tổng hợp cho nhiều xã. ......114
3.5.7. Công khai, minh bạch trong quá trình sử dụng các nguồn lực .....................115
3.6. Các giải pháp sử dụng nguồn lực vốn thực hiện Chương trình xây dựng nơng
thơn mới ..................................................................................................................117
3.6.1. Hồn thiện cơ chế quản lý sử dụng các nguồn tài chính. ..............................117
3.6.2. Giảm triệt để tình trạng đọng nợ trong quá trình xây dựng cơ bản .....................118
3.6.4. Nâng cao năng lực, trình độ chuyên môn của đội ngũ cán bộ làm công tác
quản lý đầu tư xây dựng cơ bản. .............................................................................120
3.6.5. Tăng cường giám sát chất lượng, thanh toán trước vốn đầu tư ....................120
KẾT LUẬN ............................................................................................................121
KIẾN NGHỊ ...........................................................................................................123
TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................................125

x


TRÍCH YẾU LUẬN VĂN THẠC SĨ
1. Những thơng tin chung
1.1. Họ và tên tác giả: Hoàng Hiệp
1.2. Tên đề tài: Giải pháp huy động nguồn lực tài chính trong xây dựng
nông thôn mới tại huyện Chợ Đồn, tỉnh Bắc Kạn
1.2.Chuyên ngành: Kinh tế nông nghiệp Mã số:8.62.01.15
1.4. Người hướng dẫn khoa học: TS. Dương Hoài An
1.5. Cơ sở đào tạo : Trường đại học Nông Lâm Thái Nguyên

2. Nội dung bản trích yếu
2.1. Lý do chọn đề tài
Xây dựng nơng thôn mới là cuộc cách mạng và cuộc vận động lớn để
cộng đồng dân cư nơng thơn đồng lịng xây dựng thôn, xã khang trang, sạch
đẹp; phát triển sản xuất nơng nghiệp, cơng nghiệp, dịch vụ một cách tồn
diện; có nếp sống văn hố, mơi trường và an ninh nơng thôn được đảm bảo;
thu nhập, đời sống vật chất, tinh thần của người dân được nâng cao.
Vì vậy, xây dựng nông thôn mới tại huyện Chợ Đồn là một trong
những nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của sự nghiệp công nghiệp hóa – hiện
đại hóa quê hương, đất nước, góp phần cải thiện và nâng cao đời sống vật
chất, tinh thần cho người dân sinh sống ở địa bàn nông thơn.
2.2. Mục tiêu nghiên cứu
Tìm hiểu về nguồn lực tài chính cho xây dựng nơng thơn mới tại Huyện
Chợ Đồn – tỉnh Bắc Kạn. Đánh giá thực trạng huy động nguồn lực tài chính
cho xây dựng nơng thơn mới tại huyện Chợ Đồn, tỉnh Bắc Kạn thời gian qua.
Phân tích các yếu tố ảnh hưởng tới việc huy động nguồn lực tài chính trong
xây dựng nơng thơn mới tại huyện. Đưa ra những đề xuất, kiến nghị đổi mới
và phát triển xây dựng NTM. Giải quyết các vấn đề còn tồn đọng về nguồn
vật lực, tài chính…
2.3. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp thống kê: thống kê những dữ liệu có liên quan; Phương
pháp so sánh: phân tích đúng thực trạng việc huy động các nguồn lực; Phương
pháp thống kê mô tả: hệ thống hố và phân tích được các số liệu thu thập;…
2.4. Tóm lược các kết quả nghiên cứu đã đạt được
Tìm hiểu cơ sở lý luận về huy động nguồn lực tài chính trong xây dựng nơng
thơn mới. Nghiên cứu những vấn đề liên quan về huy động nguồn lực trong xây
dựng nông thôn mới và áp dụng các phương pháp phù hợp để nghiên cứu có hiệu
xi



quả. Trên cơ sở đó nêu ra đặc điểm huyện Chợ Đồn, chỉ tiêu, phương pháp nghiên
cứu để nhìn nhận thấy thực trạng tình hình xây dựng nơng thơn mới của huyện
trong giai đoạn 2016 – 2020. Dưới góc độ nghiên cứu thực trạng xây dựng nông
thôn mới và triển khai thực hiện rút ra kết quả đạt được, hạn chế, bài học kinh
nghiệm và từ đó thảo luận đề ra một số giải pháp nhằm đẩy mạnh hơn nữa công tác
huy động nguồn lực cho xây dựng nông thôn mới trên địa bàn Huyện.
2.5. Kết luận
Chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng nông thôn mới là một trong
những nhiệm vụ trọng tâm và được chú trọng đặt lên hàng đầu trong q trình
cơng nghiệp hóa – hiện đại hóa hiện nay ở Việt Nam nói chung và tại Huyện
Chợ Đồn nói riêng. Đối với huyện Chợ Đồn xây dựng nông thôn mới cũng là cơ
sở quan trọng để phát triển kinh tế - xã hội bền vững, giữ ổn định chính trị, đảm
bảo an ninh quốc phịng, an toàn xã hội và nâng cao đời sống cho cộng đồng
người dân. Xây dựng nông thôn mới tại địa bàn huyện khơng chỉ là cơng việc
của cơ quan có thẩm quyền mà cịn nhiệm vụ của tồn dân, cần huy động nguồn
nhân lực, vật lực của toàn xã hội vào nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới. Việc
thực hiện xây dựng nông thôn mới thành công là thắng lợi to lớn đối với cộng
đồng dân cư huyện Chợ Đồn trong công cuộc cải thiện đời sống ấm no, nâng cao
chất lượng cuộc sống.
2.6. Khuyến nghị chính sách
Việc huy động tăng cường vốn đầu tư cho nông thôn huyện Chợ Đồn
đã góp phần đẩy mạnh phát triển kinh tế của huyện, kết quả cho thấy,bình
qn số tiêu chí nơng thơn mới đạt chuẩn của huyện là 10,4 tiêu chí /đơ thị
(tăng 4,95 lần so với năm 2010 và tăng 1,28 lần so với cuối năm 2015);
9,52%đô thị nông thôn mới, 09 đơ thị đạt từ 10đến 14 tiêu chí,tương ứng với
42,86%; 10 đơ thị đạt từ 5đến 9 tiêu chí,tươngứng 47,6% ; Khơng có đơ thị
nào đạt dưới 5 tiêu chí ( Theo Cổng thơng tin điện tử UBND huyện Chợ Đồn)
Trên cơ sở kết quả đạt được huyện Chợ Đồn cũng cần có những khuyến
nghị phù hợp hơn nữa để thực hiện xây dựng NTM phù hợp, có tầm nhìn,
phát triển và đúng hướng đi đã định ra như: Tăng nguồn thu cho ngân sách địa

phương từ việc sửdụng quỹ đất; Xây dựng cơ chế linh hoạt để huy động nguồn
lực với từng đối tượng cụ thể; Nâng cao năng lực công tác của đội ngũ cán bộ
cơ sở; Tăng cường sự tham gia của người dân trongviệc huy động các
nguồnlực kinhtếđể xây dựng lại nông thôn; Thực hiện các chính sách huy

xii


động nguồn vốn tổng hợp cho nhiều xã; Công khai, minh bạch trong quá trình
sử dụng các nguồn lực.
Người hướng dẫn khoa học
Học viên
(Họ, tên và chữ ký)
(Họ, tên và chữ ký)

xiii


MỞ ĐẦU
1.Lý do chọn đề tài
Xây dựng nông thôn mới để đời sống vật chất và tinh thần của người
dân nơng thơn giàu có và thịnh vượng, tiệm cận với khu vực đô thị; kết cấu hạ
tầng kinh tế - xã hội nông thôn đồng bộ, hiện đại và kết nối chặt chẽ với q
trình đơ thị hóa; kinh tế nơng thơn phát triển mạnh mẽ, trình độ sản xuất tiên
tiến, nơng dân chun nghiệp, sản phẩm có sức cạnh tranh cao, sản xuất nông
nghiệp gắn với phát triển thương mại, dịch vụ, du lịch và chủ động ứng phó
với biến đổi khí hậu; xã hội nơng thơn dân chủ, bình đẳng, ổn định, giàu bản
sắc văn hóa dân tộc; môi trường, cảnh quan, không gian nông thôn sáng,
xanh, sạch, đẹp; hệ thống chính trị ở nơng thơn được tăng cường; quốc phòng
và an ninh trật tự được giữ vững.

Trong những năm vừa qua, cùng với sự thay đổi mới của đất nước, nền
nông nghiệp, nông thôn của nước ta đã đạt được những giá trị thành tựu quan
trọng, đời sống của nông dân được cải thiện, bộ mặt ở nơng thơn có những
biến đổi sâu sắc. Nghị quyết Đại hội lần thứ X của Đảng ta đã đề ra nhiệm vụ:
"Thực hiện chương trình xây dựng nơng thơn mới. Xây dựng làng, xã, ấp, bản
có cuộc sống đầy đủ, văn minh, môi trường sống lành mạnh". Triển khai thực
hiện Nghị quyết Đại hội X, tại Hội nghị lần thứ bảy, Ban chấp hành Trung
ương (khóa X) đã ban hành Nghị quyết số 26-NQ/TW “về nông nghiệp, nông
dân, nông thôn”, trong đó đề ra mục tiêu: "Xây dựng nơng thơn mới có kết
cấu hạ tầng kinh tế - xã hội hiện đại; cơ cấu kinh tế và tổ chức sản xuất hợp
pháp cấu hình, gắn kết nơng nghiệp với cơng ty phát triển nhanh, dịch vụ, đô
thị theo quy hoạch; xã hội nơng thơn ổn định, giàu văn bản hóa dân tộc; dân
trí được nâng cao, mơi trường sinh thái được bảo vệ; hệ thống chính trị ở
nơng thơn dưới sự tăng cường của lãnh đạo. Qua chương trình mới xây dựng
nông thôn, đối tượng được hưởng lợi trực tiếp là người nông dân. Những định
dạng mới về NTM không chỉ dừng lại ở mức tăng trưởng mức thu nhập và cải
thiện đời sống ấm lo cho nông dân mà đó là một sự thay đổi vơ cùng to lớn,
1


tồn diện đối với nền nơng nghiệp, người nơng dân và tồn nơng thơn. Những
khó khăn mà người nơng dân hiện nay phải đối mặt được cấp chính quyền
giải quyết một cách căn bản như đưa ra những chính sách cho cán bộ các cấp
thực hiện nhằm đổi mới hệ thống nơng thơn.
Q trình triển khai thực hiện chương trình tiêu chuẩn xây dựng nông
thôn mới, rất nhiều điểm trên địa bàn huyện đã đạt được những kết quả đáng
ghi nhận.Đầu năm 2021, xã Quang Thuận là một trong những xã đầu tiên đạt
chuẩn NTM, nhân dân các dân tộc trên tồn địa bàn xã đã hân hoan, phấn
khởi đón niềm vui mới khi xã chính thức được cơng nhận đạt chuẩn NTM
nâng cao, tiếp tục là một trong những xã đi đầu cả tỉnh. Cụ thể, Chương trình

xây dựng NTM đạt 4.001,224 tỷ đồng (tương ứng5,63%, gồm: ngân sách
trung ương 827,5 tỷ đồng, ngân sách tỉnh 105,3 tỷ đồng, ngân sách huyện
697,87 tỷ đồng, ngân sách thành phố 1415,6 tỷ đồng); vốn lồng ghép các
chương trình, dự án 5252,531 tỷ đồng (7,39%); Vốnkinh doanh 1.664 tỷ đồng
(tươngđương 2,34%);Vốnvay 55.733,7 tỷ đồng (tươngđương 78,4%);Nhân
dân đóng góp 3,734 tỷ đồng (bằng 5,25%); Vốn huy động từ các nguồn khác
là 654 tỷ đồng (0,92%). Trong giai đoạn 2016-2020, tổng nguồn lực tài chính
cho xây dựng nơng thơn mới liên tục tăng và ngày càng chiếm tỷ trọng
trongtổng nguồn lực tài chính để đầu tư phát triển tồn xã hội.
Điểm tích cực của chủ trương huy động và sử dụng nguồn lực tài chính
cho xây dựng nơng thơn mớiở Chợ Đồn. Tuy nhiên, bên cạnh có nhiều vấn đề
phát sinh trong q trình sử dụng các nguồn lực để xây dựng mới thôn bản.
Các địa phương mới bắt đầu quan tâm về đầu tư cơ sở hạ tầng mà vẫn chưa
chú trọng bố trí nguồn lực tương xứng cho các lĩnh vực trọng yếu khác. Năng
lực của nội bộ phận cán bộ cơ sở, nhất là ở các xã miền núi, đồng bào dân tộc
thiểu số, còn hạn chế. Đồng thời, tác động của thiên tai có diễn biến ngày
càng phức tạp đã gây ra hậu quả về tài sản, con người và gây tổn thất nặng nề
đến đời sống sinh hoạt, sản xuất của cộng đồng người dân, từ đó, đã ảnh
hưởng trực tiếp đếnxây dựng các tiêu chí về hạ tầng, kinh tế ,kỹ thuật, xã
2


hội,hộ nghèo, môi trường và các vấn đề khác...
Tuy nhiên, cũng như nhiều địa phương khác trong tỉnh, việc thực hiện
chương trình Nơng thơn mới đang gặp nhiều khó khăn như: Xuất phát điểm
cịn nhiều tiêu chí chưa đạt được, nguồn lực hạn chế, tổ chức thực hiện còn
gặp nhiều lúng túng, sự tham gia của người dân còn hạn chế,…mà đặc biệt là
vấn đề về tài chính. Do đó, chương trình Nơng thơn mới ở địa phương diễn ra
chậm, để thực hiện được các tiêu chí của chương trình Nơng thơn mới từ
những hạn chế đó thì vấn đề đặt ra với mỗi xã là việc huy động các nguồn lực

tài chính và kết hợp các nguồn lực đó cho việc thực hiện chương trình. Xuất
phát từ thực tế đó tơi lựa chọn đề tài:“Giải pháp huy động nguồn lực tài
chính cho xây dựng nơng thơn mới tại huyện Chợ Đồn - tỉnh Bắc Kạn” làm
đề tài luận văn thạc sĩ.
2. Mục tiêu nghiên cứu
+ Hệ thống hoá những vấn đề lý luận và cơ sở thực tiễn về nguồn lực
tài chính.
+ Đánh giá thực trạng tình hình huy động nguồn lực tài chính cho xây
dựng nơng thơn mới tại huyện Chợ Đồn - tỉnh Bắc Kạn.
+ Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến tình hình huy động nguồn lực
tài chính cho xây dựng nơng thơn mới tại huyện Chợ Đồn - tỉnh Bắc Kạn.
+ Đề xuất được các giải pháp nhằm huy động có hiệu quả huy động
nguồn lực tài chính cho xây dựng nơng thơn mới tại huyện Chợ Đồn - tỉnh
Bắc Kạn.
3. Đối tượng nghiên cứu
- Phát triển sản xuất chè theo hướng bền vững”; Viết lại đóng góp mới
của đề tài luận văn.
4. Phạm vi nghiên cứu
4.1. Phạm vi không gian:Tại huyện Chợ Đồn, tỉnh Bắc Kạn. Trong đó
chọn 03 xã đại diện cho q trình xây dựng nơng thơn mới huyện Chợ Đồn là

3


xã Yên Nhuận, Bản Thi và Bằng Phúc.
4.2. Phạm vi thời gian:Từ năm 2016 tháng 06 năm 2020.
4.3. Phạm vi nội dung: Tập trung đánh giá thực trạng huy động nguồn
lực tài chính cho xây dựng nơng thơn mới tại huyện Chợ Đồn - tỉnh Bắc Kạn
5.Phương pháp nghiên cứu
5.1. Phương pháp nghiên cứu trong quá trình thực hiện mục tiêu.

- Phương pháp đánh giá “trước” các chính sách chính là tổ chức đánh
giá các tác động của chính sách trước khi được đưa vào thực hiện.
- Phương pháp đánh giá “sau” chính sách là tổ chức đánh giá những
tác động của chính sách.
Việt Nam đã đưa việc đánh giá “Trước” là bắt buộc đối với chính sách
pháp luật theo luật ban hành văn bản Quy phạm pháp luật năm 2008, các tiêu
chí đánh giá chính sách xây dựng NTM, nội dung của việc đánh giá chính
sách và phương pháp đánh giá chính sách.
5.1.1. Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp
Đề tài tiến hành thu thập tài liệu thứ cấp tại các cơ quan có liên
quanđến chương trình xây dựng nơng thơn mới như Văn phịng điều phối
chương trình XD NTM, Phịng Nơng nghiệp và phát triển nơng thơn, Phòng
kinh tế và hạ tầng, Chi cục Thống kê…Tài liệu thu thập được gồm:
- Các tài liệu thống kê có liên quan đến q trình XD NTM nói chung
và việc huy động nguồn lực cho xây dựng nông thôn mới nói riêng.
- Các bài báo, báo cáo.
- Các cơng trình nghiên cứu và dự án thực hiện trên địa bàn.
- Các tài liệu liên quan khác.
Nên nói rõ, thơng tin từ những nguồn thứ cấp trên phục vụ cho mục
tiêu và nội dung nghiên cứu nào, trả lời các câu hỏi nghiên cứu nào.
5.1.2. Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp
Nhằm tìm hiểu chi tiết các vấn đề liên quan đến nguồn lực cộng đồng
cho xây dựng NTM theo quan điểm, ý kiến của những đối tượng trả lời khác
4


nhau: Sử dụng phương pháp PRA thông qua phiếu điều tra, phỏng vấn...
phương pháp này giúp cung cấp thông tin tổng quát về địa điểm khảo sát
chính là NTM tại Huyện Chợ Đồn, sử dụng như một cuộc sơ khảo ý kiến của
mọi người để xác định các điều kiện, khó khăn, cơ hội, thách thức

một cách tổng quát nhất.
* Đối tượng điều tra:
- Chọn 03 xã/22 xã xây dựng nông thôn mới gồm:
+ Xã Yên Nhuận đại diện cho các xã đạt 19/19 tiêu chí và đại diện cho
nhóm xã có mức thu nhập cao của huyện.Sau gần hai năm triển khai, xã Yên
Nhuận đã hoànthành nhiệm vụ quy hoạch và cơ bản hoàn thiện việc lập đề án
tại các thơn để trình Ban chỉ đạo huyện xem xét, phê duyệt và triển khai các
bước tiếp theo. Hiện nay, áp dụngbộ tiêu chí quốc gia về xây dựngNTM, xã
Yên Nhuận đã đạt được những thành tựu như: lắp mạng lưới điện, nước sinh
hoạt, an ninh trật tự,an toàn xã hội cho tồn bộ các hộ dân. Số cịn lại chỉ đạt
một số chi tiết nhỏ và cịnnhiều khó khăn: đầu tư cho các cơng trình thủy lợi
trên tồnđịabàn mới đạt khoảng 30% diện tích tưới; Cơng tác chống đói
nghèo mặc dù xã này đãcố gắng giảm tỷ lệ này xuống13,6%, nhưng nó thực
sự chưa thành cơng để tạo được sự bền vững.
+ Xã Bản Thi đại diện cho nhóm xã đạt được mức tiêu chí 10 đến15
tiêu chí (13/19 tiêu chí) và đại diện cho nhóm xã có mức thu nhập trung bình
của huyện.Theo thu thập tài liệu năm 2020, xã đạt 11/19 hộ nông thôn mới.
Trong năm 04 xã đã thực hiện cácdự án về nông thôn mới, trong đó quan tâm
đến việc xây dựng đường giao thơng giữa hai thôn Keo Nang - Khuổi Kén,
xây dựng công trình cấp nước sinh hoạt tại thơn Hợp Tiến để củng cố kênh
Lũng Lim và kênh thônThamTấu.Con đườngnốicác giữa thôn Bản Nhượng và
Hợp Tiến cũng được sửa chữa; Dự án bảo trì kênh Bản Nhượng và đường
Keo Nàng - Khuổi Kén,…Kế hoạch triển khai thực hiện thôn đạt chuẩn nông
thôn mới thôn Tham Tấu và triển khai hỗ trợ vốn từ 200 triệu đồngtừ nguồn
kinh phí sự nghiệp Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới
5


tại thôn Thâm Tàu với 02nội dung là mua sắm trang thiết bị nhà văn hóa thơn
và dự án phát triển sản xuất theo chuỗi giá trị gắn với tiêu thụ sản phẩm gà

lơng màu. Quỹ xã hội hóa Duy trì 01 hợp tác xã sản xuất giống su su với tổng
diện tích lên tới 4,18 havà 07 hộ gia đình đảm nhiệm thực hiện.
+ Xã Bằng Phúc đại diện cho nhóm xã đạt mức tiêu chí dưới 10 tiêuchí
(4/19 tiêu chí) và đại diện cho nhóm xã có mức thu nhập thấp.Mặc dù có
nhiều thuận lợi để phát triển kinh tế tuy nhiên để thực hiện Chương trình mục
tiêu Quốc gia xây dựng NTM thì xã Bằng Phúc mới chỉ có 4/19 đạt tiêu chíđó
là: quy hoạch, mạng lưới điện, tỷ lệ người lao động có việc làm, an ninh trật
tự, an toàn xã hội cơ bản ổn định. Đây là những mặt cịnnhiều khó khăn đối
với chương trình xxaay dựng nông thôn mới tại xã,vậy làm thế nào để giảm tỷ
lệ hộ nghèo và đảm bảo công tác vệ sinh môi trường cũng như cơ sở hạ tầng
được đầu tư một cách tồn diện,… Đó là những tiêu chí đưua ra mà xã Bằng
Phúc phải phấn đẫu nỗ lực tìm ra các giải pháp, huy động nguồn lực từ địa
phương để thực hiện.Hiện tại, chương trình xây dựng nơng thơn mới đã và
đang được xã tích cực triển khai thực hiện.
+Trong mỗi xã nghiên cứu phỏng vấn đại diện 5 đồn thể chính trị - xã
hội ở từng xã (Mặt trận Tổ quốc, Hội Cựu chiến binh, Hội Phụ nữ, Hội Nơng
dân, Đồn thanh niên), trưởng ban quản lý xây dựng NTM, trưởng ban chỉ
đạo xây dựng NTM. Tổng là 7 người/xã.
+Tại mỗi xã phỏng vấn 03 thôn. Tại mỗi thôn chọn mẫu 20 hộ để điều
tra phỏng vấn. Tổng số hộ điều tra phỏng vấn ở mỗi xã là 60 hộ. Tổng số hộ
dân điều tra phỏng vấn ở 03 xã nghiên cứu là 180 hộ.
+Số phiếu khảo sát cán bộ quản lý bao gồm 65 cán bộ, trong đó bao
gồm: 15 cán bộ huyện và 50 cán bộ địa phương của các xã, thôn.
5.2. Phương pháp xử lý, thu thâp và phân tích thơng tin
Tồn bộ sốliệu thu thập sẽ được xử lý bởi chương trình Excel trên máy
tính

6



* Phương pháp thống kê: Thống kê là căn cứ vào một (hay một số)
tiêu thức nào đó để ta đưa ra phân chia các đơn vị của hiện tượng cần nghiên
cứu đó thành các tổ có tính chất khác nhau.
* Phương pháp so sánh: Luận văn sử dụng phương pháp thống kê so
sánh để tiến hành phân tích đúng thực trạng việc huy động các nguồn lực vào
xây dựng NTM của các xã nghiên cứu, sự đóng góp của người dân và của cả
các doanh nghiệp, HTX... vào chương trình xây dựng NTM. Từ đó xác định
hiệu quả của việc huy động nguồn lực vào chương trình xây dựng NTM.
* Phương pháp thống kê mô tả: Sử dụng phương pháp này để hệ
thống hố và phân tích được các số liệu thu thập từ việc điều tra qua đó đánh
giá được sự huy động nguồn lực vào xây dựng NTM. Mơ tả cả q trình thực
hiện cơng tác phát triển hạ tầng kinh tế - xã hội huyện Chợ Đồn.
* Phương pháp chuyên gia: Phương pháp chuyên gia thông qua sự
trao đổi với các bộ phận cán bộ có kinh nghiệm về lĩnh vực trong phát triển nông
thôn của phịng Nơng nghiệp và PTNT, cán bộ huyện, xã trên địa bàn sẽ nghiên
cứu; trao đổi, thảo luận với các cán bộ ban quản lý xây dựng NTM của xã, các
chủ hộ khi tham gia chương trình mà từ đó góp phần hồn thiện nội dung của
việc nghiên cứu cũng như kiểm chứng kết quả đạt được khi nghiên cứu.
6. Những đóng góp mới của luận văn

Luận văn này sẽ chỉ ra những yếu tố ảnh hưởng tới việc huy động
nguồn lực tài chính trong xây dựng nơng thơn mới tại huyện Chợ Đồn, tỉnh
Bắc Kạn; đưa ra được những hệ thống các giải pháp nhằm tăng cường hiệu
quả huy động nguồn lực trong xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện.
Ý nghĩa khoa học: Kết quả nghiên cứu của luận văn sẽ đóng góp phần
nào củng cố cơ sở lý luận khoa học trong việc huy động các nguồn lực cho
q trình xây dựng nơng thơn mới ở các vùng quê nghèo và của huyện. Kết
quả của quá trình nghiên cứu có thể là những cơ sở khoa học cho các nghiên
cứu tiếp theo về xây dựng nông thôn mới đối với Việt Nam.


7


Ý nghĩa thực tiễn: Kết quả nghiên cứu của luận văn đã giúp cho các
địa phương xác định được thực trạng, thuận lợi, khó khăn cũng như các yếu tố
có ảnh hưởng đến việc huy động nguồn lực cho quá trình xây dựng nơng thơn
mới.
Các giải pháp và đề xuất trong bài luận này có thể giúp địa phương huy
động tốt hơn nữa các nguồn lực cho xây dựng nông thôn mới trong địa bàn
nghiên cứu.

8


Chương 1
CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA ĐỀ TÀI
1.1. Cơ sở lý luận về huy động nguồn lực tài chính trong xây dựng NTM
1.1.1. Nguồn lực tài chính trong xây dựng NTM
1.1.1.1. Tổng quan về nguồn lực trong xây dựng NTM
* Khái niệm nông thôn và nông thôn mới
Hiện nay khái niệm chính thức về nơng thơn mới (NTM) Nơng thơn
phát triển như thế nào ở mức độ nào thì được gọi là nơng thơn mới thì vấn đề
này có thể thay đổi tùy theo từng quốc gia và tùy theo từng thời điểm phát
triển lịch sử khác nhau mà người ta có thể nhìn nhận về NTM khác nhau.
“Nơng thơn chính là khái niệm dùng để chỉ một địa bàn mà ở đó người dân
sản xuất nơng nghiệp họ chiếm tỷ trọng lớn, nơng thơn có thể được xét trên
nhiều góc độ về mặt kinh tế, chính trị, văn hóa... nông thôn không chỉ đơn
thuần là khu vực xã hội mà cũng đại diện cho khu vực kinh tế, kinh tế nơng
nghiệp trong địa bàn nơng thơn ngồi nơng nghiệp ra cũng có các lĩnh vực
cơng nghiệp dịch vụ khác thường gọi là các hoạt động phi nông nghiệp” [2]

Nông thôn là phần lãnh thổ mà không nằm trong nội thành, nội thị của
các thị xã, thị trấn,... và nó được quản lý bởi cấp hành chính đó là Ủy ban
nhân dân cấp xã. Phần lớn người dân tập chung vào sản xuất nơng nghiệp,
ngồi ra cịn có các hoạt động khác như là sản xuất và phi sản xuất chủ yếu
phục vụ nông nghiệp”. Việc phát triển kinh tế nông thôn hiện nay ngày càng
vững mạnh và phát triển đó chính là nhiệm vụ trọng tâm của Đảng và Nhà
nước ta hiện nay.
Trong bất kỳ công cụ thiết lập tiêu chuẩn nào ta cũng có thể đánh giá
trạng thái phát triển để đảm bảo rằng các tiêu chuẩn mới của NTM. Có thể
khái qt nơng thơn mới dựa trên cơ sở 5 nội dung cơ bản như sau: Nông thôn
lànơi văn minh, sạch đẹp cùng với cơ sở hạ tầng tốt hiện đại; Sản xuất cũng
phát triển theo hướng kinh tế thương mại hóa, đời sống vật chất và tinh
thầncủa dân cư nông thôn được nâng cao hơn nữa; bản sắc văn hóa dân tộc
9


được bảo tồn và phát triển; Xã hội nông thôn được đảm bảo an ninh tốt và
được quản lý trên tinh thần dân chủ. Nông thôn được coi là địa bàngắnbó sinh
kế của cộng đồng Dân cư và liên quan trực tiếp đến việc khai thác, sử dụng
môi trường và tài nguyên thiên nhiên. Bản chất đốivới sản xuất nông nghiệp
thì người dân nơng thơn là một hiện tượng xảyracùng thời với sự ra đời của
nhà nước Việt Nam. [1]
Ở Việt Nam, phong cảnh dường như có những nét rất riêng so với các
nước trên thế giới, được thể hiện qua văn hóa của con người và nhữngnét
phong tục đặcsắc. Các điểmtiềm năng xã hội đã cất giữ ởtừng giai đoạn. Nếu
như khái niệm đô thị được nhắc đến khá thường xuyên trong các văn bản
pháp luật của các nước trên thế giới, thì cũng như ở Việt Nam, một khái niệm
nông thôn dường như được quan tâm theo một cách nào đó, nó gần gũi
hơn,thân thương hơn và khiêm tốn hơn. Các nghiên cứu trước đây cũng đã chỉ
ra rằng các quan điểm về lĩnh vực này luôn theo đi theo hướng xác định nội

dung của lĩnh vực đó, nhưnghiếm khi làm cho nó đượcbiết đến. Định nghĩa
chung đầy đủ về nơng thơn hay một cái nhìn chung tổng quát sẽ thấy được,
nông thôn là khái niệm dùng để chỉ hệ thống lãnh thổ của cộng đồng xã hội
được hình thành trong q trình phân cơng lao động xã hội, phân cấp xã hội
màtrong đó mật độ dân số tương đối thấp; Công việc chủ yếu là nông nghiệp
chiếm một phần lớntrong mối quan hệ gắn bó với cộng đồng. Dođó, chính lối
sốngvàcách sống đó của cộng đồng nơng thôn đã cho thấy sự khác biệt so với
cộng đồng thành thị.
Nông thôn Việt Nam là danh từ chỉ một vùng đất trên lãnh thổ Việt
Nam, nơicư dân tập chung chủ yếu để làm nơng nghiệp. Ở Việt Nam “cótới
70,4%” dân số sống ở nông thôn cho đến năm2009,sovới 76,5%năm 1999.
Con số này tăng cao hơn nhiều trong những năm trở về trước. Đời sống và
cách thức tổ chức nông thơn có ảnh hưởng mạnh mẽ đến tồn bộ xã hội.
“Người Việt kiều xa quê hương nhiều năm họ vẫn giữ được nhiều nét văn hóa
đặc trưng của nơng thơn Việt Nam, về mặt tổ chức xã hội, thành phố,
10


thịxã,dântộc Việt Nam là những đối tượng quan trọng nhất đối với người Việt
Nam” . Và đó là lý do tại sao người Việt Nam vẫn thường nói làng và nước là
hai phạm trù luôn đi đôi với nhau. Các hệ thống trung gian như huyện và tỉnh
khơng đóng vai trị quan trọng như vậy. Việt Nam ta có câu: “Lệnh vua thua
chính quyền làng xã” vì ngày nay có rất nhiều quan điểm khác nhau để phân
biệt nông thôn so với thành thị. Cóý kiếncho rằng chỉ cần là phụthuộc vàomức
độ phát triển của cơ sở hạ tầng làng nghề thì có thể phân biệt giữa nơng thơn
và thành thị. Một quan điểm khác cho rằng, khu vực nông thơn cần được xác
định trênCơ sởcác tiêu chívề tiếp cận thị trường và phát triển hàng hóa. [4]
Với mỗi quan điểm khác nhau ta lại có những quan niệm về lĩnh vực
khác nhau.Có tính chất tương đối và ln biến động theo thời gian để phản
ánh nhữngthay đổicủa kinh tế - xã hội từbất kỳ quốc gianào trên thế giới.

Đặc điểm nơng thơn chính là sự đặc điểm cơ bản của cộng đồng nông
thôn khác biệt so với thành thị ở những điểm sau:
+ Thứ nhất, dân cư ở nông thôn, hầu hết diễnracác hoạt động sản xuất
nông nghiệp (trồng trọt, chăn nuôi). Mật độ dân cư thấp, sống gắn bó chủ yếu
với mơi trường tự nhiên.
+ Thứ hai, có sự gắn kết trong cộng đồng mạnh mẽ. Ngoàiviệc gắn bó
với nhau thơng qua các mối quan hệ làng xã, các cư dân nơng thơn cịn được
gắnkếtvới nhau thơng qua các mối quan hệ giađình, tập tục.
+ Thứ ba: So với cộng đồng thành thị, cộng đồng nông thôn được tiếp
cận với ít thơng tin hơn, chậm hơn; ít được tiếp cận với các dịch vụ y tế, văn
hóa, giáo dục, phong tục tập quán đồng bộ hơn sovới quy định củaphápluật.
So với thành thị, cộng đồng nơng thơncó xu hướng đồng nhất hơn; chiều
hướng di chuyển xã hội cũng khác nhau. Những người có trình độ học vấn và
kinh nghiệm caohơn thường thì họ sẽ di chuyểnkhắp các thành phố khác tới
những vùng đất mới xa hơn so với làng xã.Phần còn lại di chuyểntheo chiều
ngang giữa các vùng và giữa các ngành, nghề.

11


+ Thứ tư, văn hóa cộng đồng mang tínhchất dân gian nhiều trong các
mối quan hệ với văn hóa nơng thôn. Đây là cái nôi pháthuy và lưu truyền
những phong tục tậpqn, tín ngưỡng và văn hóa truyền thống. Ngồi những
nét cơ bản nêu trên, thực tế trên lãnhthổ Việt Nam cịn có những điểm khác
biệt sau:
Một là, dân cư nông thôn Việt Nam hoạt động chủ yếu là trồng lúa
nước, diện tích bình qn nhỏ, sản lượng thấp.điều kiệntự nhiên khắc nghiệt.
Giai cấp nông dân và tầng lớp dân cư nông thôn luôn luôn phải đấu tranh
khắc phục hậu quả của thiên tai do bão lụt, hạn hán, ... gây ra.
Hai là, Việt Nam là nước phải hứngchịu nhiều cuộc chiến tranh xâm

lược từ xa xưa. Chính xã hội nơng thơn với cộng đồng làng xã đã hình thành
nên những chiến lũy bất khả xâm phạm vàlưugiữ những giá trị văn hóa truyền
thống của xã hội Việt Nam.
Ba là, cộng đồng các dân tộc Việt Nam, bao gồm cả cộng đồng nông
thôn, là cộng đồng đa dântộc, đa tôn giáo. Đây là cộng đồng dân cư có truyền
thống đồn kết, tương trợ, giúp đỡ lẫn nhau.
Bốn là, xã hội cổ truyền ở nông thôn Việt Nam là một xã hội tiểu nông,
khu vực sản xuất nhỏ, ruộng đất, tài liệu ít, sản xuất thủ cơng, lạc hậu, ...Cho
nên tư tưởng ít nhiều cịn bảo thủ, tầm nhìn hạn chế, lợiíchcủa sản xuất nơng
nghiệp và tiểu thủ cơng nghiệp của địa phương thường nhỏ. Dânsố nông thôn
thấp, tỷ lệ hộ nghèo cao.
Cuối cùng, xã hội nông thôn Việt Nam sẽ được chia thành các khu vực
với những đặc điểm cơ bản phát triển kinh tế - xã hội khác nhau, mỗi khu vực
có một trình độ phát triển là khác nhau.
*Khái niệm về mơ hình nơng thơn mới
Theo nghiên cứu của tác giả Tô Văn Trường, nông thôn mới được hiểu:
Cầnbảo tồn giá trị truyền thống, văn hóa của từng dân tộc, nâng cao giá trị
đoàn kết cộng đồng và mức sống của người dân. Nông thôn mới phải dựa trên
nên tảng của nơng dân. Người nơng dân có trình độ khoa học kỹ thuật
12


liênquanđến sản xuất, chăn ni,…mang lại tính chất sảnxuất hàng hóa. Một
số ý kiến khác cho rằng, NTM là vùng nơng thơn có nền kinh tế phát triển,
đời sống vật chất và tinh thần của người dân được cải thiện, cơ sở hạ tầng
hiện đại, trình độ dân trí cao, giữ được bản sắc văn hóa dân tộc và an ninh
chính trị. An ninh trật tự xã hội được giữ vững. Từ các nghiên cứu trước đây,
có vẻ như các tác giả đều có chung nhận định về NTM, là vùng nông thôn
phát triển kinh tế bền vững, đời sống vật chất, tinh thần của người dân được
nâng cao, văn hóa truyền thống đượcnâng cao.

Khái niệm NTM thứ nhất phải được hiểu là nông thôn chứ không phải
thành thị. Thứ hai, đó phải là NTM chứ khơng phải là nơng thôn theo kiểu
truyền thống từ xưa. Nếu ta so sánh giữa NTM và nơng thơn truyền thống, thì
NTM phải có bao hàm cả những cơ cấu và chức năng mới.
Xây dựng nông thôn mới không chỉ phải là việc biến làng, xã trở thành
các thành thị hay là cố định người nơng dân tại nơng thơn, nơng dân chính là
một nguồn động lực quan trọng để ta dựa vào xây dựng nông thôn mới. Xây
dựng nông thôn mới ta phải đặt trong bối cảnh của đơ thị hóa. Chuyển dịch
lao động ở nơng thơn chính là nội dung quan trọng nhất của sự nghiệp dựng
xây nông thôn mới đối với các chủ thể là các tổ chức nông dân. Các tổ chức
hợp tác xã ở nông dân kiểu mới đống góp một vai trị rất đặc biệt trong cơng
cuộc sự nghiệp này.
NTM mới trước hết là một vùng nông thôn vẫn cịn mang những nét
vốn có của cảnh quan truyền thống, truyền thống cả về quan hệ sản xuất và
lực lượng sản xuất, hình thức bên trong và bên ngồi. Cơ sở hạ tầng, quy
hoạch mặt bằng nhà ở, hình thức nhà ở, đường phố, ngõ xóm ... vàmối quan
hệ giữahàngxóm,lối sống của dân cư nơng thơn vẫn giữ nết truyền thống. Đó
là nền nơng nghiệp hiện đại sử dụng các công nghệ kỹ thuật hiện đại vào sản
xuất nông nghiệp. Ngồi sản xuất nơng nghiệp,nơng thơn cịn phải phát triển
mạnh các ngành công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và thương mại, dịch vụ, du
lịch ... Bên cạnh nhữngchuyểnbiến tích cực về kinh tế ở nông thôn mới, đời
13


×